Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bản tham luận về học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.55 KB, 6 trang )

Bản tham luận về học tập
-Lời đầu tiên cho tôi xin gửi lời chào, lời chúc sức khỏe đến toàn thể ĐH,
chúc ĐH của chúng ta hôm nay thành công rực rỡ.
-Hôm nay tôi rất vui và vinh dự khi được thay mặt cho các đ/c Đoàn viên
tham gia đóng góp ý kiến của mình vào bản tham luận về học tập
Kính thưa: Quý vị Đại biểu , các đồng chí đoàn viên thân mến!
Kính thưa toàn thể Đại hội.
Học tập không phải là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta, ít nhất là nó đã gắn
bó với chúng ta 11,12 năm học tập tại các trường Phổ thông. Có người cho
rằng HỌC TẬP là niềm vui, niềm hạnh phúc; nhưng cũng có người lại coi
đó là nỗi ám ảnh thường trực mỗi khi đến trường, có người lại không cho nó
thường trực trong tâm trí của mình. Tôi nghĩ rằng đại đa số học sinh hiện
nay bao gồm tôi và các bạn từng không dưới một lần, trong những tình
huống nào đó đã xem chuyện học như một gánh nặng đã đeo bám chúng ta.
Có những bài học khó, những bài kiểm tra chúng ta đã dùng một kế sách đó
là đối phó.Học bằng hình thức đối phó, rõ ràng sẽ không đạt được mục đích
của việc học và sẽ không mang lại hiệu quả. "Học để hiểu biết, để làm
người, học để làm việc và chung sống”, nếu bạn không xác định được học để
làm gì thì mãi mãi với bạn học luôn là cực hình. Bởi bạn không thể bắn
trúng vào một cái đích khi mà ta chưa xác định được cái đích đó ở đâu.
Trong năm học vừa qua, Đoàn trường THPT Thái Phúc đã đạt được những
thành tích lớn trong công tác học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận
không nhỏ các Đoàn viên chưa hiểu biết hết về khả năng của bản thân. Vì
vậy, các đồng chí ấy chưa chọn được phương pháp học tập phù hợp. Đồng
thời, tâm lí sợ học và chán học cũng ảnh hưởng không nhỏ tới phong độ học
tập của các Đoàn viên. Những lí do khác nhau, cả chủ quan và khách quan
đã khiến việc học tập của bản thân đoàn viên và cả chi đoàn chưa đạt được
những thành tích mong muốn. Ta không thể phủ nhận những hạt sạn không
đáng có đang còn tồn tại trong học sinh trường ta Sự chênh lệch giữa khả
năng tiếp thu và sử dung kiến thức giữa các đoàn viên trong một chi đoàn
hay giữa các chi đoàn với nhau đã và đang đặt ra nhiều thách thức. Dù BCH


Đoàn trường và BCH các chi đoàn có nỗ lực đến đâu thì yếu tố chính quyết
định phong trào học tập chính là bản thân các đoàn viên.
Vậy chúng ta cần thay đổi cách học như thế nào cho đúng đắn nhất?
+Theo cá nhân tôi, để học tốt trước hết, bạn phải có niềm tin. Khi bạn tin
vào chính bản thân mình thì bạn mới có thể đạt đươc những mục tiêu bạn
đặt ra. Hãy nhớ một điều rằng bạn có thể học bất cứ điều gì cần học để đạt
được bất cứ mục tiêu nào tự đặt ra cho mình. Con người sinh ra là một điều


kì diệu và kĩ năng học tập là kỹ năng kì diệu nhất của con người. Xin hãy
nhớ rằng: “Không một ai trên Trái đất này thừa cả, bạn sinh ra là để làm điều
gì đó thật đặc biệt cho cuộc đời mình”.
+Sau khi đã có niềm tin vào bản thân, bạn cần Đặt ra mục tiêu và hoàn
thành nó nghiêm túc
Mục tiêu đặt ra là để hoàn thành chứ không phải đặt ra cho có. Vì thế, hãy
xác định rõ những kế hoạch, chiến lược ngắn hạn và dài hạn của mình là gì.
Kết quả thi đạt trung bình bao nhiêu điểm?
Thi đỗ vào trường đại học nào?
Mơ ước của bạn là gì?
Bạn có muốn chiến thắng không?
Điều cốt yếu là chúng ta không có đủ thời gian làm tất cả mọi việc nhưng đủ
để làm những việc quan trọng.
Vì thế, chiến lược hay phương pháp học tập hiệu quả đầu tiên bao giờ cũng
sẽ là đặt ra mục tiêu-kế hoạch cụ thể.
I.PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp học tập khác nhau, bằng các phương
tiện khác nhau. Bên cạnh việc tiếp nhận sự truyền đạt kiến thức từ giáo viên
thì theo tôi kĩ năng quan trọng nhất là tự học. Khả năng độc lập trong học
tập, tư duy sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh.Dưới đây là 3 phương pháp học tập
trong cuốn sách Sức mạnh của thói quen (The Power of Habit- nhà đào tạo

Tony Robbins) mà tôi muốn chia sẻ đến các bạn
1. Học trước chơi sau, phần thưởng sung sướng!
+Thời cha anh chúng ta đi học, cách giải trí sau những giờ học căng thẳng
thường là đá cầu, bắn bi, trốn tìm… những trò chơi thể thao lành mạnh. Và
họ chỉ có thể làm nó trong giờ giải lao, sau khi học. Cách “học
trước, chơi sau” này vô tình tạo ra một “phần thưởng” sung sướng cho “hành
động” học (Học xong rồi, được chơi, sướng quá!!!)
+Ngày nay với một chiếc Smartphone trong tay, không khó để xem một clip
giải trí trước khi giờ học bắt đầu, thậm chí lén chơi games trong giờ học. Khi
nhiều bạn lựa chọn “chơi trước, học sau” (hoặc cứ chơi, không thèm học)
như vậy, không những làm mất đi ý nghĩa và tác dụng quan trọng của giải
trí, mà còn tạo ra cảm xúc đau khổ liên quan tới việc học (Ôi, đang chơi
sướng… lại phải học rồi!) Chơi trước khổ sau, học trước sướng sau. Bạn có
thể học 10 phút, chơi 1 phút. Bạn có thể học 25 phút, chơi 5 phút. Học 45
phút, chơi 15 phút… nhưng hãy nhớ, cách học giỏi là luôn phải học trước
khi chơi. Hãy tập thói quen này và bạn sẽ thấy thái độ với việc học của mình


sẽ thay đổi hoàn toàn.
2. Học trước khi quên, không bao giờ quên
“Học bài ngày mai chưa con?” ông bố hỏi. “Dạ chưa…” đứa con đáp. “Thế
còn chờ gì nữa? Đi học ngay!” Nếu hôm nay đứa con đó học môn Sinh ở
lớp, còn ngày mai có môn Sử, vậy bạn đoán đứa con sẽ học bài môn nào?
Tất nhiên là môn Sử. Nó học bài cho ngày mai mà. Còn bài môn Sinh hôm
nay mới học ở lớp thì sao? Thường là sẽ để tới tuần sau. Song đây lại là một
sai lầm lớn. Trí nhớ giống như một bãi cát, nó liên tục tiếp xúc với những
đợt sóng thông tin. Ngày hôm nay, bạn vẽ lên mặt cát hình chú chó. Tới tuần
sau, có thể chú chó đó hoàn toàn biến mất, hoặc bạn sẽ có hình một chú
mèo.
Do đó, nếu để môn Sinh tuần sau mới học thì tất nhiên là cảm giác sẽ như

bài mới, học rất khó vào. Hầu hết mọi người thường học khi họ đã quên..
nên cứ quên mãi. Do đó, cách học giỏi là ngay khi về nhà, hãy thuộc lòng
luôn bài Sinh hôm nay. Còn môn Sử ngày mai thì sao? Nếu áp dụng chiến
thuật “học trước khi quên” này, thì tất nhiên bạn đã thuộc từ tuần trước, giờ
chỉ cần ôn lại một chút là nhớ lại ngay rất nhanh. Tất nhiên ngày xưa, cha
anh chúng ta đâu biết về đường trí quên này? Song vô tình lại áp dụng chiến
thuật này rất nhiều. Vì đơn giản là buổi tối… không có quá nhiều thứ để
làm, nhiều người lựa chọn ôn lại bài hôm nay, hoặc là giảng lại bài đó cho ai
đó trong gia đình (nhiều người nhà nghèo, chỉ có một người được đi học).
Hơn nữa, các vị phụ huynh thời đó cũng chưa quan trọng hóa quá việc học
như bây giờ, nên ít khi hỏi, “học bài ngày mai chưa?”
3. Không có điểm xấu, chỉ có cơ hội phấn đấu!
Khi bị điểm xấu, bạn sẽ làm gì? Tôi đã hỏi rất nhiều bạn của mình câu này.
Và câu trả lời thường thấy là: buồn, rồi muốn giấu nó ở xó nào đó. Tôi
không rõ cảm giác sợ điểm xấu xuất phát từ đâu, nhưng nó không hề tốt chút
nào.
Nếu coi mỗi thất bại là một điểm xấu, thì các tấm gương ấy là những “ông
vua” điểm xấu. Nhưng sự khác biệt giữa một “ông vua” với một “anh lính
gác cổng”, là thái độ của họ với điểm xấu. Những ông vua coi mỗi điểm xấu
là một tấm huân chương đính lên ngực họ, trên con đường chinh phục mục
tiêu lớn lao. Còn những “anh lính gác cổng” sẽ giấu chúng đi, và không bao
giờ nhìn lại, vì thế mà họ đã lỡ đi những bài học kinh nghiệm quý báu. Do
đó, nếu bị điểm xấu, hãy cư xử như một vị vua. Tự hào nhìn vào bài kiểm
tra, và quan trọng là tìm cách sửa chữa ngay những lỗi mình đã mắc. Có thể
bạn chưa nghĩ tới điều này, nhưng cách học giỏi hơn là hãy làm lại bài kiểm
tra bị điểm xấu cho thật hoàn hảo, rồi tự tay chấm điểm 10. Đảm bảo bạn sẽ
tiến bộ nhanh chóng gấp 10 lần so với việc giấu cái điểm xấu đó vào một xó


và không bao giờ sờ mó tới nữa.

II.BIỆN PHÁP
Sau khi có được cho mình những phương pháp - phương hướng, đường lối,
cách thức để đạt được mục tiêu, kết quả mong muốn trong học tập thì ta cần
tìm cho mình những biện pháp cụ thể nghĩa là việc chúng ta vận dụng các
phương pháp vào thực tiễn như thế nào.
1. Luôn hoàn thành bài hôm nay và chuẩn bị tốt bài vở ngày mai
Thời gian qua đi không thể lấy lại được. Thứ duy nhất mà bạn có thể làm
chủ và thay đổi là hiện tại. Ngạn ngữ Anh có một câu rất hay “ Hôm qua là
quá khứ. Ngày mai là điều bí mật.Và hôm nay là một món quà.” Vì thế, hãy
làm mọi thứ mà bạn đã đặt ra ngay ở thì hiện tại chứ không phải thì tương
lai. “việc hôm nay chớ để ngày mai” Điều này sẽ tạo ra một thói quen tốt,
giúp ích cho chúng ta ở mọi mặt của đời sống chứ không riêng học tập.
2.Luôn tập kỹ năng ghi nhớ kiến thức một cách lô gic.
Muốn có một tư duy lô gic cần phải có một hệ thống kiến thức nhất
định.Việc nắm vững kiến thức cơ bản sẽ làm cơ sở cho tư duy là tiền đề cho
việc nắm vững kiến thức mới.Nắm chắc kiến thức có nghĩa là hiểu được nhớ
lâu dài và có thể vận dụng được kiến thức.Chúng ta biết trí nhớ là hoạt động
phản xạ có điều kiện.Muốn lập được phản xạ có điều kiện thông tin phải
được lặp đi lặp lại nhiều lần.Vì vậy trong ghi nhớ kiến thức cần phải ôn tập
thường xuyên và có hệ thống để tăng cường khả năng ghi nhớ.Không phải
ngẫu nhiên mà cha ông ta đã dạy: Dốt đến đâu học lâu cũng giỏi, Muốn biết
phải hỏi,muốn giỏi phải học.Ngoài ra nhớ lâu thường dựa trên ấn tượng
mạnh tác động tới ngưỡng tâm lý chúng ta: Một kiến thức hay, một cách giải
quyết vấn đề độc đáo, một lần bị sai lầm là những ấn tượng khó quên lưu lại
lâu bền trong trí nhớ chúng ta.Vì vậy khi học bài cần tạo ra các ấn tượng ghi
nhớ sâu kiến thức thông qua đồ dùng dạy học, thông qua trao đổi thảo luận
thậm chí tranh cãi với bạn bè Nhớ lâu nó cũng bắt nguồn từ hứng thú học
tập, nó chính là chất men kích thích học tập.Vì vậy luôn chuẩn bị cho mình
tinh thần thoải mái và sự tập trung cao độ khi học tránh phân tán tư tưởng
khi học.



3. Trong học tập phải xây dựng cho mình sơ đồ tư duy sơ đồ cành cây
để ghi nhớ kiến thức
4.Tạo dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu tài liệu.Hiện nay trên các
phương tiện thông tin lượng kiến thức rất phong phú chúng ta chỉ cần vào
google nhấn enter là chúng ta đã có bách khoa toàn thư về kiến thức. Một số
bạn thay bằng đọc sách lại nướng thời gian vào các trò chơi gam, điện tử,
bida…đó là điều hết sức đáng tiếc.
5. Để học tốt theo tôi chúng ta còn phải biết sắp xếp thời gian hợp lý, chia
nhỏ công việc để dễ dàng thực hiện. Đừng ngại khó khăn và thất bại. Đừng
bao giờ bỏ cuộc vì đích đến đã ở trước mắt chúng ta rồi. Chúng ta phải rèn
cho chúng ta nghị lực phấn đấu vươn lên không được bằng lòng với những
gì chính bản thân mình đã có.Vì sự học nó được ví như con thuyền đi giữa
đại dương kiến thức nếu chúng ta không tiến ắt sẽ lùi.Thực tiễn đã chứng
minh người thành công chỉ có 1% dựa vào thiên tài còn 99% là sự nỗ lực.
*Đối với Đoàn viên học sinh lớp 12, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu, định
hướng nghề nghiệp tương lai ngay từ đầu năm học này, tập trung toàn lực
vào sự lựa chọn của mình, có những phương pháp học tập hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó cũng cần phân bổ thời gian hợp lí, có thời gian nghỉ ngơi thư
giãn
Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về vấn đề học tập. Rất mong
nhận dược sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để bản tham luận của tôi
được đầy đủ hơn. Cuối cùng xin kính chúc sức khoẻ các quý vị đại biểu,
Đoàn viên thanh niên, chúc các đồng chí luôn thành công và hạnh phúc.
Chúc đại hội thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!





×