Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

giáo án vật lý 9 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 30 trang )

Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh oai
Trường THCS Phương Trung

. .

.

Đề tài : TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY
HỌC VẬT LÝ

Người thực hiện:Nguyễn Thị Thanh Tâm
Năm học :2014-2015
1


Phòng GD ĐT Thanh Oai
Trường THCS Phương Trung

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2014-2015

SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Tâm
Ngày, tháng , năm sinh: 9-12-1982
Năm vào ngành : 1-11-2012
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Phương Trung
Trình độ chuyên môn : Đại học lý


Hệ đào tạo : Từ xa
Bộ môn giảng dạy: Vật lý 8 và vật lý 9
Trình độ Ngoại ngữ :
Danh hiệu thi đua đã đạt :

2


PHẦN I.

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài :
1.1.Cơ sở lí luận
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về
những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh
mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Cùng với sự đổi mới phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có
những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung sách giáo khoa và cả phương pháp
giáo dục, một trong những đổi mới cơ bản hiện nay là đổi mới mục tiêu dạy học
ở trường phổ thông THCS. Ngành giáo dục đã tiến hành cải cách sách giáo khoa
ở các bậc học. Sách giáo khoa mới được biên soạn trên hình thức đổi mới
phương pháp dạy và học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm. Nhìn chung, giáo
viên và học sinh đã quen dần với nội dung và phương pháp mới của sách giáo
khoa mới. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí theo chương
trình đổi mới sách giáo khoa thì học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức, đào
sâu kiến thức bài học thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, chủ yếu là thực

nghiệm hơn thuyết giảng, nhằm giúp các em tự giác học tập, độc lập suy nghĩ và
tích cực học tập trên lớp và ở nhà để giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những kiến
thức đã được thầy cô giảng dạy.
Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng. Sự phát triển của
khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật. Vì thế, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn
trong đời sống và sản xuất, đặt biệt trong công cuộc xây dựng đất nước.
Bên cạnh đó, môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu đào tạo của trường trung học cơ sở. Chương trình vật lí trung học cơ sở có
nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản, ở trình độ
này bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản phổ thông vá thói
quen làm việc khoa học, góp phần tạo ra ở các em năng lực nhận thức và các
phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra.
Đổi mới phương pháp dạy nhất là tăng cường hướng dẫn học sinh thực
hành thí nghiệm, giáo viên phải làm sao phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội
tri thức của học sinh. Giáo viên với vai trò là người chỉ đạo giúp học sinh giải
quyết vấn đề mới nẩy sinh hoặc mâu thuẫn nhận thức.
1.2. Cơ sở thực tế:
Sau một thời gian giảng dạy Vật lý ở trường THCS Phương Trung ,THCS
Liên Trung (Đan Phượng )và đến thăm quan một số trường khác trong huyện
nữa,tôi nhận thấy một số điều sau:
Vật lý cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người
không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần
xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “ĐỨC-TRÍ-THỂ-MĨ”. Ở những
3


mức độ khác nhau . Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong
giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Vật lý chưa hoàn thành tốt vai
trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Vật lý,

sợ học môn Vật lý . Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác,
thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Vật lý phải ghi nhớ quá nhiều
kiến thức khô khan, không chịu vận dụng vào thực tế.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do
bản thân môn Vật lý mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp,
chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Vật lý chưa phát huy
được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ
môn khoa học, cần phải nghiên cứu nghiêm túc, có sự so sánh vận dụng linh
hoạt ,gắn kết liên môn với các môn học khác và vận dụng càng nhiều với thực tế
thì càng dễ dàng tiếp thu,ghi nhớ sâu được kiến thức . Giáo viên chưa tích cực
thay đổi phương pháp dạy học trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng
thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học
tập tẻ nhạt,giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn giải pháp "tích hợp kiến thức liên
môn trong giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THCS" để nhằm trao đổi với
đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp trên để giải quyết một vấn đề cụ thể.
Nhằm giúp giáo viên Vật lý có thể áp dụng vào giảng dạy môn Vật lý một cách
sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn Vật lý trong chương trình
cấp THCS.
2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến cách học vật lý và
thực hành vật lý trong nhà trường làm nảy sinh tâm lí không thích học vật lý và
lúng túng trong các tiết học có thí nghiệm . Để góp phần khắc phục hạn chế đó
trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng lớn chỉ mong rằng qua các tiết
có sử dụng tích hợp kiến thức liên môn với các môn học như Ngữ Văn,lịch sử ,
sinh học,mĩ thuật…...Và qua nhiều tiết học có sự kết hợp như vậy học sinh thêm
yêu thích học Vật lý, kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu được đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
3.1.Phương pháp đọc tài liệu:

4


Phương pháp đọc tài liệu là phương pháp tìm tòi thu thập thông tin cần thiết.
Đây là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu các đề tài khoa học. Tôi đã
thu thập và đọc tài liệu sau:
1. Sách giáo viên vật lí 9 – NXB giáo dục.
2. Sách giáo khoa vật lí 9,sinh học,văn học,mĩ thuật,lịch sử các
khối lớp – NXB giáo dục, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn vật
lí THCS – NXB giáo dục
3.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III –
NXB giáo dục
4.Tài liệu tập huấn giáo viên môn vật lí về dạy học có tích hợp liên
môn ,kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng- BGD và ĐT
Và rất nhiều các bài viết hay,có nội dung liên quan đến giải quyết đề tài trên
internet.
3.2. Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm:
Tôi đã dự giờ các anh chị đồng nghiệp trong trường và các trường xung quanh
tiếp thu cách dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Vật lý
3.3. Phương pháp điều tra thực tiễn:
Tôi đã sử dụng phương pháp này để điều tra thực trạng học môn vật lí
đặc biệt là về kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh.
Về phía giáo viên còn khó khăn khi dạy tiết học có thí nghiệm thực hành
3.4. Phương pháp kiểm tra , đối chiếu, so sánh:
Tôi thường xuyên kiểm tra kĩ năng thực hành của học sinh, so sánh, đối
chiếu qua từng giai đoạn nghiên cứu nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình giảng
dạy.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 9A1 trường THCS Phương Trung
- Phạm vi nghiên cứu : Trong suốt năm học 2014-2015

5. Kế hoạch nghiên cứu
Tháng 9-10 : khảo sát thực tế
Tháng 11-12: Nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục những tồn tại về kĩ năng làm
thí nghiệm vật lý
Các tháng còn lại áp dụng những giải pháp đã tìm để nâng cao kĩ năng làm thí
nghiệm vật lý kết hợp sử dụng nhiều dụng cụ thí nghiệm sẵn có ,sưu tầm,tự làm.

5


PHẦN II.

NỘI DUNG

I-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1- Cơ sở lí luận:
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy
học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục.
- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với môn Vật lý, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học,
tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với
nhau “Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng
tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm
của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái
toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”
Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức
liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình
thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm

giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn
còn gặp nhiều khó khăn lúng túng.
2. Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1. Về phía học sinh:
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp
dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho
học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau,
vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như
khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
6


2.2. Về phía giáo viên:
Giáo viên luôn có tinh thần sáng tạo, tìm tòi giải pháp cho học sinh thí
nghiệm thực hành để các em làm quen dần với khoa học, qua đó nhằm rèn thêm
kĩ năng và thao tác trên dụng cụ.
Bên cạnh đó, khả năng của giáo viên còn hạn chế trong việc tự làm thiết bị
dạy học, hạn chế về thời gian, kinh phí…
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu
hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là
bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên
phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự
am hiểu về những kiến thức liên môn đó;
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên
không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định

hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học;
Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự
phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo
dục Trung học (Bộ GD-ĐT): Dạy học tích hợp, liên
môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu
cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những
vấn đề thực tiễn.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên
trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác
dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần
phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng
lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào
tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các
trường sư phạm.
Giáo viên có gặp khó khăn?
Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì
không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học.
Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo
dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục
đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp
7


luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài
nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó
với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao

thông...
Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát
chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn.
Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Bộ GD-ĐT cũng đã tập huấn giáo viên
về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong
mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp dạy học
tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Bên
cạnh tập huấn giáo viên cốt cán....
Tới đây, Bộ sẽ ban hành văn bản "Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ/nhóm
chuyên môn và tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường
phổ thông".
Mục đích là để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường
phổ thông, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán
bộ quản lý, giáo viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ
đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn.
Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức,
phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng
lực học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương
trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015.
2.3 .Về cơ sở vật chất:
Ngay từ đầu năm, nhà trường đã kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồ dùng
thiết bị dạy học. Trường có trang bị thiết bị thực hành nhưng chất lượng chưa
cao. Bên cạnh đó, không có phòng học thí nghiệm nên cũng khó khăn cho giờ
dạy Vật lý
Hầu như chưa có định hình, kinh nghiệm về dạy học có tích hợp liên môn trong
dạy học Vật lý
2.4.Những ưu điểm và bất cập khi thực hiện vấn đề nghiên cứu

* Những ưu điểm :
Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang
được áp dụng trong nhà trường giúp học sinh phát huy được vai trò chủ động
của mình trong việc lĩnh hội kiến thức, kích thích khả năng sáng tạo của học
sinh trong quá trình học tập. Cùng với việc đổi mới về phương pháp, một số
phương tiện, kĩ thuật dạy học hiện đại cũng đã được áp dụng vào quá trình giảng
8


dạy của giáo viên trên lớp giúp giờ học sinh động và mang lại hiệu quả cho giờ
học.Các em học sinh đang trong lứa tuổi thích khám phá ,thích tham gia vào các
hoạt động sáng tạo như tự tạo đồ dùng thí nghiệm đơn giản hoặc tìm kiếm ở
xung quanh cuộc sống hằng ngày.
Hàng năm, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội , phòng giáo dục huyện Thanh
Oai đều có tổ chức các chuyên đề tập huấn cho giáo viên môn Vật lý với mục
đích nâng cao chất lượng học tập ở bộ môn này.
* Những bất cập
Chúng ta đã và đang đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh trong học tập. Song, một thực tế đáng buồn là còn nhiều thầy
cô giáo chưa thật quan tâm đến cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp đối
tượng và đặc trưng bộ môn, nhất là đối với môn Vật lý,không thể thiếu những
thí nghiệm Giờ học vật lý phần lớn là dạy chay, không sử dụng đồ dùng thí
nghiệm nên rất tẻ nhạt,khô khăn cứng nhắc,học sinh không tích cực học tập,mà
học lấy lệ ,học chống đối ,các em viết cho đủ bài nếu giáo viên nhắc nhở.Bản
thân các em học sinh rất thích được tham gia vào các hoạt động chuẩn bị đồ
dùng thí nghiệm trước các tiết học ,nhất là những đồ dùng đơn giản mà các em
có thể mang từ nhà hoặc tự làm nên nếu như giáo viên dặn dò tỉ mỉ và hướng
dẫn các em cuối các tiết học chuẩn bị cho tiết học sau thì các em rất tích cực
tham gia.
Khi được phân công dạy môn Vật lý tại lớp 9A1, ngay từ đầu năm tôi đã tiến

hành khảo sát thực tế, kết quả như sau:
Số học sinh thích học môn vật lý là: 10 em
Số học sinh thấy bình thường là : 18 em
Số học sinh sợ học vật lý là : 17 em
3. Các giải pháp : Một số nội dung tích hợp cụ thể:
3.1 Tích hợp với môn Ngữ Văn:
Trong bài 48.MẮT, SGK Vật lý 9,giáo viên có thể tích hợp với môn Ngữ
Văn để tạo nên những cảm xúc mới lạ và ghi nhớ kiến thức của giờ học một
cách hết sức tự nhiên mà vẫn sâu sắc , nó góp phần làm cho bài giảng trở nên
sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.Giáo viên có thể
vận dụng một số bài thơ ,câu thơ trong thơ Quang Dũng có hình tượng đôi mắt
để thay đổi không khí học tập thú vị hơn,bớt khô khan máy móc,chẳng hạn như:
Trương Quang Cảm đã từng có bài viết rất hay :
Trong thơ Quang Dũng hình tượng đôi mắt cứ lặp đi lặp lại với nhiều
dáng vẻ khác nhau. Năm 1948 rời Tây Tiến, ngồi ở Phù Lưu Chanh trong nỗi
nhớ khôn nguôi về chốn cũ, Quang Dũng đã sáng tác bài thơ Tây Tiến. Bài thơ
đã khắc họa chân dung người lính Tây Tiến bằng hai bút pháp tả thực và lãng
mạn. Ở bút pháp tả thực, người lính Tây Tiến hiện lên với bao nỗi gian khổ
nghiệt ngã như bị bệnh sốt rét và thương hàn khiến tóc người nào người nấy đều
9


rụng hết và da người nào người nấy bủng như da chanh xanh như tàu lá. Còn ở
bút pháp lãng mạn tác giả tả đôi mắt của họ mở to ,sáng quắc, trừng trừng, dữ
dội tỏ rõ khí phách oai hùng. Thế nhưng bên trong họ lại có trái tim đong đầy
thương nhớ tình tứ:
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Bên cạnh đôi mắt oai hùng, ta còn bắt gặp đôi mắt tràn đầy tình cảm với bao
thương nhớ, biết buồn cô quạnh trong những sáng heo may, biết mong chờ bên
dòng sông mưa rơi lớp lớp.Đó là hình ảnh đôi mắt trong bài thơ Đôi bờ được
sáng tác 1948:
Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai?
Khác với hai đôi mắt trên, ở bài Mắt người Sơn Tây, tác giả sáng tác năm 1949
trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp đi vào hồi quyết liệt,khói lửa
chiến tranh mịt mù. Ngoài tên đề nhấn mạnh đến Mắt người Sơn Tây, trong bài
thơ tác giả còn nhắc đi nhắc lại hai lần hình tượng đôi mắt. Một là cùng với vầng
trán yêu thương vương mang cả đất trời quê hương, đôi mắt bấy giờ lại tỏa ra
ánh buồn dìu dịu của hồn quê Tây Phương:
Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?...
Hai là hình tượng đôi mắt của nỗi niềm u uẩn lưu lạc khôn khuây trong những
ngày quê hương đầy bóng giặc:
Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Cùng năm 1949 tác giả còn sáng tác bài Lính râu ria. Bài thơ vừa mang tính tự
sự vừa mang tính trữ tình. Ở tính tự sự Quang Dũng kể không gian là bên bờ
sông vắng , một cái quán tản cư nhỏ.Thời gian là một đêm khuya khoắt.Những
người lính đi ngang qua đó , người thì gọi cà phê, người thì gọi thuốc lá... Có
một anh lính tuổi vừa ba mươi hỏi chị chủ quán bán cho li rượu và hỏi cháu bé
10



ngủ ở đâu? Rồi anh bế con chị…Kế đến tác giả tả đứa bé năm tháng tuổi với
cái má hồng như trái mận, nụ cười chúm chím dễ thương sao. Đặc biệt Quang
Dũng cũng không quên tả đôi mắt. Đôi mắt của đứa bé sáng trong đẹp, nhìn
trông như sao trời:
Khuya khoắt bờ sông vắng
Lửa hồng quán tản cư
Lính mấy chàng vất vả
Tìm sống một đêm thơ
Một người kêu cà phê
Một anh gọi thuốc lá
Một người nhìn sau trước…
….
Chị ơi! Cháu ngủ đâu
Rồi anh bế con chị
Anh lim dim cúi đầu
Cô bé cười chúm chím
Mắt non nhìn như sao
Đôi mắt nhìn như sao
Má hồng như trái mận

Và cũng năm 1949, trong một chuyến đi công tác ở Đan Nê, nhà thơ đã cảm xúc
sáng tác bài Nhớ. Quang Dũng nhớ đến một mái nhà tranh ở cuối làng. Nhớ đến
gia cảnh rất nghèo khó. Nhớ một mẹ già đang bị sốt. Nhớ bữa cơm đạm bac mà
ngon miệng. Nhớ mẹ già nghèo tốt bụng tiền cơm không lấy. Và đặc biệt nhớ
đôi mắt sáng trong tươi trẻ của đứa cháu gái mồ côi:
Cháu mồ côi - cháu gái
Mắt sáng trong đang tập đánh vần
Trong bài Hồng Phú Châu Giang sáng tác năm 1957, nhà thơ ghi nhận lại một
chặng dài của thời gian thay đổi của quê hương từ những ngày kháng chiến

chống Pháp cho đến những năm sau hòa bình 1954. Trong tất cả những ghi nhận
khó quên ấy, Tác giả cũng không quên chú ý đến đôi mắt đẹp của những cô hàng
tạp hóa ở Hồng Phú( nay là Phủ Lí tỉnh Hà Nam):
Hồng Phú, những cô hàng tạp hóa
Mắt đẹp nhìn bâng khuâng
Quang Dũng và Hữu Loan là hai người bạn, trước 1954 cả hai cùng gia nhập
quân đội tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau hòa bình lập lại, cả hai cùng lận
đận. Hữu Loan về quê làm lao động chân tay thồ đá, còn Quang Dũng thì ngày
ngày đi lượm củi lá khô giúp vợ đun bếp. Những ngày lận đận ấy Quang
Dũng không liên lạc được với Hữu Loan, ông phải gởi nỗi thương, nỗi xót, nỗi
nhớ và cả niềm khâm phục trong bài Nhớ bạn sáng tác năm 1965. Trong bài
11


thơ ấy tác giả cũng nhắc đến hình ảnh đôi mắt,nhưng không phải đôi mắt sáng
trong hay đôi mắt u buồn mà là đôi mắt có màu cao xanh bề thế rộng lớn của da
trời để xứng hợp với hình ảnh đôi vai, hình ảnh con chim phượng hoàng, và con
chim đại bàng :

Ai mắt đọng da trời
Đôi vai rộng
Đã thồ bao đá núi
Mồ hôi uổng tháng ngày
Con chim phượng hoàng
Con chim đại bàng
Nuốt lửa kiếm rau
Ngày trọn bữa…
Càng về sau trong thơ Quang Dũng , hình ảnh đôi mắt mang một dáng vẻ triết lí
với đời. Điều đó chúng ta có thể thấy rõ nhất trong Hai bai thơ tình được tác giả
viết kết hợp vừa thơ, vừa thơ văn xuôi. Ở đó người đọc có thể bắt gặp đôi mắt

mơ màng trong khói thuốc chiều sông hoặc đôi mắt khóc hết đến hết nước mắt
cho đời :
Khói thuốc chiều sông hỡi dáng người
Phượng nào đôi mắt ngó xa xôi
Có ai thấu được niềm u uẩn
Từng lắng nhiều phen những mảnh đời

Thời đại bao lần khô nước mắt
Hoa đèn riêng gửi chút tâm tư
Ngắn dài đã học người thiên cổ
Vạn đại sầu lên chẳng bến bờ
Bên cạnh hình ảnh đôi mắt mang dáng vẻ triết lí , trong bài Hai bài thơ tình, tác
giả còn xem đôi mắt là một nghệ thuật của cái đẹp. Cùng với mái tóc dài, vầng
trán cao, đôi mắt có sức quyến rủ say mê:
Vầng trán em cao, sáng ngời linh hồn. Ôi đẹp và say đôi mắt

Ôi mái tóc – đôi mắt thẳm xưa
Tất cả mắt em là nghệ thuật
Nhớ em dòng tóc dài đôi mắt…
Khi nhà thơ hồi tưởng về “cô gái vườn ổi” của một thời yêu hai mươi năm trước.
Người vườn ổi ấy đã về quê nhà lúc vùng quê đang mùa lúa chín. Cô gái đến
nhà, mẹ tác giả ra đón. Cô gái bước lên thềm với ánh mắt tươi cười. Thông
thường người ta nói miệng nở nụ cười hay cười ở đôi miệng. Ở đây, Quang
Dũng lại phát hiện ra ở cô gái cười nơi đôi mắt:
12


…Đường về quê hương mùa lúa chín
Chim ngói bay vào thửa tám thơm
Em đã đi về xem gặt lúa

Làng anh bừng sáng cả đường thơm
Mẹ đã chiều em như gái nhỏ
Thềm cao em bước mắt tươi cười
Như vậy ta thấy thơ Quang Dũng, trong cái hùng có đôi mắt, trong cái bi có đôi
mắt,trong cái vui có đôi mắt, trong cái đẹp có đôi mắt, trong hiện tại có đôi mắt ,
trong quá khứ kỉ niệm có đôi mắt,trẻ con có đôi mắt trẻ con, người yêu có đôi
mắt của người yêu…Tựu trung trong thơ Quang Dũng hình tượng đôi mắt cứ lặp
đi lặp lại và trở thành hệ thống hình tượng ám ảnh trong thế giới nghệ thuật của
ông. Ta có thể chia hình tượng đôi mắt trong thơ Quang Dũng ra như sau:Đôi
mắt mang thuần tính hội họa và đôi mắt thể hiện tính triết lí, nhân sinh quan
cuộc đời. Người ta thường nói ‘thi trung hữu họa”. Quang Dũng là nhà thơ, điều
này ai cũng biết, nhưng bên cạnh đó Quang Dũng còn là một họa sĩ tài hoa. Hai
lĩnh vực này cùng tồn tại trong con người Quang Dũng nên trong thơ ông giàu
hình ảnh, màu sắc. Ai cũng biết họa chân dung một con người, cái khó nhất là ở
đôi mắt. Đôi mắt như thế nào để thể hiện rõ niềm vui, nỗi buồn hay cá tính của
người ấy. Cái đó thật là khó vì “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Nhà thơ Quang
Dũng chịu ảnh hưởng của cái phần con người họa sĩ mang trong mình ấy nên
khi tả chân dung một con người ông thường hay nói đến đôi mắt. Đôi mắt trong
thơ ông dường như đã thể một cách nhạy cảm các cung bậc tâm hồn ông – một
nhà thơ mà cuộc đời đã không công bằng phải chịu nhiều nỗi thăng trầm…
Từ những yếu tố hình tượng nghệ thuật đôi mắt có tính hệ thống nói trên, ta
thấy một trong những biểu hiện tư tưởng nghệ thuật của Quang Dũng là thông
qua đôi mắt, tác giả muốn nói đến cái đẹp ở chân dung, đẹp ở tấm lòng, đẹp
ở”giữ tình người cho đẹp”./.
Trương Quang Cảm
Học sinh sẽ chú ý lắng nghe, khi được gọi nhận xét, các em có khả năng
nhận xét được khi liên tưởng đến những sự vật hiện tượng đang học bằng hình
ảnh miêu tả của các bài thơ.Mà chúng ta đều đã biết thơ văn dễ đi vào trí nhớ và
tình cảm của con người nên kiến thức bài học cũng tự nhiên ngấm sâu vào các
em.

Nhìn chung có rất nhiều kiến thức để vận dụng văn học trong giảng dạy
bộ môn Vật lý. Ta có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn hay một
13


trích đoạn nhằm giúp học sinh có thể nêu ra một kết luận khái quát cụ thể
hóa.Giáo viên có thể sử dụng linh hoạt một trong các đoạn trích thơ văn hay sau:
Những người con mắt lá răm
Đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Có nàng đẹp nhờ hai con mắt to tròn đen láy, trông hiền lành, ngây thơ như mắt
chim bồ câu:
Cổ tay em trắng như thể gương tàu
Đôi mắt bồ câu làm cho phải khổ.
Hay sáng ngời, lấp lánh như ánh sao khuya :
Nhấp nhánh là nhấp nhánh ơi
Mắt người lấp lánh như sao trên trời
Nhớ người lắm lắm người ơi!
Và cuối cùng là con mắt, người đông phương chúng ta không cần phải đọc sách
Tây phương mới biết "con mắt là cửa sổ của linh hồn". Chẳng thế, các cụ ta xưa
đã biết nhìn vào mắt nhau để đoán biết tình ý. Sau giây phút thăm dò "Mắt anh
anh liếc, mắt nàng nàng đưa", khi đã chịu ai rồi thì từ đấy người con trai mới bắt
đầu mơ mộng, thôi thì thương ai từ cái tóc thương đi:
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bẩy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.

Chàng thương hơn nữa vì nàng còn sống độc thân, chàng mới được phép ước ao,
hy vo.ng. Nhưng còn một điểm tối hậu, quyết định cả số mệnh cuộc tình của
chàng.?... Thì đây, chàng đã bắt được tín hiệu "con mắt có tình", ngầm cho phép
tiến tới của nàng. Ôi ! thương biết mấy "con mắt có tình với ai" kia:
Chín thương cô ở một mình
Mười thương con mắt có tình với aị
Ngay cả trường hợp có nàng chưa hề biết tình ý của đối phương, nhưng trong
cuộc gặp gỡ, một khi nàng đã chịu ai rồi, đã nhắm ai rồi thì liền biết lợi dụng
đôi mắt đẹp của mình đẻ tấn công. Đôi mắt nhấp nháy, lóng lánh, đong đưa
14


chiếu vào mắt ai như mời gọi, hứa hẹn...khiến đối phương như bị ma lực hớp
hồn, khó lòng mà tránh khỏi cạm bẫy của tình trường:
Hoa thơm hoa ở trên cây
Con mắt em lúng liếng
Dạ anh say lừ đừ.
Như vậy ta thấy rằng: Sử dụng tích hợp kiến thức văn học trong giảng dạy
Vật lý không những giúp các em nắm vững nhanh chóng, nhớ lâu bài học mà
còn góp phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh hình
thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình.
3.2 Tích hợp với môn Mĩ thuật:
Không những môn Vật lý chỉ gần gủi trong nội dung kiến thức với môn
Ngữ văn mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức môn Mĩ thuật.
Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Vật lý, giúp học sinh
phát triển toàn diện về mọi mặt .Phần lớn các bài học Vật lý đều cần có những
tranh ảnh minh hoạ . Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện hiện nội
dung phù hợp với từng bài ,sau đó sẽ giải thích về những nội dung được thể hiện
trong tranh. Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp học sinh nhận thức vấn đề và rút
ra kết luận cần thiết.Hoặc kích thích sáng tạo ở học sinh bằng cách cho các em

tham gia vẽ tranh ảnh minh hoạ cho các bài học,giáo viên sẽ chấm điểm.Như
vậy kho tư liệu của thầy cô cũng càng ngày càng phong phú,học sinh thêm hứng
thú với các tiết học Vật lý hơn,không còn sợ học nữa,tự nhiên tiếp thu kiến thức
tốt hơn.
Vật lý giúp học sinh hình thành tư duy logic,tư duy khoa học ,từ đó học
Văn dễ hơn,nhớ lâu hơn,đầy đủ hơn. Ngược lại Văn học, Mĩ thuật làm cho các
sự vật ,hiện tượng, các kiến thức của Vật lý dễ dàng thấm vào tiềm thức của con
người.
3.3. Tích hợp với môn Lịch sử:
Nói về sự hỗ trợ của Lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói
“Nhà sử học cũng có thể dạy cho các khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể
15


giúp các khoa học này hiểu thế giới quan của nhiều phương án xây dựng sơ đồ,
vạch rõ những mối quan hệ tương hỗ mà một chuyên môn hẹp khó nhận thấy,
giúp các khoa học xã hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là những con
người. Trong khi tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự
khái quát, đồng thời Lịch Sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách
xây dựng một thái độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát
không có cơ sở vững chắc”.
3.4.Tích hợp với môn Sinh học:
Sinh học cũng luôn song hành cùng Vật lý,đã có cả một ngành khoa học
đặc biệt gọi là Lý sinh học.
Lý sinh học
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Lý sinh học (hay vật lý sinh học) là môn khoa học liên ngành, ứng dụng lý
thuyết và phương pháp của khoa học vật lý vào các vấn đề sinh học.
Lý sinh học ngày nay bao gồm các nghiên cứu sinh học chuyên biệt, không chia
sẻ chung một yếu tố định danh và ngành học này cũng không phụ thuộc vào một

định nghĩa rõ ràng, chính xác. Phạm vi nghiên cứu của lý sinh học trải từ so sánh
chuỗi đến mạng thần kinh. Trong những năm gần đây, lý sinh học còn nghiên
cứu đến chế tạo chi cơ học và thiết bị nano để điều hoà chức năng sinh học.
Ngày nay các nghiên cứu đó thường được xem là thuộc về lĩnh vực tương ứng
của công nghệ sinh học và công nghệ nano.
Cụ thể trong bài 48.MẮT –Vật lý 9 có thể vận dụng kiến thức sinh học
trong chăm sóc mắt có những cách biện pháp vệ sinh ,bảo vệ và rèn luyện mắt
Những thực phẩm tốt cho mắt:
+ Quả bơ: Quả bơ là một trong những loại quả tốt nhất cho mắt do có chứa
nhiều lutein - một carotenoid có khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ
tại võng mạc (giảm lưu lượng máu đến võng mạc), giúp chống các bệnh về thuỷ
tinh thể và thoái hoá mắt. Ngoài ra còn chứa rất nhiều những vitamin bổ dưỡng
cho mắt như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, và vitamin E.
+ Cà rốt: Đây là loại củ từ lâu đuợc biết đến rất bổ dưỡng cho mắt nhờ có nhiều
vitamin A.
+ Trứng: Trong trứng có rất nhiều những chất có lợi cho mắt như vitamin A,
zinc, lutein, lecithin, B12, vitamin D, và cysteine.
+ Cải xanh: Trong cải xanh có nhiều các dinh dưỡng thiết yếu cho mắt như:
vitamin C, canxi, lutein, zeaxanthin, và sulforaphane.
+ Rau chân vịt: Rau chân vịt (rau Spinach) còn được gọi là cải bó xôi, không
16


chỉ chứ nhiều vitamin A mà còn có nhiều dưỡng chất tốt cho mắt như lutein và
zeaxathin.
+ Cải xoăn: Giống như cải bó xôi, cải xoăn cũng có nhiều vitamin A, lutein, và
zeaxathin.
+ Cà chua: Được biết đến chứa nhiều vitamin C và lycopene, hai loại dinh
dưỡng
+ Hạt hướng dương: Hạt hướng dương chứa nhiều selenium, một chất dinh

dưỡng có khả năng chống lại bệnh đục thuỷ tinh thể và tăng khả năng thị lực.
+ Tỏi: Trong tỏi có nhiều selenium và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt
+ Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều acid béo omega-3, một chất rất quan trọng cho việc
tăng cường thị lực. Ngoài ra trong cá hồi còn có các chất acid Folic, vitamin D
Một số món ăn giúp sáng mắt:
+ Gan gà chưng câu kỷ tử: gan gà (rửa sạch, xắt mỏng) 60g, câu kỷ tử 30g, táo
đỏ (bỏ hột) 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Các thứ làm sạch, cho vào bát sành,
đem chưng cách thuỷ khoảng hai giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng.
+ Gan heo nấu táo đỏ: Gan heo (rửa sạch, xắt miếng) 60g, táo đỏ 8 quả, hoài
sơn (củ khoai mài) 20g. Các thứ rửa sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách
thuỷ ba giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.
+ Canh gan heo – cải bó xôi: gan heo (rửa sạch, xắt mỏng, ướp gia vị) 100g,
+ Canh trứng gà – câu kỷ tử: trứng gà hai quả, câu kỷ tử 30g, hồng táo (hoặc
táo đen) 10 quả. Nấu câu kỷ tử và táo với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng một
giờ, cho trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín.
+ Canh lươn – hà thủ ô: lươn (làm sạch) 150g, hà thủ ô 10g, đậu đen (ngâm
mềm) 60g, táo đỏ bốn quả, gừng tươi hai lát mỏng. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi
đất, thêm nước vừa đủ, hầm khoảng ba giờ cho nhừ. Nêm gia vị vừa ăn.
Ngoài ra, để giúp sáng mắt, giải nhiệt, có thể dùng một trong các loại sau: các
hoa 10 – 12g, thảo quyết minh 10 – 12g, lá dâu tằm 12 – 16g, hạt cây mắc cỡ đỏ
(trinh nữ tử) 8 – 10g… hãm với nước sôi để làm trà uống trong ngày.
4. Minh hoạ bằng giáo án Tiết 53. bài 48.MẮT –Vật lý 9
Ngày soạn: 1/3/2015
Tiết 53.bài 48

MẮT.
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: -Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ ( hay trên mô hình) hai bộ phận
quan trọng nhất của mắtlà thể thuỷ tinh và màng lưới.
17



-Nêu được chức năng thuỷ tinh thể và màng lưới so sánh được chúng với các bộ
phận tương ứng của máy ảnh.
-Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và
điểm cực viễn.
-Biết cách thử mắt.
2.Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt
theo khía cạnh vật lí.
-Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.
3.Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.
B. ĐỒ DÙNG: Tranh vẽ minh hoạ do học sinh vẽ trước ở nhà và mô hình
con mắt mượn của môn sinh học
C.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại.
D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*H. Đ.1: KIỂM TRA BÀI CŨ-TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (7 phút).
1. Kiểm tra bài cũ:
-Hai bộ phận quan trọng nhất của máy -Hai bộ phận quan trọng nhất của máy
ảnh là gì? Tác dụng của các bộ phận
ảnh là vật kính và buồng tối.
đó?
Vật kính của máy ảnh là một thấu kính
hội tụ….
2.Tạo tình huống học tập: Như SGK.
*H. Đ.2: TÌM HIỂU CẤU TẠO MẮT (7 phút)
I.CẤU TẠO CỦA MẮT.
-Các em hãy nhớ lại kiến thức đã học trong môn Sinh 1.Cấu tạo:
học 8,Mắt có cấu tạo như thế nào?HS quan sát tranh -Hai bộ phận quan trọng
đã vẽ ở nhà và mang tới:( Liên môn Mĩ Thuật)
nhất của mắt là thể thuỷ

tinh và màng lưới.
-Thể thuỷ tinh là một
TKHT, nó phồng lên, dẹt
xuống để thay đổi f…

Yêu cầu HS đọc tài liệu,thảo luận nhóm, trả lời câu
hỏi:
+Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì?
+Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như TKHT? Tiêu
cự của nó có thể thay đổi như thế nào?

-Màng lưới ở đáy mắt,
tại đó ảnh hiện lên rõ.
2. So sánh mắt và máy
ảnh.
C1: -Giống nhau: +Thể
thuỷ tinh và vật kính đều
là TKHT.
+Phim và màng lưới đều
có tác dụng như màn
hứng ảnh.
-Khác nhau: +Thể thuỷ
tinh có f có thể thay đổi.
+Vật kính có f không
đổi.
18


+Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu?
-Yêu cầu HS yếu nhắc lại.

-Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con
mắt và máy ảnh?
Thể thuỷ tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong
máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ
phận nào trong con mắt?
*H. Đ.3: TÌM HIỂU SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA MẮT ( 15 phút).
II. SỰ ĐIỀU TIẾT.
-Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu.
Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự
-Trả lời câu hỏi:
của thể thuỷ tinh để ảnh rõ nét trên màng
+ Để nhìn rõ vật thì mắt phải thực
lưới.
hiện quá trình gì?
Vật càng xa tiêu cự càng lớn.
+Sự điều tiết của mắt là gì?
B
-Yêu cầu 2 HS vẽ lên ảnh của vật
I
lên võng mạc khi vật ở xa và gần f
A’
F
của thể thuỷ tinh thay đổi như thế
A
O
nào?
( Chú ý yêu cầu HS phải giữ
B’
khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến
phim không đổi).

B
Các HS khác thực hiện vào vở.
I

A’
A

O

F

B’

*H. Đ 4: III. ĐIỂM CỰC CẬN VÀ ĐIỂM CỰC VIỄN ( 10 phút)
-HS đọc tài liệu, trả lời câu hỏi:
1.Cực viễn:
+Điểm cực viễn là gì?
Cv: Là điểm xa nhất mà mắt còn nhìn
+Khoảng cực viễn là gì?
thấy vật.
-GV cho HS cùng nhìn ra sân trường
Khoảng cực viễn là khoảng cách từ
và cho biết cảm giác của mắt .
điểm cực viễn đến mắt.
HS kết luận được :người mắt tốt có thể
nhìn thấy vật ở rất xa mà mắt không
phải điều tiết.
-HS đọc tài liệu và trả lời câu hỏi:
2.Cực cận:
+Điểm cực cận là gì?

Cc: Là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn
+Khoảng cực cận là gì?
rõ vật.
-GV cho HS nhìn trang sách đặt tại
Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt
điểm cực cận và cho biết cảm giác của là khoảng cực cận.
19


mắt?
C4: HS xác định cực cận và khoảng
HS rút ra được kết luận: tại điểm cực
cách cực cận.
cận mắt phải điều tiết nên mỏi mắt.
Chúng ta không nên nhìn gần
-Yêu cầu HS xác định điểm cực cận,
khoảng cực cận của mình.
Liên môn với Ngữ Văn để HS thay
đổi không khí học tập và nhớ bài tốt
hơn bằng một số câu ca dao,tục ngữ
hoặc câu thơ,câu văn đã học có nói tới
hình tượng đôi mắt
- GV tổ chức cho HS một trò chơi :
Tìm những câu thơ,câu văn có hình
tượng đôi mắt.Đội nào tìm được nhiều
hơn trong 3’sẽ thắng và nhận được
phần thưởng.
- HS có 2 đội ,mỗi đội có 5 bạn,trong
đó có 1 bạn đội trưởng,viết ra giấy của
mỗi đội.

- GV sử dụng máy chiếu trình chiếu - HS quan sát ,lắng nghe GV giới
bài viết của Trương Quang Cảm viết về thiệu
hình tượng đôi mắt trong thơ Quang
Dũng,một nhà thơ nổi tiếng mà HS đã
học trong môn Ngữ Văn
(Phần 4.1.Tích hợp với môn Ngữ
Văn)
*H. Đ.5: VẬN DỤNG, CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 6 mắt).
-Yêu cầu HS tóm tắt, dựng hình,
chứng minh C5.

C5: d=20m=2000cm; h=8m=800cm;
d’=2cm.
h’=?
Đáp : Chiều cao của ánh cột điện trên
màng lưới là:
h′ = h.

d′
2
= 800.
= 0,8(cm)
d
2000

B

H
A


A’
O H
B’

C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn
20


thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài
nhất hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật
ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể
thuỷ tinh sẽ dài nhất hay ngắn nhất?
-Yêu cầu hai HS nhắc lại kiến thức đã
thu thập được trong bài.

-Hướng dẫn HS đọc mục “Có thể em
chưa biết”.
* Liên môn sinh học, GV cho HS
thảo luận : các cách chăm sóc và bảo
vệ đôi mắt yêu quý của bản thân
Sau đó GV trình chiếu một số kiến
thức cần thiết đó
(phần 4.4.Tích hợp với môn sinh học)

C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn
thì tiêu cự của thể thuỷ tinh sẽ dài nhất.
Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu
cự của thể thuỷ tinh sẽ ngắn nhất.
-Ghi nhớ: +Hai bộ phận quan trọng nhất
của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.

+Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính
trong máy ảnh, còn màng lưới như phim.
+Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng
lưới.
+Trong quá trình điều tiết thì thể thuỷ
tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt
xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới
rõ nét.
+Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ
được khi không điều tíêt gọi là điểm cực
viễn.
+Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ
được gọi là điểm cực cận.

Hướng dẫn về nhà:-Học phần ghi nhớ.
-Làm bài tập-SBT.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................

5. Minh hoạ bằng bài giảng điện tử. (tập đính kèm)

21


6. Hiệu quả của sáng kiến:
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về việc học môn Vật lý có sự kết
hợp việc thực hiện đề tài, giảng dạy tích hợp kiến thức môn Vật lý với các bộ
môn Ngữ văn, Mĩ thuật,sinh học,lịch sử ở trường THCS Phương Trung, tôi thấy
chất lượng học vật lý của các em có tiến bộ rõ rệt. Giờ đây không khí học tập
của lớp đã sôi nổi, hào hứng. Môn Vật lý đã trở thành môn học bổ ích và lý thú

đối với các em. Đồng thời cũng giúp cho các em có hứng thú với các môn học
khác nữa.
Tôi đã tổ chức khảo sát và được biết:
Số em thích học vật lý là: 38 em
Số cảm thấy bình thường là : 7 em
Không có em nào không thích học vât lý. Các em không còn có tâm lí sợ và ngại
học vật lý
Kết quả xếp loại môn Vật lý lớp 9A1 là:
Sĩ số
45

Thời
gian
Đầu
năm,

Giỏi
Khá
S.lượng
%
S.lượng
%
15 em 33,30% 15 em
33,3%

T.Bình
S.lượng
%
5
11,1%

22


45

Cuối
năm

44 em

97,7%

1 em

2,3%

0

0

III- KẾT LUẬN
Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung
và trong dạy học Vật lý nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi
hỏi sự nỗ lực ở cả thấy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không
phải phần nào cũng thực hiện được.
Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tôi, để khắc phục tình trạng dạy- học
Vật lý như hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cả cách
suy nghĩ của mọi người, của xã hội về vị trí của môn Vật lý trong việc đào tạo
con người. Hơn nữa, để cải thiện chất lượng dạy và học môn Vật lý hiện nay
không phải chỉ có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng phải ý thức hơn trong

việc học tập. Thử hỏi giáo viên dạy hay, tiết học sinh động, hấp dẫn nhưng học
sinh không học bài, không chuẩn bị bài, không đọc sách giáo khoa, vậy thì kết
quả sẽ như thế nào? Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy - học môn Vật lý cũng
như chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người, của cả xã hội.
IV- KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường, cần:
- Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn
học để dần tiến tới thực hiện tích hợp môn học theo hướng chung của nhiều
nước.
- Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa các môn học theo
hướng tích hợp.
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được
yêu cầu học tập tích hợp.

23


- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ
mục tiêu đến nội dung, PP để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi thực
hiện chương trình tích hợp.
- Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh
giá theo hướng tích hợp.
- Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn
hoc.
- Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các
phương án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận tích hợp Việt Nam
Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc tích hợp kiến thức liên môn
vào giảng dạy bộ môn Vật lý trong các nhà trường THCS. Đồng thời mạnh dạn
đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình Vật lý cấp
THCS đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS Phương Trung trong năm

học vừa qua.Tôi hy vọng rằng : Những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ
phần nào góp phần giúp cho các nhà trường, các thầy cô giáo có được những
định hướng trong việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Vật
lý, Không chỉ ở môn Ngữ văn, Mĩ thuật,sinh học,… mà còn ở các môn khác.Tôi
rất mong các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện
đề tài này.
Để giúp cho GV có thêm hiểu biết sâu sắc, dễ dàng vận dụng ph ương
pháp này vào giảng dạy có hiệu quả nhất, tôi trích d ẫn thêm bài
báo

Phó Vụ trưởng gỡ rối dạy học 'tích hợp, liên môn'
- Trước băn khoăn của nhiều giáo viên về dạy học tích hợp, liên môn -

phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành
gửi tới VietNamNet bài viết giải thích thêm về phương pháp dạy học được
xem là giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục trong giai đoạn tới. Dưới
đây là nội dung bài viết.
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên
tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, sau khi Quốc hội thông quaĐề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ
thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng,
nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới,
24


trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một
trong những vấn đề cần ưu tiên.
Thế nào là dạy học "tích hợp, liên môn"?
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát

triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi
hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì
vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn như bạn hỏi.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá
trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục
pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai
hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên
môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương
trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các
chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song
với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
Sự khác nhau giữa chủ đề "đơn môn" và chủ đề "liên môn"?
Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề
liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.
Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với
một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng
kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng
trong các môn học khác.
Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một
chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp.
Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ
chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động
ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà
và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức

vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Ưu điểm với học sinh

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×