Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm rèn luyện đến tỉ lệ sống và một số đặc điểm sinh lí của cây dã yên thảo nuôi cấy mô giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 42 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
---------------------

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA
THỜI ĐIỂM RÈN LUYỆN ĐẾN TỶ LỆ
SỐNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ
CỦA CÂY DÃ YÊN THẢO NUÔI CẤY MÔ

GIAI ĐOẠN VƢỜN ƢƠM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Đính Khoa Sinh – KTNN trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã tận tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong thời gian thực hiện đề tài tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của thầy TS. La Việt Hồng – Khoa Sinh KTNN, cô Mai Thị Hồng – Phòng
thí nghiệm Sinh lý thực vật, đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành đề
tài khóa luận, nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn.
Tôi xin cảm ơn tới các Ban Giám hiệu trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phòng thí nghiệm Sinh lý


thực vật, Phòng thí nghiệm Thực vật- trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi về trang thiết bị, phƣơng tiện để tôi hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, góp ý kiến cho tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
Hà Nội, tháng năm 2017
Sinh viên

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

NGUYỄN THỊ DIỆU LINH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2 .Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ...................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1 Giới thiệu về cây Dã yên thảo (Petunia x hybrida) .................................... 3
1.1.1 Vị trí, phân loại ........................................................................................ 3
1.1.2 Nguồn gốc, phân bố ........................................................................... 3
1.1.3 Mô tả .................................................................................................. 4

1.1.4 Các loại dã yên thảo .......................................................................... 5
1.1.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Dã yên thảo .................................... 7
1.1.6 Những thuận lợi, khó khăn khi trồng Dã yên thảo ở nước ta ......... 10
1.2. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lí và giải phẫu cây hoa dã yên
thảo nuôi cấy mô giai đoạn rèn luyện .......................................................... 11
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................... 11
1.2.2. Trong nước ...................................................................................... 11
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 13
2.1. Vật liệu, hóa chất, thiết bị ..................................................................... 13
2.1.1 Vật liệu thực vật ............................................................................... 13
2.1.2 Hóa chất, thiết bị. ............................................................................ 13
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 13
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 13
2.4 Phƣơng pháp phân tích thống kê kết quả thực nghiệm ............................. 15
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 16


3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thời điểm rèn luyện đến tỷ lệ
sống của cây dã yên thảo in vitro giai đoạn vƣờn ƣơm ............................... 16
3.2 Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của cây dạ yến thảo in
vitro giai đoạn rèn luyện thích nghi với điều kiên tự nhiên......................... 20
3.2.1 Sự thay đổi chiều cao cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện cây
tháng 11 ..................................................................................................... 20
3.2.2. Sự thay đổi khối lượng tươi, khô của cây Dã yên thảo giai
đoạn rèn luyện tháng 11 ........................................................................... 21
3.2.3. Sự thay đổi diện tích lá cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện
vào tháng 11 .............................................................................................. 23
3.2.4. Sự biến đổi độ dày lá, hình dạng và mật độ khí khổng cây Dã
yên thảo giai đoạn rèn luyện..................................................................... 24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 30
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BAP

: 6-Benzylaminopurine

MS

: Murashige & Skoog

NAA

: 1-naphthaleneacetic acid

NXB

: Nhà xuât bản


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỉ lệ sống của cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện ....................... 18
Bảng 3.2. Sự thay đổi chiều cao cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện cây
tháng 11 ........................................................................................... 20
Bảng 3.3. Sự thay đổi khối lƣợng tƣơi, khô của cây Dã yên thảo giai
đoạn rèn luyện tháng 11 .................................................................. 21
Bảng 3.4. Sự thay đổi diện tích lá cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện

vào tháng 11 .................................................................................... 23
Bảng 3.5. Sự thay đổi độ dày lá cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện
thích nghi với điều kiện tự nhiên .................................................... 25
Bảng 3.6 Sự thay đổi mật độ khí khổng cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện
thích nghi với điều kiện tự nhiên………………………………….26


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cây dã yên thảo .................................................................................... 3
Hình 2. Dã yên thảo đơn ................................................................................... 5
Hình 3. Dã yên thảo kép .................................................................................... 6
Hình 4. Dã yên thảo biển sóng .......................................................................... 7
Hình 5. Cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện ................................................. 17
Hình 6. Mối quan hệ giữa tỷ lệ sống và nhiệt độ trung bình đợt rèn luyện của
cây Dã yên thảo (sau 14 ngày trồng)……………………………...18
Hình 6. Tỷ lệ sống cây dã yên thảo giai đoạn rèn luyện ................................. 19
Hình 7. Sự thay đổi chiều cao cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện .............. 21
Hình 8 Xác định khối lƣợng tƣơi cây Dã yên thảo bằng phƣơng pháp cân ... 22
Hình 9 Xác định khối lƣợng khô cây Dã yên thảo bằng phƣơng pháp cân .... 23
Hình 10. Xác định diện tích lá bằng phƣơng pháp cân ................................... 24
Hình 11: Độ dày lá cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện ............................... 26
Hình 12. Sự thay đổi khối lƣợng tƣơi cây Dã yên thảo giai đoạn rèn
luyện .................................................................................................. 28


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau những giây phút bận rộn với công việc, mỗi ngƣời có thể tìm cho
mình những thú vui để xả stress riêng nhƣ nghe nhạc, chạy bộ, trồng
hoa…Ngày nay nhu cầu chơi hoa ngày càng nhiều, đặc biệt là hoa trồng chậu.

Vì hoa chậu lâu tàn và phù hợp với không gian sắp đặt, bài trí. Dã yên thảo có
tên khoa học là Petunia x hybrida [1] là một loại hoa trồng chậu khá bắt mắt
bởi hoa to, đẹp, màu sắc hoa phong phú, đa dạng về chủng loại, cánh hoa
mỏng manh với hƣơng thơm dịu nhẹ tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, quý phái.
Do đó dã yên thảo đƣợc mệnh danh là “nữ hoàng ban công” về sắc đẹp. Cây
Dã yên thảo là một loại cây trồng dùng để trang trí quan trọng [12]. Hoa rất
thích hợp để trồng ở ban công, khuôn viên vƣờn nhà hay các quán café. Cây
Dã yên thảo đƣợc xem là loại cây ƣu tiên để trồng nền, thảm, ban công ở khắp
nơi trên thế giới [16]… Dã yên thảo dễ trồng, nếu chăm sóc tốt có thể cho ra
hoa quanh năm, đem lại giá trị kinh tế cao, chỉ tính riêng ở Mỹ giá trị của thu
lại từ hoa Dã yên thảo đã vƣợt quá 130 triệu đô la [17].
Dã yên thảo du nhập vào nƣớc ta hiện nay chủ yếu là nhân giống bằng
hạt. Tuy nhiên, theo Verdork (2005) hạt của dã yên thảo nhỏ và rất chậm để
xử lí nhân giống bằng hạt. Đối với nhân giống bằng cành hệ số nhân thấp,
không đồng đều nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trồng cây với số lƣợng lớn
[8]. Trong khi đó, nuôi cấy mô là biện pháp hiệu quả để nhân giống, tạo ra số
lƣợng lớn cây con chất lƣợng cao, không nhiễm bệnh và đồng đều mà không
phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu nhiệt đới
gió mùa ở Việt Nam mà giai đoạn rèn luyện cây in vitro gặp nhiều khó khăn,
tỉ lệ sống thấp. Do đó, giai đoạn rèn luyện có vai trò quyết định đến sự thành
công của cả quy trình. Trong suốt quá trình chuyển cây con in vitro ra đồng
ruộng, cây con không có khả năng cạnh tranh với các vi khuẩn đất và chống

1


chịu với các điều kiện môi trƣờng [14]. Các điều kiện nuôi cấy in vitro thƣờng
làm cho cây nuôi cấy thƣờng có sự biến đổi về hình thái, giải phẫu và sinh lý.
Thực vật đƣợc nuôi cấy in vitro rất khác biệt so với đƣợc nuôi trồng ở ngoài
đồng ruộng nhƣ lỗ khí không hoạt động, hệ thống rễ yếu và lớp cutin mỏng

(Mathur et al, 2008). Cây in vitro đƣợc cung cấp nhiều phytohormon thƣờng
có hình thái và giải phẫu không bình thƣờng và thƣờng đƣợc gọi là hiện tƣợng
thuỷ tinh hoá (dƣ thừa nƣớc). Đặc biệt, cây mô sinh trƣởng trong điều kiện
cƣờng độ ánh sáng (1.200-1.300 lux) và nhiệt độ thấp (25±2oC), do vậy,
chuyển trực tiếp ra ngoài tự nhiên có ánh sáng mặt trời (4.000-12.000 lux) và
nhiệt độ (26-36oC) có thể đốt cháy bộ lá và làm héo cây con. Do đó, cần phải
cho cây mô làm quen với điều kiện tự nhiên thông qua quá trình rèn luyện
[15]. Để làm tăng sự sinh trƣởng và giảm mức độ chết của cây mô trong giai
đoạn rèn luyện, nhiều nghiên cứu đã tập trung kiểm soát cả môi trƣờng vật lý,
hoá học và sinh học của cây cấy mô [6]. Từ những lý do trên chúng tôi quyết
định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm rèn luyện đến
tỷ lệ sống và một số đặc điểm sinh lý của cây hoa dã yên thảo nuôi cấy mô
giai đoạn vườn ươm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thời điểm thích hợp để rèn luyện cây hoa dã yên thảo đạt tỷ lệ
sống cao nhất và đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của cây in vitro giai đoạn rèn
luyện thích nghi với điều kiên tự nhiên.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung các dẫn liệu về điều kiện sống,
đặc điểm sinh trƣởng của cây hoa Dã yên thảo nuôi cấy mô giai đoạn rèn
luyện thích nghi với điều kiện tự nhiên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao tỷ lệ sống của cây dã yên thảo nuôi cấy mô
thông qua việc xác định thời điểm thích hợp để rèn luyện cây.

2


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây Dã yên thảo (Petunia x hybrida)

1.1.1. Vị trí, phân loại
Giới:

Plantea

Ngành:

Magoliophyta

Lớp:

Magnoliopsida

Bộ:

Scrophulariales

Họ:

Solanaceae

Chi:

Petunia

Tên khoa học:

Petunia x hybrida

Tên việt nam:


Dã yên thảo [1]

Hình 1. Cây dã yên thảo

1.1.2. Nguồn gốc, phân bố
Các loài thuộc chi Petunia đƣợc xem nhƣ loài mô hình cho các nghiên
cứu khoa học [9].
Hoa Dã yên thảo thuộc chi 35 của một loài thực vật có hoa, liên quan
chặt chẽ với cây thuốc lá, cà chua, khoai tây và ớt thuộc họ cà (Solanaceae)
Cây hoa Dã yên thảo có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Nam
Mỹ, hiện nay đƣợc gây trồng rộng rãi ở các bãi cỏ, các khu đất rộng, vƣờn
hoa khắp thế giới. Ở miền bắc Việt Nam, hoa nở vào dịp hè thu, còn ở miền
nam, hoa nở vào dịp Tết. Cây có nhiều tên gọi khác nhau, theo Phạm Hoàng Hộ
(2000) cây có tên là Dã yên [3], theo Trần Hợp (2000) có tên là cây hoa Cà
[4]. Đây là cây lai giữa Petunia axillaris và P. integrifolia [17]. Ngày nay, các
nhà vƣờn từ loài lai này còn cho ra các dạng hoa kép hay hoa biển sóng rất đẹp.

3


1.1.3. Mô tả
Dã yên thảo là cây sống hằng năm, cây cao 15 - 30 cm [22]. Thân có
lông mịn bao quanh, phân nhánh từ các nách lá thật, một nách lá có thể phân
nhiều nhánh. Lá đơn, mọc đối hay luân phiên, mặt trên và dƣới của lá có phủ
lớp lông mịn. Lá hình oval, mềm mại, mép nguyên không có răng cƣa [8].
Hoa cô độc, mọc trên một cọng dài 2 - 3 cm, đài hoa cao 1 - 2,5 cm. Hoa
lƣỡng tính gồm 5 tiểu nhụy gắn ở phần dƣới của ống vành. Hoa Dã yên thảo
nguyên thủy có hình phễu, tuy nhiên sự lai tạo đã cho nhiều dạng hoa khác
nhau nhƣ: hoa cánh đơn, hoa cánh kép với mép có viền và gợn sóng, mép

dúng hình cung nhọn ở giữa, tiểu nhụy 5, gắn với phần dƣới của ống vành
hoa. Nang hủy ngăn thành 2 mảnh, hạt nhiều, rất nhỏ [3]. Màu sắc hoa có thể
thay đổi từ tía đến trắng, tía đến đỏ, đỏ đến cam, tím đến tím nhạt. Đặc biệt
nhiều loại Dã yên thảo trắng thuần khiết hay xanh nhạt pha hơi đỏ (màu hoa
oải hƣơng) có mùi thơm dịu dàng.
Dã yên thảo là cây nhất niên, nở hoa vào mùa hè thu. Dã yên thảo ƣa
sáng, sẽ trở nên mảnh khảnh và ít hoa nếu trồng trong tối. Cây thích hợp với
điều kiện độ ẩm vừa phải, có thể sống trong điều kiện hơi khô nhƣng không
thích ứng với điều kiện ngập úng. Cây thích hợp với khí hậu nóng và ấm,
không chịu đƣợc nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng. Dã yên thảo trồng đƣợc trên
hầu hết các loại đất, nhƣng tốt nhất là đất màu mỡ, đất có pH từ 6.0 - 7.0.
Bấm ngọn để kích thích cây đâm nhánh tạo độ rũ cho cây, nếu cây ốm yếu
hay sau khi cho hoa rộ thì cũng nên tỉa lá bớt để cây phục hồi lại.
Dã yên thảo thƣờng bị chết vì úng nƣớc, vì vậy cần tƣới nƣớc đúng
liều lƣợng, không tƣới nƣớc lên lá và nụ tránh làm thối lá và nụ, cải thiện điều
kiện vệ sinh và duy trì ẩm độ thích hợp. Ngoài ra, Dã yên thảo thƣờng bị héo
rũ do nấm, bị thối nhũn do vi khuấn cũng nhƣ sâu, sên, rệp cắn phá. Một số bệnh
virus cũng ảnh hƣởng nhiều đến cây nhƣ làm biến dạng lá, cây chậm phát triến,

4


hoa không có màu và hình dạng thay đối, thân tàn lụi liên tục, thối đỉnh, lá có
những sọc xanh sáng, bị lốm đốm và héo, có khi kết dính thành cụm.
1.1.4. Các loại dã yên thảo
- Dã yên thảo đơn: đây là loại đầu tiên đƣợc du nhập đến Việt Nam và
cũng là loại phổ biến nhất. Hoa đơn sắc, có hình dáng giống nhƣ chiếc loa nhỏ,
hoa nở dày và liên tục, đƣờng kính của hoa lên tới 5-7,5 cm. Cây thân thảo,
phát triển bò ngang, chiều dài tối đa đƣợc khoảng 80 – 100 cm, thích hợp trồng
trong các chậu treo rủ. Cây dễ trồng và ít ảnh hƣởng đến sâu bọ. Khi chạm vào

lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất khác biệt [23].

Hình 2. Dã yên thảo đơn
- Dã yên thảo kép: Hoa dã yên thảo kép có màu sặc sỡ, bông to, gồm
nhiều lớp cánh xếp chồng lên nhau, 1 bông hoa có thể gồm 2-3 màu hòa trộn,
đƣờng kính của hoa có thể lên đến 13 cm. Cây thân bụi và cứng cáp hơn dã
yên thảo đơn, phát triển thẳng đứng, chiều cao 30-50 cm [8].

5


Hình 3. Dã yên thảo kép
- Dã yên thảo biển sóng: Đây là loại hoa dã yên thảo mới nhất, đƣợc tạo
ra do công nghệ sinh học, hoa có hình dạng giống nhƣ dã yên thảo đơn, thân
cây cũng phát triển bò ngang nhƣng có thể dài đến 5m. Đây là loại dã yên
thảo khỏe nhất, phát triển nhanh nhất, hoa nhiều và thơm nhất. Giống nhƣ cái
tên của mình, những cây dã yên thảo biển sóng trƣởng thành cho rất nhiều
hoa, hoa tầng tầng lớp lớp giống nhƣ những cơn sóng biển cuộn trào [20].

6


Hình 4. Dã yên thảo biển sóng
1.1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Dã yên thảo
1.1.5.1. Chuẩn bị nhà che
Dã yên thảo là loài cây không chịu đƣợc mƣa nhiều, sƣơng muối và
cƣờng độ ánh sáng mạnh nên phải trồng cây trong nhà lƣới đen, thông thoáng.
Giai đoạn đầu khi chuyển cây từ môi trƣờng in vitro sang môi trƣờng tự
nhiên cây chƣa thích ứng đƣợc ngay với điều kiện thời tiết. Cây mô sinh
trƣởng trong điều kiện cƣờng độ ánh sáng (1.200-1.300 lux) và nhiệt độ thấp

(25±2oC), khi chuyển trực tiếp ra ngoài tự nhiên có ánh sáng mặt trời (4.00012.000 lux) và nhiệt độ (26-36oC) có thể đốt cháy bộ lá và làm héo cây con.

7


Vì vậy giai đoạn đầu cần kiểm soát đƣợc sự thoát hơi nƣớc bằng cách che kín
bằng nilon [10]. Sau đó tiến hành mở nilon từ từ.
1.1.5.2. Chuẩn bị đất
Giá thể thích hợp trồng dã yên thảo là 2 phần đất + 1 phần xơ dừa + 1
phần trấu hun qua + 1 phần xỉ than. pH từ 6 - 6,5.
Dã yên thảo sau khi rèn luyện thƣờng đƣợc trồng trên chậu treo để thân
rủ xuống.
1.1.5.3. Trồng cây
Để cây thích nghi trƣớc khi trồng cây ra đất tiến hành ra ngôi cây trên khay
nhựa hoặc khay xốp.Tiêu chuẩn ra ngôi : Cây đầy đủ thân, lá, rễ phát triển bình
thƣờng. Giai đoạn này kéo dài 10-15 ngày thì tiến hành trồng cây ra đất.
1.1.5.4. Chăm sóc
- Bón phân vi sinh định kỳ 2 tuần một lần [21].
- Tƣới nƣớc: buổi sáng tƣới đẫm nƣớc, để nƣớc thấm khoảng 1/3 chậu.
Buổi chiều tƣới phun sƣơng để ƣớt bề mặt lá (tránh tƣới nhiều nƣớc, vì bộ rễ
của dã yên thảo dễ bị thối khi ngập nƣớc).
Kiểm tra độ ẩm bằng cách:
Dùng que tre nhỏ cắm sâu vào giữa bầu đất:
Que ƣớt: Thừa nƣớc
Que se ẩm: Đủ nƣớc
Que sáng màu: Thiếu nƣớc [5].
- Thƣờng ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lƣợng mầm.
- Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn (Cây sẽ không khỏe,
không bền).
- Tránh đặt chậu cây nơi có gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thƣơng.

- Dã yên thảo là cây ƣa sáng. Tƣới nƣớc thƣờng xuyên và vừa phải,
không nhiều quá nhƣng cũng không để đất khô quá. Dã yên thảo có hoa liên

8


tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc
[24]. Loài hoa này cực kỳ dễ trồng nhƣng nếu lơ là không chăm sóc cũng rất
dễ lụi tàn.
- Buổi sáng tƣới hoa và vệ sinh cho cây vì những lá khô héo rất dễ cho
cây nhiễm sâu bệnh. Không nên để hoa tại thời tiết quá nắng hoặc mƣa to.
Bên cạnh đó, dạ yến thảo nhạy cảm với nhiệt độ, cây dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt
độ lên 350C. Cây sẽ bị chết ngay do mất nƣớc, khi tƣới thiếu nƣớc cây biểu
hiện héo rũ, bổ sung nƣớc lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều,
thân rỗng [23].
1.1.5.5. Các bệnh thường gặp ở dã yên thảo
- Dã yên thảo dễ bị nhiễm một loại nấm hoặc vi rút. Biểu hiện là cây
đang cho hoa rực rỡ bỗng dƣng gục ngã và héo rũ. Nấm và vi rút này tồn tại
trong đất, trong tàn dƣ cây trồng, cỏ dại. Nó có thể lan truyền qua cây giống,
gió, nhờ nƣớc, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Sau khi chúng
xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyễn theo
mạch dẫn làm hƣ bó mạch, cây không thể vận chuyển nƣớc và dinh dƣỡng
dẫn đến hiện tƣợng héo và chết. Tốc độ lây nhiễm và gây bệnh phụ thuộc vào
giai đoạn sinh trƣởng cây trồng, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trƣờng. Chúng
phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 380C. Một số biện pháp để
phòng bệnh là cắt hết các cành đã bị héo và thiêu hủy, cách ly cây bị nhiễm vi
rút ra khỏi các cây khỏe khác và phun các loại kháng sinh thông thƣờng bằng
cách pha 2 viên với 1 lít nƣớc hoặc Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP tƣới
cách nhật mỗi ngày 1 lần cho cây từ gốc đến ngọn.
- Bệnh rệp: Cây Dã yên thảo cũng thƣờng bị rệp ấp.

+ Để phòng bệnh rệp tốt nhất là khi mới mua cây giống về nên sử dụng
nƣớc rửa chén pha loãng (3 – 4 giọt/lít nƣớc) hoặc nƣớc tỏi, ớt (2 tép tỏi với 1
quả ớt nhỏ pha trong 1 lít nƣớc) phun đều lên toàn bộ cây.

9


+ Nếu cây bị rệp có thể diệt rệp bằng các loại thuốc đặc trị theo hƣớng
dẫn của từng loại thuốc.
1.1.6. Những thuận lợi, khó khăn khi trồng Dã yên thảo ở nước ta
+ Những thuận lợi
- Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, diện tích tự nhiên lớn, 80% dân số
sống bằng nghề nông, nông dân cần cù, chăm chỉ, giàu kinh nghiệm sản xuất,
nghề trồng hoa có từ lâu đời.
- Thị trƣờng tiêu thụ hoa ngày càng đƣợc mở rộng, có tiềm năng xuất
khẩu hoa ra các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới.
- Điều kiên khí hậu ở Việt Nam thuận lợi cho một số cây hoa có nguồn
gốc nhiệt đới phát triển.
- Nhà nƣớc đang khuyến khích phát triển hoa để phục vụ nhu cầu trong
nƣớc và xuất khẩu.
+ Những khó khăn
- Khí hậu miền Bắc nóng, ẩm về mùa hè đặc biệt trong các tháng từ tháng
5 đến tháng 8, mùa đông thì có gió mùa Đông Bắc lạnh, độ chiếu sáng ngắn,
yếu. Miền Nam quanh năm nóng ẩm, có mùa đông khô và mùa nóng mƣa, ẩm
độ cao, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho cây dã yên thảo phát triển.
- Chƣa có các giống hoa chất lƣợng cao, thích ứng với điều kiện của vùng.
- Sản xuất hoa không tập trung thành vùng lớn mà phân bố tản mạn, các
tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất bảo quản hoa chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi.
- Thiếu các phƣơng tiện, thiết bị bảo vệ hoa trong điều kiện nắng nóng,
mƣa, bão... nhƣ nhà kính, nhà lƣới, nhà che.

- Thị trƣờng hoa chƣa phát triển trong cả nƣớc và xuất khẩu. Những đội
ngũ cán bộ khoa học về cây hoa chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ.
- Việc đầu tƣ giống hoa của các nƣớc vào Việt Nam còn hạn chế

10


1.2. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lí và giải phẫu cây hoa dã yên thảo
nuôi cấy mô giai đoạn rèn luyện
1.2.1. Trên thế giới
- Năm 1978, đã có nghiên cứu của E. G. Kirby và cộng sự đã nghiên cứu
sự nảy mầm trong ống nghiệm của hạt phấn cây Dã yên thảo cho thấy sự nảy
mầm của hạt phấn trong ống nghiệm giảm nhanh nếu tẩy rửa bằng nƣớc cất
nguội. Nếu bổ sung eluted đƣợc bổ sung vào môi trƣờng nuôi cấy thì khả
năng nảy mầm đƣợc phục hồi đáng kể. Nguyên nhân là một phần protein
không ổn định nhiệt (50000 - 100000 daltons) có trách nhiệm khôi phục khả
năng nảy mầm [11].
- Năm 1992, nhóm tác giả Kortessa Dimasi và cộng sự đã nghiên cứu về
ảnh hƣởng của ethylene đến sự tái sinh chồi và rễ từ lá của cây dã yên thảo
nuôi cấy mô. Nếu giảm etylen sản xuất nội sinh bằng cách giảm ethysorb
(KMnO 4 ), chất thấm ethylene sẽ làm giảm số lƣợng chồi. Nếu bổ sung
ethylene (0,01-10 ppm) làm tăng số lƣợng chồi mà không có bất kỳ ảnh
hƣởng nào đến chiều dài và trọng lƣợng tƣơi. Ethylene có nồng độ 10 ppm
gây ra sự hình thành rễ ngẫu nhiên, trong khi ở nồng độ thấp (0,01-1 ppm) nó
không có ảnh hƣởng đến sự hình thành rễ [13].
1.2.2. Trong nước
- Năm 2006, Lê Hồng Thủy Tiên, Bộ môn Công nghệ sinh học Trƣờng
Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu về sự ra hoa trong
ống nghiệm ở cây dừa cạn và dã yên thảo cho thấy nồng độ KH 2PO4 340 mg/l
và 40 g/l đƣờng thích hợp nhất cho sự hình thành nụ sau 41 ngày nuôi cấy, bổ

sung TDZ hoặc BA kết hợp NAA, tăng nồng độ KH2PO4, giảm nồng độ
KNO3 đều ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của cây và không cảm ứng đƣợc với
sự ra hoa in vitro [7].

11


- Năm 2014, Thanh Truyền và cộng sự Trung tâm Ứng dụng tiến bộ
KH&CN nghiên cứu về nhân giống thử nghiệm hoa dã yên thảo bằng kĩ thuật
nuôi cấy mô cho thấy vật liệu đƣợc sử dụng để nhân giống là đế hoa và môi
trƣờng tái sinh chồi tốt nhất là môi trƣờng MS + 2 mg/l BA + 0,1 mg/l NAA
+ 20% Nƣớc dừa + 30g/l sucrose +0,9 % agar. Môi trƣờng thích hợp để nhân
cụm chồi là MS +2mg/l BA +0,1mg/l NAA + 20% Nƣớc dừa + 30g/l sucrose
+ 0,9 % agar. Môi trƣờng tái sinh cây hoàn chỉnh là MS 0,1mg/l NAA (1/2
Ms không bổ sung chất kích thích sinh trƣởng) + 20g/l sucrose + than hoạt
tính 0,1-0,15%.
- Năm 2015, Nguyễn Thùy Vân và cộng sự trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2 nghiên cứu về sự nhân nhanh cây hoa Dã yên thảo bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô tế bào thực vật đã đƣa ra quy trình đơn giản tạo vật liệu khởi đầu in
vitro từ đỉnh sinh trƣởng của cây, môi trƣờng thích hợp để tạo cây Dã yên
thảo in vitro hoàn chỉnh là môi trƣờng MS + 30 g/l đƣờng saccarose + 8 g/l
agar + 5% nƣớc dừa cây sinh trƣởng và phát triển tốt nhất [8].
- Năm 2011, Trần Quốc Cƣờng nghiên cứu về hiệu quả của BA, NAA,
TDZ lên sự tái sinh chồi Dã yên thảo (petunia sp.) in vitro [2].
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu tập trung vào tái
sinh và nhân nhanh Dã yên thảo in vitro trong phòng thí nghiệm, mà chƣa
đánh giá các chỉ tiêu sinh lý của cây giai đoạn rèn luyện thích nghi với điều
kiện tự nhiên.

12



CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu, hóa chất, thiết bị
2.1.1. Vật liệu thực vật
Cây hoa Dã yên thảo in vitro do phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật,
Khoa Sinh- KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 cung cấp.
2.1.2. Hóa chất, thiết bị.
-

Hóa

chất:

dung

dịch

MS

(Murashige

&

Skoog,1962),

α - naphthaleneacetic acid (α - NAA),…
- Dao cấy, khay cấy, box cấy vô trùng, kính hiển vi điện tử, máy đo hàm
lƣợng diệp lục (máy quang phổ), thƣớc đo, cân,…

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 3/2016 đến tháng 4/2017.
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng sinh lý học thực vật, Trung tâm Hỗ trợ
Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2 và vƣờn thực nghiệm trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm rèn luyện tới tỷ lệ
sống của cây Dã yên thảo in vitro giai đoạn vườn ươm
Chúng tôi tiến hành rèn luyện cây Dã yên thảo nuôi cây mô vào thời
điểm tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12.
Cây Dã yên thảo in vitro sau khi ra rễ dài khoảng 0,5mm, tiến hành rửa
sạch thạch ở rễ và nhúng trong dung dịch α - NAA loãng trong 20 phút. Sau
đó đem trồng trên giá thể đất trộn xơ dừa, trấu hun, xỉ than với tỉ lệ 2:1:1:1.
Sau khi trồng, tiến hành che nilon để giảm sự mất hơi nƣớc cho cây Dã
yên thảo in vitro vì cây mô sinh trƣởng trong điều kiện nhiệt độ thấp (25±20C)
chuyển trực tiếp ra ngoài tự nhiên có nhiệt độ (26-360C) có thể đốt cháy bộ lá
và làm héo cây con.

13


Vƣờn thực nghiệm đƣợc che lƣới cản quang, đảm bảo độ ẩm tƣơng đối
trên 90% để tránh cây mới rèn luyện khỏi ánh sáng trực xạ từ mặt trời có thể
làm cây bị héo.
Tỷ lệ sống đƣợc xác định bằng phƣơng pháp đếm số cây. Đếm số cây
còn sống sau 7 ngày và 14 ngày. Sau đó tính tỷ lệ sống mỗi lần thí nghiệm
theo công thức:
Tỷ lệ sống = (số cây còn sống / Số cây đem trồng) * 100%
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của cây dạ yến thảo
in vitro giai đoạn rèn luyện thích nghi với điều kiên tự nhiên.

Trong thí nghiệm này chúng tôi đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý cây Dã
yên thảo nuôi cấy mô ở giai đoạn vƣờn ƣơm, gồm các chỉ tiêu: Chiều cao cây,
khối lƣợng tƣơi, khối lƣợng khô của cây, diện tích lá, độ dày lá, hình dạng và
mật độ khí khổng vào các thời điểm 0 ngày (bắt đầu đƣa cây in vitro ra vƣờn
ƣơm), 7 ngày và 14 ngày sau khi đƣa cây ra vƣờn ƣơm ở đợt 4.
Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu:
 Chiều cao cây bằng phƣơng pháp đo trực tiếp
Cách tiến hành: Đặt cây trên 1 mặt phẳng đen, dùng thƣớc đặt sát vào
cây, đo từ gốc (không tính rễ) đến ngọn cây ta đƣợc chiều cao cây.
 Khối lượng tươi, khô của cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện bằng
phƣơng pháp cân trực tiếp trên cân phân tích Satorius với độ chính xác là 10-4
g.
- Xác định khối lƣợng tƣơi: lấy 3 cây ngẫu nhiên (toàn bộ cây) cân đƣợc
khối lƣợng a1, a2, a3. Xác định tỷ lệ trung bình:
m = (a1 + a2 + a3)/3 (mg/cây)
- Xác định khối lƣợng khô: Các cây Dã yên thảo sau khi xác định khối
lƣợng tƣơi đem sấy trong tủ sấy ở 700C cho đến khi khối lƣợng không đổi,
cân từng cây riêng đƣợc b1, b2, b3. Xác định tỷ lệ trung bình:
m’ = (b1 + b2 + b3)/3 (mg/cây)

14


Nhắc lại thí nghiệm 3 lần, sau đó lấy kết quả trung bình của 3 lần đo.
 Đo chỉ tiêu diện tích lá bằng phƣơng pháp cân
Cách tiến hành:
- Cắt 1 mảnh giấy hình vuông kích thƣớc 1cm x 1cm, sau đó cân mảnh
giấy trên cân phân tích, đƣợc a (g).
- Lấy lá cây dạ yến thảo, đặt lên 1 tờ giấy đồng nhất với mảnh giấy trên,
dùng bút vẽ theo đƣờng viền lá, sau đó cắt theo đƣờng viền rồi cân trên cân

phân tích đƣợc b (g).
- Diện tích lá cây dạ yến thảo tính theo công thức: S = b/a (cm2).
Nhắc lại thí nghiệm 3 lần với 3 cây khác nhau. Kết quả là trung bình
cộng của 3 lần thí nghiệm.
 Đo chỉ tiêu độ dày lá trên kính hiển vi soi nổi.
Cách tiến hành:
Dùng dao lam cắt ngang phiến lá rồi cho lên kính hiển vi quan sát.
Lặp lại thí nghiệm 3 lần, kết quả là trung bình cộng của 3 lần đo.
 Quan sát hình dạng khí khổng.
Cách tiến hành: Dùng dao lam, kim mũi mác tách biểu bì lá đồng tiền đặt
lên lam kính, nhỏ vào 1 giọt nƣớc, quan sát hình dạng khí khổng bằng kính
hiển vi soi nổi. Đánh dấu các vị trí trên mô lá, đếm số lƣợng khí khổng tại các
vị trí đó.
2.4. Phƣơng pháp phân tích thống kê kết quả thực nghiệm
Các số liệu đƣợc xử lí theo tham số thống kê gồm các giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn,.. trên chƣơng trình Excel 2007. Sự sai khác giữa các công thức
đƣợc kiểm định bằng giới hạn sai khác nhỏ nhất LSD với α= 0,05 [7].

15


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Ảnh hƣởng của thời điểm rèn luyện đến tỷ lệ sống của cây Dã yên
thảo in vitro giai đoạn vƣờn ƣơm
3.1.1. Thống kê thời tiết (nhiệt độ) khu vực Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc
Thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắc
của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30 Km. Thị xã Phúc Yên có chiều
dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phƣờng Hùng Vƣơng đến đèo Nhe, xã
Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên. Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí

hậu nhiệt đới gió mùa, có nét đặc trƣng nóng ẩm, mƣa nhiều về mùa hè, hanh
khô và lạnh kéo dài về mùa đông.
Thời tiết (nhiệt độ) khu vực Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong các
đợt rèn luyện đƣợc thống kê trong bảng 3.1 [26].
Bảng 3.1 Thời tiết (nhiệt độ) khu vực Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
trong các đợt rèn luyện
Nhiệt độ trung bình

Đợt rèn luyện

Ngày rèn luyện

Đợt 1

19/9/2016 – 28/9/2016

29,5

Đợt 2

20/10/2016 - 29/10/2016

28,9

Đợt 3

24/11/2016 – 3/12/2016

20,1


Đợt 4

10/12/2016 – 19/12/2016

20,4

Đợt 5

27/12/2016 – 5/1/2017

20,4

16

(0C)


3.1.2. Ảnh hưởng của thời điểm rèn luyện đến tỷ lệ sống của cây Dã yên
thảo in vitro giai đoạn vườn ươm
Để xác định ảnh hƣởng của thời điểm rèn luyện cây Dã yên thảo nuôi cấy
in vitro đến tỷ lệ sống của cây vào 6 đợt thí nghiệm (vào các tháng 9, 10, 11,
12).
Tiến hành chuyển cây con ra khỏi bình nuôi cấy, rửa sạch môi trƣờng.
Nhúng phần rễ cây con vào dung dịch NAA pha loãng nồng độ 0,4% trong 20
phút. Cây con đƣợc trồng trên giá thể đất trộn xơ dừa, trấu hun, xỉ than với tỉ
lệ 2:1:1:1. Xác định tỷ lệ cây sống (cây con ra rễ và tạo chồi mới) sau 7 ngày
và 14 ngày ở vƣờn ƣơm đƣợc trình bày ở bảng 3.2 và hình 5, 6, 7.

Hình 5. Cây Dã yên thảo giai đoạn rèn luyện


17


×