Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lí của hai giống hoa đồng tiền nuôi cấy mô giai đoạn rèn luyện thích nghi với điều kiện tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ
CỦA HAI GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN NUÔI CẤY MÔ
GIAI ĐOẠN RÈN LUYỆN THÍCH NGHI
VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Đính Khoa Sinh – KTNN trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã tận tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong thời gian thực hiện đề tài tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của thầy TS. La Việt Hồng – Khoa Sinh KTNN, cô Mai Thị Hồng – Phòng
thí nghiệm Sinh lý thực vật, đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành đề
tài khóa luận, nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn.
Tôi xin cảm ơn tới các Ban Giám hiệu trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phòng thí nghiệm Sinh
lý học thực vật, Phòng thí nghiệm Thực vật học- trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi về trang thiết bị, phƣơng tiện để tôi hoàn thành


khóa luận này.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, góp ý kiến cho tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

NGUYỄN THỊ THẢO


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Phòng Đào tạo trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2.
- Khoa Sinh- Kỹ thuật Nông nghiệp trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

NGUYỄN THỊ THẢO


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu ............................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3

1.1. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố ........................................................................ 3
1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 4
1.1.3. Đặc điểm thực vật học............................................................................. 4
1.1.4. Giá trị sử dụng ......................................................................................... 5
1.1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc..................................................................... 6
1.1.6. Tình hình sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam và trên thế giới ............... 8
1.2. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và giải phẫu cây Đồng tiền nuôi
cấy mô ............................................................................................................. 11
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 11
1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 15
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1.Vật liệu hóa chất........................................................................................ 18
2.1.1. Vật liệu thực vật .................................................................................... 18
2.1.2. Hóa chất................................................................................................. 18
2.2. Thời gian và điạ điểm nghiên cứu............................................................ 18
2.3. Dụng cụ và thiết bị ................................................................................... 18
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 18


2.5. Phƣớng pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
2.5.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 19
2.5.2. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu ...................................................... 19
2.5.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu ..................................................................... 21
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 22
3.1. Nhân nhanh chồi cây hoa Đồng tiền bằng nuôi cấy mô .......................... 22
3.2. Rèn luyện cây giống và đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý, hình thái
và giải phẫu của cây hoa Đồng tiền ................................................................ 23
3.2.1. Thống kê thời tiết (nhiệt độ) khu vực Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc ................................................................................................................. 23

3.2.2. Đánh giá tỉ lệ sống................................................................................. 24
3.2.3. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trƣởng .................................................... 26
3.2.4. Đánh giá một số chỉ tiêu hình thái, giải phẫu ....................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2,4-D :
BAP :
BA

:

2,4-dichlorophenoxyacetic acid
6-Benzylaminopurine
6-benzyladenine

IAA :

indolo-3-axit axetic

IBA :

Indol butyric acid

Kinetin: 6-furfurylaminopurinne
MS :
NAA :
NXB :


Murashige & Skoog
1-nnaphthaleneacetic acid
Nhà xuât bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả nhân nhanh chồi cây hoa Đồng tiền trong môi trƣờng
MS bổ sung BAP 0,5 mg/l .............................................................. 22
Bảng 3.2: Thời tiết (nhiệt độ) khu vực Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ..... 24
Bảng 3.3 Tỉ lệ sống của hai giống Đồng tiền .................................................. 24
Bảng 3.4: Chiều cao cây hoa Đồng tiền .......................................................... 27
Bảng 3.5 Khối lƣơng tƣơi cây hoa Đồng tiền. ................................................ 29
Bảng 3.6 Khối lƣợng khô cây hoa Đồng tiền................................................. 29
Bảng 3.7 Diện tích lá cây Đồng tiền .............................................................. 30
Bảng 3.8 Độ dày lá cây Đồng tiền .................................................................. 32
Bảng 3.9: Mật độ khí khổng của 2 giống Đồng tiền ....................................... 36


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Chiều cao cây hoa Đồng tiền in vitro sau 4 tuần. ............................ 23
Hình 3.2 Mối quan hệ giữa tỷ lệ sống và nhiệt độ trung bình đợt rèn
luyện của hai giống Đồng tiền (sau 14 ngày trồng). ....................... 25
Hình 3.3 Tỉ lệ sống của Đồng tiền màu Cam vàng thời điểm tháng 11 ......... 26
Hình 3.4 Chiều cao cây Đồng tiền Cam vàng sau 7 ngày .............................. 28
Hình 3.5 Chiều cao cây Đồng tiền Hồng phấn sau 7 ngày ............................. 28
Hình 3.6 Diện tích lá xác định gián tiếp bằng phƣơng pháp cân. ................. 31
Hình 3.7 Độ dày lá thời điểm 0 ngày .............................................................. 33
Hình 3.8 Độ dày lá thời điểm 14 ngày ............................................................ 33
Hình 3.9 Khí khổng giống Đồng tiền màu Cam vàng .................................... 35

Hình 3.10 Khí khổng giống Đồng tiền màu Hồng phấn ................................. 35


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cây Đồng tiền có tên khoa học là Gerbera Jamesoni Hook.f.1889, có
nguồn gốc từ Nam Phi. Cây hoa Đồng tiền đƣợc tìm ra đầu tiên vào năm
1889. Là một loài hoa đẹp và phổ biến trong ngành công nghiệp hoa cắt cành
vì nó sở hữu các màu sắc đẹp khác nhau cũng nhƣ khả năng sớm thành thục
[21]. Đến nay hoa Đồng tiền còn đƣợc trồng ở nhiều nƣớc trên thế giới điển
hình là: Hà Lan, Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc,…[2]. Hoa Đồng tiền đứng
trong tốp 10 hoa hàng đầu của thế giới (Parthasrathy và Nagaraju, 1999) [16].
Nó đƣợc trồng với nhiều mục đích khác nhau nhƣ: làm cảnh, trang trí không
gian sống, làm thuốc chữa bệnh ….
Cây Đồng tiền có thể đƣợc nhân giống bằng hạt hoặc tách cây con, tuy
nhiên các phƣơng pháp truyền thống này thƣờng tốn nhiều thời gian và hiệu
quả lại không cao. Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ sinh
học đặc biệt là công nghệ nuôi cấy mô in vitro đã tạo ra đƣợc một số lƣợng
lớn cây giống, với hệ số nhân nhanh cao đồng thời tạo ra đƣợc các mẫu sạch
bệnh và tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian. Cây trồng từ nuôi cấy mô sinh
trƣởng, phát triển khỏe, sản lƣợng hoa cao, chất lƣợng hoa tốt, do đó đây là
phƣơng pháp nhân giống chủ yếu đối với Đồng tiền hiện nay [1].
Một trong các bƣớc quyết định đến kết quả của quá trình nhân giống
invitro là giai đoạn rèn luyện cây. Có rất nhiều cách khác nhau để rèn luyện
cây. Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong quá trình áp dụng kỹ thuật nuôi cấy
mô để sản xuất cây mô với quy mô lớn là tỉ lệ chết của cây mô khi đƣa ra điều
kiện tự nhiên là rất cao [25]. Do đó cây cũng sẽ có những biến đổi về hình
thái, giải phẫu và sinh lý.

1



Với mong muốn tìm ra điều kiện rèn luyện con giống tốt nhất, tăng sự sinh
trƣởng và giảm tỉ lệ chết của cây mô trong giai đoạn rèn luyện, đồng thời
đánh giá các đặc điểm sinh lý của cây Đồng tiền nuôi cấy mô. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của hai giống hoa
Đồng tiền nuôi cấy mô giai đoạn rèn luyện thích nghi với điều kiện tự
nhiên”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu
2.1. Mục đích
Xác định điều kiện rèn luyện cây tốt nhất và đánh giá đƣợc một số đặc
điểm sinh lý của hai giống Đồng tiền đƣợc tạo ra bằng công nghệ nuôi cấy
mô.
2.2. Nhiệm vụ
- Nhân nhanh cây hoa Đồng tiền bằng công nghệ nuôi cấy mô.
- Rèn luyện cây thích nghi với điều kiện tự nhiên
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trƣởng và giải phẫu của cây Đồng tiền giai
đoạn vƣờn ƣơm.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài giúp bổ sung các dẫn liệu khoa học về điều kiện rèn luyện cây
giống thích hợp, các đặc điểm về sinh trƣởng của cây hoa Đồng tiền.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hoàn thiện các giai đoạn còn lại trong nhân giống và chăm sóc cây trồng
nuôi cấy mô nhằm cung cấp nguồn cây giống sạch bệnh, chất lƣợng cao. Từ
những nghiên cứu có thể tìm ra đƣợc điều kiện tốt nhất để có thể nhân giống
giai đoạn vƣờn ƣơm, mục đích cao nhất là thu đƣợc lợi nhuận tối đa từ loài
cây hoa này.

2



NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố
1.1.1.1. Nguồn gốc
Năm 1697, Relomen phát hiện ra cây hoa Đồng tiền ở vùng phía
Nam Châu Phi (Delansia) và ông đã đƣa về vƣờn thực vật của nƣớc Anh. Iwin
Lych là ngƣời đầu tiên tiến hành lai tạo các giống Đồng tiền với nhau. Sau đó
ngƣời Pháp và Hà Lan cũng tiến hành lai tạo và dần dần 2 nƣớc này cũng trở
thành trung tâm tạo giống cho Đồng tiền trên thế giới (Đặng Văn Đông và
cs,2003) [9].
Những mô tả đầu tiên về chi Gerbera đƣợc J.D. Hooker thực hiện
trong Tạp chí Thực vật Curtis năm 1889 khi ông miêu tả Gerbera jamesonii,
một loài Nam Phi đƣợc biết dƣới tên gọi cúc Transvaal hay cúc Barberton.
Hoa Đồng tiền xuất hiện ở nƣớc ta từ những năm 1940 và hiện nay đã
đƣợc trồng ở nhiều tỉnh nơi trong cả nƣớc, điển hình nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Lạt, Thành Phố Hồ Chí Minh,..
1.1.1.2. Phân bố
Chi Đồng tiền có khoảng trên 30 loài sống hoang dại trên thế giới,
phân bố ở Nam Mỹ, Châu Phi, Madagascar và nhiệt đới Châu Á [26]. Ở Việt
Nam có khoảng hơn 30 giống đang đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh thành nhƣ: Đà
Lạt, Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,…
các giống này chủ yếu có nguồn gốc từ Hà Lan, Trung Quốc có màu sắc
phong phú và đa dạng.
Ngày nay, cây Đồng tiền đƣợc trồng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới
nhƣ: Hà Lan, Nhật Bản, Mĩ, Đức, Trung Quốc, Việt Nam…[9].


3


1.1.2. Phân loại
Cây Đồng tiền có tên khoa học là Gerbera jamesoni Bolus ex Hook.
f.1889, thƣờng đƣợc gọi là Cúc Châu Phi [16], hay cúc Đồng tiền là một chi
thực vật thuộc chi Gerbera, họ Cúc (Asteraceae), Bộ Cúc (Asteraceae). Tên
gọi Gerbera đƣợc đặt theo tên của nhà thực vật học ngƣời Đức và bác sĩ y
khoa Traugott Gerber (1710-1743), một ngƣời bạn của Carolus Linnaeus.
Cây Đồng tiền thuộc loại cây lƣu niên ra hoa quanh năm, độ bền hoa cắt
cao đƣợc coi là loại hoa đẹp thứ 3 trong giới hoa. Theo phân loại học, dựa vào
hình thái của hoa Đồng tiền chia hoa thành ba nhóm: hoa đơn, hoa kép và hoa
đơn nhị kép.
- Hoa đơn: Là hoa chỉ có một hoặt hai tầng xếp xen kẽ nhau tạo thành
vòng tròn. Hoa đơn mỏng và yếu hơn hoa kép, màu sắc ít đa dạng hơn, điển
hình là màu trắng, đỏ, tím, hồng.
- Hoa kép: Cánh hoa to, gồm 2 tầng cánh, bông to, đƣờng kính hoa có
thể đạt tới 12-15 cm, cánh hoa tụ lại thành bông nằm ở đầu trục chính, cuống
dài 40-60 cm.
Màu sắc hoa đa dạng nhƣ: trắng, đỏ, vàng, hồng, gạch cua,..
- Hoa đơn nhị kép: Bên ngoài cùng cánh đơn, bên trong cánh kép dày
đặc, thƣờng màu trắng, trong lớp cánh kép mà cánh sen.
Trên thị trƣờng hiện nay, hoa Đồng tiền kép thƣờng là nhóm hoa đƣợc yêu
thích và nhận đƣợc sự lựa chọn từ ngƣời tiêu dùng, và nhóm hoa này cũng là
đối tƣợng của nuôi cấy mô tế bào thực vật.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học
Cây Đồng tiền là cây nhị bội (2n = 50), việc tứ bội hóa làm tăng kích
thƣớc của hoa.

4



- Thân, lá: thân thảo, thân ngầm, đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân,
lá dài khoảng 15-25 cm, rộng 5-8 cm, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc từng
loại giống), mặt dƣới lá đƣợc bao phủ lớp lông mịn [1].
- Rễ: Thuộc dạng rễ chùm, phát triển khoẻ, rễ hình ống, ăn ngang và rễ
thƣờng vƣơn dài tƣơng ứng với diện tích lá toả ra [1].
- Hoa: Hoa Đồng tiền là loại hoa hình đầu và bông hoa đƣợc tạo bởi
hai loại cánh hoa hình lƣỡi và hình ống. Cánh hình lƣỡi lớn hơn, xếp thành
một vòng hoặc vài vòng phía ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn, do sự thay đổi
hình thái và màu sắc nên đƣợc gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa. Trong quá trình
hoa nở, hoa hình lƣỡi nở trƣớc, hoa hình ống nở sau, hoa nở theo thứ tự từ
ngoài vào trong theo từng vòng một [1].
- Quả: Quả Đồng tiền thuộc loại quả bế, có lông, không có nội nhũ, hạt
nhỏ, 1 gram hạt có khoảng 280-300 hạt [1].
1.1.4. Giá trị sử dụng
Hoa Đồng tiền là một loài hoa cắt cành, nó đứng hàng thứ năm trong
số các loại hoa đƣợc cắt để bán trên thế giới (chỉ sau hoa hồng, cẩm
chƣớng, cúc đại đóa và tulip). Hoa Đồng tiền đƣợc biết đến nhƣ một loại cây
cảnh đẹp nó đƣợc coi nhƣ một loại cây trang trí sân vƣờn, có nhiều màu sắc
khác nhau (màu trắng, màu vàng, màu cam, màu đỏ, màu hồng..). Ở điều kiện
thích hợp có thể ra hoa quanh năm, trồng trọt và chăm sóc đơn giản, ít tốn
công, đầu tƣ 1 lần có thể thu hoa từ 4-5 năm. Đồng tiền có hình dáng cân đối,
hài hòa, hoa tƣơi lâu, giá trị thẩm mỹ cao, nên là loại hoa lý tƣởng trong cắm
hoa nghệ thuật cũng nhƣ trang trí khuôn viên, nhà cửa, thông thƣờng hoa
đƣợc trồng trong các chậu để làm cảnh.
Cây Đồng tiền cũng đƣợc dùng nhƣ là sinh vật mô hình trong các nghiên
cứu về sự hình thành của hoa. Vì vậy, trong nhân giống cây trồng, bên cạnh

5



việc sản xuất cây trồng tốt hơn còn tập trung vào các loài có sự hấp dẫn và có
giá trị về thẩm mĩ [13].
Hoa Đồng tiền đƣợc coi là một bài thuốc quý. Trong y học truyền thống
của Trung Quốc, hoa Đồng tiền (còn gọi là Nhật Quế hoa) đƣợc dùng trong y
học để điều trị bệnh cảm lạnh và bệnh thấp khớp [26]. Hoa Đồng tiền có tác
dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, làm ngừng cơn ho.
Ngoài ra, trong cây hoa Đồng tiền có chứa các dẫn xuất của coumarin
(thành phần của thuốc chống đông máu) nguồn gốc tự nhiên.
Trong một số nghiên cứu của NaSa (cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ),
hoa Đồng tiền đƣợc chứng minh là có tác dụng trong việc làm sạch không khí.
Theo kết quả báo cáo thì loài cây này có khả năng lọc các chất khí độc gây ô
nhiễm nhƣ Trichloroethylene (thành phần có trong keo dán, chất tẩy sơn) và
Benzene (thành phần có trong xăng dầu) rất hiệu quả.
1.1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1.1.5.1. Thời điểm trồng: Thời điểm thuận lợi cho cây trồng Đồng tiền vào vụ
xuân tháng 3,4 và vụ thu tháng 9,10.
1.1.5.2. Chuẩn bị nhà che
Cây hoa Đồng tiền là loài cây không chịu đƣợc mƣa nhiều, sƣơng muối
và cƣờng độ ánh sáng mạnh nên phải trồng cây trong nhà lƣới đen, thông
thoáng.
1.1.5.3. Chuẩn bị đất
Giá thể thích hợp cho Đồng tiền là hỗn hợp đất, trấu hun và phân
chuồng ủ hoai mục. Đất trƣớc khi trồng phải tiến hành xử lí mầm bệnh, pH =
6-6,5. Bổ sung thêm xơ dừa, cát để tạo độ thông thoáng.
Khu vực trồng cây phải cao ráo, thoáng nƣớc. Trƣớc khi trồng phải cuốc
đất, phơi ải 15 ngày, nếu đất chặt phải bổ sung thêm tro, trấu hun (giữ nguyên

6



hình dạng trấu để tạo độ thông thoáng). Lên luống đất cao 35-40 cm, rộng
0,7-0,9 m.
1.1.5.4. Trồng cây
Để cây thích nghi trƣớc khi trồng cây ra đất tiến hành ra ngôi cây trên
khay nhựa hoặc khay xốp. Tiêu chuẩn ra ngôi: Cây đầy đủ thân, lá (3-5 lá), rễ,
phát triển bình thƣờng. Giai đoạn này kéo dài 10-15 ngày thì tiến hành trồng
cây ra đất.
Đồng tiền kép phát triển khỏe, lá rộng to nên trồng hàng kép (một luống
trồng 2 hàng), khoảng cách 30 x 25 cm, với khoảng cách này mật độ sẽ là
60000 cây/1ha. Trồng Đồng tiền phải trồng nổi, rễ cao bằng so với măt đất,
nếu trồng sâu cây sẽ phát triển chậm và bị thối thân [9].
1.1.5.5. Chăm sóc
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Đồng tiền phát triển tốt là: độ ẩm
không khí khoảng 82-85%, độ ẩm đất khỏang 76- 80% [9]. Nhiệt độ thích hợp
để trồng hoa Đồng tiền là 15-250C, tuy nhiên cũng có một số giống hoa Đồng
tiền có thể chịu đƣợc nhiệt độ cao hơn 30-340C. Nếu nhiệt độ dƣới 12 và trên
350C chậu hoa Đồng tiền sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, chất lƣợng
hoa xấu.
Bón phân: Cần phun bổ sung phân N:P:K theo tỉ lệ 1:1:1với nồng độ 12g/1. Khi cây đã bám rễ trên giá thể , tiến hành phun phân bón lá Thiên Nông
hoặc Đầu Trâu với nồng độ 5g/lit nƣớc, 3 ngày phun 1 lần, sau 2-3 tuần có thể
cho ra rộng sản xuất [9].
Tƣới nƣớc: Đồng tiền là loại cây không cần quá nhiều nƣớc trong quá
trình phát triển, trung bình 2 ngày tƣới 1 lần là đủ. Nếu điều kiện cho phép thì
tiến hành tƣới nhỏ giọt 1-2h/ngày vào giữa 2 hàng cây (chú ý khi tƣới không
để nƣớc bắn lên lá, đỉnh sinh trƣởng vì nhƣ vậy sẽ làm cây bị chết).

7



Thƣờng xuyên loại bỏ lá già, tạo độ thông thoáng và tránh sâu bệnh.
Khi vặt bỏ lá già chú ý tránh làm tổn thƣơng cây để vi sinh vật không xâm
nhập vào gây bệnh qua các vết thƣơng.
Phòng trừ sâu bệnh: Thƣờng xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên
cây hoa Đồng tiền, một số sâu hại phổ biến trên hoa Đồng tiền nhƣ: Nhện
chân tơ, nhện nhảy, ngài đêm sọc trắng, bọ trĩ, bọ phấn trắng,...Các bệnh hại
thƣờng gặp nhƣ: Bệnh thối gốc, bệnh mốc tro, bệnh phấn trắng, bệnh đốm
hạch, bệnh đốm lá, bệnh đốm vi khuẩn, bệnh virut hoa lá,…
1.1.6. Tình hình sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam và trên thế giới
1.1.6.1. Ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, hoa Đồng tiền đơn đƣợc nhập trồng từ nhƣng năm 1940.
Đặc điểm của giống hoa này là cây sinh trƣởng khỏe, thích nghi với điều kiện
tự nhiên, nhƣợc điểm là hoa nhỏ, cánh đơn, màu sắc đơn điệu. Vì vậy hƣớng
sản xuất ít, từ những năm 1990, một vài Công ty sản xuất hoa đã nhập các
giống hoa Đồng tiền lai (hoa kép) từ Đài Loan, Trung Quốc, Hà Lan,.. Các
giống này có ƣu điểm là cánh to, dày, bao gồm nhiều tầng hoa xếp lại với
nhau, màu sắc phong phú, hình dáng đẹp, cân đối, cho năng xuất cao. Vì vậy
giống cây này đƣợc tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ.
Cây Đồng tiền đƣợc trồng chủ yếu ở các vùng trồng hoa truyền thống nhƣ:
Tây Tựu, Mê Linh, SaPa, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh,... Một số giống
hoa có nguồn gốc Hà Lan, Trung Quốc đang rất đƣợc ƣu thích trên thị trƣờng
hiện nay nhƣ:
- F123 (giống Thanh Tú Giai Nhân): Nguồn gốc Hà Lan, hoa kép màu
cánh sen, nhị màu xanh, đƣờng kính 12-15 cm. Cánh hoa ngoài hình thìa, có
ba lớp, tiếp đến là một lớp cánh nhỏ, hơi uốn cong vào phía trong. Cuống hoa
dài 45- 50 cm, năng xuất đạt 50-60 hoa/khóm/năm.

8



- F125 (Thảo Nguyên Nhiệt Đới): Nguồn gốc Hà Lan, cánh hoa màu đỏ
tƣơi, nhị màu đen, bao quanh là lớp nhị màu trắng, cánh hoa gồm ba lớp,
đƣờng kính 11-12 cm, năng xuất đạt 55-60 hoa/khóm/năm.
- F160 (Kim Hoa Sơn): Nguồn gốc Trung Quốc, hoa có 2 màu, lớp cánh
ngoài màu vàng đỏ, nhị màu đen, đƣờng kính hoa 13-14 cm, năng xuất hoa
45-50 hoa/khóm/năm.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đang lƣu giữ
10 mẫu giống hoa Đồng tiền DPH01, DPH06, DPH08, DPH09,...[9]
Trong các vùng chuyên canh trồng hoa cắt cành thì Đà Lạt chiếm 40%
diện tích hoa cắt cành và 50% tổng sản lƣợng hoa của cả nƣớc [31]. Trung
bình nếu tính với diện tích khoảng 2000 m2, hoa Đồng tiền có thể cho thu
nhập 15 triệu đồng/1 tháng [28]. Hoa Đồng tiền chiếm khoảng 10% tổng trữ
lƣợng hoa xuất khẩu của vùng Đồng bằng Sông Hồng [29].
1.1.6.2. Trên thế giới
Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ
và trở thành một ngành thƣơng mại cao. Diện tích trồng hoa chủ yếu tập trung
ở Châu Âu, Châu Á và một phần ở các nƣớc Châu Phi. Sản xuất hoa ở các
nƣớc châu Á đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị
trƣờng hoa trên thế giới. Ở Trung Quốc ngay từ những năm 20 của thế kỉ 20
đã có sản xuất hoa Đồng tiền cắt cành. Ở Mai Long (Thƣợng Hải), là vùng
trồng hoa lớ ở Trung Quốc nhƣng một vấn đề gặp phải là thoái hóa giống.
Cho đến những năm 1987 do vận dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và kỹ thuật nhân
giống nhanh khắc phục đƣợc tình trạng thoái hóa giống thì hoa Đồng tiền mới
khôi phục và phát triển. Hiện nay Thƣợng Hải là nơi có diện tích trồng lớn
nhất 35 ha, trong đó trung tâm nhân giống hoa Hà Viên Nghê ở nông trƣờng
Đông Hải đứng đầu trong sản xuất và nhân giống hoa Đồng tiền. Ở Giang Tô

9



cũng là nơi phát triển mạnh hoa Đồng tiền, năm 1995 mới có trên 6000 m2,
đến năm 1999 đã có tới 6 ha [9].
Ở các nƣớc có khoa học công nghệ phát triển, hoa đƣợc trồng trong nhà
lƣới che, các hệ thống tƣới tiêu tự động nên năng suất và chất lƣợng hoa rất
cao, đạt khoảng 4,8 triệu bông hoa/năm/ha.
Theo Hà Tiểu Đệ (2000), diện tích trồng hoa của Hà Lan là 8.017 ha,
đạt giá trị sản lƣợng là 3.590 triệu USD. Hầu hết các giống hoa của Hà Lan là
các giống hoa lai to, đƣợc các nhà lai tạo giống của Hà Lan tạo ra, trong đó
công ty florist của Hà Lan là một sơ sở quan trọng về nghiên cứu, buôn bán
và sản xuất hoa Đồng tiền trên thế giới. Ở Ba Lan, sản lƣợng cây Đồng tiền
đƣợc nhân giống bằng nuôi cấy mô đạt 90% tổng sản phẩm.
1.1.6.3. Những thuận lợi, khó khăn khi trồng đồng tiền ở nước ta
+ Những thuận lợi
- Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, diện tích tự nhiên lớn, 80% dân số
sống bằng nghề nông, nông dân cần cù, chăm chỉ, giàu kinh nghiệm sản xuất,
nghề trồng hoa có từ lâu đời.
- Thị trƣờng tiêu thụ hoa ngày càng đƣợc mở rộng, có tiềm năng xuất
khẩu hoa ra các nƣớc khác trong khu vực và trên thế giới.
- Điều kiên khí hậu ở Việt Nam thuận lợi cho một số cây hoa có nguồn
gốc nhiệt đới phát triển.
- Nhà nƣớc đang khuyến khích phát triển hoa để phục vụ nhu cầu
trong nƣớc và xuất khẩu.
+ Những khó khăn
- Khí hậu miền Bắc nóng, ẩm về mùa hè đặc biệt trong các tháng từ
tháng 5 đến tháng 8, mùa đông thì có gió mùa Đông Bắc lạnh, độ chiếu sáng
ngắn, yếu. Miền Nam quanh năm nóng ẩm, có mùa đông khô và mùa nóng

10



mƣa, ẩm độ cao, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho các cây hoa có nguồn
gốc ôn đới.
- Chƣa có các giống hoa chất lƣợng cao, thích ứng với điều kiện của
vùng. Tuy một số vùng có một số giống hoa đẹp, quý nhƣ Trà, Lan,
Anthirium nhƣng ở dạng hoa dại nên không thể cạnh tranh đƣợc với các dạng
hoa lai tạo có màu sắc sặc sỡ và chƣa có chỗ đứng trên thị trƣờng thế giới.
- Sản xuất hoa không tập trung thành vùng lớn mà phân bố tản mạn, các
tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất bảo quản hoa chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi.
- Thiếu các phƣơng tiện, thiết bị bảo vệ hoa trong điều kiện nắng nóng,
mƣa, bão... nhƣ nhà kính, nhà lƣới, nhà che.
- Thị trƣờng hoa chƣa phát triển trong cả nƣớc và xuất khẩu. Những đội
ngũ cán bộ khoa học về cây hoa chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ.
- Việc đầu tƣ giống hoa của các nƣớc vào Việt Nam còn hạn chế
1.2. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý và giải phẫu cây Đồng tiền nuôi
cấy mô
1.2.1. Trên thế giới
Mariutei, Alexe, Burzo nghiên cứu về những thay đổi về sinh lý và sinh
hóa của hoa Đồng tiền cắt trong bình nuôi cấy đã cho thấy màu sắc của cánh
hoa (dạng hoa hình thìa) do sự gia tăng anthocyanin và carotenoid. Sau 5
ngày màu sắc hoa đẹp và bền hơn trong dung dịch bảo quản. Còn khả năng hô
hấp, trọng lƣợng tƣơi của hoa trong bình của hoa trong dung dịch bảo quản
lâu hơn so với hoa trong nƣớc cất [13].
Theo Nada Paradiković, Jadranka Mustapić-Karlić, Tihana Teklić Vera
Cesar, T.Vinković, M.Lisjak, Marija Špoljarević, D.Iljkić. Về vai trò của chế
độ ánh sáng, chất nền trong sắc tố quang hợp, hàm lƣợng proline và chất
lƣợng hoa khi nghiên cứu trên hai giống hoa Đồng tiền Vino và Ruby Red, đã
cho thấy thân hoa dài hơn khi đƣợc bổ sung ánh sáng, xơ dừa đƣợc thay bằng

11



vỏ trấu khi trồng giống Ruby Red. Hàm lƣợng diệp lục b tƣơng quan âm với
hàm lƣợng proline lá và tƣơng quan với cành hoa dài hơn. Nói chung, hàm
lƣợng diệp lục tổng số lá cao hơn có liên quan đến cành hoa dài hơn và có
đầu hoa lớn hơn. Đƣờng kính đầu hoa không khác biệt đáng kể giữa các
giống, nó phụ thuộc vào chế độ ánh sáng, chất nền và mối tƣơng tác của
chúng [27].
Ranasinghe và cộng sự đã cho thấy Đồng tiền đƣợc nuôi cấy trên môi
trƣờng Murashige-Skoog (MS) vừa bổ sung 3% sucrose đƣợc tái sinh đạt hiệu
quả cao. Nhân nhanh trên môi trƣờng MS đầy đủ chất bổ sung với BAP 0,5
mg/lít và sucrose 3%. Với các nồng độ của sucrose (0, 1, 3, 5 và 8%), đạt
hiệu quả trung bình. Và Gibberellic (Acid GA3) nồng độ (0, 1 và 5 mg/l
GA3) kích thích ra hoa in vitro của nhiều giống. Sự kích thích hoa in vitro đã
đạt đƣợc trên MS đầy đủ chứa 8% (w/v) sucrose và 5 mg/l GA3 và tỉ lệ ra hoa
đạt 74% [28].
Theo nghiên cứu của Akter, Hoque và Sarker (2012). Chồi hoa và
cuống hoa là vật liệu khởi đầu, khi nuôi cấy trên môi trƣờng MS bổ sung với
BAP 5,0 mg/lít và NAA 1,0 mg/lít. Tuy nhiên, số lƣợng chồi nhiều nhất thu
đƣợc là từ chồi nụ hoa khi đƣợc nuôi cấy trên MS bổ sung BAP 2,0 mg/lít.
Cánh hoa màu đỏ cho thấy phản ứng tốt nhất trong việc tạo ra nhiều chồi
trong ba giống. Hiệu quả ra rễ tốt nhất với 1/2MS + IBA 0,2 mg/lít [16].
Nhóm tác giả Chandra, Bandopadhyay, Kumar, Chandra đã nghiên cứu
về quá trình đƣa cây nuôi cấy mô từ phòng thí nghiệm ra đồng ruộng đã cho
thấy sự thay đổi về hình thái, sinh lý, giải phẫu của cây rèn luyện có sự sai
khác nhau so với cây in vitro. Để làm tăng sự sinh trƣởng và giảm mức độ
chết của cây mô trong giai đoạn rèn luyện, nhiều nghiên cứu đã tập trung
kiểm soát cả môi trƣờng vật lý, hoá học và sinh học của cây cấy mô [25].

12



Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Kumar Kanwar Sharma (2004) cho
thấy: Tái tạo các chồi ngẫu bất định từ lá và phiến lá đã đƣợc thu đƣợc trên
môi trƣờng MS bổ sung với các nồng độ khác nhau của auxin. Auxins và
kinetin không thành công trong việc sản xuất chồi. Các chồi tái sinh với môi
trƣờng MS chứa 1 mg/lít BAP + 0,1 mg/lít IAA. Các cây thu đƣợc đƣợc
chuyển sang chậu và thuần hoá với thành công 60,70% [24].
Shagufta Naz, Fozia Naz, Tariq, Aslam, Ali and Athar (2012). Đối với
sự kích thích của chồi đỉnh. Môi trƣờng MS có chứa 6-benzylaminopurine
(BAP) một mình hoặc kết hợp với Indolo-3-axit axetic (IAA). Phản ứng cảm
ứng tốt nhất thu đƣợc sau 8 ngày kể từ ngày cấy từ đỉnh và sau 12 ngày nuôi
cấy từ chồi thực vật trên môi trƣờng MS bổ sung 10 mg/lít BAP và 8,8 μM
BAP + 2,87 μM IAA tƣơng ứng. Số chồi thu đƣợc nhiều nhất trên môi trƣờng
MS chứa 10 mg/lít BAP. Bổ sung axit axetic naphthalene (NAA) và kinetin
đến BAP cho thấy phản ứng nhân giống tốt. Môi trƣờng ra rễ tốt nhất là MS
chứa 10 mg/lít NAA [26].
Shylaja, Sashna Chinjusha and Nazeem (2014), khi sử dụng nụ hoa làm
vật liệu khởi đầu. Môi trƣờng nhân nhanh thích hợp nhất là MS bổ sung BAP
3 mg/lít + NAA 0,1 mg/lít. Chồi đƣợc kéo dài trong môi trƣờng MS bổ sung
NAA 0,1mg/l. Đối với hình thái rễ, môi trƣờng MS bổ sung IBA 1mg/l đã có
hiệu quả với nhiều số rễ và rễ dài hơn. Tỉ lệ sống cao hơn khi sử dụng hỗn
hợp bột cát làm giá thể [17].
Năm 2006, Surinder Kumar, Jitender Kumar Kanwar đã sử dụng cánh
hoa và lá Đồng tiền làm vật liệu nghiên cứu, cho kết quả: Mô sẹo tái sinh từ
cánh hoa trong môi trƣờng MS bổ sung 1, 1,5 và 2 mg/lít 2,4-D và từ lá với
1,5 và 2 mg/lít 2,4-D, tuy nhiên mô sẹo không phân hóa thành chồi. Bổ sung
NAA khi hình thành rễ với nguyên liệu đƣợc dùng là lá. Khoảng 53% của mô
sẹo đƣợc hình thành từ cánh hoa với 5 chồi/mô, nhân nhanh chồi trong môi


13


trƣờng MS chứa 2 mg/lít BA và 0,5 mg/lít IAA. Các chồi bén rễ hơn khi
nhúng trong 2000 mg/lít IBA. Tỉ lệ sống đạt 50-60% sau 30 ngày [23]
Hasbullah và cộng sự, trong một cuộc hội thảo đã đƣa ra nghiên cứu
của mình khi sử dụng cả lá, cuống, thân và rễ làm vật liệu. Mô sẹo hình thành
sau 4 tuần đạt 70% trên môi trƣờng Murashige và Skoog (MS) + 2,4 axit
dichlorophenoxyacetic (2,4-D). Sự hình thành phôi sau 4 tuần lễ từ lá và
cuống lá trên môi trƣờng MS + 0,1 mg/lít, 2,0 mg/ lít 2,4-D và 3,0% sucrose,
0,8% agar. Tế bào gốc phôi đƣợc chuyển vào môi trƣờng nuôi cấy MS huyền
phù + 1,0 mg/lít 2,4-D và 0,1 mg/lít axit Nahthalene acetic (NAA) và đƣợc
nuôi cấy khoảng 10 ngày trong 1 tháng. Sau khi thu hồi 2,4-D, phôi hình cầu
đƣợc hình thành và đƣợc chuyển vào môi trƣờng chín. Giai đoạn phôi hình
tim, hình cá đuối và phôi trƣởng thành đƣợc xác định [14].
Min-chang Huang và Chien-young Chu, sử dụng đỉnh rễ làm vật liệu
khởi đầu. Môi trƣờng đƣợc sử dụng là MS (1962), BA 5 mg/l, IAA 0,1 mg/l,
sucrose 2% và 1,0% bacto-agar, pH = 5,6 trƣớc khi hấp. Phòng thí nghiệm có
cƣờng độ chiếu sáng 3000 lux, ở 27 ± 2 ° C. Sau bốn tuần đạt 10 chồi/mẫu.
Chồi có chiều dài 2 cm trở lên đƣợc xử lý với dung dịch IBA 0,1% trong 30
giây, và đƣợc trồng trong một lớp đệm cát hòa tan. Các rễ phát triển trong
khoảng hai tuần. Sau đƣa ra môi trƣờng tự nhiên cây sống dễ dàng [18].
Báo Plant Cell Biotechnology and Molecular Biology (2005) cũng đã
có bài về nghiên cứu sử dụng đỉnh sinh trƣởng của cây hoa Đồng tiền làm vật
liệu. Môi trƣờng tái sinh chồi đƣợc sử dụng là MS bổ sung 6benzylaminopurine là 7 mg/l kết hợp với acid indolo-3-acetic 0,1mg/l đạt 10
chồi/mẫu. Nuôi cấy mẫu trong bóng tối liên tục 30 ngày, 100% rễ xuất hiện
với 1,5 mg/l acid indol-3-acetic kết hợp với 0,5 mg/l acid indol-3-butyric. Cây
trồng trong nhà kính hay đất vƣờn đều đồng nhất với cây mẹ về đặc tính sinh
trƣởng và hình thái học [19].


14


Năm 2007, Kumar và Kanwar, sử dụng mẩu lá làm vật liệu cho kết
quả: Môi trƣờng tạo chồi cao nhất là MS chứa 1,5 hoặc 2,0 mg/l 2,4-D. Tỉ lệ
chồi tốt nhất khi sử dụng MS bổ sung 1,0 mg/l BA. Các callus phân hóa
thành các phôi soma trên môi trƣờng MS Bổ sung 1 mg/l BA. Tỉ lệ sống đạt
70 - 80% [22].
1.2.2. Ở Việt Nam
Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc (2003), môi trƣờng nhân
nhanh Đồng tiền giai đoạn đầu là: MS + BA 4 mg/lít + NAA 0,2 mg/l + IAA
0,2 mg/lít. Sau 4 tuần hình thành 1 thân mầm. Sau đó chuyển mầm vào môi
trƣờng MS + KI 5mg/lít + IAA 1 mg/lít, nuôi cấy tiếp. Giai đoạn tạo rễ bổ
sung than hoạt tính (0,3-0,5 g/l) và NAA ở nồng độ thấp, sau 4 tuần chồi
Đồng tiền sẽ có từ 4-6 rễ và chiều dài trung bình rễ từ 2-3 cm. Giá thể đƣợc
dùng là 1 phần mùn cƣa + 1 phần than bùn + 1 phần xốp vụn [2].
Nguyễn Văn Hồng, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống hoa
Đồng tiền nuôi cấy mô tại Thái Nguyên: Bổ sung 1,5 mg/lít BAP + 15% nƣớc
dừa vào môi trƣờng MS + 30 gram saccarose/lít + 6,5 gram agar/lít, pH= 5,8
mang lại hiệu quả tốt nhất cho nhân nhanh chồi. Bổ sung 0,15 mg/lít NAA
vào môi trƣờng MS + 30 gram saccarose/lít + 6,5 gram agar/lít + 0,15 mg/lít
NAA, pH= 5,8 cho hiệu quả ra rễ tốt nhất. Giá thể thích hợp nhất cho cây hoa
Đồng tiền nuôi cấy mô giai đoạn ra vƣờn ƣơm là đất, cát, trấu và phân vi sinh
Sông Gianh đƣợc trộn theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1/4 [4]
Theo Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Nguyễn Thị Giang,
Nguyễn Quang Thạch (2005), Xây dựng quy trình nhân giống hoa Đồng tiền
bằng kĩ thuật nuôi cấy mô. Môi trƣờng thích hợp cho sự phát sinh chồi là môi
trƣờng MS + 1 ppm BA + 0,3 ppmKi + 0,2 ppm IAA + 2,5 % saccaroza + 6,5
gram agar/lít. Môi trƣờng thích hợp cho quá trình nhân nhanh là MS + 1,0
ppm Kinetin + 2,5% saccaroza + 6,5 gram agar. Môi trƣờng ra rễ tốt nhất là


15


MS + 0,1 ppm αNAA + 2,5% saccaroza + 6,5 gram agar/lít. Thời vụ ra cây tốt
nhất là vụ xuân, cũng có thể ra cây Đồng tiền cấy mô vào vụ thu và vụ đông. Giá
thể ra cây tốt nhất cho cây Đồng tiền nuôi cấy mô là mùn + trấu hun (1: 1) [6].
Theo Dƣơng Minh Long và Nguyễn Mỹ Hoa (2016): Mụn dừa có pH
phù hợp, hàm lƣợng kali khá nhƣng hàm lƣợng đạm, lân thấp, khả năng giữ
nƣớc cao. Rơm chất nấm có hàm lƣợng đạm khá nhƣng pH cao. Bã chất nấm
bào ngƣ có dinh dƣỡng thấp nhất và pH cao. Do đó, mỗi nguồn nguyên liệu
có đặc tính hóa, lý học và dinh dƣỡng khác nhau nên cần chú ý khắc phục các
nhƣợc điểm trong quá trình sử dụng để sản xuất giá thể có tính chất phù hợp
cho các loại hoa nói chung và cúc Đồng Tiền nói riêng. Việc xử lí mụn dừa
trƣớc khi trồng là cần thiết đối với hoa cúc Đồng Tiền. Các biện pháp xử lý
mụn dừa bằng chế phẩm Trichoderma, mụn dừa xử lí bằng thuốc gốc đồng và
mụn dừa ủ hoai cho kết quả tốt nhất [7].
Nguyễn Thị Kim Yến và cộng sự (2013) cho thấy: Môi trƣờng MS có
bổ sung 30 gram/lít sucrose, 9 gram/lít agar và 1 gram/lít than hoạt tính ở điều
kiện nuôi cấy thoáng khí là môi trƣờng thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát
triển cây hoa Đồng tiền. Cây hoa Đồng tiền nuôi cấy thoáng khí trên môi
trƣờng MS có bổ sung 1 g/l than hoạt tính khi chuyển ra điều kiện ex vitro có
tỉ lệ sống sót rất cao (95 %) [11].
Nguyễn Thị Hồng (2013) môi trƣờng tạo đa chồi là MS+ 30 gram/lít
đƣờng sacharose + 8 gram agar + BAP 0,5 mg/lit + 0,2 mg/l kinetin + 100
ml/lít nƣớc dừa, hệ số nhân chồi là 6,03. Môi trƣờng tạo cây hoàn chỉnh là
MS + 30 g/lít đƣờng + 8 g/lít agar + 0,6 mg/l NAA. Giá thể đất: cát đen (1:1)
có tỉ lệ sống đạt 92,5%, cây con sinh trƣởng tốt trong điều kiện nhà lƣới, thời
gian xuất hiện nụ đầu tiên là 105 ngày [3].
Nguyễn Thị Hồng Vân (2015), khi đánh giá đặc điểm sinh trƣởng, phát

triển của một số giống hoa Đồng Tiền tại Gia Lâm- Hà Nội thấy rằng: Các

16


giống hoa Đồng tiền nhập nội đều có khả năng sinh trƣởng tốt, đại diện là các
giống vàng, song hỉ trắng tím, đỏ nhị đen, hồng phấn, năng suất cao đạt
51,17- 53,39 bông/m2, chất lƣợng hoa tốt [8].

17


×