Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Ảnh hưởng của công thức bón phân và chế phẩm atonik đến một số chỉ tiêu sinh lí cây hồng lâu năm tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

NGUYỄN THỊ XOAN

ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG THỨC
BÓN PHÂN VÀ CHẾ PHẨM ATONIK
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ
CÂY HOA HỒNG LÂU NĂM TUỔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Đính đã tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong tổ
Sinh lý thực vật và các thầy, cô phụ trách phòng thí nghiệm, thƣ viện cùng
những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên Khoa Sinh - KTNN trƣờng Đại
Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. La Việt Hồng - Trƣởng phòng thí nghiệm
Sinh lý học thực vật, đã đóng góp, tạo điều kiện thuận lợi về thiết bị, phƣơng tiện
và có những đóng góp quý báu để tôi có thể hoàn thiện khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học chắc chắn đề tài của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và


bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Xoan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hƣởng của công thức bón phân và chế
phẩm Atonik đến một số chỉ tiêu sinh lí cây hoa hồng lâu năm tuổi” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của thầy Nguyễn
Văn Đính. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và
chƣa từng ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Xoan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa hồng ......................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử của cây hoa hồng ................................................ 4

1.1.2. Vị trí phân loại .................................................................................. 5
1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng ........... 6
1.2.1. Đặc điểm thực vật học ....................................................................... 6
1.2.2. Điều kiện sinh trưởng và pháp triển của cây hoa hồng .................... 7
1.3. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới và Việt Nam ....................... 10
1.3.1. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới ...................................... 10
1.3.2. Tình hình sản xuất hoa hồng ở Việt Nam ........................................ 11
1.4. Giá trị của cây hoa hồng........................................................................ 12
1.4.1. Giá trị sử dụng của cây hoa hồng ................................................... 12
1.4.2. Giá trị kinh tế của cây hoa hồng ..................................................... 13
1.5. Vai trò của các loại phân bón đến sinh trƣởng và phát triển của
thực vật ......................................................................................................... 13
1.6. Các kết quả nghiên cứu về vai trò của chế phẩm Atonik đối với cây
trồng .............................................................................................................. 14
1.6.1. Vai trò của chế phẩm Atonik đến sinh trưởng và pháp triển của
thực vật ...................................................................................................... 14
1.6.2. Một số kết quả nghiên cứu về vai trò của Atonik đối với cây
trồng........................................................................................................... 15
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 18


2.1.1. Đối tượng thực vật: ......................................................................... 18
2.1.2. Các loại phân bón ........................................................................... 18
2.1.3. Atonik ............................................................................................... 18
2.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 19
2.3. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu:....................................................... 21
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu thí nghiệm .................................................. 21
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 22
3.1. Ảnh hƣởng của công thức bón phân đến một số chỉ tiêu sinh lí cây

hồng lâu năm tuổi ......................................................................................... 22
3.1.1. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến số chồi/cây của cây
hồng lâu năm tuổi ...................................................................................... 22
3.1.2. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến tốc độ ra lá và kích
thước lá của cây hồng lâu năm tuổi .......................................................... 23
3.1.3. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến số hoa/cây của cây
hồng lâu năm tuổi ...................................................................................... 26
3.2. Ảnh hƣởng của chế phẩm Atonik đến một số chỉ tiêu cây hồng lâu
năm tuổi ........................................................................................................ 28
3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik đến số chồi/cây của cây hồng
lâu năm tuổi ............................................................................................... 28
3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik đến tốc độ ra lá và kích thước
lá của cây hồng lâu năm tuổi .................................................................... 30
3.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Atonik đến số hoa/cây của cây hồng
lâu năm tuổi ............................................................................................... 32
3.3. Đánh giá mức độ sâu hại, bệnh hại trên cây hồng lâu năm tuổi ........... 32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 36


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm ............................................................... 20
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của công thức bón phân đến số chồi/cây của cây
hồng lâu năm tuổi............................................................................ 22
Bảng 3.2: Ảnh hƣởng của công thức bón phân đến tốc độ ra lá và kích
thƣớc lá của cây hồng lâu năm tuổi ................................................ 24
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của công thức bón phân đến số hoa/cây của cây
hồng lâu năm tuổi............................................................................ 27
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của chế phẩm Atonik đến số chồi/cây của cây
hồng lâu năm tuổi............................................................................ 28

Bảng 3.5:Ảnh hƣởng của chế phẩm Atonik đến tốc độ ra lá và kích thƣớc
lá của cây hồng lâu năm tuổi .......................................................... 30
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của chế phẩm Atonik đến số hoa/cây của cây hồng
lâu năm tuổi..................................................................................... 32
Bảng 3.7: Một số sâu hại trên cây hồng lâu năm tuổi ..................................... 33
Bảng 3.8: Một số bệnh hại trên cây hồng lâu năm tuổi .................................. 34


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Hình 3.1: Số chồi trên cây L3 và cây K3 ........................................................ 23
Hình 3.2.Tốc độ ra lá của cây K3 so với cây L1............................................. 25
Hình 3.3. Kích thƣớc lá của cây K2 và cây K3............................................... 26
Hình 3.4: Số chồi trên cây ............................................................................... 29
Hình 3.5. Kích thƣớc lá của cây A3 và cây A1............................................... 31
Hình 3.6: Một số sâu hại, bệnh hại ................................................................. 34


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoa và cây cảnh đang trở thành một trong những hƣớng phát triển mạnh
của ngành nông nghiệp do nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời. Hoa trong
cuộc sống của con ngƣời chiếm một vị trí thẩm mỹ quan trọng, hoa là đặc
trƣng của cái đẹp, là nguồn cảm giác ngọt ngào của cuộc sống [2].
Hoa không chỉ đem lại cho con ngƣời sự thoải mái thƣ giãn khi thƣởng
thức vẻ đẹp của chúng mà còn đem lại cho những ngƣời sản xuất hoa giá trị
kinh tế cao hẳn so với những cây trồng khác. Nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Hà
Lan, Pháp, Bungari... đã có nền sản xuất hoa phát triển và là nguồn thu nhập
quan trọng của đất nƣớc. Một trong số các loài hoa đó phải kể đến hoa hồng.
Hoa hồng xuất hiện trên Trái đất từ lâu đời, có xuất sứ từ các vùng ôn đới
và Á nhiệt đới phía Bắc bán cầu. Ở nƣớc ta, hoa hồng đƣợc trồng khắp nơi, từ

miền núi, trung du cho đến đồng bằng châu thổ. Là một loài hoa vừa có màu sắc
sặc sỡ, vừa có hƣơng thơm quý phái nên hoa hồng đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng.
Vì thế, nó trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày [2].
Cây hoa hồng thƣờng đƣợc sử dụng làm hoa cắt cành với nhiều màu sắc,
kích thƣớc, chủng loại đa dạng và phong phú. Với vẻ đẹp, hình dáng và
hƣơng thơm nổi bật hoa hồng là loại hoa biểu trƣng và cũng là loại hoa tƣợng
trƣng cho tình yêu. Hoa hồng đƣợc dùng trang trí trong các bữa tiệc hay đƣợc
dùng để điều chế mỹ phẩm, nƣớc hoa. Ngoài việc làm đẹp và tô điểm cho đời
sống hoa còn có nhiều tác dụng khác nhƣ: chữa bệnh, dùng làm thức ăn cho
con ngƣời, gia súc, nuôi ong... Hiện nay, việc sản xuất và kinh doanh hoa
hồng đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho ngƣời nông dân ở một số khu vực điển
hình phát triển thành công cây hoa hồng nhƣ: Mê Linh (Hà Nội), Tây Tựu
(Hà Nội), SaPa (Lào Cai) [10].

1


Cây hoa hồng nhung Pháp lâu năm tuổi có sức sống kém dần, khả năng
chống chịu sâu bệnh kém... nhƣng nếu đƣợc cải tạo sẽ phục hồi và giữ đƣợc
dáng đẹp và cổ kính. Với tuổi đời lâu năm, cây hoa hồng nhung Pháp có giá
trị về mặt làm cảnh đem lợi nhuận kinh tế cao cho ngƣời nông dân.
Trong quá trình canh tác cây hoa hồng lâu năm tuổi, việc sử dụng các loại
phân bón có vai trò rất quan trọng. Ngoài các loại phân bón qua rễ, việc sử
dụng các chế phẩm bằng phƣơng pháp phun lên lá có tác dụng rất lớn trong
việc kích thích sinh trƣởng, mẫu mã và tăng năng suất của hoa hồng. Một số
loại chế phẩm bón lá đang đƣợc sử dụng tốt nhƣ: Atonik, các loại chế phẩm
Đầu trâu 502, 702 và 902, Biomit Pluzz ... có tác dụng làm kích thích sinh
trƣởng, tăng kích thƣớc hoa, kích thƣớc cành. Đặc biệt các chế phẩm này giúp
cây hoa hồng có bộ lá đẹp bóng, làm tăng giá trị về mặt thƣơng phẩm của cây
hoa hồng. Trong các loại chế phẩm thì Atonik đƣợc sử dụng nhiều hơn cả [10].

Theo một số công bố trên thế giới và trong nƣớc có thể tái sử dụng,
chăm sóc cây hoa hồng nhung Pháp để làm cảnh bằng cách: sử dụng phân
bón, cắt tỉa, nƣớc, chất kích thích... Tuy nhiên, sử dụng các phân bón và các
chế phẩm này nhƣ thế nào? Dùng phân bón, chế phẩm nào có hiệu quả hơn
còn ít tài liệu bàn đến. Xuất pháp từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Ảnh hưởng của công thức bón phân và chế phẩm Atonik đến
một số chỉ tiêu sinh lí cây hoa hồng lâu năm tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số công thức bón phân và chế phẩm Atonik
đến một số chỉ tiêu sinh lí cây hoa hồng lâu năm tuổi nhằm mục đích làm cảnh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng
(số chồi/cây, số hoa/cây) và tốc độ ra lá, kích thƣớc lá của cây hoa hồng lâu
năm tuổi.

2


- Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế phẩm Atonik đến một số chỉ tiêu sinh
trƣởng (số chồi/cây, số hoa/cây) và tốc độ ra lá, kích thƣớc lá của cây hoa
hồng lâu năm tuổi.
- Đánh giá mức độ sâu hại, bệnh hại trên cây hoa hồng lâu năm tuổi.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ bổ sung các dẫn liệu về ảnh hƣởng của phân bón và
chế phẩm Atonik đến sinh trƣởng của cây trồng nói chung và cây hoa hồng
nhung Pháp nhiều năm tuổi nói riêng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định đƣợc công thức bón phân và chế phẩm Atonik hợp lí nhất
nhằm tái sinh cây hoa hồng nhung Pháp lâu năm tuổi cho mục đích làm cảnh

đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3


NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa hồng
1.1.1. Nguồn gốc lịch sử của cây hoa hồng
Hồng là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc
cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài với màu hoa
đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới. Các loài hoa này nổi tiếng vì
hoa đẹp nên thƣờng gọi là hoa hồng.
Theo cuốn “All about rose”, hoa hồng xuất hiện đầu tiên ở Bắc bán cầu.
Các nhà khoa học đã tìm thấy mẫu hoa hồng hóa thạch ở bang Colorado - Mỹ
đƣợc xác định đã có niên đại hơn 30 triệu năm. Nhƣ vậy, hoa hồng đã xuất
hiện trên trái đất từ vài chục triệu năm, chúng đã thực sự đƣợc trồng từ vài
ngàn năm nay và đƣợc nhân giống lai tạo từ vài trăm năm nay.
Theo Hoàng Ngọc Thuận [20], có 3 trung tâm phát sinh hoa hồng lớn là
Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông. Trong đó, các nƣớc Trung Đông đã trồng
hoa hồng từ trƣớc Công Nguyên, còn Trung Quốc và Ấn Độ là hai trung tâm
phát sinh hoa hồng lớn nhất thế giới và từ hai trung tâm này hoa hồng đƣợc phát
triển sang Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Pháp, Đức, Ý và các nƣớc Tây Âu khác...
Ngƣời ta cho rằng hoa hồng có nguồn gốc từ cây Tầm xuân, có từ kỷ Đệ
Tam cách đây 3,5 - 7 triệu năm, chủ yếu phân bố ở các vùng ôn đới Bắc Bán
Cầu, riêng loại ra hoa 4 mùa có khởi nguồn ở vùng Á nhiệt đới. Trải qua sự
biến đổi lâu dài trong tự nhiên và sự chọn lọc của con ngƣời, Tầm xuân đã
biến thành hoa hồng cổ đại. Hoa hồng hiện nay có nguồn gốc rất phức tạp, nó
là kết quả tạp giao của Tầm xuân (Rosa multiflora) với Mai khôi (Rosa
rugosa) và hoa hồng Ấn Độ (Rosa indica). Giống lai này có tên gọi là

floribunda hybrid tea hay grandiflora [2], [11].

4


Mai khôi (Rosa rugosa): có nguồn gốc Trung Quốc, hiện còn rất nhiều
cây hoang dại. Mai khôi là loại cây thân gỗ rụng lá, cao tới 2m, thân dạng bụi,
màu nâu tro, trên thân có một lớp lông nhung và có gai. Lá kép lông chim, có
5 - 9 lá nhỏ, hình thuôn hoặc hình trứng dài 2 - 5 cm, mép lá có răng cƣa, mặt
trên không có gai, mặt dƣới có lông gai. Hoa mọc thành chùm màu trắng hoặc
đỏ tím, đƣờng kính 6 - 8 cm, có chứa tinh dầu, mùi thơm, thông thƣờng mỗi
năm hoa ra một lần vào tháng 5 hoặc tháng 6, cũng có khi ra thêm một đợt
vào tháng 7, tháng 8. Quả hình cầu dẹt, màu gạch đỏ.
Tầm xuân (Rosa multiflora): Là loại cây bụi rụng lá, cành nhỏ, mọc lan
nhƣ cây dây leo, lá kép lông chim, hoa nhỏ và mọc thành cành, một năm chỉ
ra hoa một lần. Cây có nguồn gốc ở Trung Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ. Ở Trung
Quốc có loại Tầm xuân dại (Rosa multiflora) có 5 - 11 lá kép, quanh có gai,
hoa nhỏ, màu trắng đến màu đỏ, mọc dày sít nhƣ hình cái ô, ra hoa vào tháng
5, tháng 6, quả nhỏ hình cầu. Ngoài ra còn có một số loại tầm xuân khác nhƣ:
Cẩu tầm xuân (Rosa camina), Tầm xuân màu vàng, Tầm xuân lá nhãn, Tầm
xuân Pháp [2], [11].
Hoa hồng (Rosa Indica L.): nguyên sản Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam,
Tô Châu, Quảng Đông. Hiện nay còn tồn tại những cây cổ thụ hoang dại, là
loại cây lùm bụi, rụng lá và nửa rụng lá. Cây mọc đứng thẳng hoặc nửa mở.
Lá kép lông chim có từ 3 - 5 lá nhỏ, hình trứng dài 2 - 3 cm, đỉnh lá nhọn,
mép lá răng cƣa, hai mặt không có lông. Hoa mọc rời hoặc thành chùm trên
cành, đƣờng kính 5 cm màu trắng đến đỏ thẫm, thơm nhẹ, cuống hoa nhỏ.
Một năm cây ra hoa nhiều lần từ tháng 4 đến tháng 11. Nhiễm sắc thể 2n = 2x
= 14, có rất nhiều biến chủng nhƣ loại có lông, không có lông, lá mỏng nhỏ,
nhiều hoa, là bố mẹ của các giống hoa hồng hiện nay [2], [11].

1.1.2. Vị trí phân loại
Cây hoa hồng (Rose) có tên khoa học là Rosa sinensis. thuộc:
Giới: Plantae

5


Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Phân lớp: Rosidea
Bộ: Rosales
Họ: Rosaceae
Phân họ: Rosoideae
Chi: Rosa
1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng
1.2.1. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: rễ hồng thuộc loại rễ chum, chiều ngang tƣơng đối rộng, khi bộ rễ
lớn phát triển nhiều rễ phụ.
- Thân: hồng thuộc nhóm cây thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng có nhiều cành
và gai cong.
- Lá: cây hoa hồng có lá kép lông chim mọc cách, ở cuống có lá kèm
nhẵn, mỗi lá có 3 - 5 lá chét hoặc 7 - 9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều
cƣa nhỏ, tùy theo giống mà lá có màu sắc xanh đậm hoặc nhạt, răng cƣa nông
và có hình dạng khác nhau.
- Hoa: có màu đỏ thẫm. Cụm hoa có một hoa, cứng, có gai. Hoa lớn
thƣờng có cánh hợp thành chén ở gốc, xếp thành vòng. Hoa hồng thuộc loài
hoa lƣỡng tính. Nhị đực và nhụy cái trên cùng một hoa, các nhị đực dính vào
nhau bao quanh vòi nhụy. Khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể thụ
phấn. Đài hoa màu xanh. Cánh hoa có túi tiết chứa tinh dầu thơm có thể chiết
tách thành dầu thơm có công dụng cao trong đời sống.

- Quả: quả có nhiều hình dạng khác nhau, hình cầu, cầu dẹt, hình bầu
dục, kích cỡ lớn nhỏ tùy thuộc vào từng giống. Khi chín quả có màu hồng
điều, màu vàng, màu đỏ đun, tùy theo màu sắc hoa. Mỗi quả có chứa nhiều
hạt nhỏ. Quả hình trái xoan, trong chứa nhiều hạt, thuộc loại quả nang.

6


- Hạt: hạt hoa hồng có dạng đa diện, vỏ dày có lớp lông trắng bao phủ,
hạt khó nảy mầm.
1.2.2. Điều kiện sinh trưởng và pháp triển của cây hoa hồng
1.2.2.1. Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trƣởng và ra hoa của
hoa hồng. Cây hoa hồng là cây ƣa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trƣởng
tốt. Nếu thiếu ánh sáng cây sẽ bị tiêu hao chất dự trữ trong cây. Khi cây còn
nhỏ yêu cầu về cƣờng độ ánh sáng thấp hơn, khi cây lớn yêu cầu ánh sáng
càng nhiều hơn. Nhƣ vậy, ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh
trƣởng và ra hoa của hoa hồng.
Ánh sáng chẳng những có tác động trực tiếp với cây mà còn làm thay đổi
một loạt các nhân tố ngoại cảnh khác nhƣ làm tăng nhiệt độ, tăng sự tiêu hao
nƣớc. Do thời tiết thay đổi hoặc do sự che bớt ánh sáng dẫn đến giảm cƣờng
độ và thời gian chiếu sáng đều làm giảm lƣợng chất khô tích lũy và khả năng
sinh trƣởng. Sự phân hóa hoa, sự phát dục của hoa, thời gian giãn cách giữa 2
lần cắt hoa, độ lớn của cành hoa, trọng lƣợng và chiều dài cành, diện tích lá,
màu sắc của cành hoa đều chịu ảnh hƣởng của ánh sáng. Nhƣ vậy, ánh sáng
không những có tác động trực tiếp đến cây mà còn làm thay đổi một loạt các
nhân tố nhƣ: nhiệt độ, quá trình thoát hơi nƣớc...
Ngoài ra, cƣờng độ chiếu sáng còn ảnh hƣởng tới sự phát sinh cành.
Những hàng cây càng gần hƣớng Nam so với hàng cây gần hƣớng Bắc, số
cành càng nhiều hơn. Dùng cách che ánh sáng ở phần phát sinh cành hoàn

toàn có thể ức chế sự ra cành, dùng cách chiếu sáng bổ sung sẽ làm tăng số
lƣợng cành.
1.2.2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng với hoa hồng, cây hoa
hồng ƣa khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ tối thích cho hoa hồng tuỳ theo giống, nhìn

7


chung là từ 18-25oC. Nhiệt độ trên 35oC và dƣới 18oC đều ảnh hƣởng tới cây.
Nhiệt độ bao gồm các yếu tố: nhiệt độ ngày, đêm; chênh lệch nhiệt độ ngày
đêm và nhiệt độ đất. Nhiệt độ ảnh hƣởng đến quang hợp, hô hấp, sự tạo thành
protein, axit amin và cuối cùng là ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất.
Nhiệt độ đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày. Đa số các giống thích hợp
với nhiệt độ đêm là 16oC. Thấp hơn nhiệt độ này, cây sinh trƣởng chậm, sản
lƣợng thấp nhƣng chất lƣợng hoa cao và ngƣợc lại.
Nhiệt độ ngày cũng ảnh hƣởng tới sản lƣợng. Nhiệt độ từ 26 - 27oC sản
lƣợng cao hơn ở 29 - 32oC là 49%, hoa thƣơng phẩm cao hơn 20,8% [19].
Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: ngày trời quang nhiệt độ ban ngày cao
hơn ban đêm 5 - 8oC có lợi cho sự tạo thành và sự dự trữ dinh dƣỡng. Khi
nhiệt độ tới 30oC thì quang hợp ngừng. Những ngày nhiều mây ánh sáng yếu,
nhiệt độ thấp, quang hợp giảm nhƣng hô hấp thì thực hiện cả ngày và đêm và
khi nhiệt độ tăng thì hô hấp tăng, vì vậy trồng hoa hồng phải chú ý đến điều
tiết nhiệt độ nếu không chất lƣợng hoa sẽ giảm.
1.2.2.3. Độ ẩm
Độ ẩm phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nƣớc. Cây hoa hồng
yêu cầu độ ẩm đất 60 - 70%, độ ẩm không khí 80 - 85% do hồng có tán rộng,
bộ lá nhiều nên diện tích phát tán hơi nƣớc của cây rất lớn. Sự điều tiết độ ẩm
phụ thuộc vào thời tiết và thời gian chiếu sáng, kết quả thí nghiệm cho biết
khống chế độ ẩm trong nhà kính không ảnh hƣởng gì tới sản lƣợng về mùa

đông nhƣng mùa hè thì tăng đƣợc sản lƣợng. Sự khác biệt này do ảnh hƣởng
đến môi trƣờng sống của cây. Khi thiếu nƣớc sự thoát hơi nƣớc phụ thuộc vào
độ ẩm không khí và diện tích lá. Nƣớc không trực tiếp tham gia vào phản ứng
sinh hóa mà chỉ là một điều kiện của phản ứng quang hợp, tác dụng tới sự cân
bằng năng lƣợng trong cây. Nếu khống chế độ ẩm thích hợp thì độ dài cành
càng tăng thêm trung bình là 8,2% [19].

8


1.2.2.4. Đất đai
Đất là một yếu tố môi trƣờng quan trọng nhất, là nơi nâng đỡ cây trồng,
cung cấp nƣớc, dinh dƣỡng cơ bản và không khí cho sự sống của cây hoa.
Đất thích hợp cho hồng là đất thịt, hoặc đất thịt nhẹ, nên chọn những nơi
đất cao không bị ngập úng, đất bằng phẳng, tơi xốp thông thoáng, có độ
pH = 6,0 - 6,5, có đầy đủ ánh sáng.
Nhìn chung, cây hoa hồng thích nghi và phát triển tốt trên những loại
đất trung tính và ít chua, rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 60 cm trở lên, một số
ít giống phân bố trên 1m. Đặc biệt với những loại cây có thời gian thu hoạch
nhiều năm nhƣ hoa hồng, việc đảm bảo tính chất lý hóa của đất rất quan
trọng. Đất trồng hoa hồng tốt nhất là đất đen, đỏ vôi hoặc đất đồi giàu mùn.
Loại đất này kết cấu viên tốt, khối lƣợng riêng nhỏ, khả năng giữ mùn tốt,
thoáng khí, có lợi cho sự phát triển của bộ rễ [8], [9].
1.2.2.5. Dinh dưỡng
Những chất dinh dƣỡng mà cây cần bao gồm phân hóa học nhƣ N, P, K;
phân hữu cơ nhƣ phân chồng, phân xanh... Ngoài ra phải cần một lƣợng nhỏ
phân vi lƣợng.
Đạm: Đạm là một thành phần quan trọng làm phát triển nhanh quá trình
phân chia tế bào, làm cho tế bào phát triển nhanh về số lƣợng và trọng lƣợng,
bởi vậy nó là yếu tố quyết định sự sinh trƣởng của cây.

Lân: Lân có tác dụng thúc đẩy sinh trƣởng của rễ, hoa, quả, hạt. Lân cần
cho sự tích lũy protein trong cây.
Kali: Kali là yếu tố tham gia cấu tạo nên chất hữu cơ, có vai trò trong sự
tích lũy nƣớc.
Ngoài ra để tăng năng suất phẩm chất hoa, cần bón thêm vi lƣợng nhƣ
Fe, Zn, Mn... Các phân vi lƣợng thƣờng dùng để tƣới phun qua lá vào thời kỳ
cây con [9].

9


1.3. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới
Hoa hồng là một trong những loài hoa trồng phổ biến nhất trên thế giới
và đƣợc ƣa chuộng bởi sự đa dạng về chủng loại và phong phú về màu sắc.
Chính vì thế, hoa hồng đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới trồng theo hƣớng hàng
hóa đầu tƣ thâm canh cao và trở thành một ngành thƣơng mại lớn. Sản xuất
hoa hồng mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế của các nƣớc trồng
hoa trên thế giới.
Theo Nguyễn Xuân Linh (2000) [11], tổng giá trị hoa cắt tiêu thụ trên thị
trƣờng thế giới là 42 tỷ USD, trong đó hoa hồng chiếm 15 tỷ USD còn lại là
cúc, cẩm chƣớng thơm, lay ơn và các loài hoa khác. Dự kiến trong những năm
tới nhu cầu hoa cắt sẽ tăng lên rất nhiều, riêng hoa hồng sẽ chiếm tỷ trọng
khoảng 30 tỷ USD [11], tỷ lệ nhập khẩu hoa trên thế giới tăng hàng năm là
10%, trong đó hoa cắt tăng 6 - 9% [8].
Diện tích hoa trên thế giới ngày càng mở rộng. Trong đó tổng diện tích
trồng hoa của châu Á khoảng 134.000 ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích
hoa của thế giới [19]. Tỷ lệ thị trƣờng hoa của các nƣớc đang phát triển chỉ
chiếm 20% thị trƣờng hoa của thế giới. Nguyên nhân là do các nƣớc châu Á
có diện tích trồng hoa nói chung và hoa hồng nói riêng đƣợc đầu tƣ công nghệ

tiên tiến còn ít. Hoa của châu Á thƣờng đƣợc trồng ở điều kiện tự nhiên, ngoài
đồng ruộng và chủ yếu phục vụ thị trƣờng nội địa [8].
Các nƣớc sản xuất hoa hồng chính là: Hà Lan, Mỹ, Colombia, Nhật...
Trong đó Hà Lan là nƣớc trồng và xuất khẩu hoa hồng lớn nhất trên thế giới.
Hà Lan xuất khẩu khoảng 4 tỷ USD tƣơng đƣơng với 21 tỷ cành. Mỹ là nƣớc
trồng hoa hồng nhiều nhất nhƣng nhập khẩu cũng nhiều. Năm 1996, Mỹ sản
xuất 3,5 tỷ cành và nhập khẩu 8,3 tỷ cành [9].
Ở châu Á, Trung Quốc là nƣớc bắt đầu sản xuất hoa hồng từ những năm
50 của thế kỉ XX với nhiều loại giống hoa hồng khác nhau. Hiện nay, Quảng

10


Đông là tỉnh trồng hoa hồng nhiều nhất Trung Quốc có diện tích hoa hồng
4.320 ha, sản xuất 2,96 tỷ bông, tiếp đến là tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ
Bắc. Hoa chất lƣợng cao nhất là Vân Nam bởi đây là vùng thích hợp với hoa
hồng vì vùng này có khí hậu bốn mùa mát mẻ, biên độ chênh lệch ngày đêm
nhỏ, ánh sáng đầy đủ [24]. Theo kết quả thống kê của hiệp hội sản xuất hoa
Trung Quốc [24] thì với đất nƣớc trên 1 tỷ dân này, hoa hồng là 1 trong 15
loại hoa cắt quan trọng, đứng đầu về diện tích cũng nhƣ sản lƣợng, tiếp đó
mới đến cẩm chƣớng, hoa cúc và một số loại hoa khác [8].
Ở một số nƣớc Tây Âu và Trung Quốc mặc dù nhu cầu tiêu dùng hoa
hồng rất lớn, nhƣng các nƣớc này chỉ có thể sản xuất hoa vào mùa hè, còn mùa
đông do nhiệt độ xuống quá thấp và thƣờng bị băng tuyết bao phủ vì vậy năng
suất và chất lƣợng hoa hồng giảm nhiều. Để thu đƣợc một bông hoa hồng chất
lƣợng cao phải chi phí rất lớn. Đây chính là một cơ hội cho các nƣớc có điều
kiện thuận nhƣ Việt Nam đầu tƣ sản xuất để xuất khẩu loại hoa này.
1.3.2. Tình hình sản xuất hoa hồng ở Việt Nam
Cây hoa hồng đƣợc trồng là loại hoa đƣợc trồng phổ biến nhất ở nƣớc ta
hiện nay và đang có xu hƣớng phát triển mạnh, là một trong những loại cây

đem lại hiệu quả kinh tế khá cao trong nghề sản xuất hoa. Hoa hồng giờ đây
không chỉ phục vụ cho tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu sang Trung Quốc.
Các vùng trồng hoa chính mang tính tập trung là: Hà Nội (1.100 ha),
Thành phố Hồ Chí Minh (870 ha), Đà Lạt (560 ha), Hải Phòng (270 ha), Vĩnh
Phúc (950 ha) và hầu hết các tỉnh trong cả nƣớc đều trồng hoa với diện tích từ
vài đến vài chục ha nhƣ Bắc Ninh, Bắc Giang, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Thái
Bình… [8].
Trƣớc năm 1997, diện tích trồng hoa hồng nhiều nhất (31%), nhƣng từ
năm 1998 trở lại đây, diện tích hoa hồng chỉ còn 29,6% trong tổng diện tích
trồng hoa, do phần lớn giống hoa hồng hiện nay là giống có năng suất và chất
lƣợng kém, đầu tƣ cho sản xuất còn hạn chế [8].

11


Đà Lạt là một trung tâm du lịch, nghỉ ngơi tốt nhất của cả nƣớc thuộc
cao nguyên miền Trung có điều kiện thiên nhiên ƣu đãi, đất đai màu mỡ đƣợc
coi là nơi lý tƣởng cho sinh trƣởng phát triển của hầu hết các loại hoa, diện
tích trồng hoa chiếm một tỷ lệ lớn. Mặt khác, đây là vùng có truyền thống lâu
đời và có kinh nghiệm trong việc trồng và phát triển hoa ôn đới. Một số công
ty có hoa xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật và Đài Loan nhƣ công ty Hasfaram
Đà Lạt [8].
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trƣờng tiêu thụ hoa lớn của Việt Nam.
Nhu cầu tiêu dùng hoa cắt từ 35.000 - 50.000 cành/ngày. Trong khi đó hai
vùng hoa chuyên canh Sa Đéc và Gò Vấp chỉ cung cấp đƣợc 10.000 - 15.000
cành/ngày. Vì thế vẫn phải nhập các loại hoa (trong đó có hoa hồng) từ Đà
Lạt, Hà Lan, Đài Loan và các tỉnh miền Bắc [20].
Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nƣớc và cũng là địa phƣơng có diện
tích trồng hoa lớn nhất Việt Nam. Diện tích hoa của Hà Nội trong những năm
qua tăng lên một cách nhanh chóng: năm 1997 là 640 ha, năm 1998 tăng lên

1.008 ha, năm 1999 là 1.075 ha, trong đó hoa hồng chiếm diện tích lớn thứ 2
(sau hoa cúc) trong cơ cấu các loại hoa [8].
Nghề trồng hoa hồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây
trồng khác đặc biệt so với lúa. Nếu đem so sánh với lúa trồng 2 vụ thì trồng
hoa hồng cho thu hoạch gấp 6 lần so với trồng lúa [8].
1.4. Giá trị của cây hoa hồng
1.4.1. Giá trị sử dụng của cây hoa hồng
Hoa hồng nhung Pháp là một trong những loài hoa đƣợc ƣa chuộng nhất
trên thế giới, hoa to, màu sắc đẹp mắt, hƣơng thơm dịu dàng và đƣợc xem là
“Hoàng hậu của các loài hoa”. Nó biểu tƣợng cho hòa bình, tuổi trẻ, là hoa
của tình yêu, tình hữu nghị, niềm vui và sự tốt lành.

12


1.4.2. Giá trị kinh tế của cây hoa hồng
Ở Việt Nam, cây hoa hồng có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế của các vùng
trồng hoa, cây hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 20 lần so với trồng các
cây khác.
VD: Mô hình trồng hoa hồng ở Mê Linh thu 10 - 15 triệu đồng/sào/năm.
Vùng hoa ở huyện Mê Linh rộng gần 400 ha với hàng chục cánh đồng
đều cho thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/ha. Đặc biệt những cánh đồng
hoa ở huyện Mê Linh đã cho thu nhập từ 70 - 90 triệu đồng/năm [17].
1.5. Vai trò của các loại phân bón đến sinh trƣởng và phát triển của
thực vật
Phân bón có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Phân có
trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận
mới của cây. Phân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia
vào quá trình tổng hợp các axit amin.
Phân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và

lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu đƣợc hạn
và ít đổ ngã.
Phân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả
sớm và nhiều. Phân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố
không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số
loại sâu bệnh hại,…
Phân bón lá là loại phân hóa học dạng bột hay dạng chất dinh dƣỡng
gồm các chất đa lƣợng, vi lƣợng và các chất kích thích sinh trƣởng khi pha
với nƣớc phun trực tiếp lên lá cây hay thân cây.
Tác dụng của phân bón:
+ Giúp cây sinh trƣởng nhanh, đâm chồi đẻ nhánh, kích thích tăng
trƣởng phát triển, ra chồi ra hoa kết trái. Phân bón lá còn giúp hạn chế tác hại

13


của sâu bệnh, chống vàng lá do hạn hán cây không hấp thụ đƣợc nƣớc hay
sƣơng muối làm nấm lá. Phân bón lên lá rút ngắn con đƣờng vận chuyển các
nguyên tố hóa học không phải vận chuyển từ rễ, cây sử dụng chất dinh dƣỡng
một cách hiệu quả, các quá trình sinh lý nhanh nhất là quá trình sinh trƣởng.
+ Cung cấp chất dinh dƣỡng giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây phân hóa
nhiều cành, xanh tốt tự nhiên, bộ lá phát triển mạnh mẽ.
+ Tăng sức đề kháng với nhiều loại bệnh
+ Tăng khả năng ra hoa, tăng tỉ lệ đậu quả
+ Giúp quả lớn nhanh, hạt to, chắc, mẩy, tăng chất lƣợng hạt.
+ Ngoài ra cung cấp vi lƣợng, chất khoáng giúp cho vi khuẩn nốt sần
hoạt động mạnh ở các cây họ Đậu.
+ Có thể kết hợp việc bón phân với tƣới nƣớc và sử dụng các
phytohoocmon.
Hiệu quả khi sử dụng phân bón lá: Sử dụng phân bón lá mang lại năng

suất cao, chất lƣợng nông sản tốt, tăng lợi nhuận, giảm chi phí đầu tƣ mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
1.6. Các kết quả nghiên cứu về vai trò của chế phẩm Atonik đối với
cây trồng
1.6.1. Vai trò của chế phẩm Atonik đến sinh trưởng và pháp triển của
thực vật
Atonik là chế phẩm kích thích sinh trƣởng của thực vật. Cũng nhƣ các
loại vitamin, Atonik làm tăng khả năng sinh trƣởng đồng thời giúp cây tránh
khỏi các ảnh hƣởng xấu do những điều kiện sinh trƣởng không thuận lợi gây
ra [6].
Atonik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, nảy mầm, tăng khả năng ra
chồi mới sau khi thu hoạch. Ngoài ra, Atonik cũng làm tăng khả năng sinh
trƣởng, ra hoa đậu quả của cây trồng. Đặc biệt làm tăng năng suất và chất
lƣợng nông sản.

14


Atonik có hiệu lực đối với tất cả các giai đoạn sinh trƣởng của cây từ
giai đoạn nảy mầm cho đến giai đoạn thu hoạch.
1.6.2. Một số kết quả nghiên cứu về vai trò của Atonik đối với cây trồng
Atonik là một sản phẩm của tập đoàn Asahi, Nhật Bản. Atonik là một
chế phẩm kích thích sinh trƣởng trƣởng thực vật, là sản phẩm thƣơng mại
ngoài các chất dinh dƣỡng cơ bản còn có chứa các thành phần hoạt hóa: Natri5-nitroguaiacolat

(NaC7H6NO4):

1,25g/L,

Natri


ortho-nitrophenolat

(NaC6H4NO3): 2,5g/L và Natri para-nitrophenolat (NaC6H4NO3): 3,75g/L.
Các thành phần hoạt hóa này thuộc nhóm nitrophenolat, đƣợc tìm thấy trong
cơ thể thực vật, có tác dụng kích thích sinh trƣởng của thực vật bằng cách
thay đổi hoạt động của các enzim đặc hiệu chẳng hạn nhƣ superoxit
dismutaza (SOD), catalaza (CAT) và peroxidaza (POX) [31]. Các enzym
chống oxi hóa này tham gia vào quá trình dọn dẹp các gốc oxy tự do (reactive
oxygen species - ROS), chẳng hạn nhƣ hydro peroxit (H2O2), hydroxyl (OH-)
và oxy singlet (O2-) [37]. Các tác giả này cho rằng việc tăng tỉ lệ đậu quả và
năng suất quả là do các enzym chống oxy hóa SOD, CAT, POX và hàm lƣợng
auxin hoạt động mạnh hơn. Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả Atonik đối
với cây trồng rất khác nhau, phụ thuộc vào từng loại cụ thể thậm chí là từng
giống. Trên đối tƣợng cây bông trồng thủy canh, khi đƣợc xử lý bằng
nitrophenolat (Atonik) làm tăng hấp thụ các ion K+, Ca2+ và Mg2+ với tỉ lệ
tƣơng ứng là 23,5%, 22,2% và 27,8% [31]. Hơn nữa, nitrophenolat cũng cho
thấy làm tăng hoạt động của enzym nitrat reductaza ở cây đậu vua (Chickpea
- Cicer arietinum) [37] và nó có tác dụng làm tăng hàm lƣợng nitrat ở cuống
lá so với cây không đƣợc xử lý trong giai đoạn mới hình thành quả ở cây
bông [30]. Nitrophenolate cũng cho thấy có tác dụng làm tăng quá trình quang
hợp lên đến 24,3% và làm giảm 43,5% sự biến tính của màng sinh chất [31].
Theo Fernandez và CS (2002) [30], khi xử lí nitrophenolat làm giảm chiều

15


cao cây và số mấu, đồng thời làm tăng phần trăm đậu quả ở cây bông. Ở cây
ớt (Capsicum annuum), xử lý bằng Atonik ở nồng độ 0,08% 3 lần, khoảng
cách mỗi lần phun là một tuần trƣớc khi ra hoa, làm tăng năng suất lên 13%

[39]. Việc tăng năng suất quả khi sử dụng các hợp chất nitrophenolat cũng
đƣợc nghiên cứu trên các đối tƣợng cây trồng khác nhƣ cây ớt chuông (giống
Brigadier và X3R Camelot) bằng phƣơng pháp phun lên lá [26]. Khi sử dụng
để phun lên lá trên cây củ cải đƣờng (Beta vulgaris L.) đƣợc xử lý bằng
Atonik làm tăng năng suất củ khoảng 4,3% trong 3 năm, trong khi năng suất
đƣờng thu đƣợc tăng khoảng 4,3% so với đối chứng [41], cũng trên đối tƣợng
này, theo Zahradnicek và Pulkrabek, 1996 (2001), xử lý bằng Atonik làm tăng
năng suất từ 3-5%. Trên đối tƣợng cây táo, khi phun Atonik lên lá ở nồng độ
từ 0,05-0,1% trong 10 ngày sau khi cánh hoa bắt đầu rụng (thời điểm bắt đầu
đậu quả), kết quả cho thấy không có ảnh hƣởng đến năng suất quả nhƣng lại
làm tăng số quả có đƣờng kính lớn hơn 65mm từ 12-16% [33]. Sử dụng
Atonik cũng làm tăng năng suất ở cây dâu tây từ 3-30% [28]. Trên đối tƣợng
cây khoai lang, hàm lƣợng tinh bột và năng suất tăng lên khi đƣợc xử lý bằng
Atonik ở nồng độ 1000 hoặc 2000ppm [34]. Tƣơng tự kết quả này, nhóm
nghiên cứu [23] nhận thấy ở cây bông, giống Giza 80 khi đƣợc phun 2 lần với
Atonik ở nồng độ 1,2 hoặc 3 ml/l, làm tăng năng suất hạt và không ảnh hƣởng
đến chất lƣợng sợi, lƣợng dầu trong hạt và hàm lƣợng protein.
Theo tác giả Arora và CS (1982) [22], khi phun Atonik ở nồng độ 0,05%
lên cây và chua ở thời điểm ra hoa hoặc đậu quả làm tăng năng suất quả lên
37%, nếu sử dụng ở nồng độ 0,15% thì năng suất quả tăng 29% [40]. Theo tác
giả Haruon S.A và CS (2001) [32], cây cà chua giống Beto 86 đƣợc xử lý
xuân hóa trƣớc khi xử lý bằng Atonik ở các nồng độ 250, 500 và 1000ppm
cho thấy các chỉ tiêu sinh lý (chiều dài rễ, khối lƣợng tƣơi của rễ, số lá, số
lóng, tổng diện tích lá, khối lƣợng tƣơi - khô của thân và hàm lƣợng nƣớc

16


tƣơng đối) đều tăng lên so với đối chứng (cây chỉ xử lí xuân hóa), ngoài ra khi
xử lý bằng Atonik nồng độ 1000ppm cũng làm thúc đẩy quá trình ra hoa. Việc

xử lí bằng Atonik cũng làm tăng hàm lƣợng diệp lục a và b, hàm lƣợng
glucozo, saccarozo, polysaccarit, amon, axit amin, nito tổng số và protein đều
tăng ở cây cà chu khi đƣợc xử lý bằng Atonik. Hơn nữa, hàm lƣợng của các
ion K+, Na+ và Ca2+ đƣợc tìm thấy ở rễ và chồi cũng cao hơn so với đối chứng
chƣa xử lý. Cũng trên đối tƣợng cây cà chua, tác giả Shi và Shi (1990) [38]
phun Atonik 2 lần ở thời điểm bắt đầu ra hoa và bắt đầu đậu quả làm tăng số
quả đến 24% và tăng năng suất lên 20% so với đối chứng. Mặt khác, theo tác
giả Castro và CS (1987) [25], Atonik có tác dụng ức chế sự sinh trƣởng của rễ
mầm và trụ dƣới lá mầm khi hạt của cây cà chua (giống Kada) đƣợc xử lý
bằng Atonik 0,5ml/l.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đính (2013) [6] cho thấy chế phẩm
Atonik dùng phun cho giống lạc L14 đã làm tăng khả năng sinh trƣởng, các
chỉ tiêu quang hợp và năng suất lạc từ 6,3% đến 7,4%. Cũng theo tác giả
Nguyễn Văn Đính [7] phun chế phẩm Pisomix lên lá cho cây lạc đã làm tăng
năng suất từ 12,7% đến 17,3% so với đối chứng.

17


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng thực vật:
Thí nghiệm sử dụng cây hoa hồng nhung Pháp lâu năm tuổi ở làng hoa
Mê Linh – Hà Nội.
Đây là giống có nguồn gốc nhập nội từ Pháp. Cây cao to, hoa đơn, cuống
hoa và đài hoa dài, nụ hình trứng, đẹp, hoa to, nhị cao nhô lên. Ra hoa nhiều
đợt trong năm, lá dày bóng, gai trên cành hình móc câu, ít đậu quả. Hiện nay,
giống hoa hồng này đang chiếm lĩnh thị trƣờng tiêu thụ giá bán cao nhất, là
giống chủ lực của ngƣời trồng hoa [21].
Giống hoa dùng làm thí nghiệm đã đƣợc trồng 5 năm. Khi tiến hành thí

nghiệm, cây hoa hồng sẽ tiến hành đốn tỉa cành, lá cũ nhằm tái sinh cành mới
để tiếp tục sinh trƣởng, phát triển và ra hoa lần tiếp theo.
2.1.2. Các loại phân bón
Sử dụng loại phân chuồng vô cơ ủ hoai mục kết hợp với 2 loại phân hữu
cơ (phân Lân và phân NPK), từ đó phối trộn theo tỷ lệ phù hợp để có các
công thức thí nghiệm khác nhau.
2.1.3. Atonik
- Thành phần gồm: Natri - S - Nitrogualacolat 0,03% ; Natri - 0 Nitrophenolat 0,06% ; Natri - P - Nitrophenolat 0,09%.
Mô tả: Chất kích thích sinh trƣởng cây trồng trên lúa, cây ăn trái, rau
màu, hoa kiểng. Liều lƣợng sử dụng: pha 1 gói 10ml/10 lít nƣớc lã ; phun 2
lần cho 360m2.
Atonik là chế phẩm chứa các hợp chất nito, là thuốc kích thích sinh
trƣởng cây trồng thế hệ mới, làm tăng khả năng sinh trƣởng. Thành phần
chính ở chế phẩm Atonik chứa các nguyên tố đa lƣợng, vi lƣợng, chất điều

18


×