BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
LÊ THỊ NGỌC
SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM
CHELAX SUGAR EXPRESS VÀ DELTA SOLU KĐẾN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ, SINH HÓA VÀ NĂNG
SUẤT GIỐNG CÀ CHUA F1 TOMATO TV-01 SAVI
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Duy Minh
Hà Nội, 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Duy Minh đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Ban giám hiệu trường
ĐHSP Hà Nội 2 cùng các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN
trường ĐHSP Hà Nội 2, Phòng sau đại học trường ĐHSP Hà Nội 2… đã tạo
mọi điều kiện trong thời gian tôi học tập chương trình thạc sĩ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Văn Đính –
Trưởng khoa Sinh – KTNN đã giúp đỡ tận tình và những ý kiến góp ý vô
cùng quý báu trong suốt thời gian tôi hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ThS. La Việt Hồng – Trưởng phòng
thí nghiệm Sinh lí thực vật và tập thể cán bộ Trung tâm hỗ trợ Nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ - trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi về thiết bị, phương tiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, góp ý
cho tôi trong thời gian qua.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Lê Thị Ngọc
LỜI CAM ĐOAN
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện trong vụ thu đông
2013 dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Duy Minh.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình.Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào khác và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Lê Thị Ngọc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chelax : Chelax sugar express
Delta : Delta solu K
ĐC : Đối chứng
I
qh
: Cường độ quang hợp
TN : Thí nghiệm
TV-01 : Cà chua F1 tomato TV-01 savi
v.v : vân vân
VNĐ : Việt Nam đồng
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cà chua (Lycopersicum esculentumMill.) có nguồn gốc từ Nam Mỹ,
được trồng phổ biến trên thế giới.Cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, thành
phần dinh dưỡng gồm đường chủ yếu là đường glucoza, vitamin C, vitamin
K, Caroten, vitamin PP, Fe, Ca, axit amin, một số axit hữu cơ Ngoài giá trị
dinh dưỡng cà chua còn cho hiệu quả kinh tế cao và còn là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng của nhiều nước.Ở Mỹ tổng giá trị xuất khẩu một hecta cà
chua cao gấp 4 lần so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì[4].Đặc biệt một năm
có thể trồng 4 vụ nên ở Việt Nam cây cà chua được xem là cây có giá trị kinh
tế cao. Diện tích cà chua lên tới hàng chục ngàn hecta, tập trung chủ yếu ở
đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh…) và trung du phía
bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ…). Hiện nay có một số giống cà chua lai chịu nhiệt,
cho năng suất cao thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam và đang được
trồng phổ biến ở nước ta như: CS1, SB3, VM1, TV01 [2]
Muốn nâng cao năng suất đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu thì
ngoài việc sử dụng giống có năng suất cao còn phải sử dụng phân bón một cách
hợp lý.Trước kia người dân chủ yếu sử dụng phân bón đất, tuy nhiên sử dụng
loại phân bón này có những mặt hạn chế như cây thiếu dinh dưỡng xảy ra khi
khả năng hấp thụ của bộ rễ gặp giới hạn hoặc bị ngăn cản do rễ bị tổn thương
hoặc do đất bị thiếu oxi, thiếu nước, nhiệt độ quanh vùng rễ thấp làm giảm khả
năng hút nước [15]. Sử dụng các loại phân hữu cơ bón lá (Chelax, Delta,
Komic ) có nhiều ưu điểm hơn (hiệu suất sử dụng phân bón cao, chi phí thấp,
ít ảnh hưởng đến môi trường, cung cấp dinh dưỡng nhanh cho cây…), khắc
phục được những nhược điểm của phân bón đất. Nhanh chóng hiệu chỉnh hiện
tượng thiếu dinh dưỡng, khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng, đáp ứng kịp
thời nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng giai đoạn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang sử dụng rộng rãi 2 loại phân
hữu cơ bón lá là Chelax và Delta. Đây là 2 loại phân hữu cơ bón lá nhằm kích
thích cây trồng ra hoa trái vụ, ra hoa đồng loạt, nuôi trái to hơn, ngọt hơn,
màu sắc sáng hơn và mùi vị thơm hơn… có thể sử dụng trên nhiều đối tượng
cây trồng như cà chua, dưa hấu, lúa… Tuy nhiên không phải tất cả các cây
trồng đều có phản ứng như nhau và cùng sử dụng với liều lượng như nhau.
Dùng phân bón lá như thế nào để có hiệu quả cao nhất, đồng thời không ảnh
hưởng đến chất lượng nông sản nói chung còn ít các tài liệu bàn đến. Chính vì
vậy tôi chọn đề tài: “So sánh ảnh hưởng của chế phẩm Chelax sugar
express và Delta solu K đến một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa và năng suất
giống cà chua F1 tomato TV-01 savi” nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng của 2
chế phẩm này đến các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa và năng suất cây trồng từ đó
khuyến cáo cho người dân sử dụng.
2.Mục đích nghiên cứu
So sánh ảnh hưởng của chế phẩm Chelax và Delta đến sinh trưởng,
quang hợp, năng suất và hàm lượng một số chất trong quả của giống cà chua
hiện đang được người nông dân trồng phổ biến ở Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đã
khuyến cáo cách dùng các sản phẩm này cho người nông dân.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành so sánh ảnh hưởng của chế phẩm
Chelax và Delta đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, quang hợp, năng
suất và hàm lượng một số chất trong quả nhằm rút ra một số nhận xét cần thiết
dùng trong trồng cây cà chua.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Chelax và Delta dùng để phun lên lá
giống cà chua TV – 01 thông qua một số chỉ tiêu sinh lí (khả năng sinh
trưởng, huỳnh quang, quang hợp v.v…), một số chỉ tiêu sinh hóa (hàm lượng
diệp lục, hàm lượng một số chất trong quả v.v…) và các yếu tố cấu thành
năng suất để rút ra kết luận cần thiết về ảnh hưởng của hai loại chế phẩm này.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các tài liệu nghiên cứu ảnh
hưởng của các chế phẩm kích thích đậu quả Chelax và Delta đến sinh trưởng,
năng suất và hàm lượng một số chất trong quả của giống cà chua TV-01.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần so sánh ảnh hưởng chế phẩm
Chelax và Delta đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng một số chất trong
quả cây cà chua và khuyến cáo người nông dân sử dụng chế phẩm kích thích
đậu quả nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Giới thiệu chung về cây cà chua
Cà chua là cây hằng niên (bộ NST 2n=24), ở nước ta việc phát triển
trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng
năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau quả được khuyến
khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chưa được phát triển mạnh
theo mong muốn vì cà chua trồng trong điều kiện nóng và ẩm ở nước ta dễ
mắc nhiều bệnh gây hại đáng kể như héo tươi, virus, khó phòng trị. Ngoài ra
mùa hè vùng nhiệt đới làm cà chua kém đậu trái vì nhiệt độ cao nên hạt phấn
bị chết (bất thụ)[1].
1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cà chua
*Rễ: Rễ cây cà chua thuộc loại rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh,
khả năng phát triển rễ phụ rất lớn. Trong điều kiện tối hảo những giống tăng
trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 - 1,5m và rộng 1,5 - 2,5m. Vì vậy cà chua chịu
hạn tốt.Khi cấy rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát triển và phân bố rộng nên cây
cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn. Bộ rễ phát triển mạnh hay yếu đều có
liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất, do đó
khi trồng cà chua tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so với
điều kiện trồng tự nhiên[21], [23],[24].
*Thân: Thân cây cà chua tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông,
khi cây lớn gốc thân dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và chồi nách.Chồi nách ở
các vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường chồi
nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát
dục sớm so với các chồi nách gần gốc.
* Lá:Lá cà chua thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá
chét,ngọn lá có 1 lá riêng gọi là lá đỉnh, rìa lá chét đều có răng cưa nông hay
sâu tùy giống, phiến lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể
hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên.
*Hoa: Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ
phấn chéo ở cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các
ancaloit độc nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được.
Số lượng hoa trên chùm thay đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 5 - 20 hoa.
*Quả: Quả thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu
dục đến dài. Vỏ quả có thể nhẵn hay có khía, màu sắc của quả thay đổi tùy
giống và điều kiện thời tiết. Thường màu sắc quảlà màu phối hợp giữa màu
vỏ quả và thịt quả.
Quá trình chín của quả chia làm 4 thời kỳ:
-Thời kỳ quả xanh: Quả và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm
trái không chín, quả chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống.
-Thời kỳ chín xanh: Quả đã phát triển đầy đủ, quả có màu xanh sáng,
keo xung quanh hạt được hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng
nếu đem dấm trái thể hiện màu sắc đặc trưng của giống.
-Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh
cuống quả vẫn còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch
lúc này để quả chín từ từ khi chuyên chở.
-Thời kỳ chín đỏ: Quả xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể
hiện hoàn toàn, có thể thuhoạch để ăn tươi. Hạt trong quả lúc này phát triển
đầy đủ có thể làm giống
* Hạt cà chua nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sang hoặc hơi tối. Hạt
nằmtrong buồng chứa nhiều dịch bào kìm hãm sự nảy mầm của hạt.Trung
bình có50 - 350 hạt trong quả. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5g.
1.1.2Đặc điểm sinh thái của cây cà chua
*Nhiệt độ: Cà chua là cây chịu ấm, một trong những điều kiện cơ bản
để có được sản lượng cao và sớm ở cà chua là tạo chế độ nhiệt độ tối hảo cho
cây 21-24
0
C, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5
0
C thì cây cho nhiều hoa.
Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ
không khí và đất nhất định
*Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng
râm, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu
ảnh hưởng quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi
quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng
vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém
*Nước: Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống
nhau. Khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước
nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ
cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh.Nếu gặp mưa nhiều vào
thời gian này trái chín chậm và bị nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy
thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng
*Đất và chất dinh dưỡng: Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác
nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa,
đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ. Cà
chua trồng tốt nhất sau vụ cải bắp hay dưa leo, những loại cây cần bón nhiều
phân hữu cơ và đạm, cà chua thích hợp trên đất có pH = 5,5 - 7,0. Đất chua
hơn phải bón thêm vôi.
Cà chua cho thu hoạch khoảng 75-80 ngày sau khi trồng, tuy nhiên thời
gian cho thu hoạch cũng phụ thuộc điều kiện chăm sóc.
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng, y học và kinh tế của cà chua
* Giá trị dinh dưỡng
Cà chua là nguồn thực phẩm quan trọng, có chứa lượng đáng kể các
chất dinh dưỡng như: beta-caroten, vitamin C, một số muối và kali, lycopen
và các polyphenol, tỉ lệ các chất đạm, chất béo thấp.
- Gluxit: hàm lượng gluxit trong cà chua phụ thuộc vào giống và
điều kiện trồng trọt, chiếm khoảng 4 – 8%. Trong thành phần gluxit bao gồm
các chất:
+ Đường: 2 – 5%, phần lớn là fructozơ, glucozơ còn saccarozơ chiếm
rất ít (<0,5%)
+ Tinh bột: chỉ có ở dạng vết khoảng 0,07% – 0,26%. Trong quá trình
chín, tinh bột sẽ chuyển thành đường.
+ Xenlulozơ: có nhiều trong quả xanh, càng chín thì hàm lượng càng
giảm dần.
- Axit hữu cơ: hàm lượng axit chung của cà chua chín trung bình
khoảng 0,4% (theo axit malic), ngoài ra còn có axit xitric và lượng nhỏ axit
tatric, pH= 3,1– 4,1. Khi còn xanh, axit ở dạng tự do. Khi chín nó có dạng
muối axit.
- Sắc tố: trong cà chua thường có sắc tố thuộc nhóm carotenoid như
caroten, lycopen, xantophyl.Ở quả xanh còn có chlorophyll. Tùy theo mức độ
chín mà các sắc tố tăng dần nên màu của quả trở nên đậm hơn.
- Vitamin: Vitamin K (7,9 µg/100g);Vitamin C (40mg/100g); Beta-
caroten (393 µg/100g)
* Giá trị y học:
Cà chua là một trong những loại rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng
quan trọng được sử dụng làm thực phẩm hàng ngày, trong cà chua chứa
nhiềulycopen, beta-caroten và rất nhiều loại vitamin khác nhau như: vitamin
C, B1, B6,PP…
Lycopenlà chất chống oxy hóa tự nhiên, có khả năng ngăn ngừa sự hình
thành các gốc tự do gây ung thư như: ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và
đại tràng mà cơ thể không thể tự cung cấp được cần phải bổ sung từ bên ngoài
vào. Thành phần đạm, đường, chất béo có trong cà chua rất ít nên rất phù hợp
với những người mắc bệnh béo phì hoặc một số bệnh khác như cao huyết áp
và tiểu đường[21].
Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh:
- Cà chua có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong
máu, từ đó sẽngăn chặn được tình trạng xơ vữa động mạch và các nguy cơ
dẫn tới đột quỵ.
- Cà chua có tác dụng kích thích tiết ra nước bọt, để trợ giúp cho quá
trình tiêu hóa của cơ thể được dễ dàng.
- Cà chua có tác dụng phòng chống một số căn bệnh ung thư, đặc biệt
là ung thưtiền liệt tuyến ở nam giới. Lý do, trong cà chua có chứa lycopen -
đây là chất cótác dụng chống oxy hóa rất quan trọng, làm tiêu diệt một số tế
bào có nguy cơ gây ung thư, những người có hàm lượng lycopen trong cơ thể
cao sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Ngoài ra, các sắc tố hồng trong cà chua có tác dụng làm hòa tan mỡ
và đường giống như caroten.
* Giá trị kinh tế:
Cà chua có giá trị kinh tế cao, ở một số nước cà chua còn là mặt hàng
xuất khẩu.Ở Mỹ giá trị xuất khẩu của cà chua cao gấp 4 lần lúa mì và 20 lần
so với đại mạch. Cà chua còn là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế
biến, đồ hộp, mứt, bánh kẹo…[20].
1.1.4. Diện tích và năng suất ở Việt Nam và trên thế giới
Ở Việt Nam, cây cà chua được xếp vào các loại rau quả có giá trị kinh
tế cao, diện tích trồng cà chua lên đến chục ngàn hecta (dao động trong
khoảng 12.000- 13.000 ha) tập trung chủ yếu ở đồng bằng và trung du phía
Bắc. Hiện nay có một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng
tại miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở
rộng. Nhiều giống cà chua lai ghép chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà
Lạt, Lâm Đồng. Một số giống cà chua chất lượng cao đã được xuất khẩu ra
thị trường thế giới.
Về sản lượng cà chua chiếm 1/6 sản lượng rau quả trên thế giới.Diện tích
trồng cà chua trên thế giới trung bình khoảng 2.5 triệu ha/năm, đứng vị trí thứ 2
sau khoai tây. Mỹ đứng đầu về năng suất và sản lượng, đứng thứ 2 là Hy Lạp
sau đó là Italia, châu Á đứng thứ nhất về sản lượng sau đó là châu Âu[20].
1.2.Khái quát về phân bón lá
Phân bón lá là loại phân bón nhằm cung cấp các nguyên tố cần thiết và
các chất điều hòa sinh trưởng cần thiết cho cây qua bộ lá của chúng, mặc dù
cây trồng vẫn phải được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng từ đất qua bộ rễ. Đất
là một thực thể tự nhiên phức tạp ảnh hưởng đến đời sống của cây qua nhiều
con đường khác nhau. Hệ thống đất - cây là một hệ tương tác phức tạp.Dự trữ
các chất dinh dưỡng ở tầng đất canh tác khác nhau có thể thỏa mãn nhu cầu
của cây.Song trong nhiều trường hợp cây vẫn thiếu dinh dưỡng và bón ít phân
khoáng có thể gây ảnh hưởng tích cực đối với sinh trưởng và năng suất của
cây. Sơ dĩ như vậy là vì ngoài trường hợp đất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng
tổng số và hàm lượng dinh dưỡng dễ hấp thu (dễ tiêu) của nguyên tố cụ thể
đối với cây không trùng nhau [14].
Để giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, trong sản xuất con người đã sử
dụng phân bón lá. Hiện nay phân bón lá có thể chia ra làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Phân bón chứa các chất khoáng đa lượng hoặc vi lượng hoặc phối
hợp…
- Nhóm 2: Nhóm các chất điều hòa sinh trưởng.
- Nhóm 3: Phối hợp một số nguyên tố khoáng, các chất hữu cơ và chất điều hòa
sinh trưởng v.v…
1.3. Các kết quả nghiên cứu phun các chế phẩm lên lá của các tác giả
trong và ngoài nước
Dựa vào % khối lượng tươi, khô, % tro người ta xác định được hàm
lượng của mỗi nguyên tố trong cây
- Nguyên tố đa lượng (chiếm từ 10
-1
-10
-4
% chất khô) bao gồm các nguyên tố
C, H, O, N, P, K, Ca… chiếm 99,95% khối lượng khô của cây.
- Nguyên tố vi lượng (chiếm 10
-5
-10
-7
% chất khô) bao gồm các nguyên tố Mn,
Cu, Mo, Zn…
- Các nguyên tố siêu vi lượng (chiếm 10
-8
-10
-14
% chất khô) bao gồm các
nguyên tố I, As, Ge…
Các nguyên tố này được thực vật hấp thụ qua đất là chủ yếu và được bổ
sung từ phân bón do con người cung cấp. Theo các nghiên cứu khoa học,
phân bón lá cung cấp dinh dưỡng một cách nhanh chóng, kịp thời cho cây
trồng. Cây trồng hấp thụ được khoảng 95% chất dinh dưỡng từ phân bón
lá.Chính vì vậy
cácnguyêntốvilượngđóngvaitròrấtquantrọngtrongcảithiệnnăngsuấtcâytrồng[47]
.
Phun qua lá (Foliar spray) là kĩ thuật được sử dụng rộng rãi trong việc
cung cấp nguyên tố vi lượng đặc biệt là sắt và mangan cho nhiều loại cây
trồng khác nhau. Các loại muối vô cơ tan thường tác động giống như các hợp
chất chelat tổng hợp trong phương pháp phun qua lá này, vì thế các muối vô
cơ được lựa chọn vì giá rẻ hơn so với áp dụng các hợp chất chelat. Nếu phun
qua lá với nồng độ thích hợp thì có thể khắc phục được các triệu chứng thiếu
hụt vi lượng ngay trong một vài ngày đầu sau phun[38].
*Các kết quả nghiên cứu phun các nguyên tố khoáng đơn lẻ hoặc phối
hợp
Tác giả Ali và cộng sự cũng nghiên cứu trên đối tượng cây lúa cho thấy
năng suất đạt cao nhất (6087kg/ha) khi xử lí đồng thời NPK + Zn
2+
+ Cu
2+
+
Fe
2+
+ Mn
2+
so với xử lí riêng bằng NPK (4073kg/ha) [27].
Theo Khosa và cộng sự (2001) Phân bón lá cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây trồng dưới dạng sương mù lên tán lá. Thí nghiệm được sử dung phân
đa lượng (NPK) và vi lượng (Zn, B, Fe và Mn) phun lên tán lá để đánh giá
ảnh hưởng của chúng đến sự sinh trưởng và xuất hiện hoa. Phân đa lượng
được sử dụng có hàm lượng 1g, 1.5g và 2g (nitơ, kali và phốt pho). Nồng độ
khác nhau của các chất dinh dưỡng đa lượng là 12.5ml+987.5ml nước,
18.75ml +981.25ml nước và 25ml+975ml nước. Nồng độ các vi lượng
(5ml/1000 ml nước). Các dung dịch này được phun khi hoa đồng tiền được
trồng trong chậu 15 ngày. Phun các dung dịch khoáng đã giúp tăng chiều cao
cây, số lượng nhánh mỗi cây, chiều dài của nhánh, diện tích lá, chiều dài cổ
bông, ngày xuất hiện hoa đầu tiên, đường kính hoa và số lượng hoa tăng so
với đối chứng. Phân bón lá đa lượng giúp sự hình thành hoa sớm, ngày xuất
hiện hoa đầu tiên (85,55 ngày) so ĐC (105,55 ngày). Tương tự phun phân vi
lượng (81,88 ngày) so với ĐC (100,88 ngày)[39]
Theo tác giả Nusrat Jabeen và cs (2011) khi nghiên cứu ảnh hưởng của
B và mangan đến sinh trưởng và hoạt tính sinh hóa của hoa hướng dương ở
điềukiện mặn thông qua phun phân bón lá có thể cải thiện các tác động bất lợi
của stress muối về tăng trưởng và hoạt tính sinh hóa của cây hướng dương
[42].
Theo nghiên cứu của tác giả
Mahshid Fakhraie Lahijie (2012) về ứng
dụng của vi chất dinh dưỡng FeSO
4
và ZnSO
4
tới sự tăng trưởng và phát
triển của cây hoa lay ơn (Oscar) khi phun
1% FeSO
4
tăng tốc độ ra hoa sớm
hơn so với ZnSO
4
. Kết quả cho thấy nồng độ 2% của cả hai FeSO
4
và ZnSO
4
riêng lẻ và hỗn hợp làm tăng số lượng hoa, chiều cao cây (83,47 cm), chiều
dài của hoa tăng đột biến (66.03cm), số lá (9,52/cây), tăng số hoa (11,55/cụm
hoa)[38].
Một số tác giả như Chaudry và cs [28]; Habib [31]; Mandal và cs [36];
Saira Shabee Khosa và cs [44]; Nadim và cs [45] nghiên cứu chất khoáng đa
lượng và vi lượng phun lên lá đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và năng
suất cây trồng.
Theo tác giả Nguyễn Văn Đính và cs nghiên cứu ảnh hưởng của phun
bổ sung KCl (2g/l) lên lá khoai tây thấy phun bổ sung KCl có tác dụng làm
tăng cường độ quang hợp, tăng hàm lượng diệp lục, tăng số củ/khóm, tăng
khối lượng củ/khóm và tăng năng suất 113,77% ở giống KT3 và 104,7% ở
giống khoai tây Mariella so với ĐC [6], [7], [8], [9], [10].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Minh về hiệu lực của
molypden tẩm vào hạt và phun trên lá cây đậu xanh cho thấy: khi sử dụng ở
các nồng độ 1, 5, 10, 20mg/l Mo tẩm vào hạt làm tăng đáng kể tỷ lệ nảy mầm
của đậu xanh, còn khi sử dụng dung dịch bổ sung molypden phun qua lá ở các
giai đoạn 7 lá, 9 lá, ra hoa và tạo quả đều làm tăng chiều cao cây, tăng diện
tích lá, giảm cường độ thoát hơi nước, tăng khả năng chịu hạn và năng suất
của đậu xanh[19].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Hải Lan [10] cũng cho thấy xử
lý hạt lúa bằng KCl đã làm tăng hàm lượng một số chất có vai trò giúp cây lúa
chịu được hạn.
Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Khánh và cs [25] Mo có khả năng
làm tăng khả năng chịu hạn của cây đậu tương ở giai đoạn cây non.
*Các kết quả sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
Ngày nay, việc ứng dụng các chất tổng hợp ngoại sinh có tác dụng
tương tự các phytohormon có thể giúp cây sinh trưởng nhanh do các chất đó
giúp cho các quá trình sinh lý trong cây diễn ra mạnh mẽ. Các hợp chất có tác
dụng kích thích sinh trưởng được tổng hợp trong cây được gọi là
phytohormon và các hợp chất được tổng hợp nhân tạo có chức năng tương tự
với các phytohormon được gọi là chất điều hòa sinh trưởng thực vật.Các chất
điều hòa sinh trưởng thực vật giúp đẩy nhanh sinh trưởng và phát triển và
chúng được sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều loại cây trồng quan
trọng.Các chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng làm cho sản lượng cây trồng
đạt mức cao.Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật điều khiển sinh trương
phát triển, làm tăng số mầm và góp phần làm tăng năng suất ở cây
trồng[35].Thông thường các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật thường
chứa các thành phần sau: dịch chiết từ vi khuẩn, nấm men, nấm, tảo
biển thường bổ sung thêm auxin, giberelin, xitokinin và adenin hoặc
adenin monophotphat (AMP), AMP vòng, dinoseb, giberelin , xitokinin,
protein, axit amin, cacboxylic, phenolic, axit humic v.v…
Tác giả Gopalkrishnan và Choudhary (1978) sử dụng GA3 ở các nồng
độ 25,50ppm phun qua lá làm tăng trọng lượng quảnho[30].
Theo tác giả Abro và cộng sự (2004) [26] thông báo rằng naphthalene
làm chậm quá trình thành thục, làm tăng chiều cao, số chồi và năng suất ở cây
bông.
Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật (hydrazid maleic, ethephon,
NAA)điều khiển ra hoa ở dưa chuột được thực hiện ngoài đồng ruộng tại
trường Đại học Khoa học Nông nghiệp và Công nghệ Jammu. Nhóm tác giả
Mukesh Thappa, Satesh Kumar và Romisa Rafiq kết luậnsử dụng phối hợp
100 ppm hydrazid maleic và 100 ppmethephon có ảnh hưởng đáng kể đến hình
thái hoa, tỷ lệ hoa cái của cây dưa chuột vì vậy dưa chuột có năng suất cao
[37].
Các tác giả G.Mustafasajid và cs [39]; Pulkrabek và cs [43] cũng
khẳng định các chất điều hòa sinh trưởng khi được sử dụng phun bổ sung lên
lá có ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh trưởng, khả năng ra hoa, tạo quả của
cây trồng.
Theo nhóm tác giả Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông, Trần Duy Quí
(2014) nghiên cứu trên giống lan Đai Châu Trắng Đốm Tím cho thấy phun
GA3 có tác dụng làm tăng sinh trưởng và ra hoa Đai Châu Trắng Đốm Tím 1
hoặc 2 năm tuổi. Với cây 1 năm tuổi phum GA3 với nồng độ 150ppm có thể
rút ngắn từ thời gian trông đến ra hoa từ 3 năm xuống còn 2 năm, tỷ lệ ra hoa
đạt 47% trong khi ĐC không ra hoa. Với cây 2 năm tuổi phun GA3 nồng độ
200ppm tăng chiều dài lá, chiều dài cành hoa, số hoa/cành và tỷ lệ ra hoa đạt
80% so với ĐC chỉ đạt 51% [5].
*Các kết quả sử dụng các chế phẩm hỗn hợp
Theo tác giả Siddareddy (1988) quan sát thấy khi phun qua lá chế phẩm
mixtalol (1-2ppm) làm tăng hàm lượng đường khử, hàm lượng đường không
khử, đường tổng số và protein ở quả cà chua[45].
Chế phẩm Pix (mepiquat chlorid)là một chất điều hòa sinh trưởngthực
vật được sử dụng rộng rãi giúp làm tăng năng suất ở cây bông nhưng không
làm ảnh hưởng đến chất lượng sợi [29]. Tuy nhiên, cũng có một số
nghiên cứu cho rằng hợp chất này làm giảm năng suất cây bông [46].
Nhóm tác giả Khan, M.B nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm
Sheltertrên đối tượng lúa mì bằng phương pháp phun qua lá cho thấy có sự
gia tăng số hạt trên bông, trọng lượng 1000 hạt, năng suất kinh tế, năng suất
sinh học… [32], [33].
Trên đối tượng cây dâu, nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ngọc (2011)
đã tiến hành thí nghiệm phun chế phẩm bón lá Pomior lên cây dâu với 3
ngưỡng nồng độ 0,4%; 0,5%; 0,6% và khoảng cách giữa 2 lần phun là 10
ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Chế phẩm Pomior đã có tác dụng làm tăng
khả năng sinh trưởng của cây dâu, từ đó tăng năng suất lá dâu từ 18,73% đến
44,95% ở vụ xuân hè và 12,41% đến 55,11% ở vụ hè thu. Chế phẩm Pomior
cũng có tác dụng làm tăng chất lượng lá dâu qua kết quả nuôi tằm, làm tăng
năng suất kén tằm từ 9,59% đến 16,67% ở vụ xuân hè và 10,51% đến 27,17%
ở vụ hè thu. Trong các nồng độ thí nghiệm thì kết quả cao nhất ở nồng độ
0,6%; tiếp là nồng độ 0,5%; cuối cùng là nồng độ 0,4%[22].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đính và cộng sự dùng chế
phẩm Atonikphun 2 lần lên lá (lần một khi cây ớt bắt đầu phân nhánh, lần hai
sau lần một 7 ngày) cho hai giống ớt F1 và Pat 34 làm tăng khả năng phân
cành trung, diện tích lá, hàm lượng diệp lục trong lá, huỳnh quang hữu hiệu
so với ĐC. Chế phẩm Atonik làm tăng một số chỉ tiêu cấu thành năng suất
như số quả/cây, khối lượng quả/cây vì vây năng suất thực thư tăng từ 8,9%
(giống F1) đến 11,9 % (giống Pat 34), so với ĐC[13].
Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Đính phun chế phẩm kích thích đậu
quả Pisomix Y95 lên lá của giống lạc L14 lần 1 khi cây bắt đầu ra hoa và lần
2 khi cây ra hoa rộ giúp cây lạc tăng hàm lượng diệp lục tổng số, tăng khả
năng tích lũy sinh khối của cây so với ĐC. Phun chế phẩm kích thích đậu
quả lên lá đã làmtăng số quả/cây từ 14,8% đến 20%. Số quả chắc/cây cũng
tăng từ 10% đến 15,3%. Khối lượng quả/cây tăng từ 7,7% đến 9,0%. Năng
suất thực thu tăng từ 12,7% đến 17,3%. Ngoài ra chế phẩm Pisomix Y95
còn làm tăng hàm lượng một số chất trong hạt lạc như đường khử,protein,
lipit, vitaminCso với ĐC[12].
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mẫu thực vật: Giống cà chua TV-01xuất sứ Thái Lan. Có đặc tính là
cây sinh trưởng, phát triển khỏe, năng suất cao, có trọng lượng trái 100 – 110
gam, quả dạng vuông tròn, chín đỏ tươi, chất lượng tốt, có độ cứng cao,
kháng bệnh sùn và chịu nóng tốt. Do công ty cổ phần hạt giống Tre Việt sản
xuất.
*Chế phẩm phân bón lá:
Chế phẩm Chelax (thiên về sản phẩm hữu cơ)
- Thành phần: 67% monosacarait; 1,66% L – Xyteine; 0,33% axit
Folic.
- Tổ chức xin đăng ký: Greendelta Co. Ltd.
- Mô tả: Là sản phẩm sử dụng đường tự nhiên, amino và axit folic đầu
tiên để giúp cây trồng nuôi quả, củ và hạt; làm quả, củ, hạt lớn nhanh, nặng và
chắc, tăng lượng đường rất nhanh cho nông sản.
- Liều lượng sử dụng: Gói 5ml cho 2 bình phun (10 lít)
Chế phẩm Delta (là sản phẩm chứa các yếu tố khoáng đa lượng và
vi lượng)
- Thành phần: 50% K
2
O , 18%S (46% SO
3
), 450 ppm Ca, 600 ppm Mg,
150 ppm Fe.
- Tổ chức xin đăng ký: Greendelta Co. Lt
- Mô tả: Là sản phẩm giúp cây trồng ra hoa trái vụ, ra hoa đồng loạt,
nuôi trái to, ngọt, nặng, màu sắc sáng và mùi vị thơm
- Liều lượng sử dụng: Gói 5ml cho 2 bình phun (10 lít)
*Các máy móc và hóa chất phục vụ cho nghiên cứu: máy cất đạm tự
động, máy quét lá, máyđo hàm lượng diệp lục tổng số OPITI-SCIENCES
model CCM -200 (do Mỹ cung cấp), máy đo huỳnh quang diệp lục
Hansatech, máy đo cường độ quang hợp Ultra Compact Phososysthesic
System LCi của hãng ADC (Anh) v.v. Hóa chất gồm: n-hexan, axeton,
Iốt,v.v…
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm ngoài đồng ruộng theo nguyên tắc khối ngẫu nhiênhoàn
chỉnhvới 3 lần nhắc lại. Gồm các công thức sau:
- Công thức đối chứng: Không phun các chế phẩm mà chỉ phun với
nước lã vào cùng thời điểm với phun các chế phẩm.
- Công thức TN1: Phun chế phẩm Chelax lần 1 vào thời điểm cây bắt
đâu ra hoa (50% cây trong các lô TN bắt đầu ra hoa) và phun lần 2 sau lần 1
là 7 ngày.
- Công thức TN2: Phun chế phẩm Delta lần 1 vào thời điểm cây bắt đầu
ra hoa (50% các cây trong lô TN bắt đầu ra hoa) và phun lần 2 sau lần 1 là 7
ngày.
2.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Kỹ thuật trồng và chăm sóc theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn[4].
2.2.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
2.2.3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng
Các chỉ tiêu sinh trưởng được xác định vào các thời điểm: Sau khi
phuncác chế phẩm lần 2 là 5; 10; 15 ngày[17].
* Chiều cao cây: Chiều cao cây xác định bằng phương pháp đo trực tiếp
từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của mỗi giống. Mỗi thức đo 30 cây ngẫu nhiên.
* Đường kính thân cây: Đường kính thân được đo bằng thước kỹ thuật
ở tại điểm cổ rễ đầu tiên. Mỗi công thức đo 30 cây ngẫu nhiên.
* Số cành và nhánh/cây: Số cành và nhánh/cây được xác định bằng
cách đếm trực tiếp của 30 cây ngẫu nhiên.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu quang hợp
Các chỉ tiêu quang hợp được xác định vào các thời điểm: Sau khi phun
các chế phẩmlần 2 là 5; 10; 15 ngày[17].
* Hàm lượng diệp lục tổng số: Chỉ số hàm lượng diệp lục tổng số được
đo trên máy chuyên dụng OPTI-SCIENCES model CCM- 200 (do Mỹ sản
xuất). Đây là máy chuyên dụng cầm tay rất thuận lợi cho nghiên cứu đồng
ruộng.
* Huỳnh quang của diệp lục: Đo bằng máy đo huỳnh quang Hansatech
với các thông số:
F
0
: Giá trị huỳnh quang của diệp lục khi bắt đầu chiếu sáng.
F
m
: Giá trị huỳnh quang tối đa cùng một cường độ ánh sáng.
F
vm
: Thành phần biến thiên của huỳnh quang (huỳnh quang hữu hiệu)
* Cường độ quang hợp: Được xác định trên máy Ultra Compact
Phososynthesic System LCi của hãng ADC (Anh)
2.2.3.3 Phương pháp phân tích các yếu tố cấu thành năng suất
Các yếu tố cấu thành năng suất: số quả/cây; khối lượng quả/cây (g/cây),
mỗi công thức xác định ở 30 cây ngẫu nhiên. Năng suất thực thu (kg/360m
2
)
được tính từ năng suất thực thu trên các ô TN, sau khi đã quy đổi ra kg/360m
2
.
2.2.3.4. Phương pháp phân tích chất lượng quả cà chua
*Phương pháp xác định Lycopen và β-Caroten[41].
Nguyên tắc của thí nghiệm: các sắc tố khác nhau diệp lục, lycopen, β-
Caroten được chiết bằng hệ dung môi axeton : n-Hexan (4:6), có độ hấp thụ
cực đại đặc trưng ở các bước sóng tương ứng: 663nm và 645nm, 505nm và
453nm.
Quy trình:
- Lấy 1g mẫu quả cà chua, nghiền kỹ trong 10-20ml hệ dung môi (axeton:n-
Hexan, 4:6) thành dạng đồng thể trong cối chày sứ.
- Thu dịch chiết vào ống nghiệm, để quá trình tự lắng diễn ra trong 30 phút.
- Đo độ hấp thụ OD
663, 645, 505,453nm.
Thao tác trên máy quang phổ UV-Vis 2450
(Shimadzu, Nhật Bản).
Tính toán hàm lượng các sắc tố theo phương trình:
Chlorophyll a (mg/100ml) = 0,999OD
663
– 0,0989OD
645
Chlorophyll b (mg/100ml) = -0,328OD
663
+ 1,77OD
645
Lycopen (mg/100ml) = -0,0458OD
663
+ 0,204OD
645
+ 0,372OD
505
– 0,0806OD
453
β-Caroten (mg/100ml) = 0,216OD
663
– 1,22OD
645
– 0,304OD
505
+ 0,452OD
453
* Phương pháp xác định hàm lượng vitamin C: Xác định hàm lượng
axit ascobic (vitamin C) bằng phương pháp Muri, theo TCVN 4328-2001. Thí
nghiệm được thực hiện tại Trung tâm HTNCKH & CGCN, ĐHSP Hà Nội 2
sau khi thu hoạch.
Chuẩn độ hàm lượng vitamin C bằng Iôt được mô tả trong tài liệu thực
hành hóa sinh học của tác giả Phạm Thị Trân Châu và CS [3].
Nguyên tắc:
Dựa vào tính chất khử của axit ascorbic đối với các chất màu để định
lượng vitamin C trong nguyên liệu.
Hóa chất:
Cà chua thu thập từ các công thức thí nghiệm, HCl 2%, tinh bột 0,5%,
I
2
0,01N
Dụng cụ, thiết bị:
- Cối chày sứ, cốc thủy tinh, bình định mức, pipet, buret…
Cách tiến hành:
- Cho vào cối sứ 2g nguyên liệu và 10ml HCl 2%, nghiền nhỏ, chắt
nước chiết sang cốc (V=50ml). Cho thêm 10ml HCl2% vào cối sứ tiếp tục
nghiền, chắt nước trong sang cốc. Lặp lại lần thứ 3, kết thúc quá trình
chiếtrút.Dùng 10ml HCl 2% tráng lại cối chày sứ.
- Chuyển toàn bộ dịch chiết và dịch tráng cối chày sứ sang bình định
mức (V=50ml), dùng nước cất dẫn đến mức của bình.
- Để bình định mức trong bóng tối khoảng 10 phút để cho lượng axit
ascorbic có trong nguyên liệu hòa tan hoàn toàn, lọc lấy dịch trong. Lấy 10ml
dịch lọc cho vào bình nón (V=100ml), thêm vào đó 10 giọt hồ tinh bột 0,5%,
lắc nhẹ.
- Dùng I
2
0,01N chuẩn độ đến khi dung dịch bắt đầu xuất hiện
màu xanh lam nhạt là được.
X: Hàm lượng vitamin C có trong nguyên liệu (%)
V
c
: Số ml dung dịch I
2
0,01N chuẩn độ
V
f
: số ml dung dịch mẫu đem phân tích (10 ml)
V : Dung dịch mẫu pha loãng (50 ml)
g : Số gam nguyên liệu đem phân tích (2 g)
0,00088: Số gam vitamin C tương đương với 1ml I
2
0,01N
*Phương pháp xác định hàm lượng đường khử
Xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp vi phân tích (theo
mô tả trong tài liệu của tác giả Nguyễn Văn Mã, (2012) [17]
Nguyên tắc:
Trong môi trường kiềm, đường khử kaliferixianua thành kaliferoxianua.
Vớisự có mặt của gelatin, kaliferoxianua kết hợp với sắt sunfat axit tạo
thànhphức chất xanh bền.
Hóa chất
- Dịch chiết từ mẫu cà chua: cân 1g mẫu, nghiền kĩ trong 10ml nước
cất, li tâm 7.000 vòng/15 phút. Thu dịch trong phía trên để phân tích.
- Dung dịch kaliferixianua: hòa tan 1,65g K
3
Fe(CN)
6
và 10g
Na
2
CO
3
trong 1000ml nước cất. Bảo quản trong lọ thủy tinh màu nâu.
- Dung dịch sắt sunfat: hòa tan 1g Fe
2
(SO
4
)
3
trong 10ml H
2
SO
4
đặc. Đổ
từ từ dung dịch vào nước cất có sẵn trong bình định mức, pha loãng đến mức
1000ml.
- Gelatin 10%: cân 10g gelatin với 100ml nước cất, để lên máy gia
nhiệt ở nhiệt độ 50
0
C để hòa tan gelatin.
- Dung dịch sắt sunfat axit gelatin: trộn lẫn dung dịch sắt sunfat axit với
gelatin 10% theo tỉ lệ 20:1. Hỗn hợp chỉ sử dụng trong ngày.
Dụng cụ, thiết bị:
- Cối chày sứ, cốc thủy tinh, bình định mức, pipet…
- Máy li tâm
- Máy gia nhiệt
- Máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-vis Shimadzu 2450 (Nhật Bản)
Cách tiến hành:
- Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết đường và 2ml dung dịch
kaliferixianua khuấy đều, đun sôi trong 15 phút, vừa đun vừa khuấy.
- Sau đó để nguội, thêm vào ống 4ml dung dịch sắt sunfat axit gelatin,
khuấy đều, dẫn nước đến mức 30ml.
- Đo cường độ màu dung dịch trên máy UV-Vis 2450 Shimadzu
(NhậtBản) tại bước sóng 585nm.