Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG VIỆT HẢI

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG VIỆT HẢI

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Chuyªn ngµnh: Kinh tế nông nghiệp
M· sè: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRẦN VĂN DƯ

Hà Nội, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian theo học chương trình đào tạo Cao học Khoá 18
(2009 - 2011), chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm
nghiệp. Được sự nhất trí của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Sau đại học,
tôi thực hiện đề tài: “Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông
nghiệp bền vững ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Sau thời gian thực
tập với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Văn
Dư, các thầy cô giáo, đến nay luận văn đã hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy, cô
trong khoa Đào tạo sau Đại học, bộ môn Kinh tế và các bộ môn khác đã nhiệt
tình giảng dạy truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tạo điều kiện trong công tác, học
tập, sự quan tâm giúp đỡ của các lãnh đạo các cơ quan hữu quan của huyện
Lương Sơn, Hòa Bình, đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của Tiến sỹ Trần Văn Dư
đã tạo điều kiện, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, năng
lực bản thân cũng như các thông tin về đối tượng nghiên cứu còn nhiều hạn
chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong
nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo, các nhà khoa học
và đồng nghiệp để xây dựng chuyên đề nghiên cứu ngày được hoàn thiện hơn.
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các

số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hòa Bình, tháng 9 năm 2012
Tác giả
Hoàng Việt Hải


ii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn…………………………………………………………………….i
Mục lục……………………………………………………………………….ii
Danh mục các từ viết tắt……………………………………………..………..v
Danh mục các bảng…………………………………………………………..vi
Danh mục các hình……………………………………………………...…..viii
Phụ lục: Phiếu điều tra:....................................................................................ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG ...................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững ................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ................................................. 8
1.1.3. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững................................ 9
1.1.4. Các nguyên tắc chung trong xây dựng nền nông nghiệp bền vững 10
1.1.5. Những nguyên nhân làm cho nông nghiệp phát triển không bền vững 11
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ......... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững ............................ 15
1.2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nước ........... 15
1.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam ...19

1.3. Những vấn đề đặt ra về phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay ............................................................................... 26
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 32
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ............................................ 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 32


iii

2.1.2. Các đặc điểm kinh tế ....................................................................... 37
2.1.3. Các đặc điểm về văn hoá - xã hội - môi trường ............................ 39
2.1.4. Cơ sở vật chất khác ......................................................................... 43
2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn về địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp bền vững ................................................................ 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 47
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ............................... 47
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................ 49
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 50
2.2.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................ 50
2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững ............................................. 50
2.3.1. Chỉ tiêu về kinh tế ........................................................................... 50
2.3.2. Chỉ tiêu về sinh thái môi trường ..................................................... 51
2.3.3. Chỉ tiêu về xã hội ............................................................................ 51
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 52
3.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn (2009 - 2011)..... 52
3.1.1. Kết quả sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2009 – 2011 .......... 52
3.1.2. Thực trạng ngành trồng trọt ............................................................ 55
3.1.3. Thực trạng ngành chăn nuôi ........................................................... 59
3.1.4. Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản ............................................ 61

3.1.5. Thực trạng ngành lâm nghiệp ......................................................... 62
3.1.6. Nhận xét đánh giá về thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện
Lương Sơn................................................................................................. 63
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở các đối tượng điều tra .. 65
3.2.1. Tình hình về nhóm đối tựơng điều tra ............................................ 65
3.2.1.Thông tin về nhóm hộ điều tra ......................................................... 66
3.2.2. Tình hình sản của nhóm hộ điều tra................................................ 67


iv

3.2.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra ....... 69
3.2.4. Một số mô hình sản xuất theo nông nghiệp bền vững .................... 71
3.2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nông nghiệp theo xu hướng
bền vững ở huyện Lương Sơn................................................................... 72
3.2.5.1. Thành công................................................................................... 72
3.3. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững huyện Lương Sơn 74
3.3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện
Lương Sơn đến 2015, định hướng đến 2020 ............................................ 74
3.3.2. Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững huyện Lương Sơn ..... 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
KH-KT
CN - TTCN

CN - XD
CNH, HĐH

Tên đầy đủ
Khoa học - kỹ thuật
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CĐ94

Bảng giá cố định năm 1994

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

GTGT

Giá trị gia tăng

GTTT

Giá trị tăng thêm

GTSX

Giá trị sản xuất

GT


Giá trị

CC

Cơ cấu

HTX NN
HĐND
NN

Hợp tác xã nông nghiệp
Hội đồng nhân dân
Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

TBXH

Thương binh xã hội

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


SPS

Hiệp định bảo vệ và kiểm dịch thực vật

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

TS
UBND
BQ

Tổng số
Ủy ban nhân dân
Bình quân


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

1.1

Sản lượng cây có hạt giai đoạn 2007 - 2011


19

1.2

Tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

20

2.1

Cơ cấu đất đai của huyện Lương Sơn năm 2011

35

2.2

Cơ cấu kinh tế qua các năm

38

2.3

Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế ở Lương Sơn giai

39

đoạn 2009 – 2011
2.4


Giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản huyện Lương Sơn.

40

2.5

Dân số, lao động huyện Lương Sơn năm 2010 và 2011.

41

2.6

Hiện trạng cơ sở vật chất và giáo dục ở các cấp học năm 2010

42

– 2011.
2.7

Hiện trạng hạ tầng giao thông

45

2.8

Thực trạng diện tích được tưới tiêu

46

2.9


Cơ sở vật chất kỹ thuật điện lực

47

2.10 Số lượng mẫu điều tra ở điểm nghiên cứu

49

3.1

Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản

54

3.2

Giá trị và Cơ cấu giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp, thủy sản

55

giai đoạn 2009 - 2011
3.3

Tình hìnhsử dụng và biến động đất giai đoạn 2007 2011

56

3.4


Diện tích, năng suất, sản lượng lúa qua các năm.

58

3.5

Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, khoai lang qua các năm.

59

3.6

Diện tích, năng suất, sản lượng rau qua các năm.

60

3.7

Số lượng, sản lượng ngành chăn nuôi qua các năm

61

3.8

Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp

62


vii


3.9

Diện tích, sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2007 - 2011

62

3.10 Tình hình sử dụng đất rừng giai đoạn 2007 - 2011

63

3.11 Nhóm đối tượng điều tra theo lĩnh vực sản xuất theo vùng năm

66

2011
3.12 Tình hình thông tin về nhóm hộ điều tra

67

3.13 Chi phí sản xuất nhóm hộ điều tra năm 2011

68

3.14 Giá trị sản xuất của nhóm hộ điều tra

68

3.15 Thu nhập theo lĩnh vực sản xuất của nhóm hộ điều tra năm


69

2011
3.16 Tình hình thu nhập của nhóm hộ điều tra năm 2011

71

3.17 Mục tiêu và giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến

77

năm 2015, định hướng đến năm 2020


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

1.1 Tính bền vững

7

2.1 Cơ cấu đất đai của huyện Lương Sơn năm 2011


35

2.2 Rác thải trên đường nhánh của thị trấn Lương Sơn

43

2.3 Rác thải liền cánh đồng xóm Mỏ - thị trấn Lương Sơn

43

3.1 Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản

53

3.2 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

55

3.3 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2011

56

3.4 Ruộng Dưa hấu nhà ông Bạch Văn Sáu – Nhuận trạch Lương Sơn

71

3.5 Trang trại rừng nhà anh Bùi Văn Chiến – xã Tân Thành

71


3.6 Vườn rau sạch của tổ hợp tác phụ nữ xóm Mòng- thị trấn Lương Sơn

71


ix

PHỤ LỤC
Phiếu số: 01 – ĐTH/NN
Tỉnh: HOÀ BÌNH
Huyện: LƯƠNG SƠN
Xã:
Xóm:

PHIẾU ĐIỀU TRA
HỘ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
(Dùng cho luận văn tốt nghiệp cao học)
Lương Sơn, ngày…tháng…năm 2012

- Họ và tên chủ hộ:
- Địa chỉ:
I. Thông tin về hộ
1. Chủ hộ:

Nam/Nữ

2. Số nhân khẩu:
3. Số nhân khẩu nam có tuổi từ 15 đến 60:
4. Số nhân khẩu nữ có tuổi từ 15 đến 55:
5. Trình độ văn hoá:

- THPT:
- THCS:
- TH:
II. Thông tin về trồng trọt:
1. Cây lúa:
1.1. Diện tích cây lúa:
1.2. Sản lượng:
1.3. Chi phí cho cấy lúa:
- Giống:
- Phân bón (đạm. lân. Kali):
- Thuốc trừ sâu, diệt cỏ:
- Công máy làm đất:
- Thuê lao động:

Tuổi


x

- Khấu hao máy:
- Chi phí dịch vụ khác:
2.Cây lâm nghiệp
1.1. Diện tích cây lâm nghiệp:
1.2. Sản lượng:
1.3. Chi phí cho sản xuất lâm nghiệm:
- Giống:
- Phân bón (đạm. lân. Kali):
- Thuốc trừ sâu, diệt cỏ:
- Công máy làm đất:
- Thuê lao động:

- Khấu hao máy:
- Chi phí dịch vụ khác:
III. Thông tin về chăn nuôi
1. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
1.1. Tổng đàn:
1.2. Sản lượng:
1.3. Chi phí:
- Giống:
- Thuốc phòng, chữa bệnh:
- Thức ăn:
- Thuê lao động:
- Khấu hao máy:
- Chi phí dịch vụ khác:
+ Điện:
+ Nước:
+ Khác:


xi

2. Nuôi trồng thuỷ sản:
2.1. Diện tích:
2.2. Sản lượng:
2.3. Chi phí:
- Giống:
- Thuốc phòng, chữa bệnh:
- Thức ăn:
- Thuê lao động:
- Khấu hao máy:
- Chi phí dịch vụ khác:

+ Điện:
+ Nước:
+ Khác:
CHỦ HỘ

ĐIỀU TRA VIÊN


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của nước ta từ ngàn đời
nay và là lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, là nền tảng
có tính chiến lược trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm an
ninh lương thực.
Việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là một xu hướng tất
yếu trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, một hướng đi đúng đắn
của Đảng và Nhà nước ta trong suốt thời gian qua. Sau hơn 25 năm thực hiện
đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông
thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn, từ chỗ thiếu đói
và khủng hoảng lương thực, đến nay nông nghiệp nước ta đã vươn lên đủ ăn
và trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu các nông
phẩm nhiệt đới.
Theo số liệu tổng kết của Tổng cục Thống kê, ngành Nông nghiệp đóng
góp 22,1% GDP, 23,8% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 52,6% lao
động cả nước. Thu nhập từng bước được cải thiện, đời sống vật chất và tinh
thần của người nông dân tăng lên rõ rệt, làm thay đổi lớn bộ mặt nông thôn.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nông nghiệp, từ trồng trọt, chăn
nuôi gia súc, gia cầm, làm thuỷ lợi đến nuôi trồng thuỷ sản, các làng nghề...

đã và đang kéo theo hệ lụy: đụng vào đâu cũng vấp phải tình trạng ô nhiễm
trầm trọng. Các vấn đề môi trường đáng được quan tâm hiện nay trong lĩnh
vực phát triển nông nghiệp nông thôn đó là ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi
gia súc gia cầm, ô nhiễm do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón
hóa học, ô nhiễm do các hoạt động sản suất tại làng nghề và vấn đề về vệ sinh
môi trường nông thôn…


2

Vì vậy, Nghị quyết số 26 - NQ/TW đã vạch ra mục tiêu là “Xây dựng
nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất
hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao,
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài”.
Nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả,
bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, trong văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định rõ: Trên cơ sở tích tụ đất
đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ
sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại,
tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp
công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn.
Lương sơn là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, nằm giáp ranh thủ đô
Hà Nội, chuỗi đô thị Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn, với các khu công
nghiệp, trường học đang hình thành và phát triển... Trong những năm qua, là
huyện có tốc độ phát triển kinh tế cao trong tỉnh, được tỉnh xác định là trọng
điểm kinh tế, là đầu tàu kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, nông nghiệp sản xuất
theo lối truyền thống như lâu nay của các nông hộ ở huyện không còn phù
hợp nữa mà sẽ phải dần chuyển mình sao cho phù hợp với sự phát triển của xã
hội, từng bước đáp ứng nhu cầu về nông sản thực phẩm có giá trị cao cung
cấp cho thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận. Nhưng nông nghiệp của huyện

Lương Sơn vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phát triển còn kém bền vững,
sức cạnh tranh thấp; đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và bị bỏ hoang do
thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp..; các loại dịch bệnh như lở mồm long
móng, cúm gia cầm, ngập úng, hạn hán… thường xuyên xảy ra.
Có thể thấy, môi trường nông nghiệp và nông thôn trên phạm vi của
tỉnh Hòa Bình và cả nước nói chung, khu vực Lương Sơn nói riêng đều chịu
sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ việc tập quán canh tác, sử dụng phân bón,


3

thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, việc bỏ trống khâu xử lý chất thải của ngành
chăn nuôi, chất thải làng nghề... đang là những vấn đề cần được quan tâm
nghiên cứu, nhằm đưa ra những cơ sơ lý luận và thực tiễn cho phát triển nông
nghiệp bền vững.
Vấn đề đặt ra là, phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lương Sơn
sẽ diễn ra như thế nào? Thực trạng sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện
trong những năm qua đạt kết quả ra sao? Giải pháp nào để có thể phát triển
nông nghiệp bền vững mà đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và môi trường?
Để nông nghiệp Lương Sơn phát triển bền vững, cung cấp nông sản hàng hóa
cho thị trường, góp phần giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội - môi trường,
đưa Nghị quyết của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cuộc
sống trên địa bàn huyện, em chọn đề tài: “Những giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” làm luận
văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiêu cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các
ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Lương Sơn qua 5 năm 2007 - 2011,
phát hiện những nhân tố ảnh hưởng, những khó khăn, thuận lợi, những bất

cập về sản xuất nông nghiệp của huyện, từ đó nghiên cứu phương hướng, giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện Lương
Sơn phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn
về phát triển nông nghiệp bền vững;


4

- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Lương Sơn,
tỉnh Hoà Bình trong những năm qua; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sản
xuất nông nghiệp bền vững và rút ra những hạn chế, tồn tại cần thay đổi.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện
Lương Sơn trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề có liên quan đến phát
triển nông nghiệp bền vững.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Bao gồm phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu.
- Về không gian: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững tại
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Về thời gian: Số liệu thu thập được từ các tài liệu đã công bố trong
khoảng thời gian 2006 - 2011, số liệu khảo sát điều tra năm 2011 trong đó
một số số liệu nghiên cứu cả giai đoạn 2005 - 2010 để đánh giá biến động, tốc
độ tăng trưởng 5 năm 2006 - 2011.


5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học
chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là
một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn
tại trong trạng thái bất biến mà trải qua một loạt các trạng thái khác nhau từ
khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập.
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Nhà Xuất bản
Đà Nẵng) “phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp
đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.
1.1.1.2. Khái niệm về nông nghiệp
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X thì: “Nông nghiệp là tên chung chỉ những ngành sản xuất lấy
đất đai, mặt nước, đồng cỏ, quy trình sinh học …làm đối tượng và là tư liệu
sản xuất chủ yếu. Nông nghiệp có đặc điểm riêng, nổi bật là quá trình sản xuất
chịu sự chi phối khá nhiều của các yếu tố: tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí
hậu…Nông nghiệp là sản nghiệp cơ sở (nền tảng) của các sản nghiệp thứ hai
(công nghiệp) và sản nghiệp thứ ba (dịch vụ); là sản nghiệp chính của nông
dân và là sản nghiệp đầu tiên cần thiết cho sự sinh tồn của xã hội”.
1.1.1.3. Khái niệm về phát triển nông nghiệp
Theo GS.TS Đỗ Kim Chung: “Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình


6


thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và
thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển
là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và
dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về
tổ chức và thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp là một quá trình, không phải trong trạng thái
tĩnh. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy luật thị
trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của Chính phủ, nhận thức
và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ
tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển là kết quả của
quá trình phát triển nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp khác với tăng trưởng nông nghiêp: Tăng trưởng
nông nghiệp chỉ thể hiện ở thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra
so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung
nhiều về lượng. Còn phát triển nông nghiệp không những bao hàm cả tăng
trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông
nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của
người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố tài nguyên giữa
các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các
ngành kinh tế.
Như vậy, phát triển nông nghiệp còn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ
chức, thể chế và môi trường. Tăng trưởng và phát triển nông nghiệp có quan
hệ với nhau. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp. [7]
1.1.1.4. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng
hoảng môi trường.


7


Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission
and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
các nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Về nguyên tắc, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực
hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa
các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và
(3) cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho
thế hệ hôm nay và mai sau.
Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" nó không chỉ là nỗ lực nhằm
hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường. Với ý nghĩa này, nó được xem là "tiếng chuông" cảnh báo
hành vi của loài người trong thế giới đương đại.

Hình 1.1: Tính bền vững
Ở Việt Nam, thể hiện cụ thể nhất là Quyết định số 153/2004/QĐ - TTg
ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu
nhanh. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể


8

đến là công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi
trường bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học
Tổng hợp Hà Nội. "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp
quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát triển
bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên

cơ sở tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới, các tác giả đã đưa ra các
tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh
tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng thời cũng đề xuất một số
phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam.
1.1.1.5. Phát triển nông nghiệp bền vững
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1992
cho rằng “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi
về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con
người cho cả hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp
(bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến
môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có
hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội”
Từ việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước đó và căn cứ vào
điều kiện của Việt Nam, Tiến sỹ Vũ Văn Nâm đưa ra định nghĩa: Phát triển
nông nghiệp bền vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) là quá trình sử
dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội
với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của
con người trong hiện tại và tương lai và được xã hội chấp nhận.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật bao gồm các cây trồng
và vật nuôi.
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt.


9

- Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi rộng lớn.
- Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ, vừa được trao đổi
trên thị trường.
- Cung về nông sản hàng hóa và cầu về đầu vào cho nông sản mang

tính thời vụ.
- Nông nghiệp có liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp và dịch vụ.
1.1.3. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững
Theo Tiến sĩ Vũ Văn Nâm, phát triển nông nghiệp bền vững gồm bốn
nội dung cơ bản sau:
Một là: Tăng năng suất nông nghiệp một cách bền vững và ổn định
Việc tăng năng suất phải được thực hiện một cách ổn định, bền vững,
không bị tác động bới các yếu tự nhiên, yếu tố kinh tế thị trường. Tăng năng
suất nông nghiệp trước hết phải tăng hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và
vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về
sản phẩm nông nghiệp.
Hai là: Phân phối công bằng sản phẩm và tài nguyên nông nghiệp
Sự phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm biện pháp thực hiện sự
công bằng về phân phối, chia sẻ sản phẩm nông nghiệp và tài nguyên nông
nghiệp. Đạt được sự công bằng thường là điều khó. Vì vậy, chiến lược phát
triển thuỷ lợi, phân bón, giống phải tính đến yếu tố công bằng cho sự phát
triển của nền nông nghiệp.
Ba là: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Nông nghiệp có thể phát triển bền vững khi tài nguyên thiên nhiên
được sử dụng đúng đắn không bị giảm cấp, không bị tàn phá bởi những kỹ
thuật canh tác không phù hợp. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp cần
phải có các nội dung bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên kết hợp với việc
phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.


10

Bốn là: Làm tăng sự công bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất
lượng cuộc sống
Sự phát triển nông nghiệp được gọi là bền vững khi mà các hoạt động

hiện tại về nông nghiệp không ảnh hưởng xấu mà chỉ làm tốt hơn các khả
năng phát triển của thế hệ mai sau. Vì thế giải quyết vấn đề hôm nay sẽ làm
cơ sở để hạn chế và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tương lai. Để làm
được điều này, sự tham gia của nhóm người hưởng lợi, sự phân bố công bằng
lợi ích và khả năng tự lập là những yếu tố cơ bản của mọi chương trình phát
triển nông nghiệp và nông thôn.
1.1.4. Các nguyên tắc chung trong xây dựng nền nông nghiệp bền vững
- Đảm bảo bền vững về môi trường: Sử dụng hợp lý, bền vững và
chống thoái hoá tài nguyên đất; Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài
nguyên khoáng sản; Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên
nước; Bảo vệ và phát triển rừng; Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu
công nghiệp; Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại; Bảo tồn đa dạng sinh
học; Giảm nhẹ biến đổi khí hậu góp phần phòng, chống thiên tai.
- Đảm bảo bền vững về kinh tế: Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn
định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa họccông nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi
trường; Thay đổi công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn
và thân thiện với môi trường; Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững,
xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững.
- Đảm bảo bền vững về xã hội: Tập trung nỗ lực để xoá đói, giảm
nghèo, tạo thêm việc làm; Hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số; Phân bố hợp lý dân
cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo vệ môi trường bền vững ở các địa
phương; Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề
nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước; Tăng số


11

lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân
dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.
1.1.5. Những nguyên nhân làm cho nông nghiệp phát triển không bền vững

Suy giảm về lượng và chất một số tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ
bản đối với đời sống con người: đất, rừng, thủy sản, khoáng sản, năng lượng,
đa dạng sinh học. Một số nhà nghiên cứu cho đã dự báo nguy cơ thiếu hụt
trầm trọng về lương thực tại một số quốc gia trong vài thập kỷ tới.
Ô nhiễm môi trường sống đang tăng lên với tốc độ nhanh, phạm vi lớn
hơn trước. Các vùng nông thôn, vùng sản xuất nông nghiệp, ven biển và biển
đang ngày càng bị ô nhiễm, nhất là tại các nước đang phát triển thu nhập thấp.
Trái đất đang nóng lên dưới tác động của khí nhà kính, một số băng
khổng lồ tại Nam Cực, Bắc Cực sẽ tan chảy làm cho nước biển dâng lên ngập
các vùng đất thấp và thay đổi khí hậu toàn cầu.
Các vấn đề xã hội cấp bách: nghèo đói, thất nghiệp, cách biệt về mức
sống và thu nhập ngày càng gia tăng tạo nên nguyên nhân sâu sắc về bất ổn
kinh tế, chính trị thế giới để thu lợi riêng của một số cường quốc. Tính chất
hai mặt của xu thế toàn cầu hóa đang tăng lên nhanh chóng.
Việc giải quyết những thách thức này đang đòi hỏi nâng cao nhận thức
của mọi người về phát triển bền vững, nỗ lực to lớn về khoa học, công nghệ,
về tổ chức quản lý và hợp tác trong từng địa phương, từng quốc gia, từng khu
vực và trên toàn thế giới.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững
Từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp cho thấy, phát triển nông nghiệp
bền vững do tác động của nhiều yếu tố.
1.1.6.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp
Với sản xuất nông nghiệp, cơ chế chính sách về đất đai có vai trò chủ
đạo. Thời kỳ trước năm 1986, sản lượng lương thực cả nước chỉ đạt 11- 12


12

triệu tấn/năm. Nước ta rơi vào khủng hoảng lương thực thiếu đói trầm trọng...
Chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có sự

điều chỉnh, mạnh dạn bắt đầu bằng Chỉ thị 100 - CT/TW ngày 13/01/1981 của
Ban Bí thư Trung uơng Đảng. Trên thực tế, đây là bước mở đầu mang tính chất
của một cuộc đổi mới, người nông dân đã có quyền được hưởng phần sản phẩm
tăng lên trên diện tích khoán của mình, nhờ đó mà nông nghiệp có sức sống mới,
sản lượng lương thực được từng bước nâng lên 15- 16 triệu tấn/năm, thiếu đói
được đẩy lùi đáng kể.
Từ năm 1986 đến nay, cơ chế chính sách với nông nghiệp được từng
bước thay đổi mạnh hơn, mà nền tảng là chính sách sử dụng đất đai được đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đề ra. Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị về nông nghiệp ngày 5/4/1988 là một Nghị quyết có tính đột phá,
tạo bước phát triển mới rất quan trọng cho nông nghiệp và nông thôn trong
thời kỳ đổi mới. Ngay năm 1988, sản lượng lương thực cả nước đã đạt đến
17,6 triệu tấn, đủ nhu cầu trong nước và có xuất khẩu 30 vạn tấn gạo, một
thành tựu làm thế giới phải ngạc nhiên. Các năm sau đó sản lượng lương thực
tiếp tục tăng, năm 2011, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 6,754 triệu tấn, kim
ngạch 3,165 tỉ USD. Nhiều loại cây trồng khác cũng đạt kết quả rất cao, như
Điều, Cà phê, Ca cao, Mía đường, trồng rừng... Ngành chăn nuôi cũng rất
phát triển, đủ cho nhu cầu thực phẩm trong nước và còn xuất khẩu với khối
lượng khá lớn ở một số loại: Thịt lợn đông lạnh, thuỷ sản cá, tôm.
Có thể nói, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp là
yếu tố quan trọng nhất đã đưa nước ta từ thiếu đói, đến đủ ăn, khá, xuất khẩu
nông sản chiếm thứ hạng cao trên thế giới; từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
trở thành nước bắt đầu có nền sản xuất nông nghiệp với trình độ cao hơn.
1.1.6.2. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp
Thủy lợi: Trong nông nghiệp, đối với cây trồng các loại, sau đất đai là


×