Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Công nghệ thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thái nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.32 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

LÊ QUANG ĐĂNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Tập thể hướng dẫn khoa học:
1. TS. Ngô Văn Lương
2. TS. Hồ Trung Thanh

Phản biện 1: GS.TS. Mai Ngọc Cường
Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Minh Tuấn



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại:

Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi

giờ, ngày

Có thể tìm hiểu luận án tại:

tháng

năm

- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong những năm qua, hòa chung với tốc độ phát triển du lịch của cả
nước, du lịch tỉnh Thái Nguyên cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích
lệ. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch
tỉnh Thái Nguyên nói riêng còn cách một khoảng cách khá xa so với các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế, để phát triển du lịch Việt Nam và du lịch Thái Nguyên mang tầm cỡ
quốc tế thì cần thiết phải hiện đại hóa ngành du lịch, phải đẩy mạnh ứng
dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại vào phát triển kinh tế du
lịch. Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, dưới tác động của KH&CN hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông (CNTT-TT đã làm thay đổi căn bản tư duy chiến lược, phương

thức kinh doanh và hoạt động quản lý về du lịch, đặt kinh tế du lịch trước
những thời cơ và thách thức to lớn. Vì thế, để xây dựng và phát triển kinh tế
du lịch Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu hội nhập, tất yếu phải nghiên cứu ứng
dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc được đánh giá có nhiều tiềm năng
và thế mạnh để phát triển du lịch. Thái Nguyên được coi là trung tâm giao
lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - giáo dục của cả vùng. Vì
thế, việc nghiên cứu ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch của tỉnh
Thái Nguyên là cần thiết. Đây sẽ là trường hợp nghiên cứu điển hình bởi
Thái Nguyên có tư cách là tỉnh trọng điểm, đại điện cho cả vùng. Kết quả
nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, nếu thành công sẽ tạo đà để nghiên cứu
triển khai diện rộng trên toàn vùng.
Với tất cả những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn “Công nghệ
thông tin với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh
tế, chuyên ngành Kinh tế phát triển.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1


a) Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ giữa CNTT
với sự phát triển kinh tế du lịch và nghiên cứu ứng dụng CNTT nhằm góp
phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái
Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về CNTT với sự phát
triển kinh tế du lịch; Nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng ứng dụng
CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên; Nghiên cứu, đề

xuất các phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT với
phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công nghệ thông tin với sự phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu các hoạt động du lịch và
ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch tại tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực
trạng phát triển kinh tế du lịch và thực trạng ứng dụng CNTT với phát triển
kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 - 2016. Các giải pháp
được luận án đề xuất cho giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030.
- Phạm vi về nội dung và lĩnh vực nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của
luận án thuộc lĩnh vực kinh tế phát triển.
4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
a) Cơ sở lý thuyết
*) Lý thuyết kinh tế và các mô hình kinh tế
2


- Lý thuyết kinh tế của Các Mác: Mác cho rằng, các yếu tố tác động đến
tăng trưởng kinh tế bao gồm: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật,
trong đó Mác đặc biệt quan tâm đến yếu tố lao động. Tuy nhiên, Mác cũng
khẳng định vai trò quan trọng của tiến bộ kỹ thuật trong việc làm tăng năng
suất lao động. Nếu chỉ dựa vào sức lao động cơ bắp của người công nhân
thì chỉ tạo ra được giá trị thặng dư tuyệt đối, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ làm tăng năng suất lao động, giúp nhà
tư bản tạo ra giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch.

- Mô hình Cobb - Douglas: Y = ALαKβ
Hàm sản xuất Cobb - Douglas biểu thị giá trị tổng sản lượng phụ thuộc
vào các nguồn lực: lao động, vốn và khoa học công nghệ. Thêm vào yếu tố
công nghệ (A) sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn (K) và lao động (L), qua
đó làm tăng sản lượng (Y) của nền kinh tế.
- Mô hình Solow với sự thay đổi công nghệ: ∆ke = sye - (n + d + θ)ke
Mô hình Solow với sự thay đổi công nghệ giải thích được sự tăng trưởng
đều đặn của thu nhập bình quân đầu người ở một số nước là do sự thay đổi
của công nghệ (θ). Còn tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng Y là do sự kết
hợp giữa tăng trưởng dân số và thay đổi công nghệ (n + θ). Do đó, khi thêm
vào yếu tố công nghệ thì mô hình có thêm khả năng là nền kinh tế đạt được
tăng trưởng bền vững của thu nhập trên đầu người với tỉ lệ θ.
*) Khung phân tích
- Khung phân tích vấn đề nghiên cứu: Để có được sản phẩm đầu ra (các bộ
giải pháp), luận án phải thực hiện được 03 bước:
+ Bước 1: Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu.
+ Bước 2: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về CNTT với phát triển
kinh tế du lịch.
+ Bước 3: Phân tích thực trạng ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế
du lịch của tỉnh Thái Nguyên.

3


Hội nhập
KTQT

Khung lý thuyết:
- Du lịch
- Kinh tế du lịch

- Hội nhập KTQT
- CNTT
- CNTT du lịch

Giải pháp
Thực tế ứng dụng CNTT với
phát triển kinh tế du lịch tại
Thái Nguyên

Thực tế ứng dụng CNTT với phát
triển kinh tế du lịch tại Việt Nam

Hội nhập KTQT

Hội nhập KTQT

Thực tế ứng dụng CNTT với
phát triển kinh tế du lịch trên
thế giới

Điều
kiện
thực
hiện

Lộ
trình
thực
hiện


Hội nhập KTQT

- Khung phân tích trọng tâm nghiên cứu:
Hội nhập KTQT

DU LỊCH
- Tài nguyên du lịch
- Khách du lịch
- Loại hình du lịch
- Dịch vụ du lịch
- Điểm đến du lịch

Hội nhập KTQT

CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN

ỨNG DỤNG
CNTT

QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC

4

Hội nhập KTQT

PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH
- ↑ Kinh doanh du lịch

- ↑ Thị trường du lịch
- ↑ Khách du lịch
- ↑ Thu nhập du lịch
- ↑ Đóng góp vào GDP
của nền kinh tế.

Hội nhập KTQT


b) Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để làm sáng tỏ bản chất và mối quan hệ biện
chứng giữa CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Các phương pháp cụ thể: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, quá trình thực hiện luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có một số đóng góp mới sau:
- Luận án bổ sung về mặt lý luận các vấn đề có liên quan đến phát triển
kinh tế du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là những
vấn đề lý luận có liên quan đến công nghệ thông tin du lịch, nội dung ứng
dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du lịch.
- Luận án đã khảo sát, phân tích, đánh giá được thực trạng ứng dụng

CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Luận án xây dựng 01 phần mềm áp dụng cho du lịch Thái Nguyên.
- Luận án đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT
với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, luận án xây
dựng lộ trình và chỉ rõ các điều kiện đảm bảo thành công cho hoạt động ứng
dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thái Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5


a) Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án bổ sung, đóng góp thêm vào kho tàng lý luận về du lịch một số
vấn đề du lịch mới, nảy sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế, đặc biệt là vấn đề ứng dụng những thành tựu KH&CN, CNTT
với phát triển kinh tế du lịch. Kết quả của luận án có ý nghĩa về mặt học
thuật khi lý giải được một số vấn đề như: Mối quan hệ biện chứng giữa hội
nhập kinh tế quốc tế - công nghệ thông tin - du lịch; vai trò, tác động của
CNTT với kinh tế du lịch; nội dung và những vấn đề cụ thể của việc ứng
dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch;…
b) Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển
du lịch Thái Nguyên. Các phân tích của luận án và các nhóm giải pháp mà
luận án đề xuất sẽ là những căn cứ trong việc tham vấn chính sách phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu của luận án gợi mở cho các nhà quản lý du lịch, các
nhà đầu tư, doanh nghiệp CNTT nghiên cứu, phát triển, sản xuất các phần
mềm, ứng dụng CNTT hỗ trợ ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và các

danh mục bảng biểu, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghệ thông tin với sự phát
triển kinh tế du lịch trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát triển
kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với sự phát triển
kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

6


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Luận án khảo sát, tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan đến CNTT với
du lịch trên thế giới, bao gồm:
- Nghiên cứu về CNTT với ngành du lịch nói chung: Nghiên cứu của
Anand V. Nath và Deepa Menon (2005); Buhalis và O’Connor (2005);
Anjiu Gupta (2012).
- Những nghiên cứu ứng dụng CNTT với một số bộ phận của kinh tế du
lịch: Reza Karimidizboni (2013); Davison, Harris và Vogel (2005);
Guttentag và Daniel (2010).
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Luận án khảo sát, tìm hiểu các nghiên cứu tại Việt Nam và tại tỉnh Thái
Nguyên có liên quan đến đề tài luận án như:
- Các nghiên cứu về phát triển du lịch: Trần Tiến Dũng (2007), Phạm
Ngọc Thắng (2010), Nguyễn Duy Mậu (2012).
- Các nghiên cứu ứng dụng CNTT: Nguyễn Thị Lan Hương (2008),
Nguyễn Minh Ngọc (2012).
- Các nghiên cứu tại Thái Nguyên: Tạ Thị Kim Niên (2009), Nguyễn

Lan Anh (2014).
* Khoảng trống nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ lý thuyết về CNTT với phát triển kinh tế du lịch.
- Thực tế ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch tại một số quốc
gia trên thế giới và tại Việt Nam.
- Nghiên cứu ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch tại một địa
phương cụ thể (tỉnh Thái Nguyên) để thấy rõ được bản chất, nội dung và
góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết cũng như kiểm chứng thực tiễn.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT với phát
triển kinh tế du lịch (trường hợp nghiên cứu cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên).

7


Tiểu kết chƣơng 1
Toàn bộ nội dung chương 1 tập trung phân tích tổng quan tình hình
nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. Luận án tiến
hành khảo sát các nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên có liên quan đến công nghệ thông tin, du lịch, phát triển kinh
tế du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các tài liệu nghiên cứu
được luận án lựa chọn đánh giá chủ yếu trong khoảng thời gian 10 năm trở
lại đây (2005 - 2015). Việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu có ý
nghĩa quan trọng để nghiên cứu sinh xác định rõ những vấn đề liên quan
đến luận án đã được nghiên cứu và chưa được nghiên cứu. Qua đó, luận án
xác định những khoảng trống để thực hiện nghiên cứu.
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG
THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Công nghệ thông tin, phát triển công nghệ thông tin

2.1.1.1. Công nghệ thông tin
Luận án phân tích các định nghĩa về CNTT, đặc biệt là định nghĩa của
Từ điển bách khoa Việt Nam và định nghĩa của Luật Công nghệ thông tin
(2006), từ đó chỉ ra các thành tố (thành phần) của CNTT.
2.1.1.2. Phát triển công nghệ thông tin
Luận án tìm hiểu định nghĩa phát triển CNTT của Luật Công nghệ thông
tin và phân tích sự phát triển của CNTT hiện nay, từ đó chỉ ra với sự phát
triển này, CNTT đã và đang tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng.
2.1.2. Kinh tế du lịch, phát triển kinh tế du lịch
2.1.2.1. Kinh tế du lịch
Hiện nay chưa có một khái niệm đầy đủ nào về kinh tế du lịch, thông
qua việc tiếp cận các khái niệm về du lịch, Luận án đã xây dựng khái niệm
về kinh tế du lịch: “Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính
8


liên ngành, liên vùng và tính xã hội hóa cao, thuộc khối ngành dịch vụ
trong nền kinh tế quốc dân; có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khai thác các
tài nguyên du lịch quốc gia nhằm tạo ra các hàng hóa và dịch vụ du lịch
phục vụ nhu cầu của du khách; mang lại lợi ích kinh tế - văn hóa - xã hội
thiết thực và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước”. Thông
qua khái niệm, luận án phân tích các yếu tố của kinh tế du lịch như sản
phẩm du lịch, cung - cầu du lịch, thị trường du lịch,…
2.1.2.2. Phát triển kinh tế du lịch
Luận án xây dựng khái niệm phát triển kinh tế du lịch: “Phát triển kinh
tế du lịch là quá trình biến đổi toàn diện và sâu sắc ngành du lịch, thể hiện
trên các khía cạnh như sự gia tăng thu nhập của ngành đóng góp cho GDP
của nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực;
giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cư hoạt động trong lĩnh vực du

lịch và đảm bảo tốt các vấn đề về chính trị - văn hóa - xã hội liên quan đến
du lịch”.
Thông qua khái niệm, luận án phân tích các yếu tố liên quan đến đo
lường tăng trưởng và phát triển kinh tế du lịch.
2.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của nó đối với công
nghệ thông tin và phát triển kinh tế du lịch
2.1.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế
Luận án tiếp cận các quan điểm trước đây để làm sáng tỏ một số nội
dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.3.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh tế du lịch
Luận án phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển
kinh tế du lịch ở cả mặt tích cực và tiêu cực, gắn với thực tế của Việt Nam.
2.1.3.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với công nghệ thông tin
Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến công nghệ thông tin ở cả mặt tích
cực và tiêu cực. Việt Nam là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế và trình
độ công nghệ thấp nên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các tác động này.
9


2.2. Công nghệ thông tin với ngành du lịch
2.2.1. Công nghệ thông tin du lịch
Luận án xây dựng khái niệm về CNTT du lịch: “Công nghệ thông tin du
lịch là toàn bộ các hoạt động liên quan đến ứng dụng, sử dụng máy tính,
các phương tiện điện tử, thiết bị kỹ thuật số, mạng truyền thông,… trong
việc thu thập, xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin của ngành du lịch; xây dựng,
khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu về du lịch; nghiên cứu, sản
xuất và ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong các hoạt động
du lịch của các cơ quan, tổ chức du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch,
khách du lịch và các các dịch vụ du lịch công cộng”.
Luận án phân tích nội dung ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du

lịch với 04 nội dung: (1) ứng dụng CNTT với quảng bá, tiếp thị và phát
triển thị trường du lịch; (2) ứng dụng CNTT với quản lý nhà nước về du
lịch; (3) ứng dụng CNTT với kinh doanh du lịch; (4) ứng dụng CNTT hỗ
trợ khách du lịch và cộng đồng.
2.3. Hệ thống các tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT với phát triển kinh
tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Các tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng CNTT với phát triển kinh
tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên
- Mức độ ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
- Mức độ ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
- Mức độ ứng dụng CNTT hỗ trợ khách du lịch
2.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT với phát triển kinh
tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên
- Hiệu quả ứng dụng CNTT với tăng trưởng và phát triển kinh tế du lịch.
- Hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch.
- Hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch.
- Hiệu quả ứng dụng CNTT trong hỗ trợ hoạt động của khách du lịch.
10


2.3.3. Các phương pháp thực hiện đánh giá ứng dụng CNTT với sự phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên
Luận án trình bày các phương pháp đánh giá: Đánh giá tài liệu, đánh giá
qua bảng hỏi, đánh giá qua phỏng vấn ý kiến chuyên gia, phương pháp so
sánh, biểu đồ hóa dữ liệu, phương pháp phân tích thống kê.
2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến ứng dụng công nghệ thông tin với
sự phát triển kinh tế du lịch trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
2.4.1. Những nhân tố chủ quan

2.4.1.1. Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của các cấp ủy
Đảng, các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên về ứng dụng CNTT với phát
triển kinh tế du lịch.
Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của các cấp ủy Đảng, các
cấp chính quyền là những nhân tố pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đối với việc
đẩy mạnh ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
2.4.1.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên
Hiệu quả ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch phụ thuộc rất lớn
vào trình độ phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.
2.4.1.3. Hạ tầng CNTT và nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Hạ tầng CNTT và nguồn nhân lực lực CNTT có ảnh hưởng rất lớn đối
với ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch, thiếu hai nhân tố này thì
hiệu quả ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch sẽ không cao.
2.4.1.4. Tư duy đổi mới của lãnh đạo và tâm lý của của người lao động
Tư duy của đội ngũ quản lý và người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả của việc triển khai ứng dụng CNTT cho ngành du lịch,
2.4.2. Những nhân tố khách quan
2.4.2.1. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các quốc gia trên thế
giới phải đẩy mạnh ứng dụng KH&CN đặc biệt là CNTT cho ngành du lịch.

11


2.4.2.2. Những biến động kinh tế trên thế giới
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy thoái, nợ công,… ảnh hưởng trực
tiếp tới hoạt động ứng dụng CNTT cho ngành du lịch.
2.4.2.3. Tác động của nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường có những tác động tích cực và tiêu cực đối với kinh tế
du lịch và ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch.

2.4.2.4. Sự phát triển của CNTT và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin
cho ngành du lịch
Mức độ và hiệu quả ứng dụng CNTT cho ngành du lịch lệ thuộc rất lớn
vào hai yếu tố: Một là, để phát triển kinh tế du lịch cần phải ứng dụng
CNTT (cầu). Hai là, CNTT hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch (cung).
2.5. Ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch của một số quốc
gia trên thế giới và ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, bài học
kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong phát triển
kinh tế du lịch của Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ và một số tỉnh, thành phố của
Việt Nam, luận án rút ra bài học cho tỉnh Thái Nguyên:
- Xây dựng các khách sạn, phòng nghỉ hiện đại, hiện đại hóa cơ sở lưu
trú đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
- Phát triển các ứng dụng, công nghệ, tiện ích hỗ trợ khách du lịch.
- Khai thác triệt để e-marketing quảng bá du lịch, cần có nhiều sáng tạo
và đột phá.
- Phủ sóng wifi miễn phí tại một số khu, điểm du lịch, nơi tập trung
đông khách du lịch.
- Hướng đến đối du khách quốc tế để thực hiện các chiến lược quảng bá.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 của luận án đã khái quát hóa những vấn đề lý luận liên quan
đến CNTT, du lịch, kinh tế du lịch, hội nhập kinh tế quốc tế và những tác
động của nó đối với CNTT và phát triển kinh tế du lịch. Qua đó, luận án đã
12


bổ sung, hoàn thiện một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến luận án
như: kinh tế du lịch, phát triển kinh tế du lịch, cung du lịch, CNTT du lịch.
Từ cơ sở lý luận về CNTT và kinh tế du lịch, chương 2 của luận án đã
phân tích nội dung ứng dụng CNTT với sự phát triển kinh tế du lịchn (04

nội dung). Đồng thời, luận án đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá
ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch và chỉ ra các nhân tố ảnh
hưởng đến ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch.
Kết thúc chương 2, luận án tìm hiểu kinh nghiệm ứng dụng CNTT với
phát triển kinh tế du lịch ở một số quốc gia trên thế giới và ở một số tỉnh,
thành phố của Việt Nam, từ đó rút ra bài học cho tỉnh Thái Nguyên.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI
NGUYÊN
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Tài nguyên du lịch
Luận án khái quát về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn để thấy được Thái Nguyên là tỉnh có tài nguyên du lịch khá phong
phú và đa dạng.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Khách du lịch và doanh thu du lịch
Du lịch tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1997 – 2002 nhìn chung
không có gì nổi bật do đây là giai đoạn Thái Nguyên vừa tách tỉnh, mọi
điều kiện cho sự phát triển còn thấp.
Giai đoạn 2002 – 2007, tỉnh Thái Nguyên có những quan tâm, đầu tư
nhất định cho phát triển du lịch. Số lượt khách, doanh thu du lịch đều tăng,
cao nhất là năm 2007 - Thái Nguyên đăng cai năm du lịch quốc gia.
Giai đoạn 2008 – 2015, số lượt khách đến Thái Nguyên duy trì ở mức
tăng ổn định. Doanh thu du lịch cũng tăng đều, tốc độ này tiếp tục được duy
trì trong các năm tiếp theo.
13


Bảng 3.1. Thống kê khách và doanh thu du lịch Thái Nguyên 2013 – 2015
Đơn vị: lượt (khách)/ tỷ đồng (doanh thu)

Nội dung
2013
2014
2015
Tổng lượt khách
1.780.000
1.801.980
1.930.000
Khách quốc tế
32.700
70.043
65.000
Khách nội địa
1.747.300
1.731.437
1.865.000
Doanh thu du lịch
138,8
146,2
185,9
Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên năm 2016
3.1.2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch
Tốc độ tăng trưởng GDP ngành du lịch của tỉnh cao, thường xuyên đạt
>10%/năm. Năm 2015 tốc độ tăng trưởng GDP đạt con số kỷ lục 27,1%.
3.1.2.3. Lao động ngành du lịch
Năm 2003 toàn ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên mới chỉ có 450 lao
động thì đến năm 2016 đã có tới 2.350 lao động.
3.1.2.4. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Tính đến năm 2015, trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên đã có khoảng 20 đơn
vị kinh doanh lữ hành và khoảng 335 đơn vị kinh doanh lưu trú.

3.1.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên
Luận án đánh giá tổng quát tình hình phát triển kinh tế du lịch của tỉnh
Thái Nguyên với những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế.
3.2. Tình hình ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thái Nguyên
Luận án phân tích bức tranh tổng quát về tình hình ứng dụng CNTT với
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, luận án đưa ra
những đánh giá về ưu điểm, hạn chế của hoạt động ứng dụng CNTT với
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

14


3.3. Thực trạng ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh
Thái Nguyên
3.3.1. Thực trạng hạ tầng CNTT du lịch
Luận án phân tích thực trạng phát triển hạ tầng CNTT cho ngành du lịch
ở các khía cạnh: số lượng máy tính được trang bị, tỷ lệ máy tính/người lao
động, tỷ lệ máy tính kết nối internet, tỷ lệ máy tính được cài đặt phần
mềm,… (Bảng 3.6). Qua đó thấy được hạ tầng CNTT được trang bị cho
ngành du lịch chỉ ở mức trung bình so với các tỉnh, thành phố cả nước.
Bảng 3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan, doanh nghiệp du lịch
STT

1
2
3

Cơ quan, Doanh

nghiệp
Cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch
Doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành
Doanh nghiệp kinh
doanh lưu trú

Số


Số
MT

Tỷ lệ máy
tính/ngƣời

Tỷ lệ %
sử dụng
MT

Tỷ lệ %
sử dụng
email

96

75

0,78


78,1%

72,9%

112

50

0,44

44,6%

49,1%

2142

889

0,41

41,4%

25,8%

Nguồn: Sở VHTT&DL và tính toán từ số liệu điều tra của NCS năm 2015
3.3.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông với
quảng bá du lịch, phát triển thị trường du lịch
3.3.2.1. Website marketing (tiếp thị, quảng bá du lịch qua hệ thống website)
Luận án phân tích thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong công tác quảng

bá du lịch với các khía cạnh: quảng bá qua website; qua email, SMS di
động; quảng bá qua mạng xã hội, qua facebook, youtube; phát triển thị
trường du lịch qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
3.3.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin với hoạt động quản lý
nhà nước về du lịch
Luận án phân tích thực trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý
nhà nước về du lịch trên các khía cạnh: hoạt động chỉ đạo, điều hành công
15


việc và quản lý văn bản; tỷ lệ cấp email và sử dụng email trong công việc;
họp giao ban trực tuyến, hội nghị trực tuyến; quản lý trong nội bộ cơ quan;
hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Qua đó thấy được các cơ
quan quản lý du lịch của tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu có những ứng dụng
CNTT phục vụ công tác quản lý. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.
3.3.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin với hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp du lịch
Luận án phân tích thực trạng ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp du
lịch trên các khía cạnh: hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp, sử dụng website
thương mại, ứng dụng e-marketing trong tiếp thị, thực trạng kinh doanh trực
tuyến. Qua đó thấy được các doanh nghiệp du lịch Thái Nguyên đã bước
đầu có những ứng dụng CNTT với hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, còn
rất nhiều vấn đề đặt ra.
3.3.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin phục khách du lịch và
cộng đồng
Việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ cộng đồng và khách du lịch tại
Thái Nguyên hầu như chưa có: chưa phủ sóng wifi miễn phí, chưa có tiện
ích du lịch hỗ trợ du khách, chưa có bản đồ du lịch điện tử hiện đại.
3.3.6. Đánh giá chung
3.3.6.1. Những thành tựu và nguyên nhân

Luận án đánh giá thành tựu mà tỉnh Thái Nguyên đã đạt được trong thời
gian qua khi triển khai ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch của
tỉnh. Từ đó chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu đó.
3.3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Luận án đã chỉ ra 6 hạn chế, bao gồm:
- Thứ nhất: hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai ứng
dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch.
- Thứ hai: hạ tầng CNTT chưa thực sự được hoàn thiện để đáp ứng tối
đa yêu cầu phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
16


- Thứ ba: hoạt động quảng bá du lịch, phát triển thị trường có chiều rộng
nhưng chưa có chiều sâu.
- Thứ tư: ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch còn nhiều hạn chế.
- Thứ năm: ứng dụng CNTT trong hoạt động của các doanh nghiệp du
lịch còn rất yếu.
- Thứ sáu: Các hoạt động ứng dụng CNTT phục vụ cộng đồng và du
khách về cơ bản là chưa có.
Luận án cũng chỉ ra 6 nguyên nhân của những hạn chế, bao gồm:
- Một là: Thái Nguyên là tỉnh nghèo, du lịch chưa phải là ngành kinh tế
thế mạnh của tỉnh, do đó mức độ quan tâm đầu tư ứng dụng CNTT cho
ngành du lịch vẫn chưa thực sự mạnh mẽ.
- Hai là: Thái Nguyên chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế để phát triển
kinh tế du lịch.
- Ba là: Thái Nguyên chưa xây dựng được kế hoạch, chiến lược, lộ trình
cụ thể về ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch.
- Bốn là: Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp du lịch chưa mạnh dạn
ứng dụng CNTT cho các hoạt động quản lý và kinh doanh của mình.

- Năm là: Sự thiếu hụt nhân lực có trình độ CNTT cũng là một nguyên
nhân lớn khiến cho hiệu quả ứng dụng CNTT chưa cao.
- Sáu là: Các hoạt động ứng dụng CNTT phục vụ cộng đồng và du
khách chưa được triển khai là do các hoạt động này cần nguồn kinh phí đầu
tư rất lớn mà hiệu quả kinh tế không rõ ràng.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương 3, luận án phân tích khái quát tình hình phát triển kinh tế
du lịch của tỉnh Thái Nguyên kể từ khi tái thiết (1997) đến nay.
Luận án đã phân tích cụ thể thực trạng ứng dụng CNTT với phát triển
kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên qua 5 khía cạnh: (1) Hạ tầng CNTT du
lịch; (2) Quảng bá, phát triển thị trường du lịch; (3) Ứng dụng CNTT trong
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; (4) Ứng dụng
17


CNTT trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; (5) Ứng
dụng CNTT phục vụ cộng đồng và khách du lịch.
Kết thúc chương 3, luận án chỉ rõ những thành tựu, hạn chế của hoạt
động ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên
và nguyên nhân của nó.
CHƢƠNG 4. ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
4.1. Dự báo xu hƣớng ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch
trên thế giới và Việt Nam
4.1.1. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin du lịch trên thế giới
Luận án đưa ra những dự báo về xu hướng ứng dụng CNTT với phát
triển kinh tế du lịch trên thế giới. Trong đó có 05 xu hướng lớn, gồm: Xu
hướng các hoạt động du lịch trực tuyến ngày càng phát triển thay cho các
hoạt động du lịch truyền thống; Xu hướng ứng dụng công nghệ GIS vào

lĩnh vực du lịch; Xu hướng phát triển các ứng dụng tiện ích hỗ trợ khách du
lịch; Xu hướng triển khai ứng dụng IoT (Internet of Things) trong lĩnh vực
du lịch; Xu hướng phát triển du lịch ảo.
4.1.2. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin du lịch tại Việt Nam
Luận án đưa ra những dự báo về xu hướng ứng dụng CNTT vào phát
triển kinh tế du lịch tại Việt Nam. Trong đó có 05 xu hướng chính: Xu
hướng kinh doanh du lịch trực tuyến; Xu hướng tin học hóa công tác quản
lý nhà nước về du lịch; Xu hướng phủ sóng miễn phí wifi phục vụ du
khách; Xu hướng ứng dụng công nghệ GIS; Xu hướng gia tăng tội phạm
cao trong lĩnh vực du lịch.

18


4.2. Quan điểm ứng dụng CNTT với phát triển kinh tế du lịch trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Luận án đã hệ thống hóa các quan điểm về ứng dụng CNTT với phát
triển kinh tế du lịch theo hai cấp: Quan điểm của trung ương và quan điểm
của tỉnh Thái Nguyên.
4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc ứng dụng công
nghệ thông tin phát trong triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
4.3.1. Ma trận SWOT
Luận án giới thiệu khái lược về ma trận SWOT
4.3.2. Phân tích ma trận SWOT về ứng dụng công nghệ thông tin phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế
Luận án xây dựng ma trận SWOT về ứng dụng CNTT với phát triển
kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4.3.3. Những chiến lược cơ bản rút ra từ ma trận SWOT

Thông qua ma trận, luận án rút ra 04 nhóm chiến lược cơ bản: S-O (các
chiến lược dựa trên thế mạnh để tận dụng tốt cơ hội); S-T (các chiến lược
dựa trên thế mạnh để né tránh các đe dọa); W-O (chiến lược dựa trên khả
năng nắm bắt cơ hội vượt qua điểm yếu) W-T (các chiến lược dựa trên khả
năng vượt qua hoặc hạn chế điểm yếu để né tránh đe dọa).
4.4. Lộ trình ứng dụng CNTT cho ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên
Luận án đã xây dựng lộ trình ứng dụng CNTT cho ngành du lịch theo 02
giai đoạn: 2015 - 2020 và 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ở mỗi lộ
trinh, luận án đều nêu rõ nội dung, cách thức thực hiện và kết quả phải đạt
được vào năm cuối của mỗi lộ trình.

19


4.5. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du
lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
4.5.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý nhà nước về ứng
dụng công nghệ thông tin với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái
Nguyên
4.5.1.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách về ứng dụng công nghệ
thông tin với phát triển kinh tế du lịch
*) Nội dung giải pháp
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quản lý
- Xây dựng các chương trình, đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
*) Yêu cầu và điều kiện thực hiện giải pháp
- Cơ chế chính sách của tỉnh cần có sự cởi mở để tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư phát triển, ứng dụng CNTT cho ngành du lịch của tỉnh.
4.5.1.2. Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
*) Nội dung giải pháp
Đầu tư trang bị phần mềm quản lý du lịch chuyên biệt; sắp xếp, tổ chức

lại vai trò, chức năng và mục đích sử dụng của các website du lịch hiện
hành; triển khai hình thức họp trực tuyến; tăng thêm số lượng dịch vụ công
trực tuyến và nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến.
*) Yêu cầu và điều kiện thực hiện giải pháp
- Phải xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành;
- Phải có cán bộ chuyên trách về CNTT.
4.5.1.3. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch
*) Nội dung giải pháp
- Xây dựng cơ sở pháp lý và ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động
triển khai ứng dụng CNTT cho ngành du lịch, trong đó có các chế tài xử lý
nghiêm khắc các vi phạm.
*) Yêu cầu và điều kiện thực hiện giải pháp
20


- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát phải đảm
bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, phát huy vai trò của nhà quản lý,
cán bộ thanh tra, giám sát viên và đặc biệt là vai trò giám sát của nhân dân.
4.5.2. Tiếp tục phát triển, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông
tin cho ngành du lịch
*) Nội dung giải pháp
Trang bị hệ thống máy tính; phát triển hạ tầng mạng máy tính; phát triển
hạ tầng mạng viễn thông di động; phủ sóng wifi miễn phí.
*) Yêu cầu và điều kiện thực hiện giải pháp
Cần khảo sát, phân tích kỹ lưỡng các yếu tố từ thị trường CNTT đến xu
hướng phát triển CNTT và khả năng ngân sách của tỉnh để ra quyết định
đầu tư, trang bị hạ tầng CNTT hợp lý.
4.5.3. Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch
*) Nội dung giải pháp

Các doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng website riêng, cải tiến chất
lượng website hiện hành; đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến; tham gia sàn
giao dịch du lịch điện tử.
*) Yêu cầu và điều kiện thực hiện giải pháp
Doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của đồng vốn đầu tư với
hiệu quả thực tế mang lại để có phương án đầu tư hợp lý; đầu tư trên cơ sở
căn cứ vào tiềm lực và tình hình thực tế của doanh nghiệp.
4.5.4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nâng cao hiệu quả
quảng bá du lịch, phát triển thị trường du lịch
*) Nội dung giải pháp
Quan tâm cải thiện chất lượng nội dung thông tin quảng bá du lịch trên
các website, có chiến lược SEO/SEM hợp lý; cải thiện chất lượng và nội
dung của các trang facebook và chất lượng các video clip về du lịch đăng
tải trên YouTube; phối hợp với các nhà mạng (Viettel, Vinaphone) thực
hiện hình thức gửi tin nhắn điện thoại quảng bá du lịch Thái Nguyên; quan
21


tâm hơn nữa đến chiến lược quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế. Ưu
tiên các phân đoạn thị trường gần như Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
*) Yêu cầu và điều kiện thực hiện
- Các hình thức và nội dung quảng bá tập trung vào giới thiệu các sản
phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, thông tin quảng bá phải có chất lượng.
- Sở VHTT&DL xây dựng chiến lược, kế hoạch, lộ trình cụ thể cho
quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh.
4.5.5. Xây dựng Hệ thống quản lý thông tin du lịch tích hợp tỉnh Thái
Nguyên
*) Nội dung giải pháp
- Xây dựng 01 “Hệ thống quản lý thông tin du lịch tích hợp”.
- Hệ thống có 04 sản phẩm thành phần: 1 - Cơ sở dữ liệu du lịch; 2 - Hệ

thống quản lý thông tin du lịch (dùng trên nền tảng website); 3 - Tiện ích
Thai Nguyên Tourism (dùng trên các thiết bị thông minh); 4 - Bản đồ du
lịch điện tử hiện đại.
*) Yêu cầu và điều kiện thực hiện giải pháp
Việc xây dựng phần mềm phải được phân tích, khảo sát kỹ lưỡng tình
hình thực tế hoạt động du lịch của tỉnh đồng thời phải xây dựng cơ sở dữ
liệu đầy đủ, lựa chọn những công nghệ tiên tiến nhất để sản xuất phần mềm.
4.5.6. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ CNTT cho ngành du lịch
tỉnh Thái Nguyên
*) Nội dung giải pháp
- Cần có sự phân tích kỹ lưỡng về chiến lược nhân sự ngành du lịch của
tỉnh để có chính sách tuyển mộ nhân lực có trình độ CNTT.
- Liên kết đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, công
chức, viên chức.
*) Yêu cầu và điều kiện thực hiện giải pháp
- Việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ CNTT cho ngành du lịch
phải không ảnh hưởng đến chính sách thuyên giảm biên chế.
22


4.6. Những điều kiện đảm bảo thành công trong ứng dụng công nghệ
thông tin phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
4.6.1. Những điều kiện bên ngoài
Luận án phân tích các điều kiện bên ngoài đảm bảo cho sự thành công
của việc ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch tỉnh Thái Nguyên.
Bao gồm các điều kiện: Sự phát triển KH&CN trên thế giới và ở Việt Nam;
Sự phát triển kinh tế - xã hội; Sự phát triển lượng người dùng CNTT.
4.6.2. Những điều kiện bên trong
Luận án phân tích các điều kiện bên trong đảm bảo cho sự thành công
của việc ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế du lịch tỉnh Thái Nguyên.

Bao gồm các điều kiện: Yếu tố về tổ chức, quản lý; yếu tố về tâm lý và tư
duy đổi mới; yếu tố nguồn vốn đầu tư; yếu tố về nguồn nhân lực
Tiểu kết chƣơng 4
Trong nội dung chương 4, luận án đã đưa ra những dự báo về xu hướng
ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch. Luận án phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc ứng dụng CNTT phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên thông qua ma trận SWOT.
Luận án đã đề xuất 6 nhóm giải pháp trọng tâm: (1) Xây dựng và hoàn
thiện thể chế chính sách; (2) Phát triển hạ tầng CNTT cho ngành du lịch; (3)
Phát triển hệ thống phần mềm và ứng dụng CNTT cho ngành du lịch; (4)
Phát triển nguồn nhân lực có trình độ CNTT; (5) Thu hút đầu tư và tăng
cường hợp tác quốc tế về; (6) Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám
sát hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành du lịch.
Để đảm bảo cho các bộ giải pháp được thực hiện có hiệu quả, luận án đã
xây dựng lộ trình ứng dụng CNTT cho ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên.
Đồng thời, luận án cũng chỉ ra các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện
ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch đạt hiệu quả cao.

23


×