Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

thể loại điều tra phòng chống tiêu cực trên báo chí hiện nay” (khảo sát tác phẩm điều tra trên báo thanh niên, báo tuổi trẻ báo điện tử dân trí năm 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.73 KB, 92 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống xã hội luôn tồn tại hai mặt đối lập, bên cạnh những mặt tích
cực của sự kiện, hiện tượng, vấn đề vẫn luôn tồn tại những mặt tiêu cực, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh đó, báo chí
đã thể hiện vai trò tích cực trong giám sát và phản biện xã hội của mình, giúp
ích không nhỏ trong việc cải biến xã hội và nâng cao chất lượng đời sống
nhân dân. Những vụ việc tiêu cực sẽ mãi mãi chìm trong bóng tối, gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống nhân dân và hình ảnh của đất nước nếu không có sự
vào cuộc mạnh mẽ và hiệu quả của báo chí, đặc biệt là những bài điều tra.
Điều tra là một thể loại đặc biệt, giúp cho công chúng tiếp cận được
những sự kiện, hiện tượng có “tính vấn đề” nóng hổi, ảnh hưởng đến lợi ích
của cộng đồng và đang bị giấu giếm một cách có chủ ý với nhiều thủ đoạn
tinh vi không dễ phát hiện ra - điều mà những thể loại báo chí khác như tin,
tường thuật, bài phản ánh hay phóng sự… khó có khả năng làm được. Điều ấy
không có nghĩa rằng chúng ta xem nhẹ vai trò đấu tranh phòng chống tiêu cực
của những thể loại báo chí khác nhưng quả thật không quá khi nói rằng, bài
điều tra đã thể hiện rõ nhất “Tâm” và “Tầm” của nhà báo trong việc phát hiện
và đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, bảo vệ lợi ích của nhân dân và
mang lại hiệu ứng xã hội to lớn nhất.
Hệ thống tài liệu lý thuyết về thể loại điều tra ở các trường đào tạo báo
chí vẫn còn ít trong khi nhu cầu học lý thuyết và kỹ năng điều tra của sinh
viên là không hề nhỏ. Bên cạnh đó, thực trạng làm điều tra phòng chống tiêu
cực ở Việt Nam vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề (ở nhiều tòa soạn, số lượng
phóng viên chuyên viết điều tra ít, kỹ năng nghề nghiệp của phóng viên khi
tác nghiệp điều tra còn yếu, chất lượng bài điều tra chưa cao…) cần được giải
quyết. Chính vì lẽ đó, tôi quyết định chọn thực hiện khóa luận tốt nghiệp về


đề tài: “Thể loại điều tra phòng chống tiêu cực trên báo chí hiện nay”
(Khảo sát tác phẩm điều tra trên báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ & báo điện


tử Dân Trí năm 2012). Tôi hy vọng, khóa luận với đề tài này sẽ giúp những
sinh viên báo chí có được một bộ tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến
điều tra - một thể loại báo chí quan trọng trong hệ thống các môn học chuyên
ngành báo chí, đồng thời giúp những người yêu thích thể loại điều tra hình
dung được những khó khăn, vất vả, thậm chí là hiểm nguy của người phóng
viên phải trải qua khi đi tác nghiệp viết bài điều tra về những sự kiện, hiện
tượng, vấn đề gai góc, nhằm cung cấp thông tin và mang lại cái nhìn chân
thực, sâu sắc cho độc giả về những góc khuất, những mảng tối của đời sống
xã hội hiện nay (cụ thể là những vụ việc tiêu cực đã được báo chí nói chung
và thể loại báo điều tra nói riêng đưa ra ngoài ánh sáng trong năm qua).
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, tôi nhận thấy: Mảng đề tài liên
quan đến thể loại điều tra/phóng sự điều tra cũng đã được một số nhà báo, nhà
nghiên cứu đề cập đến trong một số cuốn sách hay bài báo. Có thể kể đến
những tác phẩm như: “Báo chí điều tra” (A.A. Chertưchơnưi, NXB Thông
tấn, 2004); “Tác phẩm báo chí” (Tập hai), Phần thứ năm: Thể loại điều tra
(PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, NXB Lý luận chính trị, 2006); “Các thể loại chính luận báo
chí” (Trần Quang, NXB Chính trị Quốc gia, 2000); bài viết “Chúng tôi viết
điều tra” (Lưu Huyền - Lại Hoa, VOV Online)… Tuy nhiên, đa số những tác
phẩm này mới chỉ đề cập đến những kiến thức lý luận căn bản khi tác nghiệp
với thể loại bài điều tra chứ chưa đi sâu vào phân tích những kĩ năng, kinh
nghiệm và bài học mà nhà báo đã trải qua trong khi đi thực tế viết bài điều tra,
đặc biệt đối với những vụ việc lớn mà nhà báo phải đối diện với nhiều mối
hiểm nguy, đe dọa và áp lực từ nhiều phía. Chính vì lẽ đó, tôi quyết định chọn
thực hiện khóa luận về đề tài này nhằm: phân tích một cách kĩ lưỡng, cụ thể
2


những khó khăn, thử thách mà người làm báo điều tra phải vượt qua khi muốn

đi sâu khám phá những vụ việc tiêu cực thực tế với nhiều góc khuất có ảnh
hưởng lớn đến xã hội và nhân dân; quy trình sáng tạo tác phẩm điều tra của
họ ngay từ khi lên ý tưởng cho đến lúc tác phẩm được in trên mặt báo và ra
mắt công chúng; bài học kinh nghiệm của những cây viết điều tra lão làng
muốn truyền dạy cho thế hệ sau, đặc biệt là những bạn sinh viên báo chí năm
cuối, sắp ra trường như tôi thông qua những trải nghiệm thực tế của chính họ;
so sánh cách thu thập và xử lý thông tin liên quan đến đề tài điều tra phòng
chống tiêu cực của 3 tờ báo lớn là báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên và báo điện
tử Dân Trí thông qua một số sự kiện, hiện tượng tiêu cực điển hình diễn ra
trong năm qua, từ đó phần nào đó giúp tôi có thể học hỏi được phong cách
viết điều tra của những phóng viên chuyên nghiệp ở các cơ quan báo chí lớn
khi được giao trọng trách viết bài điều tra những vụ việc quan trọng để truyền
tải thông tin chân thực nhất, sinh động nhất đến độc giả. Tôi hy vọng, với việc
kết hợp những kiến thức từ những người làm báo, người nghiên cứu về đề tài
điều tra chống tiêu cực và sự tìm hiểu, phân tích với quan điểm của riêng
mình, khóa luận này sẽ cung cấp thêm những góc nhìn mới mẻ, chân thực và
sinh động về quá trình làm báo điều tra nhiều khó khăn, vất vả nhưng cũng
đầy vinh quang mà những người đã, đang và sắp làm báo điều tra phải trải
qua để có được tác phẩm ưng ý đến tay độc giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thể loại điều tra như: khái niệm
điều tra và thể loại tác phẩm báo chí điều tra, đặc điểm của thể loại báo chí
điều tra, vai trò của các tác phẩm báo chí điều tra trong công tác phòng chống
tiêu cực.
- Đưa ra một số nét tiêu biểu về thực trạng và vấn đề hiệu quả của công
tác phòng chống tiêu cực của các tác phẩm điều tra trên các tờ báo thuộc diện
3



khảo sát nhằm giúp những người quan tâm đến thể loại điều tra hiểu được
những nét cơ bản trong quy trình sáng tạo tác phẩm điều tra, phong cách viết
điều tra đặc trưng giữa các tờ báo in với nhau và báo in so với báo mạng điên
tử trong cuộc cạnh tranh thông tin rất nóng bỏng như hiện nay. Đồng thời, tác
giả khóa luận muốn hướng đến một mục đích khác là nhấn mạnh tính chiến
đấu và hiệu ứng xã hội của các tác phẩm điều tra chống tiêu cực trên các tờ
báo thuộc diện khảo sát, hoàn thành tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội
của báo chí.
- Khái quát những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của phóng viên khi
viết điều tra phòng chống tiêu cực, giúp các bạn sinh viên báo chí sắp ra
trường hay những phóng viên mới vào nghề điều tra có thêm những bài học
kinh nghiệm quý báu khi muốn thực hiện những tác phẩm điều tra liên quan
đến đề tài phòng chống tiêu cực.
- Trên cơ sở những vấn đề còn tồn tại về mặt lý thuyết và thực tiễn, đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thể loại
điều tra phòng chống tiêu cực trên báo chí hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tạo lập được một hệ thống lý luận tương đối đầy đủ về thể loại điều tra
với đề tài phòng chống tiêu cực.
- Liên hệ với các vụ việc tiêu cực tiêu biểu diễn ra trong năm 2012 ở Việt
Nam mà các bài điều tra điều tra đã đề cập đến.
- So sánh, phân tích những điểm tương đồng và khác biệt khi viết điều
tra của báo in với báo mạng điện tử và giữa các tờ báo in thuộc diện khảo sát
với nhau.
- Rút ra được một hệ thống tổng quan về thực trạng và giải pháp nâng
cao chất lượng các bài điều tra trên báo chí Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4



Những đối tượng chính mà khóa luận này hướng đến nghiên cứu là các
bài điều tra về những vụ tiêu cực tiêu biểu trên 3 tờ báo là: báo Thanh Niên,
báo Tuổi Trẻ và báo điện tử Dân Trí. Qua đó có thể nhận ra phong cách riêng
khi viết điều tra trên báo in so với báo mạng điện tử và giữa các tờ báo in với
nhau để tạo nên bản sắc riêng của mỗi tờ báo.
Khóa luận cũng sẽ hướng đến đối tượng nghiên cứu là một số phóng
viên chuyên viết điều tra ở những cơ quan báo chí nói trên để khai thác, học
hỏi những bài học nghiệp vụ hay những kinh nghiệm khi tác nghiệp thực tế
viết bài điều tra.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận hướng đến phạm vi nghiên cứu là 5 - 6 sự kiện, hiện tượng
tiêu cực diễn ra trong năm 2012 vừa qua. Đó là những sự kiện, hiện tượng có
“tính vấn đề”, ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, đã bị giấu giếm trong
thời gian dài, nếu như không có sự vào cuộc của báo chí, đặc biệt là báo điều
tra thì hậu quả sẽ rất khôn lường. Ví dụ: những vụ rút ruột và pha chế xăng
dầu kém chất lượng ở TP. Hồ Chí Minh hay vụ lừa đảo nghiêm trọng của
Muaban24,… Nếu như không có sự vào cuộc tích cực và hiệu quả của những
phóng viên điều tra thì chưa chắc các mánh khóe trục lợi bất chính của những
kẻ sang chiết xăng dầu trái phép sẽ bị vạch mặt, những thủ đoạn lừa đảo tinh
vi của các tên trùm lừa đảo dưới cái mác “bán hàng đa cấp” của Muaban24,…
đã bị pháp luật trừng trị đích đáng để trả lại quyền lợi chính đáng và hợp pháp
cho người dân lương thiện. Người viết khóa luận sẽ cố gắng so sánh, phân
tích phong cách viết điều tra liên quan đến đề tài chống tiêu cực của phóng
viên 3 tờ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và Dân Trí thông qua một số sự kiện, vấn
đề, hiện tượng tiêu cực tiêu biểu trong năm 2012.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

5



Khóa luận này được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là những kiến
thức căn bản về báo chí nói chung và thể loại điều tra nói riêng mà tôi đã
được các thầy cô giáo Khoa Báo chí - Học viện Báo chí & Tuyên truyền tận
tình chỉ dạy trong những năm tháng qua ở giảng đường Đại học. Những kiến
thức mang tính nền tảng đó tập trung trong những tác phẩm như: “Tác phẩm
báo chí (Tập hai), Phần thứ năm: Thể loại điều tra” (PGS, TS Nguyễn Văn
Dững chủ biên, NXB Lý luận chính trị, 2006); “Lao động nhà báo - Lý thuyết
và kỹ năng cơ bản” (TS Lê Thị Nhã, NXB Chính trị - Hành chính, 2010);
“Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo” (TS Đỗ Thị Thu Hằng, NXB Thông
tấn, 2013)… kết hợp với một số tư liệu nước ngoài liên quan đến thể loại báo
điều tra như cuốn “Báo chí điều tra” (A.A. Chertưchơnưi, NXB Thông tấn,
2004), “Nghệ thuật thông tin - nghiệp vụ báo chí – Lý luận và thực tiễn
(Grabennhicôp, NXB Thông tấn, 2004)… Bên cạnh đó, người viết khóa luận
cố gắng vận dụng tổng hợp lý luận và phương pháp của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, những nguyên lý, quan điểm, nhận định về báo
chí của Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động
báo chí, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về báo chí.
Đồng thời, những bài báo điều tra liên quan đến những vụ tiêu cực lớn
trong năm 2012 vừa qua được đăng tải trên báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ và
báo điện tử Dân Trí cũng là nguồn tài liệu quý giá để tôi có thể thực hiện được
khóa luận này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa nền tảng kiến thức với kỹ năng thực tiễn:
Bên cạnh việc chỉ ra những đặc trưng và vai trò của thể loại điều tra
trong hệ thống báo chí thì cũng cần so sánh, phân tích về những bài điều tra
thuộc cùng một chủ đề được phóng viên thực hiện trên các báo Thanh Niên,
Tuổi Trẻ và Dân Trí trong năm 2012 để thấy được sự tương đồng và khác biệt
khi viết điều tra ở báo in so với báo mạng điện tử và giữa các tờ báo in này

6


với nhau trong xu thế cạnh tranh thông tin rất gắt gao hiện nay. Có thể kết hợp
việc phỏng vấn sâu phóng viên điều tra về kỹ năng và kinh nghiệm tác nghiệp
khi viết điều tra ở những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lớn.
Những phương pháp cụ thể được tác giả sử dụng trong khóa luận này:
Phương pháp quan sát; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp; phương
pháp phỏng vấn, nghiên cứu các trường hợp...
6.

Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của khóa luận

6.1. Ý nghĩa lý luận
Khóa luận này được thực hiện hy vọng sẽ đem đến cho sinh viên chuyên
ngành báo chí hay những người quan tâm đến thể loại điều tra một cái nhìn
cận cảnh về thể loại điều tra phòng chống tiêu cực - một trong những thể loại
báo chí mang lại nhiều tiếng vang nhất, có hiệu ứng xã hội lớn nhất nhưng
cũng khó khăn vất vả nhất, đòi hỏi người phóng viên phải tốn nhiều thời gian,
công sức nhất để hoàn thành tác phẩm. Thông qua lăng kính so sánh, phân
tích của tác giả, khóa luận này được kỳ vọng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về
quy trình sáng tạo tác phẩm điều tra và vai trò to lớn của nó trong công tác
phòng chống tiêu cực của báo chí Việt Nam hiện nay.
6.2. Giá trị thực tiễn
Khóa luận này được hoàn thành sẽ có thể giúp những sinh viên chuyên
ngành báo chí hay những người dân có sự quan tâm và niềm yêu thích với thể
loại điều tra hình dung về những nét tương đồng và khác biệt khi viết điều tra
liên quan đến mảng đề tài phòng chống tiêu cực vốn rất vẻ vang nhưng cũng
rất gian khổ, đầy cạm bẫy và nhạy cảm của những phóng viên điều tra ở 3 tờ
báo điển hình, có lượng độc giả lớn ở Việt Nam là báo Thanh Niên, báo Tuổi

Trẻ và báo điện tử Dân Trí. Qua đó, những đối tượng quan tâm đến thể loại
điều tra phòng chống tiêu cực có thể hình dung được phần nào bức tranh sinh
động về báo chí Việt Nam trong cuộc đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực và

7


cuộc cạnh tranh để giành quyền thông tin giữa chính những tờ báo này trong
một xã hội bùng nổ thông tin rất mạnh mẽ như hiện nay.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận
này gồm 4 chương, 10 tiết, 28 mục, 9 tiểu mục, 6 ảnh, 71 trang.

8


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI ĐIỀU TRA
Như chúng ta đã biết, trong thực tế hiện nay, báo chí có rất nhiều thể
loại và ngày càng phát triển, các thể loại này lại có sự tiếp nhận, giao thoa
những đặc điểm của nhau nên rất khó phân biệt thật rạch ròi. Tuy nhiên, trong
thực tế, trên một tờ báo chính trị, việc xây dựng lực lượng để hình thành cơ
cấu thông tin (thông qua thể loại tin tức), cơ cấu bình luận (bao gồm cả bình
luận, xã luận, chuyên luận) và cơ cấu điều tra, phóng sự điều tra là nhiệm vụ
quan trọng thiết yếu, góp phần tạo nên uy tín và sức hút của tờ báo cũng như
nhà báo đối với công chúng. Điều này xuất phát từ nhu cầu của độc giả muốn
được thông tin, được tham khảo để nâng cao sự hiểu biết và muốn được
hướng dẫn để tiếp tục tư duy và hành động đúng đắn. Ngay trong mỗi “cơ
cấu” cũng lại có rất nhiều dạng, nhiều phong cách làm cho báo chí ngày càng
phong phú và đa dạng về hình thức. Mỗi thể loại báo chí đều có cách thể hiện
riêng và có vị trí đặc thù trong công tác truyền thông, không nên xem nhẹ một

thể loại nào. Tuy vậy, mỗi báo đều có những thể loại cơ bản, góp phần quan
trọng tạo nên sức hút mạnh mẽ với công chúng xã hội. Điều tra hay phóng sự
điều tra là một trong những thể loại như thế.
Báo chí là một phương tiện hữu hiệu trên mặt trận thông tin đấu tranh
phòng chống tiêu cực, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Trong cuộc chiến
mang đầy tính cam go và trường kỳ này, điều tra (phóng sự điều tra) đã thể
hiện rõ vai trò tiên phong, xung kích và có hiệu quả tích cực, góp phần quan
trọng khiến cho cái ác, cái xấu vốn bị che giấu trong quá khứ thì nay đã được
đưa ra ngoài ánh sáng pháp luật, mang lại công bằng và hạnh phúc cho đông
đảo quần chúng nhân dân. Sức mạnh của báo chí nói chung và thể loại điều
tra nói riêng đã được nhà báo Hữu Thọ nhấn mạnh trong Hội thảo khoa học
quốc gia với tên gọi “Phát triển nền báo chí Việt Nam cách mạng và chuyên
nghiệp” ngày 19/06/2010 tại Hà Nội: “Sức chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu
9


quả xã hội, khả năng tạo được dư luận xã hội lành mạnh của báo chí chính là
mục tiêu phát triển của nền báo chí cách mạng. Báo chí cần thực hiện phản
biện xã hội nhằm hướng đến làm động lực cho sự phát triển”.
1.1.

Khái niệm điều tra và thể loại tác phẩm báo chí điều tra

1.1.1. Điều tra là gì?
Thông qua quá trình khảo sát trong thực tế, có thể nhận thấy có rất
nhiều những quan điểm, khái niệm, định nghĩa về hoạt động điều tra và tác
phẩm báo chí điều tra.
“Điều tra” từ thuật ngữ “Enquête” (tiếng Pháp), đồng nghĩa với từ
“Invertigation” (tiếng Anh) với nội hàm chỉ: sự điều tra nghiên cứu, xem xét,
cuộc điều tra, thẩm vấn. Như vậy, nó vừa là danh từ, vừa là động từ chỉ hoạt

động có mục đích của con người. Con người trước khi tiến hành hoạt động
phải nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng. Quá trình xử lý tài liệu và phân tích sự
kiện giúp quá trình điều tra có lượng thông tin đáng tin cậy và thuyết phục.
Trong “Từ điển Tiếng Việt” (Kỳ Duyên - Ngọc Hằng - Đăng Khoa
(biên soạn), NXB Thanh Niên, 2012) có giải thích: “Điều tra là tìm hiểu, xem
xét để biết rõ sự thật” [5, tr. 305]. Từ đó, có thể hiểu điều tra ở ba khía cạnh:
điều tra phát hiện vấn đề, thu thập tài liệu và kiểm tra độ chính xác của tư
liệu. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà báo và các cơ quan
báo chí trong việc cung cấp thông tin hấp dẫn cho công chúng. Thuở sinh
thời, Bác Hồ đã từng dạy: “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa hiểu rõ,
chớ viết”. Nếu công tác điều tra không tốt có thể dẫn đến thông tin không
chính xác, làm cho bạn đọc hoài nghi, mất lòng tin, thậm chí có thể định
hướng sai trong nhận thức và hành động của công chúng.
Trong “Từ điển từ Hán Việt dành cho học sinh” (Ngọc Thái - Quốc
Khánh (biên soạn), NXB Văn hóa Thông tin, 2011) lại giải nghĩa về động từ
“điều tra” theo kiểu chiết tự: điều: làm cho phối hợp vừa mức; tra: xem xét,
truy hỏi  điều tra: xem xét, tìm hiểu để biết rõ sự thật [22, tr. 144].
10


“Giáo trình Nghiệp vụ Báo chí” (Trường Tuyên huấn TW, 1983) viết:
“Điều tra là thể loại báo chí cắt nghĩa, lý giải tương đối đầy đủ quá trình
liên kết các sự kiện (có mối quan hệ nhân quả) theo một chủ đề nhằm dẫn
dắt sự suy nghĩ của người đọc theo chiều hướng để đạt tới một kết luận nào
đó” [24, tr. 159].
Trong cuốn sách “Các thể loại báo chí” (NXB. Thông tấn, 2004), tác giả
A.A. Chertưchơnưi lại quan niệm: “Điều tra báo chí là việc thu thập những
tài liệu liên quan đến việc phân tích các vấn đề khác nhau của đời sống xã
hội” [4, tr. 41].
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động điều tra và thể loại tác

phẩm báo điều tra nhưng có thể thấy, nhìn chung chúng đều xoay quanh vấn
đề nhận định, xem xét, tìm hiểu, phân tích sự kiện để tìm ra sự thật. Tuy
nhiên, cần chú ý rằng trong cuộc sống xã hội tồn tại rất nhiều những vấn đề,
sự kiện, hiện tượng và không phải sự kiện, hiện tượng, vấn đề nào cũng có thể
làm điều tra. Những vấn đề, sự kiện, hiện tượng bình thường, đơn giản, không
có tầm ảnh hưởng đến đông đảo công chúng thì không cần nhà báo điều tra
làm gì cả. Vậy những sự kiện, hiện tượng, vấn đề như thế nào thì cần sự vào
cuộc của các nhà báo viết điều tra và những tác phẩm điều tra? Đó phải là
những sự kiện, hiện tượng, vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng
(số đông dân chúng), đang bị giấu giếm và là những hành vi sai trái, tiêu cực,
vi phạm pháp luật, phi đạo đức, tham nhũng, lừa đảo, phân biệt đối xử (chủng
tộc, vùng miền, giới tính, tuổi tác, người tàn tật…), xâm phạm quyền con
người, gây tổn hại đến môi trường sinh thái…
Một điểm đáng lưu ý là điều tra, phóng sự điều tra có mối quan hệ chặt
chẽ với thể loại phóng sự, cho nên để hiểu rõ hơn đặc điểm bản chất của điều
tra và phóng sự điều tra cần thiết phải điểm lại tóm tắt về thể loại phóng sự
trước khi tìm hiểu về phóng sự điều tra và điều tra.

11


Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, phóng sự gồm có bốn yếu tố:
chuyện thật, cụ thể (mắt thấy, tai nghe); hiện tại (sự kiện đang diễn ra); có sự
hiện diện của con người; và có tính chất xã hội (nghĩa là vấn đề nêu lên có
quan hệ tới nhiều người). Trên thế giới và ở Việt Nam tồn tại hai dạng phóng
sự: dạng thứ nhất mang nặng tính thông tấn, quan tâm nhiều đến lượng thông
tin mà bài phóng sự truyền tải cho độc giả; còn dạng thứ hai lại mang nặng
tính nghệ thuật, chất “văn”, coi trọng cảm nhận, xúc cảm của người viết với
những góc độ tiếp cận phóng sự khác nhau.
Giáo trình “Tác phẩm báo chí” (Tập hai) (Học viện Báo chí & Tuyên

truyền, NXB. Lý luận chính trị, 2006) có định nghĩa: “Phóng sự là một thể
loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con người, sự thật
có ý nghĩa xã hội theo một quá trình phát sinh, phát triển theo cái tôi - tác giả
và bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận” [12, tr. 180].
Cũng có thể hiểu nôm na rằng: “Phóng sự là thể văn miêu tả những việc
có thật có tính thời sự nóng hổi”.
Thời kỳ Trung đại, ở nước ta có “Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác
(1720-1791), “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ (1768-1839) v.v.. trước
khi báo chí ra đời. Báo chí Cách mạng Tháng Tám nở rộ các phóng sự trong
khoảng thời gian những năm 1932-1945, mà theo Nguyễn Đình Lạp - là
người đương thời thì có ba ông tiên phong họ Vũ là Vũ Đình Chí (Tam Lang),
Vũ Bằng và Vũ Trọng Phụng. Trong thời kỳ này nổi lên các phóng sự: “Tôi
kéo xe” (Tam Lang); “Cai” (Vũ Bằng); “Cạm bẫy người”, “Cơm thầy cơm cô”
(Vũ Trọng Phụng); “Thanh niên trụy lạc”, “Cường hào” (Nguyễn Đình Lạp);
“Hà Nội lầm than” (Trọng Lang)… Phần lớn những phóng sự hay được gọi là
phóng sự xã hội, lúc đó thường là phóng sự điều tra. Ở thể loại này, Nguyễn
Đình Lạp - trong bài giảng tại Việt Bắc năm 1950 – cho là người làm báo đã
“nghiên cứu, tìm hiểu một sự kiện nào đó rồi ghi chép cho thật đúng” với mục
đích “cung cấp cho nhà xã hội học, nhà chính trị học những thông tin về tình
12


hình xã hội, đạo đức… để họ tìm cách giải quyết”. Nó chủ yếu phanh phui,
nêu vấn đề, đề xuất vấn đề có tính chất cảnh báo xã hội.
Báo chí cách mạng thời kỳ bí mật, báo chí trong vùng tạm chiếm cũng có
những điều tra ngắn, hoặc phóng sự điều tra ngắn nêu vấn đề và tỏ thái độ
trực tiếp trên quan điểm cách mạng. “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản
năm 1925 ở Pháp của Nguyễn Ái Quốc, mà mỗi chương là một phóng sự điều
tra nóng bỏng căm thù, vạch trần và tố cáo sự dã man của chế độ thực dân. Tờ
báo Thanh Niên ra đời ngày 21-6-1925, được coi là tờ báo đầu tiên tuyên

truyền chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm Mác-Lênin vào nước ta, đã mở
đầu cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam, có tính mục đích khác hẳn báo chí
công khai lúc bấy giờ. Trên báo chí kháng chiến và báo chí sau năm 1954, thể
loại phóng sự điều tra, điều tra được dùng nhiều hơn, gắn với các thời kỳ của
đất nước.
Nhưng “điều tra” và “phóng sự điều tra” có gì khác nhau? Có người nói
“điều tra” thì nghiêng về nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn qua sự
kiện; còn “phóng sự điều tra” thì nghiêng về nghiên cứu và đánh giá thực tiễn
qua miêu tả sự kiện. Dấu hiệu này cũng dễ nhận biết và có thể là tiêu chí quan
trọng. Trong các tác phẩm báo chí được gọi là phóng sự, hay “đặc tả nhân
vật” đều có sự đánh giá, phát hiện của người viết, nhưng cái chất nghiên cứu,
phân tích, đánh giá thực tiễn bằng tư duy logic ở điều tra và phóng sự điều tra
có tính nổi trội.
Như vậy, mỗi thể loại báo chí, tuy đều nhằm trả lời các câu hỏi cơ bản
của nhu cầu thông tin - giao tiếp (5W và 1H), nhưng mỗi thể loại lại tập trung,
nhấn mạnh vào một hay một số câu hỏi trọng tâm; và trả lời các câu hỏi ấy
bằng phương tiện và phương thức gì là những dấu hiệu phân biệt thể loại báo
chí. Thể loại tin chủ yếu trả lời 5W và bằng các sự kiện, số liệu, dữ liệu với
các phương thức cô đúc, ngắn gọn nhất, chủ yếu theo mô thức hình tháp
ngược. Phóng sự, trên cơ sở thỏa mãn các câu hỏi cơ bản ấy, lại tập trung trả
13


lời câu hỏi “như thế nào” với chất liệu cơ bản là các chi tiết sống động mắt
thấy tai nghe. Còn điều tra lại tập trung nhấn mạnh trả lời câu hỏi “tại sao”.
Tại sao như thế này mà không như thế kia? Tại sao Tổng Giám đốc Tổng
Công ty nhà nước lại có hàng triệu đôla mỹ kim ném vào sòng bạc trong khi
đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn và nhất là các công trình do Tổng
Công ty này làm chủ đầu tư lại nhanh chóng xuống cấp nghiêm trọng? Tại sao
một số cơ sở Đảng được công nhận danh hiệu “trong sạch, vững mạnh tiêu

biểu” nhưng sau đó người đứng đầu bị bắt giam do vi phạm pháp luật hoặc vi
phạm nghiêm trọng nguyên tắc sinh hoạt Đảng?... Tại sao đất đai, công sản
của Nhà nước lại được phù phép nhanh chóng biến thành tài sản riêng của
quan chức như các báo Tiền Phong, Thanh Niên đã đề cập trong các số đầu
tháng 10-2006? Tại sao vụ tham nhũng đất đai nghiêm trọng như vụ ở Đồ Sơn
(Hải Phòng) mà Tòa án thành phố Hải Phòng lại chỉ tuyên phạt cảnh cáo và
mấy chục ngàn đồng, như một sự thách thức công luận và luật pháp?
Như vậy, những câu hỏi tại sao xuất hiện và lớn dần trong lòng thể loại
phóng sự mà bản thân phóng sự, với những đặc điểm ban đầu, khó có thể thỏa
mãn sâu sắc và đầy đủ. Thể loại phóng sự điều tra, điều tra xuất hiện với
nhiệm vụ chủ yếu là đi sâu trả lời các câu hỏi tại sao, bằng cách lục tìm dấu
vết sự kiện, con số… với bút pháp phân tích khoa học, lập luận logic. Thể loại
điều tra đáp ứng nhu cầu nhận thức sự vật, hiện tượng, nhận thức cuộc sống
sâu sắc hơn, bản chất hơn trong xu thế trình độ công chúng xã hội ngày càng
được nâng cao và dân chủ được mở rộng cùng với hệ thống luật pháp ngày
càng văn minh hơn theo yêu cầu “Nhà nước pháp quyền, xã hội công dân”.
1.1.2. Mục tiêu điều tra của nhà báo
Mục tiêu của “điều tra” là một trong những yếu tố cơ bản xác định đặc
điểm của dạng hoạt động này. Sự cần thiết trong việc phát hiện và xác định
nguyên nhân thực chất của sự kiện, tiến trình, tình huống đã xảy ra, phát hiện
động cơ bí ẩn của những hiện tượng đang được điều tra (đối với các nhà báo
14


Việt Nam hiện nay, công việc này dành trước hết cho các hiện tượng tiêu
cực), khám phá cơ chế dẫn tới hành vi phạm tội, lên án những kẻ phạm tội
chính là mục tiêu chủ yếu của hoạt động điều tra của báo chí. Việc điều tra
nhằm đạt tới kết quả chính trị hoặc kinh tế nào đó, ví dụ như lên án hoạt động
của một tổ chức chính trị cực đoan, phát hiện hiện tượng lợi dụng chức quyền
trục lợi bất chính, khai trừ một quan chức tham nhũng khỏi vị trí lãnh đạo bộ

ngành, vạch mặt thủ đoạn của những kẻ lừa đảo để trả lại tài sản cho các nạn
nhân đã nhẹ dạ cả tin bị chúng lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản,…
Kết quả của công tác điều tra khi được tiến hành và công bố còn nhằm
đạt tới mục tiêu quan trọng khác là giáo dục đạo đức cho công chúng. Cần nói
rằng có thể dành riêng công tác điều tra trong nghề báo chí vào việc phát hiện
những hành vi vi phạm đạo đức hoặc rút ra những ý nghĩa (bài học) đạo đức
từ một sự kiện nào đó. Theo A.A. Chertưchơnưi, “Đạt tới mục tiêu đạo đức là
điều quan trọng trước hết đối với việc điều tra hoạt động của các quan chức
trong bộ máy nhà nước. Vấn đề là ở chỗ đạo đức của những chính khách,
quan chức nhà nước cấp cao cần phải hết sức minh bạch, rõ ràng và không
được gợi ra bất kỳ sự nghi ngờ nào” [4, tr. 9].
Ngoài ra, việc điều tra còn giúp các phương tiện thông tin đại chúng giải
quyết một nhiệm vụ quan trọng của mình là thu hút sự chú ý của công chúng.
Công tác điều tra trong hoạt động báo chí đối lập trực tiếp với công
việc thường nhật tại tòa soạn. Việc nhận được thông tin có ý nghĩa xã hội là
rất quan trọng và cơ sở của nó phải là nguồn thông tin thực tế không thể tranh
cãi và được cung cấp tự nguyện cho những người có quyền xử lý.
Trong cuốn sách “Báo chí điều tra” (NXB Thông tấn, 2004), nhà báo
A.A. Chertưchơnưi cho rằng: “Mục tiêu của các cuộc điều tra nghiêm túc, có
ý nghĩa xã hội là làm cho những thông tin cần thiết, có tầm quan trọng sống
còn đối với nhân dân, nhưng lại bị giấu giếm trở thành công khai; đấu tranh
với sự lợi dụng chức quyền của các thế lực xấu, chống lại tình trạng vô luật
pháp nhằm giúp cho xã hội thay đổi theo chiều hướng tốt hơn” [3, tr. 10].
15


1.1.3. Đối tượng phản ánh của thể loại tác phẩm báo chí điều tra
Đối tượng điều tra của báo chí trước hết là các loại tội phạm, các vụ
tiêu cực, tai nạn, xung đột khác nhau mà có ai đó tìm cách giấu giếm công
chúng hay các bí mật lịch sử hoặc những bí mật khác (trừ bí mật quốc gia và

quân sự). Nét khác biệt của đối tượng điều tra đối với đối tượng phản ánh của
nhà báo bình luận, ký sự hay phê bình đả kích,v.v.. thể hiện chính là ở điểm
này. Tất nhiên, các nhà phân tích, ký sự hay phê bình, đả kích cũng có thể viết
về các tội ác, tiêu cực, tai nạn, các bí mật, nhưng đó là những điều đã được ai
đó khám phá. Còn nếu muốn viết về cái gì đó tương tự bị giấu giếm thì họ
buộc phải giải quyết các nhiệm vụ của nhà báo điều tra. Đây là nhiệm vụ quan
trọng và mang tính đặc thù của nhà báo và tác phẩm điều tra với xã hội.
Tác giả Chertưchơnưi trong cuốn “Báo chí điều tra” đã chia đối tượng
điều tra của nhà báo thành 3 nhóm chính:


Nhóm 1: Những vụ việc chưa được khám phá, những tai nạn khó

hiểu, những tội ác khét tiếng mà tội phạm chưa bị bắt và không ai có thể trả
lời các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Đề cập những vấn đề này dễ dàng hơn
bởi vì có nhiều người cùng quan tâm muốn khám phá bí ẩn. Nhà báo, trong
tình huống bế tắc có thể tính tới sự giúp đỡ của các cơ cấu chính thức, cung
cấp cho họ những tài liệu cần thiết và tác động giúp công việc điều tra.


Nhóm 2: Những vụ án đã được khám phá nhưng vẫn gây mối nghi

ngờ nhất định đối với nhà báo. Mặc dù đã có các câu trả lời đối với câu hỏi
Ai?, Tại sao?, Như thế nào? - cũng như đã tồn tại những ý kiến chung của xã
hội, nhưng nhà báo vẫn nghi ngờ và bắt đầu tự thực hiện việc điều tra của
mình. Đối tượng điều tra cũng có thể là các vụ án bị lãng quên bởi thời gian
như: cái chết của V.I.Lênin, các cuộc đảo chính cung đình, v.v.. Điều tra
những vụ án như vậy rất phức tạp bởi vì không thể trông đợi vào sự giúp đỡ
của các cơ cấu chính quyền (vì chính nhà báo muốn chứng minh rằng các cơ
16



cấu chính quyền đã nói sai sự thật). Hơn thế nữa, các cơ cấu chính quyền
thường ngăn cản việc điều tra của nhà báo. Trong những điều kiện như vậy rất
khó thu được những thông tin cần thiết.


Nhóm 3: Những vụ án chưa được khám phá và chưa được điều tra.

Trong những trường hợp này, nhà báo không chỉ cần vạch mặt những kẻ
có lỗi, khám phá tội ác, mà còn phải chứng minh thực chất của vụ án. Nếu
như ở trường hợp đầu tiên tội ác đã rõ ràng, thì ở trường hợp thứ hai còn phải
điều tra để phát hiện tội ác sau đó tìm kiếm tội phạm. Tất nhiên loại hình điều
tra này là công việc phức tạp và trách nhiệm rất nặng nề.
Thông qua khảo sát thực tế, tác giả khóa luận nhận thấy các đối tượng
quan trọng nhất được chú ý trong hoạt động điều tra của báo chí Việt Nam nói
riêng và báo chí thế giới nói chung là những hiện tượng như sau:
• Các vụ án tham nhũng;
• Các vụ án chính trị;
• Các vụ án kinh tế;
• Các vi phạm nghiêm trọng về môi trường sinh thái;
• Các bí ẩn lịch sử;
• Các loại tội phạm mang tính chất xã hội - sinh hoạt.
Mỗi loại tội phạm trong số này và các đối tượng điều tra khác có thể
được coi là đặc biệt cấp thiết trong thời điểm này hoặc thời điểm khác của đời
sống xã hội. Điều này đòi hỏi nhà báo phải can thiệp ngay lập tức để giải
thích hiện tượng đó được nhìn nhận như thế nào trong tương lai gần và những
hậu quả do nó gây ra cho xã hội. Những thông tin như vậy cần thiết cho bất
kỳ xã hội nào, bởi vì nếu thiếu chúng bức tranh hiện thực về đời sống xã hội


17


sẽ là không đầy đủ và do vậy ngăn cản việc thực hiện nhiều mục tiêu và
nhiệm vụ xã hội.
1.2.

Đặc điểm của thể loại tác phẩm báo chí điều tra

1.2.1. Trạng thái “hoàn cảnh có vấn đề” và thời cơ xuất hiện các bài
điều tra
Nhu cầu về sự hiểu biết là nhu cầu chung của con người, muốn tìm hiểu
thế giới xung quanh là một đặc tính của con người. Trong tâm lý của con
người, có một trạng thái mà nhiều nhà tâm lý học gọi là “hoàn cảnh có vấn
đề”, vì lúc đó tính tò mò, bản năng muốn tìm hiểu của con người nổi trội hẳn
lên. “Hoàn cảnh có vấn đề” là một cái gì đó không bình thường xảy ra trong
đời sống hàng ngày có nhiều dữ kiện nhưng có những câu trả lời khác nhau
mà người ta muốn tìm hiểu, nghe ngóng, bàn luận để tìm câu trả lời góp phần
vào nhận định về sự kiện đó và điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống.
Đó là những hoàn cảnh nảy sinh các câu hỏi, cần tìm câu trả lời, thường là
trung tâm của những tụ họp, bàn tán. Trong cuộc sống, có “hoàn cảnh có vấn
đề” liên quan đến một người, đến một số ít người, nhưng lại có “hoàn cảnh có
vấn đề” liên quan tới những vấn đề cơ bản của xã hội mà nhiều người quan
tâm. Không phải “hoàn cảnh có vấn đề” nào cũng có thể trở thành đề tài để
tiến hành điều tra, viết bài trên báo mà chúng phải đáp ứng những tiêu chuẩn
như: Đó là những vấn đề không bình thường, có khá nhiều dữ kiện trên nhiều
góc độ khác nhau, tùy theo vị trí của từng người quan sát. Chính vì thế mà có
nhiều câu trả lời đánh giá tình hình và phân tích nguyên nhân khác nhau,
nhưng thực chất của tình hình và nguyên nhân đó là gì? (đây là điều mà nhà
báo điều tra phải làm rõ). Vấn đề đó có quan hệ tới nhiều người, được nhiều

người quan tâm và gắn liền với những vấn đề thời sự nóng hổi và cơ bản của
xã hội, liên quan tới việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất
nước (ví dụ như vấn đề thực hiện công bằng xã hội, chống tiêu cực và tệ nạn
xã hội…). Trên cơ sở những tiêu chuẩn này, phóng viên viết bài điều tra, đánh
18


giá tình hình, tìm câu trả lời, phân tích nguyên nhân, kiến nghị cách giải
quyết… Nếu cách nêu và giải quyết vấn đề đúng thì đó là những bài điều tra
tốt. Những bài điều tra chưa tốt, chưa được bạn đọc hoan nghênh, không kể
phần thể hiện, thì trong nội dung thường mắc hai sai sót:
+ Hoặc là những “hoàn cảnh có vấn đề” không gay cấn lắm, không
phải mối quan tâm của nhiều người, không quan hệ nhiều tới nhiệm vụ chính
trị của đất nước hoặc từng vùng.
+ Hoặc là những ý kiến phân tích, kiến nghị thiếu sâu sắc, chưa đủ sức
thuyết phục người đọc.
1.2.2. Những đặc điểm riêng của thể loại tác phẩm báo chí điều tra
1.2.2.1. Điều tra hay phóng sự điều tra là thể loại phản ánh. Phản ánh
là một hoạt động của con người, trong đó có người viết báo. Đã là phản ánh
thì có quy luật của sự phản ánh. Người ta thường nói tới quy luật của sự phản
ánh với ba đặc điểm cơ bản của nó:
Thứ nhất, phản ánh bao giờ cũng là phản ánh hiện thực khách quan.
Nêu lên đặc điểm quan trọng đầu tiên này để thấy hiện thực khách quan là cơ
sở, là nguồn gốc của sự phản ánh. Bịa đặt hoặc bóp méo sự thật là điều mà
người viết báo nào cũng cần tránh nếu như muốn làm người phản ánh chân
chính, nhận được sự tin tưởng của cơ quan báo chí và công chúng.
Thứ hai, tuy là phản ánh hiện thực khách quan, nhưng sự phản ánh đó
bao giờ cũng phải chọn lọc. Một sự kiện xảy ra có rất nhiều chi tiết nhưng lại
không thể đưa mọi chi tiết vào bài phản ánh, mà phải chọn lọc những chi tiết
bản chất nhất của sự kiện.

Thứ ba, hoạt động phản ánh của người phóng viên là hoạt động có tính
tự giác. Do đó, sự phản ánh nào cũng phải có mục đích và có sự định hướng
của người phản ánh. Ở đây, nói đến sự chọn lựa, sự định hướng của người viết
là nói đến vai trò chủ quan của người viết, nhưng vì phản ánh bao giờ cũng là
phản ánh khách quan, cho nên vai trò chủ quan đó thống nhất với tính khái
19


quát, làm lộ rõ bản chất của hiện thực khách quan vì mục đích chung, chứ
không phải sự xuyên tạc hiện thực khách quan theo ý muốn chủ quan, thậm
chí có ý định từ trước khi tiếp xúc với thực tế khách quan.
1.2.2.2. Sự khác nhau giữa điều tra và các thể loại phản ánh khác
Điều tra, cũng như các thể loại khác, đều phản ánh hiện thực khách
quan, nhưng là những hiện thực khách quan quan trọng, đang nảy sinh “hoàn
cảnh có vấn đề”, tức là nảy sinh những câu hỏi liên quan đến những vấn đề
mà nhiều người quan tâm. Chúng ta có thể đưa tin về vụ sản xuất đang diễn
biến khá, về một nhà máy hoàn thành kế hoạch, một công trình mới hoàn
thành, nhưng chúng ta lại phải điều tra để trả lời các câu hỏi: Vì sao trong
hoàn cảnh khó khăn về thời tiết mà địa phương, cơ sở đó lại tiến hành sản
xuất có hiệu quả? Vì sao xí nghiệp đó lại hoàn thành kế hoạch, đứng vững
trong cơ chế thị trường, làm ra sản phẩm có thể tiêu thụ và bán có lãi, nâng
cao đời sống cho người lao động hoặc vì sao từ một cơ sở sản xuất tốt giờ đây
thua lỗ hoặc đứng trước bờ vực phá sản? Vì sao trong hoàn cảnh khó khăn
chung mà công trình đó lại làm nhanh, gọn với chất lượng tốt hoặc ngược lại?
Điều tra, cũng như các thể loại phản ánh khác, đều phải phản ánh có
chọn lọc, chọn lựa đề tài và chi tiết. Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều
câu hỏi, nhưng trên mặt báo không thể giải thích hết được. Sự chọn lựa đề tài
là sự chọn lựa những “hoàn cảnh có vấn đề” mà nhiều người quan tâm, liên
quan tới việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị rộng lớn. Nhà báo điều tra cũng
cần quan tâm đến vấn đề chọn lựa chi tiết: Chi tiết nào đáng giá để trả lời

những câu hỏi có tính thuyết phục cao? (nội dung này sẽ được trình bày trong
phần thể hiện của tác phẩm điều tra).
Điều tra là một hoạt động có tính mục đích, có định hướng. Thể loại
phản ánh nào cũng có những đặc tính riêng: Như tin thì qua thông tin mà định
hướng; phóng sự, tường thuật thì qua sự miêu tả mà định hướng; còn điều tra
thì phải qua cắt nghĩa, giải thích để chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
20


Cắt nghĩa, phân tích, tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi đặt ra từ
“hoàn cảnh có vấn đề” là định hướng phải làm để thay đổi tình trạng đó. Nếu
câu hỏi quan tâm tới nhiều người là thời cơ viết điều tra, thì câu trả lời chính
xác sẽ tạo ra hiệu quả xã hội rộng lớn của bài điều tra.
Như vậy là, chúng ta đã từ thực trạng tâm lý bạn đọc, xuất phát từ yêu
cầu bạn đọc, tìm ra thời cơ viết điều tra, nhìn từ đặc điểm của quy luật phản
ánh và thể loại điều tra, để nêu lên những đặc điểm điều tra. Nói như vậy để
phân biệt với những bài báo ghi chữ “điều tra” mà không phải là điều tra (cụ
thể là phóng viên chỉ lấy thông tin từ các cơ quan chức năng, cơ quan bảo vệ
pháp luật như công an, tòa án, viện kiểm sát, thanh tra… để viết bài chứ
không phải xuất phát từ quá trình trực tiếp điều tra, khám phá, phát hiện vấn
đề của chính nhà báo), đồng thời cũng để thấy có những bài có đặc điểm của
thể loại điều tra mà lại kém hiệu quả xã hội.
Bên cạnh phần nội dung như đã nêu ở trên, còn có thể dựa vào phần
hình thức thể hiện để phân biệt. Chúng ta thường nói “tin, bài nào cũng phải
có vấn đề”. Nhưng tin thì chủ yếu thông tin sự kiện mà nêu và giải thích vấn
đề. Các loại phóng sự, tường thuật thì chủ yếu từ miêu tả sự kiện mà nêu và
giải quyết vấn đề. Điều tra thì từ phân tích sự kiện mà nêu và giải quyết vấn
đề. Do đó, phân tích sự kiện là một đặc điểm quan hệ tới thu thập thông tin,
phân tích và thể hiện trong các bài điều tra.
1.3.


Vai trò của thể loại tác phẩm báo chí điều tra trong phòng

chống tiêu cực
Những nhà báo viết điều tra và những tác phẩm điều tra có vai trò xung
kích và quyết định không nhỏ vào thành công trong cuộc chiến phòng chống
tham nhũng, tiêu cực và bất công xã hội vốn đã được dự báo là rất khó khăn
và lâu dài. Thông qua những bài báo điều tra, nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực,
những góc khuất của xã hội sẽ được phơi bày ra ngoài ánh sáng, các cơ quan
bảo vệ pháp luật sẽ được cung cấp thông tin cần thiết để có thể thực thi luật
21


pháp đúng người, đúng tội, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người
dân lương thiện. Nạn tham nhũng, tiêu cực đã được Ðảng, Nhà nước ta chỉ ra
từ lâu và đã có nhiều biện pháp để hạn chế, đẩy lùi. Quyết liệt nhất là khi
Ðảng ban hành Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX). Tại Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI) về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay",
một lần nữa Ðảng lại chỉ ra nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nạn tham nhũng, tiêu
cực. Nhờ vào báo chí nói chung và những tuyến điều tra, phóng sự điều tra
nói riêng, các thông tin được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ
có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhanh chóng, tạo dư luận rất tốt, góp phần quan
trọng trong việc đưa các vụ tham nhũng, tiêu cực ra ánh sáng. Do đó, các cơ
quan chức năng quản lý báo chí cần cho phép và yêu cầu các cơ quan báo chí
thành lập chuyên mục về chống tham nhũng, tiêu cực, có thể giao chỉ tiêu về
thời lượng, số lượng các tin, bài (đặc biệt là thể loại điều tra, phóng sự điều
tra) về chống tham nhũng, tiêu cực, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Bên cạnh đó, phát huy vai
trò tham gia đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt là các Viện,

Trung tâm khoa học chuyên nghiên cứu về các vấn đề chính trị, xã hội và tình
trạng xã hội. Bởi vì, các cơ quan này thường có sự nhìn nhận khách quan,
khoa học về tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, đặc biệt là họ không
bị ràng buộc bởi các mối quan hệ đối với các tổ chức Ðảng, các Đảng viên
giữ những chức vụ quan trọng, chủ chốt (có thể có liên quan đến vấn đề tiêu
cực mà nhà báo đang điều tra), chính điều này giúp cho việc phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực đạt được hiệu quả cao.
*Tiểu kết Chương 1: Điều tra là thể loại báo chí có nhiệm vụ trả lời
những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra thông qua một hệ thống các bằng
chứng, các luận cứ kết hợp với những lý lẽ. Chính hệ thống các bằng chứng
là yếu tố quyết định tạo ra sự tin cậy của công chúng đối với tác phẩm điều
22


tra. Bằng chứng trong bài điều tra hết sức đa dạng. Đó có thể là các con số,
chi tiết, dữ kiện, văn bản, chứng từ, những quan sát trực tiếp, băng ghi âm,
ảnh chụp… Tuy nhiên, điều quan trọng là tác giả bài điều tra phải có nhiệm
vụ chỉ ra được bản chất của các chứng cứ đó thông qua một cách trình bày
logic nhất và với một văn phong tốt cả về ngôn từ, bút pháp và giọng điệu
trong tác phẩm của mình nhằm thuyết phục độc giả và từ đó tạo nên tác động
xã hội. Chương 1 đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về lý luận cơ bản của
thể loại điều tra (phóng sự điều tra) thông qua khái niệm, đặc điểm của thể
loại này và vai trò hết sức quan trọng, cần thiết của thể loại tác phẩm báo chí
điều tra trong công tác phòng chống tiêu cực xã hội.

23


Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ HIỆU ỨNG XÃ HỘI CỦA
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TIÊU CỰC CỦA CÁC TÁC PHẨM

ĐIỀU TRA TRÊN CÁC TỜ BÁO THUỘC DIỆN KHẢO SÁT
2.1. Quy trình sáng tạo tác phẩm điều tra
Cũng giống như trong các thể loại báo chí khác, phóng viên viết điều tra
cũng cần có những bước quy trình cần thiết để sáng tạo tác phẩm như: Lên ý
tưởng, đề xuất đề tài, kế hoạch thực hiện; khảo sát hiện trường thực tế, khai
thác nguồn tin, phỏng vấn; viết bài; biên tập; đăng tải; xử lý thông tin phản
hồi,… Tuy nhiên, trong mỗi công đoạn lao động mang đậm tính đặc thù công
việc của nhà báo ấy, điều tra lại có những yêu cầu riêng đòi hỏi người làm báo
phải tuân thủ. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng công đoạn đặc thù của
phóng viên viết điều tra:
2.1.1. Lên ý tưởng, đề xuất đề tài, kế hoạch thực hiện
Điều tra là một thể loại rất “kén” người, bởi lẽ không phải phóng viên
nào trong tòa soạn cũng có thể được giao nhiệm vụ viết bài điều tra. Theo nhà
báo Nguyễn Văn Hải - một phóng viên kỳ cựu đã từng có nhiều năm tham gia
viết bài điều tra, hiện đang là Phó trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ văn phòng Hà
Nội chia sẻ: “Ở báo Tuổi Trẻ, bình luận và điều tra là hai thể loại đặc biệt mà
những phóng viên trẻ, còn “non tay” hay những cộng tác viên hầu như không
có cơ hội viết và đăng bài thể loại này. Bởi lẽ, đây là hai thể loại khó, đòi hỏi
kinh nghiệm, sự từng trải và đề cập đến những vấn đề có tính nhạy cảm nhất
định nên thường được giao cho các phóng viên đã công tác lâu năm trong
nghề. Bên cạnh tay nghề vững vàng, phóng viên làm điều tra còn cần có
phẩm chất đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Vì làm điều tra
thường rất dễ bị mua chuộc, khi đến làm việc với người ta, chỉ cần gật đầu
nhẹ nhàng một cái là phong bì sẵn sàng có ngay nếu phóng viên không có
bản lĩnh. Làm điều tra cần có cả cái Tâm và cái Tầm!” Muốn viết được tác
24


phẩm điều tra, trước hết nhà báo phải có ý tưởng, xác định được đề tài sẽ tiến
hành hoạt động điều tra, khám phá. Đề tài đó phải thỏa mãn tiêu chí về mục

tiêu: Đó là những thông tin cần thiết, ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, xã
hội nhưng lại đang bị giấu giếm cần trở thành công khai; đấu tranh với sự lợi
dụng chức quyền của các thế lực xấu, chống lại tình trạng vô luật pháp nhằm
giúp xã hội thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Đề tài điều tra cũng cần phải
đúng, mang tính thời sự, độc quyền và phải khả thi (nhà báo có thể tiến hành
điều tra được). Theo nhà báo Vũ Văn Tiến (Thư ký tòa soạn, Trưởng ban Bạn
đọc báo điện tử Dân Trí) cho rằng: “Đề tài điều tra cũng phải độc lập và
không chịu sự chi phối hay vì lợi ích của bất cứ ai”. Đề tài của bài điều tra có
thể đến từ nhiều nguồn như: thông tin từ bạn đọc cung cấp cho tòa soạn,
phóng viên đề xuất ý tưởng hay ban biên tập giao phó đề tài cho phóng viên
thực hiện,…
Sau khi phóng viên có ý tưởng, họ sẽ đề xuất đề tài lên Ban Biên tập báo
để xem xét và nếu được duyệt thì họ sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch thực
hiện bài điều tra về đề tài đó. Kế hoạch điều tra có thể bao gồm những ý chính
như sau:
-

Tên gọi kế hoạch điều tra

-

Đề tài kế hoạch điều tra

-

Tại sao vấn đề này lại làm độc giả quan tâm? Phản ứng có thể có

đối với bài báo này? Vì sao thông tin điều tra này là cần thiết? Tờ báo của
chúng ta có được lợi ích gì khi cho đăng bài điều tra này?
-


Dự tính các phương pháp: Nhà báo sẽ tiến hành điều tra một mình

hay đi theo nhóm? Nhà báo sẽ hành động như thế nào? Những biện pháp điều
tra nào cần tiến hành trước hết, cần phải tiến hành bao nhiêu cuộc phỏng vấn,
dò hỏi bao nhiêu nguồn tin, cần phải phân tích, so sánh các tài liệu sẵn có hay
không v.v.?

25


×