Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.28 KB, 28 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình đô thị hóa đã và đang xảy ra với tốc độ đáng kể ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vào thời điểm hiện tại thì có
số lượng người dân đang sống tại các khu vực đô thị đã vượt quá số lượng những
người dân sống ở các khu vực nông thôn [1]. Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thể
giới (WHO), xét trên phạm vi toàn cầu, gần như tất cả sự tăng trưởng dân số trong
30 năm tới sẽ nằm trong khu vực đô thị, sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất sẽ xảy ra ở
các quốc gia châu Á và và Châu Phi [1]. Việt Nam cũng đã và đang có trải qua quá
trình đô thị hóa với tốc độ đáng kể. Số lượng các khu vực đô thị ở Việt Nam đã
tăng từ 500 khu vực năm 1990 lên thành 753 khu vực trong năm 2009. Tỷ lệ dân số
đô thị đã tăng từ 23,7% vào năm 1999 lên 29,6% vào năm 2009 (25,4 triệu dân cư
ở đô thị trong số 85,8 triệu người trong dân số cả nước) [2].
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu so sánh tình hình sức khỏe của người
dân sống ở khu vực đô thị và của người dân sống ở khu vực nông thôn. Bên cạnh
đó, cũng có một số báo cáo, nghiên cứu nói đến thực trạng di cư và tình trạng sức
khỏe của nhóm người di cư này. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn thiếu những nghiên
cứu sâu về tình trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người dân thuộc một số
khu vực đô thị.
Bài tổng quan được thực hiện với các mục tiêu sau:
2.



Mô tả khái quát về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đô thị

3.

trên thế giới.
Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đô thị tại

1.

Việt Nam.
NỘI DUNG


1.

Một số khái niệm liên quan

1.1. Khái niệm về sức khỏe

Khái niệm về sức khỏe: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể
chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hoặc thương
tật, là một quyền cơ bản của con người, con người có quyền tiếp cận đến mức cao
nhất có thể; sức khỏe là một mục tiêu xã hội rất quan trọng liên quan đến toàn bộ
thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành kinh tế - xã hội, bên cạnh các lĩnh
vực y tế [3].
1.2. Khái niệm về dịch vụ y tế

Dịch vụ y tế (DVYT) là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe

(CSSK) cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóa
không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thỏa mãn kịp thời thuận
tiện và có hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và con người về
CSSK [4], [5], [6].
DVYT là một trong bốn dịch vụ xã hội cơ bản - hệ thống cung cấp dịch vụ
nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận.
DVYT là một dịch vụ khá đặc biệt, bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi
nhân viên y tế (NVYT) như: khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình,
trong đó người bệnh trực tiếp cũng chính là người tham gia sản xuất cũng như tiêu
thụ. DVYT là một loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể
tự mình lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung
ứng (cơ sở y tế) - trực tiếp ở đây là trạm y tế (TYT) xã[6].


1.3. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nhu cầu của người dân nhằm bảo vệ và
nâng cao sức khỏe của họ. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể cho mục
đích phòng bệnh hoặc điều trị bệnh. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể chỉ
là việc tự điều trị, mua thuốc tại các hiệu thuốc, khám, điều trị hoặc sử dụng các
dịch vụ y tế khác tại các cơ sở y tế công hoặc tư tại các tuyến cơ sở y tế [7].
Sử dụng DVYT có thể được phân chia theo loại dịch vụ, vị trí, mục đích sử
dụng và thời gian sử dụng.
-

Cơ sở DVYT được sử dụng: TYT, bệnh viện, hiệu thuốc, thầy thuốc tư

-

nhân...

Vị trí: địa điểm sử dụng dịch vụ (trong bệnh viện, ngoài bệnh viện, nhà thầy

-

thuốc, nhà bệnh nhân…).
Mục đích sử dụng: điều trị, dự phòng, hoặc dưỡng sinh.
Thời gian sử dụng: được hiển thị bằng các chỉ số có sử dụng hay không, số
lần sử dụng một DVYT cụ thể trong một khoảng thời gian xác định.
Năm 1968, Anderson và Rosentock đã đưa ra mô hình sử dụng DVYT ở Mỹ

và các yếu tố ảnh hưởng như các nhân tố cơ bản, nhóm yếu tố về khả năng và nhu
cầu khám chữa bệnh (KCB) đến đến lựa chọn DVYT [8],[9].


Nhóm nhân tố cơ bản

Nhóm yếu tố
khả năng

Nhu cầu KCB

Yếu tố đặc trưng
của gia đình

Nguồn lực
của gia đình

Tình trạng sức
khỏe bản thân


Cấu trúc xã hội

Nguồn lực
Cộng đồng

Tình trạng sức khỏe do
người cung cấp DVYT
đánh giá

Sử dụng
DVYT

Lòng tin vào y tế

Hình 1 - Mô hình sử dụng DVYT ở Mỹ năm 1968.
Ngoài ra, Andersen and Newman cũng đưa ra khung sử dụng DVYT trong
mối liên quan với môi trường, đặc điểm dân số, hành vi sức khỏe và kết quả sử
dụng DVYT [10]:


Hình2- Khung sử dụng DVYT
Năm 1981, Fiedler đã sửa lại mô hình sử dụng DVYT của Anderson và Rosentock.
Tuy vậy, cho đến nay thì mô hình này vẫn thường được sử dụng để thiết kế nghiên
cứu về sử dụng DVYT[11], [12].
1.4.

Các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe

2. Đô thị và đô thị hóa
2.1. Khái niệm về đô thị

- Định nghĩa chung về đô

thị: Đô thị hay khu đô thị là một khu vực có mật độ

dân số cao và mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con người xây dựng so
với các khu vực xung quanh nó. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, trung tâm dân
cư đông đúc nhưng thuật từ này thông thường không mở rộng đến các khu định
-

cư nông thôn như làng, xã, ấp [4].
Định nghĩa đô thị ở Việt Nam: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có
mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là
trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một
địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của

-

thị xã; thị trấn [13].
Các loại hình đô thị ở Việt Nam: Tại Việt Nam, một đơn vị hành chính được
phân loại là đô thị phải có các tiêu chuẩn cơ bản sau [14]:
o Có chức năng đô thị
o Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4.000 người trở lên
o Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô
thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị, riêng đối với thị trấn thì
căn cứ theo các khu phố xây dựng tập trung


o


Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội
thị, khu vực xây dựng tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao

o

o

động
Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã
hội và hạ tầng kỹ thuật)
Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị
Hiện nay, tại Việt Nam có 6 loại hình đô thị chính: loại đặc biệt, loại I, II, III,

IV và V, bao gồm:
o Đô thị loại đặc biệt (2 thành phố): Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
o Đô thị loại I (11 thành phố): Hải Phòng; Đà Nẵng; Cần Thơ; Huế; Vinh; Đà
o

Lạt; Nha Trang; Quy Nhơn; Buôn Mê Thuột; Thái Nguyên; Nam Định
Đô thị loại II (12 thành phố): Hạ Long; Biên Hòa; Vũng Tàu; Việt Trì; Hải
Dương; Thanh Hóa; Mỹ Tho; Long Xuyên; Pleiku; Phan Thiết; Cà Mau; Vị

o

Thanh
Đô thị loại III (47 thành phố, thị xã): Các TP còn lại, các thị xã: Sơn Tây

o
o


Cẩm Phả; Thủ Dầu Một; Châu Đốc; Bà Rịa; Sa Đéc; Cửa Lò ; Sông Công
Đô thị loại IV: 42 thị xã còn lại và một vài thị trấn lớn
Đô thị loại V: 640 thị trấn

2.2. Đô thị hóa
2.2.1. Khái niệm

đô thị hóa [15]

Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đô thị hóa được hiểu là sự di cư
từ nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những
vùng lãnh thổ đô thị. Mức độ đô thị hóa của một quốc gia được đo lường bằng tỷ lệ
dân cư đô thị trong tổng số dân.
Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cư
trú của con người. đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những yếu
tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống kinh tế-xã hội,
phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn, và toàn bộ xã hội. Như vậy, quá
trình đô thị hóa không chỉ diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở
rộng lãnh thổ, tăng trưởng về sản xuất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nâng


cao mức sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu và nhu cầu văn hóa. Cho đến thế
kỷ 20, quá trình đô thị hóa thế giới chủ yếu diễn ra theo bề rộng, ở đó các dấu hiệu
về sự tăng trưởng số dân đô thị, số lượng các thành phố, sự mở rộng lãnh thổ các
đô thị-chiếm ưu thế. Nửa sau của thế kỷ được đánh dấu bởi quá trình đô thị hóa
theo chiều sâu, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển. sự gia tăng của các dấu
hiệu định lượng chững lại, thậm chí sút giảm (do phi tập trung hóa đô thị, quá trình
đô thị hóa ...). Thay vào đó, các dấu hiệu định tính được chú ý đề cao: chất lượng,
tiêu chuẩn sống đô thị được nâng cao, sự đa dạng và phong phú các kiểu mẫu văn
hóa và nhu cầu. Tuy nhiên, đối với các nước thuộc thế giới thứ ba, quá trình đô thị

hóa vẫn còn nằm trong khuôn khổ của quá trình đô thị hóa theo bề rộng.
2.2.2.

Thực trạng đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam

Cuối thế kỷ 18, sau cuộc cách mạng công nghiệp, dân số đô thị tăng lên
nhanh chóng, đô thị hóa diễn ra trong suốt thế kỷ 19, thông qua di cư từ nông thôn
và mở rộng về nhân khẩu học . Ở Anh , dân số đô thị tăng từ 17% năm 1801 lên
72% vào năm 1891 (đối với Pháp, Đức, Mỹ, con số này lần lượt là 37%, 41% và
28%)[16]. Đô thị hóa nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, đặc biệt ở phương Tây,
từ những năm 1950, nó đã bắt đầu diễn ra tại các nước đang phát triển. Vào đầu thế
kỷ 20, chỉ 15% dân số thế giới sống ở các thành phố [17], năm 2007 chứng kiến
bước ngoặt lớn lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại khi tỷ lệ dân số thế giới sống tại
các thành phố là hơn 50% [16]. Ngày càng có nhiều người rởi bỏ làng quê và các
nông trại tới sống ở thành phố, kết quả là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Sự
phát triển nhanh chóng của các thành phố như Chicago trong những năm cuối thế
kỷ 19, Tokyo và Delhi trong thế kỷ 20 phần lớn do di cư từ nông thôn ra thành
thị.Theo báo cáo Triển vọng đô thị hóa thế giới của Liên Hợp Quốc bản sửa đổi
năm 2005, tỷ lệ dân số đô thị trên thế giới đã tăng đáng kể từ 13% (220 triệu USD)
trong năm 1900, tới 29% (732 triệu USD) trong năm 1950, lên 49% (3,2 tỷ USD)
trong năm 2005. Các báo cáo dự đoán rằng con số này có thể sẽ tăng lên 60% (4,9
tỷ USD) vào năm 2030[18]. Trong báo cáo Dân số thế giới năm 2007 của Liên
Hợp Quốc, xu hướng trong tương lai, ước tính 93% đô thị hóa sẽ xảy ra tại các
quốc gia đang phát triển, với 80% xảy ra ở châu Á và châu Phi [19, 20].


Tốc độ đô thị hóa khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Theo Giáo sư
Lu Dadao,Chủ tịch của Hiệp hội địa lý của Trung Quốc (GSC), Trung Quốc mất 22
năm để tăng tỉ lệ đô thị hóa từ 17,9% lên 39,1% trong khi Anh mất 120 năm, Mỹ
cần 80 năm, và Nhật Bản tốn hơn 30 năm để thực hiện điều này[21].

Ở Việt Nam, Sau khi đạt được tỷ lệ 10% dân số đô thị vào khoảng năm
1950, mức độ đô thị hóa tăng lên nhanh hơn cho đến năm 1975 đạt được tỷ lệ
21,5%. Nhưng trong thời kỳ đó có sự khác biệt rõ rệt giữa hai miền Bắc và Nam.
Tỷ lệ dân cư đô thị giảm chút ít ở miền Bắc, trong khi tăng đáng kể ở miền Nam.
sau khi thống nhất đất nước, tỷ lệ dân cư đô thị của toàn bộ đất nước giảm tương
đối cho đến năm 1982, khi giảm tới 18,4% mức độ đô thị hóa tăng dần, Theo kết
quả của tổng điều tra dân số năm 1999 thì mức độ đô thị hóa là 23,7%[22], và với
số liệu mới nhất của năm 2009 thì mức độ đô thị hóa của Việt Nam mới đạt
29,6%[23], chưa bằng mức độ trung bình của khu vực đông Nam Á 10 năm
trước[15].
Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã trải qua thời kỳ đô thị hóa nhanh
chóng và hệ thống đô thị quốc gia đã có nhiều biến đổi về số lượng. Vào năm
1990 mới chỉ có 500 khu đô thị trên khắp cả nước nhưng con số này đã là 649 vào
năm 2000 và tăng lên đến 656 vào năm 2003. Hệ thống đô thị hiện nay bao gồm
753 khu đô thị, trong đó có hai thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh, 9 khu đô thị loại I, 12 khu đô thị loại II, 45 khu đô thị loại III, 41 khu đô
thị loại IV và 643 khu đô thị loại V. Tăng trưởng dân số ở Việt Nam tập trung ở các
khu vực đô thị. Nguyên nhân chính là do dòng di cư. Dân cư đô thị về cơ bản có
mức sống cao hơn dân cư nông thôn vì họ dễ dàng tiếp cận tới các loại dịch vụ cần
thiết. Điều này góp phần làm tăng sức hấp dẫn của các thành phố lớn và thúc đẩy
tăng trưởng dân số tại các khu đô thị[23].
Mặc dù số lượng các khu vực đô thị đang tăng lên trong vòng ba thập kỷ qua
nhưng mức độ đô thị hóa của Việt Nam tương đối thấp do một số yếu tố. Ví dụ,
nhiều thành phố được hình thành và phát triển như là các trung tâm hành chính
thay vì là trung tâm kinh tế, vì vậy sự thu hút dân lao động nhập cư tới các thành
phố này không cao nếu so với các thành phố ở các nước khác trên thế giới. Sự phát
triển của các thành phố ở Việt Nam gặp khó khăn do thiếu các cơ hội nghề nghiệp
cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội yếu kém - bao gồm nhà ở,



điện, nước sạch, giao thông, bệnh viện và trường học không đáp ứng được nhu cầu
của cư dân[23]
Số liệu củaTổng điều tra dân số cho thấy, các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ
lệ dân số đô thị thấp hơn nhiều so với các tỉnh phía Nam. Ở vùng Đông Nam Bộ, tỷ
lệ dân số đô thị chiếm gần 60%, cao hơn nhiều so với các vùng khác. Ngoài ra,
dân số đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng một phần ba tổng
dân số đô thị toàn quốc. Với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng ở vùng
Đông Nam Bộ hiện nay, đồng thời nếu tính đến tác động của biến đổi khí hậu trong
tương lai tới khu vực ven biển, các vùng trũng thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, rất có thể sẽ dẫn tới việc tập trung một số lượng lớn dân cư ở khu vực Đông
Nam Bộ và điều đó có thể tạo nên những thách thức cho sự phát triển của khu vực
này trong tương lai[23].
3.

Đo lường sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân
Việc đo lường tình trạng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ khía cạnh của

người dân, hay của bệnh nhân chủ yếu dựa vào sự tự khai báo của bản thân họ
[24], bằng cách hỏi tần suất sử dụng dịch vụ y tế của họ trong một khoảng thời
gian nhất định. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến các sai sót [25] do nhiều yếu tố
bên trong và bên ngoài, do đó các biện pháp sau được đề xuất để tăng độ tin cậy
của số liệu được thu thập bao gồm: độ tuổi và khả năng nhận thức, thời gian sử
dụng, tần suất và loại dịch vụ được hỏi, thiết kế bộ câu hỏi, cách thức thu thập số
liệu và các biện pháp thăm dò và hỗ trợ trí nhớ.
Vấn đề
Tình trạng nhận
thức và độ tuổi
Thời gian nhớ lại,
tần suất và loại dịch
vụ y tế được sử

dụng

Giải pháp
Không áp dụng đối với trẻ em dưới 14 tuổi
Nếu chưa rõ đối tượng có nhận thức đầy đủ hay không thì
cần phải có một biện pháp sàng lọc nhận thức ngắn để đảm
bảo
Không nên hỏi quá 12 tháng (chỉ hỏi từ 12 tháng trở lại)
Thời gian để hỏi còn phụ thuộc vào loại dịch vụ và sự đặc
biệt của nó. Đối với loại dịch vụ sử dụng thường xuyên
(như đi khám ngoại trú) thì nên sử dụng thời gian ngắn, còn
đối với những trường hợp đặc biệt (như điều trị nội trú) thì


Thiết kế bộ công cụ

Phương pháp thu
thập

Các phương pháp
hỗ trợ và thăm dò
trí nhớ

có thể hỏi trong thời gian dài
Không có chuẩn vàng
Nên điều tra thử (pre-test)
Vị trí của phần hỏi về sử dụng dịch vụ y tế trong bộ câu hỏi
cũng nên được xem xét sao cho phù hợp với người trả lời
Thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
Đối với một căn bệnh bị kì thị, độ chính xác có thể bị ảnh

hưởng rất nhiều (HIV, Lao, STDs)
Trong khi hỏi, có thể gợi ý cho đối tượng những dịp đặc
biệt gắn liền với sử dụng dịch vụ y tế để đối tượng dễ nhớ
hơn
Khảo sát nhiều lần có thể làm giảm sự thiếu chính xác
trong việc khai báo
Phương pháp đo lường 2 lần có thể được áp dụng: yêu cầu
nhà điều tra cần thu thập trong thời gian dài (có thể 6
tháng), nhưng thời gian để hỏi đối tượng sẽ ngắn hơn (vd:
chỉ cần hỏi trong 2 tháng trở lại đây, không cần hỏi trong 12
tháng trở lại đây)

Ngoài ra, sử dụng dịch vụ y tế có thể được đánh giá bằng các chỉ số như số
bệnh nhân nội trú hàng năm hoặc số lần khám ngoại trú, mức sử dụng giường bệnh
nội trú, phạm vi tiêm chủng, phạm vi sử dụng các biện pháp tránh thai, số khám
trước sinh trung bình cho một sản phụ, tỉ lệ sinh ở các cơ sở có sự giám sát của các
nhân viên y tế chuyên khoa ... Một phương pháp đơn giản thường được dùng cho
đánh giá tổng quát là số lần đến các cơ sở y tế trung bình hàng năm trên đầu người.
Hiển nhiên là con số này phụ thuộc vào sự phân bố về tuổi và giới cũng như gánh
nặng bệnh tật nói chung. Số lần tới cơ sở y tế là từ 3-4 lần được coi là đủ cho công
tác CSSK cơ bản [26].
4.

Tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân đô thị và các

nghiên cứu liên quan trên thế giới
4.1. Bất bình đẳng/bất công bằng trong sử dụng dịch vụ y tế
4.1.1. Bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị



Sibley và Weiner(2011) khi so sánh việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe
của người dân thành thị và nông thôn Canada đã phát hiện, ở những thành phố nhỏ
không liền kề các trung tâm lớn, người dân có tỉ lệ cao nhất trong khai thác các
dịch vụ tiêm vacxin phòng cúm, bác sĩ gia đình, khám chuyên khoa định kì và thỏa
mãn những nhu cầu cần thiết. Ở nông thôn, những tỉ lệ này thấp hơn, và người dân
khó có khả năng dược đáp ứng các nhu cầu cần thiết[27].
Liao và cộng sự (2011) đã đánh giá tác động của bảo hiểm y tế quốc gia Đài
Loan vào sự bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế của người già ở thành thị và
nông thôn. Những người lớn tuổi ở nông thôn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc
sức khỏe có xu hướng phải đối đầu với nhiều thách thức hơn, về khoảng cách
không gian, giao thông, cô lập xã hội, nghèo đói và thiếu các nhà cung cấp chăm
sóc sức khỏe, đặc biệt là các chuyên gia y tế [28].
So sánh chênh lệch nông thôn và thành thị trong việc sử dụng dịch vụ y tế ở
Trung Quốc, Liu M và cộng sự (2007) đã chỉ ra có khoảng một nửa số người được
hỏi không gặp bác sĩ khi họ bị bệnh. Ở nông thôn, việc đi khám bác sĩ là phổ biến
hơn (52,0% so với 43,0%, P <0,001), tuy nhiên việc tới bệnh viện lại ít hơn so với
ở thành thị (7,6% so với 11,1%, P <0,001). Các yếu tố liên quan như tỉ lệ bác sĩ cư
trú ở vùng nông thôn (RR: 1,21, 95%CI), khoảng cách tới trung tâm y tế(RR:1,21;
95%CI); sở hữu bảo hiểm y tế(RR: 1,38; 95%CI)…được xem xét. Tỉ lệ nhập viện
thấp hơn đáng kể đối với nam giới, người cao tuổi, hoặc người có trình độ giáo dục
thấp ở nông thôn so với thành thị[29].
Năm 2001, một cuộc khảo sát của Okullo và cộng sự được tiến hành trong
môi trường đô thị và nông thôn ở Uganda trên 1.146 học sinh trung học đã ghi
nhận ngẫu nhiên 372 trường hợp sâu răng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ
không hài lòng có xu hướng cao hơn trong nhóm học sinh có quan hệ xã hội yếu và
bố mẹ có trình độ học vấn cao. Học sinh thành thị tự đánh giá tình trạng sức khỏe


răng miệng của họ xấu hơn. Học sinh nông thôn sử dụng dịch vụ chăm sóc nha
khoa nhiều hơn, họ cũng là đối tượng có tỉ lệ mất răng cũng như chậm trễ điều trị ít

hơn [30].
Nghiên cứu của Chuma và cộng sự (2007) tại Kenya về gánh nặng chi phí cho
chăm sóc sức khỏe của người dân ở vùng nông thôn và thành thị. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, chi phí trung bình cho chăm sóc y tế trong 1 tháng của người dân đô
thị cao hơn rất nhiều so với người dân nông thôn. Đối với các bệnh cấp tính, người
dân ở đô thị chi trả trung bình cao gấp gần 4 lần so với nông thôn (12,8 USD so
với 3,8 USD); trong khi đối với các bệnh mạn tính là 3 lần (7,0 USD so với 2,2
USD) và đối với chi phí nhập viện, người dân thành thị chi trả trung bình một
tháng cao gấp 4,5 lần so với người dân vùng nông thôn (8,2 USD so với 1,8 USD).
Điều này các tác giả giải thích do việc người dân vùng đô thị sử dụng các dịch vụ y
tế tốt hơn với giá tiền đắt hơn so với nông thôn [31].
4.1.2.

Bất bình đẳng giữa các nhóm trong thành thị.

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các tác giả David Vlahov, Jo Ivey
Boufford và cộng sự (2007) thì số lượng cư dân nghèo ở các khu v ực đô th ị
(thường sống ở các khu “nghèo”, khu dân cư bất hợp pháp, hay d ựng lều ở v ỉa
hẻ) đang ngày càng gia tăng nhanh chóng và khoảng cách về điều kiện sống
và xã hội giữa người giàu và người nghèo đang ngày càng rộng ra trong khi
những người nghèo không được tiếp cận nhiều dịch vụ thiết yếu cho một lối
sống khỏe mạnh do bị cản trở cả về tài chính và th ể chất[32, 33]. Chính vì
thế, gánh nặng dịch bệnh đang ngày càng tập trung ở những khu người nghèo
ở đô thị. Sức khỏe kém hiển nhiên sẽ lại càng làm trầm trọng thêm đói nghèo
và bất bình đẳng


Mao Y và cộng sự trong một nghiên cứu vào năm 2013 trên người dân thành thị
ở Trung Quốc đã kết luận: chênh lệch thu nhập và các loại bảo hiểm y tế có ảnh
hưởng tới sự công bằng cảu việc sử dụng các dịch vụ y tế[34].

Trong một nghiên cứu của Paphassarang và cộng sự (2002) so sánh hai khu phố
có tình trạng kinh tế xã hội khác nhau, tiến hành trên 10 hộ gia đình, đại diện cho
đô thị tại ba tỉnh. Nghiên cứu cho thấy dịch vụ y tế tư nhân bao gồm phòng khám
và điều trị ở nước ngoài là sự lựa chọn đầu tiên đối với những người có tình trạng
kinh tế xã hội cao, trong khi nhóm kinh tế xã hội thấp ưa thích các hiệu thuốc tư
nhân. Thái độ không chào đón của cán bộ y tế và các rào cản về thủ tục cũng thúc
đẩy nhu cầu chăm sóc sức khỏe của của người dân trong khu vực y tế tư nhân –
nơi mà dịch vụ chăm sóc tương xứng với sự chi trả của họ. Đối với người nghèo.
hầu hết các trường hợp sử dụng thuốc mà không có kiểm tra hay được chẩn đoán
và tư vấn, hoặc có hạn chế; thêm vào đó do nguồn lực tài chính ít mà họ thường
dùng thuốc không phù hợp và không đủ. Nghiên cứu chỉ ra rằng công bằng trong
chăm sóc y tế ở đây còn mang nặng tính lý thuyết, chưa thực tế [35].
Sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều tra y tế quốc gia của Thái Lan năm 2001 và
2005, nghiên cứu của Yiengprugsawan và cộng sự(2010) phân tích sự khác biệt
trong sử dụng dịch vụ y tế ở đô thị và nông thôn, từ đó đánh giá việc cải thiện tình
trạng bất bình đẳng nhờ bảo hiểm y tế toàn dân. Trong khoảng thời gian 20012005, dân số có bảo hiểm Scheme Universal của Thái Lan giảm đáng kể (từ 42,5%
xuống còn 7,0% trong khu vực đô thị và từ 24,9% xuống còn 2,7% ở khu vực nông
thôn). Bảo hiểm Scheme Universal đã thực hiện các thay đổi mô hình sử dụng dịch
vụ y tế, đặc biệt đối với người dân nông thôn và người nghèo đô thị, bằng cách đặt
trọng tâm vào chăm sóc sức khỏe ban đầu[36].
Wang và cộng sự (2012) đánh giá có một sự bất bình đẳng rõ ràng về phía
người giàu trong việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người trung niên và


người già ở Cam Túc và Chiết Giang, Trung Quốc. Thu nhập là yếu tố quan trọng
nhất chi phối việc sử dụng dịch vụ ngoại trú (Cam Túc là 40,3% và Chiết Giang
55,5%), yếu tố thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân nội trú là sự
kết hợp giữa thu nhập, nhu cầu, các cấp độ dịch vụ, tự chi trả chi phí, sự tiếp cận
với độ bao phủ bảo hiểm y tế của các hộ gia đình thành thị, nông thôn ở cả hai
tỉnh[37].

Luo và cộng sự (2009) qua điều tra trên 4441 người trên 60 tuổi ở 3 đô thị
phía Tây Bắc Trung Quốc nhận thấy một sự bất bình đẳng đáng kể về quyền sử
dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. 7,6% đối tượng nghiên cứu đã tới
gặp bác sĩ trong 4 tuần; 10,1% sử dụng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân nội trú và
7,6% không sử dụng dịch vụ này dù được bác sĩ cho nhập viện trong vòng 1 năm
trở lại. Những người có thu nhập bình quân đầu người theo hộ gia đình thấp, trình
độ học vấn thấp và không có bảo hiểm y tế có tỉ lệ sử dụng dịch vụ y tế nội trú thấp
hơn rõ rệt. Phụ nữ có xu hướng sử dụng dịch vụ ngoại trú nhiều hơn và ít tiêu tốn
thời gian tiền bạc trong bệnh viện hơn nam giới[38].
Cũng ở Trung Quốc, hơn 16 000 hộ gia đình và 54 000 cá nhân trong các
khu vực đô thị đã được lựa chọn ngẫu nhiên để thu thập thông tin về nhu cầu nhận
thức và nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chi phí cho các dịch vụ trong nghiên cứu
của Gao và cộng sự (2001). Trong số những người có bệnh mà không được nhận
bất cứ hình thức chữa trị nào, gần 70% (so với 38% vào năm 1993) khẳng định khó
khăn về tài chính là nguyên nhân chính trong năm 1998. Việc sử dụng các dịch vụ
giảm đáng kể từ 4,5% năm 1993 xuống còn 3,0% trong năm 1998. Tỷ lệ bệnh nhân
được yêu cầu nhập viện nhưng không nhập viện có một mối quan hệ tiêu cực với
mức thu nhập. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một trong những mối quan tâm cấp
bách nhất là khả năng được sử dụng dịch vụ y tế ngày càng khó khăn của những
người thất nghiệp. Như vậy, rõ ràng có sự bất công trong việc được hưởng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm dân có thu nhập khác nhau[39].


Tiến hành đánh giá sự bất bình đẳng xã hội trong việc sử dụng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sau 8 năm cải cách, Habicht và cộng sự (2009) thực hiện những
so sánh giữa 3 nước Baltic. Trong cả ba nước, có sự bất bình đẳng xã hội lớn đối
với bệnh nhân ngoại trú chăm sóc chuyên khoa, và không có hoặc ít bất công hơn
trong hoạt động chăm sóc chính hay nhập viện. Có sự không công bằng lớn nhưng
phù hợp trong mối quan hệ với mức thu nhập hộ gia đình và trong quan hệ giữa sử
dụng dịch vụ y tế với mức độ giáo dục sự bất công này nhỏ hơn[40].

Tại Thái Lan, Pannarunothai và Mills (1997) xem xét nhu cầu về công bằng
trong tự chi trả chi phí cho dịch vụ y tế ở một đô thị lớn. Các vấn đề tài chính cho
chăm sóc sức khỏe được quan tâm như ảnh hưởng của lợi ích y tế hay bao phủ bảo
hiểm đối với tỉ lệ bệnh tật và nhập viện. Tình trạng thiếu tiếp cận với dịch vụ chăm
sóc sức khỏe giữa các nhóm kinh tế - xã hội thấp không phải là vấn đề chính trong
khu vực đô thi đông dân cư này, bởi vì người dân ở đây có thể lựa chọn và sử dụng
dịch vụ y tế tùy theo khả năng và sự sẵn sàng chi trả. Như vậy, những người ít
được bao phủ bởi các chương trình phúc lợi y tế của chính phủ chịu thiệt thòi hơn,
trong khi công chức là đối tượng vừa ít phải tự chi trả vừa không đóng góp cho quỹ
phúc lợi y tế. Điều này cho thấy một sự bất bình đẳng rõ ràng[41]
Sun J và cộng sự (2014) đã đánh giá sự cải thiện của tình trạng không công
bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân ở một số đô thị lớn Trung Quốc thông
qua thực hiện bảo hiểm y tế cư dân đô thị. Kết quả cho thấy một sự bất bình đẳng
đáng kể tồn tại giữa các nhóm kinh tế xã hội khác nhau và giữa những người sử
dụng hai chương trình bảo hiểm y tế khác nhau. So với những người già được
hưởng bảo hiểm y tế nhân viên đô thị, những người già được hưởng bảo hiểm cư
dân đô thị có tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế thấp hơn nhiều. Nghiên cứu khẳng định tồn
tại sự bất công bằng trong chăm sóc sức khỏe mà chỉ bảo hiểm y tế toàn dân không
thể giải quyết được[42].


4.2.

Hành vi sử dụng dịch vụ y tế
4.2.1. Hành vi sử dụng dịch vụ y tế của người dân đô thị
Trong thời gian 5 năm trở lại đây, có khá ít các nghiên cứu trên thế giới được

thực hiện để tìm hiểu mô hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân đô thị. Thêm vào
đó, các nghiên cứu phần lớn nghiên cứu tại các khu ổ chuột ở các đô thị lớn trên
thế giới, cho thấy một xu hướng nghiên cứu quan trọng trong tương lai.

Nghiên cứu của Liu, Zhang và cộng sự (2007) tại Trung Quốc cho thấy, gần
một nửa người dân đô thị (47,0%) tự điều trị khi bị ốm đau, 32,9% đến gặp bác sĩ
tư nhân khi ốm, 10,1% vừa tự điều trị, vừa đến khám bác sĩ tư nhân và 10,0%
người dân không điều trị gì khi ốm đau. Kết quả cũng cho thấy, tỷ lệ người dân đô
thị nhập viện trong 1 năm là 11,1% [43].
Nghiên cứu về tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người sống ở
khu ổ chuột thành thị ở Dhaka (Bangladesh) của Khan và cộng sự (2012) cho thấy
hai loại hình sử dụng dịch vụ y tế được các đối tượng sử dụng phổ biến là các hiệu
thuốc (42,6%) để tự điều trị cũng như phòng khám/ bệnh viện của nhà nước
(13,5%) [44].
Nghiên cứu tại Hàn Quốc trên đối tượng vô gia cư tại các khu đô thị do
Changgyo Young và cộng sự (2011) thực hiện cho thấy, trong 6 tháng qua, phần
lớn những người vô gia cư sống ở đường phố không sử dụng dịch vụ y tế nào
(43,9%) hoặc đến các phòng khám cho người vô gia cư (34,1%), trong khi những
người vô gia cư không sống ở đường phố thường chọn các phòng khám cho người
vô gia cư (34,7%) và các bệnh viện công (31,3%) [45].
Nghiên cứu của Nimbalkar và cộng sự trên các bà mẹ tại các khu ổ chuột ở đô
thị tại Gujarat, Ấn Độ về sử dụng dịch vụ y tế cho chăm sóc trước, trong và sau
sinh. Kết quả cho thấy, có 79,9% bà mẹ nhận dịch vụ chăm sóc trước sinh, trong đó
chủ yếu là tại bệnh viện tư (78,8%); 17,5% bà mẹ sinh con tại nhà. Đối với các bà
mẹ sinh con tại bệnh viện, chủ yếu (77,2%) sinh con tại bệnh viện tư [46].
Zaidi và cộng sự (2006) nghiên cứu về việc sử dụng dịch vụ y tế của người
dân ở 4 khu ổ chuột vùng Karachi, Pakistan trong việc điều trị tiêu chảy và cảm


cúm. Nghiên cứu cho thấy, phần lớn các trường hợp đều đi khám bác sĩ tư (>50%).
Có 31% người dân tự điều trị tại nhà trong khi chỉ có 11% và 13% điều trị tại các
bệnh viện và trạm y tế xã phường [47].
Nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (2001) trên 413 người nghèo ở Mỹ xác
định những rào cản trực tiếp tới việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại

đây.Những rào cản nổi bật nhất là thiếu thông tin về chi phí của những dịch vụ y tế
được giảm hoặc miễn phí và khó tiếp cận với đối tượng là trẻ em. 74% người được
hỏi có nhiều hơn một trở ngại. Những cá nhân không có điện thoại và những người
không có bảo hiểm y tế gặp nhiều trở ngại hơn.
4.2.2. Hành vi sử dụng dịch vụ y tế của người dân đô thị so với ở nông thôn
Salinas và cộng sự (2010) trong nghiên cứu về sự phân chia sử dụng dịch vụ y
tế ở thành thị và nông thôn đã nhận định người Mexico lớn tuổi ở khu vụ nông
thôn đi khám bác sĩ và nhập viện ít hơn đáng kể so với ở thành thị (p< 0,0001) mà
nguyên nhân chủ yếu là do rào cản như không có bảo hiểm y tế hơn là do có sức
khỏe tốt hơn[48].
Để so sánh tình trạng sức khỏe và y tế sử dụng dịch vụ của nông thôn phía
Bắc và đô thị Manitobans Martens và cộng sự (2006) đã thực hiện nghiên cứu cho
thấy, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh cao ở miền Bắc, ở vùng nông thôn miền Nam
có tỉ lệ trung bình (trừ tỉ lệ tử vong chấn thương và đột quỵ cao). Nam giới ở nông
thôn và miền Bắc cần gặp bác sĩ hay chuyên gia y tế thấp hơn, nhưng tỷ lệ nhập
viện cao so với Brandon và Winnipeg. Tỷ lệ sàng lọc trên nam giới ở nông thôn
biến động và miền Bắc thấp. Đối với tỷ lệ phẫu thuật, nam giới nông thôn biến
động, ở miền Bắc là trung bình, Brandon có tỷ lệ phẫu thuật dưới mức trung bình,
và Winnipeg có tỷ lệ phẫu thuật cao. Như vậy, "đô thị" là không nhất thiết đồng
nghĩa với sức khỏe tốt và tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ, hay là "nông thôn" đồng
nghĩa với sức khỏe người nghèo và y tế không đầy đủ[49].


Tại Việt Nam

4.3.

Theo báo cáo Đánh giá bảo vệ tài chính của hệ thống Y tế ở Việt Nam do các
tác giả Hoàng Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Phượng và Priyanka Saksena thực hiện
dựa trên các dữ liệu về Điều tra mức sống dân cư từ năm 2002 đến 2010 cho thấy,

tỷ lệ người dân đô thị sử dụng dịch vụ y tế qua các năm luôn cao hơn so với người
dân ở khu vực nông thôn, cụ thể được thể hiện ở hình 1 [50]:
Hình 1: Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế của người dân, giai đoạn 2002-2010
Theo cuộc điều tra đánh giá hộ nghèo ở đô thị do Tổng cục Thống kê thực
hiện tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh năm 2009 cho thấy, 99,2% người dân
ở 2 thành phố này có sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trong 12 tháng qua, bao
gồm 62,7% đi khám bác sĩ và 36,5% tự điều trị bằng cách tự mua thuốc. Chỉ có
0,8% người dân không đi khám hay tự điều trị do bệnh nhẹ hoặc không có tiền
[51].
Báo cáo này cũng chỉ ra tại Hà Nội, có 61,6% người dân đến khám bác sĩ khi
có bệnh tật hay thương tích, trong đó 16,7% đến thường xuyên và 41,9% thi thoảng
mới đến. Mặt khác, có tới 37,5% người dân tự điều trị tại nhà khi có bệnh tật hay
thương tích.
Xu hướng tương tự cũng được nhìn nhận ở thành phố Hồ Chí Minh, khi có
63,4% người dân đến khám bác sĩ khi có bệnh tật hoặc thương tích. Tỷ lệ người
đến khám bác sĩ thường xuyên ở thành phố Hồ Chí Minh (24,1%) cao hơn Hà Nội
và tỷ lệ người dân tự điều trị thấp hơn (36,0%).
Theo nghiên cứu này, tỷ lệ nữ giới ở hai thành phố có hành vi tìm kiếm sử
dụng dịch vụ y tế cao hơn nam giới (66,7% so với 59,1%). Tỷ lệ trẻ em từ 0-4 tuổi
và người già trên 60 tuổi sử dụng dịch vụ cũng cao hơn so với các nhóm tuổi khác;
thấp nhất là nhóm tuổi 15 đến 19 tuổi. Người dân thường trú ở hai thành phố có tỷ


lệ đi khám sức khỏe gấp đôi những người di cư từ các vùng khác (23,4% so với
11,4%).
Có 58% những người thuộc hộ nghèo đi khám chữa bệnh khi bị ốm đau, trong
đó có 16,2% thường xuyên đi khám, thấp hơn so với những người thuộc hộ giàu
(24,9%). Đáng chú ý là, những người thuộc hộ nghèo có tỷ lệ tự mua thuốc để điều
trị cao hơn so với những hộ giàu (41,5% so với 30,1%) [51].
Cũng theo nghiên cứu này, nhìn chung người dân ở hai thành phố này thường

đến khám tại bệnh viện công. Trong đó, người dân Hà Nội chủ yếu khám ở bệnh
viện tuyến trung ương (35%) và tuyến thành phố (33,8%); trong khi người dân
thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu khám ở bệnh viện tuyến thành phố (48,9%) và
tuyến quận (42,8%) [51].
Một báo cáo của tác giả Mai Thị Thanh Xuân về tình hình sử dụng dịch vụ y
tế của người nghèo ở Hà Nội thông qua phân tích số liệu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế
của đối tượng trong những năm gần đây cho thấy, người nghèo thường lựa chọn
hình thức điều trị ngoại trú tại các trạm y tế xã phường hơn là điều trị nội trú và
ngoại trú tại các bệnh viện tuyến trên, do vấn đề bảo hiểm y tế không đủ khả năng
giúp họ chi trả được toàn bộ tiền khám chữa bệnh, chiếm một phần rất lớn trong
tổng thu nhập của họ [52].
Nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Huyền và cộng sự (2012) về sử dụng dịch vụ y
tế và chi phí cho y tế ở nhóm lao động phi chính thức (xe ôm, thợ cắt tóc, thợ may,
buôn bán...) tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, số lần khám chữa bệnh nội trú trung bình
của nhóm lao động này trong một năm là 1,0 ±0 lần, số lần khám ngoại trú là 1,8 ±
3,7 lần và số lần tự mua thuốc điều trị là 2,2 ± 1,4 lần. Kết quả cũng cho thấy, bệnh
viện tuyến trên (tuyến trung ương và tuyến tỉnh/thành phố) được các đối tượng lựa
chọn để điều trị nội trú, trong khi họ chủ yếu đến cơ sở y tế tư nhân để điều trị
ngoại trú [53].


Nghiên cứu của các tác giả Hoàng Văn Minh và Kim Bảo Giang tại thành phố
Hà Đông, khu vực đô thị có tốc độ phát triển kinh tế xã hội tương đối nhanh trong
thời gian qua, nhằm xem xét mô hình sử dụng dịch vụ y tế để điều trị một số bệnh
mạn tính phổ biến (tim mạch, khớp, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, trầm cảm,
ung thư) của người dân thành phố. Nghiên cứu cho thấy, trong lần gần đây nhất có
nhu cầu chăm sóc, điều trị, phần lớn (57,8%) những người mắc bệnh mạn tính đã
tự điều trị tại nhà. Có 17,8% những người mắc bệnh mạn tính đã đến bệnh viện
tỉnh và 11,4% đến bệnh viện trung ương. Trong một năm, số lần sử dụng dịch vụ y
tế nội trú của bệnh nhân bị bệnh tim mạch cao nhất (trung bình 1,8 lần); trong khi

người bị bệnh khớp có số lần điều trị ngoại trú cao nhất (trung bình 10,2 lần) và số
lần tự điều trị cao nhất (trung bình 12,6 lần) [54].
Nghiên cứu của Kaljee và cộng sự về việc sử dụng dịch vụ y tế của bà mẹ tại
Việt Nam trong việc điều trị bệnh viêm phổi và các triệu chứng liên quan cho trẻ
em dưới 6 tuổi cho thấy, các bà mẹ ở thành thị trong tất cả các trường hợp bệnh và
triệu chứng (như viêm phổi, sốt > 38 độ, ho nhiều, khó thở,...) đều chủ yếu cho tự
điều trị ở nhà (>40%) hoặc đến phòng khám tư nhân (>30%). Rất ít người đến trạm
y tế xã/phường để khám (<5%)[55].
Trần Khánh Toàn và cộng sự (2011) nghiên cứu về thực trạng sử dụng dịch vụ
khám thai phụ nữ có thai giữa hai nhóm nông thôn và thành thị tại Hà Nội. Kết quả
cho thấy, số lần khám thai trung bình ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị
(4,4 lần so với 7,7 lần). Ở thành thị có 97,2% phụ nữ có ít nhất 3 lần khám và
97,2% có khám thai trong 3 tháng đầu tiên. Có 81,1% phụ nữ thành thị đã sử dụng
tất cả các dịch vụ khám thai cần thiết. Hầu hết các phụ nữ (70,7%) thành thị chủ
yếu đến các bệnh viện công, tiếp đó là bệnh viện tuyến tỉnh (43,7%) và phòng
khám tư nhân (34,1%) [56].
Hoa NQ và cộng sự(2007) trong một nghiên cứu định tính tại Việt Nam nhận
thấy ở cả khu vực nông thôn và thành thị, dịch vụ tư nhân được sử dụng rộng rãi


cho bệnh nhi. Tuy nhiên tình trạng tự điều trị thuốc ở đô thị còn phổ biến trong khi
ở nông thôn, việc tuân thủ điều trị và tin tưởng bác sĩ ngày càng tăng lên. Những
quan niệm sai lầm về thuộc tính của thuốc cũng như tình trạng lạm dụng thuốc
trong người dân dẫn đến các lo ngại về việc sử dụng chất gây nghiện bất hợp lý
trong cộng đồng[57].
Nghiên cứu về các yếu tố liên quan giữa hành vi tự điều trị của người bán
thuốc ở đô thị Việt Nam, của Nguyễn HV và cộng sự kiểm tra những yếu tố phổ
biến quyết định hành vi tự điều trị trong những người bán thuốc tại Hà Nội. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, 96,55% những người bán thuốc từng gặp vấn đề về sức
khỏe tương đối nghiêm trọng, trong đó chỉ có 61,21% đi khám ở một cơ sở y tế,cho

thấy tỉ lệ tự điều trị là tương đối cao (khoảng 39%). Phát hiện này có ý nghĩa về
chính sách y tế công cộng cho các nhà cung cấp chăm sóc y tế đô thị Việt Nam và
các nước đang phát triển tương tự khác[58].

KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.

22.
23.
24.
25.

Chan, M., Remarks at press briefing, World Health Day 2010: Urban health matters. 2010. p. 1019.
Office, G.S., Migration and urbanization in Vietnam: Patterns, Trends and Differentials. 2011,
Vietnam General Statistics Office: Hanoi.
Organization, W.H., Preamble to the Constitution of the World Health Organization as adopted
by the International Health Conference, New York, 19-22 June, 1946; signed on 22 July 1946 by
the representatives of 61 States (Official Records of the World Health Organization, no. 2, p. 100)
and entered into force on 7 April 1948. 1948.
Nam, Q.H.V. Luật quy hoạch đô thị của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 5, 30/2009/QH12. 2009
[cited 2013 13-2]; Available from: />docid=23498.
giới, B.Y.t.-T.c.y.t.t., ed. Quản lý y tế. 2001, Nhà xuất bản y học Nội: Hà Nội.
Lý, T.T.K., Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại xã
Iakhươi, xã IaPhi, xã Hịa Phú, huyện Chưpah tỉnh Gia Lai, in Luận văn chuyên khoa cấp I. 2008,
Đại học Y dược Huế: Huế.
MF, D., et al., Methods for the Economic Evaluation of Health Care Programmes. 2005, Oxford:
Oxford University Press.
Andrew, C., Health sector reform key issues in less developed countries of international
development. 1995. p. 247.
Dicker, A.D., Patiennt-views of priority setting in health care interview survey in one practice.
BMJ, 1995. 28: p. 1139.
JF, A.R.a.N., Societal and Individual determinants of medical care utilization in the United States.
Milbank Memorial Fund Quarterly-Health and Society, 1973.
R.M, A., Behavior model of families use of health services the University of Chicago cetre of
health Adminitration stadies, in Research 25. 1968, Chicago.
P.E, B., Polite, practical logic and primary health care in rural Haiti. Med-An thropological, 1997.
Ngọc, N.H., Xã hội học đô thị 2007, Hà Nội: Nhà xuất bản giáo dục.

dựng, B.X., Thông tư số 34 /2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009: Quy định chi tiết một số
nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị.
2009.
kê, T.c.t., Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt. 2011.
C., W., Trends in world urbanisation 1993.
Patricia Clarke Annez, R.M.B., Urbanization and growth
World Urbanization Prospect: The 2005 Revision. 2005.
UNFPA, Unleashing the Potential of Urban Growth. UNFPA, 2007.
Ankerl, G.U.O.i.T.A., Urbanization Overspeed in Tropical Africa . INUPRESS, 1986.
Yiqin, X., Human Capital Accumulation by low-skilled workers with borowing constranints - A
welfare analysis based on the lucas rural-urban migration model. 2012: p. 14.
kê, T.c.t., Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999. 1999.
UNFPA, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009. 2009.
Da Silva, R.B., et al., A global approach to evaluation of health services utilization: concepts and
measures. Healthcare policy = Politiques de sante, 2011. 6(4): p. e106-17.
Bhandari, A. and T. Wagner, Self-reported utilization of health care services: improving
measurement and accuracy. Medical care research and review : MCRR, 2006. 63(2): p. 217-35.


×