Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức khỏe của người dân
thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội Việt Nam thời hiện đại đang từng bước chuyển mình bước sang công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đang từng bước đưa những vùng nông thôn phát triển
theo tiêu chí chung của quốc gia.
Khi xã hội biến đổi, đòi hỏi nhu cầu về đời sống của con người cũng thay đổi, kể
cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, ngay cả nhu cầu về khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe cũng thay đổi theo thời gian. Thị trấn Nam Ban, huyện Lâm
Hà, Tỉnh Lâm Đồng là một vùng kinh tế còn phát triển khá chậm, trình độ dân trí
chưa cao, đời sống tình thần còn nhiều mặt hạn chế, trong đó vấn đề chăm sóc sức
khỏe cộng đồng cũng chưa chú trọng, quan tâm nhiều. Được thành lập từ những
năm 1981, Nam Ban là một vùng đất còn khá mới mẻ, chính quyền địa phương
còn thiếu thốn nhiều chính sách trong việc chăm lo đời sống người dân, bên cạnh
đó hệ thống các trang thiết bị y tế chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự đồng
bộ trong cách thức tổ chức và quản lý xã hội đã hình thành nên những bất cập.
Một trong những vấn đề đó có liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám
chữa bệnh của người dân, đây cũng chính là lý do mà đề tài này được khảo sát. Có
khá nhiều nghiên cứu về điều kiện kinh tế xã hội, cũng có nhiều nghiên cứu về
phát triển nông thôn bền vững nhưng vẫn còn một vài khe hở nhỏ mà các nghiên
cứu trên ít đề cập đến đó là vấn đề trong lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh cho người
dân. Do đó, đề tài “Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tình hình chăm sóc sức
khỏe của người dân thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” được khảo
sát nhằm góp phần đưa ra một vài giải pháp giải quyết một vài vấn nạn trong công
tác phòng và khám chữa bệnh của người dân cũng như công tác tổ chức và quản lý
trong y tế của thị trấn Nam Ban nói riêng và toàn xã hội Việt Nam nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Giao thông nông thôn là một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đời
sống người dân vùng, đề tài nghiên cứu về “quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn huyện Gia Lâm thành phố Hà nội” chỉ ra tầm quan trọng
của yếu tố này trong đời sống người dân. Giao thông nông thôn là một
trong những lĩnh vực được tập trung quan tâm phát triển mạnh trong nhiều
năm qua. Với mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo, từng bước cải thiện đời sống
nhân dân, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế. Vì vậy
giao thông nông thôn là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng kỹ thuật
của cả nước, nâng đỡ cho sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Giao thông
nông thôn không phát triển sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong việc vận
chuyển, tiêu thụ sản phẩm và do đó không khuyến khích được sản xuất
phát triển. Giao thông nông thôn được mở mang sẽ thúc đẩy giao lưu giữa
các vùng sản xuất nông nghiệp với các thị trấn, các cộng đồng dân cư, các
trung tâm kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư xây dựng ở khu vực
dân cư, tạo điều kiện phát triển văn hóa xã hội và củng cố an ninh quốc
phòng. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, muốn phát triển
kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trước hết phải phát triển mạng lưới
giao thông nông thôn. Giao thông nông thôn là một bộ phận quan trọng của
kết cấu hạ tầng cơ sở của một khu vực, nó tạo điều kiện cho phát triển kinh
tế, xã hội, đẩy mạnh giao lưu văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân vùng nông thôn và cả nước. Trong những năm vừa qua
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các địa phương đã có nhiều cố gắng
trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn trên toàn quốc.
Tuy nhiên, yêu cầu phát triển giao thông nông thôn ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay và tương lai còn rất nặng nề và cấp thiết. Cho đến nay, hệ
thống giao thông nông thôn ở nước ta tuy chưa hoàn chỉnh nhưng đã cùng
2
với hệ thống giao thông quốc gia tạo nên hệ thống giao thông thống nhất,
góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
2.2. Nhóm tác giả Bùi Thế Cường, Trần Đan Tâm, Lê Thanh Sang, với bài
viết : “Điều kiện sống, sử dụng thời gian rỗi, và cảm nhận của người dân
về cuộc sống qua một khảo sát định lượng ở miền Tây Nam Bộ”,Tạp chí
KHXH số 8(132)-2009.
Trong bài viết này thì nhóm tác giả đã sử dụng số liệu của chương trình
“Những vấn đề cơ bản của sự phát triển bền vững Tây Nam Bộ” (do viện phát
triển bền vững vùng Nam Bộ thực hiện) nhằm đề cập đến một số tiêu chí về
điều kiện sống, về ý kiến về đời sống gia đình và xã hội qua đó rút ra một số
nhận xét : Về điều kiện vật chất của cư dân Tây Nam Bộ còn hạn chế, ảnh
hưởng đến sức khỏe và cơ sở vật chất cho một nền tảng văn hóa nhất định, so
với đô thị thì điều kiện vật chất của người dân nông thôn kém hơn đáng kể, đặc
biệt là nhà vệ sinh và xử lý rác thải.
Người dân Tây Nam Bộ cò điều kiện khá tốt trong việc tiếp cận với các
phương tiện truyền thông hiện đại, tivi thay thế dần cho radio, người dân ở đây
cũng có mối quan hệ xã hội khá tốt với mọi người trong họ hàng và địa
phương. Đại đa số người dân đồng ý rằng điều kiện vật chất và tinh thần ngày
càng được cải thiện, điều kiện học tập cũng được nâng lên. Tuy nhiên đa số
cho rằng đạo đức xã hội và tê nạn xã hội đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại,
điều này cho thấy có sự suy yếu trong văn hóa xã hội, những hành vi lệch
chuẩn tăng lên ở Tây Nam Bộ.
2.3. Bài báo: Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên bền vững được
đăng trên báo Công An Nhân Dân ngày 14/04/2011
Bài báo đã cho thấy sau hơn 36 năm đất nước hoàn toàn giải phóng và 25 năm
đổi mới, đời sống, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có bước đổi thay, phát
triển đáng kể. Đó là nhờ sự đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng vươn lên trong
3
đời sống lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của bà con đồng bào các
dân tộc anh em ở Tây Nguyên. Nhưng nhìn chung, đời sống đồng bào dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn và chưa có những bước phát
triển ổn định, vững chắc… Vậy làm như thế nào để vực dậy được vùng kinh tế
nông thôn miền núi, giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ,
nhằm duy trì ổn định bền vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa bàn Tây
Nguyên. Bài báo tuy ngắn nhưng đã nêu lên được thực trạng và những giải
pháp cho sự phát triển bền vững về lâu dài cho cuộc sống của người dân ở Tây
Nguyên hiện nay như : cùng với việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuyển
công nhân dân tộc thiểu số tại chỗ, Nhà nước cũng cần phải có chính sách đào
tạo tập trung gắn mới mô hình phát triển kinh tế tập trung ở làng, xã khó
khăn.Phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng là
một yêu cầu bức thiết. Vì vậy, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững
vùng Tây Nguyên là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho người dân, đồng thời góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh
chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về
phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên,
đồng chí Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Bộ trưởng Bộ
Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã đề nghị lãnh đạo các tỉnh Tây
Nguyên, các Bộ, ngành liên quan cần tiếp tục tập trung phối hợp làm tốt công
tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân
vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã
hội, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh; phát huy thế mạnh về các mặt kinh
tế chủ lực như nguồn tài nguyên rừng, thủy điện, các loại cây cao su, cà phê…
để tạo thế phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng Tây Nguyên
Như đã trình bày ở trên thì vấn đề nông dân – nông thôn ngày càng nhận được
sự quan tâm đầu tư nhiều của Nhà nước. Đây được coi là vùng cơ yếu cho
chiến lược phát triển kinh tế chung của cả nước. Chính vì tầm quan trọng của
4
nó nên đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này, tuy nhiên mỗi đề tài
có mỗi hướng nghiên cứu riêng của mình.
2.4. Đặng Kim Sơn, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và
nông thôn với tác phẩm “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân trong quá trình công nghiệp hóa” , NXB. ĐH Quốc gia, 2003.
Tác giả cho rằng: sự vận động, biến chuyển của kinh tế nông nghiệp và xã hội
nông thôn đóng một vai trò quan trọng. Nếu đi đúng cách thì mọi nguồn tài
nguyên , lợi thế của nền kinh tế nông nghiệp sẽ từng bước chuyển thành động
lực và điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa , đô thị hóa . Ngược
lại, nông thôn sẽ trở thành gánh nặng của quá trình cất cánh, tăng trưởng kinh
tế, thậm chí các mâu thuẫn do khoảng cách khác biệt về thu nhập, mức sống có
thể trở thành khủng hoảng chính trị, thảm họa môi trường , phá vỡ sự bền vững
của quá trình phát triển.
Tác phẩm là sự đúc kết và thu thập những số liệu từ tình hình nông nghiệp ở
các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Pháp, Anh… Tác
phẩm cũng nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước trong việc đưa ra các chính
sách phù hợp làm sao để làm cho nông nghiệp phát triển nhờ thế mạnh vốn có
của nó. Chương “ Chia nhỏ đất cho nông dân để đảm bảo công bằng hay tập
trung hóa đất đai để tăng hiệu quả? ” thì tác giả cũng đưa ra một số cách làm
tiêu biểu của một số nước có nền nông nghiệp phát triển như nông nghiệp Anh
đã tập hợp được những mảnh ruộng nhỏ thành những mảnh lớn để hình thành
những trang trại sản xuất lớn cho một số ít chủ trại có khả năng sản xuất và
cho hiệu quả cao hơn, ở Pháp thì duy trì hai hình thức nông hộ nhỏ và trang
trại lớn , duy trì lối sống truyền thống và quan hệ làng xã, nhưng phần lớn sản
lượng nông nghiệp là do trang trại sản xuất lớn đóng góp. Nhờ đó tốc độ đẩy
lao động ra đô thị chậm lại, xã hội công bằng hơn và thu nhập của nông dân
cũng tăng lên đáng kể nhờ hoạt động đó, đời sống người dân được nâng cao
theo hướng hiện đại.
5
2.5.Bài viết của tác giả Hữu Quan, “Nâng cao thu nhập cho nông dân ở xã
nông thôn mới”, báo Kinhtenongthon số ra ngày14/04/2011.
Cho rằng: mục đích cuối cùng của việc xây dựng xã nông thôn mới suy cho
cùng chỉ làm sao tạo cho nông dân có thu nhập cao, làm cho nông thôn phát
triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Sau hơn 2 năm thí điểm xây dựng nông thôn mới ở 11 xã trong cả nước, việc
phát triển sản xuất đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu
nhập cải thiện đời sống nhân dân nhiều địa phương đã có cách làm hay để phát
triển sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân từ 20 đến 30% so với trước. Tuy
nhiên để tăng thu nhập cho dân là từng địa phương phải tìm ra được lợi thế của
mình để từ đó phát huy.
Bài viết cũng cho rằng vấn đề vốn cho sản xuất nông nghiệp là vấn đề thường
bị ách tắc, người dân thiếu vốn sản xuất vì vậy ban quản lý các xã phải dành ít
nhất 20% số vốn Trung ương hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa cả
xã, tăng cường vốn tín dụng cho người dân vay để sản xuất thuận lợi. Ngoài ra
các địa phương cần tích cực thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế
biến nông sản và bao tiêu sản phẩm cho nông dân, sớm hình thành các doanh
nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hóa cả xã, tăng cường vốn tín dụng cho
người dân vay thuận lợi.
2.6. Võ Hưng, đề tài nghiên cứu “Vệ sinh môi trường và điều kiện sống của
người tái định cư ở thành phố Hồ Chí Minh, 2003”.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu (theo 2 hướng tái định cư chung cư và tái định
cư tự chọn) điều kiện sống của người tái định cư (nhầ ở, diện tích, cấu trúc nhà,
việc làm thu nhập, mức sống thục tế), nghiên cứu các điều kiện sinh hoạt (cơ
sỏ hạ tầng, điện, nước chất thải, tiện nghi sinh hoạt, sinh hoạt hằng ngày, việc
đi lại, học hành), nghiên cứu những biến đổi trong đời sống sinh hoạt (tiện nghi
sinh hoạt, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, mức độ hưởng thụ văn hóa,
vấn đề an sinh xã hội), nghiên cứu sức khỏe và bệnh tật (triệu chứng thông
6
thường, triệu chứng liên quan đến môi trường, việc khám và chũa bệnh), và đã
đánh giá chung về môi trường và điều kiện sống ( đối với những người tái định
cư ở chung cư thì cuộc sống hiện tại là tốt 44% và rất tốt 20,3%). Như vậy
những dự án đó đã thành công. Đề tài đã phân tích những điều kiện sống trong
mối tương quan với quyết định lựa chọn nơi tái định cư.
2.7. Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam(VS/RDE/01,
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng
mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.
Sự liên kết trong nước, khu vực và thế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương
pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng
lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo PTNT ở các trường đại học và viện nghiên
cứu ở Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên
kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn
bền vững. Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu
như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên
cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về PTNT và tình hình sinh kế ở nông
thôn.
2.8.Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ miền Trung
Việt Nam của trường Đại học khoa học và đời sống Praha – Czech
Nghiên cứu này được thực hiện ở xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền – tỉnh Thừa
Thiên Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn,
bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu phương thức
sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người, và nguồn vốn tự
nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và những nguồn tài nguyên khác
như: tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tác động đến hoạt động sinh kế của người
dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ nên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua
7
các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục y tế, tình hình kinh tế -
xã hội tại địa phương.
2.9. Trần Thị Nam Trân, “Sự chuyển đổi cơ cấu nghề ngiệp trong quá trình
công nghiệp hóa,hiện đại hóa ở Huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí
Minh”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Xã hội học, 1999.
Điểm nỗi bật của đề tài là kiểm định được các giả thuyết đặt ra, tác động của quá
trình CNH.HĐH và ĐTH dẩn đến biến đổi XHNN thành XH đô thị, đời sống
người dân được nâng cao nhưng không ổn định. Trình độ văn hóa, chuyên môn
của người lao động địa phương còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị
trường LĐ.Tuy nhiên đề tài chưa phân tích rõ các yếu tố tác động đến sự chuyển
dịch cơ cấu nghề nghiệp ảnh hưởng đến việc làm của người dân. Từ đó, chưa đưa
ra giải pháp giải quyết cụ thể. Những khuyến nghị của đề tài chủ yếu phát triển
kinh tê ở cấp vĩ mô chưa đi sát vào phát triển của cá nhân và các đối tượng khác
nhau, không giải quyết vấn đề việc làm do tác động của ĐTH.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu tác động của điều kiện kinh tế xã hội lên vấn đề chăm sóc sức khỏe và
khám chữa bệnh của người dân.
- Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu tác động của cơ sở vật chất lên vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân
Tìm hiểu nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và loại hình khám chữa bệnh
phù hợp cho từng mức thu nhập (kinh tế gia đình).
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát làm rõ những khái niệm liên quan đến đề tài
- Thu thập, phân tích , tổng hợp thông tin. Xử lý, đánh giá mức đọ tin tưởng
của thông tin, xác định những thông tin cần thiết lấy
8
- Tìm hiểu phân tích một vài yếu tố tác động (đã nêu trong phần mục tiêu) để
đưa ra những nhận xét khách quan và chính xác. Từ đó đưa ra những đề
xuất, kiến nghị phù hợp với bối cảnh xã hội, phù hợp với đề tài.
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến tình hình
chăm sóc sức khỏe của người dân thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh
Lâm Đồng.
4.2.Khách thể nghiên cứu: Người dân tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng.
4.3.Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Thị trấn Nam Ban , huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
- Thời gian: Tháng 2/2012 đến tháng 4/2012
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi có thể, đề tài chỉ đi tìm hiểu
ở khía cạnh điều kiện cơ sở vật chất (bao gồm:cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y
tế, nguồn cung cấp nước sạch, …), thu nhập ảnh hưởng như thế nào đến
việc chăm sóc sức khỏe của người dân ( tình trạng sức khỏe chung, tình
trạng khám chữa bệnh, hiệu quả của việc sử dụng BHYT, …) của người
dân tại Nam Ban.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp duy vật biện chứng sẽ được sử dụng làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Trong đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,
phương pháp diễn dịch – quy nạp để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu.
Thu thập phân tích nguồn tư liệu sẵn có
Trong giai đoạn bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi sẽ thu thập các tài liệu gồm các
công trình nghiên cứu trước, các báo cáo tổng hợp về vấn đề thu nhập, môi trường,
sức khỏe của người dân, về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần… Các tài liệu này
được tổng hợp và đúc kết thành từng nhóm ý để phục vụ cho đề tài.
Thu thập thông tin định tính
9
Để hiểu được hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế xã hội, những nhu cầu, tình cảm
của người dân ở thị trấn Nam Ban chúng tôi tiến hành phương pháp thu thập thông
tin định tính thông qua công cụ phỏng vấn sâu. Cụ thể: phỏng vấn 30 người dân ở
đủ độ tuổi đã sinh sống và lớn lên ở đây. Ngoài ra, để có cái nhìn toàn diện và
khách quan hơn từ nhiều phía tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu ban lãnh đạo
của thị trấn
Thu thập thông tin định lượng
Phỏng vấn dựa trên phiếu thu thập ý kiến. Phiếu điều tra gồm những câu hỏi đóng
và mở nhằm tìm hiểu đời sống kinh tế- xã hội của người dân về tất cả các mặt của
xã hội.
Phương pháp quan sát
Nhóm sẽ tiến hành đi thực địa ở địa bàn nghiên cứu để quan sát về địa hình, đời
sống kinh tế, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây.
Phương pháp này tạo điều kiện cho tác giả trực tiếp tham gia quan sát cuộc sống
cũng như điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng của người dân nơi đây. Thông qua việc
quan sát, thu thập thông tin, chia sẽ những thắc mắc thì ta sẽ hiểu rõ hơn về đời
sống vật chất và tinh thần của họ cũng như kiểm chứng lại những thông tin thu
thập được ở dữ liệu thứ cấp.
Nhóm sẽ trực tiếp xuống địa bàn và làm việc một tuần và ghi lại những thông tin
thu thập được theo sự phân công trước đó. Nhóm cũng sẽ tiến hành ghi lại toàn bộ
nhật ký làm việc của nhóm khi đặt chân xuống thực địa. Nhật ký ghi lại toàn bộ
những gì mà nhóm đã trải nghiệm và sử dụng như cơ sở thực tế để phân tích cho
bài báo cáo.
5.2.Phương pháp chọn mẫu
Đề tài có thể kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng nhưng do muốn tìm hiểu sâu về những chính sách xã hội cũng như những
tâm tư, nguyện vọng của công nhân về chính sách của công ty đối với đời sống
của họ nên tác giả chọn phương pháp nghiên cứu định tính. Tác giả tiến hành
10
phỏng vấn sâu 30 trường hợp, trong đó có 28 người là người dân thuộc mọi ngành
nghề và độ tuổi đang sinh sống và làm việc ở xã, 2 cán bộ lãnh đạo của xã.
Đề tài sử dụng cách chọn mẫu chỉ tiêu, tiêu chí chọn mẫu theo giới tính, khu vực,
nghề nghiệp, tuổi.
5.3.Phương pháp xử lý thông tin
Đối với những số liệu thống kê đề tài xem xét, so sánh đối chiếu và trong một
số trường hợp xử lý và phân tích nội dung với các báo cáo tình hình.
Đối với các thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu, đề tài sẽ phân
tích định tính liệt kê, phân loại và nhóm những thông tin thu được dùng để
trích dẫn trong một số trường hợp cần thiết cho sự minh chứng trong báo cáo.
Đối với những số liệu thu thập từ bảng hỏi sẽ tiến hành chạy các bảng mô tả,
phân tổ và chủ yếu là bảng tần suất (%). Tiến hành kiểm định tương quan một
vài biến liên quan.
Đối với thông tin quan sát sẽ làm cơ sở để phân tích tổng hợp, cơ sở để đối
chiếu khi phân tích, tổng hợp các thông tin từ bảng hỏi định lượng và thông tin
định tính từ phỏng vấn sâu.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài chỉ đi tìm hiểu xung quanh các nội dung chính
Nội dung 1: Tìm hiểu khái quát chung về điều kiện kinh tế xã hội của thị trấn Nam
Ban. Từ đó đi phân tích các yếu tố này tác động như thế nào đến đời sống người
dân (trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh)
Nộ dung 2: Tìm hiểu những tác động của thu nhập, kinh tế gia đình đến quá trình
khám chữa bệnh của người dân. Từ đó, đưa ra những loại hình khám chữa bệnh
phù hợp cho mọi mức thu nhập.
Nội dung 3: Tìm hiểu xem về đánh giá của người dân đối với chất lượng cơ sở vật
chất phục vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và chất lượng nguồn nhân lực
của đội ngũ y, bác sỹ.
11
7. Giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích
7.1.Giả thuyết
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế chưa tốt làm hạn
chế trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của
người dân tại thị trấn Nam Ban.
- Thiếu nguồn nhân lực, đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên
môn cao gây khó khăn trong công tác khám chữa bệnh của
người dân.
- Thu nhập là yếu tố có tác động khá cao đến tình hình chăm
sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của người dân.
7.2.Khung phân tích
8. Bố cục bài báo cáo
Bài báo cáo gồm 3 phần chính.Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội
dung bài báo cáo còn có những chương sau:
Phần nội dung
1. Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận
1.1. Các khái niệm liên quan
1.2. Lý thuyết tiếp cận
12
Cơ sở vật
chất, hạ tầng
Kinh tế- xã
hội Nam Ban
Chất lượng nguồn
nhân lực (y,bác sỹ)
Chăm sóc sức khỏe,
khám chữa bệnh của
người dân
Thu nhập, mức
sống người dân
Đề xuất
-Kiến nghị
2. Chương 2: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Nam Ban
2.1. Nhìn chung điều kiện kinh tế của thành phố Đà Lạt
2.2. Tình hình chung về điều kiện kinh tế xã hội của thị trấn Nam Ban
3. Chương 3: Tình hình chăm sóc sức khỏe – khám chữa bệnh của người dân
tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
3.1. Thực trạng cơ sở vật chất và chất lượng nguồn nhân lực trong công tác
chăm sóc sức khỏe của người dân tại thị trấn Nam Ban
3.2. Tình hình sử dụng bảo hiểm y tế của người dân thị trấn Nam Ban
Địa điểm khám chữa bệnh và đánh giá của người dân về chất lượng khám chữa
bệnh tại những nơi được chọn khi đi khám, chữa bệnh.
4. Chương 4: Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đến tình hình chăm sóc
sức khỏe của người dân tại thị trấn Nam Ban
4.1. Thu nhập tác động tới việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của
người dân tại Nam Ban
Mức sống của gia đình nhìn theo sự đánh giá của địa phương tác động đến việc
chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của người dân
13
PHẦN NỘI DUNG
1. Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Đời sống kinh tế
Đời sống.
-Nghĩa thứ nhất :Đời sống là cụm từ dùng để chỉ tình trạng tồn tại của sinh vật như
đời sống cây cỏ, đời sống của súc vật, đời sống của con người.
-Nghĩa thứ hai: Đời sống dùng để chỉ sự hoạt động của con người trong từng lĩnh
vực như đời sống vật chất đời sống tinh thần, đời sống văn hóa, đời sống nghệ
thuật.
-Ngoài ra cụm từ đời sống còn dùng để chỉ phương tiện sống, lối sống của cá nhân
hay tập thể.
Đời sống kinh tế
Mỗi gia đình đều có các hoạt động kinh tế thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất
cho các thành viên trong gia đình nhằm tái tạo sức lao động cũng như thỏa mãn
những nhu cầu văn hóa tinh thần của gia đình và chi phí sản xuất. Chúng ta có thể
nói rằng đời sống vật chất chính là đời sống kinh tế nếu chúng ta chia đời sống của
hộ gia đình thành hai lạo là đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Theo Bestuschev-Iada đã lập luận rằng: “Nếu lối sống được xem nhu phương thức
hoạt động sống của con người thì hợp lý hơn cả là phải chọn các lĩnh vực hoạt
động sống, quan trọng nhất là nền tảng do cơ cấu của lối. Những lĩnh vực đó là lao
động, sinh hoạt, hoạt động chính trị-xã hội-văn hóa, trong đó hoạt động lao động
và hoạt động sinh hoạt là hoạt động vật chất còn hoạt động chính trị xã hội và hoạt
động văn hóa xã hội là hoạt động tinh thần.
1.1.2. Đời sống xã hội
Đời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do tác động lẫn nhau của các
chủ thể xã hội và cộng đồng, tồn tại trong những không gian và thời gian nhất
định, là tổng thể của hoạt động xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người.
Thông qua các hoạt động của các bộ phận cấu trúc xã hội, mỗi cá nhân bằng nỗ
lực của mình tạo dựng cuộc sống riêng. Đời sống của cá nhân trước hết phụ thuộc
14
vào bản thân họ như: sức khỏe, nhân cách, trí thông minh, sự cần cù bền bỉ trong
lao động và học tập và các đặc tính tâm lý cá nhân. Tiếp đó phụ thuộc vào môi
trường và hoàn cảnh xã hội như: gia đình, xóm làng, nhà trường, các tổ chức xã
hội, chế độ chính sách và pháp luật của nhà nước, sự phát triển của kinh tế xã hội,
các điều kiện sống và làm việc khác.
Đời sống xã hội là tổng hòa các đời sống của cá nhân đồng thời là một hệ thống
các quan hệ tương tác phức tạp của các cá nhân, gia đình và các nhóm xã hội trong
quá trình phát triển.
Nghiên cứu đời sống xã hội sẽ cho ta thấy sự phát triển của xã hội ở mức độ nào
trong việc đảm bảo sự phồn vinh và hạnh phúc cho người dân, thấy được mối quan
hệ biện chứng giữa con người với xã hội trong việc đảm bảo đời sống của họ. Đời
sống xã hội là bằng chứng để khẳng định tính chất đúng đắn của đường lối và các
chính sách kinh tế, văn hóa xã hội có vai trò to lớn đối với sự ổn định và phát triển
xã hội. Đồng thời đảm bảo cho sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, cho
sự hoạt động hiệu quả của mỗi cá nhân, cho sự toàn diện của mỗi cá nhân trong xã
hội.
Ngoài ra, đời sống xã hội còn chứa trong nó hai mặt cơ bản sau: đời sống riêng tư
(còn gọi là đời sống cá nhân ) và đời sống công cộng. Riêng tư bao hàm những
lĩnh vực ứng xử trong đó cá nhân được tự do xác định mục tiêu và hành vi một
cách hoàn toàn độc lập, không có sự can thiệp nào của tổ chức hay nhóm. Được
coi có đời sống riêng tư khi đã đến tuổi trưởng thành, tuổi chịu trách nhiệm về mọi
hành vi của mình một cách độc lập (không thể có đời sống riêng tư của trẻ em).
Nó không bị qui định bởi luật pháp hay bởi một văn bản chính thức nào. Phạm vi
của nó là những lĩnh vực đời sống mà Nhà nước hay các thể chế xã hội khác
không can thiệp vào: sở thích cá nhân, tình yêu, tình bạn. giải trí cá nhân, hoạt
động sáng tạo cá nhân v.v … Nó đối lập với đời sống công cộng, tức những lĩnh
vực đời sống do Nhà nước hay các thể chế xã hội khác khởi xướng và kiểm soát.
Giữa đời sống riêng tư và đời sống công cộng có một số tính chất công cộng, chủ
yếu là những lĩnh vực đời sống do cá nhân tham gia hoàn toàn tự nguyện (thể thao,
câu lạc bộ…).Trong thực tế, khó phân biệt rành mạch đời sống riêng tư và đời
15
sống công cộng. Nhất là trong những xã hội mà con người bị đặt dưới sự thống trị
của những quyền lực tôn giáo hay chính trị trùm lên tất cả hoặc gần như tất cả các
lĩnh vực đời sống. Chẳng hạn, tín ngưỡng là một số điều hoàn toàn riêng tư, nhưng
đối với tín đồ, giáo hội can thiệp vào cả các lĩnh vực đời sống riêng tư, cho đến cả
tình yêu và hôn nhân. Trong những chế độ toàn trị cũng thế, bộ máy Nhà nước
hay nửa Nhà nước có quyền can thiệp vào mọi sinh hoạt riêng tư.
Phạm vi riêng tư mở rộng đến đâu, điều đó nói lên trình độ giải phóng của con
người với tư cách cá nhân. Đời sống riêng tư là một trong những nền tảng phát
triển cá nhân, một khi nó được kết hợp hài hòa với đời sống công cộng, một khi nó
có nội dung văn hóa ngày càng cao để các cá nhân tự mình tránh được những sai
lệch có hại cho chính bản thân và cho xã hội. .( Theo Từ điển XHH, Nguyễn Khắc
Viện, NXB Thế giới Hà Nội, năm 1994)
1.1.3. Thu nhập
Trong nền kinh tế thị trường thuần túy thu nhập được quy định bởi những nguồn
tài nguyên thanh toán mà các cá nhân và hộ gia đình nhận được trên thị trường các
nguồn tài nguyên. Mức lương, lãi suất, tiền thuê. được quy định bởi các nguồn tài
nguyên trên thị trường có nguồn tài nguyên và số lượng các tài nguyên được sở
hữu bởi cá nhân và hộ gia đình. Những hộ này cùng với những loại hàng hóa có
giá trị cao nhất nhận được mức tu nhập cao nhất. Số lượng đất đai vốn và nhân
lực(ở một mức độ nào đó) được quy định bởi thu nhập nhận được do các thế hệ
trong quá khứ của gia đình để lại.
1.1.4. Mức sống
Là một khái niệm liên quan đến sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu của xã hội nói
chung và nhu cầu của con người nói riêng. Hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa về
mức sống. Nhìn chung giữa các nhà nghiên cứu có hai cách tiếp cận đối với vấn đề
này, cách thứ nhất lấy mức thỏa mãn của con người làm cơ sở xem xét , cách thứ
16
hai chọn tập hợp các điều kiện sống làm đối tượng nghiên cứu trong đó bao gồm
điều kiện xã hội, chính trị, mức sản xuất chung, môi trường.
1.1.5. Thị trấn
Thị trấn là một đơn vị hành chính cấp xã tại Việt Nam. Tất cả thị trấn tại Việt Nam
đều trực thuộc các huyện. Thị trấn có thể là huyện lị nếu các cơ quan quản lý nhà
nước cấp huyện được đặt tại thị trấn đó. Tuy nhiên, không phải thị trấn nào cũng là
huyện lỵ, và không phải huyện nào cũng có thị trấn. Đặc biệt, có nhiều huyện lỵ
không đặt ở thị trấn cùng tên với chính mình, chủ yếu do giao thông không thuận
lợi với các xã khác trong huyện, điển hình như huyện Tam Đảo. Duy nhất ở Việt
Nam có 1 huyện lên đến 4 thị trấn, đó là huyện Châu Thành A, Hậu Giang, một
vài huyện có tới 3 thị trấn.(Theo Wikipedia)
1.1.6. Sức khỏe
Định nghĩa sức khỏe theo Tổ chức y tế thế giới “Sức khỏe là trạng thái thoải mái
toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không
có bệnh hay thương tật”.
1.1.7. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là “những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên
những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình
trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ,
với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất
có thể được. Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe
chủ yếu của cộng đồng, đến tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục
hồi sức khỏe”.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm tám yếu tố:
•Giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi lối sống và thói quen không lành mạnh.
•Cung cấp đầy đủ thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý, đây là yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến sức khỏe
17
•Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
•Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trong đó có kế hoạch hóa gia đình
•Tiêm chủng phòng chống 6 bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em
•Phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương
•Điều trị hợp lý các bệnh và các vết thương thông thường
•Cung cấp các loại thuốc thiết yếu
1.2. Lý thuyết tiếp cận
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng
Lý thuyết này có nguồn gốc trong tư tưởng của H.Spencer - nhà xã hội học người
Anh thế kỷ XIX. Tuy nhiên người ảnh hưởng lớn nhất đối với sự ra đời của thuyết
này là E.Durkheim – người đã thực hiện phân tích lại những đề xuất của
H.Spencer. Trong thế kỷ XX, lý thuyết này được phát triển bởi T.Parsons và trở
nên phổ biến trong việc sử dụng làm cơ sở nghiên cứu xã hội học. Theo lý thuyết
này thì: “Xã hội được coi là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận khác nhau mà
mỗi bộ phận giữ một chức năng nhất định, liên kết chặt chẽ với nhau góp phần bảo
đảm sự tồn tại của chỉnh thể với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định và bền
vững” (theo Lịch sử và Lý thuyết Xã Hội Học, Lê Ngọc Hùng. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội). Đối với đề tài này thì đó là mối liên hệ giữa đội ngũ y, bác sỹ
có trình độ chuyên môn cao với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa
phương, tính chuyên môn trong tay nghề của y, bác sỹ càng cao thì sẽ càng tỷ lệ
thuận với mức độ tin tưởng của người dân đối với vấn đề khám chữa bệnh cũng
tăng lên. Bên cạnh đó, một cơ sở y tế mà được tập trung nhiều y,bác sỹ, thầy thuốc
có kinh nghiệm hoặc có tay nghề cao thì hiệu quả việc chuẩn đoán các loại bệnh
cũng chính xác hơn, cùng với đó số lượng người đến cơ sở y tế đó khám chữa
bệnh cũng được nâng lên, uy tín của mọi thành viên trong cơ sở cũng từ đó mà
tăng lên.
Ngoài yếu tố nói trên, lý thuyết này còn cho rằng: “các xã hội có khuynh hướng
được xây dựng nội tại, hướng tới sự hài hòa tự điều chỉnh như tổ chức hay cơ thể
sinh học. Bởi vì trong một trạng thái xã hội luôn trong trạng thái cân bằng.” Vì thế
18
khi sử dụng lý thuyết này phục vụ cho việc nghiên cứu chúng tôi cũng đặt mối
quan hệ giữa người dân và quá trình phát triển kinh tế xã hội trong quá trình xây
dựng đất nước nói chung, nhằm tìm hiểu xem sự tương quan giữa chúng như thế
nào.
Thuyết cấu trúc- chức năng của Talcott Parsons (1902-1979): Nhà XHH Mỹ,–
người chịu ảnh hưởng mạnh bởi E.Durkheim và M.Weber và các nhà XHH châu
Âu khác, là đại diện của thuyết cấu trúc – chức năng . Quan điểm của Parsons :
Bất kỳ XH nào cũng đều bao gồm một mạng lưới khổng lồ các bộ phận kết nối với
nhau. Mỗi bộ phận đều có một chức năng để đóng góp cho sự ổn định và vận
hành của hệ thống XH với tư cách một toàn thể. Do đó, khi một bộ phận này thay
đổi cũng sẽ kéo theo sự thay đổi của bộ phận khác. Tương tự, đối với đề tài này,
về vấn đề thu nhập, khi người dân có thu nhập khá hơn trước thì đồng nghĩa họ
cũng muốn việc chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt hơn. Tuy nhiên, nêu một khi
họ cảm thấy các trang thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh không đáp
ứng được nhu cầu của bản thân thì họ sẽ không tín nhiệm cơ sở khám chữa bệnh
đó mà sẽ di chuyển đến một nơi khác phù hợp hơn, có các trang thiết bị hiện đại
hơn. Ngoài ra, trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ vẫn là một yếu tố quyết
định người dân có nên hay không nên chọn một cơ sở khám chữa bệnh nào đó
phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của bản thân.
Khi vận dung lý thuyết này, đề tài xem xét những hộ dân trong khu vực nghiên
cứu chính là những bộ phận, một cấu trúc nhất định làm nên một hệ thống một xã
hội ở nơi đó. Chính các hộ dân là những bộ phận quan trọng trong cấu trúc dân số
của địa phương nên cần xem xét các yếu tố tác động đến cấu trúc dân số của địa
phương đó. Tỉ lệ sinh và tử, tình trạng bệnh tật của người dân, tuổi thọ trung bình
là cao hay thấp… Chúng tôi áp dụng lý thuyết này vào đề tài vì như đã nói, mỗi
cá nhân trong xã hội luôn chịu sự tác động qua lại với nhau mặc dù họ có vai trò
và chức năng khác nhau. Sự gắn kết này tạo nên một mạng lưới giúp xã hội tồn tại
và phát triển, từ đó tạo nên sự cân bằng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
19
1.2.2. Lý thuyết tương tác xã hội
Theo thuyết tương tác,trong cấu trúc xã hội, sự tương tác giữa các các nhân thông
qua vai trò của mình tạo thành số phận của những con người khác nhau. Những
mối tương tác theo kiểu trao đổi nhiều chiều, nhiều mặt đã gắn kết các cá nhân
thành tổ chức, xã hội, nhóm nhỏ, nhóm lớn, tổng thể xã hội. Với các tác giả tiêu
biểu: G. Mead, C. Cooley, J. Watson, H. Blumer, Goffman…
Áp dụng vào đề tài ta thấy mối tương tác giữa các cá nhân với nhau, tương tác
giữa các cá nhân và xã hội, cá nhân và các cơ quan chính quyền ở khu vực thị trấn
Nam Ban. Khi đưa thuyết tương tác vào ta nhận biết được trình độ học vấn, nền
văn hoá của các hộ dân ở đây, cũng có thể xem xét chủ yếu ở các mặt liên quan
giữa mối liên hệ giữa cơ sở vật chất và nhu cầu khám chữa bệnh thiết yếu của
người dân, sự tác động kéo theo của thu nhập lên các vấn đề trong lúc khám chữa
bệnh (bao gồm: chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, nguồn thiết bị hiện đại, nơi
khám chữa bệnh thuận tiện, thoải mái…), xem xét ở sự tận tình thực hiện việc
khám chữa bệnh trách nhiệm cũng như tinh thần vì mọi người của đội ngũ của các
y, bác sỹ, cùng với tinh thần tự giác, ý thức của cộng đồng trong công tác phòng
và khám chữa bệnh hiệu quả. Trên cơ sở những điều phân tích trên, thuyết tương
tác giúp làm rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa điều kiện kinh tế- xã hội và tình
hình chăm sóc sức khỏe của người dân tại thị trấn Nam Ban hiện nay.
1.3. Thuyết nhu cầu
Đối với thuyết này đề tài chỉ xem xét ở khía cạnh hai nhu cầu cơ bản nhất trong
tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970). Thứ nhất, nhu
cầu cơ bản đầu tiên bao gồm: nhu cầu cơ cơ thể hoặc của sinh lý như ăn, ngủ, hít
thở, tình dục…. Đối với nhu cầu này người dân mong muốn đời sống của họ được
đảm bảo và ổn định hơn, con người mong muốn được làm việc, được cống hiến và
được có cơ hội phát triển cuộc sống. Thứ hai, nhu cấu ở cấp độ cao hơn một chút,
nhu cầu về sự an toàn, họ mong mình được bảo hiểm về tính an toàn của cơ thể
khi làm việc, cũng như mong muốn bảo đảm an ninh. Nhu cầu thứ ba, được chấp
nhận và được tôn trọng: khi một cá nhân thỏa mãn được các yêu cầu trình độ học
20
vấn cao, có đử năng lực công tác hiệu quả họ sẽ tạo được cho bản thân mình có
nhiều uy tín hơn, địa vị xã hội cũng vì thế mà nâng cao. Ví dụ từ một bác sĩ bình
thường, thông qua quá trình học tập, rèn luyện kiến thức sẽ được trau dồi, từ đó sẽ
có thể có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống, có thể phát triển hơn trong công việc
và tăng thêm nguồn thu nhập… Từ đó, con người sẽ phát triển thêm một bước cao
hơn đó là tự khẳng định giá trị bản thân, mình có thể làm được gì, đã hoặc đang
làm gì cống hiến cho xã hội, từng bước hoàn thiện bản thân góp phần vào xây
dựng nền kinh tế chung của xã hội. Tóm lại, thuyết nhu cầu là nền tảng cơ sở cho
việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội, là một điều kiện cần thiết cho
quá trình thúc đẩy lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam và nhất là khu
vực thị trấn Nam Ban trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Chương 2: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Nam Ban
2.1. Nhìn chung điều kiện kinh tế của thành phố Đà Lạt
Những năm gần đây, nền kinh tế xã hội Đà Lạt đang có những bước chuyển mình
mạnh mẽ và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Khái quát điều kiện
kinh tế xã hội chung của Đà Lạt gồm những
nội dung chính sau:
Dân số: Từ năm 1990 đến nay, dân số thành
phố Đà Lạt tăng khá nhanh. Năm 2003 Đà
Lạt có 180.000 người với 96% là người
Kinh. Trong đó, dân số sống ở khu vực thành thị là 89,25%, sống ở các khu vực
nông thôn là 10,75%. Mặt bằng dân trí trong những năm gần đây được nâng lên
đáng kể nhưng vẫn còn có khoảng cách nhất định giữa cư dân sống ở khu vực
thành thị và nông thôn.
Lực lượng lao động: Lao động xã hội tăng nhanh, nhất là lao động nông nghiệp
phổ thông (chiếm 38,5%). Lao động có tay nghề chưa được đào tạo theo quy
chuẩn và cũng chưa có điều kiện để hoạt động do Đà Lạt chưa có những khu công
nghiệp lớn.
Cơ sở hạ tầng: Những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Lạt đã được
21
quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông nội thị, hệ thống giao thông tại các
khu dân cư nông thôn, khu sản xuất nông nghiệp, các khu vực tham quan du lịch
và các khu vực dự kiến phát triển đô thị. Chính quyền địa phương đang tiến hành
quy hoạch các khu vực phát triển kinh tế tại các địa phương vùng ven đô thị và
vùng nông thôn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế theo định hướng Du lịch,
dịch vụ – Công nghiệp, xây dựng – Nông, lâm nghiệp .
Các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn theo mục tiêu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá từng bước đã được triển khai. Cơ sở hạ tầng nông thôn được
quan tâm đầu tư về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế…. Kinh tế xã hội
tại một số khu vực nông nghiệp trọng điểm của thành phố được nâng lên đáng kể,
công tác ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất được triển khai
nhanh chóng và mang lại hiệu quả kinh tế thích đáng trên từng đơn vị diện tích.
Đời sống đại bộ phận dân cư được nâng lên, phúc lợi xã hội được quan tâm chăm
sóc, đời sống văn hoá phát triển.
Về phát triển kinh tế, ngành Du lịch, dịch vụ được xác định là ngành kinh tế động
lực của thành phố trong những năm qua và trong những năm tiếp theo. Tốc độ
tăng trưởng của ngành được duy trì và phát triển hàng năm, hiện nay đạt 65%
trong cơ cấu kinh tế toàn xã hội củ địa phương. Các hoạt động dịch vụ ngày càng
phát triển nhưng còn mang tính dàn trãi, hoạt động xuất khẩu chậm phát triển.
Ngành Công nghiệp, xây dựng đang trên lộ trình phát triển với định hướng hình
thành những khu công nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương nông nghiệp nông
thôn nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản phẩm để tham gia thị
trường tiêu dùng trong nước và từng bước tiến đến xuất khẩu. Thành phố đang chú
trọng đầu tư phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các ngành chế biến
nông sản.
Ngành Nông, lâm nghiệp trong những năm trước đây là ngành kinh tế quan trọng
của địa phương. Tuy nhiên, với định hướng phát triển kinh tế Du lịch, dịch vụ –
Công nghiệp, xây dựng – Nông, lâm nghiệp; ngành nông nghiệp đã và đang từng
bước thực hiện mục tiêu giảm dần tỷ trọng một cách hợp lý trong cơ cấu kinh tế
22
của thành phố. Hiện nay ngành nông nghiệp Đà Lạt vẫn còn thu hút 38,5% lao
động xã hội. Sản xuất nông nghiệp trên lĩnh vực trồng trọt đang phát triển về diện
tích, tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Hàng năm, ngành nông
nghiệp Đà Lạt cung ứng cho thị trường tiêu dùng khoảng 200.000 tấn rau các loại,
trên 250 triệu cành hoa. Lĩnh vực chăn nuôi phát triển chậm. Thành phố đang thực
hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng cường tính
đa dạng của sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu của thị trừơng tiêu dùng
trong nước theo hứơng chất lượng cao và từng bước tạo lập thị trường xuất khẩu
nông sản.
(), Thứ ba, 22/11/2011, 09:34 GMT+7
2.2. Tình hình chung về điều kiện kinh tế xã hội của thị trấn Nam Ban
2.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị trấn Nam Ban được thành lập theo Quyết định số 77/QĐ – HĐBT ngày 19
tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng, với tổng diện tích tự nhiên 4034 Ha
dưới sự quản lý hành chính của UBND huyện Đức Trọng – Lâm Đồng.
Ngày 28 tháng 10 năm 1987 huyện mới Lâm Hà được thành lập, thị trấn Nam
Ban được chuyển về và thực hiện nhiệm vụ dưới sự điều hành, quản lý của
UBND huyện Lâm Hà.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngày 31 tháng 12 năm 2002 Thị trấn
Nam Ban được chia tách thành 02 đơn vị hành chính: Thị trấn Nam Ban và xã
Nam Hà (Theo Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính
Phủ ). Sau khi thành lập xã Nam Hà , thị trấn Nam Ban còn 2.089 Ha diện tích tự
nhiên, Sau khi điều chỉnh diện tích theo ranh giới 364 thị trấn còn 2031,11Ha. Địa
giới hành chính Thị trấn Nam Ban được chia thành 15 khu phố thị trấn có : 2.780
hộ/11.332 khẩu, trong đó : Nhân khẩu thường trú: 2.645 hộ/ 10.795 khẩu, Tạm trú
135 hộ, 537 khẩu; Tạm vắng : 34 hộ; 1.792 khẩu.
2.2.1.2. Vị trí địa lý
Phía đông giáp với xã Đông Thanh
23
Phía Tây giáp với xã Nam Hà
Phía Nam giáp với xã Gia Lâm
Phía Bắc giáp với xã Mê Linh.
2.2.1.3. Địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn
Địa hình của Thị trấn Nam Ban nằm trên thềm chuyển tiếp giữa cao nguyên với
vùng bình nguyên lớn, ở độ cao trung bình từ 800m đến 1000 m so với mặt nước
biển, Địa hình đồi núi nhấp nhô, nhân dân sống tập trung hầu hết là ở giữa các khe
núi.
Về khí hậu mang đặc điểm khí hậu á nhiệt đới, cận ôn đới , nhiệt độ ôn hoà, dao
động chênh lệch trung bình cả năm từ 11 – 27
o
c; được chia thành 02 mùa rõ rệt là
mùa mưa và mùa khô .
Đất đai : phần lớn được cấu tạo đất Feratit phát triển trên nền đất đỏ Bazan, đất
đai màu mỡ, phù hợp với sự phát triển của các cây công nghiệp dài ngày như Cà
phê, chè và dâu tằm…, cũng như các loại cây ngắn ngày khác.
Thị trấn có suối Cam Ly bắt nguồn từ Đà Lạt chảy quanh và nhiều suối nhỏ khác ,
nước suối chảy quanh năm tạo nên Thác Voi( Thắng cảnh du lịch hấp dẫn ). Cũng
từ Suối Cam Ly đã xây dựng được hệ thống mương Cam Ly phục vụ cho việc
tưới cây công nghiệp và các loại cây trồng khác thuộc 05 khu phố :Từ Liêm 1, Từ
Liêm 2, Đông Anh 1 , Đông Anh 2 và Đông Anh 3.
Về hồ chứa nước : hiện tại thị trấn có 06 hồ lớn : Hồ Từ Liêm, Hồ Bãi công
thượng, hồ Bãi Công hạ, Hồ gốc dẻ, hồ vuông và hồ Tròn Ba Đình.
2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế xã hội 5 năm trở lại đây (từ 2007 - 2011)
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Đơn vị
tính
Đất đai
Diện tích tự
nhiên 2,031.0
2,031.0 2,031.0 2,031.0 2,031.0 Ha
24
Diện tích đất
nông nghiệp
1,458.0
1,458.0 1,458.0
1,458.0
1,458.0 Ha
Diện tích canh
tác
1,387.8
1,387.8 1,496.2
1,492.2
Ha
Diện tích gieo
trồng cây hàng
năm
139.0
113.2 124.6
123.7
Ha
Dân số
Dân số trung
bình
11,224
11,224 11,414 11,340 Người
Mật độ dân số
552.6
553 564.0 558
Người/
km2
Tỷ lệ tăng dân
số
1,52
1,52 1,56 1,07 %
Tỷ lệ tăng tự
nhiên
1,48
1,48 1,1 1,34 1,15 %
Số người trong
độ tuổi lao
động
6649
6649 6676 6680 Người
Chỉ tiêu kinh tế
Tốc độ tăng
trưởng
15,98 6,5 16,9 17 %
Lương thực
bình quân đầu
người/năm
36 11.432 42,4 Kg
Thu nhập bình
quân đầu
người
11,432
14,000 12,800 20,100 25,600 Tr.đồng
Cơ cấu tổng sản phẩm (giá thực tế)
Nông lâm
nghiệp
50.9
50.9 46.2 46.5 43.6 %
Công nghiệp –
xây dựng
22.3
22.3 16 15.1 15.9 %
Dịch vụ
26.8
26.8 37.8 38.4 40.5 %
Tài chính – Tín dụng
Tổng thu
NSNN trên
7,558 7,386 26,172 26,050 44,361 Tr.đồng
25