Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại việt nam giai đoạn 2013 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.58 KB, 109 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu
1.1 Lý do chọn đề tài
Chăn nuôi là một trong các ngành sản xuất chính của kinh tế nông nghiệp. Với điều
kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi cho sản xuất chăn nuôi, có thể cho rằng Viêt Nam sẽ có
nhiều lợi thế để phát triển. Tuy vậy, với tình hình kinh tế khó khăn trong các năm qua,
giá nguyên liệu tăng cao trong khi giá thực phẩm gia súc giảm, người chăn nuôi đang
gặp nhiều vấn đề nan giải về tài chính và dịch bệnh xảy ra trên vật nuôi. Khó khăn
đang đặt ra cho ngành là làm thế nào các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm
bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm bớt các tác hại do dịch bệnh gây ra.
a. Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê từ Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 8 triệu tấn
nguyên liệu với tổng kim ngạch trên 3 tỷ USD để sản xuất ra khoảng 15,5 triệu tấn
thức ăn chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thừa nhận, nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàng
nông nghiệp… Từ cuối quý 2-2012 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao
khiến chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi leo thang, nhiều nông dân bị lỗ nặng khi giá
gia súc, gia cầm không tăng. Đối với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, họ là một
mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất thực phẩm toàn cầu. Họ nhập khẩu hoặc thu gom
các loại nông sản trong nội địa làm nguyên liệu đầu vào để chế biến thành thức ăn chăn
nuôi, sau đó bán cho các hộ nông dân sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tuy
nhiên từ tháng 8 năm 2012, nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp đến từ Ấn Độ, Hoa


282

Kỳ, Achentina, Trung Quốc, Braxin … bị giảm sản lượng do hạn hán, thiên tai, các vấn
đề đình công chưa giải quyết…khiến cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi


bị thiếu nguồn nguyên liệu đồng thầy đẩy giá nguyên liệu tăng cao.
Vấn đề cấp thiết ở đây được đặt ra cho các doanh nghiệp chế biến TACN là làm sao
vẫn đảm bảo nguồn cung cho người dân, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm;
đồng thời hỗ trợ người dân đối phó với dịch bệnh và các kỹ thuật chăn nuôi hiện đại.
Chính vì tính cấp thiết này, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển ngành
sản xuất thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2013 -2020” nhằm đưa ra các giải pháp mang tính
cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn để áp dụng cho sự phát triển ngành sản xuất TACN.
2. Mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiện cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các doanh nghiệp sản xuất TACN tại Việt Nam,
tìm hiểu và phân tích các nhận tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Dựa vào các
phân tích trên nhằm đưa ra các giải pháp phát triển ngành phù hợp với điều kiện hiện
tại và thời gian tới.
a. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được các mục đích trên, cần tìm hiểu và thực hiện các vấn đề sau:
 Tổng quan về ngành sản xuất TACN; phân tích một số yếu tố chính trong ngành.
o Đặc điểm của ngành và sản phẩm
o Vai trò của ngành


283

 Thực trạng ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
o Cơ cấu và quy mô các doanh nghiệp sản xuất TACN
o Sản lượng và khả năng cung ứng thị trường
o Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
 Các giải pháp để phát triển ngành giai đoạn 2013-2020

b. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp quan sát, thu thập dữ liệu và phân

tích thống kê các số liệu nhằm giải quyết các vấn đề sau:
 Dựa trên số liệu thống kê và số liệu điều tra, quan sát để phân tích thực trạng ngành

chế biến thức ăn chăn nuôi.
 Dự báo nhu cầu về sản lượng nguyên liệu và sự biến động về giá.
3. Tổng quan về đề tài nghiên cứu:

3.1 Giới tiệu chung về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi;
Ngành chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh từ đầu thập kỷ 90
đặc biệt từ năm 1994 đến nay. Do tác động tích cực của chính sách đổi mới, khuyến
khích đầu tư trong và ngoài nước nên các nhà kinh doanh đã phát triển mạnh vào ngành
công nghiệp này. Đến đầu thế kỷ 20, khoa học chế biến thức ăn chăn nuôi mới hình
thành và phát triển một cách nhanh chóng cùng với sự phát triển không ngừng của
khoa học kỹ thuật. Mục tiêu của quá trình sản xuất là tạo ra những sản phẩm có chất
lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi mà thức ăn đơn không thể đáp ứng được.


284

Mặt khác, mỗi loại vật nuôi trong từng giai đoạn phát triển sinh lý lại có nhu cầu dinh
dưỡng khác nhau, chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn nuôi phải tạo ra được được
nhiều loại sản phẩm phù hợp cho từng loại gia súc, phù hợp với từng thời kỳ phát triển
sinh lý của vật nuôi.
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã tăng đáng kể. Năm 1992, tổng sản lượng
thức ăn chăn nuôi mới đạt 65.000 tấn. Đến năm 2000 đạt 2.7.00.000 tấn và 2004 đạt
3.400.000 tấn đạt mức độ tăng trưởng bình quân 33,9% năm. Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi
công nghiệp với tổng nhu cầu về lượng thức ăn cho vật nuôi cũng tăng đáng kể, nếu
năm 1992 tỷ lệ này mới chỉ đạt 1.2% thì đến năm 1995 con số đã là 13% và năm 2003
vươn lên trên 30%. Nhu cầu về thức ăn công nghiệp cho gia súc tăng bình quân 1015% mỗi năm và năm 2003 đang ở mức xấp xỉ trên 8 triệu tấn. Trong khi sản lương
thức ăn hiện mới chỉ đạt trên 3 triệu tấn/năm do vậy mới đáp ứng được khoảng 32-35%

nhu cầu. Như vậy, tiềm năng phát triển ngành thức ăn công nghiệp là rất lớn. Chính vì
vậy, những năm qua ngành thức ăn công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển
mạnh cả về số lượng nhà máy cũng như chủng loại thức ăn.
Hiện tại cả nước có 225 nhà máy và xưởng sản xuất sản xuất chế biến thức ăn gia súc,
trong đó các công ty 100% vốn nước ngoài nắm giữ 60-70% thị phần. (Nguồn: Cục
chăn nuôi)
Hiện nay sản xuất thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm ước đạt gần 6 triệu tấn (5
triệu tấn thức ăn hỗn hợp và 800 nghìn tấn thức ăn đậm đặc). Thức ăn chế biến cho
nuôi trồng thủy sản ước đạt gần 2,4 triệu tấn trên tổng chi phí gần 18 triệu tấn thức ăn.
Thức ăn chế biến công nghiệp chiếm xấp xỉ 50%. Nhìn chung trong gần 20 năm mở
cửa, nền công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam được khởi sắc, tiếp cận nền khoa
học, sản xuất, kinh doanh của thế giới góp phần đáng kể đưa năng suất, chất lượng vật
nuôi lên cao, giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên còn những tồn tại cần nhìn thẳng sự
thật để khắc phục trong thời gian tới mới có thể xây dựng nền chăn nuôi bền vững.


285

3.2 Vai trò và đặc điểm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
Ngành chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển
và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội. Ngành chế biến thức ăn
chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau:
 Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố chính quyết định đến hiệu quả sản xuất chăn

nuôi.
 Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch

cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng thu hút vốn


đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn.
 Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi trường sinh

thái và sức khoẻ cộng đồng.
Mỗi ngành có những đặc điểm đặc trưng. Đối với ngành sản xuất TACN cũng có
những đặc điểm như sau:
 Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm quản lý Nhà

nước đối với sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất, trong đó Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động của
ngành từ khâu cấp phép sản xuất kinh doanh đến khâu quản lý chất lượng, phân
phối và tiêu thụ sản phẩm.
 Ngành chế biến thức chăn nuôi là ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi,

nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ ngành sản xuất nông nghiệp, ngành thủy
sản, ngành dược phẩm, do vậy nó tác động và chịu sự tác động rất lớn từ các ngành
sản xuất khác.
 Sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn công

nghiệp phục vụ cho ngành chăn nuôi và là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến


286

sức khoẻ vật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡng của sản
phẩm chăn nuôi.
3.3 Đặc điểm các sản phẩm thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi bởi chúng
đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, giúp tăng trưởng nhanh chóng, thức
ăn được sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt hơn. Từ đó có thể rút ngắn chu kỳ chăn nuôi,

tạo điều kiện phát triển chăn nuôi với qui mô lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguồn gốc các loại thức ăn chăn nuôi:
-

Thức ăn tự nhiên: gồm các loại thực vật và động vật làm thức ăn cho gia cầm chăn
thả tự nhiên.

-

Thức ăn được chế biến: hoạt động chế biến thưc ăn chăn nuôi đảm bảo thức ăn
cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi nhằm góp phần
tăng năng suất.

-

Thức ăn sản xuất từ trồng trọt: gồm các loại rau xanh, các loại bèo, , các sản phẩm
chính của trồng trọt có chất lượng thấp không dùng cho người.

Trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thức ăn chăn nuôi gồm 2 loại là
thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc.


Thức ăn chăn nuôi đậm đặc: là loại thức ăn hỗn hợp của 3 nhóm dinh dưỡng chính
Protein, khoáng và vitamin với hàm lượng cao. Ngoài ra còn được bổ sung thêm
các thành phần khác như cám gạo, bột ngô, bột sắn…theo tỷ lệ thích hợp với từng
giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.



Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp: là loại thức ăn mang tính cân bằng các chất dinh dưỡng

cho vật nuôi. Loại thức ăn này đảm bảo sự duy trì đời sống và sức sản xuất của vật
nuôi. Người chăn nuôi sẽ không phải sử dụng thêm các loại thức ăn khác.

3.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều báo cáo của Bộ NN&PTNT, cục chăn nuôi, cục khuyến nông và các ban
ngành liên quan đưa ra các số liệu báo cáo tình chăn nuôi, thực trạng ngành chăn nuôi


287

trong thời gian qua. Bên cạnh đó có một số giải pháp, 1 số nghiên cứu đưa ra mang
tính cấp bách trong từng giai đoạn nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu, giải pháp
nào đánh giá thực trạng hiện tại ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong năm 2012 và
định hướng phát triển trong năm 2013 – 2020. Do vậy, nội dung luận văn này là cơ sở
để đánh giá thực trạng hiện tại ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, từ đó đưa ra các giải
pháp phát triển trong thời gian tới.
4. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi
Chương 2: Thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
Chương 3: Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai
đoạn 2013 - 2020

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI


288

1.1 Cơ sở lý luận về thị trường và phát triển thị trường sản xuất thức ăn chăn
nuôi

1.1.1 Khái niệm thức ăn chăn nuôi
Theo tiêu chuẩn về quy định một số thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến thức
ăn chăn nuôi được ban hành kèm theo Quyết định số 4099/QĐ/BNN-KHCN ngày 29
tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thức ăn
chăn nuôi được định nghĩa là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi sống
hoặc đã qua chế biến, bảo quản.
Thức ăn thô xanh

Thức ăn tinh bột giàu dinh dưỡng

Các chất phụ gia

THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Thức ăn bổ sung protein

Thức ăn bổ sung

Các loại khác

Hình 1.1: Mô hình thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm từ tự nhiên và hoạt động của con người. Cùng
với nhu cầu ngày càng tăng lên về sản phẩm từ chăn nuôi, ngành chăn nuôi ngày càng
phát triển. Các sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, trứng, sữa … không ngừng đáp ứng


289

nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân mà còn là nguyên liệu quý cho ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm, dược liệu và còn có vai trò quan trọng trong xuất khẩu.

Chính vì vậy, nguồn cung cấp cho ngành thức ăn chăn nuôi ngày một đa dạng. Người
ta không những sử dụng nguồn thức ăn từ động vật mà còn sử dụng cả các nguồn thức
ăn động vật, vi sinh vật, khoáng chất, vitamin và các loại thức ăn tổng hợp khác. Do
đó, khái niệm thức ăn chăn nuôi được định nghĩa: Thức ăn chăn nuôi là những sản
phẩm được pha trộn, chế biến và bảo quản từ thực vật, động vật, khoáng, vitamin và
một số chất khác nhằm cung cáp dinh dưỡng cho vật nuôi.
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi bởi
chúng đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi, giúp tăng trưởng nhanh
chóng, thức ăn được sử dụng tiết kiệm và bảo quản tốt hơn. Từ đó có thể rút ngắn chu
kỳ chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi với qui mô lớn và mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Nguồn gốc các loại thức ăn chăn nuôi:
-

Thức ăn tự nhiên: gồm các loại thực vật và động vật làm thức ăn cho gia cầm
chăn thả tự nhiên.

-

Thức ăn được chế biến: hoạt động chế biến thưc ăn chăn nuôi đảm bảo thức
ăn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi nhằm
góp phần tăng năng suất.

-

Thức ăn sản xuất từ trồng trọt: gồm các loại rau xanh, các loại bèo, các sản
phẩm chính của trồng trọt có chất lượng thấp không dùng cho người.

Thức ăn chăn công nghiệp là sản phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc thực vật,
động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất dinh dưỡng

để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Người ta thường
phân chia thức ăn công nghiệp thành hai loại chính như sau:


Thức ăn chăn nuôi đậm đặc:


2810

Là loại thức ăn hỗn hợp của 3 nhóm dinh dưỡng chính Protein, khoáng và
vitamin với hàm lượng cao. Ngoài ra còn được bổ sung thêm các thành phần khác như
cám gạo, bột ngô, bột sắn…theo tỷ lệ thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của vật nuôi. Đây là thức ăn giàu đạm, có hàm lượng cao về protein, khoáng,
vitamin, axít amin… nhằm bổ sung vào khẩu phần ăn cho phù hợp với từng loại vật
nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng. Quá trình sử dụng thức ăn đậm đặc thường được
pha trộn với thức ăn thô như bắp, tấm, cám hoặc các loại thức ăn tận dụng khác sẵn có
tại địa phương nên rất phù hợp với mô hình chăn nuôi bán công nghiệp ở nông thôn
Việt Nam. Tuy nhiên để sử dụng thức ăn đậm đặc một cách hiệu quả và hợp lý đòi hỏi
người chế biến thức ăn, đặc biệt là người sử dụng thức ăn cần phải nắm rõ một số đặc
điểm cũng như ưu khuyết điểm khi sử dụng thức ăn đậm đặc, cụ thể:


Chất lượng thức ăn thô phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, mức độ đầu
tư và khả năng chăm sóc nên thường không ổn định và có sự khác
biệt giữa các mùa, các địa phương và thậm chí ngay trong từng hộ gia
đình. Trong khi đó trình độ hiểu biết của người chăn nuôi chưa cao
nên việc pha trộn thường không hợp lý dẫn đến tình trạng chất lượng
thức ăn sau khi pha trộn bất ổn định, không phù hợp với nhu cầu dinh
dưỡng của vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng.




Thức ăn thô dùng để pha trộn hầu hết là sản phẩm hoặc phụ phẩm tận
dụng từ ngành sản xuất nông nghiệp, chính vì thế mà giá thành thức
ăn sau khi pha trộn rất thấp. Nếu người chăn nuôi biết áp dụng và sử
dụng một cách hợp lý nguồn thức ăn sẵn có trong quá trình chăn nuôi
có thể mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.



Thức ăn đậm đặc thường được sử dụng với số lượng ít nên hạn chế
được chi phí vận chuyển và bảo quản. Vì vậy khách hàng của sản
phẩm thức ăn đậm đặc phần đông là các hộ gia đình chăn nuôi theo
hình thức bán thâm canh, phân bổ một cách phân tán và nằm chủ yếu


2811

ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với điều kiện vận chuyển khó
khăn.


Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp:

Là loại thức ăn mang tính cân bằng các chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Loại thức
ăn này đảm bảo sự duy trì đời sống và sức sản xuất của vật nuôi. Người chăn nuôi sẽ
không phải sử dụng thêm các loại thức ăn khác. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn
hợp nhiều nguyên liệu đơn được phối chế theo công thức, đảm bảo chứa đầy đủ các
chất dinh dưỡng cần thiết cho từng loại vật nuôi qua từng giai đoạn tăng trưởng. Khác
với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp dùng cho vật nuôi thường không cần pha trộn bất

cứ một loại thức ăn hay nguyên liệu nào khác ngoài nước uống. Ngày nay thức ăn hỗn
hợp được sử dụng một cách phổ biến, đặc biệt rất thuận lợi với hình thức chăn nuôi
công nghiệp bởi chúng có những đặc điểm sau:


Thức ăn hỗn hợp được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại,
quá trình sử dụng không cần trãi qua giai đoạn pha trộn như thức ăn
đậm đặc nên chất lượng rất ổn định. Người sử dụng có thể chủ động
lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi mà
nhà sản xuất đã xác định.



Khác với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thường được
sử dụng với số lượng lớn, chi phí vận chuyển và lưu trữ cao nên
không phù hợp với vùng xa hoặc khu vực có điều kiện vận chuyển
khó khăn. Khách hàng lớn của sản phẩm thức ăn hỗn hợp chủ yếu là
các trang trại chăn nuôi với qui mô sản xuất lớn, chính vì vậy họ rất
nhạy cảm với giá sản phẩm.



Đối với một số địa phương không thể tận dụng được nguồn thức ăn
sẵn có, hoặc các trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, việc
sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn sử dụng thức ăn đậm đặc bởi bản thân thức ăn hỗn hợp chứa


2812


đựng đầy đủ chất dinh dưỡng giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, rút
ngắn được chu kỳ chăn nuôi.


Thức ăn hỗn hợp được đưa vào sử dụng mà không cần phải pha trộn
với bất cứ nguồn thức ăn nào khác nên nhà sản xuất, cơ quan quản lý
Nhà nước có thể chủ động điều chỉnh các chỉ tiêu chất lượng đảm bảo
sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

Mục đích của chế biến thức ăn nhằm cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng trong
khẩu phần ăn để phù hợp nhu cầu sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gia súc, gia
cầm. Để cân đối các thành phần trong thức ăn như: chất xơ, chất bột đường, chất mỡ,
chất khoáng, vitamin…thông thường người ta sử dụng các loại nguyên liệu sau.


Thức ăn thô xanh:

Là loại thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn tự do của gia súc, sử dụng
chủ yếu ở trạng thái tươi xanh. Thức ăn xanh có thể chia làm 2 nhóm chính gồm cây cỏ
tự nhiên và gieo trồng. Đặc điểm dinh dưỡng:


Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình
80÷90%, tỷ lệ xơ trung bình ở giai đoạn non là 2÷3%, trưởng thành
6÷8% tuỳ loại nguyên liệu. Do thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều
xơ nên có khối lượng lớn gia súc không ăn được nhiều.




Thức ăn xanh dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hoá đối
với loài nhai lại là 75÷80%, đối với lợn 60÷70%, là loại thức ăn dễ
trồng, năng suất cao.



Thức ăn xanh giàu vitamin: nhiều nhất là caroten, vitamin B đặc biệt
là vitamin B2 và vitamin E, vitamin D thấp nhất.



Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô,
chủ yếu là các axit béo chưa no. Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi
tuỳ theo tính chất đất đai, chế độ phân bón.


2813



Thức ăn tinh bột giàu năng lượng


Sắn củ Sắn củ tươi là loại thức ăn có hàm lượng nước khá cao 7592%, protein thấp 3-5%. Đây là loại thức ăn giàu tinh bột, nghèo
khoáng, Ca, P thấp, giàu K, nghèo vitamin, hàm lượng xơ cao. Sắn có
hai loại: Sắn đắng có hàm lượng độc tố trên 0,02% và sắn ngọt có
hàm lượng độc tố dưới 0,01%. Sắn củ tươi không bảo quản được lâu
tốt nhất sau khi thu hoạch thái lát, phơi khô. Sắn sử dụng trong chăn
nuôi ở nhiều dạng: cho ăn sắn tươi, sắn khô, bã sắn, bột lá sắn. Sắn củ
là nguồn thức ăn giàu năng lượng (đối với lợn từ 3000-3100 Kcal/kg).

Gia súc không thích ăn sắn bột nhưng lại thích ăn sắn viên. Trong chế
biến thức ăn hỗn hợp sắn được sử dụng ở dạng khô, nghiền mịn.



Hạt ngũ cốc gồm: hạt lúa, ngô, đại mạch, kê… Sản phẩm phụ của hạt
ngũ cốc gồm cám, tấm, tấm bổi, trấu… Hạt ngũ cốc có thành phần
chủ yếu là tinh bột. Protein khoảng 8-12%, nhiều nhất là ở lúa mỳ
22%. Hàm lượng lipit từ 2-5%, nhiều nhất là ở ngô và lúa mạch. Hàm
lượng xơ thô từ 7-14%, nhiều nhất là ở các loại hạt có vỏ như lúa
mạch và thóc, ít nhất ở bột mỳ và ngô từ 1,8-3%. Hạt ngũ cốc nghèo
khoáng đặc biệt là Ca Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin A, D, B2 (trừ
ngô vàng rất giàu caroten), giàu E, B1. Hạt ngũ cốc là loại thức ăn
tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn và gia cầm, hạt ngũ cốc và sản phẩm
phụ của nó chiếm 90% nguồn năng lượng cung cấp trong khẩu phần.



Ngô gồm có 3 loại: ngô vàng, ngô trắng, ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc
tố cryptoxanthin là tiền chất của vitamin A sắc tố này có liên quan tới
màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc, màu của lòng đỏ trứng của
gia cầm. Trong số các hạt cốc dùng làm thức ăn gia súc, trừ cao lương
thì ngô có năng lượng cao nhất, nhưng hàm lượng protein lại thấp hơn
các hạt cốc khác. Ngô giàu tinh bột, ngon miệng, tỷ lệ tiêu hoá cao.


2814

Ngô chứa 65% tinh bột, lượng xơ thấp, năng lượng cao 3200-3400
kcal/kg. Protein thô từ 8-13%, lipit từ 3-6% chủ yếu là các acid béo

chưa no. Protein trong ngô nghèo các axit amin lyzin, methionin và
tryptophan. Khiếm khuyết Ca và một số khoáng chất, vitamin do đó
cần phải sử dụng phối hợp ngô chung với thức ăn khác nhằm đảm bảo
dinh dưỡng động vật nuôi, cân đối protein, khoáng và vitamin. Hiện
nay người ta dùng ngô để sản xuất bột và glucoza cho người. Nhiều
sản sản phẩm của ngô rất thích hợp cho động vật như lá và thân cây
ngô có thể dùng cho bò,trâu ăn rất tốt, quan trọng hơn là mầm ngô,
cám ngô và gluten. Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có
tên là bột ngô-gluten, chứa xấp xỉ 24% protein thô, 3-5% xơ thô. Hỗn
hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc gia cầm, đặc biệt là bò
sữa tuy vậy cũng cần bổ sung thêm acid amin công nghiệp để đầy đủ
thành phần acid amin trong khẩu phần thức ăn. Tỷ lệ tiêu hoá của ngô
cao từ 85-90%. Ngô là loại ngũ cốc có chứa đường và mỡ cao nên
ngô dễ bị nhiễm nấm mốc khi độ ẩm trên 15% làm giảm chất lượng
của ngô,thậm chí còn chứa độc tố aflatoxin. Vì vậy khi bảo quản cần
chú ý phơi khô, để nguội, bảo quản trong cao ráo với độ ẩm ngô tối
thiểu là 13%.


Cám gạo là phụ phẩm quan trọng của thóc lúa, là nguồn thức ăn giàu
vitamin nhóm B: B1, B6, biotin và rất hấp dẫn đối với vật nuôi.
Thường dùng để chế biến thức ăn tổng hợp. Năng lượng trao đổi của
cám gạo 2.650 Kcal/kg, hàm lượng protein 12,5%, hàm lượng dầu
13,5%. Dầu cám chủ yếu là các acid béo không no, các acid này dễ bị
ôxy hoá làm cho dầu bị ôi, làm giảm chất lượng của cám và cám trở
nên đắng khét. Do vậy nếu ép hết dầu thì cám trở nên dễ bảo quản
hơn, nhưng phụ thuộc vào các phương pháp ép khác nhau mà lượng


2815


dầu còn trong cám ít hay nhiều. Cám gạo bao gồm một số thành phần
chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm. Giá trị dinh dưỡng
của cám thay đổi tuỳ thuộc vào hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu
sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng
của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hoá.


Cám mỳ là phụ phẩm của công nghiệp chế biến bột mì. Cám mì là
loại thức ăn tốt để nuôi lợn. So với cám gạo thì cám mì có hàm lượng
protein cao hơn, ít dầu hơn, năng lượng trao đổi bằng 2420 Kcal/kg.
Cám mì thường có hai loại, loại màu vàng nâu nhạt hoàn toàn là vỏ
cám; loại màu trắng ngà, ngoài vỏ cám còn lẫn cả tinh bột



Thức ăn bổ sung protein:

Thức ăn bổ sung protein nguồn gốc thực vật: Gồm hạt đậu tương, đậu xanh, đậu
mèo, đậu triều, lạc, vừng…. và các khô dầu. Đây là loại thức ăn giàu protein, protein từ
30-40%. Chất lượng protein cao hơn và cân đối hơn so với hạt ngũ cốc. Tuy chất lượng
protein của hạt họ đậu không bằng protein động vật nhưng có một số hạt đậu giá trị
sinh vật học protein của chúng gần bằng với cá, trứng sữa. Tuy nhiên hạt họ đậu nói
chung chưa hoàn toàn cân đối về axit amin, trong đó axit glutamic, cystin và methionin
thường thiếu.


Đậu tương là một trong những loại họ đậu được sử dụng phổ biến đối với gia
súc, gia cầm. Trong đậu tương có 50% protein thô, 16-21% lipit, protein đậu
tương chứa đầy đủ các axit amin cần thiết như cystin, lyzin nhưng methionin

là axit amin hạn chế thứ nhất trong đậu tương. Đậu tương giàu Ca, P hơn so
với hạt ngũ cốc nhưng nghèo vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sung
thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá. Ngoài ra còn một số loại hạt họ đậu
khác cũng rất giàu protein như hạt cái dầu, hạt hướng dương chứa 38%
protein thô, hạt vừng chứa 46% protein thô, rất giàu arginin và lơxin.


2816



Khô dầu là sản phẩm của các hạt có dầu sau khi đã ép lấy dầu, phần còn lại
làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm. Các sản phẩm này bao gồm khô
dầu lạc, khô dầu đậu tương, khô dầu lanh, khô dầu bông, khô dầu dừa, khô
dầu hướng dương. Trong khô dầu lạc có 30-38% protein thô, axit amin
không cân đối, thiếu lyzin, cystin, methionin. Ngoài ra khô dầu lạc rất ít
vitamin B12 do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần
bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Khô dầu lạc trên thị trường có
loại cả vỏ, có loại lạc nhân. Tuỳ theo công nghệ chế biến, có loại khô dầu lạc
ép thủ công, khô dầu lạc ép máy, khô dầu lạc chiết ly. Khô dầu lạc vỏ có tỷ lệ
protein thấp, tỷ lệ xơ cao 23%, nên không dùng để nuôi gia cầm, lợn. Khô
dầu lạc nhân chiết ly có tỷ lệ protein 49-57%, tỷ lệ xơ 4-5,7%, dầu 0,6- 3%.
Để nâng cao hiệu quả của khẩu phần, nên sử dụng khô dầu lạc kết hợp với
bột cá, khô đậu tương hoặc bổ sung axit amin công nghiệp. Khô dầu đậu
nành chứa 1% béo, là một trong những nguồn protein hữu hiệu nhất cho
động vật. Protein của nó chứa đầy đủ các axit amin không thay thế nhưng
hàm lượng cystin và methionin còn thấp. Bã dầu đậu nành chứa một số độc
tố, chất kích thích hoặc ức chế sinh trưởng, bánh dầu đậu nành nghèo
vitamin nhóm B nhưng là nguồn cung cấp Ca, P khá hơn hạt ngũ cốc.




Thức ăn bổ sung protein nguồn gốc động vật:

Bao gồm các sản phẩm phụ được thu nhận từ các ngành sản xuất và chế biến thịt
cá, lò mổ gia súc gia cầm, chế biến sữa, tôm, cua, mực, cá…Các loại thức ăn này có giá
trị dinh dưỡng khá cao, hàm lượng protein khoảng trên dưới 50%, có đầy đủ các axit
amin không thay thế, là loại thức ăn cân đối nhất với gia súc, gia cầm. Loại thức ăn này
khó bảo quản và vận chuyển, khi bảo quản thường gây ra mùi ôi khét khó chịu và một
số axit amin bị phân huỷ. Do vậy cần phải sấy khô ở một điều kiện nhất định, độ ẩm
sau khi sấy phải nhỏ để giảm đến mức thấp nhất khả năng phân huỷ thành phần dinh
dưỡng của thức ăn.


2817



Bột cá Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc, gia cầm, là loại thức
ăn giàu protein. Loại bột cá tốt chứa 50-60% protein, tỷ lệ axit amin cân
đối có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh, bột cá giàu Ca, P tỷ lệ tương đối
cân đối, giàu vitamin B1, B12 ngoài ra còn vitamin A và D.



Bột tôm làm thức ăn gia súc là phụ phẩm của các cơ sở sản xuất tôm
đông lạnh, chế biến từ đầu tôm, vỏ tôm, và một số tôm vụn. Bột tôm hàm
lượng protein không cao, thường ở mức 30%. Nhược điểm của bột tôm
là thành phần kittin trong nitơ cao, chất kittin không tiêu hoá được. Bột
tôm giàu Ca, P, nguyên tố vi lượng nên dùng nuôi gà đẻ trứng rất tốt.




Sữa bột gầy chế biến từ sữa đã khữ bơ dùng để nuôi bò và sản xuất thức
ăn cho lợn con còn bú mẹ hoặc lợn con đang cai sữa. Sữa bột gầy có hàm
lượng protein 32%, có đầy đủ các axit amin không thay thế phù hợp với
yêu cầu của gia súc non, nó là thành phần thiết yếu trong thức ăn lợn con.



Bột máu là thức ăn gia súc có hàm lượng protein rất cao 85%, hàm lượng
lizin 7,4-8%. Bột máu sấy phun là loại có chất lượng cao nhất. Bột máu
là thành phần không thể thiếu được trong thức ăn của lợn con.



Bột thịt xương được chế biến từ xác gia súc không làm thực phẩm, từ các
phụ phầm chế biến thịt như phủ tạng, nhau thai, xương, máu. Nguyên
liệu chế biến bột thịt xương rất đa dạng nên hàm lượng dinh dưỡng bột
thịt xương cũng biến động lớn. Bột thịt xương tốt có hàm lượng protein
50%. Hàm lượng tryptophan và methionin trong bột thịt xương thấp. Tuy
nhiên nó là nguồn cung cấp Ca, P, lý tưởng. Sử dụng bột thịt xương cần
chú ý đến điều kiện bảo quản, bột thịt xương rất dễ thối, mốc, nhiểm vi
khuẩn có hại.

Từ những đặc trưng khác nhau của từng loại thức ăn chăn nuôi chúng ta có thể
nhìn nhận rằng mỗi loại thức ăn đều có một lợi thế riêng và phù hợp với từng điều kiện
chăn nuôi nhất định. Chính vì thế người tiêu dùng khi lựa chọn thức ăn phải xem xét



2818

loại thức ăn nào là phù hợp nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Về phía doanh
nghiệp phải đánh giá và phân khúc thị trường cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng kênh phân phối tối ưu nhất, mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
1.2 Đặc điểm ngành chế biến thức chăn nuôi:
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành chế biến thức chăn nuôi bao gồm các doanh
nghiệp ở mọi thành phần kinh tế khác nhau tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh một
cách công bằng theo đúng pháp luật, vận hành theo qui chế thị trường có sự quản lý
nhà nước. Tuy nhiên, mỗi ngành kinh tế khác nhau đều có những đặc trưng khác nhau
và đóng một vị trí, một vai trò khác nhau trong tổng thể nền kinh tế xã hội. Đối với
ngành chế biến thức chăn nuôi, chúng ta có thể nhìn nhận và khái quát thông qua một
số đặc điểm mang tính đặc trưng của ngành như sau:
-

Sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại thức ăn công
nghiệp phục vụ cho ngành chăn nuôi và là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ vật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất lượng dinh dưỡng
của sản phẩm chăn nuôi. Và đó cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ
người sử dụng sản phẩm chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường
sinh thái.

-

Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm quản lý Nhà
nước đối với sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất, trong đó Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý toàn bộ hoạt động
của ngành từ khâu cấp phép sản xuất kinh doanh đến khâu quản lý chất lượng,
phân phối và tiêu thụ sản phẩm.


-

Ngành chế biến TACN là ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, nguồn
nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ ngành sản xuất nông nghiệp, ngành thủy
sản, ngành dược phẩm, do vậy nó tác động và chịu sự tác động rất lớn từ các


2819

ngành sản xuất khác. Chính vì thế mà ngành chế biến thức chăn nuôi phát triển
gắn liền với việc phát triển công nghệ và kỹ thuật của ngành sản xuất khác.
-

Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất luôn được
các doanh nghiệp và Nhà nước thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ
tương hỗ. Đối với các doanh nghiệp, quá trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu
các công thức pha trộn và sản xuất thức ăn nhằm tạo ra các bí quyết riêng trong
vịêc đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tạo ra sự khác biệt và
lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Đối với nhà nước, quá trình
nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi
nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước bắt kịp với xu hướng thế giới, tiếp cận
với khoa học hiện đại. Đưa ra các giải pháp khoa học phát triển chăn nuôi trong
mối quan hệ phát triển bền vững với các ngành khác nhằm khai thác tài nguyên
thiên nhiên một các hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm bớt các
di hại do nguồn thức ăn chăn nuôi gây nên. Từ đó nghiên cứu các cơ chế chính
sách phát triển chăn nuôi phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh
tế.

NGÀNH CHẾ BIẾN

TACN
1.3 Vai trò chủ yếu của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi:

Hiệu quả sản xuất chăn
nuôi dịch cơ cấu nông nghiệp
Thu hút đầu tư trong và ngoài
nước
Chuyển
Sinh thái
và sức khỏe công đồng


2820

Hình 1.2: Vai trò của ngành chăn nuôi.
Là một nước nông nghiệp (với hơn 70 % dân số sản xuất nông nghiệp) nước ta
có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu phong phú, thời tiết khí hậu thuận lợi là
một lợi thế phát triển cho ngành chăn nuôi. Xuất phát từ những thuận lợi trên Đảng và
Nhà nước ta đã khẳng định ngành chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn, có tiềm năng phát triển và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã
hội. Trong đó ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở
một số mặt chủ yếu sau:
 Thứ nhất: Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố chính quyết định đến hiệu quả sản

xuất chăn nuôi. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm tỷ
trọng 65%-70% giá thành sản phẩm và được xem là nhân tố quyết định đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi. Ở một số nước nông nghiệp
phát triển, ngành chăn nuôi đã từng bước được công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thức
ăn chính sử dụng cho vật nuôi là thức ăn công nghiệp chứa đựng đầy đủ các chất dinh
dưỡng, đảm bảo vật nuôi phát triển tốt, sản phẩm từ ngành chăn nuôi đáp ứng đầy đủ

chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Và một thực tế cho thầy rằng, trong
cùng một điều kiện nuôi nhốt, nếu tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành chăn


2821

nuôi càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn bởi tốc độ tăng trọng vật nuôi nhanh và thời
gian chăn nuôi được rút ngắn.
 Thứ hai: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự chuyển

dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấu trong
chăn nuôi, đưa sản phẩm chăn nuôi công nghiệp hiện nay ở lợn từ 45-50% lên 60-65%
năm 2015, 70-75% năm 2020; gia cầm từ 30-35% lên 45-50% năm 2015 và 55-60%
năm 2020 (Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên hơn 30%, Báo điện tử- chính
phủ). Bên cạnh đó, ngành Chăn nuôi phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp lên 38% năm 2015 và 42% năm 2020. Đó là một nhiệm vụ đòi hỏi ngành chăn
nuôi phải không ngừng gia tăng năng suất, nâng cao mức độ sử dụng tỷ lệ thức ăn công
nghiệp trong sản xuất chăn nuôi. Như vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, sự phát
triển đột phát và mang tính đồng bộ của ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi
là một đòi hỏi không thể thiếu trong mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi.
 Thứ ba: Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng thu hút

vốn đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn. Ở nước ta hiện nay, nhu cầu thức ăn
tinh cần thiết cho ngành chăn nuôi khoảng 10 triệu tấn/năm, nhưng công suất của tất cả
các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi chỉ khoảng 5,5 triệu tấn2, phần còn lại do các
cơ sở sản xuất thủ công cung cấp hoặc tận dung nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có. Như
vậy thị trường tiềm năng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là rất lớn và sẽ phát triển
nhanh cùng với phương pháp chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến. Điều đó cho
thấy ngành chế biến thức chăn nuôi đang là ngành công nghiệp đầy tiềm năng và đang

có sức hút rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đòi hỏi Nhà nước phải
có chính sách quản lý vĩ mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và đồng bộ với
tiến trình phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân.
 Thứ tư: Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi trường

sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Đi đôi với mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi từ nay


2822

đến năm 2015, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò quan
trọng trong quá trình dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hoá. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp chế
biến thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi, chất lượng thức ăn chăn nuôi còn là nhân
tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người
sử dụng sản phẩm chăn nuôi. Chính vì thế đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách
đầu tư hợp lý cho công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Phải
có cơ chế quản lý vĩ mô phù hợp đảm bảo ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển
một cách bền vững, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chế biến thức ăn:
1.4.1 Nguyên liệu đầu vào:
Để thức ăn chăn nuôi đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi qua từng giai
đoạn sinh trưởng, nguồn nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng
cần thiết cho quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi. Tuỳ thuộc vào từng loại thức ăn
khác nhau mà người ta có thể sử dụng chủng loại hoặc cơ cấu nguyên liệu đầu vào phù
hợp, tuy nhiên trong điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và khoa học kỹ thuật hiện
nay, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi sử dụng một số nguyên liệu chính theo các
nhóm chủ yếu sau:



Nhóm cung cấp nguồn năng lượng: gồm các nguyên liệu chủ yếu từ ngành sản xuất
nông nghiệp và phụ phẩm nông nghiệp như bắp, sắn, tấm gạo, khoai…Đây là nguyên
liệu chủ yếu cung cấp năng lượng trao đổi cho vật nuôi và khối lượng sử dụng chiếm tỷ
trọng rất lớn trong cơ cấu thành phần nguyên liệu đầu vào chế biến thức ăn chăn nuôi
(thông thường bắp chiếm từ 35-40%, cám lụa 20-25%, bột sắn khoảng 20%).



Nhóm nguyên liệu cung cấp đạm và protein: gồm các nguyên liệu chủ yếu cung cấp
đạm và protein trong thành phần dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi. Thuộc nhóm này chủ
yếu là các nguyên liệu chứa nhiều đạm động vật (bột cá, bột xương-thịt, bột máu…) và
các nguyên liệu chứa nhiều đạm thực vật (khô dầu đậu tương, khô đậu phộng, khô


2823

dừa…). Trong đó khô đỗ tương và bột cá là hai nguyên liệu phổ biến thường được sử
dụng và chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các nguyên liệu cùng loại (khô đỗ tương chiếm
10%, bột cá chiếm 5% trên trọng lượng nguyên liệu đầu vào).


Nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng chất và vitamin: gồm các nguyên liệu cung cấp
chủ yếu khoáng chất trong trong thức ăn gồm khoáng đa lượng (canxi, photpho..),
khoáng vi lượng và một số vitamin A, B, C. Các chất này thường chứa nhiều trong bột
xương, bột vỏ sò, mai mực có thể giúp bổ sung vào thành phần thức ăn gia súc.



Nhóm cung cấp axit amin: gồm các chất giàu axit amin bổ sung vào khẩu phần ăn vật
nuôi như lyzin, methionin…Ở Việt Nam và các nước đang phát triển, hai loại axít này

thường rất hiếm và đắt tiền nên thường người ta có thể sử dụng một số thức ăn giàu
protein từ động vật để bổ sung vào khẩu phần ăn vật nuôi.
Ngoài ra còn một số nguyên liệu khác cung cấp các chất xúc tác tiêu hóa, gây ngon
miệng… chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thành phần thức ăn gia súc. Việc sử dụng các
nguyên liệu này tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, hay từng loại thức ăn cụ thể mà
doanh nghiệp thấy cần thiết bổ sung vào thanh phần dinh dưỡng thức ăn gia súc.
1.4.2 Khách hàng và hành vi tiêu dùng:
Củng như sản phẩm của các ngành công nghiệp khác, việc nhận biết và xác định
khách hàng sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi là một trong những yếu tố quan trọng
và cần thiết nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Bởi
việc xác định khách hàng, đối tượng mua, đối tượng sử dụng sản phẩm sẽ giúp cho nhà
sản xuất nắm được các đặc tính sản phẩm mà thị trường yêu cầu.
Đối với các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, ngoài yêu cầu phải đảm
bảo một số chỉ tiêu kỹ thuật chuyên ngành, yêu cầu về quản lý Nhà nước đã được qui
định, việc xác định khác hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của
người tiêu dùng hoặc mong muốn của người sử dụng thức ăn chăn nuôi đang là một
vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm rất lớn. Theo các chuyên gia kinh tế trong


2824

ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, có thể xác định khách hàng và một số yếu tố mang
tính đặc trưng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng như sau:
 Cơ cấu khách hàng:
o Khách hàng là các trang trại chăn nuôi mang tính công nghiệp: đây là nhóm

khách hàng có số lượng vật nuôi tương đối lớn, có đầy đủ cán bộ kỹ thuật
được trang bị đầy đủ kiến thức về khoa học dinh dưỡng và kỹ thuật chăn
nuôi, có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất nên việc lựa chọn sản phẩm
thức ăn chăn nuôi được thực hiện một cách chủ động và có cơ sở khoa học.

Sản phẩm sử dụng cho đối tượng này chủ yếu là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
và được cung cấp trực tiếp từ các doanh nghiệp sản xuất.
o Khách hàng là các hộ chăn nuôi cá thể: đây là nhóm khách hàng có thu nhập

thấp, kiến thức hiểu biết về chăn nuôi là rất hạn chế chính vì thế việc lựa
chọn sản phẩm thức ăn chăn nuôi đa số là dựa vào cảm tính và kinh nghiệm,
việc chăn nuôi chủ yếu là tạo thêm nguồn thu nhập và tận dụng thức ăn từ
phụ phẩm ngành nông nghiệp nên họ có xu thế sử dụng thức ăn đậm đặc.
Chính vì thế mà việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hướng dẫn cách sử
dụng và kỹ thuật chăn nuôi là một vấn đề cần quan tâm đối với các doanh
nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
o Khách hàng là các đại lý kinh doanh thức ăn gia súc: đây là nhóm khách

hàng bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn gia súc để bán lại cho
người chăn nuôi trực tiếp. Họ là những người có nguồn vốn lớn, có đầy đủ
cơ sở hạ tầng để lưu trữ thức ăn với khối lượng lớn. Thông thường những đại
lý thức ăn chăn nuôi chỉ kinh doanh một vài loại thức ăn mà thị trường ưa
chuộng. Lợi nhuận thu được có thể thông qua chính sách chiết khấu, hoa
hồng của doanh nghiệp sản xuất hoặc bán chênh lệch giá sản phẩm cho
khách hàng. Đối tượng khách hàng chủ yếu là người chăn nuôi có qui mô


2825

vừa và nhỏ (hoặc các đại lý cấp dưới) không có điều kiện về tài chính và
công cụ lưu trữ để mua với khối lượng lớn.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng:
o Người quyết định mua hàng không phải là người tiêu dùng trực tiếp, do vậy

việc đánh giá chất lượng sản phẩm chỉ có thể thực hiện thông qua quá trình

phân tích các chỉ tiêu chất lượng. Công việc này rất khó thực hiện do chi phí
cao và ảnh hưởng đến thời gian sản xuất. Chính vì thế mà chất lượng sản
phẩm thường được khách hàng đánh giá qua khả năng phát triển của vật nuôi
hoặc hiệu quả kinh doanh qua một chu kỳ sản xuất. Nếu qua một giai đoạn
sử dụng sản phẩm mà cảm thấy có hiệu quả thì người chăn nuôi tự động sẽ
trở thành khách hàng trung thành của sản phẩm và rất ít khi thay đổi. Và
ngược lại, vật nuôi là một phần tài sản của người chăn nuôi, chính vì thế nếu
thức ăn có ảnh hưởng không tốt đến vật nuôi hoặc không mang lại hiệu quả
kinh tế cao thì người chăn nuôi sẽ có phản ứng rất gay gắt và có thể từ bỏ
sản phẩm ngay lập tức.
o Mục đích của người chăn nuôi xét cho cùng là lợi nhuận, chính vì thế mà đa

số người tiêu dùng mong muốn mua được một sản phẩm giá rẻ, phù hợp với
túi tiền nhưng lại đảm bảo yêu cầu về chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
o Do điều kiện về cơ sở vật chất không đảm bảo cho quá trình lưu trữ thức ăn,

hoặc vấn đề về tài chính không cho phép nên hầu hết người chăn nuôi chỉ có
thể mua một số lượng thức ăn vừa đủ cho một giai đoạn ngắn. Chính vì thế
mà hệ thống phân phối và khâu lưu thông rất được khách hàng lưu ý. Các
doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn hàng đều đặn và ổn định đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong mọi thời điểm, đồng thời chất lượng phải đảm bảo trong quá
trình lưu thông và lưu trữ.
Từ những về thông tin về hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm
thức ăn chăn nuôi, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một phân khúc thị


×