Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở khu du lịch hồ tuyền lâm thành phố đà lạt tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM QUANG THUẦN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở KHU DU LỊCH HỒ
TUYỀN LÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM QUANG THUẦN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở KHU DU LỊCH HỒ
TUYỀN LÂM THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
TỈNH LÂM ĐỒNG
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC


MÃ SỐ: 60620201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
T.S TRẦN QUANG BẢO

Hà Nội, 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Phạm Quang Thuần


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả có được kết quả này nhờ sự giúp đỡ của quý Thầy, Cô giảng
viên khoa Sau đại học trường đại học Lâm nghiệp, lãnh đạo cơ quan nơi tác
giả công tác.
Xin trân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy lớp cao
học lâm học khóa 18. Quý Thầy, Cô công tác khoa sau đại học và quý Thầy,
Cô công tác tại cơ sở 2 – trường đại học Lâm nghiệp.
Xin trân thành cảm ơn lãnh đạo và CBCNV Ban quản lý Khu du lịch

Hồ Tuyền Lâm đã giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin trân thành cảm ơn T.S Trần Quang Bảo, người đã hết lòng giúp đỡ
và tận tình hướng dẫn để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, các học viên
lớp cao học lâm học khóa 18 trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý
Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp.

Phạm Quang Thuần


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1 ............................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
1.1 Trên thế giới.................................................................................................. 3
1.2 Ở Việt Nam ................................................................................................... 5
Chương 2 ............................................................................................................... 8
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU DU LỊCH HỒ
TUYỀN LÂM........................................................................................................ 8
2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu................................................................. 8
2.2 Các tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch .......................................... 9
2.2.1 Tiềm năng văn hóa của đồng bào dân tộc K’Ho .................................... 9
2.2.2 Tài nguyên di chỉ, di tích khảo cổ .......................................................... 9
2.2.3 Tài nguyên về lịch sử ........................................................................... 10
2.2.4 Tài nguyên về du lịch tôn giáo. ............................................................ 11
2.2.5 Tiềm năng về mặt nước Hồ Tuyền Lâm .............................................. 11

2.3 Điều kiện tự nhiên - Dân sinh - Kinh tế - Xã hội ................................... 12
2.3.1 Vị trí địa lý ........................................................................................... 12
2.3.2 Phạm vi, ranh giới ................................................................................ 13
2.3.3 Địa hình ................................................................................................ 13
2.3.4 Đất đai .................................................................................................. 14
2.3.5 Khí hậu, thủy văn ................................................................................. 14
2.3.6 Tình hình kinh tế, xã hội ...................................................................... 14
Chương 3 ............................................................................................................. 16
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................................... 16
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 16
3.1.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 16
3.1.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 16
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 16
3.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 16
3.3.1 Đối tương nghiên cứu........................................................................... 16
3.3.2 Phạm nghiên cứu .................................................................................. 17
3.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 17
3.4.1 Phương pháp luận ................................................................................. 17
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 17
3.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 17
3.4.2.2 Quá trình nghiên cứu. .................................................................... 18


iv

3.4.2.2.1 Quá trình thu thập tài liệu thứ cấp ........................................... 18
3.4.2.2.2 Quá trình điều tra..................................................................... 19
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 20
Chương 4 ............................................................................................................. 22

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 22
4.1 Điều tra, đánh giá các hoạt động du lịch tại Khu du lịch Hồ Tuyền
Lâm................................................................................................................... 22
4.1.1 Quy hoạch phát triển du lịch trong rừng phòng hộ Hồ Tuyền Lâm .... 22
4.1.2 Các hoạt động du lịch trong Hồ Tuyền Lâm........................................ 27
4.1.2.1 Công ty TNHH Maico Đà Lạt ....................................................... 28
4.1.2.2. Công ty du lich
̣ cáp treo Đà La ̣t .................................................... 29
4.1.2.3. Khu du lich
̣ thác Đatanla .............................................................. 30
4.1.2.4. Hợp tác xã du thuyền .................................................................... 32
4.1.2.5. Thiền Viện Trúc Lâm ................................................................... 33
4.1.2.6. Điể m du lich
̣ dã ngoa ̣i Suố i Tía, Đá Tiên, Nam Qua ................... 34
4.1.2.7. Các kiốt khu vực bến du thuyền ................................................... 34
4.2 Đặc điểm tài nguyên rừng khu vực Hồ Tuyền Lâm .............................. 35
4.2.1 Đa dạng thực vật và thảm thực vật rừng. ............................................. 36
4.2.1.1 Đa dạng loài thực vật ..................................................................... 36
4.2.1.2 Đa dạng về loài thực vật quý hiếm ................................................ 36
4.2.1.3 Đa dạng về nguồn tài nguyên ........................................................ 37
4.2.1.4 Đa dạng thảm thực vật ................................................................... 38
4.2.2 Đa dạng hệ động vật rừng. ................................................................... 38
4.2.2.1 Lớp thú ........................................................................................... 39
4.2.2.2 Lớp chim ........................................................................................ 40
4.2.2.3 Lớp Bò sát, ếch nhái ...................................................................... 40
4.2.2.4 Lớp côn trùng ................................................................................. 41
4.2.2.5 Lớp cá ............................................................................................ 41
4.3 Ảnh hưởng các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu du lịch Hồ
Tuyền Lâm....................................................................................................... 43
4.3.1 Tác động của các hoạt động du lịch đến kinh tế - xã hội địa phương . 43

4.3.1.1 Hiệu quả về kinh tế ........................................................................ 43
4.3.1.2 Về văn hóa - xã hội ........................................................................ 44
4.3.1.3 Đời sống người dân........................................................................ 45
4.3.2 Tác động đến tài nguyên rừng ............................................................. 46
4.3.2.1 Ảnh hưởng đến khu hệ động vật .................................................... 47
4.3.2.2 Ảnh hưởng đến khu hệ thực vật..................................................... 47
4.3.3 Tác động tài nguyên nước. .................................................................. 48
4.3.3.1 Nước mặt........................................................................................ 50
4.3.3.2 Nước ngầm..................................................................................... 52


v

4.3.3.3 Nước thải........................................................................................ 55
4.3.4 Tác động cảnh quan............................................................................. 57
4.3.4.1 Rác thải .......................................................................................... 57
4.3.4.2 Chất thải rắn ................................................................................... 58
4.3.5 Đánh giá của người dân....................................................................... 59
4.3.5.1 Tác động của hoạt động du lịch đến kinh tế - xã hội..................... 60
4.3.5.2 Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ............. 61
4.3.6 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường................................................. 63
4.3.6.1 Rác thải .......................................................................................... 63
4.3.6.2 Nước thải........................................................................................ 65
4.3.6.3 Tổn thất đa dạng sinh học .............................................................. 66
4.3.6.4 Tiếng ồn ......................................................................................... 67
4.3.6.5 Ô nhiễm nguồn nước ..................................................................... 68
4.4 Đề xuất một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng các hoạt động du lịch
đến môi trường Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm. .............................................. 69
4.4.1 Một số giải pháp bảo vệ môi trường ở Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.... 69
4.4.1.1 Những giải pháp kinh tế................................................................. 70

4.4.1.2 Những giải pháp xã hội.................................................................. 70
4.4.1.3 Những giải pháp khoa học công nghệ ........................................... 71
4.4.2 Đề xuất một số giải pháp quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm........................................................................... 72
4.4.2.1 Mục tiêu quy hoạch........................................................................ 73
4.4.2.1.1 Mục tiêu chung ........................................................................ 73
4.4.2.1.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................ 73
Chương 5 ............................................................................................................. 79
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ .................................................... 79
5.1 Kết luận...................................................................................................... 79
5.2 Tồn tại ........................................................................................................ 80
5.3 Khuyến nghị .............................................................................................. 80


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
GDP: Tổng sản phẩm nội địa
HTL: Hồ Tuyền Lâm
KHĐT: Kế hoạch đầu tư
TCDL: Tổng cục du lịch
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UBND: Ủy ban nhân dân
UNWTO: Tổ chức du lịch thế giới
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hiệp quốc
USD: Đồng đô la Mỹ
WTTC: Hội đồng du lịch và Lữ hành thế giới



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến
4.1

năm 2011 của Công ty du lịch cáp treo Đà Lạt

30

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến
4.2

năm 2011 của Công ty du lịch thác Đatanla

31

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến
4.3

năm 2011 của Hợp tác xã du thuyền

32


4.4

Hiện trạng tài nguyên rừng trong Khu du lịch

35

4.5

Bảng tổng hợp số lượng Bộ, Họ các loài động vật

39

4.6

Vị trí lấy mẫu nước mặt

50

4.7

Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 2005

50

4.8

Kết quả phân tích mẫu nước mặt năm 2011

51


4.9

Vị trí lấy mẫu nước ngầm

53

4.10

Kết quả phân tích nước ngầm năm 2005

53

4.11

Kết quả phân tích nước ngầm năm 2011

54

4.12

Kết quả phân tích nước thải

55

4.13

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến kinh tế - xã
hội

60


4.14

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường

62


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình
2.1

Tên hình
Hồ Tuyền Lâm

Trang
8

Bản đồ phân khu chức năng Khu du lịch Hồ
4.1

Tuyền Lâm

23

4.2

Du lịch sinh thái Suối Tía


26

4.3

Khu nghỉ dưỡng Dalat Edensee

28

4.4

Ga cáp treo Đà Lạt

29

4.5

Thác Đatanla

30

4.6

Bến du thuyền Hồ Tuyền Lâm

32

4.7

Điểm du lịch Đá Tiên


34

4.8

Vị trí quan sát chim Hồ Tuyền Lâm trên bản đồ

42

4.9

Rác thải khách du lịch giáp mép nước hồ

57

4.10

Phân Voi tại điểm du lịch Suối tía

58

4.11

Chất thải rắn tại điểm du lịch Suối tía

59

4.12

Một bãi rác thải của nhà hàng trong Khu du lịch


63

4.13

Nước thải của một nhà hàng trong Khu du lịch

65


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt năm
4.1

2005 và năm 2011

51

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm năm
4.2

2005 và năm 2011


54

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến kinh tế
4.3

- xã hội

61

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi
4.4

trường

62

Quan điểm các đối tượng phỏng vấn về xử lý
4.5

rác

64


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Đà Lạt nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng với diện tích rừng
26.182 ha chiếm 67% diện tích thành phố. Với lợi thế về tài nguyên rừng, tính

đa dạng hệ sinh thái, thảm thực vật rừng, khí hậu ôn hòa quanh năm, cảnh
quan thiên nhiên thơ mộng làm cho Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch nghỉ
dưỡng nổi tiếng của cả nước và khu vực. Trong quy hoạch phát triển kinh tế,
xã hội tỉnh Lâm Đồng và Nghị quyết đại hội của Đảng bộ Tỉnh xác định du
lịch là ngành kinh tế động lực và có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội.
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm có diện tích 2.827 ha cách trung tâm thành
phố Đà Lạt 4,0 km với trung tâm là Hồ Tuyền Lâm với diện tích 296,70 ha
[11], xung quanh là rừng thông tự nhiên, rừng lá rộng thường xanh với cảnh
quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn. Khu vực có địa hình đồi núi xen kẽ như
đỉnh Pinhatt cao 1.693 m, đỉnh B’Nam Qua cao 1.714 m cùng với các thung
lũng, dòng suối tạo nên nhiều ghềnh thác hấp dẫn.
Hồ Tuyền Lâm đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành
phố Đà Lạt và cả nước, những năm qua thu hút rất nhiều khách du lịch trong
nước và quốc tế. Tuy nhiên, lượng khách đến đây không đều mà tập trung vào
2 thời điểm chính: Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7 và mùa đông từ tháng 12
cho đến tháng 01 năm sau, đặc biệt là các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật và
những năm thành phố Đà Lạt tổ chức chương trình Festival hoa, lượng khách
tại các điểm, khu du lịch thường quá tải.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. UBND tỉnh Lâm
Đồng quy hoạch khu vực Hồ Tuyền Lâm thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng
hiện đại của Tỉnh mang tầm cỡ khu vực và quốc tế với các sản phẩm du lịch:
du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần kết hợp với hội nghị,


2

hội thảo; du lịch sinh thái; du lịch thể thao và vui chơi giải trí chất lượng cao
[13]
Du lịch và môi trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong phát

triển du lịch, môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút khách du
lịch. Những lợi ích thu được trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa về
kinh tế, văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường. Điều này có ý
nghĩa đặc biệt trong công tác phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ môi
trường.
Các dự án du lịch nói chung, dự án Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nói
riêng mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội cho địa phương song
cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề tác động tiêu cực đến môi trường như suy giảm đa
dạng sinh học, ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không
khí … làm giảm chất lượng các sản phẩm du lịch, dẫn đến suy thoái môi
trường nếu không được quan tâm đúng mức. Phát triển du lịch và bảo vệ môi
trường có mối quan hệ hữu cơ với nhau, việc bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn tài
nguyên thiên nhiên có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại trong
việc phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.
Để góp phần giảm tác động tiêu cực từ các hoạt động du lịch đến môi
trường, đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững. Tác giả chọn đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường ở Khu
du lịch Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn
thạc sĩ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
Du lịch trên thế giới đã xuất hiện từ lâu, theo liên hiệp quốc tế các tổ
chức lữ hành chính thức (IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích
không phải để làm ăn, không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền

sinh sống. Theo tổ chức du lịch thế giới (1980): Du lịch là việc lữ hành của
mọi người, bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hòa bình, hoặc
xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế,
xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc thúc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự
hợp tác giữa mọi người.
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh và
chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Theo thống
kê của UNWTO và WTTC, năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm 10,7%
GDP của toàn thế giới, ở Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch chiếm
11%. Du lịch là một ngành công nghiệp không khói mang lại thu nhập lớn
cho nền kinh tế [23].
Du lịch ngày càng phát triển đồng nghĩa với những tác động tiêu cực
đến môi trường tự nhiên như: suy thoái đất đai, nguồn nước, cảnh quan tự
nhiên ... Trước những tác động xấu ngày càng gia tăng do du lịch mang lại,
các nhà nghiên cứu du lịch đã tìm kiếm những cách thức mới nhằm đảm bảo
sự hài hoà giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Do đó, một loại hình
du lịch mới ra đời đó chính là “du lịch sinh thái”.
Du lịch sinh thái (hay con gọi là du lịch tự nhiên) là loại hình du lịch
ngày càng được ưa chuộng và phát triển với tốc độ nhanh trên phạm vi toàn
thế giới. Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới (Ecotorism


4

society): "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên,
là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương".
Cùng với việc khai thác tài nguyên du lịch thì con người phải quan tâm đến sự
tồn tại và phát triển của môi trường tự nhiên bằng các biện pháp lâu dài. Du
lịch sinh thái có quy mô không lớn, nhưng hoà nhập với môi trường tự nhiên
ở điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá ở đó, tổ chức du lịch thế giới đã

khẳng định du lịch sinh thái là loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của
du khách cùng người dân ở vùng có du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng . . .
nhưng đồng thời chú trọng việc tôn tạo nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du
lịch để có điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai.
Tại hội nghị môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tổ chức tại
Rio de Janiero (Brazil) năm 1992, đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững: Là
việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của
khách du lịch và người dân bản địa nhưng vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và
tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương
lai. Du lịch bền vững có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa
mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường nhưng vẫn duy trì được sự toàn
vẹn văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống
khác hỗ trợ cho con người.
Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về phát triển du lịch bền
vững Rio+20 diễn ra trong tháng 6/2012 được đồng tổ chức bởi UNWTO, Bộ
du lịch Brazil và Ủy ban Liên hiệp quốc về phát triển du lịch đã nhấn mạnh
vai trò của du lịch trên hành tinh hướng tới phát triển bền vững toàn cầu. Hội
nghị khẳng định cam kết về phát triển bền vững và giải quyết những thách
thức mới nảy sinh, hội nghị thảo luận hai vấn đề chính: một nền kinh tế xanh
trong bối cảnh phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, khung thể chế cho
phát triển bền vững.


5

Ngày nay, du lịch đóng góp trực tiếp 5% GDP và hơn 1,1 nghìn tỷ
USD trong kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, du lịch tạo ra nhiều việc làm cho
phụ nữ và thanh thiếu niên, cứ 12 lao động trên thế giới thì có 01 người hoạt
động trong lĩnh vực du lịch. Du lịch đã trở thành một công cụ quan trọng để
xóa đói, giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng môi trường bền

vững và đóng góp vào thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ [23].
Một chính sách du lịch hợp lý, đúng đắn sẽ thúc đẩy các hệ thống quản
lý du lịch có lợi cho môi trường. Du lịch bền vững là tổng hợp phát triển của
các nhân tố nằm trong sự bền vững của môi trường và tài nguyên quốc gia.
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo các yếu tố sau: Quá trình phát triển
trong một thời gian dài, mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế với bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, môi trường, đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không
làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ mai sau.
1.2 Ở Việt Nam
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, du lịch đã trở thành một ngành
kinh tế quan trọng của nước ta, du lịch có nhiều đóng góp cho tăng trưởng
kinh tế và phát triển xã hội, đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam. theo số liệu của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 2010
ngành du lịch đóng góp 12,4% vào GDP tương đương 12,5 tỷ USD, tạo ra
4,53 triệu việc làm trực tiếp và dán tiếp. Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN
về tốc độ tăng trưởng, đứng thứ 4 về tỷ trọng đóng góp vào lền kinh tế quốc
dân và đứng thứ 5 về kết quả tuyệt đối. Trong 181 quốc gia trên thế giới, du
lịch Việt Nam đứng thứ 12 về tốc độ tăng trưởng, thứ 54 về tỷ trọng đóng góp
vào nền kinh tế quốc dân và đứng thứ 47 kết quả tuyệt đối. Du lịch Việt Nam
sẽ tiếp tục tăng trưởng về mọi mặt: tăng GDP, tạo việc làm, xuất khẩu và đầu
tư [23]


6

Là một nước được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng,
trên toàn quốc có khoảng 4.000 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó 2.250 di tích
được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt là các điểm du lịch nổi tiếng được
UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh),
phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn (Quang Nam), khu di tích Cố Đô Huế

(Thừa Thiên Huế), Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) là điểm đến lý
tưởng của bạn bè du khách quốc tế. Để thu hút khách du lịch, Việt Nam đã và
đang đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp hạ tầng cơ sở du lịch ngày càng tốt, hoàn
thiện hơn.
Một trong những biện pháp cơ bản để thu hút khách du lịch là tạo ra
các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn đáp ứng nhu cầu và sở thích của du khách. Để
phát triển du lịch, điều kiện không thể thiếu là nguồn tài nguyên thiên nhiên,
trong đó môi trường tự nhiên như môi trường nước, không khí, đất đai, đồi
núi là yếu tố chính đem đến sự thoả mãn cho du khách du lịch, môi trường tự
nhiên là yếu tố quyết định trong việc thu hút khách du lịch. Du lịch đến với
thiên nhiên đồng thời cũng là con đường cứu thiên nhiên bằng cách thị trường
hóa nó, tìm được sự cân bằng giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế.
Bên cạnh việc khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch, việc bảo vệ các di
sản văn hoá, các công trình lịch sử, các cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Đây vừa là tài sản quốc gia,
vừa là những điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển bản sắc văn hoá, cuộc
sống tinh thần, duy trì môi trường ổn định cho phát triển kinh tế trước những
biến động không ngừng của đời sống xã hội trong nước và quốc tế [20]
Hiện nay, tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, loại hình du
lịch sinh thái rất phát triển, nhờ du lịch mà các Vườn quốc gia giải quyết được
vấn đề kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đồng thời


7

nâng cao nhận thức, kiến thức của mọi người về bảo vệ thiên nhiên và định
hướng những hành động của họ theo chiều hướng có lợi cho thiên nhiên.


8


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM
2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm có vị trí địa lý thuận lợi, cách trung tâm
thành phố Đà Lạt 4,0 km về hướng Nam, nằm dọc theo Quốc lộ 20 nối tỉnh
Lâm Đồng với các tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực Hồ
Tuyền Lâm được Thủ Tướng Chính Phủ công nhận là thắng cảnh Quốc Gia
và là một trong 20 khu du lịch quốc gia tại văn bản số 1095/CP-KTTH ngày
28/11/2000 của Chính Phủ, số 158/TCDL-KHĐT ngày 27/2/2001 của Tổng
Cục Du Lịch.
Khu vực Hồ
Tuyền Lâm là một
địa điểm du lịch nổi
tiếng của thành phố
Đà Lạt và cả nước,
những năm qua thu
hút rất nhiều khách
du lịch trong nước

Hình 2.1: Hồ Tuyền Lâm
và quốc tế. Diện tích 2.827 ha với trung tâm là Hồ Tuyền Lâm rộng 296,70 ha
với nhiều nhánh ăn sâu vào đất liền theo dạng hình lông chim [15], địa hình
chia cắt thành nhiều bán đảo có diện tích khá rộng rất thích hợp cho sự phát
triển các loại hình du lịch, đây là nơi duy nhất có rừng thông tự nhiên, rừng lá
rộng thường xanh còn lại gần trung tâm thành phố Đà Lạt. Khu vực Hồ Tuyền
Lâm có tài nguyên rừng đa dạng với nhiều kiểu rừng: rừng lá rộng thường
xanh, rừng lá kim, rừng hỗn giao; hệ động vật phong phú; mặt hồ thơ mộng
với hoạt động du thuyền phục vụ du khách thưởng ngoạn toàn cảnh Khu du



9

lịch, các giá trị văn hóa, nhân văn: văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số
K’Ho; tài nguyên di chỉ, khảo cổ học; tài nguyên lịch sử; du lịch tôn giáo ... là
những tài nguyên lợi thế cho phát triển du lịch.
Nhằm khai thác thế mạnh du lịch, tạo điểm nhấn thành phố Đà Lạt.
UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày
5/11/2003 thành lập Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm trực thuộc
UBND tỉnh với nhiệm vụ quản lý, phát triển Khu du lịch theo hướng bền
vững, phát triển du lịch nhằm khai thác thế mạnh tài nguyên thiên nhiên đồng
thời vẫn bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường. Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm
được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép chuyển 292 ha từ đất lâm nghiệp sang
đất chuyên dùng phục vụ xây dựng Khu du lịch.
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch vẫn còn những mặt tiêu cực: diện
tích rừng bị suy giảm do xây dựng các công trình, chất thải trong quá trình
xây dựng, khách du lịch làm ô nhiễm môi trường Khu du lịch, sự gia tăng dân
số cơ học, tiếng ồn tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên.
2.2 Các tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch
2.2.1 Tiềm năng văn hóa của đồng bào dân tộc K’Ho
Phía Đông Nam của khu vực Hồ Tuyền Lâm là nơi sinh sống của làng
dân tộc Đarahoa, đây là khu định cư của 42 hộ dân tộc K’Ho. Nhóm dân cư
này bảo tồn được truyền thống văn hóa của dân tộc mình với những lễ hội
truyền thống như lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu ... và các phong tục tập
quán của dân tộc mình có giá trị phục vụ du lịch.
2.2.2 Tài nguyên di chỉ, di tích khảo cổ
Khu vực chân Núi Voi, ven các con suối đầu núi Voi (suối Đạ Bộ Way,
Đạ B’Năm Ruôi) thuộc địa phận thôn Phú Thạnh, xã Hiệp An, huyện Đức
Trọng, từ năm 2002 đã phát hiện được một số di chỉ khảo cổ, từ đó đến nay đã

có nhiều đoàn khảo sát thuộc các cơ quan khảo cổ Trung ương và Tỉnh đến


10

nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát đoàn đã thu được nhiều hiện vật có giá
trị, những hiện vật này là của cư dân thời đại đá cũ, theo đánh giá của giáo sư
Trần Quốc Vượng – đại học Quốc gia Hà Nội thì di chỉ, di tích Núi Voi có thể
có liên đại trên 3 – 4 vạn năm cho đến 5 – 6 vạn năm về trước [13]. Ngoài ra
cũng phát hiện một số chế phẩm được làm từ đá opal là công cụ lao động của
dân cư hậu kỳ đá mới khá phổ biến ở Tây Nguyên, chúng có niên đại cách
đây khoảng 3.000 năm.
Như vậy, núi Voi không chỉ có vết tích văn hóa của cư dân thời đá cũ
mà còn có dấu tích văn hóa của cư dân hậu kỳ đá mới, sự phát hiện này có ý
nghĩa quan trọng xác nhận sự có mặt của nhiều lớp cư dân thời tiền sử tại đây,
trong đó có thể là lớp cư dân cổ nhất được biết hiện nay ở Lâm Đồng.
2.2.3 Tài nguyên về lịch sử
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, với
đặc điểm vị trí, địa hình khu vực Núi Voi, Suối Tía là căn cứ quan trọng trong
phong trào cách mạng của thành phố Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức (tỉnh Lâm
Đồng ngày ngay). Khu căn cứ này là nơi chỉ đạo các phong trào đấu tranh
chính trị, đấu tranh vũ trang của quân và dân thị xã Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức,
là nơi dừng chân tập kết, huấn luyện các lực lượng vũ trang, các đội công tác
của Tỉnh và Quân khu, là bàn đạp để các lực lượng tấn công vào Đà Lạt và cơ
động đánh địch ở các mặt trận trong tỉnh Tuyên Đức.
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài cơ quan Thị ủy còn có các đơn vị
đóng quân như Ban kinh tài, bệnh xá, Đội công tác phụ nữ, thanh niên, học
sinh, Đội công tác nội thị, Đội biệt động thị 850, 852, 860, các cơ quan lãnh
đạo, đơn vị tiền phương cũ của Tỉnh như: Tỉnh ủy, Tỉnh đội, Trạm hành lang,
Đại đội 810, Đội điệp báo Tỉnh và lực lượng quân khu 6: tiểu đoàn 186, 145,

200C ... hiện nay, các di tích lịch sử vẫn còn.


11

Khu vực trung tâm của căn cứ Núi Voi: đồi Ngo, đồi Sân bay, đồi Công
sự, Yên ngựa 1, Yên ngựa 2, đồi Bà cả, đồi C1, đồi Tân binh, đồi Ông Danh,
đồi Hòm thơ, đồi cây đa, dốc Quế ... với tổng số 46 điểm di tích, hầm hào, nơi
đóng quân.
Khu vực Núi đá là nơi đóng quân của Đội công tác an ninh, đơn vị biệt
động Thị 820, đội công tác quân báo Quân khu 6 ... tại đây vẫn còn 3 di tích.
Khu căn cứ địa Núi Voi đang được tôn tạo, tu bổ để hình thành một khu
bảo tồn di tích lịch sử để phục vụ du lịch.
2.2.4 Tài nguyên về du lịch tôn giáo
Trong khu vực Hồ Tuyền Lâm có Thiền Viện Trúc Lâm, là công trình
văn hóa tôn giáo quan trọng và nổi tiếng của Phật giáo được xây dựng từ năm
1993 và khánh thành ngày 19/3/1994, tọa lạc trên đồi Phượng Hoàng với độ
cao 1.450 m so với mực nước biển với các công trình: Chánh điện, Lầu
Chuông, nhà tăng, thư viện, vườn thiền ... được xây dựng theo lối kiến trúc cổ
truyền kết hợp với hiện đại trang nghiêm và thanh thoát. Đây là địa điểm hàng
năm thu hút rất nhiều du khách thập phương các nơi đến tham quan, vãn cảnh,
chiêm bái.
2.2.5 Tiềm năng về mặt nước Hồ Tuyền Lâm
Hồ Tuyền Lâm có diện tích lưu vực 32,8 km2, địa hình dạng hình lòng
chảo nên diện tích của mặt hồ khá lớn, rộng 296,70 ha với nhiều nhánh ăn sâu
vào đất liền theo dạng hình lông chim, địa hình chia cắt thành nhiều bán đảo
có diện tích khá rộng rất thích hợp cho sự phát triển các loại hình du lịch. Hệ
thông thủy văn của hồ gồm những thác nước đẹp đã và đang đưa vào khai
thác phục vụ phát triển du lịch: Thác Đatanla, Thác Bảo Đại.
Nguồn cung cấp nước cho Hồ Tuyền Lâm là hệ thống suối từ các dãy

núi cao xung quanh như Suối Tía, khu dân cư An Bình, Quảng Thừa. Lượng
mưa tập trung vào mùa mưa chiếm tới 88,6% tổng lượng mưa hàng năm tạo


12

nên sự phân hóa về dòng chảy và mức chênh lệch mặt nước giữa hai mùa là
khá lớn.
Kết quả điều tra cho thấy dòng chảy bình quân năm tại Hồ Tuyền Lâm
với tần suất 75% là 0,550 m3/s, tổng lưu lượng 17,35 triệu m3.
Tiềm năng nguồn nước của Hồ Tuyền Lâm không chỉ đảm bảo cho việc
cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp khu vực huyện Đức Trọng, điều hòa
tiểu khí hậu khu vực mà còn là cảnh quan quan trọng trong việc quy hoạch
phát triển du lịch khu vực Hồ Tuyền Lâm.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của Hồ Tuyền Lâm:
Diện tích lưu vực

32,80 km2

Chiều dài của đập

265,00 m

Chiều cao lớn nhất của đập

32,00 m

Cao trình đỉnh đập

1.382,00 m


Mực nước chết

1.363,00 m

Mực nước dâng bình thường

1.377,50 m

Mực nước gia cường

1.380,04 m

Dung tích hồ chứa

10,60 triệu m3

Dung tích hiệu dụng

9,6 triệu m3

Diện tích mặt hồ khi mực nước dâng bình thường 296,70 ha
2.3 Điều kiện tự nhiên - Dân sinh - Kinh tế - Xã hội
2.3.1 Vị trí địa lý
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nằm trên địa bàn phường 3, phường 4
thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 4,0 km về hướng Nam. Từ trung
tâm thành phố có thể đến Khu du lịch bằng 2 tuyến đường: theo đường Quốc
lộ 20 đến km số 5 từ thành phố Đà Lạt về thành phố Hồ Chí Minh và đường
Triệu Việt Vương, hoặc có thể di chuyển bằng đường cáp treo với chiều dài
2,4 km.



13

2.3.2 Phạm vi, ranh giới
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nằm trong thung lũng được bao bọc bởi các
dãy núi cao, địa hình của Khu du lịch được xác định theo đường phân thủy,
diện tích tự nhiên 2.827 ha có giới cận như sau:
Phía Đông giáp Quốc lộ 20
Phía Tây diện tích rừng Ban quản lý rừng Lâm Viên
Phía Bắc giáp khu vực Sầm Sơn, Quảng Thừa
Phía Nam giáp núi Voi thuộc địa bàn Ban quản lý rừng Đại Ninh
2.3.3 Địa hình
Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm nằm trong vùng rìa chuyển tiếp từ cao
nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình 1.500 m xuống bậc địa hình thấp hơn
là cao nguyên Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà có độ cao trung bình 1.200 m.
Địa hình khu vực chủ yếu là đồi, núi có độ cao trung bình xen kẽ với các
thung lũng, mức độ phân cắt dọc và ngang lớn. Các sông, suối chảy theo các
đứt gãy và thung lũng giữa núi nên có bờ rất sâu, dốc, nhiều ghềnh, thác có
giá trị du lịch cao như thác Bảo Đại, thác Đatanla
Trung tâm của khu vực là Hồ Tuyền Lâm có diện tích 296,70 ha với
nhiều nhánh ăn sâu vào đất liền theo dạng hình lông chim, chia cắt địa hình
thành nhiều bán đảo có diện tích khá rộng thuận lợi cho việc xây dựng du lịch
với nhiều loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, làng
biệt thự ven hồ … tạo nên nhiều cảnh quan thơ mộng, trữ tình. Trên hồ sử
dụng thuyền máy để du ngoạn và nghé thăm các điểm du lịch như: Thác Bảo
Đại, điểm du lịch Đá Tiên, Nam Qua, Suối Tía. Quanh Hồ Tuyền Lâm là
những cánh rừng trồng, rừng thông tự nhiên, rừng lá rộng tạo cảnh quan hùng
vĩ, thơ mộng. Trên đỉnh đồi phía Bắc là Thiền Viện Trúc Lâm, một công trình
kiến trúc phật giáo lớn của thành phố Đà Lạt, hàng năm thu hút rất nhiều du

khách thập phương đến tham quan vãn cảnh, chiêm bái.


14

2.3.4 Đất đai
Theo kết quả điều tra lập địa của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II,
đất ở đây chủ yếu là đất vàng xám phát triển trên đá mẹ Granit và Dacid, độ
phì của đất tương đối tốt, diện tích đất bị thoái hóa không đáng kể. Thành
phần cơ giới biến động từ thịt nặng đến sét, tầng đất dày và khá sâu. Một số
diện tích có độ dốc lớn nên dễ bị rửa trôi và xói mòn trong mùa mưa, khả
năng giữ nước và dinh dưỡng không cao.
2.3.5 Khí hậu, thủy văn
Khí hậu khu vực Hồ Tuyền Lâm có đặc chưng của khí hậu thành phố
Đà Lạt, khí hậu nhiệt đới vùng núi cao.
* Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn thành phố Đà Lạt,
nhiệt độ trung bình hàng năm là 18,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào
tháng 5 và tháng 6 là 19,50C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 12 năm
trước và tháng 1 năm sau là 16,40C. Nền nhiệt này rất thích hợp với sức khỏe
của con người, đặc biệt đối với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,
biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn, cao nhất vào mùa khô khoảng
12 - 130C/ngày.
* Thủy văn
Lượng mưa trung bình cả năm đạt 1.729 mm. Lượng mưa bình quân
thấp nhất vào tháng 01 đạt 7,5 mm, cao nhất vào tháng 9 đạt 290,2 mm. Chế
độ mưa theo mùa đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Độ ẩm bình quân
khá cao đạt 84%, nhờ tác động mặt nước Hồ Tuyền Lâm làm cho thời tiết dễ
chịu hơn vào mùa khô, mùa mưa độ ẩm tương đối cao tạo nên sự ẩm ướt.
2.3.6 Tình hình kinh tế, xã hội

Thành phố Đà Lạt có diện tích 391,06 km2 với 12 phường và 3 xã, dân
số thành phố Đà Lạt tính đến năm 2004 là 183.000 người, trong đó dân số


×