Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu thử nghiệm tạo ván dăm từ hỗn hợp lốp xe phế liệu và xơ dừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ TUẤN QUANG

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠO VÁN DĂM
TỪ HỖN HỢP LỐP XE PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hà Nội, 2012



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ TUẤN QUANG

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠO VÁN DĂM
TỪ HỖN HỢP LỐP XE PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÁY, THIẾT BỊ VÀ
CÔNG NGHỆ GỖ GIẤY
MÃ SỐ: 60.52.24


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÝ TUẤN TRƯỜNG

Hà Nội, 2012



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

LÊ TUẤN QUANG


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy TS.Lý Tuấn Trường đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo, các nhà khoa học
thuộc Trường Đại Học Lâm Nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về phương pháp
nghiên cứu, tài liệu chuyên môn đến luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, tập thể giáo viên, công nhân
viên Cơ sở 2 Trường Đại Học Lâm Nghiệp đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành

luận văn này.
Qua đây, cũng xin được gởi lời cảm ơn tới gia đình, bàn bè đã động
viên và tạo những điều kiện tốt nhất đêt tôi hoàn thành tốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe!
Tác giả

LÊ TUẤN QUANG


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU...................................................................... viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................... xii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 2
a. Ý nghĩa khoa học................................................................................... 2
b. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT
VÁN DĂM .................................................................................................... 3
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 3
1.1.2. Tại Việt Nam ................................................................................... 5

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUYÊN LIỆU CHO
SẢN XUẤT VÁN DĂM............................................................................... 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng vật liệu ngoài gỗ làm nguyên liệu
cho sản xuất ván dăm ................................................................................ 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng xơ dừa làm nguyên liệu cho sản
xuất ván dăm ............................................................................................. 9
1.3. TÌNH HÌNH LỐP XE PHẾ LIỆU VÀ KHẢ NĂNG TÁI CHẾ.......... 12
1.3.1. Tình hình vỏ xe phế liệu trên thế giới ........................................... 12


iv

1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................... 13
1.3.3. Sự cần thiết phải tái sinh vỏ xe ..................................................... 13
1.3.4. Lịch sử ngành công nghiệp tái chế ............................................... 15
1.3.5. Một số sản phẩm từ quá trình tái chế vỏ xe ................................. 16
1.4. TIỂU KẾT ............................................................................................ 17
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................ 18
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 18
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 18
2.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................... 18
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 18
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 18
2.3.2.1.Vật liệu nghiên cứu ................................................................. 18
2.3.2.2. Thông số công nghệ ............................................................... 19
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 19
2.4.1. Phương pháp kế thừa .................................................................... 19

2.4.2. Phương pháp chuyên gia ............................................................... 19
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ......................................... 19
2.4.3.1. Kế hoạch thực nghiệm đơn yếu tố ......................................... 20
2.4.3.2. Kế hoạch thực nghiệm đa yếu tố ............................................ 20
2.4.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm .................. 23
2.4.4.1. Xử lý số liệu ........................................................................... 23
a. Phương pháp xử lý số liệu........................................................... 23
b. Phân tích đánh giá mô hình hồi quy bậc 2 .................................. 24
2.4.4.2. Kiểm tra kích thước dăm........................................................ 25


v

2.4.4.3. Khối lượng thể tích ván dăm ................................................. 25
2.4.4.4. Tỷ lệ trương nở theo chiều dày .............................................. 26
2.4.4.5. Độ bền kéo vuông góc với bề mặt ván ................................... 27
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 29
3.1. KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH VÁN DĂM ............... 29
3.2. NGUYÊN LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN DĂM .......... 29
3.2.1. Nguyên liệu sản xuất ván dăm ...................................................... 29
3.2.1.1. Hình dạng và kích thước dăm công nghệ .............................. 30
3.2.1.2. Lượng bột (hạt nhỏ) bụi (hạt mịn) ở trong dăm .................... 34
3.2.2. Khối lượng thể tích ván................................................................. 35
3.2.3. Loại và lượng keo ........................................................................ 35
3.2.4. Trộn keo – dăm ............................................................................. 35
3.2.5. Độ ẩm của hỗn hợp dăm keo ........................................................ 36
3.2.6. Trải thảm ....................................................................................... 37
3.2.7. Nhiệt độ của tấm gia nhiệt ............................................................ 37
3.2.8. Thời gian giữ sản phẩm trên máy ................................................. 38
3.2.9. Ép ván dăm.................................................................................... 38

3.2.10. Ép sơ bộ....................................................................................... 40
3.2.11. Áp lực ép và nhiệt độ .................................................................. 43
3.2.11.1. Áp lực ép .............................................................................. 43
3.2.11.2. Nhiệt tác động trong quá trình ép ........................................ 47
3.2.11.3. Quá trình biến đổi ẩm trong thảm dăm khi ép nhiệt ........... 47
3.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƠ DỪA .................................. 48
3.3.1. Vỏ quả dừa và xơ dừa .................................................................. 48
3.3.2. Một số tính chất vật lý của xơ dừa ................................................ 49
3.3.3. Tính chất cơ học của xơ dừa ........................................................ 50
3.3.4. Những đặc điểm của xơ dừa ......................................................... 51


vi

3.4. CẤU TẠO VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LỐP XE............... 52
3.4.1. Cấu tạo lốp xe ............................................................................... 52
3.4.2. Thành phần hóa học của lốp xe..................................................... 53
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 54
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠO DĂM XƠ DỪA ................................... 54
4.1.1. Quá trình tạo dăm.......................................................................... 54
4.1.2. Thông số công nghệ của dăm xơ dừa ........................................... 56
4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠO DĂM TỪ LỐP XE .............................. 58
4.2.1. Phương pháp tạo dăm.................................................................... 58
4.2.2. Thông số công nghệ của dăm từ lốp xe ........................................ 59
4.2.2.1. Kích thước dăm công nghệ .................................................... 59
4.2.2.2. Khối lượng thể tích của dăm vỏ xe phế liệu : ........................ 60
4.2.2.3. Độ hút nước, hút ẩm .............................................................. 61
4.2.2.4. Nhận xét về dăm vỏ xe cao su phế liệu .................................. 62
4.3. KẾT QUẢ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DÁN DÍNH CỦA
LỐP XE BẰNG KEO UF ........................................................................... 62

4.3.1. Quá trình thí nghiệm ..................................................................... 62
4.3.2 Kết quả kiểm tra độ bền bám dính của liên kết ............................. 63
4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG TẠO VÁN DĂM TỪ
LỐP XE PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA............................................................. 66
4.4.1. Tính toán lựa chọn thông số công nghệ ........................................ 66
4.4.1.1. Khối lượng thể tích của ván hỗn hợp ..................................... 66
4.4.1.2. Tính lượng keo ....................................................................... 66
4.4.1.3. Trị số áp lực ép ...................................................................... 68
4.4.1.4.Thí nghiệm xác định tỷ lệ dăm hợp lý ..................................... 68
4.4.2. Thực nghiệm tạo ván..................................................................... 72
4.4.2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu ....................................................... 72


vii

4.4.2.2. Trộn keo ................................................................................. 72
4.4.2.3. Lên khuôn ............................................................................... 73
4.4.2.4. Ép nhiệt .................................................................................. 73
4.4.2.5. Ổn định ván ............................................................................ 74
4.4.3. Kết quả kiểm tra độ bền uốn tĩnh của ván .................................... 74
4.4.4. Kết quả kiểm tra độ bền liên kết của ván (kéo vuông góc bề mặt) .... 76
4.4.5. Kết quả kiểm tra tính trương nở của ván ...................................... 78
4.4.6. Ép ván theo chế độ công nghệ hợp lý ........................................... 79
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 81
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 81
5.2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85



viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Kí hiệu

Ý nghĩa kí hiệu

D

Độ trương nở chiều dày

L

Chiều dài (mm)

m

Khối lượng

MC

Độ ẩm (%)

P

Áp suất ép (Mpa)

σkvg

Độ bền kéo vuông góc với bề mặt ván (kG/cm2)


ut

Độ bền uốn tĩnh (MPa)

t

Chiều dầy (mm)

T

Nhiệt độ (0C)

V

Thể tích mẫu (mm3)

W

Chiều rộng (mm)

γ

Khối lượng thể tích (g/cm3)

τ

Thời gian (phút)



ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Ý nghĩa chữ viết tắt

UF

Ure-Formandehyd

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

KLTT

Khối lượng thể tích


x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Số lượng, công suất các nhà máy ván dăm trên thế giới

4

Bảng 1.2

Phân bố và công suất nhà máy ván dăm theo vùng

5

Bảng 1.3
Bảng 1.4

Tình hình sản xuất ván dăm ở Việt Nam từ năm
2002-2007(m3)
Tình hình xuất nhập khẩu ván dăm ở Việt Nam từ
năm 2002-2011

7

7


Bảng 2.1

Mức, bước thay đổi của các thông số thí nghiệm

22

Bảng 2.2

Ma trận bố trí thí nghiệm

22

Bảng 3.1

Ảnh hưởng của chiều dày dăm đến lượng keo sử dụng

31

Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

Ảnh hưởng của chiều rộng dăm đến độ bền uốn tĩnh
của ván dăm
Ảnh hưởng của chiều dài dăm đến độ bền uốn tĩnh
của ván dăm
Hình dạng và kích thước của dăm dùng trong sản xuất
ván dăm


33

33

34

Bảng 3.5

Trị số áp lực ép giai đoạn 1 theo khối lượng thể tích

46

Bảng 3.6

Kích thước của sợi xơ dừa

49

Bảng 3.7

Độ ẩm thăng bằng của xơ dừa

50

Bảng 3.8

Khối lượng thể tích của sợi xơ dừa theo đường kính sợi

50


Bảng 3.9

Độ bền kéo của sợi xơ dừa

51

Bảng 3.10

So sánh độ bền kéo của một xơ dừa với gỗ cao su

51

Bảng 3.11

Thành phần hóa học của xơ dừa

51

Bảng 4.1

Tỷ lệ mảnh của dăm xơ dừa

56


xi

Bảng 4.2

Khối lượng thể tích của vỏ xe phế liệu


60

Bảng 4.3

Trọng lượng mẫu vỏ xe sau khi ngâm nước

61

Bảng 4.4

Thí nghiệm khả năng dán dính vỏ xe theo nhiệt độ

63

Bảng 4.5

Tiêu chuẩn định mức keo

67

Bảng 4.6

Trị số áp lực ép giai đoạn 1 theo khối lượng thể tích

68

Bảng 4.7

Độ bền uốn tĩnh của ván thí nghiệm theo các tỷ lệ

phối trộn dăm khác nhau (MPa)

71

Bảng 4.8

Độ bền uốn tĩnh của ván thí nghiệm

74

Bảng 4.9

Kết quả kiểm tra độ bền kéo vuông góc của ván thí nghiệm

76

Bảng 4.10

Kết quả kiểm tra tỷ lệ trương nở chiều dày ván thí nghiệm

78


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình và đồ thị


Trang

Hình 1.1

Tình hình sản xuất ván dăm ở Việt Nam

8

Hình 1.2

10

Hình 1.3

a –Vỏ dừa; b – Xơ dừa đóng kiện; c – Xơ dừa xe sợi và
bện dây
Ván xơ dừa xi măng làm tấm lợp

Hình 1.4

Ván xơ dừa làm tường cách âm

12

Hình 2.1

Sơ đồ mô hình toán học nghiên cứu chế độ công nghệ

21


Hình 2.2

Vị trí kiểm tra chiều dày mẫu thử

25

Hình 2.3

Vị trí kiểm tra chiều dày mẫu thử

27

Hình 2.4

Cân và cân điện tử

28

Hình 2.5

Thước kẹp điện tử hiện số

28

Hình 2.6

Sàng phân loại và máy kiểm tra tính chất cơ học

28


11

Hình 3.1.a Độ bền cơ học

31

Hình 3.1.b Lực chống nhổ đinh

31

Hình 3.1.c Đặc trưng biến đổi của quá trình ép ván dăm

39

Hình 3.2.a

Sự phụ thuộc của mức độ nén thảm dăm vào tốc độ nén,
thời gian nén

42

Hình 3.2.b Độ ẩm của dăm

43

Hình 3.2.c Chiều dày của dăm

43

Hình 3.3


Diễn biến độ ẩm của thảm dăm

48

Hình 3.4

Vỏ dừa

49

Hình 3.5

Cấu tạo vỏ ô tô

53

Hình 4.1

Máy đập sợi và sợi sau phân loại

54

Hình 4.2

Máy cắt vỏ dừa và mảnh vỏ sau cắt.

55

Hình 4.3


Mảnh vỏ dừa sau khi cắt được đóng kiện

55


xiii

Hình 4.4

Vỏ dừa sau khi nghiền (a), bột mịn (b) và xơ dừa (c)

57

Hình 4.5

Băm vỏ xe

59

Mẫu vỏ xe dán dính bằng keo UF. Mẫu 1 – Dán dính 2
Hình 4.6

mặt phía ngoài của vỏ xe. Mẫu 2 – Dán dính 2 mặt phía
trong vỏ xe. Mẫu 3 –Dán dính mặt phía ngoài với mặt

63

phía trong của vỏ xe
Hình 4.7

Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10

Các mẫu thử kéo vuông góc
Ván ép từ hỗn hợp xơ dừa lẫn bột mịn hạt xốp và dăm
vỏ xe
Ván ép: xơ dừa / vỏ xe : 25/75 – 50/50 – 75/25 (trên
xuống)
Máy băm xơ dừa (a), thùng trộn (b) và máy ép thí
nghiệm (c)

65
70

71

72

Hình 4.11 Sơ đồ ép ván

74

Hình 4.12 Biểu đồ biểu diễn tương quan X1 và X2 đối với σut

75

Hình 4.13 Biểu đồ biểu diễn tương quan X1 và X2 đối với σkvg

77


Hình 4.14

Mẫu ván dăm vỏ xe phế liệu + dăm xơ dừa với chất kết
dính là keo UF ép theo thông số công nghệ tối ưu

80



1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, khi nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên
ngày càng cạn kiệt, việc sản xuất và sử dụng ván dăm ngày càng trở nên phổ
biến. Ván dăm với ưu điểm là loại vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu có
yêu cầu không quá cao, có thể tận dụng bìa bắp, phế liệu gỗ, gỗ tỉa thưa... đã
góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm, thay thế gỗ tự nhiên và được sử dụng
rộng rãi trong sản xuất đồ mộc và sản phẩm mộc xuất khẩu. Vì thế, các nhà
nghiên cứu và các nhà sản xuất cũng đã nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại
ván dăm sử dụng nguyên liệu tổng hợp từ các loại gỗ, các phế phẩm từ lâm
nghiệp, nông nghiệp và các vật liệu của các ngành khác. Vì vậy, việc nghiên
cứu sản xuất ván dăm từ nguồn nguyên liệu khác đóng vai trò rất quan trọng,
nó mở ra một hướng mới về sử dụng nguyên liệu cho sản xuất. Bên cạnh đó,
sản xuất ván dán có chiều hướng đi xuống do khó khăn về nguyên liệu thì sản
xuất các loại ván dăm, ván sợi ngày càng gia tăng. Ván dăm có nhiều thuận
lợi về mặt nguyên liệu, sản phẩm làm ra có kích thước lớn, cấu trúc khá đồng
đều nên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
Trên cơ sở vừa phân tích, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tại

“NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠO VÁN DĂM TỪ HỖN HỢP LỐP XE
PHẾ LIỆU VÀ XƠ DỪA” dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Lý Tuấn
Trường. Chúng tôi mong rằng sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn
nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ nói chúng và trong sản xuất ván dăm nói
riêng.


2

2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
a. Ý nghĩa khoa học
Trong điều kiện nghiên cứu và sản xuất của Việt nam, luận văn đưa ra
những vấn đề lý thuyết của sản xuất ván dăm
- Xác định các thông số về dăm từ vỏ xe phế liệu và xơ dừa
- Xác định thông số công nghệ tạo ván từ hỗn hợp vỏ xe phế liệu và xơ
dừa với chất kết dính là keo UF.
- Các vấn đề về kỹ thuật khi tạo ván dăm từ vỏ xe phế liệu và xơ dừa với
chất kết dính là keo UF như: sự ảnh hưởng của nhiệt độ ép, thời gian ép đến
các chỉ tiêu chất lượng ván.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Tạo ván dăm từ các nguồn phế liệu vỏ xe , vỏ quả dừa là vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn lớn. Những kết quả nghiên cứu và kết luận của luận văn là
bước khởi đầu để nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn sản xuất ván dăm của
Việt Nam. Điều này mở ra hướng sử dụng vật liệu mới.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN

XUẤT VÁN DĂM
1.1.1. Trên thế giới
Ngay từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 các nhà khoa học Anh, Đức đã
tiến hành những thử nghiệm sản xuất một loại vật liệu gỗ nhằm tận dụng
những núi phế liệu mạt cưa và gỗ vụn thải ra từ các xưởng cưa xẻ và đồ mộc.
Những thành công bước đầu của một sản phẩm được tạo ra bằng cách ép
nguội mạt cưa, dăm bào trộn với keo albumin đã cho thấy một hướng nghiên
cứu đúng.Tuy nhiên, do tính năng sử dụng chưa có nhiều ưu điểm nên các nhà
sản xuất không triển khai ứng dụng. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu
hoàn thiện công nghệ, thiết kế hoàn chỉnh hệ thông máy và thiết bị sản xuất
ván từ mạt cưa dăm bào gỗ vụn trộn với các lọa keo tổng hợp, mà không sử
dụng keo da, keo xương, keo sữa…đã tạo được sản phẩm ván dăm có nhiều
ưu điểm trong sử dụng. Năm 1936 – 1937, xưởng ván dăm Torfit đầu tiên
trên thế giới được xây dựng tại Đức. Năm 1938 Tiệp khắc xây dựng xưởng
ván dăm Dias. Năm 1941, Thụy điển, Pháp… cũng phát triển loại hình sản
phẩm này. Năm 1942 – Công ty Farley – Loetscher xây dựng nhà máy ván
dăm đầu tiên ở Mỹ. Sản phẩm của công ty này có tên Loctex (ván không phủ
mặt) Và Faloctex (ván có phủ mặt). Khối lượng thể tích của ván từ 0,7 – 1,8
g/cm3. Tại Liên xô, đến năm 1955 – một xưởng sản xuất ván dăm nhỏ lần
đầu tiên được đưa vào hoạt động tại nhà máy gỗ dán xây dựng UFA. Sản
phẩm ván dăm có khối lượng thể tích thấp (400 kg/m3), không đáp ứng các
yêu cầu về độ bền. Năm 1957, hai dây chuyền sản xuất ván dăm đặt mua của
Anh bắt đầu hoạt động. Từ năm 1959 đến 1990, có 40 dây chuyền công suất
25.000 m3/năm, thiết bị do Liên xô tự chế tạo. Sau đó, tại Nga tổ chức lắp đặt


4

51 dây chuyền. Tuy nhiên, công nghiệp ván dăm của Nga thời gian này không
hiệu quả và chỉ đạt 2 triệu m3 năm 1998.

Sang thế kỷ 21, sản xuất ván dăm ở Nga đã khác. Năm 2003: có 38
dây chuyền với công suất thiết kế: 3.868.000 m3, công suất thực tế: 3.176.000
m3. Năm 2004: 38 dây chuyềnvới công suất thiết kế: 4.011.000 m3, công suất
thực tế: 3.626.000 m3; Năm 2005: lắp đặt 39 dây chuyền, công suất thiết kế:
4.098.000 m3, công suất thực tế: 3930.000 m3. Năm 2006: lắp 44 dây chuyền,
công suất thiết kế: 5.275.000 m3, công suất thực tế: 4.717.000 m3. Năm 2007:
45 dây chuyền, công suất thiết kế: 6.209.000 m3; công suất thực tế: 5.170.000
m3. Năm 2007 nước Nga sản xuất sản lượng lên tới 5.170.000 m3 ván dăm,
trong khi công suất thiết kế là 6.209.000 m3. Ván dăm là loại ván nhân tạo
hàng đầu ở Nga.
Một cách tổng quát, tình hình sản xuất ván dăm trên thế giới những
năm đầu thế kỷ 21 như sau : Ván dăm được phát triển sản xuất rộng rãi ở tất
cả các châu lục, mạnh nhất là châu Âu, rồi đến châu Á, Bắc Mỹ. Năm 2001,
toàn thế giới có 733 nhà máy, tổng công suất 81.972.000 m3, năm 2005 có
719 nhà máy tổng công suất 85.844.000 m3 tăng 4,7%. Bảng1.1 và 1.2 cho
biết một cách tổng thể số lượng nhà máy, công suất ván dăm trên toàn thế
giới, ở các vùng và ở một số nước.
Bảng 1.1. Số lượng, công suất các nhà máy ván dăm trên thế giới
Loại nhà
máy ván
dăm
Ván dăm

Name 2001
Số lượng
733

Công suất
1.000 m3
81,972


Name 2005
Số lượng
719

Tăng

Công suất

trưởng

1.000 m3

(%)

85,844

4,7%

(Nguồn: Tóm tắt và tổng hợp theo tạp chí Panel & Funiture TFU năm 2006)


5

Bảng 1.2. Phân bố và công suất nhà máy ván dăm theo vùng
Loại
nhà
máy
Ván
dăm


Công suất năm 2001 (1.000 m3)
Bắc Mỹ
SL
64

CS

Âu Châu
SL

CS

Vùng
khác
SL

CS

13891 215 44431 454 23650

Công suất năm 2005 (1.000 m3)
Bắc Mỹ
SL
57

CS

Âu Châu
SL


CS

Vùng
khác
SL

CS

13792 215 44780 447 27272

(Nguồn: Tóm tắt và tổng hợp theo tạp chí Panel & Funiture TFU năm 2006)
Qua những số liệu trên có thể thấy sản xuất ván dăm trên thế giới vẫn
phát triển với tốc độ rất nhanh, chỉ sau 4 năm mức tăng trưởng đạt 4,7%. Và
sản lượng ván dăm toàn thế giới được dự báo tăng khoảng 20%(dự báo của
BIS Shrapnel) từ 69,9 triệu m3 trong năm 2009 lên 84,1 triệu m3 vào năm
2013. Mức tiêu thụ trung bình mỗi năm sẽ tăng trưởng 6% trong giai đoạn
2010 – 2013. Điều này cũng có nghĩa là nguyên liệu sử dụng để sản xuất ván
dăm cũng cần phải tăng lên tương ứng. Sự phát triển của ván dăm đồng thời
làm thay đổi cả những thành phần tham gia vào trong cấu trúc của sản phẩm
này.
1.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt nam, sản phẩm ván dăm xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ
70 của thế kỷ trước, nhưng không phát triển. Năm 1972, Cộng hòa dân chủ
Đức viện trợ một dây chuyền sản xuất ván dăm có công suất 1000m3 / năm,
lắp đặt tại Quảng Ninh. Năm 1974, Thụy Điển cũng viện trợ một dây chuyền
ván dăm có công suất 1000m3 / năm lắp đặt tại Việt Trì. Sau khi chạy thử cả
hai dây chuyền ván dăm này đều không hoạt động. Năm 1974, ở miền Nam,
một dây chuyền sản xuất ván dăm theo phương pháp ép đùn đã được lắp đặt
tại Tân Mai, Biên hòa, nhưng chưa đưa vào hoạt động. Cho đến những năm

đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, sản phẩm ván dăm vẫn xa lạ với người


6

tiêu dùng Việt Nam. Phải đến năm1994, dây chuyền sản xuất ván dăm tương
đối hoàn chỉnh được lắp đặt tại Nhà máy đường Hiệp Hòa – Long An với máy
và thiết bị nhập toàn bộ từ Trung quốc. Năm 1995, lần đầu tiên sản phẩm ván
dăm Việt nam sản xuất từ phế liệu bã mía xuất hiện trên thị trường, sản lượng
5000m3, và đến năm 1998 sản lượng được nâng lên 8500 m3 / năm, sử dụng
thêm nguyên liệu gỗ điều và bạch đàn. Đến năm 2005 nhà máy đường La Ngà
– Đồng Nai, tổ chức lắp đặt dây chuyền máy thiết bị sản xuất ván dăm từ bã
mía nhập đồng bộ từ Trung Quốc có công suất 5000 m3/năm và tiến hành sản
xuất vào năm 2007. Cũng năm 2007, Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam
đưa dây chuyền ván dăm gỗ nhập từ Trung quốc, lắp đặt tại Phú Xá, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đi vào sản xuất, với công suất thiết kế
16.500 m3 sản phẩm/năm, được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001-2000, trang bị công nghệ hiện đại, sản phẩm xuất xưởng có độ dày từ 8
– 32 mm. Tiêu chuẩn về chất lượng của ván dăm Thái Nguyên đạt ứng suất
uốn tĩnh ≥14,71MPa, độ dãn nở theo chiều dày ≤ 8%, độ ẩm của ván 5 –
11%, khối lượng riêng từ 500 – 850 kg/m3 (theo số liệu của Tổng công ty
Lâm nghiệp Việt Nam Vianfor cung cấp).
Những nhà máy nêu trên đều hoạt động có hiệu quả, chất lượng sản phẩm
có sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra các công ty ở nhiều địa phương
trong cả nước cũng lắp đặt các dây chuyền sản xuất ván dăm với quy mô nhỏ
từ 1000 – 3500 m3/ năm như: Công ty chế biến Lâm sản Đắc Lắc, công ty chế
biến gỗ Hòa Bình (Kon Tum), nhà máy ván dăm Hương Quỳnh (Bình
Dương), Công ty Hiệp Nguyên (Bình Dương), Công ty Lâm nghiệp U Minh
Thượng (Cà Mau), công ty ván dăm Tân Phú (Đồng Nai), Công ty chỉ xơ dừa
25/8 (Bến Tre)….đưa tổng sản lượng ván dăm Việt Nam tử 20.000 m3 năm

1995 tăng lên 200.000 m3 năm 2010.


7

Mặc dù sản lượng ván dăm tại Việt Nam ngày càng tăng tuy nhiên vẫn
chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chất lượng của ván
dăm trong nước vẫn chưa cạnh tranh được với ván dăm ngoại nhập nên dẫn
đến tình trạng nhập siêu. Cụ thể năm 2002, sản lượng ván dăm sản xuất tại
Việt Nam chỉ đạt 2000 m3 nhưng đến năm 2007 đã đạt được 180.000 m3.
Cũng trong năm 2007 Việt Nam phải nhập khẩu 153.400 m3 ván dăm nhưng
chỉ xuất khẩu 200 m3.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ván dăm ở Việt Nam từ năm 2002-2007(m3)
Năm

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Sản lượng

2.000


43.500

48.000

243.000

256.000

180.000

Bảng 1.4. Tình hình xuất nhập khẩu ván dăm ở Việt Nam từ năm 20022011
Năm 2002 2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010 2011
Nhập
khẩu 20000 20000 126401 126401 229200 153400 153400 153400 69266 69266
(m3)
Xuất
0
0
1453
1453
200
200

200
200
7521 7521
khẩu
(m3)

(Nguồn: Faostat)


×