Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Cảnh quan khu di tích côn sơn và biện pháp duy trì tính ổn định cảnh quan đểphục vụ lễ hội, du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 77 trang )

i

Bé Gi¸o Dôc vµ ®µo t¹o

Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

====== ======

NGUYỄN THỊ NHƯ HOA

CẢNH QUAN KHU DI TÍCH CÔN SƠN VÀ BIỆN
PHÁP DUY TRÌ TÍNH ỔN ĐỊNH CẢNH QUAN ĐỂ
PHỤC VỤ LỄ HỘI, DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2012


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo
sư.Tiến sĩ Ngô Quang Đê.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các giải pháp kĩ
thuật lâm sinh, cảnh quan, quản lí, tổ chức đưa ra xuất phát từ thực tiễn, dựa trên
kiến thức học được từ trường lớp và chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào
trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “ Hội Đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp


Thạc sĩ Lâm học ”.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn


iii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học lâm nghiệp theo chương
trình đào tạo cao học Lâm nghiệp hệ chính quy, khóa học 2009 - 2011.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn thạc sỹ này, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các thầy,
cô giáo Trường Đại học lâm nghiệp, các bạn bè và địa phương nơi tôi thực hiện
nghiên cứu. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó.
Trước tiên, tôi xin đặc biệt cảm ơn GS.TS Ngô Quang Đê là người hướng
dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn Khoa Sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ.

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn


iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................2
1.1. Nghiên cứu về rừng nhiệt đới và cảnh quan rừng Việt Nam .....................2
1.2. Giá trị nhân văn của cảnh quan khu di tích Côn Sơn ................................3
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................8
2.1. Mu ̣c tiêu nghiên cứu ......................................................................................8
2.2. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu ....................................................................................8
2.3. Pha ̣m vi nghiên cứu........................................................................................8
2.4. Nô ̣i dung nghiên cứu ......................................................................................8
2.5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................8
2.5.1. Quan điể m phương pháp luận ..................................................................8
2.5.2. Ngoại nghiê ̣p ..........................................................................................10
2.5.3. Nội nghiê ̣p...............................................................................................12
2.6. Đề xuấ t các giải pháp nhằ m phát triể n bề n vững khu hê ̣ thực vâ ̣t và
cảnh quan di tích lich
̣ sử côn sơn.......................................................................12
2.6.1. Giải pháp về ki ̃ thuật ..............................................................................12


v
2.6.2. Giải pháp về quy hoạch cảnh quan ........................................................12
2.6.3. Giải pháp vể tổ chức, quản lý .................................................................12
2.6.4. Giải pháp về tăng cường đầu tư tài chính và khoa học kĩ thuật ............12
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI - VĂN HÓA CỦA

KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................................................................13
3.1. Điề u kiêṇ tự nhiên ........................................................................................13
3.1.1.Vi ̣ trí đi ̣a lí................................................................................................13
3.1.2. Đi ̣a hình ..................................................................................................13
3.1.3. Khí hậu ...................................................................................................14
3.1.4. Thủy văn .................................................................................................14
3.1.5. Điề u kiê ̣n đấ t đai ....................................................................................14
3.2. Điề u kiêṇ xã hô ̣i ............................................................................................16
3.2.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................16
3.2.2. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội........................................................16
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................18
4.1. Thực vật trong khu vực nghiên cứu ...........................................................18
4.1.1. Chùa Côn Sơn (Chùa Hun) ....................................................................18
4.1.2. Giếng Ngọc .............................................................................................20
4.1.3. Am Bạch Vân (Bàn cờ tiên) ....................................................................21
4.1.4. Thạch Bàn (Suối Côn Sơn) .....................................................................23
4.1.5. Đền thờ Nguyễn Trãi ..............................................................................25
4.1.6. Đền Thanh Hư ........................................................................................26
4.1.7. Hồ Côn Sơn ............................................................................................27
4.2. Hiện trạng môi trường sinh thái .................................................................28
4.2.1. Môi trường đất ........................................................................................28
4.2.2. Nguồn nước ............................................................................................29
4.2.3. Môi trường không khí .............................................................................29
4.2.4. Hệ sinh thái .............................................................................................29


vi
4.3. Môi trường văn hoá, du lịch ........................................................................29
4.4. Những tác đô ̣ng ảnh hưởng đế n cảnh quan khu di tích ...........................30
4.5. Kết quả điều tra thực vật trong OTC ........................................................30

4.5.1.Tổ thành tầng cây cao .............................................................................30
4.5.2. Sinh trưởng tầng cây cao........................................................................34
4.5.3. Kết quả điều tra tái sinh .........................................................................35
4.6. Danh mục các cây cổ thụ và cây di tích .....................................................38
4.6.1. Danh lục cây cổ thụ ................................................................................39
4.6.2. Danh lục cây di tích ................................................................................41
4.7. Cảnh quan khu vực nghiên cứu ..................................................................41
4.7.1. Sơ đồ hiện trạng cảnh quan khu di tích côn sơn ....................................41
4.7.2. Đánh giá tính đa dạng sinh học trong khu di tích ..................................43
4.7.3. Đánh giá tính hợp lý của cảnh quan trong khu di tích Côn Sơn ............45
4.7.4. Tình trạng xuống cấp và nguyên nhân xuống cấp của cây xanh trong
khu di tích lịch sử Côn Sơn ...............................................................................47
4.7.5. Đề xuất cải thiện cảnh quan và biện pháp duy trì tính ổn định cảnh quan
phục vụ lễ hội du lịch một cách bền vững ........................................................52
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Viết đầy đủ

Ba

Bách tán

Ca


Cau ta

Đ

Đa

Đa

Đại

Đe

Đề

Ga

Gạo xanh

Ke

Keo

Lo

Long não

Mi

Mít


Ngo

Ngọc lan

Nha

Nhãn

Sa

Sanh

Th

Thông mã vĩ

Va

Vải

Xa

Xà cừ


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng


TT

Trang

4.1

Tổ thành tầng cây cao theo vị trí địa hình nghiên cứu

31

4.2

Tổ thành cây cao theo hướng địa hình nghiên cứu

32

4.3

Tổng hợp tổ thành tầng cây cao ở khu vực nghiên cứu

33

4.4

Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao

34

4.5


Tổ thành cây tái sinh khu vực nghiên cứu

36

4.6

Mật độ và chất lượng cây tái sinh

37

4.7

Phân cấp chiều cao và cây tái sinh có triển vọng

38

4.8

Danh mục các cây cổ thụ

40

4.9

Danh mục các cây di tích

41


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

4.1

Chùa Côn Sơn

18

4.2

Sân chùa Hun

18

4.3

Cây Đại cổ thụ hơn 600 tuổi tại chùa

Error!
Bookmark
not
defined.

4.4


Giếng Ngọc

21

4.5

Bàn cờ tiên (Am Bạch Vân)

23

4.6

Thạch bàn

24

4.7

Cảnh quan khu đền thờ Nguyễn Trãi

26

4.8

Đền thờ Trần Nguyên Đán

26

4.9


Hồ Côn Sơn

Error!
Bookmark
not
defined.

4.10

Miếu Ngũ Nhạc

4.11

Cây đại cổ thụ

28
Error!
Bookmark
not
defined.

4.12

Cây Thông cổ thụ

18

4.13

Sơ đồ khu di tích Côn Sơn


42

4.14

Thân cây Đại bị mối ăn

48

4.15

Cây Đại bị rêu và địa y kí sinh

48


x
4.16

Cây Thông cổ thụ bị mục gốc

48


1

MỞ ĐẦU
Côn Sơn – Kiế p Ba ̣c là hai di tić h lich
̣ sử nổ i tiế ng của huyê ̣n Chí Linh tỉnh
Hải dương. Khu di tích danh thắ ng Côn Sơn thuô ̣c xã Cô ̣ng Hòa huyê ̣n Chí Linh

tỉnh Hải Dương, nằ m giữa hai dãy núi Phươ ̣ng Hoàng - Kỳ Lân, cách Hà Nô ̣i
khoảng 70km về phía Đông – Bắc.
Khu di tić h danh thắ ng này gồ m có núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suố i
và các di tích nổ i tiế ng gắ n liề n với cuô ̣c đời của nhiề u danh nhân trong lich
̣ sử như
Trầ n Nguyên Đán, Huyền Quang và đặc biê ̣t là anh hùng dân tô ̣c, danh nhân văn
hóa thế giới Nguyễn Traĩ .
Toàn bô ̣ khu di tích lich
̣ sử Côn Sơn có diê ̣n tić h 1653.8 ha, đươ ̣c chia làm hai
vùng: vùng bảo tồ n đă ̣c biê ̣t và vùng khai thác đă ̣c biê ̣t. Ngoài ra còn có vùng đê ̣m
với diê ̣n tích là 4772 ha, bao quanh cả hai khu vực Côn Sơn và Kiế p Ba ̣c.
Tuy nhiên, hiê ̣n nay cảnh quan hê ̣ sinh thái đang bi ̣tác đô ̣ng ma ̣nh mẽ do sự
phát triể n của kinh tế , xã hô ̣i, văn hóa, tín ngưỡng. Diê ̣n tić h rừng bi ̣thu hẹp la ̣i do
bi ̣chă ̣t phá bừa bãi nhằ m phu ̣c vu ̣ nhu cầ u lơ ̣i ić h của con người, cảnh quan xung
quanh khu di tích bi ̣xuố ng cấ p và không đươ ̣c quy hoa ̣ch đồ ng bô ̣, hơ ̣p li.́
Khu cảnh quan di tić h Côn Sơn là mô ̣t di sản văn hóa số ng, quá trin
̀ h sử du ̣ng
chúng cùng với tính tấ t yế u sẽ là quá trình đào thải tự nhiên đã làm cho nó thay đổ i
và xuố ng cấ p theo thời gian. Xuấ t phát từ thực tế trên và những yêu cầ u cấ p bách
bảo vê ̣ và tôn ta ̣o cảnh quan khu di tić h Côn Sơn, tôi tiế n hành nghiên cứu cảnh
quan khu di tích Côn Sơn và các mố i quan hê ̣ xung quanh khu di tić h nhằ m đảm
bảo tiń h phù hơ ̣p về mă ̣t kiế n trúc xây dựng cũng như cảnh quan sinh thái cho khu
di tích, từ đó có những biê ̣n pháp bảo vê ̣, duy trì tính ổ n đinh
̣ bề n vững cho khu vực.
Với đề tài: “Cảnh quan khu di tích Côn Sơn và biê ̣n pháp duy trì tính ổ n đinh
̣
cảnh quan để phục vụ lễ hội, du lich.”
sẽ giải quyế t các yêu cầ u trên.
̣



2

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về rừng nhiệt đới và cảnh quan rừng Việt Nam
Rừng Việt Nam mang đầy đủ đặc điểm cơ bản của rừng nhiệt đới. Những
nghiên cứu về các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam đã được một số tác giả
trong và ngoài nước tiến hành từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay nhưng còn rất tản
mạn, bởi nhiều nguyên nhân, trong đó chiến tranh là nguyên nhân chính.
Người đầu tiên nghiên cứu về hệ sinh thái rừng Bắc Bộ là A.Chevalier (1918). Vào
năm 1943 P.Maurand đã nghiên cứu “các kiểu quần thể” trong ba vùng Bắc Đông
Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian. Năm 1956, Dương Hàm Hi có công bố
về “Tài nguyên rừng rú Việt Nam”. Ngoài ra còn một số công trình khác như: Loeschau
(1960), Trần Ngũ Phương (1970.2000)… đã nghiên cứu về rừng Bắc Việt Nam.
Rừng là bộ phận quan trọng nhất của sinh quyển trên hành tinh chúng ta. Tài
nguyên rừng không chỉ mang lại giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn về văn hóa,
xã hội và bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền. Ngoài công năng cung cấp hàng
hóa lâm sản, phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu thì rừng
còn mang lại giá trị về văn hóa cảnh quan cho khu vực đó. A.Tsêkhốp nhà văn Nga đã
từng nói rằng: “ Rừng và cảnh quan của rừng có thể làm tăng sức khỏe con người, làm
mạnh thêm quan niệm về đạo đức”. Chính vì vậy, khi cuộc sống con người được nâng
cao thì kéo theo mong muốn được hưởng thụ các giá trị về cuộc sống ngày càng lớn, cho
nên những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được mở ra, các khu di tích lịch sử
gắn với rừng được quan tâm, tôn tạo, bảo vệ. Những khu danh lam thắng cảnh xây dựng
ngày càng nhiều, các khu du lịch sinh thái có mặt khắp mọi nơi như một yếu tố để đáp
ứng các nhu cầu của con người.
Cảnh quan khu di tích lịch sử là vấn đề hiện nay đang được xã hội rất quan
tâm. Làm sao có thể duy trì, cải tạo cảnh quan khu di tích mà vẫn đảm bảo yếu tố tự
nhiên, không làm phá vỡ cấu trúc lịch sử vốn có của nó. Cảnh quan phải phù hợp



3

với không gian kiến trúc và có chứa đựng đầy đủ ý nghĩa lịch sử, văn hóa của khu
di tích đó.
1.2. Giá trị nhân văn của cảnh quan khu di tích Côn Sơn
Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quá lớn với mỗi người dân, khi cuộc
sống của chúng ta đang từng ngày, từng giờ được cải thiện, nâng cao cả về vật chất
lẫn tinh thần, thì ý thức cần phải bảo vệ, giữ gìn các giá trị di sản văn hóa dân tộc
càng được nêu cao và đặt lên hàng đầu.
Nằm cách Hà Nội chừng 70km, khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc
(huyện Chí Linh, Hải Dương) gắn liền với tên tuổi các anh hùng, danh nhân văn hóa
đất Việt như Trần Nguyên Đán, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi.
Cái hấp dẫn du khách thập phương trước hết vì Côn Sơn là một vùng danh
lam cổ kính nổi tiếng. Khoảng 600 năm trước, Nguyễn Phi Khanh (thân phụ
Nguyễn Trãi) đã mô tả: Khói đầu non, ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bày, hoa dọc
suối, cỏ ven rừng, biếc hồng phấp phới. Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi
thơm để ngửi, sắc đẹp để xem.
Ngày nay, di tích Côn Sơn được tu tạo và bổ sung thêm nhiều nét mới, khiến
phong cảnh càng thêm thơ mộng và huyền diệu. Du khách đến Côn Sơn vào bất cứ
mùa nào cũng thấy không khí mát lành, bởi nơi đây có tấm thảm thực vật lý tưởng.
Vào những ngày đầu xuân mưa lất phất, cây cối đua nhau nảy lộc, trời đất Côn Sơn
hòa quyện với nhau. Đi dưới mặt đất mà tay như với được những áng mây bồng
bềnh. Leo lên sườn núi, bước chân du khách lẫn trong mây.
Đã đến Côn Sơn, du khách không thể không leo lên sườn núi Kỳ Lân thơ
mộng. Tương truyền, vào một sớm mùa thu, có một số thi nhân rẽ cỏ, vén hoa tìm
đường lên núi. Trên đường đi, họ nghe như có tiếng nói, cười lao xao từ đỉnh núi
vọng xuống. Nhưng đến nơi tịnh không một bóng người, chỉ thấy một bàn cờ đang
đánh dở. Đứng ở đỉnh núi cao giữa bao la đất trời, mọi người cho rằng các tiên đã

xuống đây chơi cờ, múa hát, khi thấy người vội bỏ đi không kịp mang theo bàn cờ.
Vì thế, đỉnh núi được gọi là Bàn Cờ Tiên.


4

Còn sườn bên phải núi Kỳ Lân, nơi Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học, nay vẫn
còn dấu tích nền nhà xưa cùng với phiến đá lớn mà nhân dân địa phương thường gọi
là Thạch Bàn, hay còn gọi là hòn đá năm gian (rộng bằng 5 gian nhà), nơi Nguyễn
Trãi từng ngồi ngâm ngơ, đọc sách.
Quần thể di tích lịch sử – văn hoá – danh thắng Côn Sơn, cụm di tích thờ
Phật (chùa Hun) và cụm di tích về danh nhân (đền thờ Nguyễn Trãi), đều có vị trí
và tầm quan trọng đặc biệt; du khách tới đây dâng hương niệm Phật, tưởng nhớ Ức
Trai và ngoạn cảnh, tiêu dao, nên có nhiều người là trí giả, văn nhân và đông đảo
thầy giáo, học trò. Xưa nay, người đời tìm đến Côn Sơn là cuộc tìm về với căn nhà
vũ trụ, nơi hoà hợp tột cùng của âm dương, sơn thuỷ và trời đất. Để ở đó, con người
được hưởng thụ khí trời trong mát, với hương rừng, gió núi và tiếng ca muôn thuở
của suối chảy, thông reo; được đắm mình trong hồn thiêng sông núi, trong cổ tích
ngàn năm còn rung động trái tim của muôn triệu con người. Côn Sơn là mảnh đất
lịch sử lâu đời. Hơn một ngàn năm trước, Định quốc công Nguyễn Bặc, thượng thuỷ
tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở đây để đánh sứ quân Phạm Phòng Át,
giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước vào năm 968. Trong các cuộc chiến
tranh giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc, quân dân trong vùng thường lấy rừng
núi Côn Sơn làm căn cứ đánh giặc. Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm và Thanh Mai,
Côn Sơn là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền phái mang đậm bản sắc
văn hoá Việt Nam. Đệ nhất tổ – Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ –
Pháp Loa tôn giả và đệ tam tổ – Huyền Quang tôn giả đều đã về đây hoằng dương
thuyết pháp, phát triển giáo giới, xây dựng chùa Hun thành chốn tổ đình, một Thiền
viện lớn từ thời đại nhà Trần. Côn Sơn là mảnh đất có bề dầy văn hoá hiếm có. Ở
đây, văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho giáo và văn hoá Lão giáo cùng tồn tại và phát

triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hoá Việt, đều để lại
dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các
bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối… Văn hoá Lý – Trần, văn hoá Lê – Nguyễn
hiển hiện trước mắt mọi người và ở các tầng văn hoá dưới lòng đất khi khai quật
khảo cổ học. Di sản văn hoá phi vật thể quý giá ở Côn Sơn chứa đựng trong sách


5

vở, trong các truyền thuyết còn lưu, trong các nghi thức cúng tế, trong các hoạt
động lễ hội vô cùng phong phú. Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí
thức, văn nhân, những nhà văn hoá đến thăm, cảm hứng và sáng tạo đến như ở Côn
Sơn. Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh
nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hoá Việt Nam ở nhiều giai
đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách. Trần Nguyên Đán –
quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn
dựng Thanh Hư Động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời. Thời Lê sơ, Anh hùng
dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn
bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn, tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ
và nguồn thi hứng dạt dào. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy
(thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn) v.v. đều đã đến đây tìm lại dấu
vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị. Tháng 2-1965, Hồ
Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc
văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc
biệt đối với cổ nhân. Người xưa từng đúc kết: “Núi chẳng cần cao có tiên ắt nổi
tiếng. Nước chẳng cần sâu có rồng ắt thiêng”. Mỗi sự vật, di tích ở Côn Sơn đều lấp
lánh ánh sáng của Nguyễn Trãi – Sao Khuê; mỗi địa danh ở Côn Sơn đều in đậm
dấu ấn thiêng liêng, áng thi văn, cổ thoại, truyền thuyết ly kỳ và những sự tích bất
hủ của những danh nhân kim cổ. Những di tích và tên tuổi các danh nhân, của Trúc
Lâm Tam Tổ, đặc biệt là của Nguyễn Trãi, đã nâng tầm vóc Côn Sơn trở thành quốc

tự, thành di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, thành “một cõi đi về” trong đời
sống tâm hồn của muôn triệu người dân Việt, kể cả những người sống xa Tổ quốc .
Cảnh sắc thiên nhiên và con người tạo dựng đã làm cho Côn Sơn thành một “Đại
thắng tích”. Ở đây, có núi Kỳ Lân và Ngũ Nhạc, với rừng Thông bát ngát, suối chảy
rì rầm, nước hồ trong mát; có Bàn Cờ Tiên, Thạch Bàn, Giếng Ngọc; có chùa Hun,
đền Nguyễn Trãi, động Thanh Hư, cầu Thấu Ngọc, có Ngũ Nhạc linh từ… Cũng vì
Côn Sơn cảnh vật tốt tươi, “sắc ngàn ráng đỏ, rừng gấm cuốn, cỏ lụa giăng”, chùa
chiền cổ bích, am pháp thâm nghiêm, u tịch và tao nhã, nước biếc, non xanh, hữu


6

tình và hoà hợp, thành miền thắng cảnh làm say đắm hồn người, là nơi con người có
thể gửi gắm ước nguyện tâm linh, thoả chí hướng và rung động tâm hồn. Cho nên,
từ bao đời nay, mùa trẩy hội, “trai thanh gái lịch đi lại đông như mắc cửi”; bao thi
nhân, trí giả tìm về rồi ở đó, nghiền ngẫm và xúc cảm viết nên những trước tác có
giá trị sâu sắc, những áng thơ văn tuyệt đẹp. Ở đây, Huyền Quang viết kinh, thuyết
pháp, làm thơ; Trần Nguyên Đán nghiên cứu nông lịch và viết “Băng Hồ ngọc hác
tập”, Nguyễn Phi Khanh viết “Thanh Hư Động ký” và Nguyễn Trãi viết “Côn Sơn
ca” cùng nhiều bài thơ xứng là kiệt tác. Những năm gần đây, nhân dân Hải Dương,
được sự đồng lòng của đồng bảo cả nước, đã tu bổ hàng loạt di tích, đồng thời xây
dựng mới nhiều công trình văn hóa lớn như đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần
Nguyên Đán, đường lên Ngũ Nhạc v.v. làm cho Côn Sơn càng giàu thêm giá trị văn
hóa, cảnh sắc càng thêm tráng lệ, tôn nghiêm và ngoạn mục, hấp dẫn nhiều du
khách bốn phương.
Những công trình như chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ quan Tư đồ
Trần Nguyên Đán, Ngũ Nhạc linh từ…. trong quần thể Côn Sơn mãi mãi là những chốn
thờ tự thiêng liêng, nơi đặt niềm tin nhân thế. Vẻ đẹp hùng vỹ mà nên thơ, tráng lệ mà
trầm mặc thanh u của cảnh vật do thiên nhiên và con người tạo dựng tại Côn Sơn đang
tiếp tục được chăm sóc, tu bổ cho ngày càng tốt tươi, hoành tráng, giàu tiềm năng, ngày

càng hấp dẫn du khách thập phương về đây niệm Phật, tưởng nhớ các danh nhân, “nghỉ
ngơi chơi ngắm”, nâng cao tri thức và bồi bổ tâm hồn…
Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc bảo tồn, tôn
tạo, trùng tu, gìn giữ kiến trúc cảnh quan của những khu di tích, lịch sử văn hóa,
khu vườn, công viên, cây xanh ở các khu đô thị lớn. Quá trình đô thị hóa mở ra các
khu công nghiệp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống, vì vậy vấn đề Lâm
nghiệp đô thị cần phải được quan tâm đúng mức. Cụ thể là trong quá trình tôn tạo,
bảo tồn các khu di tích lịch sử, hạng mục cây xanh không thể thiếu cần được chú ý
và quan tâm không kém. Khu di tích lịch sử Côn Sơn cũng là một nét văn hóa mà
nhà nước và nhân dân đang hết sức quan tâm để bảo vệ, gìn giữ.


7

Khu di tích lịch sử Côn Sơn được quản lí bởi Ban quản lí di tích Côn Sơn và
Ban quản lí rừng tỉnh Hải Dương. Nơi đây gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của
nhiều danh nhân đất Việt như: Trần Nguyên Đán, Huyền Quang, anh hùng dân tộc
danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ngày nay, Côn Sơn còn lưu giữ được
những dấu tích văn hóa thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Phần cây xanh
bao gồm cây gỗ, cây bụi, cây cảnh nhỏ, cây đường viền, thảm cỏ... Tuy nhiên do
yêu cầu của việc trang trí trong những dịp lễ hội nên nhiều cây đã bị tác động của
con người, thêm vào đó là việc bổ sung, thay thế cây xanh không theo quy trình và
quy hoạch cụ thể nên dẫn đến tình trạng cấu trúc cảnh quan bị phá vỡ. Diện tích khu
di tích Côn Sơn tương đối rộng nhưng số lượng cũng như thành phần loài cây rất
nghèo nàn, đơn điệu. Loài cây chủ yếu là cây Thông cổ thụ, nhưng cũng đã bị chặt
phá nhiều vì mục đích xây dựng và bảo vệ các công trình kiến trúc. Ngoài ra tại khu
vực còn trồng một số cây như vải, nhãn, si, đa nhưng số lượng không nhiều, cũng
như không có quy hoạch cụ thể dẫn đến cảnh quan xung quanh khu di tích thiếu sự
liên kết, trông rất đơn điệu, rời rạc. Nhiều vị trí gần như không có tầng cây cao mà
chỉ toàn bụi rậm và cây dại. Các cây di tích, cây cổ thụ đang có dấu hiệu xuống cấp

do cằn cỗi, bị sâu bệnh…Nói chung cảnh quan cây xanh tại khu di tích lịch sử Côn
Sơn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có quy hoạch đồng bộ nên vấn đề này cần
phải nghiên cứu và có biện pháp bảo tồn, tôn tạo lại cho phù hợp với cảnh quan
cũng như mục đích sử dụng của con người.
Với giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của người dân Hải Dương
nói riêng và nhân dân cả nước nói chung, bên cạnh đó là giá trị tự nhiên gắn liền với
các danh lam thắng cảnh cùng với yêu cầu cấp bách bảo vệ hệ sinh thái rừng tự
nhiên, đảm bảo nguyên vẹn giá trị văn hóa, lịch sử cho khu di tích Côn Sơn, ngày
18/6/2010 thủ tướng phê duyệt quyết định 920/QĐ-TTg “Quy hoạch tổng thể bảo
tồn khu di tích lịch sử văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc”


8

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Mu ̣c tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cảnh quan và tin
̣
́ h đa da ̣ng sinh ho ̣c của hê ̣ thực vâ ̣t khu di tić h lich
sử Côn Sơn.
Đánh giá tính hơ ̣p lí của cảnh quan khu di tích và đề xuấ t các biê ̣n pháp tác
đô ̣ng nhằ m giữ gìn, tôn ta ̣o và phát triể n cảnh quan khu di tích lich
̣ sử Côn Sơn.
2.2. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu
Cảnh quan khu di tić h lich
̣ sử Côn Sơn, đă ̣c biê ̣t là các cây cổ thu ̣, cây di tích,
cây lâm nghiê ̣p chính, cây cảnh ta ̣o nên cảnh quan nhằ m phu ̣c vu ̣ cho du lich,
̣ lễ hô ̣i

khu di tić h Côn Sơn.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tâ ̣p trung nghiên cứu cảnh quan khu di tić h lich
̣ sử Côn Sơn, còn go ̣i
là vùng bảo tồ n đă ̣c biê ̣t với diê ̣n tić h là 413.2 ha. Đề tài tiế n hành nghiên cứu tính
phù hơ ̣p và giá tri ̣cảnh quan của khu di tích ảnh hưởng đế n sinh thái, văn hóa để có
những biê ̣n pháp tác đô ̣ng tić h cực nhằ m bảo vê ̣, duy trì và cải ta ̣o những nét đe ̣p
truyề n thố ng, đâ ̣m đà bản sắ c dân tô ̣c.
2.4. Nô ̣i dung nghiên cứu
2.4.1. Điề u tra quầ n thể thực vâ ̣t ta ̣i khu di tić h lich
̣ sử Côn Sơn.
2.4.2. Tìm hiể u tình hình sinh trưởng, phát triể n của hê ̣ thực vâ ̣t ta ̣i khu di
tích lich
̣ sử Côn Sơn. Tác du ̣ng của hê ̣ thực vâ ̣t với cảnh quan nơi đây.
2.4.3. Đánh giá sơ bô ̣ hiê ̣n tra ̣ng cảnh quan ta ̣i khu di tích lich
̣ sử Côn Sơn.
2.4.4. Nghiên cứu và đề xuấ t những biê ̣n pháp quản li,́ chăm sóc, tôn ta ̣o và
bảo vê ̣ cây xanh, cây cổ thu ̣, cây di tić h ta ̣i khu vực cũng như phương án quy hoạch
cảnh quan cho khu di tích lịch sử Côn Sơn.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Quan điểm phương pháp luận


9

Khu di tić h lich
̣ sử Côn Sơn là khu hê ̣ thực vâ ̣t bán nhân ta ̣o. Do đó đề tài vâ ̣n
du ̣ng nguyên lý cảnh quan sinh thái ho ̣c để nhìn nhâ ̣n mô ̣t cách tổ ng quan trong viê ̣c
điề u tra, đánh giá đă ̣c điể m khu thực vâ ̣t di tích lich
̣ sử này.

Cảnh quan sinh thái học (hay sinh thái học cảnh quan) do nhà thực vật học nổi
tiếng người Đức đề xuất năm 1939. Cảnh quan sinh thái học là sự kết hợp giữa tư
tưởng địa lí học và sinh thái học.
Cảnh quan là từ Hán Việt (tiếng anh là Landscape), là từ đa nghĩa. Theo Từ
Hóa Thành (1999) có ba cách lí giải như sau:
- Trên khái niệm thị giác mĩ học, cảnh quan đồng nghĩa với từ phong cảnh,
cảnh sắc.
- Trên phương diện địa lí, cảnh quan là tổng hợp của các thành phần sinh vật,
địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu trên bề mặt địa cầu.
- Trên phương diện cảnh quan sinh thái học (Landscape ecology), cảnh quan là
sự tụ họp của các hệ sinh thái khác nhau trong một không gian.
Cảnh quan sinh thái ho ̣c là khoa ho ̣c nghiên cứu kế t cấ u, công năng biế n hóa
của cảnh quan và quản lý, quy hoa ̣ch cảnh quan. Cảnh quan sinh thái ho ̣c là môn
ho ̣c tổ ng hơ ̣p, cơ sở lý luâ ̣n của nó là chỉnh thể luâ ̣n.
Để duy trì cảnh quan ổ n đinh
̣ cầ n:
-Tăng cường tiń h di chấ
̣ t cảnh quan.
- Tăng cường tính đa da ̣ng sinh ho ̣c.
- Quy hoa ̣ch cảnh quan phù hơ ̣p với điề u kiê ̣n kinh tế , văn hóa, xã hô ̣i và mục
đich sử du ̣ng của con người.
Trong tự nhiên, thực vật phong phú về loài, đa dạng về hình thái. Chúng tồn
tại và phát triển trong các kiểu rừng khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
trong thời gian dài. Vì vậy, đặc tính của cây chỉ được phát hiện chính xác và đầy đủ
khi tìm hiểu chúng trên quan điểm động với các mối quan hệ nhiều bên.
Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là các cá thể thực vật mà môi trường
sống là khu di tích lịch sử Côn Sơn. Các cá thể này có vòng đời khác nhau, kích
thước khác nhau, mọc và được trồng hỗn giao với nhiều loài cây trong quần thể bán



10

nhân tạo. Do vậy các cá thể thực vật được nghiên cứu từ tổng thể đến chi tiết, từ
quần thể đến các cá thể và được nghiên cứu trên toàn bộ diện tích.
Những cây gỗ có tuổi thọ cao, kích thước lớn, những cây đặc biệt như cây di
tích được nghiên cứu, xem xét từ hình thái đến sinh trưởng, phát triển của cây, đồng
thời kết hợp với những tài liệu liên quan.
Tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng,
biểu hiện của nó là sự xuất hiện thế hệ cây con của những loại cây gỗ ở những nơi
còn hoàn cảnh rừng, dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất
rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế thế hệ cây già
cỗi. Vì vậy tái sinh rừng theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của
rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Tái sinh bao gồm có tái sinh nhân tạo và tái sinh tự
nhiên, đối với khu vực nghiên cứu thì tồn tại cả hai loại tái sinh trên, vì vậy cần phải
lựa chọn phương pháp trên những khu điển hình, đặc trưng có cây tái sinh tồn tại.
2.5.2. Ngoa ̣i nghiê ̣p
2.5.2.1. Thu thập tài liê ̣u cơ bản
Kế thừa các tài liệu của ban quản lí di tích, ban quản lí rừng tại địa phương
cũng như các tài liệu tham khảo về các vấn đề nghiên cứu của các tác giả.
2.5.2.2. Điề u tra tổ ng thể , xác đi ̣nh đố i tượng nghiên cứu
Trên cơ sở tài liê ̣u đã thu thâ ̣p đươ ̣c, tiế n hành đi khảo sát điề u tra ta ̣i một số
khu vực. Thố ng kê các loài thực vâ ̣t gă ̣p trong khu hê ̣ đó, đồ ng thời đánh dấ u những
cây cổ thu ̣, cây di tić h.
2.5.2.3. Phương pháp thu thập hiê ̣n trạng các loài cây
* Xác đinh
̣ hiê ̣n tra ̣ng cây
- Sử du ̣ng phương pháp điề u tra tổ ng thể , quan sát khi phát hiê ̣n những hiê ̣n
tươ ̣ng đă ̣c biê ̣t của cây trong khu vực như: bi ̣sâu bê ̣nh ha ̣i, mố i nấ m, tầ m gửi… tiế n
hành lấ y mẫu riêng, ghi chép, đánh dấ u cây trên bản đồ .
- Đo đường kính ngang ngực thân cây (D1.3(cm)) bằ ng thước ke ̣p kin

́ h với đô ̣
chính xác tới mm.


11

- Đo chiề u cao vút ngo ̣n (Hvn(m)) bằ ng thước Blumeleiss với đô ̣ chiń h xác
đế n dm. Chiề u cao vút ngo ̣n của cây đươ ̣c xác đinh
̣ từ gố c cây đế n đỉnh sinh trưởng.
- Đường kính tán lá (Dt(m)) đươ ̣c đo bằ ng thước dây có đô ̣ chiń h xác đến dm.
- Xác đinh
̣ đô ̣ tàn che: đô ̣ tàn che đươ ̣c xác đinh
̣ theo ô tiêu chuẩ n (ÔTC). Tại
mỗi điể m trong ÔTC xác đinh
̣ đô ̣ tàn che nế u thấ y tán lá tầ ng cây cao che kín thì
điể m đó ghi số 1, nế u không có gi che lấ p thì ghi số 0, nế u những điể m còn nghi
ngờ thì ghi ½. Ngoài ra đô ̣ tàn che còn đươ ̣c xác đinh
̣ thông qua phẫu đồ rừng.
(1 ha cần đo 200 điểm, ô tiêu chuẩn là 1000m2 thì phải tiến hành đo 20 điểm
cách đều nhau.)
-

Kết quả đo đươ ̣c thố ng kê vào phiế u điề u tra cây cao theo mẫu dưới đây:
Mẫu điề u tra cây tầ ng cao
ÔTC

STT

Tên cây


D1.3(cm)

Hvn(m)

Ghi chú

Dt(m)
Đ-T

N-B

* Điề u tra cây tái sinh
Cây tái sinh là những cây gỗ còn non, số ng dưới tán từ cây ma ̣ cho đế n khi
chúng bắ t đầ u tham gia vào tầ ng tán rừng. Các cây tái sinh đươ ̣c thống kê theo bảng
dưới đây:
Mẫu biể u điề u tra cây tái sinh
ÔTC

STT

Tên cây

Hvn(m)

Phân cấ p chấ t lươ ̣ng
Tố t

TB

Xấ u


Ghi
chú

Trong đó:
+ Cây tố t là những cây thân thẳ ng, không cu ̣t ngo ̣n, sinh trưởng và phát triể n
tố t, không bi ̣sâu bê ̣nh ha ̣i.
+ Cây xấ u là những cây cong queo, cu ̣t ngo ̣n, sinh trưởng và phát triể n kém, bi ̣
sâu bê ̣nh.
+ Cây trung bình là những cây còn la ̣i.


12

Phân cấ p cây tái sinh theo chiề u cao: cao dưới 1m, cao từ 1-2m, cao trên 2m.
Xác đinh
̣ nguồ n gố c cây tái sinh: tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân ta ̣o, tái sinh
hạt, tái sinh chối.
* Điề u tra cây cổ thu ̣, cây di tić h
Điề u tra, đo điế m ngoài thực đia,̣ kế t hơ ̣p phỏng vấ n người dân điạ phương.
2.5.3. Nội nghiê ̣p
2.5.3.1. Phương pháp xác đi ̣nh tên và lập danh mục
Trên cơ sở tài liê ̣u có sẵn, sau khi điề u tra, so sánh, đố i chiế u nế u thấ y cầ n
thiế t bổ sung thì tiế n hành thu thâ ̣p mẫu.
Tiế n hành so sánh các mẫu thu thâ ̣p được và phân loa ̣i danh mu ̣c theo vầ n ABC.
2.5.3.2. Phương pháp đánh giá hiê ̣n trạng cây
Trong quá triǹ h đánh dấ u, thố ng kê những cây cổ thu ̣, cây di tić h, tiế n hành
xem xét, thu thâ ̣p những mẫu bi ̣sâu bê ̣nh ha ̣i hay những hiê ̣n tươ ̣ng làm ảnh hưởng
đế n sinh trưởng và phát triể n của cây.
2.5.3.3. Nghiên cứu một số đặc điể m cấ u trúc của khu hê ̣ thực vật

- Cấ u trúc tổ thành
- Mâ ̣t đô ̣
- Cấu trúc tầng
- Kế t cấ u tàn che của rừng
2.5.3.4. Phân tích các nhân tố hình thành cảnh quan ở khu vực nghiên cứu và vai
trò của từng nhân tố đó
2.5.3.5. Những ảnh hưởng của con người: sản xuất, sinh hoạt, lễ hội ảnh hưởng đến
các nhân tố đó và phương hướng cải thiện
2.6. Đề xuấ t các giải pháp nhằ m phát triể n bề n vững khu hê ̣ thực vâ ̣t và cảnh
quan di tích lich
̣ sử Côn Sơn:
2.6.1. Giải pháp về ki ̃ thuật
2.6.2. Giải pháp về quy hoạch cảnh quan
2.6.3. Giải pháp vể tổ chức, quản lý
2.6.4. Giải pháp về tăng cường đầu tư tài chính và khoa học kĩ thuật


13

Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI - VĂN HÓA
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điề u kiêṇ tự nhiên
3.1.1.Vi ̣trí điạ lí
Khu di tích Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương,
cách Hà Nội khoảng 70 km.
Khu di tích này nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh
khoảng 40km. Phía Đông giáp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây giáp
tỉnh Bắc Ninh. Phía Nam giáp huyện Nam Sách. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
Phía Bắc và Đông Bắc của Chí Linh là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông

Triều, ba mặt còn lại được bao bọc bởi sông Kinh Thày, sông Thái Bình và sông
Đông Mai.
Côn Sơn - Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh. Khu vực này có đường giao thông thuận lợi. Đường bộ có Quốc lộ 18
chạy dọc theo hướng Đông - Tây qua trung tâm huyện nối liền Hà Nội - Quảng
Ninh, đường Quốc lộ 183 nối Quốc lộ 5 và đường 18, đường 37 là đường vành đai
chiến lược quốc gia từ trung tâm huyện đi tỉnh Bắc Giang. Đường thuỷ có chiều dài
40 km, đường sông bao bọc phía Đông, Tây, Nam của huyện thông thương với Hải
Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh).
3.1.2. Điạ hình
Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi
nằm ở phía Bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và
18 xã thuộc huyện Kinh Môn; Côn Sơn có địa hình đồi núi, đây là vùng đồi núi thấp, phù
hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.
Địa chất của khu vực bao gồm các kết cấu đá cát, bột kết và các trầm tích đệ
tứ, phân bố rộng ở vùng đồi, đồng bằng thung lũng ven sông suối của huyện.


14

3.1.3. Khí hậu
Côn Sơn Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ
rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23 °C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là
tháng 1 và tháng 2 (khoảng 10-12 °C); tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và
tháng 7 (khoảng 37-38 °C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.463 mm, độ ẩm
tương đối trung bình là 81,6%.
Do đặc điểm của địa hình, địa mạo nên khí hậu Chí Linh được chia làm 2 vùng:
- Khí hậu vùng đồng bằng phía Nam mang đặc điểm khí hậu như các vùng đồng
bằng trong tỉnh.
- Khí hậu vùng bán sơn địa chiếm diện tích phần lớn trong vùng, do vị trí địa lí

và địa hình phân hoá nên mùa đông ở đây lạnh hơn vùng khí hậu đồng bằng. (Di
tích Côn Sơn nằm trong vùng khí hậu này). Đây là vùng mưa ít so với bình quân
chung của tỉnh. Hạn hán xảy ra thường xuyên và sương muối thường xuất hiện vào
tháng 12 làm ảnh hưởng đến hoa màu và cây ăn quả.
3.1.4. Thủy văn
Chí Linh có nguồn nước phong phú bởi có sông Kinh Thày, Thái Bình, Đông
Mai bao bọc, có kênh mương trung thuỷ nông từ Phao Tân đến An Bài dài 15,5 km
chạy qua những cánh đồng canh tác chính của huyện, có nguồn nước của nhà máy
điện Phả Lại cung cấp quanh năm. Ngoài ra còn có 33 hồ đập với tổng diện tích tự
thuỷ 409 ha, đặc biệt có nguồn nước ngầm sạch trữ lượng lớn.
Hệ thống sông suối, hồ tưới tiêu của huyện Chí Linh khá phong phú và chịu
ảnh hưởng của hệ thống thuỷ văn sông Phả Lại, lưu lượng nước bình quân trong
năm của sông là 286 m3/s, mùa kiệt nhất vào tháng 4 với lưu lượng 181 m³/s, mùa
lũ mực nước cao nhất là 7,2 m cao hơn mức báo động cấp 3. Lũ lụt luôn là nguy cơ
tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3.1.5. Điều kiê ̣n đấ t đai
Tổng diện tích tự nhiên của Chí Linh là 29.618 ha, chia ra:
- Đất nông nghiệp 9.784 ha, chiểm tỉ lệ 33,03%.


15

- Đất lâm nghiệp 14.470 ha, chiếm tỉ lệ 48,86%.
- Đất chuyên dùng 2.467 ha, chiếm tỉ lệ 8,33%.
- Đất ở 1.110 ha, chiếm tỉ lệ 3,75%.
- Đất khác 1.787 ha, chiếm tỉ lệ 6,03%.
Địa hình Chí Linh đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng bằng xen kẽ,
địa hình dốc bậc thang từ phía Bắc xuống phía Nam, nhìn chung địa hình chia làm 3
tiểu vùng chính:
- Khu đồi núi bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, càng về phía Bắc đồi núi

càng cao, đỉnh cao nhất là Dây Diều cao 616 m, đèo Trê cao 536 m.
- Khu đồi bát úp gó lượn sóng xen kẽ bãi bằng, đồi ở đây không cao lắm, trung
bình từ 5 - 60 m, có độ dốc từ 10°-15°, xen kẽ là những bãi bằng có độ cao bình
quân + 2,5 m.
- Khu bãi bằng phù sa mới, phân bố ở phía Nam đường 18, địa hình tương đối
bằng phẳng, càng về phái Nam càng trũng, có nơi cốt đất chỉ +0,8m.
Đất Chí Linh được hình thành từ 2 nhóm chính, nhóm đất đồi núi được hình
thành tại chỗ, phát triển trên các đá sa thạch; nhóm đất đồng bằng do phù sa sông
Kinh Thày và Thái Bình bồi tụ. Theo tài liệu của Viện nông hoá thổ nhưỡng Việt
Nam, đất nông nghiệp được phân loại như sau:
- Địa hình: cao 21%; trung bình 47,2%; thấp 27,5%; trũng 4,3%.
- Thành phần cơ giới: đất thịt nhẹ 42,2%; thịt trung bình 28,1%; thịt nặng
29,7%.
- Độ chua: cấp I: 74,5%; cấp II: 15%; cấp III: 8%; cấp IV: 2,5%.
Đất đai vùng huyện Chí Linh chủ yếu là đất đỏ vàng và đất phù sa. Đất phù sa
thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa nước và hoa màu. Tuy nhiên, nhiều nơi trũng
hay bị ngập úng, hạn hán nên cần có biện pháp tưới và tiêu úng tốt. Chí Linh có một
số sinh vật đặc hữu. Thực vật và động vật hoang dã không nhiều và phân bố chủ
yếu ở một số xã miền núi nên thuận lợi cho công tác bảo vệ.


×