Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương trên đất ruộng bậc thang của các hộ gia đình tại huyện văn chấn, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 87 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong q trình
nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của q trình học tập, nghiên cứu
lý luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế của cá nhân. Những kiến thức mà thầy
cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với
Tiến sỹ Đinh Đức Thuận, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại
học trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn
thành luận văn.
Có được kết quả này, tơi khơng thể khơng nói đến công lao và sự giúp
đỡ của Ủy ban Nhân dân huyện Văn Chấn, các phòng ban chức năng và bà
con nông dân - những người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính
xác giúp tơi đưa ra những phân tích đúng đắn.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình
đã giúp đỡ tơi lúc khó khăn, vất vả để hồn thành luận văn. Tôi xin chân
thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi
và đóng góp những ý kiến q báu để giúp tơi hồn thành luận văn này.




iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 4
1.1. Cây đậu tương ......................................................................................... 4
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 11
1.2. Một số vấn đề canh tác trên đất ruộng bậc thang vùng cao ở Việt Nam
...................................................................................................................... 15
1.3. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 18
1.3.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế ................................................ 18
1.3.2. Hiệu quả kinh tế và các tiêu chuẩn đánh giá .................................. 20
1.3.3. Phân loại hiệu quả kinh tế .............................................................. 22
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương . 24
1.3.5. Các chỉ tiêu, phương pháp tính tốn .............................................. 24
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 29
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ............................................. 29

2.2. Mơ hình nghiên cứu điểm ..................................................................... 36


iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 38
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát............................... 38
2.3.2. Nghiên cứu điểm: ........................................................................... 38
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, xử lý số liệu ...................... 40
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 40
2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu .................................. 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 42
3.1. Đánh giá thực trạng, hiệu quả quá trình sản xuất đậu tương trên đất
ruộng bậc thang tại huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái.................................... 42
3.1.1. Tình hình chung về sản xuất đậu tương của huyện........................ 42
3.1.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu ..................................... 45
3.1.3. Hiệu quả sản xuất đậu tương của hộ .............................................. 53
3.1.4. So sánh hiệu quả kinh tế của đậu tương với các cây khác ............. 54
3.1.5. Hiệu quả kinh tế tại mơ hình nghiên cứu điểm .............................. 55
3.2. Đánh giá về tiềm năng, hạn chế trong quá trình sản xuất đậu tương trên
đất ruộng bậc thang tại huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái .............................. 59
3.2.1. Thuận lợi và tiềm năng................................................................... 60
3.2.2. Khó khăn và hạn chế .................................................................... 62
3.3. Các giải pháp đề xuất ............................................................................ 66
3.3.1. Các căn cứ đề xuất ......................................................................... 66
3.3.2. Các giải pháp .................................................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
BCR
BVTV

Viết đầy đủ
Tỉ suất thu nhập trên chi phí
Bảo vệ thực vật

CI

Tổng chi phí

DT

Diện tích

GO

Tổng giá trị sản xuất

ha

Héc ta

IRR


Tỉ suất thu nhập nội bộ

NPV

Giá trị hiện tại của lợi nhuận thuần

NS
PTBQ
r

Năng suất
Phát triển bình quân
Lãi suất

SL

Sản lượng

VA

Giá trị gia tăng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
1.1

1.2

1.3

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của 4 cường quốc
sản xuất đậu tương chủ yếu trên thế giới
Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương Việt Nam trong
những năm gần đây

Trang
6
7

12

2.1

Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện

35

2.2

Giá trị sản xuất đậu tương của huyện

35

2.3


Các đợt phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

38

3.1

Năng suất, sản lượng đậu tương của huyện năm 2009 - 2011

44

3.2

Tình hình nhân lực của hộ

45

3.3

Tình hình đất nơng nghiệp của hộ

46

3.4

Tình hình sản xuất đậu tương của hộ

47

3.5


Chi phí sản xuất đậu tương của hộ

48

3.6

Hiệu quả sản xuất đậu tương của hộ

53

3.7

So sánh hiệu quả kinh tế cây đậu tương với ngơ

54

3.8

Tình hình sản xuất chung của mơ hình

56

3.9

Doanh thu, Chi phí sản xuất của mơ hình

56

3.10


Hiệu quả kinh tế của mơ hình

57

3.11

So sánh hiệu quả của mơ hình trình diễn và hộ nơng dân

58

3.12

Tiềm năng của sản xuất hộ

61

3.13

Khó khăn trong sản xuất của các hộ gia đình

63


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT


Trang

2.1

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm

31

2.2

Lượng mưa các tháng trong năm

31

2.3

Diện tích đất tồn huyện theo mục đích sử dụng

34

2.4

Sơ đồ nghiên cứu

39

3.1

Diện tích đậu tương huyện Văn Chấn qua 5 năm 2007 - 2011


43

3.2

Tỉ lệ sản phẩm đậu tương theo giá bán

50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn Chấn là 1 huyện miền núi cịn gặp nhiều khó khăn, nông nghiệp
chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện (80%). Trong nhiều năm
qua, do sức ép tăng dân số và để đảm bảo nhu cầu lương thực tại chỗ, người
dân đã mở rộng diện tích đất canh tác bằng việc phát rừng làm nương rẫy để
trồng cây lương thực ngắn ngày. Việc làm này đã gây nhiều tác động tiêu cực
đến môi trường: tài nguyên đất, nước bị suy thoái sau nhiều chu kỳ canh tác,
hạn hán, lũ lụt, nhất là lũ quét càng xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến những
thiệt hại to lớn về người và của cho nhân dân và gây nhiều khó khăn cho phát
triển sản xuất. Để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của việc quảng canh thì
biện pháp thâm canh trên diện tích đất sẵn có là việc làm hữu hiệu cần được
chú trọng trong nghiên cứu, phân tích.
Huyện Văn Chấn có khoảng 1.170 ha diện tích đất ruộng bậc thang
nhưng phần lớn ruộng bậc thang ở đây bị bỏ hoang hóa hoặc chỉ cấy được
một vụ do thiếu nước. Đây là sự lãng phí tiềm năng đất đai trong khi cuộc
sống của người dân đang gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc lựa chọn cơ
cấu cây trồng hợp lý cho diện tích đất này lại là một vấn đề vô cùng nan giải.
Trong những năm gần đây, một số cơng trình nghiên cứu đã đưa cây đậu

tương trồng trong vụ xuân vào chân đất ruộng bậc thang một vụ ở vùng cao
các tỉnh miền núi phía Bắc và đạt được một số kết quả nhất định góp phần
giải bài tốn kinh tế cho vùng cao, giúp người dân thốt đói nghèo. Tuy
nhiên, các kết quả nghiên cứu trên mới chỉ mang tính nhỏ lẻ, khơng đồng bộ,
ít có tính tổng hợp theo hệ thống. Thực tế để sản xuất đậu tương trên đất
ruộng bỏ hoang hoá trong vụ xuân ở vùng cao đạt kết quả còn tồn tại nhiều
vấn đề cần giải quyết; ngoài các yếu tố mang tính kỹ thuật thì các yếu tố về
kinh tế cũng rất cần được xem xét như chi phí cao, sản phẩm của người dân


2

làm ra chưa thành hàng hoá, khả năng tiêu thụ sản phẩm cịn nhiều khó khăn,
mối lên kết với các đơn vị chế biến, bảo quản, thu mua chưa bền vững, dẫn
đến giá bán thấp lợi nhuận mang lại chưa cao.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đề ra, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương trên
đất ruộng bậc thang của các hộ gia đình tại huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu tương trên đất ruộng bậc
thang cho các hộ gia đình tại huyện Văn Chấn.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương
trên đất ruộng bậc thang của các hộ gia đình.
+ Đánh giá được hiệu quả sản xuất đậu tương trên đất ruộng bậc thang
hiện nay tại huyện Văn Chấn.
+ Đánh giá được tiềm năng và hạn chế trong quá trình sản xuất, tiêu thụ
của cây đậu tương trên đất ruộng bậc thang tại huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái.
+ Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ

đậu tương trên đất ruộng bậc thang cho các hộ gia đình tại huyện Văn Chấn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Hiệu quả kinh tế sản xuất đậu tương trên đất ruộng bậc thang của các
hộ gia đình tại huyện Văn Chấn – Yên Bái.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu, đưa ra các biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất đậu tương trồng trên đất ruộng bậc thang tại huyện Văn
Chấn – tỉnh Yên Bái.


3

+ Phạm vi về không gian: huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái
+ Phạm vi về thời gian: năm 2009-2011, điều tra trong năm 2012.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về thực trạng sản xuất của cây đậu tương.
Xác định các chỉ tiêu về diện tích (ha), sản lượng (tấn/năm), tổng giá trị
(đồng/năm), năng suất bình qn (tấn/ha), giá trị bình qn (đồng/ha), chi phí
(đồng), tổng chi phí (đồng), doanh thu (đồng), lợi nhuận (đồng).
- Nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ cây đậu tương.
Xác định các loại sản phẩm từ đậu tương, các kênh tiêu thụ chính hiện
nay, cơ cấu hàng hóa trên tổng sản phẩm, tình hình chế biến, bảo quản sản
phẩm.
- Đánh giá tiềm năng và hạn chế trong quá trình sản xuất, tiêu thụ.
+ Tiềm năng: Xác định khả năng thâm canh, quảng canh, sản lượng
tiềm năng, năng suất tiềm năng, khả năng mở rộng các kênh tiêu thụ, bảo
quản, chế biến.
+ Hạn chế: Đánh giá về diện tích, mức độ tập trung đất đai, cơng tác

chế biến, bảo quản.
- Đề xuất giải pháp:
+ Đánh giá nguyên nhân các hạn chế
+ Đề ra giải pháp hợp lý.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cây đậu tương
Cây đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là
loại cây họ Ðậu (Fabaceae), đặc điểm của hạt đậu tương giàu hàm lượng
protein, chính vì vậy là cây thực phẩm quan trọng cho người và gia súc. Trên
thế giới có trên 1.000 loại đậu tương với nhiều đặc điểm khác nhau, hạt đậu
tương có kích thước nhỏ nhất như hạt đậu Hà lan (pea) cho tới lớn nhất giống
trái anh đào (cherry), hạt đậu có nhiều màu sắc như đỏ, vàng, xanh, nâu và
màu đen. Trong ngũ cốc, đậu tương được đánh giá cao nhất.
Theo thời gian sinh trưởng, đậu tương được chia hành 3 nhóm:
+ Nhóm giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 70-80 ngày gồm có:
ĐT12, ĐT13, ĐVN9, AK02, AK03, V48, MTD176, DT99, ML2, VN9,
MTĐ45-3, MTĐ10, DT96, ĐVN5, ĐVN8 ...
+ Nhóm giống trung ngày, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày gồm có:
HL2, DT84, ĐT92, ĐN42, AK04, AK05, M103, VX93, DT22, DT2006 ...
+ Nhóm giống dài ngày, thời gian sinh trưởng 95-110 ngày gồm có:
T57, TN01, ĐT80, ĐT95, ĐT2000, ĐT2003, DT2601, DT2008 ...
Đậu tương khơng địi hỏi nghiêm ngặt về đất đai, có thể trồng trên
nhiều loại đất khác nhau và thường trồng luân canh với cây lúa, nhưng tốt
nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt.
Đậu tương là cây trồng cạn nhưng cũng rất cần nước, thiếu nước cây

kém phát triển, ảnh hưởng đến năng suất. Ba giai đoạn cây phải đủ nước: giai
đoạn nảy mầm, giai đoạn ra hoa tạo trái và giai đoạn tạo hạt. Đậu tương cần
nước nhưng cũng có khả năng chịu hạn trong thời gian nhất định, cây con
cũng có khả năng chịu úng trong thời gian ngắn. Trong điều kiện đất thiếu ẩm


5

và bị úng đều làm ảnh hưởng đén sinh trưởng, phát triển của cây, sự hình
thành nốt sần và quá trình cố định đạm cũng bị kìm hãm.
Nhiệt độ thích hợp cho đậu tương phát triển khoảng 24- 300C, trong
mỗi giai đoạn sinh trưởng cây đòi hỏi nhiệt độ tối thích khác nhau. Đậu tương
là cây ưa sáng, thích hợp với ánh sáng ngày ngắn, do cần cường độ ánh sáng
thấp hơn cây trồng khác nên có thể trồng xen với cây trồng khác như ngơ,
mía...
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Đậu tương là cây lấy dầu quan trọng và cho hiệu quả kinh tế cao
Đậu tương là 1trong 8 cây lấy dầu (đậu tương, bông, lạc, hướng dương,
cải dầu, lanh, dừa, cọ) có sản lượng lớn nhất thế giới: đậu tương 190 triệu tấn,
hạt bông 87 triệu tấn, lạc 73 triệu tấn, hướng dương 40 triệu tấn...
Mặc dù có nguồn gốc ở phương Đông (vùng Đông Á), song đến nay đậu
tương đã có mặt ở tất cả các lục địa. Trên thế giới có 78 nước trồng đậu tương.
Sản phẩm của cây đậu tương là mặt hàng buôn bán rộng rãi, ổn định trên toàn
thế giới. Mặt hàng đậu tương trên thị trường thế giới ở 3 dạng khác nhau:
- Dạng thô: xuất dạng hạt đậu tương.
- Dạng bán thành phẩm: như khô dầu đậu tương, dầu đậu tương.
- Dạng xuất tinh: như bơ thực vật, protein chiết xuất từ đậu tương, thịt
đậu tương.
Về dạng thô: hạt đậu tương từ những năm 80 đã xuất khẩu khoảng 24 25 triệu tấn/năm. Từ năm 2000 đến nay đã có hàng trăm triệu tấn đậu tương
được xuất khẩu mỗi năm. Nhu cầu đậu tương ngày càng tăng nhanh vì nó là

ngun liệu cho nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp ép dầu, bánh kẹo,
đồ hộp, cơng nghiệp dược ...
Diện tích và sản lượng đậu tương trên thế giới không ngừng gia tăng
qua các năm, được thể hiện ở bảng 1.1.


6

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

1960

21,00

12,00

25,20

1990


54,34

19,17

104,19

2000

74,34

21,17

151,41

2005

91,39

23,00

209,53

2006

92,99

23,82

221,50


2007

94,90

22,78

216,18

2008

96,87

23,84

230,95

2009

99,38

22,00

222,99

2010

102,39

26,05


261,59

Năm

(Nguồn: FAO Statistic Database, 2011)

- Về diện tích: Năm 1960 thế giới trồng được 21,0 triệu ha thì sau 40
năm, đến năm 2000, diện tích trồng đã đạt 74,34 triệu ha, tăng 3,5 lần. Năm
2005 diện tích trồng đậu tương là 91,39 triệu ha và đến năm 2010 cả thế giới
trồng được 102,39 triệu ha, tăng 4,87 lần so với năm 1960.
- Về năng suất: Năm 1960 năng suất đậu tương thế giới chỉ đạt 12,0
tạ/ha đến năm 1990 là 19,17 tạ/ha, tăng 59,8%. Đến năm 2010 năng suất đậu
tương thế giới đạt 26,05 tạ/ha, tăng 117,1% so với năm 1960.
- Về sản lượng: Cùng với sự tăng nhanh về diện tích và năng suất, sản
lượng đậu tương của thế giới cũng tăng rất nhanh. Năm 1960 trên thế giới sản
suất mới đạt được 25,2 triệu tấn thì đến năm 1990 sản lượng là 104,19 triệu
tấn, tăng lên gấp 4 lần. Đến năm 2010, sản lượng đậu tương của toàn thế giới
là 261,59 triệu tấn, tăng gấp 10,38 lần so với năm 1960.
Trên thế giới, bốn nước sản xuất đậu tương hàng đầu là Mỹ, Braxin,
Achentina và Trung Quốc chiếm khoảng 90 - 95% tổng sản lượng đậu tương.


7

Tình hình sản xuất đậu tương của bốn cường quốc được thể hiện ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương
của 4 cường quốc sản xuất đậu tương chủ yếu trên thế giới
Mỹ
DT


NS

Braxin
SL

DT

NS

Achentina
SL

DT

NS

SL

Trung Quốc
DT

NS

SL

Năm (triệu (tạ/ (triệu (triệu (tạ/ (triệu (triệu (tạ/ (triệu (triệu (tạ/ (triệu
ha)

ha) tấn) ha)


ha) tấn) ha)

ha) tấn) ha)

ha) tấn)

2000 29,3 24,6 82,2 13,6 25,1 34,2 8,5 24,7 21,2 8,1 17,5 14,2
2001 29,3 26,5 75,0 13,9 27,9 39,0 10,4 26,7 27,7 9,2 16,7 15,4
2002 29,5 26,6 78,6 15,9 27,4 43,5 11,3 26,1 29,4 9,1 17,0 15,2
2004 29,9 28,6 85,7 21,5 22,9 49,2 13,9 22,9 32,0 10,5 16,8 17,8
2005 28,9 29,1 84,0 22,0 25,0 55,0 15,0 27,0 40,5 9,5 18,1 17,4
2006 30,2 29,0 87,5 22,0 23,8 52,4 15,1 26,8 40,4 9,1 17,0 15,6
2007 30,6 23,1 70,7 20,6 28,2 58,2 16,1 28,2 45,5 8,9 17,5 15,6
2008 30,2 25,6 77,3 21,3 27,5 58,6 16,4 28,0 45,9 9,1 17,3 15,7
2009 30,9 30,0 91,4 21,7 26,0 57,3 16,8 18,0 30,1 9,2 16,0 15,0
2010 31,0 29,0 90,6 23,3 29,0 68,5 18,1 29,0 52,7 8,5 17,7 15,1
(Nguồn: FAO Statistic Database, 2011)
Ghi chú: DT: diện tích; NS: năng suất; SL: sản luợng.

Mỹ là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.
Năm 2000 diện tích đậu tương của Mỹ là 29,3 triệu ha, năng suất đạt 24,6
tạ/ha, sản lượng đạt 82,2 triệu tấn. Năm 2005 diện tích đậu tương của Mỹ đạt
28,9 triệu ha, năng suất đạt rất cao: 29,1 tạ/ha; sản lượng đạt 84,0 triệu tấn.
Năm 2010, diện tích đậu tương của Mỹ đạt 31,0 triệu ha, năng suất đạt 29,0
tạ/ha (tăng 4,4 tạ/ha so với năm 2000); sản lượng đạt 90,6 triệu tấn, tăng 8,4
triệu tấn so với năm 2000.
Braxin là cường quốc sản xuất đậu tương lớn thứ 2 trên thế giới. Từ



8

những năm 1960 do nhiều yếu tố tác động và lợi ích từ việc sản xuất đậu tương
mang lại mà diện tích đậu tương của nước này tăng với tốc độ cao và trở thành
nước sản xuất đậu tương lớn thứ 2 trên thế giới. Năm 2000, diện tích đậu tương
của Braxin là 13,6 triệu ha, năng suất đạt 25,1 tạ/ha, sản lượng đạt 34,2 triệu
tấn. Năm 2005 diện tích sản xuất đậu tương của nước này đạt 22,0 triệu ha,
tăng 8,4 triệu ha so với năm 2000; năng suất đạt 25,0 tạ/ha; sản lượng đạt 55,0
triệu tấn, tăng 20,8 triệu tấn so với năm 2000. Đến năm 2010 diện tích đậu
tương của Braxin là 23,3 triệu ha, tăng 71,3%, năng suất đạt 29,0 tạ/ha, tăng
15,5% và sản lượng là 68,5 triệu tấn, tăng 100,2% so với năm 2000.
Nước sản xuất đậu tương lớn thứ 3 là Achentina. Năm 2000, diện tích
đậu tương của Achentina là 8,5 triệu ha, năng suất đạt 24,7 tạ/ha và sản lượng
đạt 21,2 triệu tấn. Năm 2005, diện tích đậu tương của Achentina đạt 15 triệu
ha, năng suất đạt cao: 27,0 tạ/ha, sản lượng đạt 40,5 triệu tấn, tăng 91% so với
năm 2000. Đến năm 2010, diện tích sản xuất đậu tương của nước này là 18,1
triệu ha, năng suất đạt 29,0 tạ/ha và sản lượng 52,7 triệu tấn; so với năm 2000,
diện tích tăng 112,9%, năng suất tăng 17,4% và sản lượng tăng 148,6%.
Trung Quốc là nước sản xuất đậu tương đứng đầu châu Á và đứng thứ 4
của thế giới. Năm 2000 diện tích đậu tương của Trung Quốc là 8,1 triệu ha,
sản lượng đạt 14,2 triệu tấn. Năm 2005 diện tích là 9,50 triệu ha, năng suất
đạt 18,10 tạ/ha, sản lượng đạt 17,4 triệu tấn. Đến năm 2010, diện tích đạt 8,5
triệu ha; năng suất đạt 17,7 tạ/ha, tăng so với năm 2000 nhưng giảm so với
năm 2005 và sản lượng đạt 15,1 triệu tấn, giảm hơn so với năm 2005 là 1,0
triệu tấn.
Ngồi 4 nước nói trên thì Ấn Độ, Paraguay, Úc, Canada, Nhật Bản
cũng là những nước sản xuất đậu tương lâu đời và đóng góp sản lượng đáng
kể cho sản xuất đậu tương trên thế giới.
1.1.1.2. Đậu tương là cây trồng được áp dụng nhiều thành tựu của công nghệ
sinh học



9

Đậu tương là 1 trong 3 cây trồng (đậu tương, ngô, bông) áp dụng công
nghệ chuyển gen phổ biến nhất. Ở Mỹ diện tích cây chuyển gen chiếm tỷ lệ
như sau:
- Đậu tương:

57 % diện tích gieo trồng.

- Bơng:

55 % diện tích gieo trồng.

- Ngơ:

33 % diện tích gieo trồng.

Mỹ cũng là nước có nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển đậu
tương, có tới 560 mẫu đậu tương hoang dại và 9.861 mẫu giống trồng. Nguồn
vật liệu phong phú này đã giúp Mỹ gặt hái nhiều thành công trong chọn tạo
giống đậu tương mới theo hướng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại và
thích nghi với nhiều vùng sinh thái.
Trung Quốc là nước gần Việt Nam và có tập quán canh tác tương tự,
gần đây Trung Quốc đã chọn được một số giống như Trung Chi số 8, năng
suất tiềm năng có thể đạt 30 - 45 tạ/ha, thích ứng cho vùng Hồ Bắc. Giống
Trung đậu 29 có tỷ lệ đậu quả 4 hạt cao, năng suất tiềm năng 26 - 37 tạ/ha.
Kỹ thuật đột biến cũng đã được ứng dụng rộng rãi để tạo ra các dòng,
giống đậu tương có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn và thích ứng với

điều kiện sinh thái rộng.
Gần đây, một số nước có nền nơng nghiệp tiên tiến đã ứng dụng chỉ thị
phân tử trong chọn tạo giống: Mỹ đã nghiên cứu thành công chuyển ghép gen
tạo ra vật liệu chọn giống mới ở đậu tương, Úc đã áp dụng kỹ thuật công nghệ
tế bào để phân lập được gen chịu hạn thành công.
Nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về phương diện sinh lý, hoá
sinh, di truyền đặc biệt các cơ chế chống chịu (ngoại cảnh bất lợi, sâu bệnh),
các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng hạt nhằm phát triển diện tích gieo
trồng cũng như nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng đậu tương.
Đi đôi với công tác nghiên cứu chọn tạo giống, ứng dụng các thành tựu


10

công nghệ sinh học việc nghiên cứu hệ thống cây trồng giữa cây đậu tương nói
riêng và cây đậu đỗ nói chung với các cây trồng khác cũng được các nhà khoa
học hết sức quan tâm.
Chương trình nghiên cứu nơng nghiệp phối hợp toàn Ấn Độ 1960 1972 lấy hệ thâm canh tăng vụ chu kỳ 1 năm làm chiến lược phát triển sản
xuất nông nghiệp đã kết luận: Hệ canh tác dành ưu tiên cho cây lương thực,
chu kỳ 1 năm 2 vụ ngũ cốc đưa thêm vào 1 vụ trồng cây họ đậu. Điều này đã
giải quyết được các vấn đề chính là khai thác tối ưu tài ngun của đất đai,
góp phần ảnh hưởng tích cực đến độ phì nhiêu của đất trồng và đảm bảo lợi
ích của người nông dân.
Ở Thái Lan, trong điều kiện thiếu nước, một hệ thống cây trồng: lúa
xuân - lúa mùa ít mang lại hiệu quả và chi phí tiền nước quá lớn, cộng thêm
sự độc canh cây lúa ảnh hưởng xấu tới đất đai. Bằng việc chuyển dịch cây lúa
xuân sang cây đậu tương đã làm tăng hiệu quả kinh tế một cách đáng kể và độ
phì nhiêu của đất cũng được cải thiện một cách rõ rệt. Điều này đã mang lại
thành công to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Thái Lan. Cụ thể
là hệ thống luân canh 2 vụ lúa + 1 vụ màu. Cây màu thường là đậu tương, đậu

xanh, thuốc lá, rau...
Ở Trung Quốc, hệ thống cây trồng phổ biến là 2 vụ lúa + 1 vụ lúa mì
hoặc đậu Hà Lan, khoai tây. Trên các vùng đất 1 vụ lúa thì hệ thống cây trồng
là 1 vụ lúa + 1 vụ cây trồng cạn.
1.1.1.3. Đậu tương là cây trồng góp phần cải thiện độ phì đất
Đậu tương là cây có nốt sần cố định đạm, góp phần cải thiện độ phì đất,
cải thiện cân bằng đạm giữa đất và cây trồng và làm giảm lượng phân bón cho
vụ sau. Người ta tính được rằng trong điều kiện sinh trưởng thuận lợi, hoạt
động cố định đạm của bộ rễ đậu tương có thể đem lại cho đất một lượng đạm
tương đương 20 - 25 kg urê/ha.


11

Rất nhiều kết quả nghiên cứu ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương đã
đi đến kết luận: trên đất dốc của các vùng đồi núi, nếu phải sử dụng vào mục
đích sản xuất lương thực thì nên trồng các loại cây có củ như sắn, khoai lang,
khoai sọ ... Các loại cây này khơng địi hỏi phải đầu tư cao và phần lớn đều có
thể chịu được xói mòn, hạn hán và cỏ dại hơn các loại cây ngũ cốc khác. Đồng
thời kết hợp trồng các cây họ đậu theo băng, đường đồng mức để chống xói
mịn và tăng độ màu mỡ cho đất. Hệ thống trồng xen cây họ đậu và cây lương
thực đã làm tăng năng suất cây trồng và tăng nguồn phân xanh tại chỗ, đa dạng
hố sản phẩm nơng nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho nơng dân.
Ngồi ra do điều kiện nhiệt đới, hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất thường
thấp, do đó khả năng cố định đạm của cây đậu tương nói riêng và cây đậu đỗ
nói chung là một lợi thế quan trọng cho phép có thể gieo trồng đậu đỗ trên
nhiều loại đất khác nhau.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Sự phát triển gieo trồng đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Nhân dân ta đã biết trồng

và sử dụng đậu tương từ hàng nghìn năm nay, nhưng trước đây sản xuất đậu
tương chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trước kia đậu tương chủ yếu được trồng ở các vùng miền núi Cao
Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn ... Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới,
nhờ có những thành tựu nghiên cứu về giống, phát triển sản xuất vụ đậu
tương Đông ở đồng bằng sông Hồng, biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương trên
đất ướt, kỹ thuật gieo đậu tương làm đất tối thiểu, gieo vãi, gieo vào gốc rạ...
thì cây đậu tương đã có những bước tiến bộ vượt bậc cả về diện tích, năng
suất và sản lượng.
Tình hình sản xuất đậu tương của nước ta trong những năm gần đây
được thể hiện ở Bảng 1.3.


12

Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương Việt Nam
trong những năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

1999


122,3

11,6

141,9

2000

124,1

12,0

149,3

2001

140,3

12,4

173,7

2002

158,6

12,7

205,6


2003

165,6

13,3

219,7

2004

183,8

13,4

245,9

2005

204,1

14,3

292,7

2006

185,6

13,9


258,1

2007

190,1

14,5

275,5

2008

191,7

14,0

267,9

2009

147,6

14,6

215,7

2010

197,8


15,0

296,9

Năm

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011)

- Về diện tích: Diện tích đậu tương của nước ta năm 1999 là 122,3
nghìn ha, sau đó liên tục tăng, năm 2005 đạt cao nhất 204,1 nghìn ha. Ngun
nhân là do có nhiều giống mới được đưa ra sản xuất và nhiều tiến bộ kỹ thuật
được áp dụng cho sản xuất đậu tương Đông trên đất 2 lúa (không làm đất, làm
đất tối thiểu hoặc gieo vãi đậu tương ngay sau khi thu hoạch lúa mùa sớm,
trồng đậu tưong trên đất ướt, trồng bên gốc rạ... ). Sau đó có xu hướng giảm
và khơng ổn định dần; tuy nhiên đến 2010 lại phục hồi đạt gần 198 nghìn ha.
- Về năng suất: Năng suất đậu tương liên tục tăng, từ 11,6 tạ/ha năm
1999 đến năm 2010 đã đạt 15 tạ/ha, tăng 29,3%.
- Về sản lượng: Sản lượng năm 1999 là 141,9 nghìn tấn đến năm 2005


13

đạt 292,7 nghìn tấn tăng 106%. Năm 2010 sản lượng đậu tương của Việt Nam
đạt 296,9 nghìn tấn, tăng 109% so với năm 1999.
1.1.2.2. Đậu tương trong cơ cấu cây trồng
Nhìn chung vai trị của cây đâu tương trong hệ thống nông nghiệp ngày
càng được khẳng định. Ở nước ta đậu tương được đưa vào nhiều công thức
luân canh, trồng xen, trồng gối.
Ở đồng bằng đậu tương được đưa vào nhiều công thức luân canh cây

trồng, đặc biệt là trên chân đất vàn và vàn cao. Ở chân đất lúa để tránh cạnh
tranh diện tích canh tác lúa người ta đã phát triển vụ đậu tương đông (vụ 3) và
gần đây ở miến Bắc xuất hiện “Biện pháp trồng đậu tương trên đất ướt”
(không làm đất hoặc làm đất tối thiểu).
Ở miền núi xuất hiện cơ cấu luân canh hoặc xen canh ngô - đậu tương.
1.1.2.3. Công tác chọn tạo giống đậu tương
Mặc dù đậu tương là cây trồng truyền thống của nông dân Việt Nam và
được khá nhiều các cơ quan trong cả nước nghiên cứu từ những năm 1960.
Tuy nhiên công tác chọn tạo giống cũng như phát triển giống ra sản xuất mới
bắt đầu được quan tâm từ năm 1996 thông qua nhiều đề tài nghiên cứu và các
chương trình, dự án cấp nhà nước và cấp ngành.
Do điều kiện sinh thái và nhu cầu sử dụng bộ giống đậu tương khác nhau
nên định hướng chọn tạo giống cũng luôn thay đổi để phù hợp với sản xuất.
1.1.2.4. Các chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất cây đậu tương
Chính sách phát triển nơng nghiệp
Đây là lĩnh vực trọng tâm được Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Nội
dung của chính sách thể hiện: Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, đầu
tư của Nhà nước ngày càng tăng, phát huy tiềm năng lao động, đất đai vào sản
xuất. Chính sách khuyến nơng được cụ thể hố sau Nghị định số 13/NĐ-CP
ngày 02/03/1993 của Chính phủ về cơng tác khuyến nơng, hướng dẫn kỹ thuật


14

canh tác cho các hộ. Nghị quyết 38/CP và các quyết định của Chính phủ về cơng
tác định canh định cư: ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất nông
nghiệp... Nghị quyết số 06/CP, Uỷ ban dân tộc miền núi đã cùng các Bộ, Ngành,
các địa phương tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng...
Các chính sách về tài chính, tín dụng
Nhà nước có ưu đãi về thuế nông nghiệp, thuế lưu thông hàng hoá, thuế

đất ... ở vùng dân tộc và miền núi, miễn thuế sử dụng đất đối với các xã đặc
biệt khó khăn. Ưu tiên vốn tín dụng hỗ trợ phát triển nơng, lâm nghiệp, xố đói,
giảm nghèo với lãi suất thấp. Thơng qua các chính sách này người dân được
vay vốn, đầu tư vào sản xuất trồng đậu tương cũng như một số cây trồng khác.
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Nghị định 20/1998/ NĐ - CP ngày 31/03/1998 của Chính phủ đã nêu
những chính sách phát triển thương mại miền núi, chính sách trợ cước, trợ giá
thu mua nơng sản, lâm sản... góp phần ổn định giá cả thị trường và đời sống
nhân dân; khuyến khích phát triển sản xuất, thực hiện xố đói giảm nghèo,
nâng cao thu nhập cho đồng bào, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.
Chính sách phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ
Nhà nước thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư các thiết bị chính
sách chuyển giao cơng nghệ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống
cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật canh tác trên đất dốc.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học, các trường đại hoc,
trường đào tạo cán bộ, cá nhân các nhà khoa học tham gia nghiên cứu, ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật. Trong vùng có các dự án với nội dung hoàn thiện
và chuyển giao các cơng nghệ trước thu hoạch (giống, quy trình canh tác, bảo
vệ cây trồng …), phát triển công nghệ sau thu hoạch (bảo quản, chế biến …)


15

1.2. Một số vấn đề canh tác trên đất ruộng bậc thang vùng cao ở Việt Nam
Trong những năm qua, năng suất và sản lượng lúa gạo của các tỉnh
miền núi, đặc biệt là ở vùng cao không ngừng tăng và ổn định. Phần lớn diện
tích này được canh tác trên chân ruộng bậc thang vốn có từ lâu đời và một số
diện tích mới được mở rộng trong thời gian gần đây. Nhiều cơng trình trong
và ngồi nước đã khẳng định tính ưu việt vượt trội của kiểu canh tác này.

Đối với sử dụng đất ở vùng cao, ruộng bậc thang là giải pháp mang lại
hiệu quả cao nhất về môi trường cũng như bền vững về kinh tế.
Hiệu quả về môi trường: Ruộng bậc thang là một phương thức định canh trên
mặt bằng, có khơng gian khép kín tránh được xói mịn, tiếp nhận vật liệu rửa
trơi từ xung quanh, hạn chế tốc độ dòng chảy từ trên cao xuống thung lũng. Do
khơng cịn độ dốc nên kiểm sốt được xói mịn, rửa trơi, duy trì được độ phì
nhiêu đất do có bờ giữ nước và có thể canh tác được lâu bền. Các bậc thang
dần dần hình thành tầng đế cày tích sét tương tự như ruộng lúa đồng bằng, nhờ
vậy tuy trên thế dốc nhưng phần lớn các phần tử đất mịn lắng đọng, không bị
trôi tuột như trên đất dốc. Nhờ hệ thống bể lớn nhỏ, cao thấp khác nhau, sự
điều tiết nước khá chủ động cho từng thửa ruộng, tạo điều kiện cho việc dùng
giống mới và phân khoáng dễ dàng.
Hiệu quả kinh tế, xã hội: Canh tác trên đất ruộng bậc thang góp phần
giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho đồng bào vùng cao. Do có khả năng
cho thâm canh đạt năng suất cây trồng cao, hiệu quả kinh tế lớn, duy trì năng
suất cây trồng ổn định và canh tác được lâu dài. Giảm công lao động trong
sản xuất lúa, tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên một đơn
vị diện tích, xố bỏ chu kỳ hoang hoá, tăng số vụ trong năm.
- Hiện trạng sử dụng ruộng bậc thang ở vùng cao hiện nay:
Được sử dụng gần như triệt để vào vụ mùa (mùa mưa) cho sản xuất lúa
bằng những giống năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời áp dụng khá đầy


16

đủ các giải pháp kỹ thuật. Năng suất lúa nước trên ruộng bậc thang khá cao
(vùng thâm canh đạt 6,0 tấn/ha), chất lượng sản phẩm tốt (nhờ lợi thế về điều
kiện sinh thái). Hệ số sử dụng đất thấp: ngoài một phần nhỏ diện tích được
trồng 2 vụ/năm thì phần lớn diện tích bậc thang đều chỉ cho canh tác 1 vụ, cịn
1 vụ bỏ hố.

- Những vấn đề tồn tại trong việc mở rộng diện tích lúa trên đất ruộng bậc
thang trong vụ xuân ở vùng cao
Có nhiều khó khăn trong mở rộng diện tích trồng lúa trên đất ruộng bậc
thang trong vụ xuân ở vùng cao như thời tiết, nước tưới, trình độ và tập quán
canh tác của người dân. Thời tiết lạnh, nhiệt độ đầu vụ thấp gây khó khăn cho
làm mạ, gieo cấy... Thiếu nước cho sản xuất do rừng đầu nguồn bị chặt phá,
giảm diện tích nên ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ và điều tiết nước. Hơn
nữa, tập quán canh tác của người dân chưa quen với việc mở rộng diện tích vụ
xuân, tập quán chăn thả gia súc ảnh hưởng đến công tác bảo vệ cây trồng.
Trình độ canh tác của người dân cịn thấp, thiếu các thơng tin về khoa học kỹ
thuật, đa số người dân vẫn canh tác theo truyền thống, sử dụng các giống cũ,
phương pháp sản xuất thủ cơng.
- Tiềm năng có thể khai thác đối với ruộng bậc thang
Diện tích đất hiện bị bỏ hố trong vụ xuân ở các tỉnh còn khá lớn (Mù
Cang Chải, Trạm Tấu - Yên Bái gần như 100% ruộng bậc thang canh tác một
vụ lúa mùa. Ở Nà Hang - Tuyên Quang; Hồng Su Phì - Hà Giang, Sơng Mã Sơn La hơn 50% diện tích đất ruộng bậc thang bị bỏ hoá trong vụ xuân). Thời
gian bị bỏ hoá trong vụ xuân là khá dài (từ tháng 11 năm trước đến tháng 6
năm sau).
- Những cơ sở để phát triển đậu tương trên đất ruộng bậc thang ở vùng cao
Hiện nay chúng ta có một tập đồn giống đậu tương khá phong phú, đa
dạng cả về số lượng và các tính trạng, là vật liệu quan trọng cho việc khai thác,


17

mở rộng diện tích gieo trồng. Quan trọng nhất phải kể đến như DT84, D2001,
ĐT26, Đ2010… Nhiều quy trình sản xuất đậu tương, mơ hình sản xuất đã được áp
dụng ở nhiều nơi. Các Viện, trung tâm nghiên cứu và các trạm khuyến nơng trên
khắp các tỉnh thành đều có các cơng trình nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra các
quy trình sản xuất phù hợp với từng địa phương, từng vùng; đảm bảo cung cấp

cho bà con nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới nhất để đưa vào sản xuất. Diện
tích ruộng bậc thang đang bỏ hố trong vụ xuân ở các tỉnh miền núi phía Bắc là
khá lớn, trong khi đó đất ruộng bậc thang tương đối phì nhiêu. Điều kiện sinh
thái vụ xuân ở vùng cao cho phép cây đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt
khi có các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp. Nguồn lao động tại chỗ dồi
dào, không bị cạnh tranh. Do điều kiện giao thơng khó khăn, nghề thủ cơng,
tiểu thủ cơng ít phát triển nên người dân vùng cao đa số là thuần nông, thời
gian nông nhàn chủ yếu thực hiện các công việc thủ công phục vụ đời sống
của cá nhân, và gia đình.
Nhu cầu đậu tương trên thị trường trong nước là rất lớn (mỗi năm cần
trên 1 triệu tấn nhưng chỉ đáp ứng được 30%), hàng năm chúng ta phải nhập
khẩu khoảng 700 nghìn tấn đậu tương. Sản phẩm từ đậu tương dễ chế biến,
phục vụ tiêu dùng tại chỗ, phục vụ chương trình nâng cao sức khoẻ cộng
đồng. Đậu tương có thể được chế biến theo phương pháp truyền thống như
làm đậu, làm sữa đậu nành tại các cơ sở thủ cơng hay trong chính từng hộ gia
đình với những máy làm sữa đậu nành tự động và bán tự động vơ cùng tiện
lợi. Ngồi ra việc trồng và phát triển cây đậu tương cũng được nơng dân chấp
nhận, các cấp chính quyền, đồn thể ủng hộ. Được đánh giá như một loại cây
trồng phù hợp để đưa vào cơ cấu cây trồng cho người dân vùng cao. Các
trung tâm, trạm khuyến nông đưa vào khuyến khích sản xuất đã được bà con
nơng dân nhiệt tình hưởng ứng. Cuối cùng phải kể đến là ta đang có một lực
lượng cán bộ khoa học trẻ dồi dào, có nhiệt huyết bên cạnh đội ngũ các nhà


18

khoa học có kinh nghiệm nhiều năm trong việc nghiên cứu, chuyển giao và phát
triển sản xuất.
1.3. Hiệu quả kinh tế
1.3.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Xuất phát từ các giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra
nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
+ Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết
quả đạt được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này khơng cịn
phù hợp bởi cùng một kết quả xuất nhưng có hai mức chi phí khác nhau thì
theo quan điểm này sẽ có cùng một hiệu quả.
+ Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đạt được xác định bằng nhịp độ tăng
trưởng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi các nhịp
độ tăng của các tiêu chí đó cao. Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng
tăng nhanh vì sao. Hơn nữa, điều kiện sản xuất năm hiện tại khác với năm
trước, yếu tố bên trong và bên ngồi của nền kinh tế có những ảnh hưởng
cũng khác nhau. Do đó, quan điểm này cũng chưa thỏa đáng.
+ Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm được
sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị. Quan điểm này
chưa phản ánh hết được ý nghĩa của hiệu quả kinh tế.
+ Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức độ tăng khối lượng kết
quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kì, góp phần làm


×