Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng và một số tính chất gỗ cơ bản của 05 dòng bạch đàn lai nhân tạo (UE3, UC1, UE4, GU94, UE24) trồng tại trạm thực nghiệm lâm sinh bàu bàng, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 70 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn được
thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu này chưa được
sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học vị nào.
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Trịnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học Lâm
nghiệp khoá 19 (2011 - 2013) của Trường Đại học Lâm nghiệp.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan
tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cán bộ Khoa đào tạo Sau đại học và
các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã giảng dạy, cung cấp kiến thức và giúp
đỡ tác giả hoàn thành khóa học, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn!
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Võ Đại
Hải, TS. Nguyễn Tử Kim - người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quí báu trong thời gian thực
hiện luận văn. Tấm gương lao động và các ý tưởng khoa học mới của thầy giáo là
bài học quí giá đối với bản thân tác giả.
Tác giả xin cảm ơn tới TS. Nguyễn Việt Cường - Viện nghiên cứu Giống và
Công nghệ sinh học Lâm nghiêp (tiề n thân là Trung tâm Nghiên cứu Giống cây
rừng) đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn Trạm Bầu
Bàng thuộc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ đã cung
cấp thông tin và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai thu thập số liệu


ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Trịnh


iii

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. v
Danh mục các bảng .................................................................................................... vi
Danh mục các hình ....................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
Chương 1, TỔNG QUAN VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 4
1.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu về sinh trưởng của một số dòng bạch đàn lai..................... 4
1.1.2. Nghiên cứu về tính chất gỗ của Bạch đàn lai ............................................ 7
1.2. Ở Việt Nam..................................................................................................... 10

1.2.1. Nghiên cứu về sinh trưởng của một số dòng Bạch đàn lai ...................... 10
1.2.2. Nghiên cứu về tính chất gỗ của Bạch đàn ............................................... 14
1.3. Nhận xét và đánh giá chung ........................................................................... 17
Chương 2. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 20
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 20
2.2. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 21
2.4. Đặc điểm điều kiện đất đai và khí hậu khu vực khảo nghiệm ....................... 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 23
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận ............................................................. 23


iv

2.4.2. Phương pháp kế thừa số liệu .................................................................... 24
2.4.3. Phương pháp ngoại nghiệp ...................................................................... 24
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 38
3.1. Đánh giá sinh trưởng của 05 dòng bạch đàn lai nhân tạo trồng tại Bầu Bàng Bình Dương ........................................................................................................... 38
3.2. Nghiên cứu một số tính chất gỗ cơ bản của 05 dòng bạch đàn lai nhân tạo
trồng tại Bầu Bàng - Bình Dương ......................................................................... 42
3.2.1. Xác định biến động về tỷ trọng gỗ theo chiều ngang và chiều dọc thân cây . 43
3.2.2. Biến động về chiều dài sợi gỗ theo chiều ngang thân cây ....................... 51
3.2.3. Biến động về chiều dài ống mạch theo chiều ngang thân cây ................. 52
3.2.4. Nghiên cứu khả năng ổn định kích thước của gỗ Bạch đàn lai ............... 53
3.3. Phân tích và bước đầ u chọn lựa chọn dòng bạch đàn lai nhân tạo sinh trưởng
nhanh và cho chất lượng gỗ tốt ............................................................................. 56

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Viết đầy đủ

D1.3

Đường kính ngang ngực

Hvn

Chiều cao vút ngọn

V

Thể tích thân cây

Xtb

Giá trị trung bình

Sd


Sai số trung bình cộng

V%

Hệ số biến động


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
1.1

2.1

3.1

3.2

3.3

Bảng hệ số di truyền (h2) và hệ số biến động di truyền (CVa) của
các tính trạng trong vườn giống Bạch đàn urô 10 tuổi tại Ba Vì
Tổng hợp chỉ tiêu phân tích thành phần đất tại khu vực khảo
nghiệm huyện Bàu Bàng - tỉnh Bình Dương
Đặc điểm sinh trưởng của 05 dòng bạch đàn lai tại Bầu Bàng –
Bình Dương tuổi 3 (8/2002-8/2005)
Đặc điểm sinh trưởng của 05 dòng bạch đàn lai tại Bầu Bàng –

Bình Dương tại tuổi 8 (8/2002-3/2010)
Đặc điểm sinh trưởng của 05 dòng bạch đàn lai tại Bầu Bàng Bình Dương tại tuổi 10 (8/2002 – 11/2012)

Trang
14

22

38

39

40

Tỷ trọng, chiều dài sợi, chiều dài tế bào ống mạch, độ co rút và
3.4

giãn nở của 05 dòng bạch đàn lai trồng tại Bầu Bàng – Bình
Dương (8/2002-11/2012)

42


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình

TT


Trang

2.1

Sơ đồ nghiên cứu tổng quát

23

2.1

Biểu thu thập số liệu sinh trưởng của các dòng bạch đàn lai

26

2.2

Thớt gỗ trước khi cắt đưa vào xác định tỷ trọng gỗ

26

2.3

Thanh gỗ xẻ xuyên tâm được chia đoạn 1 cm theo 2 chiều đông- tây

2.4

Tách mẫu gỗ từ tâm ra phần vỏ mỗi đoạn có chiều dài 1cm bằng
dao mỏng chuyên dụng


27

2.5

Xác định khối lượng của mẫu gỗ (g)

27

2.6

Đặt mẫu chìm trong nước, xác định thể tích gỗ

28

2.7

Xác định tỷ trọng mẫu gỗ

28

2.8

Phương pháp xác định sự biến động tỷ trọng gỗ theo tuổi cây

29

2.9

Chuẩn bị mẫu cho phân ly sợi


30

2.1

Xác định chiều dài sợi và chiều dài tế bào mạch bằng kính hiển vi

31

2.11

Ngâm mẫu xác định độ co rút

33

2.12

Đo kích thước mẫu gỗ xác định độ co rút

33

2.13

Ngâm mẫu xác định độ giãn nở gỗ

35

Đo đếm sinh trưởng và cắt thớt gỗ thí nghiệm tại hiện trường khu
3.1

khảo nghiệm 05 dòng bạch đàn lai nhân tạo trồng tại Bàu Bàng –


41

tỉnh Bình Dương
3.2

3.3

Biến động về tỷ trọng gỗ của các dòng bạch đàn lai theo chiều dọc
thân cây
Sự biến đổi tỷ trọng theo chiều ngang thân cây ở các độ cao 0,1m;
1,5 m, 3m; 4,5m; 6m; 7,5m; 9m

43

47


viii

3.4

Sự biến đổi tỷ trọng toàn thân cây theo tuổi

48

Sự phân bố của tỷ trọng gỗ 2 dòng bạch đàn lai nhân tạo là dòng
3.5

UE3 thuộc nhóm có tỷ trọng cao và dòng GU94 thuộc nhóm có tỷ


50

trọng thấp
3.6
3.7

3.8

3.9

Sự biến động về chiều dài sợi gỗ theo chiều ngang thân cây
Sự biến động về chiều dài tế bào mạch gỗ theo chiều ngang thân
cây
Độ co rút theo chiều tiếp tuyến và xuyên tâm của các dòng bạch
đàn lai nhân tạo
Độ giãn nở theo chiều tiếp tuyến và xuyên tâm của các dòng bạch
đàn lai nhân tạo

51
52

54

54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở nước ta hiện nay, Bạch đàn là loài cây thuộc nhóm cây trồng chủ lực trong
các chương trình trồng rừng tập trung và phân tán. Đến năm 2011, tổng diện tích
rừng trồng Bạch đàn ở Việt Nam là 353.000 ha, chiếm 32% diện tích rừng trồng cả
nước [1]. Bạch đàn có nhiều đặc tính ưu việt như sinh trưởng nhanh, biên độ sinh
thái rộng, ít sâu bệnh, gỗ có giá trị kinh tế góp phần đáng kể đáp ứng như cầu gỗ
nguyên liệu cho công nghiệp giấy, ván dăm, gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng và đồ gỗ nội
thất, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) là loài cây sinh trưởng
nhanh, thích nghi tốt với điều kiện lập địa ở miền Bắc, miền Trung và khu vực Tây
Nguyên. Gỗ của Bạch đàn urô thường được sử dụng làm gỗ nguyên liệu giấy và ván
dăm. Giai đoạn 1994-2000, những nghiên cứu về lai nhân tạo cho một số loài bạch
đàn đã được tiến hành tại Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm
nghiêp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và đã tạo ra được hàng chục tổ hợp
lai thuận nghịch trong loài và khác loài ở 3 loài bạch đàn chính của nước ta là Bạch
đàn uro (E. urophylla), Bạch đàn caman (E. camaldulensis), Bạch đàn liễu (E.
exserta). Kết quả nghiên cứu cho thấy một số tổ hợp lai có hiệu suất bột giấy cao
hơn, trong khi độ bền của giấy tương đương các loài bố mẹ [3].
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiêp (tiề n thân là
Trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng) trong những năm qua đã lai tạo thành công
nhiều giống bạch đàn lai sinh trưởng tốt và tỏ ra thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng
cũng như khí hậu của nước ta. Tham gia khảo nghiệm gồm có 36 công thức, trong
đó 33 dòng Bạch đàn lai và 3 dòng kiểm chứng. Sau 6 năm trồng đã chọn ra được 9
dòng Bạch đàn lai là UE3, UE33, UC1, UE27, UE23, UC80, UE59, UC20, UE26
có sinh trưởng nhanh hơn dòng U6 đối chứng. Các dòng bạch đàn lai này đã được
tiến hành khảo nghiệm trên nhiều hiện trường khác nhau như Tam Thanh – Phú
Thọ, Tân Lập – Bình Phước, Minh Đức – Bình Phước, Bầu Bàng – Bình Dương,
trong đó có một số giống đã được công nhận là giống Quốc gia thông qua trồng
khảo nghiệm và đánh giá sinh trưởng cũng như chất lượng gỗ sản xuất, nổi bật là



2

các giống lai UE3, UC1, UE4, GU94, UE24. Trong 5 giống trên thì giống UE24 là
giống quốc gia, giống UE3, UC1 là giống tiến bộ kỹ thuật được công nhận giống
theo quyết định số 3905/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/12/2007, giống UE4 và GU94 là
2 giống triển vọng, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt phù hợp với điều kiện thổ
nhưỡng khí hậu của nước ta; khi đó rừng trồ ng mới đươ ̣c 6 tuổ i. Hiện các giống này
đã và đang được trồng khảo nghiệm tại trạm Bầu Bàng thuộc Trung tâm Nghiên cứu
thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ và trồng khảo nghiệm mở rộng ở nhiều nơi
khác trong cả nước.
Sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của lai giống và ưu
thế của cây lai so với các loài bố mẹ. Tốc độ sinh trưởng nhanh hay chậm của mỗi
dòng lai sẽ giúp cho nhà chọn giống nhận định dòng lai ưu việt so với những dòng
khác sau đó khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau, từ đó tăng hiệu quả và
năng suất rừng trồng. Tốc độ sinh trưởng cũng có mối quan hệ mật thiết tới tính
chất gỗ (tỷ trọng, tỷ lệ sơ xợi, tính chất cơ học và vật lý) đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của nền kinh tế quốc dân trong việc sử dụng gỗ gia dụng nói riêng và sử dụng
gỗ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy, chế biến lâm sản. Việc nghiên cứu các đặc
tính cơ bản của gỗ liên hệ chặt chẽ với sản xuất và sử dụng gỗ. Ở Việt Nam, nghiên
cứu đặc tính cơ bản của gỗ được thực hiện trong khoảng 50 năm trở lại đây, khởi
đầ u tâ ̣p trung cho rừng tự nhiên. Kết quả xác định tính chất vật lý, cơ học và hoá
học gỗ là cơ sở khoa học rất cơ bản để tìm hiểu về bản chất của gỗ, là căn cứ cho
chế biến, bảo quản và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên gỗ; là những tiêu chí để
đánh giá chất lượng rừng, đánh giá tuyển chọn giống; nghiên cứu những ảnh hưởng
của các nhân tố môi trường, biện pháp kinh doanh.
Tính đến năm 2012, các dòng bạch đàn lai trồng khảo nghiệm tại huyện Bầu
Bàng, tỉnh Bình Dương đã đến tuổi 10, là thời điểm đánh giá sinh trưởng cũng như
một số chỉ tiêu chất lượng gỗ tốt nhất đối với mục đích trồng rừng kinh doanh gỗ xẻ
của các loài cây gỗ mọc nhanh.
Việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và một số tính chất cơ bản của

giống bạch đàn lai để làm cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng đối với


3

loài cây này một cách tổng hợp, có hiệu quả. Từ đó có thể mở rộng qui
mô phát triển, gây trồng đối với cây bạch đàn lai, nâng cao vai trò của rừng
trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành Chế biến lâm sản và các ngành
khác,… vừa là yêu cầu cấp bách khoa học, vừa là yêu cầu của thực tiễn sản
xuất.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng
và một số tính chất gỗ cơ bản của 05 dòng Bạch đàn lai nhân tạo (UE3, UC1,
UE4, GU94, UE24) trồng tại trạm thực nghiệm lâm sinh Bàu Bàng, tỉnh Bình
Dương” đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về sinh trưởng của một số dòng bạch đàn lai
Lai giống để tạo ra các giống lai có ứu thế lai là hướng đi mà các nhà chọn
giống từ lâu đã rất quan tâm. Năm 1963, Shelbourne và Danks (1963) [98] đã tạo ra
tổ hợp lai giữa [E. torelliana x (E.urophylla x E.pellita)] ở Philippines. Chương
trình cải thiện giống bạch đàn dựa trên ghép lai đôi và lai ba cũng được thực hiện tại
Brazil. Sinh trưởng về thể tích ở tuổi 7 của những cá thế lai ba [E.urophylla x
(E.camaldulensis x E.grandis)] vượt trội các cây lai tốt nhất của các tổ hợp lai đôi
(E.grandis x E. urophylla, E. grandis x E.camaldulensis, E.urophylla x
E.camaldulensis) và loài bạch đàn uro và grandis [14].

Theo Martin (1989) [15] thì đến năm 1989 đã có hơn 20 tổ hợp lai khác loài
được tạo ra ở chi bạch đàn, trong đó chủ yếu là hai loài E.urophylla và E.grandis
được dùng làm cây mẹ. Từ năm 1989 Viện lâm nghiệp nhiệt đới Trung Quốc cũng
đã tạo ra 204 cây lai từ các cặp bố mẹ giữa E.urophylla với các loài E. tereticornis,
E. camaldulensis, E. exserta, E. grandis, E. saligna và E. pelltia. Trong đó một số
cây cá thể lai từ tổ hợp E.urophylla x E. tereticornis và E.urophylla x E.
camaldulensis đã có ưu thế lai về sinh trưởng so với bố mẹ của chúng. Cây lai có
thể vượt bố mẹ với các giá trị tương ứng là 120,7% và 89.4% [13]. Bên cạnh đó, các
tổ hợp lai thuận nghịch giữa E. urophylla và E. grandis cũng đã được tạo ra ở Trung
Quốc [16], [17].
Thông thường ưu thế lai thể hiện rõ hơn trong môi trường sống bất lợi và
chúng có phạm vi thích ứng rộng hơn mức bình thường. Nghiên cứu của Verryn
(2000) [18] cho thấy những tổ hợp lai có khả năng chống chịu với điều kiện môi
trường bất lợi tốt là E. grandis x E. camaldulensis, E. grandis x E. tereticornis, E.
grandis x E.urophylla. Nghiên cứu ưu thế lai về năng suất được thực hiện ở các tổ
hợp lai E. grandis x E.urophylla và E. pelltia x E.urophylla, kết quả cho thấy chúng
đều là những tổ hợp lai có ưu thế lai vượt hơn các loài thuần và được trồng thành
rừng kinh tế ở Brazil và Congo [21].


5

Theo Harwood [22] thì Bạch đàn E. pellitia có khả năng lai giống với các
loài bạch đàn khác như Bạch đàn E. brassiana, Bạch đàn uro và Bạch đàn caman
tạo ra các giống lai có ưu thế lai rất tốt về sinh trưởng, đồng thời có tính chất gỗ tốt
và có khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện hạn hán tốt.
Chương trình cải thiện giống cho Bạch đàn pelltia dựa trên phép lai thuận
nghịch cũng được thực hiện và cho thấy sinh trưởng của các cá thể tốt nhất của các
tổ hợp lai xa khác loài đã vượt trội các xuất xứ tốt của các loài bố mẹ [23], [22]. Kết
quả nghiên cứu của Mulawarman và cộng sự (2007) [23] tại Indoneisa cho thấy

giống lai giữa Bạch đàn urô và Bạch đàn grandis với Bạch đàn pellita có sinh
trưởng nhanh hơn so với các loài bố mẹ, vượt từ 20-25%. Giống lai giữa Bạch đàn
urô và Bạch đàn grandis với Bạch đàn E. pellita còn được kỳ vọng có thể tăng khối
lượng riêng của gỗ từ 10 – 15 % so với rừng trồng Bạch đàn urô, qua đó nâng cao
sản lượng bột giấy.
Ở Lôi Châu Trung Quốc từ những năm 1970 đã nghiên cứu lai giống cho
bạch đàn, các loài tham gia lai giống được đánh giá có hiệu quả ở Trung Quốc là
các tổ hợp lai Bạch đàn uro x bạch đàn grandis; Bạch đàn liễu x Bạch đàn saligna,
Bạch đàn uro x Bạch đàn caman ở Phúc Kiến Trung Quốc cho thấy giống lai ký
hiệu DH201-2 đạt đường kính 15,2cm và chiều cao đạt 14,2cm, trữ lượng đạt
181,5m3/ha ở tuổi 4 (LIN Yi-xi, 2009). Công tác cải thiện giống bạch đàn được đẩy
mạnh vào giai đoạn 1990 ở Trung Quốc thông qua việc thành lập Trung tâm nghiên
cứu bạch đàn (The China Eucalypt Reseach Centre) với mục đích trồng rừng công
nghiệp phục vụ ngành công nghiệp giấy, thông qua hàng loạt khảo nghiệm đã chọn
tạo được các giống có năng suất cao từ 40m3/ha/năm.
Đứng đầu các nước trồng bạch đàn trên thế giới là Brazin, đến năm 1973 diện
tích đã trồng được là 1.052.000 ha. Tới năm 1983, Brazin đã có 4 triệu ha rừng
trồng bạch đàn. Các loài bạch đàn được trồng phổ biến là: E. grandis, E.dennii, E.
saligna, E. pilularis, E. deglypta, E. camaldulensis, E.urophylla, E. Exserta,…
Đứng thứ hai trên thế giới sau Brazin là Ấn Độ, từ 1790 đến 1974 đã trồng được
415.000ha [20]. Theo House thì khoảng 40% rừng trồng ở các nước nhiệt đới là các
loài cây có nguồn gốc từ Australia mà chủ yếu là Bạch đàn [20].


6

Ở Congo các nghiên cứu của Trung tâm kỹ thuật lâm nghiệp nhiệt đới
(CTFT) khẳng định tăng trưởng bình quân năm ở tuổi 6 của các lô hạt chưa được
tuyển chọn là 12 m3/ha/năm trong khi tăng trưởng của các xuất xứ đã được chọn lọc
là 25 m3/ha/năm (Dẫn từ Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [18]. Từ năm 1997, các

giống lai nhân tạo đã được tạo ra và tới nay hàng trăm dòng bắt nguồn được đưa
vào khảo nghiệm dòng vô tính để tuyển chọn dòng tốt nhất phục vụ trồng rừng. Từ
cuối những năm 80, Congo đã có 174 kiểu gen ưu việt của tổ hợp lai E. alba x E.
urophylla (Dẫn từ Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001 ).
Ở Colombia cũng giống như nhiều nước khác, rừng trồng bạch đàn bắt nguồn
từ kết quả khảo nghiệm xuất xứ, sau đó lấy hạt của xuất xứ tốt nhất đem trồng rừng
nên có biến động lớn về kích thước và chất lượng cây, là tiềm năng để cải thiện
năng suất và chất lượng thông qua chọn giống là rất lớn và có thể thực hiện được.
Một chương trình cải thiện giống ngắn hạn đã được đề xuất và triển khai thực hiện
cho một số loài bạch đàn như E. Urophylla và E. Grandis [18]. Từ chương trình
này, 65 dòng vô tính trong đó có 15 dòng tốt nhất đã được dùng để sản xuất hom
cho giai đoạn trước mắt. Do cường độ chọn lọc thấp nên năng suất rừng trồng dự
kiến chỉ tăng khoảng 15%. Chương trình ngắn hạn này bao gồm chọn lọc cây trội
với cường độ chọn lọc cao (khoảng 1900 cây chọn 1 cây), khảo nghiệm 460 dòng
vô tính với hy vọng chọn được 30 dòng tốt nhất vào nhân hom hàng loạt có năng
suất lên thêm 60%, tức là 25 m3/ha/năm lên 40 m3/ha/năm trong một thế hệ.
Ở Nam Phi từ năm 1983, một đơn vị trồng rừng của Công ty Mondi đã triển
khai chương trình ứng dụng nhân giống hom bạch đàn vào trồng rừng nhằm đáp
ứng các nhu cầu ngày càng tăng về bột giấy. Các kết quả nghiên cứu đã được sử
dụng để tuyển chọn các dòng vô tính năng suất cao để nhân giống hàng loạt.
Chương trình đã bắt đầu bằng việc chọn và nhân hom các cây trội được tuyển chọn
tại chỗ và từ các khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm cây Bạch đàn lai của Viện
Nghiên cứu rừng Nam Phi, sau đó xây dựng các khảo nghiệm dòng vô tính nhằm
chọn được các dòng vô tính có triển vọng nhất. Kết quả đã được Quaile (1989)
thông báo trên cơ sở các rừng trồng so sánh 30 tháng tuổi. Trong khảo nghiệm thực
hiện với 30 dòng vô tính tuyển chọn tại chỗ, tăng trưởng bình quân về thể tích cây


7


con từ hạt (cây đối chứng) là 19,4 m3/ha/năm, trong khi đó có 14 dòng vô tính vượt
trội đối chứng và tăng trưởng bình quân năm của dòng tốt nhất đạt khoảng 24,4
m3/ha/năm (Dẫn từ Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Trong một khảo nghiệm khác gồm 78 dòng vô tính được chọn lọc từ các khảo
nghiệm hậu thế thế hệ 2 của Viện nghiên cứu rừng Nam Phi và các dòng vô tính thế
hệ 1 của vùng Mondi, cây con từ hạt (đối chứng) đạt tăng trưởng bình quân năm là
21,9 m3/ha/năm trong khi đó 50 dòng trong số 78 dòng vô tính của Viện vượt đối
chứng, 9 dòng vô tính đạt trên 30 m3/ha/năm và 3 dòng vô tính tốt nhất đạt tăng
trưởng bình quân năm là 40 m3/ha/năm [18]
Trước kia, các loài Bạch đàn được trồng rộng rãi bằng cây con thực sinh, hạt
được thu hái tại chỗ, do có nền tảng di truyền hẹp nên các cá thể trong rừng trồng có
biến động mạnh về đường kính, chiều cao, dễ bị nhiễm bệnh, làm giảm năng suất,
chất lượng gỗ. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu các biện pháp nhằm tăng sự
đồng đều của các cá thể, tăng năng suất và chất lượng gỗ. Cùng với việc trồng cây
mô, hom các nhà khoa học còn bắt đầu chương trình cải thiện giống. Tới năm 1991,
trong số 75 dòng vô tính tốt nhất để sản xuất cây hom phục vụ trồng rừng đại trà, đã
có 13 dòng vô tính có nguồn gốc từ cây lai, trong đó có bạch đàn E. urophylla, tăng
trưởng bình quân 35 m3/ha/năm.
1.1.2. Nghiên cứu về tính chất gỗ của Bạch đàn lai
Các nước tiến hành nghiên cứu gỗ từ lâu đã áp dụng kết quả để tìm hiểu về
bản chất vật liệu gỗ, phân loại gỗ, cung cấp các thông tin cơ bản và quan trọng cho
các ngành có sử dụng gỗ như: xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải, khai khoáng,
đóng tàu thuyền, toa xe, máy bay,... Trong định hướng sử dụng gỗ, xử lý và bảo
quản, sản xuất đồ gỗ, sản xuất ván nhân tạo,... tính chất của gỗ được coi là yếu tố
then chốt. Tính chất gỗ cũng được sử dụng cho đánh giá về giống cây rừng, kỹ thuật
lâm sinh, ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến rừng,... ở các nước phát triển như
Mỹ, Đức, Pháp, Thuỵ Điển,... việc xác định tính chất gỗ vẫn được chú trọng và trở
thành nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm từ gỗ.



8

Thấy rõ tầm quan trọng to lớn của việc xác định tính chất cơ vật lý gỗ, nhiều
nước, nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế đã tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn để
quy định thống nhất phương pháp thí nghiệm xác định tính chất của gỗ để đảm bảo
độ tin cậy, đồng thời giảm chi phí cho thí nghiệm và thiết kế máy thử chuẩn quốc tế.
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá, đa số các nước đã chấp nhận hoặc
chuyển dịch tiêu chuẩn ISO, ASTM cho nghiên cứu tính chất gỗ và để kiểm tra chất
lượng gỗ nội địa và nhập khẩu.
Nghiên cứu xác định tính chất của gỗ ở nhiều nước trên thế giới đã trở thành
một hoạt động kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu gỗ thường xuyên, liên hệ rất chặt
chẽ với sản xuất và nghiên cứu.
Dự án "Nâng cao chuỗi giá trị gỗ xẻ rừng trồng bạch đàn ở Trung Quốc, Việt
Nam và Australia: Di truyền học và lâm nghiệp" được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên
cứu Nông nghiệp (ACIAR) (số dự án) FST/1999/095 cùng với các tổ chức hợp tác
khác, bắt đầu vào tháng 7 năm 2005. Nó tạo thành một phần của một loạt tích hợp
các nghiên cứu nhằm nâng cao lợi ích kinh tế cho người trồng và chế biến từ rừng
trồng Bạch đàn. Dự án sẽ tận dụng sức mạnh tổng hợp phát triển giữa Australia,
Trung Quốc và Việt Nam bằng cách phát triển và thực hiện chiến lược lâm sinh và
di truyền để tối ưu hóa sản lượng gỗ rừng trồng Bạch đàn chất lượng cao bằng cách
cải thiện tính chất gỗ [12].
Một trong những mục tiêu nghiên cứu cụ thể của dự án là cung cấp một cái
nhìn tổng quan của tài nguyên rừng hiện tại và tương lai trong khu vực nghiên cứu,
chế độ quản lý lâm sinh thực tế và xây dựng kế hoạch chi phí; và các nguồn lực
nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu. Mục tiêu này được thực hiện trong hai phần.
Phần đầu tiên xem xét các nguồn tài nguyên và một bản báo cáo chi tiết với tiêu đề
"Đánh giá tài nguyên rừng Bạch đàn ở Úc (New South Wales và Queensland) Trung
Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông và Hồ Nam) và Việt Nam - với các sản phẩm có
giá trị cao" đã được chuẩn bị (Simpson et al. 2009). Nội dung bản báo cáo này là
đánh giá năng lực nghiên cứu chất lượng gỗ của các dòng bạch đàn lai tại Úc, Trung

Quốc và Việt Nam. Nó bao gồm chương trình nghiên cứu chất lượng gỗ cây đứng
và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, đánh giá chất lượng chế biến sản phẩm gỗ.


9

Một số kết luận chung về ưu tiên nghiên cứu chất lượng gỗ được rút ra. Nội dung
được ưu tiên nghiên cứu bao gồm: lâm sinh và nghiên cứu di truyền học để nâng
cao chất lượng gỗ và cải thiện công nghệ chế biến nhằm nâng cao chất lượng và sản
lượng rừng trồng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường [12].
Gỗ từ rừng trồng Bạch đàn thường cho chất lượng gỗ xẻ dễ bị cong vênh,
biến hình và biến dạng cao khi hong sấy cũng như cưa xẻ do mức độ tăng trưởng.
Shield (2007) đã tiến hành xác định mười tính chất gỗ cụ thể của Bạch đàn trồng có
tác động không tốt đến hiệu quả chế biến sản phẩm của họ và chất lượng sản phẩm
cho các sản phẩm gỗ. Trong số các đặc tính này, biểu hiện căng thẳng tăng trưởng
có lẽ là đặc điểm nổi bật nhất gây ra vấn đề về xử lý gỗ. Việc nghiên cứu tính chất
gỗ là một nội dung cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng gỗ rừng
trồng bạch đàn. Yêu cầu chất lượng gỗ xẻ (ứng dụng có giá trị cao) đã được nhóm
lại thành năm loại chính [12] :
- Tính chất chịu lực (độ cứng, độ bền kéo và độ bền nén),
- Ổn định kích thước (giãn nở, co rút,),
Nolan et al. (2005) đánh giá tầm quan trọng của việc đánh giá các đặc tính gỗ
của rừng trồng Bạch đàn cho giá trị sử dụng gỗ cao liên quan đến các biện pháp lâm
sinh. Thực tế nghiên cứu đã chứng minh rằng chất lượng gỗ được gắn bó chặt chẽ
với di truyền học và biện pháp lâm sinh. Phát triển kỹ thuật đánh giá không phá huỷ
mẫu (NDE, Non Destructive Evaluation) thực hiện trên cây đứng, đáng tin cậy để
đánh giá tính chất gỗ, cung cấp một số thông tin nhanh chóng, hiệu quả và chi phí
thấp trong việc hỗ trợ lựa chọn vật liệu di truyền thích hợp cho công tác lai giống và
sử dụng biện pháp lâm sinh đem lại kết quả tối ưu nhất cho các rừng trồng Bạch đàn
lai [12].

Trong nghiên cứu sử dụng gỗ Bạch đàn ở Úc chỉ ra rằng: Co rút và biến dạng
là 2 chỉ tiêu quan trọng liên quan đến các nội dung độ ẩm mà tại đó các loại gỗ có
thể được sử dụng mà không gây ra vấn đề trong việc sử dụng gỗ do sự thay đổi kích
thước quá mức trong gỗ. Ví dụ, sàn gỗ và đồ nội thất đòi hỏi gỗ đưa vào sử dụng
phải đảm bảo chịu được những thay đổi độ ẩm môi trường xung quanh theo mùa.
Việc điều chỉnh nhiệt độ và chế độ sấy để đo đếm kích thước của các mẫu co rút ở


10

độ ẩm được xác định để xác định độ co rút tại điều kiện không khí khô (12 hoặc
15% độ ẩm). Độ co rút được tính toán để xác định sự thay đổi kích thước theo chiều
xuyên tâm; kích thước tiếp tuyến và theo chiều dọc ở độ ẩm 15%, 12% và 5%, dưới
điểm bão hòa thớ gỗ. Khi nghiên cứu độ co rút quan tâm đến độ ẩm môi trường
xung quanh phụ thuộc vào điều kiện khí hậu phổ biến - khí hậu khô thường có thể
đạt được điều kiện môi trường xung quanh 10% hoặc ít hơn, 12% là điển hình của
khí hậu ôn đới và các khu vực cận nhiệt đới khô hơn trong khi điều kiện môi trường
xung quanh ở vùng nhiệt đới ẩm thường sẽ vào khoảng 15% [12].
Ở Trung Quốc, với việc thực hiện Chương trình Bảo tồn rừng tự nhiên từ
năm 1998, nguồn cung cấp chính của nguồn tài nguyên gỗ là rừng trồng. Với việc
thành lập quy mô lớn trồng bạch đàn ở phần phía Nam của Trung Quốc để bổ sung
nguồn cung cấp giảm dần từ nguồn tài nguyên rừng tự nhiên, nghiên cứu về chất
lượng gỗ Bạch đàn đang chuyển tập trung vào cải thiện các đặc tính sử dụng gỗ từ
những ứng dụng chủ yếu của giấy và bột giấy. Nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian
gần đây của Học viện Lâm nghiệp, Viện Nghiên cứu Trung Quốc Công nghiệp gỗ,
Trung Quốc đã tập trung vào việc sử dụng gỗ bền vững, chẳng hạn như tính chất gỗ,
bảo quản gỗ và chất lượng gỗ nội thất mục đích làm tăng độ cứng cho những loại gỗ
kết cấu. Ván nhân tạo vẫn là một trọng tâm quan trọng cho nghiên cứu và phát triển,
cũng như đánh giá được tính chất gỗ không phá hủy mẫu (NDE) các công cụ và kỹ
thuật cho việc nghiên cứu các tính chất gỗ từ cây đứng thông qua các thuộc tính sản

phẩm chế biến [12].
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về sinh trưởng của một số dòng Bạch đàn lai
Nghiên cứu lai giống đầu tiên về giống lai tự nhiên giữa Bạch đàn trắng ( E.
camaldulensis) với Bạch đàn đỏ (E. robusta) vào năm 1970 đã cho thấy bạch đàn lai
có sinh trưởng về đường kính gấp 2, 3 lần Bạch đàn trắng (ở Mạo Khê và Yên Lập Quảng Ninh) đến gấp 5,39 lần (ở Ba Hàng) đến 2,05 lần (ở Đền Hùng – Vĩnh
Phúc). So với Bạch đàn đỏ, nơi có trồng xen với Bạch đàn lai và Bạch đàn trắng
như ở Mạo Khê về đường kính nhanh gấp 1,5 lần và chiều cao nhanh gấp 2 lần.


11

Nghiên cứu các đặc trưng về hình thái và giải phẫu lá cho thấy Bạch đàn lai thể hiện
tính trung gian giữa Bạch đàn đỏ với Bạch đàn trắng. Khi dùng hạt để nhân giống
thì đời thứ 2 đã có hiện tượng phân ly rất rõ [9].
Giai đoạn 2001 - 2005 nghiên cứu lai giống cho các loài Bạch đàn đã tạo ra trên
100 tổ hợp lai đôi, ba cho 7 loài bạch đàn là Bạch đàn Urophylla, Bạch đàn tere, Bạch
đàn Camaldulensis, Bạch đàn Grandis, Bạch đàn salignan, Bạch đàn microcorys, Bạch
đàn pellita. Sau 2 năm trồng tại đất đồi trọc nghèo dinh dưỡng ở Cẩm Quỳ Hà Nội
năng suất của các tổ hợp lai P18U29 đạt 17,3 dm3/cây vượt mẹ (P18) là 316%, vượt bố
(U29) là 363% về thể tích, còn vượt giống lai đối chứng nhập từ Brazin GU8 là 10%.
Tổ hợp lai U29S6 có thể tích thân cây đạt 16,62 dm3/cây vượt thể tích cây mẹ (U29) là
349% và vượt giống lai đối chứng GU8 là 153%. Tại hiện trường Minh Đức Bình
Phước sau 2 năm tổ hợp lai T1P17, C18P17, P18U29C3, P18U29, và C9G15 đạt thể
tích thân cây tương ứng là 26,1; 26,1; 22,8; 21,8; và 21dm3/ cây vượt giống đối chứng
PN14 tương ứng là 383%, 383%, 335%, 321% và 309% về thể tích. Qua khảo nghiệm
cũng đã chọn được 30 dòng bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh hơn các giống đối
chứng từ 110% đến 300% ở năm thứ 3 [6]. Đây cũng chính là nguồn vật liệu quý giá
cho các nghiên cứu cải thiện giống lai ở giai đoạn tiếp theo.
Dự án nghiên cứu biến đổi di truyền trong tăng trưởng và chất lượng gỗ rừng

trồng Bạch đàn tại Bắc Việt Nam được tài trợ một phần bởi Trung tâm Nghiên cứu
Nông nghiệp Quốc tế. Tổ chức tham gia các thử nghiệm nghiên cứu này bao gồm
các Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, rừng NSW Công nghiệp và Đầu tư
NSW, Queensland Công nghiệp cơ bản và Thủy sản - Cục Việc làm, phát triển kinh
tế và đổi mới. Một thử nghiệm thế hệ con cháu trồng tỉa bỏ Ten tuổi phát triển
Eucalyptus urophylla phát triển ở miền Bắc Việt Nam được đánh giá những ảnh
hưởng di truyền về tốc độ tăng trưởng và chất lượng gỗ sử dụng một loạt các
phương pháp không phá hủy trước khi thu hoạch cây để xác định chất lượng gỗ thực
tế, và để cung cấp gỗ xẻ cho dự án ACIAR FST/2001/021. Các mẫu gỗ được xẻ để
sản xuất sản phẩm gỗ xẻ sấy khô thích hợp cho sản xuất đồ nội thất. Tổng cộng có
80 cây gồm 20 cây từ mỗi 4 xuất xứ đã được thu hoạch. Gỗ co rút và sự biến dạng
cho thấy ít di truyền. Độ co rút có thể gây ra vấn đề trong quá trình chế biến .


12

Từ năm 1991, Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng (nay là Viện nghiên
cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp) đã tiến hành chọn lọc cây trội và
ghép cho một số cây Bạch đàn urô (E. urophylla - U), Bạch đàn caman (E.
camandulensis - C) và Bạch đàn liễu (E. exserta - E). Trong các năm 1996-2000, đã
nghiên cứu đặc điểm vật hậu, cất trữ hạt phấn và lai giống cho 3 loài nói trên. Bằng
phương pháp thụ phấn có kiểm soát đã tiến hành lai giống thuận nghịch và tạo ra
hơn 70 tổ hợp lai gồm các cây lai khác loài và cây lai trong loài. Các tổ hợp lai gồm
UC, CU, UE, EU, EC và UU đã được khảo nghiệm tại các nơi có điều kiện lập địa
khác nhau. Khảo nghiệm các tổ hợp lai giữa các loài Bạch đàn urô, Bạch đàn trắng
caman và Bạch đàn liễu đều sinh trưởng nhanh hơn các loài bố mẹ [24], [3], [25].
Nhìn chung các tổ hợp lai UC (E. urophylla x E. camaldulensis) thường có
sinh trưởng nhanh trên đất có tầng đất dầy ở đồng bằng sông Hồng và đất ngập phèn
theo mùa ở Kiên Giang, các tổ hợp lai UE (E. urophylla x E.exserta) và EU
(E.exserta x E. urophylla) thường sinh trưởng nhanh trên đất đồi, còn các tổ hợp lai

EC (E.exserta x E. camandulensis) và CE (E. camandulensis x E.exserta) thường
sinh trưởng kém nhất trong các tổ hợp lai và chỉ nhanh hơn các loài bố mẹ đã trực
tiếp tham gia lai giống [24], [3], [25].
Ưu thế lai thay đổi theo những điều kiện lập địa khác nhau, thí dụ tại Thụy
Phương các tổ hợp lai tốt nhất có sinh trưởng nhanh gấp 10 lần các cây bố mẹ kém
nhất, còn ở Ba vì tỷ lệ này là 3,5. Chứng tỏ ở Thụy Phương các tổ hợp lai không chỉ
sinh trưởng nhanh hơn ở Ba Vì mà ưu thế lai của chúng cũng thể hiện rõ gấp 4,6 lần
ở Ba Vì. Một biểu hiện khác về sự thay đổi biểu hiện ưu thế lai là thể tích thân cây
(V) sau năm thứ 3 của các tổ hợp lai, thí dụ so sánh 2 tổ hợp lai E 4U29 và U29E4 tại
hai nơi khảo nghiệm.
Tại Thụy Phương U29E4 = 104,1 dm3/cây.
E4U29= 75,0 dm3/cây.
Tại Ba Vì

E4U29= 37,0 dm3/cây.
U29E4 = 30,4 dm3/cây.

Các tổ hợp lai nêu trên có cùng hai bố mẹ tham gia lai giống nhưng lai thuận
nghịch (có nghĩa là đổi vị trí làm bố và làm mẹ cho nhau) đã tạo nên sự thay đổi rất


13

lớn về thể tích thân cây ở các điều kiện lập địa khác nhau. Ưu thế lai vừa chịu ảnh
hưởng của nhân tố di truyền vừa chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Tùy
từng trường hợp cụ thể mà vai trò của các nhân tố di truyền (trong trường hợp này
là tế bào chất) hay vai trò hoàn cảnh chiếm ưu thế hơn trong việc thể hiện ưu thế lai
[24], [3].
Những dòng phát triển nhanh nhất là những dòng thuộc tổ hợp lai U29E1,
U29E2, U15E4, C2U17 và U29C3 được khảo nghiệm tại Tam Thanh. Khảo nghiệm

giống lai tại một số nơi khác cũng thu được kết quả tương tự [4]. Điều đó chứng tỏ
lai nhân tạo có ý nghĩa to lớn trong cải thiện giống bạch đàn.
Giống quốc gia UE24; giống tiến bộ kỹ thuật là UE3, UC1 được công nhận
giống theo quyết định số 3905/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/12/2007. Quyết định số
4356/KHCN-NNNT ngày 12/10/2000 Bộ NN & PTNT đã công nhận 31 cây lai
thuộc các tổ hợp lai U29E1, U29E2, U29C3, U29C4, U29U24, U29U26, U15C4,
U30E5 là giống tiến bộ kỹ thuật để tiếp tục khảo nghiệm dòng vô tính và phát triển
giống vào sản xuất. Khảo nghiệm bước đầu đã cho thấy nhiều dòng trong số các tổ
hợp này có sinh trưởng vượt trội so với một số dòng đã được công nhận giống trước
đây.
Trên cơ sở đánh giá sinh trưởng và chọn lọc các gia đình có sinh trưởng tốt
nhất. Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiêp đã tiến hành chọn
lọc cá thể có sinh trưởng nhanh nhất trong các gia đình tốt nhất tại cả hai địa điểm
Bầu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai). Kết quả đã chọn lọc được 20 cây trội
có sinh trưởng tốt nhất trong số các gia đình có sinh trưởng tốt tại Bầu Bàng và
Pleike. Tại Bầu Bàng, các cây trội được chọn lọc có thể tích thân cây từ 440 đến
620 dm3 (đường kình thân cây từ 22 đến 28cm). Các cây trội đều được chọn lọc từ
các gia đình có sinh trưởng tốt nhất trong vườn giống và có độ vượt về thể tích thân
cây so với trung bình của vườn giống từ 70 đến 140% và từ 30 đến 80% so với gia
đình mà từ đó cây trội được chọn. Các cây trội này là nguồn gen quý để phát triển
sản xuất và phục vụ cho mục tiêu cải thiện giống trong tương lai [11].


14

1.2.2. Nghiên cứu về tính chất gỗ của Bạch đàn
Cellulose là thành phần chính của gỗ, chiếm từ 40-50% khối lượng gỗ khô
kiệt. Hàm lượng cellulose có tương quan rất cao với hiệu suất bột giấy (Wallis et
al., 1997). Hệ số di truyền và hệ số biến động di truyền lũy tích của các tính trạng
trong vườn giống Bạch đàn urô 10 tuổi tại Ba Vì là 0,48 tương đương với hệ số di

truyền của tỷ trọng gỗ và cao hơn so với các tính trạng sinh trưởng (đường kính,
chiều cao, thể tích). Tuy nhiên, hệ số di truyền lũy tích của hàm lượng cellulose và
tỷ trọng gỗ lại thấp hơn so với các chỉ tiêu sinh trưởng. Như vậy, có thể nói rằng
hàm lượng cellulose và tỷ trọng gỗ có khả năng di truyền cho đời sau cao nhưng
khả năng cải thiện giống cho các tính trạng này sẽ bị hạn chế do hệ số biến động di
truyền lũy tích của các tính trạng này là tương đối thấp [11] .
Bảng 1.1: Bảng hệ số di truyền (h2) và hệ số biến động di truyền (CVa) của các
tính trạng trong vườn giống Bạch đàn urô 10 tuổi tại Ba Vì
Tính trạng

h2±s.e.

Cva (%)

Đường kính (cm)

0,32±0,18

10,4

Chiều cao (m)

0,22±0,17

7,8

Thể tích (dm3)

0,38±0,19


30,8

Cellulose (%)

0,50±0,20

3,9

Tỷ trọng gỗ (g/cm3)

0,48±0,20

5,6

Kết quả ở bảng cho thấy tương quan di truyền và tương quan kiểu hình giữa
cellulose với tỷ trọng gỗ là rất yếu và không có ý nghĩa. Trong khi đó tương quan
giữa hàm lượng cellulose với các tính trạng sinh trưởng có tương quan dương, ở
mức trung bình yếu. Tỷ trọng gỗ có tương quan âm và yếu với các chỉ tiêu sinh
trưởng. Giữa các chỉ tiêu sinh trưởng có tương quan rất chặt [11].
Hệ số di truyền của hàm lượng cellulose ở Bạch đàn urô thu được trong
nghiên cứu này cũng tương đương với các kết quả nghiên cứu trước đây với các loài


15

Bạch đàn globules và nitens được công bố dao động từ 0,32 đến 0,76 9 (Kube,
2001; Raymond, 2002; Schimleck et al., 2004). Các kết quả đánh giá tương quan di
truyền giữa hàm lượng cellulose với sinh trưởng và tỷ trọng gỗ cho các loài Bạch
đàn có biến động rất lớn, từ tương quan dương đến tương quan âm, từ thấp đến cao
(Tibbits & Hodge, 1998; Kube et al., 2001; Raymond, 2002; Apiolaza et al., 2005).

Tương quan trung bình giữa hàm lượng cellulose với các chỉ tiêu sinh trưởng cho
thấy việc chọn giống theo sinh trưởng cũng có thể góp phần tăng hàm lượng
cellulose ở Bạch đàn urô, qua đó làm tăng hiệu suất bột giấy. Tương quan yếu giữa
tỷ trọng gỗ với hàm lượng cellulose và các chỉ tiêu sinh trưởng (Nguyễn Đức Kiên
et al., 2008) cho thấy mối quan hệ độc lập giữa các tính trạng này và cải thiện giống
theo các chỉ tiêu sinh trưởng hoặc hàm lượng cellulose đều không ảnh hưởng đáng
kể đến tỷ trọng gỗ. Mối tương quan từ trung bình đến yếu giữa các tính trạng hàm
lượng cellulose, tỷ trọng gỗ và sinh trưởng cho thấy có thể kết hợp chọn lọc các tính
trạng một cách đồng thời bằng việc sử dụng chỉ số chọn lọc (selection index) nhằm
đạt được tăng thu di truyền một cách thỏa đáng cho các tính trạng [11].
Nhằm mục tiêu tăng cường giá trị kinh tế của rừng trồng bạch đàn, Viện
nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiêp (tiề n thân là Trung tâm
nghiên cứu Giống cây rừng) đã tiến hành bước đầu nghiên cứu đánh giá khả năng
làm gỗ xẻ cho sản xuất đồ mộc và gỗ xây dựng của Bạch đàn urô, và cải thiện giống
cho tính chất gỗ xẻ của Bạch đàn urô. Đây là nội dung nghiên cứu thiết thực nhằm
nâng cao giá trị kinh tế của rừng trồng bạch đàn, bên cạnh việc cung cấp nguyên
liệu cho sản xuất ván dăm và bột giấy. Đề tài đã tiến hành đánh giá các chỉ tiêu độ
co rút gỗ (shrinkage) và độ bền đứt gãy (bending strength) của 20 gia đình trong
vườn giống tại Ba Vì (10 tuổi) nhằm xác định biến dị di truyền ở mức độ gia đình
và cá thể. Kết quả đánh giá cho thấy giữa các gia đình có sự sai khác rõ rệt về các
tính chất gỗ xẻ. Khả năng chọn lọc các cá thể trong các gia đình tốt và có tính chất
gỗ xẻ phù hợp có thể hoàn toàn thực hiện được. Độ co rút sau khi sấy khô đến độ
ẩm 12% (theo tiêu chuẩn độ ẩm gỗ xuất khẩu) của Bạch đàn urô là 5,9% theo chiều
tiếp tuyến và 2,7% theo chiều xuyên tâm. Một số gia đình có độ co rút theo cả hai


16

chiều thấp như gia đình 102, 82, 99 có thể phù hợp cho mục tiêu sản xuất đồ mộc.
Kết quả đánh giá độ bền cũng cho thấy một số gia đình có trị số độ bền chịu lực khá

cao như gia đình 95, 89, 26 cần được quan tâm nghiên cứu trong cải thiện giống có
độ bền cao [11].
Kết quả phân tích tương quan kiểu hình giữa các chỉ tiêu đường kính, tỷ
trọng gỗ và các chỉ tiêu gỗ xẻ (độ co rút, độ bền uốn tĩnh, độ cứng). kết quả cho
thấy đường kính và tỷ trọng gỗ có tương quan yếu với các chỉ tiêu độ co rút và độ
bền uốn tĩnh. Giữa các nhóm tính trạng liên quan đến gỗ xẻ (độ co rút và độ bền)
gần như không có tương quan. Kết quả này cho thấy là có thể kết hợp giữa việc
chọn giống theo mục tiêu nâng cao năng suất bột giấy hoặc có thể tích cây đứng với
chọn giống theo một số chỉ tiêu gỗ xẻ gia dụng, qua đó có thể nâng cao giá trị kinh
tế của rừng trồng Bạch đàn urô.
Sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chọn giống cây rừng. Các
chương trình chọn giống trên thế giới phần lớn đều lấy sinh trưởng làm chỉ tiêu
chính trong chọn giống. Còn khối lượng riêng của gỗ được chú ý trong những năm
gần đây, khối lượng riêng của gỗ không chỉ liên quan đến khả năng chịu lực và độ
bền của gỗ mà còn có vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu suất bột giấy của các
loài cây nguyên liệu giấy.
Xác định khối lượng riêng của gỗ Bạch đàn urô tại cả hai khảo nghiệm hậu
thế cho thấy mặc dù khảo nghiệm hậu thế Vạn Xuân trồng trước vườn giống Ba Vì
một năm, song khối lượng riêng của gỗ ở cả hai vườn giống về cơ bản là như nhau
(khối lượng riêng của gỗ trung bình khảo nghiệm hậu thế Vạn Xuân là 517 kg/m3
thì trung bình khảo nghiệm hậu thế Ba Vì là 514 kg/m3). Song biến dị về khối lượng
riêng giữa các cây trong từng vườn giống lại rất lớn (từ 390 đến 630 kg/m3) [7].
Hệ số tương quan di truyền giữa các chỉ tiêu sinh trưởng và khối lượng riêng
của gỗ cho thấy:
Tại Vạn Xuân:
- Tương quan giữa đường kình (D1.3) với khối lượng riêng của gỗ là r = 0,15


17


- Tương quan giữa chiều cao (H) với khối lượng riêng của gỗ là r = 0,19
Tại Ba Vì:
- Tương quan giữa đường kình (D1.3) với khối lượng riêng của gỗ là r = 0,28
- Tương quan giữa chiều cao (H) với khối lượng riêng của gỗ là r = 0,11
Điều đó chứng tỏ trong rừng trồng thuần loài và đồng tuổi thì khối lượng
riêng chỉ có tương quan rất thấp với sinh trưởng của cây. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy do sống trong các lập địa khác nhau mà thể tích thân cây và trị số khối
lượng riêng của gỗ của cùng một gia đình ở các khảo nghiệm hậu thế có thể không
như nhau, song trật tự các cây được xếp hạng theo khối lượng riêng của gỗ lại rất
giống nhau. Điều đó chứng tỏ khối lượng riêng của gỗ là một chỉ tiêu có hệ số di
truyền khá cao [7].
1.3. Nhận xét và đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước ta có
thể rút ra một số nhận xét và đánh giá như sau:
- Trên thế gới trong những năm qua đã có những nghiên cứu khá toàn diện về
lĩnh vực sinh trưởng cũng như tính chất cơ, vật lý của một số dòng bạch đàn lai tạo
điều kiện thúc đẩy việc trồng rừng sản xuất phục vụ công nghệ chế biến, sản xuất
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội.
- Ở Việt Nam trong những năm gần đây bạch đàn lai đóng vai trò rất lớn
trong trồng rừng ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Các kết quả nổi bật ở Việt
Nam có thể nhấn mạnh lại là các nghiên cứu về khảo nghiệm giống từ đó một số
giống bạch đàn đã được công nhận là giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật. Đánh
giá sinh trưởng các dòng bạch đàn lai này ở tuổi 6 cho thấy tại hiện trường Bầu
Bàng – Bình Dương có năng suất cao là các dòng UE3, UE33, UE27 và UC80, đạt
tương ứng 50,54 m3/ha/năm, 49,4 m3/ha/năm, 42,74 m3/ha/năm, 40,4 m3/ha/năm
[6].
Hiện nay gỗ của bạch đàn đã được sử dụng làm bột giấy, dăm băm, gỗ chống
lò và gỗ xẻ ở nhiều tỉnh trong cả nước, tuy nhiên chất lượng gỗ rừng trồng còn thấp



×