Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật giật bóng trái tay cho đội tuyển bóng bàn nam trường THPT quỳnh côi thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHU PHƢỚC HẢO

LỰA CHỌN BÀI TẬP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
GIẬT BÓNG TRÁI TAY CHO
ĐỘI TUYỂN BÓNG BÀN NAM TRƢỜNG
THPT QUỲNH CÔI - THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CHU PHƢỚC HẢO
NGÀNH HỌC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: ThS. LÊ XUÂN ĐIỆP

Hà Nội, 4 - 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHU PHƢỚC HẢO

LỰA CHỌN BÀI TẬP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
GIẬT BÓNG TRÁI TAY CHO
ĐỘI TUYỂN BÓNG BÀN NAM TRƢỜNG
THPT QUỲNH CÔI - THÁI BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Ngành học: Giáo dục Thể chất
Cán bộ hƣớng dẫn

ThS. Lê Xuân Điệp

Hà Nội, 4 - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Chu Phƣớc Hảo
Sinh viên lớp K39A - GDTC trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, chƣa đƣợc công bố trƣớc đây.
Toàn bộ những vấn đề đƣa ra bàn luận, nghiên cứu đều mang tính thời sự cấp
thiết và đúng với thực tế khách quan của trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Ngƣời cam đoan

SV: Chu Phƣớc Hảo


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐC

: Đối chứng

GD - ĐT


: Giáo dục - đào tạo

GDTC

: Giáo dục thể chất

HLV

: Huấn luyện viên

Kg

: kilogam

m

: mét

NXB

: Nhà xuất bản

STN

: Sau thực nghiệm

TG

: Thời gian


TDTT

: Thể dục thể thao

THPT

: Trung học phổ thông

TN

: Thực nghiệm

TTN

: Trƣớc thực nghiệm

TT

: Thứ tự

VĐV

: Vận động viên


DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
Bảng

Diễn giải


Trang

Bảng 3.1

Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trƣờng THPT Quỳnh
Côi - Thái Bình (n=7)

33

Bảng 3.2

Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học
tập môn GDTC

34

Bảng 3.3

Thực trạng sử dụng một số bài tập kỹ thuật giật bóng trái
tay cho đội Bóng bàn nam trƣờng THPT Quỳnh Côi Thái Bình

35

Bảng 3.4

Thống kê thực trạng sử dụng các kỹ thuật tấn công trong
thi đấu của đội tuyển Bóng bàn nam trƣờng THPT
Quỳnh Côi - Thái Bình (n=30)


36

Bảng 3.5

Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập nâng cao
hiệu quả kỹ thuật giật bóng trái tay cho đội Bóng bàn
nam trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình (n=20)

38

Bảng 3.6

Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá hiệu quả kỹ thuật
giật bóng trái tay cho đội Bóng bàn nam trƣờng THPT
Quỳnh Côi - Thái Bình (n=20)

41

Bảng 3.7

Phỏng vấn lựa chọn số buổi tập trong 1 tuần và thời gian tập
trong một buổi (n=20)

43

Bảng 3.8

Bảng tiến trình TN (6 tuần)

46


Bảng 3.9

Kết quả kiểm tra đánh giá TNN (



)

47

Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra đánh giá STN (



)

48

Bảng 3.11 Kết quả kiểm tra đánh giá TNN và STN của nhóm ĐC

49

Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra đánh giá TNN và STN của nhóm TN

50

Biểu đồ 1

So sánh trình độ tập luyện của nhóm ĐC TTN và STN


50

Biểu đồ 2

So sánh kết quả TNN và STN của nhóm TN

51


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 6
1.1. Những quan điểm phát triển chung về GDTC ........................................ 6
1.1.1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác GDTC .............................. 6
1.1.2. GDTC trong nhà trƣờng THPT .......................................................................... 7
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT ....................................... 9
1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT .......................................................................... 9
1.2.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT ....................................................................... 10
1.3. Những xu thế phát triển của Bóng bàn hiện đại .................................... 12
1.4. Đặc điểm của công tác huấn luyện kỹ thuật Bóng bàn ......................... 14
1.5. Các nguyên tắc giáo dục và huấn luyện Bóng bàn ................................ 16
1.5.1. Các nguyên tắc giáo dục .................................................................................... 16
1.5.2. Nguyên tắc huấn luyện Bóng bàn ..................................................................... 20
1.6. Cơ sở lý luận của kỹ thuật giật bóng trái tay ........................................ 22
CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.......... 27
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 27
2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn - tọa đàm ....................................................... 28

2.2.3. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm............................................................. 28
2.2.4. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm............................................................. 28
2.2.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm...................................................... 29
2.2.6. Phƣơng pháp toán học thống kê ............................................................ 29
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 30
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 30
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 31


2.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 32
3.1. Đánh giá thực trạng GDTC và hiệu quả kỹ thuật giật bóng trái tay của
VĐV Bóng bàn nam trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình ........................ 32
3.1.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC của trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái
Bình ............................................................................................................................... 32
3.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình . 33
3.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC.................................. 34
3.1.4. Thực trạng sử dụng và hiệu quả một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ
thuật giật bóng trái tay cho đội Bóng bàn nam trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái
Bình ............................................................................................................................... 35
3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập kỹ thuật giật bóng
trái tay cho đội Bóng bàn nam trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình .............. 37
3.2.1. Lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng trái tay cho đội
Bóng bàn nam trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình ............................................... 37
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập nhằm nâng cao kỹ thuật
giật bóng trái tay cho đội bóng bàn nam trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái
Bình ............................................................................................................. 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 55
PHỤ LỤC



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao ( TDTT) là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời
sống, xã hội... đƣợc phát triển rộng khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị,
phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hoá… đồng thời là phƣơng
tiện tốt để các dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau hơn, là biểu tƣợng hoà
bình hợp tác hữu nghị góp phần tích cực vào công tác đối ngoại, giới thiệu và
nâng cao uy tín của đất nƣớc trên đấu trƣờng quốc tế.
TDTT từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền giáo
dục Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
nhằm phát triển cân đối về mặt thể chất, đạo đức, nhân cách và sự sáng tạo
của thế hệ trẻ.
Bác Hồ đã nói: “Sức khỏe là vàng lao động là vinh quang”. Sức khỏe trí tuệ là những thứ quí giá nhất của mỗi con ngƣời và mỗi quốc gia. Làm việc
gì cũng cần có sức khỏe, với phƣơng châm khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Mỗi ngƣời dân khỏe mạnh là tổ quốc khỏe mạnh. Muốn có đƣợc sức
khỏe không chỉ cần có dinh dƣỡng và vệ sinh tốt mà cần phải kiên trì tập luyện
thể dục thể thao. Tập luyện thể dục thể thao góp phần tích cực nâng cao sức
khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú
đời sống văn hóa, tinh thần, nâng cao năng suất lao động và sức chiến đấu của
nhân dân ta, góp phần tạo nên con ngƣời Việt Nam mới ở thế kỷ XXI.
Đáp ứng lời kêu gọi của Bác, từ đó đến nay phong trào tập luyện TDTT
quần chúng đã phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong
mọi tầng lớp nhân dân. Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc, trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, Đảng và nhà
nƣớc ta luôn quan tâm tới việc nâng cao trình dộ dân trí, giáo dục cho mọi



2
tầng lớp nhân dân nhằm tạo ra con ngƣời mới phát triển một cách toàn diện về
mọi mặt: Đức- Trí - Thể - Mỹ.
Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, ngành
TDTT đã tạo đƣợc những bƣớc tiến đáng kể và khẳng định vị trí của mình
trên đấu trƣờng khu vực cũng nhƣ đấu trƣờng quốc tế.
Trên nền tảng của sự phát triển TDTT cho mọi ngƣời đảm bảo phát
triển một cách cân đối, đồng bộ, nhanh chóng đƣa Thể thao thành tích cao vào
hòa nhập và đua tranh với các quốc gia trên thế giới. Để thực hiện đƣợc mục
tiêu chiến lƣợc đó, một trong những yếu tố hàng đầu là phải có đội ngũ cán bộ
TDTT đƣợc đào tạo toàn diện, có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng những
đòi hỏi của thời kỳ mới đặt ra.
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 là một trong những cơ sở đào tạo
đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục có uy tín lớn trên toàn quốc. Nhờ có sự
quan tâm, tận tình và yêu nghề của những thầy cô trong trƣờng nói chung và
những thầy cô trong khoa GDTC nói riêng mà phong trào TDTT của trƣờng
ngày càng phát triển và giành đƣợc nhiều giải cao trong các cuộc thi đấu trong
và ngoài trƣờng. Trong những thành tích trên, có sự đóng góp không nhỏ của
môn Bóng bàn.
Bóng bàn là môn thể thao hấp dẫn, sôi nổi mang tính đối kháng cao và
đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam cũng nhƣ trên toàn thế giới. Bóng bàn
ra đời vào năm 1880 ở Anh và sau đó xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1920.
Đến năm 1924, Bóng bàn đã phát triển mạnh mẽ ở các thành phố nhƣ: Hà
Nội, Hải Phòng, Huế, Sài gòn, là môn thể thao sớm mang lại vinh quang cho
nền thể thao nƣớc nhà. Đồng thời nó rất phù hợp với thể chất, khả năng tiếp
thu kỹ thuật, ý thức chiến thuật, tâm lý của ngƣời Việt Nam. Mặt khác, luyện
tập môn bóng bàn còn có tác dụng rèn luyện một số phẩm chất cho ngƣời tập
nhƣ tính quyết đoán, chí thông minh, xử lý nhanh các tình huống thay đổi đột



3
ngột trong chuyên môn cũng nhƣ trong cuộc sống. Bất kỳ môn thể thao nào
cũng là kết quả của một quá trình chuẩn bị về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật,
tâm lý, ý chí, kiên trì, bền bỉ của ngƣời tập. Cùng với các môn học khác, môn
Bóng bàn sẽ góp phần giáo dục chuyên môn, giáo dục đạo đức, tác phong,
đào tạo học sinh trở thành con ngƣời phát triển toàn diện, góp phần vào sự
phát triển của sự nghiệp TDTT và nâng cao thể chất cộng đồng trong xã hội.
Ngày nay, bóng bàn hiện đại với xu thế phát triển rất đa dạng và phong
phú đòi hỏi VĐV phải có kỹ thuật toàn diện, kết hợp giữa sức xoáy, sức
mạnh, tốc độ, điểm rơi một cách hợp lý. Ngoài ra cần phải tích cực chủ động
tấn công toàn diện và nhanh chóng dứt điểm để đạt hiệu quả thi đấu cao. Có
nhƣ vậy VĐV mới có đủ khả năng thực hiện đƣợc ý đồ chiến thuật một cách
không mệt mỏi, làm chủ đƣợc tinh thần trong những phút căng thẳng của trận
đấu, đảm bảo hiệu quả thi đấu cao.
Để phù hợp với xu hƣớng phát triển của bóng bàn hiện đại của khu vực
và thế giới cần cải tiến và đổi mới về trang thiết bị, bài tập và phƣơng pháp
giảng dạy và huấn luyện. Trong giảng dạy và huấn luyện môn Bóng bàn có rất
nhiều kỹ thuật đã đƣợc vận dụng nhƣ: Giao bóng, giật bóng, líp bóng… và
đặc biệt là kỹ thuật giật bóng trái tay đƣợc xem là một đòn quan trọng có thể
nhanh chóng dứt điểm, góp phần tạo nên chiến thắng.
Muốn có đƣợc đòn tấn công làm cho đối phƣơng lúng túng thì phải sắp
xếp những bài tập phối hợp tấn công một cách khoa học, hợp lý đƣợc nghiên
cứu kỹ lƣỡng trong lý luận và đƣợc kiểm nghiệm trong thực tế. Ngoài ra,
trong quá trình giảng dạy và huấn luyện giáo viên HLV và ngƣời tập phải
luôn luôn nỗ lực chủ động và không ngừng sáng tạo.
Bóng bàn hiện đại vô cùng đa dạng và phong phú, ở mỗi khu vực, mỗi
quốc gia đều có phong cách lối đánh riêng nhƣng nhìn chung tất cả đều thiên
về lối đánh tấn công. Đặc biệt là kỹ thuật giật bóng tấn công luôn là kỹ thuật
tấn công hiệu quả nhất.



4
Giật bóng trái tay là một trong các kỹ thuật tấn công chủ yếu để uy hiếp
đối phƣơng, có khả năng dứt điểm hoặc tạo cơ hội dứt điểm. Giật bóng trái
tay có sức xoáy lớn, chủ yếu đối phó với bóng xoáy xuống của đối phƣơng,
đặc biệt sử dụng khi tấn công giao bóng rất có hiệu quả. Tuy nhiên, qua quan
sát và tìm hiểu quá trình tập luyện và thi đấu của đội tuyển Bóng bàn nam
trƣờng THPT Quỳnh Côi chúng tôi nhận thấy đối tƣợng này sử dụng kỹ thuật
giật bóng trái tay chƣa tốt và chƣa phát huy hết đƣợc hiệu quả của kỹ thuật giật
bóng trái tay.Việc đƣa ra một số bài tập vào giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật
để nâng cao hiệu quả kỹ thuật giật bóng trái tay cho nam VĐV đội tuyển Bóng
bàn trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình còn chƣa đƣợc coi trọng một phần do
quỹ thời gian hạn hẹp, hiệu quả mà bài tập mang lại chƣa cao.
Việc đi sâu nghiên cứu các kỹ thuật trong môn Bóng bàn có một số tác
giả đã tiến hành. Tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã có chị Bùi Thị
Phƣơng K36 GDTC-Quốc phòng đi sâu nghiên cứu đề tài “Lựa chọn bài tập
nhằm nâng cao hiệu quả vụt nhanh trái tay cho đội Bóng bàn nam trƣờng
THPT Lý Thƣờng Kiệt Hà Nội”. Tuy nhiên chƣa có ai nghiên cứu về việc lựa
chọn bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật giật bóng trái tay cho nam đội tuyển
Bóng bàn trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình và chƣa có công trình nào đã
đƣợc công bố trƣớc đây về đề tài này.
Qua việc quan sát về tình hình tập luyện và thi đấu của các em trong đội
tuyển Bóng bàn nam trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình, chúng tôi nhận
thấy kỹ thuật giật bóng trái tay của các em còn hạn chế. Điều này xuất phát từ
rất nhiều nguyên nhân, song cơ bản là do việc đầu tƣ thời gian tập luyện của
các em chƣa đủ, cơ sở vật chất còn hạn chế, việc sử dụng các bài tập còn đơn
điệu và kém hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của kỹ thuật giật bóng trái tay cho
đội bóng bàn nam trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình có nhiều hƣớng, một
trong các hƣớng đó là đƣa ra các bài tập cho quá trình tập luyện để hoàn thiện
kỹ thuật, nâng cao hiệu quả cho đội Bóng bàn nam của trƣờng. Xuất phát từ lý



5
do trên chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu
quả kỹ thuật giật bóng trái tay cho đội tuyển Bóng bàn nam trường THPT
Quỳnh Côi - Thái Bình”
* Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn các bài tập, ứng dụng trong tập luyện
và huấn luyện, giúp đội tuyển Bóng bàn nam nâng cao kỹ thuật giật bóng trái
tay, góp phần nâng cao hiệu quả học tập trong chƣơng trình GDTC và các
cuộc thi đấu Bóng bàn trong và ngoài nhà trƣờng THPT Quỳnh Côi.
* Giả thuyết khoa học
- Nếu lựa chọn thành công các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá hợp lí sẽ
cho phép đề tài đánh giá đúng thực trạng của nam VĐV đội tuyển Bóng bàn
trƣờng THPT Quỳnh Côi - Thái Bình.
- Nếu ứng dụng thành công các bài tập đƣợc đề tài lựa chọn sẽ nâng cao
hiệu quả giật bóng trái tay cho đội tuyển Bóng bàn nam trƣờng THPT Quỳnh
Côi - Thái Bình.


6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những quan điểm phát triển chung về GDTC
1.1.1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC
Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nƣớc
ta luôn coi trọng GD - ĐT, coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu.Trong đó công
tác GDTC đặc biệt đƣợc quan tâm và chú trọng. Qua các chặng đƣờng cách
mạng, Đảng ta mà ngƣời đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những
quan điểm nhất quán và vô cùng đúng đắn về công tác TDTT.
Ngày 27/03/1946 lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác đã phát ra

nhƣ một bản tuyên ngôn về TDTT “Hỡi đồng bào toàn quốc! Giữ gìn dân chủ,
xây dựng nƣớc nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới
thành công. Mỗi một ngƣời dân yếu ớt tức là làm cho cả nƣớc yếu ớt một
phần; mỗi một ngƣời dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nƣớc mạnh
khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi ngƣời
dân yêu nƣớc. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng
nên làm và ai cũng làm đƣợc. Mỗi ngƣời lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục,
ngày nào cũng tập thì khí huyết lƣu thông, tinh thần đầy đủ. Nhƣ vậy thì sức
khỏe. Dân cƣờng thì nƣớc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể
dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Bác, khắp nơi trên
cả nƣớc dấy lên phong trào khỏe để kháng chiến, kiến quốc. TDTT đã góp
một phần đáng kể đƣa cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đến thắng
lợi vẻ vang.
Thời kỳ xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở Miền Bắc và đấu tranh thống
nhất đất nƣớc ở Miền nam, từ năm 1954 đến năm 1975 Đảng ta đã khẳng định
chiến lƣợc phát triển TDTT trong nghị quyết Ban chấp hành Trung ƣơng


7
Đảng khóa III [5] là “phát triển TDTT, nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần
xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam”. Sau
đại hội đảng lần thứ III năm 1961, Bác Hồ đã viết thƣ cho Hội nghị cán bộ
TDTT Miền Bắc. Một lần nữa Hồ Chủ Tịch nhắc đến tầm quan trọng của
TDTT đối với việc nâng cao sức khỏe cho mọi ngƣời.
Năm 1970, Đảng ra chỉ thị 170/CT-TW về việc phát triển phong trào
thể thao, chỉ thị này đã đƣợc nhân dân tích cực hƣởng ứng, góp phần nâng cao
thể lực cho quân và dân ta tiến hành sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ngày 02/02/1998 Thƣờng vụ bộ chính trị ra thông tƣ số 03/TT-TW về
tăng cƣờng lãnh đạo công tác TDTT, thông tƣ yêu cầu các tổ chức, cơ quan,
ban nghành đoàn thể, tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu

và giải pháp lớn về công tác TDTT theo tinh thần chỉ thị 36/CT-TW của Ban
Bí thƣ Trung ƣơng Đảng khóa VII.
Tóm lại, thông qua những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về công
tác TDTT, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc đối với nền
TDTT nƣớc nhà.Điều này đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc phát triển sự
nghiệp TDTT của nƣớc ta trong, hiện tại và tƣơng lai.
1.1.2. GDTC trong nhà trường THPT
Mục đích của hệ thống GDTC Việt Nam xuất phát từ yêu cầu có tính
chất quy luật của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa
VII đã nêu “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây
dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”.
Xuất phát từ mục đích trên, mục tiêu của GDTC là đảm bảo sự phát
triển toàn diện, cân đối cho con ngƣời, chuẩn bị cho họ trong sự nghiệp lao


8
động sáng tạo xây dựng đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao trình độ TDTT
và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Cùng với sự phát triển của môn học khác, môn thể dục trong các
trƣờng THPT hiện nay cũng đặc biệt đƣợc các cơ quan các cấp, các nghành
quan tâm và đầu tƣ. Môn học thể dục ở trƣờng THPT với các nội dung nhƣ:
Nhảy cao, Nhảy xa, Đá cầu, Bóng chuyền, Bóng bàn… trang bị cho học
sinh những kiến thức, kỹ năng giúp cho học sinh biết tập luyện TDTT. Từ
đó góp phần phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam, có đủ
sức khỏe, trí thông minh để hoàn thành nhiệm vụ học tập xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc sau này.
1.1.3. Thể thao thành tích cao trong môi trường THPT

Bên cạnh nhiệm vụ dạy và học, ngành GD-ĐT cùng các cấp, các ngành
trong tỉnh luôn chú trọng phát triển phong trào TDTT trong trƣờng học. Thực
tiễn cho thấy, các hoạt động TDTT là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao về
mặt thể chất cho học sinh. Có sức khỏe tốt là một trong những điều kiện cần
thiết để các em đạt kết quả cao trong học tập. Thể thao trƣờng học không chỉ
là điều kiện để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất, còn góp phần rèn luyện
nhân cách, đạo đức, ý chí, kỹ luật và lối sống lành mạnh cho thế hệ học sinh ở
Việt Nam.
Một trong những hoạt động TDTT nổi bật đƣợc các nhà trƣờng tích cực
hƣởng ứng là việc tham dự và tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng các
cấp, nhằm duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể
theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại”, tạo điều kiện cho các em học sinh đƣợc tập luyện
và thi đấu các môn thể thao để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất góp
phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Đây cũng là dịp tốt để phát hiện những
tài năng thể thao trong từ đó có hƣớng bồi dƣỡng đào tạo.


9
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi THPT
Trong quá trình tâp luyện và thi đấu các môn thể thao nói chung và
môn bóng bàn nói riêng thì tâm lý đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần
tạo nên những thành tích thể thao.
Ở lứa tuổi này, các em có những bƣớc phát triển nhảy vọt về mặt thể
chất và tinh thần, chuẩn bị bƣớc sang một giai đoạn mới, giai đoạn trƣởng
thành. Giai đoạn này khá phức tạp , các em có sự thay đổi về suy nghĩ, hành
động, trí tuệ, đời sống tâm lý có nhiều mâu thuẫn và có nhiều thay đổi lớn về
thể chất, tinh thần, nhiều phẩm chất mới đƣợc hình thành nhƣ trí tuệ, tình
cảm, ý chí.
Các hoạt động học tập và trí tuệ của các em đang phát triển mạnh mẽ,

nhận thức của các em nhạy bén và tinh tế hơn. Quá trình tƣ duy trở nên logic,
hệ thống rõ ràng, có căn cứ, có khả năng phân tích, so sánh và tổng hợp.
Các em là những ngƣời ham sáng tạo, ham học hỏi nhƣng do thiếu tính
kiên trì bền bỉ khi phải khắc phục khó khăn mệt mỏi trong quá trình tập luyện
nên thƣờng nảy sinh tâm trạng chán nản, không có hứng thú thực hiện bài tập.
Bóng bàn là một trò chơi nhanh và khó với rất ít khoản trống cho
những lỗi lầm của bạn. Chỉ cần một lỗi nho nhỏ trong việc xác định thời điểm
và vị trí đánh bóng sẽ dẫn đến bóng rúc lƣới hay vọt ra ngoài bàn. Chính vì
thế sự tự chủ bản thân là vô cùng quan trọng. Nếu tâm trí và cơ thể của bạn
hoàn toàn hòa hợp, tiềm thức của bạn sẽ tự động điều khiển cơ thể đánh
những quả y nhƣ lúc bạn tập luyện. Nếu bạn không thể tự chủ bản thân và bạn
trở nên cao ngạo, bạn sẽ cầm chắc thất bại.
Do vậy, những bài tập nhằm nâng cao và hoàn thiện các động tác kỹ
thuật cần phải chú ý nhiều về thời gian, lƣợng vận động, hình thức và phƣơng
pháp tập luyện cần phải đƣợc sắp xếp hợp lý, đa dạng, phong phú, gây đƣợc


10
hứng thú với các em. Do vậy, nắm vững đƣợc những đặc điểm tâm lý ở từng
độ tuổi là rất quan trọng cho các huấn luyện viên.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT
Trong quá trình sống và phát triển, cơ thể con ngƣời có những biến đổi đa
dạng về cấu tạo, chức năng sinh lý dƣới tác động của các yếu tố môi trƣờng sống
và di truyền. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm sinh lý của đối tƣợng tập
luyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đóng góp tích cực vào việc nâng cao thành
tích của VĐV nói riêng và nền thể thao nƣớc nhà nói chung.
1.2.2.1. Hệ thần kinh
Ở lứa tuổi này hệ thần kinh đang trong thời kì hoàn chỉnh. Khả năng tƣ
duy, phân tích, tổng hợp và trừu tƣợng hóa đƣợc phát triển tạo điều kiện thuận
lợi cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện.

Do sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên,
làm cho hƣng phấn của hệ thần kinh chiếm ƣu thế nên đã ảnh hƣởng đến quá
trình hoạt động thể lực. Do vậy, trong quá trình học tập và tập luyện các em
dễ tập trung tƣ tƣởng, nhƣng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình
thức đơn điệu thì thần kinh của các em nhanh chóng mệt mỏi và dễ phân tán
sự chú ý.
Trong Bóng bàn yếu tố thần kinh là một yếu tố cực kì quan trọng bởi
đây là một môn thể thao đối kháng đòi hỏi phản xạ rất cao do tốc độ bóng bay
rất nhanh. Vì vậy cần rèn luyện thần kinh nhanh nhẹn, linh hoạt mới có thể
chơi tốt môn thể thao này.
1.2.2.2. Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn đang phát triển và đi đến hoàn thiện. Buồng tim phát triển
gần tới mức hoàn chỉnh. Tỉ lệ giữa khối lƣợng cơ tim và cơ cấu các mạch máu
đã đạt tới mức tiêu chuẩn, tần số nhịp tim các em đạt khoảng 70 - 80 lần/phút,
huyết áp gần đạt tới mức ngƣời lớn 100-110mmHg, hoạt động của tim ổn
định hơn.


11
Kích thƣớc tim của trẻ em chịu ảnh hƣởng rất lớn của quá trình tập
luyện. Nếu tập luyện thƣờng xuyên sẽ làm tăng khả năng chịu đựng với khối
lƣợng cao nhƣng cần chú ý trong quá trình tập luyện phải tuân thủ theo
nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, không nên để các em hoạt động quá sức chịu
đựng và quá đột ngột.
1.2.2.3. Hệ hô hấp
Đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này ảnh hƣởng rõ đến chứcnăng hô hấp.
Trong quá trình trƣởng thành của cơ thể có sự thay đổi về độ dài của chu kỳ
hô hấp, tỷ lệ thở ra - hít vào, thay đổi độ sâu và tần số hô hấp.
Phổi và các cơ quan hô hấp của các em chƣa phát triển đầy đủ, dung tích
sống nhỏ hơn ngƣời lớn. Dung tích sống cũng nhƣ không khí phổi và khả năng

hấp thụ ôxi tối đa cao hơn so với các em cùng lứa nhƣng không tập luyện thể thao.
Khi hoạt động tần số hô hấp của các em tăng lên nhiều và nhanh chóng
mệt mỏi, do đó cần phải phát triển toàn diện, đặc biệt chú ý những bài tập
phát triển các cơ hô hấp, đồng thời dạy cho các em biết cách thở sâu, thở
đúng, nhƣ vậy mới có thể hoạt động với cƣờng độ lớn và lâu dài.
Hệ hô hấp có những biến đổi tƣơng đồng: Hệ thống cơ hô hấp và thể
tích lồng ngực phát triển ngày càng hoàn thiện dẫn đến biến đổi các chỉ số
chức năng theo hƣớng tần số hô hấp giảm, thông khí phổi, dung tích sống,
khả năng hấp thụ oxi tăng nhƣng chƣa ổn định ở cuối giai đoạn dậy thì.
Quá trình tập luyện và thi đấu Bóng bàn thƣờng đòi hỏi điều kiện môi
trƣờng ƣa khí, vì vậy rèn luyện sức bền chung là một dạng bài tập tốt cho hệ
hô hấp của ngƣời chơi Bóng bàn.
1.2.2.4. Hệ vận động
a) Hệ xƣơng
Ở lứa tuổi THPT xƣơng của các em đang ở thời kì phát triển mạnh mẽ
về bề dày và quá trình cốt hóa diễn ra rất nhanh. Màng xƣơng phát triển dày


12
lên bao bọc quanh sụn với sự tham gia của các chất liệu, của tổ chức phần
mềm đơn giản trong các chất cơ bản của xƣơng chứa trong tế bào xƣơng,
thông qua cấu trúc chất lƣợng tạo xƣơng còn chƣa hoàn thiện nhƣng vẫn thích
ứng với lƣợng vận động mà xƣơng phát triển và đàn hồi hơn, nhƣng cũng vì
điều này nếu sử dụng lƣợng vận động không hợp lý dễ gây cong vẹo.
Xƣơng của các em phát triển tƣơng đối toàn diện tuy nhiên vẫn trong
giai đoạn phát triển mạnh mẽ về chiều dài và thành phần hóa học của xƣơng,
tăng độ bền của xƣơng, cơ quan tạo máu nằm trong ống xƣơng hệ thống sụn
bao bọc các khớp đòi hỏi phải có điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện. Do
vậy, tập luyện TDTT có tác động tốt với sự phát triển của hệ xƣơng. Tuy
nhiên phải có chú ý đến tƣ thế, sự cân đối trong hoạt động để tránh sự phát

triển sai lệch của xƣơng và cong vẹo cột sống.
b) Hệ cơ
Hệ thống cơ đã phát triển tốt nhƣng sự phát triển của hệ cơ chậm hơn so
với sự phát triển của hệ xƣơngbắp thịt còn mảnh chủ yếu phát triển về chiều
dài, tiết diện cơ phát triển chậm, các cơ lớn phát triển mạnh hơn, cơ nhỏ phát
triển chậm. Sức mạnh của cơ tăng lên đáng kể nhƣng do sự phát triển không
đồng đều thiếu cân đối nên các em không phát huy đƣợc sức mạnh và chóng mệt
mỏi. Vì vậy trong quá trình tập luyện cần chú ý tăng cƣờng phát triển sức mạnh
cơ bắp bằng những bài tập có cƣờng độ thích hợp kết hợp với GDTC cần chú ý
đến phát triển cơ bắp, phát triển toàn diện.
Bóng bàn là một trong các môn thể thao thƣờng chỉ sử dụng tay thuận để
tập luyện và thi đấu, vì vậy không thể tránh khỏi các sai lệch trong sự phát triển
về hình thái của các em. Để giảm bớt các sai lệch đó cần chú ý kết hợp rèn luyện
bên không thuận cũng nhƣ toàn bộ cơ thể để các em có thể phát triển toàn diện.
1.3. Những xu thế phát triển của Bóng bàn hiện đại


13
Ngày nay Bóng bàn thế giới phát triển rất đa dạng và phong phú, mỗi
khu vực, mỗi nƣớc đều có phong cách, lối đánh khác nhau. Hầu hết các VĐV
trong các nƣớc đều đã có những tiến bộ lớn về kỹ thuật, chiến thuật cũng nhƣ
phong cách lối đánh.
Bóng bàn hiện đại đòi hỏi VĐV phải có kỹ thuật toàn diện, kết hợp
giữa xoáy, tốc độ, sức mạnh và điểm rơi một cách hợp lý cùng với tƣ tƣởng
chỉ đạo của chiến thuật là tích cực, chủ động, tấn công toàn diện và nhanh
chóng dứt điểm.
Nói đến bóng bàn hiện đại trƣớc hết phải đề cập đến vấn đề bóng xoáy,
trong các môn bóng, yếu tố xoáy bóng có ảnh hƣởng lớn đến việc sử dụng các
kỹ thuật xong Bóng bàn có thể coi yếu tố xoáy bóng nhƣ một yếu tố đặc
trƣng, có ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ đến các kỹ-chiến thuật của VĐV.

Nếu biết kết hợp giữa sức mạnh và sức xoáy tốt có thể cho phép đánh bất cứ
đƣờng bóng nào kể cả bóng xoáy lên, xoáy xuống, xoáy ngang thậm chí các
quả bóng gần lƣới hoặc thấp hơn mặt bàn của đối phƣơng đánh sang.
Một vấn đề quan trọng của bóng bàn hiện đại là giao bóng. Ngày nay
giao bóng đã đƣợc coi là phƣơng tiện tấn công đầu tiên, có thể ăn điểm trực
tiếp. Các VĐV đã dày công nghiên cứu và tập luyện các kiểu giao bóng,
những kiểu giao bóng xoáy và hiểm hóc làm cho đối phƣơng đỡ rất khó khăn,
các VĐV Châu Á (đầu tiên là các VĐV Trung Quốc) đã phát huy thế mạnh
trong giao bóng. Trƣớc đây, VĐV Châu âu gặp rất nhiều khó khăn khi đỡ
giao bóng, nhƣng ngày nay họ không những không chịu bó tay mà đối phó
với giao bóng rất hiệu quả, tích cực tấn công ngay từ quả giao bóng đầu tiên.
Hiện nay có VĐV ƣu tú đã vận dụng giao bóng nhƣ một chiến thuật có hiệu
quả, nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sức mạnh, sức xoáy, điểm rơi biến
hóa và những động tác giả để tạo ra những thời cơ thuận lợi, nhanh chóng
dứt điểm.


14
Di chuyển bƣớc chân nhanh, hợp lý cũng là một trong những yếu tố
quan trọng của bóng bàn hiện đại. Theo các chuyên gia bóng bàn “Di chuyển
bƣớc chân đánh bóng là linh hồn của môn Bóng bàn”. Đầu những năm 1970
các VĐV Châu Á sử dụng bƣớc chân rất linh hoạt và có hiệu quả. Di chuyển
bƣớc chân nhanh không phải hoàn toàn phụ thuộc vào các cách cầm vợt, tốc
độ di chuyển hợp lý gắn liền với tƣ duy khi đánh bóng của đối phƣơng, đặt ra
các tình huống khi sử dụng kỹ, chiến thuật của mình mà thời gian giành cho
quá trình đó không nhiều…
Chiến thuật trong Bóng bàn hiện nay cũng vô cùng đa dạng và biến hóa.
Việc áp dụng chiến thuật kết hợp với các thủ pháp tác động tâm lý đối phƣơng
cũng làm cho chiến thuật bóng bàn tăng thêm hiệu quả. Bên cạnh đó việc áp
dụng chiến thuật của các VĐV của mỗi nƣớc, mỗi khu vực cũng có những đặc

điểm riêng thể hiện rõ nhất là 2 trƣờng phái đánh bóng: Châu Âu và Châu Á.
Các VĐV Châu Âu thiên về lối đánh đẹp, hoa mỹ, còn các VĐV Châu
Á trƣớc hết là các VĐV Trung Quốc đều tìm con đƣờng ngắn nhất để giành
chiến thắng. Họ sử dụng các động tác chính xác, nhanh, cùng với sự tập trung
cao độ, ý chí thi đấu kiên cƣờng nên hiệu quả của chiến thuật sẽ đạt đƣợc phát
huy cao độ. Các VĐV xuất sắc dù sử dụng lối đánh nào đi chăng nữa họ đều
có một đặc điểm chung là kỹ thuật đã đạt tới mức điêu luyện, di chuyển bƣớc
chân hợp lý, biết sử dụng các kỹ, chiến thuật sở trƣờng… và họ luôn tích cực,
chủ động với ý chí quyết tâm cao.
1.4. Đặc điểm của công tác huấn luyện kỹ thuật Bóng bàn
Một đặc điểm nổi bật của thể thao hiện đại nói chung cũng nhƣ môn
bóng bàn nói riêng là sự đua tranh quyết liệt nhằm đạt đƣợc thành tích cao
nhất trong các cuộc thi lớn. Nét nổi bật của Bóng bàn hiện đại là tính linh hoạt
tốc độ, sự nắm vững kỹ thuật, chiến thuật, khả năng phối hợp động tác, kỹ


15
thuật ở các vị trí khả năng tập trung chú ý cao độ và ổn định. Do đó, việc hoàn
thiện cao kỹ thuật thể thao là rất cần thiết và quan trọng.
Huấn luyện kỹ thuật bao gồm huấn luyện kỹ thuật chung và chuyên
môn. Giữa huấn luyện kỹ thuật chung và kỹ thuật chuyên môn cũng có mối
quan hệ chặt chẽ mà nội dung vận dụng chủ yếu là vận dụng sự chuyển hóa
tốt giữa những kỹ năng, kỹ xảo vận động. Huấn luyện hợp lý chuyên môn
luôn là định hƣớng cho việc huấn luyện kỹ thuật chung và đòi hỏi sự phát
triển hoàn thiện trình độ điêu luyện thể thao mà yêu cầu của việc huấn luyện
chung cũng phải nâng cao thêm một bƣớc tƣơng ứng.
Trong công tác đào tạo VĐV Bóng bàn trẻ, công tác bồi dƣỡng năng
lực tƣ duy chiến thuật rất quan trọng và muốn lập đƣợc thành tích xuất sắc
trong thi đấu VĐV bóng bàn phải có kỹ thuật tốt và chiến thuật hợp lý. Huấn
luyện kỹ thuật phải theo yêu cầu nhất định của chiến thuật và huấn luyện kỹ

thuật làm nền tảng cho huấn luyện chiến thuật.
Song huấn luyện chiến thuật và kỹ thuật không thể thay thế cho nhau.
Huấn luyện chiến thuật phải đƣợc sắp xếp theo tỉ lệ nhất định qua tập luyện
lặp đi lặp lại trong nhiều lần, trong từng giai đoạn, thời kỳ khác nhau của quá
trình huấn luyện.
Một vài phƣơng pháp hay đƣợc sử dụng để luyện tập kỹ năng đánh
bóng bàn hiệu quả nhƣ:
* Phương pháp thứ nhất: Tập đánh bóng vòng cung
Nếu có một bàn đánh bóng bàn có thể luyện tập kỹ thuật phát bóng và
kỹ thuật đánh bóng vòng cung. Làm thế nào để một ngƣời có thể luyện tập
đƣợc đƣờng vòng cung? Đầu tiên bạn cần cách bàn 2m, tay trái đƣa quả bóng
bàn lên, thả lỏng tay cho quả bóng rơi xuống, khi bóng bật lên, dùng động tác
chuẩn xác để tạo ra đƣờng vòng cung.
* Phương pháp thứ hai: Tập luyện với máy bắn bóng


16
Nếu có điều kiện bạn nên mua một máy bắn bóng bàn. Đây là phƣơng
pháp tốt nhất để luyện tập bóng bàn một mình nhƣng cần phải có điều kiện
đầu tƣ phòng tập và máy móc.
* Phương pháp thứ ba: Luyện tập công bóng vào tường
Rất nhiều bạn khi luyện tập đều phát hiện bản thân thiếu khả năng
khống chế bóng. Lúc này bạn cần sử dụng phƣơng pháp công bóng vào tƣờng
để nâng cao khả năng khống chế bóng. Bƣớc đầu khi luyện tập bạn nên cách
tƣờng khoảng 60cm, để vợt bóng bàn nghiêng về phía trƣớc, tay khác để quả
bóng rơi tự do, khi bóng rơi đến gần mặt vợt, vợt nghiêng về phía trƣớc, đánh
bóng vào tƣờng và bật ngƣợc trở lại, lặp đi lặp lại nhiều lần. Tập luyện một
thời gian dài có thể tăng hoặc giảm khoảng cách giữa bạn và tƣờng hoặc tùy
vào cảm nhận chơi của bạn.
* Phương pháp thứ tư: Bật bóng

Là một loại vận động bóng chạm tƣờng và bật ngƣợc trở lại rồi lại
khiến bóng đập lại tƣờng. Nếu không có bàn bóng bàn để luyện tập có thể
dùng phƣơng pháp này. Khi luyện tập cần sử dụng phƣơng pháp công bóng,
đập bóng cũng có thể sử dụng phƣơng pháp ma sát.
1.5. Các nguyên tắc giáo dục và huấn luyện Bóng bàn
1.5.1. Các nguyên tắc giáo dục
1.5.1.1. Nguyên tắc tự giác tích cực
Tích tích cực của ngƣời tập TDTT nói chung và tập luyện Bóng bàn nói
riêng thƣờng đƣợc thể hiện thông qua các hoạt động tự giác, gắng sức học tập
rèn luyện để đạt đƣợc mục đích. Nó bắt nguồn từ thái độ học tập tốt, sự cố
gắng nắm bắt những kỹ năng, kỹ xảo cùng hiểu biết có liên quan, phát triển
các phẩm chất về thể chất và tinh thần cùng việc khắc phục khó khăn trên con
đƣờng đó. Tính tự lập là một trong những hình thức cao nhất của tính tích
cực, biểu hiện qua hoạt động hăng hái để tự giải quyết những nhiệm vụ do
kích thích nội tâm của từng ngƣời tạo nên.


17
Hiệu quả của quá trình giảng dạy phần lớn phụ thuộc vào tính tự giác
và tích cực của bản thân học sinh đối với việc học tập. Việc hiểu bản chất các
nhiệm vụ cũng nhƣ cách thực hiện với sự quan tâm, tích cực sữ giúp học
nhanh, học tốt hơn, nâng cao hiệu quả các động tác cần làm, tạo điều kiện sử
dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo vào cuộc sống.
1.5.1.2. Nguyên tắc trực quan
Tính trực quan trong tập luyện là điều kiện cần để tiếp thu động tác và
không thể tách rời trong quá trình hoàn thiện động tác.
Trong tập luyện Bóng bàn, tính trực quan đóng vai trò đặc biệt quan
trọng bởi lẽ việc phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác là điều kiện tất yếu
để hình thành và phát triển kỹ năng vận động cũng nhƣ cảm giác bóng. Khi
xây dựng các tiền đề cảm giác để tiếp thu động tác thì phải khắc phục một

khó khăn đáng kể về phƣơng pháp, để có cảm giác thực sự thì phải thực hiện
nó, nhƣng không thể thực hiện đúng động tác nếu sơ bộ chƣa có đƣợc những
biểu tƣợng vận động cơ bản.
Các nhận thức thực tế đƣợc bắt nguồn mức độ cảm giác. Hình ảnh cảm
giác càng phong phú thì các kỹ năng kỹ xảo vận động đƣợc hình thành trên cơ
sở cảm giác đó càng nhanh.
Tính trực quan là quan trọng không chỉ vì tự bản thân nó, mà còn vì đó
là một điều kiện chung nhất để thực hiện các nguyên tắc dạy học và giáo dục.
Việc sử dụng rộng rãi các hình thức trực quan khác nhau làm tăng hứng thú
đối với tập luyện, làm dễ hiểu và dễ thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tạo điều
kiện để tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo khác.
1.5.1.3. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa
Nguyên tắc này yêu cầu tính toán đặc điểm của ngƣời tập và mức độ
tác động của các nhiệm vụ đề ra cho họ, về bản chất nó thực hiện các yêu cầu


18
của mỗi buổi tập. Nhƣ vậy phải tính đến đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ
chuẩn bị và sự khác biệt của cá nhân về thể chất cũng nhƣ về tinh thần.
Tính thích hợp không có nghĩa là không có khó khăn, mà là có những
khó khăn nhƣng vừa sức, có thể khắc phục hiệu quả nếu có sự động viên đúng
mức các sức mạnh vật chất và tinh thần của ngƣời tập. Tính thích hợp của
lƣợng vận động chỉ có thể đƣợc đánh giá đúng đắn trên cơ sở tính toán đến
hiệu quả nâng cao sức khỏe của nó. Chỉ lƣợng vận động nào dẫn đến củng cố
và duy trì sức khỏe mới đƣợc coi là thích hợp. Các giới hạn thích hợp trong
quá trình GDTC thay đổi, chúng cũng tiến lên tuỳ theo sự phát triển về thể
chất và tinh thần của ngƣời tập. Cái còn chƣa thích hợp ở giai đoạn này lại trở
nên dễ thực hiện ở giai đoạn sau. Vì vậy, các yêu cầu đề ra đối với ngƣời tập
cũng phải đƣợc thay đổi tƣơng ứng để không ngừng kích thích sự phát triển
tiếp theo của các khả năng đó.

Đối xử cá biệt trong quá trình dạy học và giáo dục là cần thiết để giải
quyết bất kỳ nhiệm vụ riêng nào, từ hình thành các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo
cho đến giáo dục các tố chất thể lực và phẩm chất ý chí. Nó thể hiện ở sự phân
tích các nhiệm vụ học tập, cách thực hiện các tiêu chuẩn và cách thức điều chỉnh
các hình thức tập luyện cùng các thủ thuật tác động sƣ phạm phù hợp với từng
ngƣời tập.
Trong tập luyện Bóng bàn, nguyên tắc này chú trọng bởi lẽ nếu sử dụng
các yêu cầu sai, nếu không ảnh hƣởng đến cơ quan chức năng cũng gây ra ảnh
hƣởng lớn đến sự hình thành và phát triển kĩ năng.
1.5.1.4. Nguyên tắc hệ thống
Nguyên tắc này đặc biệt có liên quan tới tính thƣờng xuyên trong tập
luyện và luân phiên giữa vận động với nghỉ ngơi, liên quan đến tính tuần tự
trong tập luyện và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt của nội dung tập luyện.


×