Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Hiệu quả thông tin đối ngoại qua chương trình “khám phá việt nam” – kênh VTV4, đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 103 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTĐN
ĐTH
NVNONN
NVNOTN
XHCN
CNXH
CNTB
THVN
ĐTH VN

: Thông tin đối ngoại
: Đài Truyền hình
: Người Việt Nam ở nước ngoài
: Người Việt Nam ở trong nước
: Xã hội chủ nghĩa
: Chủ nghĩa xã hội
: Tư bản chủ nghĩa
: Truyền hình Việt Nam
: Đài Truyền hình Việt Nam

THĐN

: Truyền hình đối ngoại


MỤC LỤC
ĐTH VN : ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.......................................................1
THĐN : TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI................................................................1
MỤC LỤC.........................................................................................................2
MỞ ĐẦU............................................................................................................1


CHƯƠNG 1: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH –......................8
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................8
1.Cơ sở lý luận và những điểm cơ bản về TTĐN................................................8
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
CỦA CHƯƠNG TRÌNH “KHÁM PHÁ VIỆT NAM”.........................................30
HIỆU QUẢ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI.............................................................63
TRÊN CHƯƠNG TRÌNH “KHÁM PHÁ VIỆT NAM”......................................63
3.1.Nhóm giải pháp mang tính dài hạn.............................................................63
3.1.1.Về phía Nhà nước...............................................................................63
3.1.2.Về phía ĐTH VN...............................................................................64
3.2.3.Nâng cao chất lượng chương trình.......................................................72
KẾT LUẬN......................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................80
PHỤ LỤC 1......................................................................................................83
PHỤ LỤC 2......................................................................................................94
PHỤ LỤC 3......................................................................................................95
PHỤ LỤC 4......................................................................................................96
PHỤ LỤC 5......................................................................................................98
PHỤ LỤC 6.....................................................................................................100


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi mà giữa các quốc gia ngày
càng có sự kết nối và hợp tác trên nhiều lĩnh vực thì việc quảng bá hình ảnh
đất nước ra thế giới trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, là nhiệm vụ
được ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không năm ngoài xu
thế chung đó. Với những nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và nhân
dân trong nước cũng như NVNONN, Việt Nam đang có những bước tiến
vững vàng trên con đường hội nhập. Hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè

quốc tế cũng trở nên gần gũi và thân thiện hơn.
Đạt được những hiệu quả bước đầu đó, không thể không kể đến hoạt
động TTĐN của Đảng và Nhà nước ta. Đây là một trong những hoạt động
trọng yếu nhận được sự quan tâm, phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trên
mọi lĩnh vực. Ngay từ những năm sau đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đặc
biệt quan tâm tới việc đẩy mạnh công tác TTĐN. Năm 1986, Nghị quyết Đại
hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến việc cần chú trọng thực
hiện công tác TTĐN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Liên tục
trong các kỳ Đại hội tiếp theo, công tác TTĐN luôn được đổi mới phù hợp với
tình hình của đất nước. Hơn một thập niên trở lại đây, công tác TTĐN càng
được quan tâm chỉ đạo sát sao. Tháng 4/2000, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ
thị số 10/2000 CT-TTg “Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác
TTĐN”. Nhận thấy cần thiết phải liên kết giữa các lực lượng làm công tác
TTĐN và tầm quan trọng của vấn đề mang tính chiến lược này, ngày
26/12/2001, Ban Bí thư đã ban hành quyết định số 16 về việc thành lập Ban
chỉ đạo công tác TTĐN. Tiếp đó, tại Đại hội Đảng X, Ban Bí thư TW Đảng đã
ra chỉ thị số 26/CT –TW (10/9/2008) “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường công
tác TTĐN trong tình hình mới” nhằm xác định rõ hơn cách thức, đối tượng,
địa bàn hoạt động của công tác này. Chỉ thị đó cũng đã được đưa vào Quy chế
quản lý Nhà nước về TTĐN do Chính phủ ban hành vào ngày 30/11/2010 với
1


mục đích quy định rõ nguyên tắc và nội dung quản lý Nhà nước về TTĐN,
quy định trách nhiệm của Bộ, các Cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cũng như các tổ chức, cá nhân thực hiện
công tác TTĐN.
Hoạt động TTĐN được xác định cần có sự quan tâm, phối hợp hành
động của tất cả các ban ngành, đoàn thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Theo
đó, quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua các chương trình có đối tượng là

NVNONN cũng góp phần vào việc đẩy mạnh công tác TTĐN trong thời kỳ
hội nhập và phát triển. Với vai trò chính thống, Kênh VTV4 - ĐTH VN là
kênh thông tin tác động lớn đến không chỉ người dân trong nước mà cả những
NVNONN. Mọi thông tin được phát sóng trên VTV4 mang nội dung chính
xác, minh bạch, rõ ràng, nội dung phong phú, phản ánh đầy đủ các mặt của
đời sống kinh tế, chính trị - xã hội của nước ta. Chính vì vậy, đưa hình ảnh
Việt Nam trên VTV4 là cách thức quảng bá đáng tin cậy và hiệu quả đối với
người tiếp nhận. Nhận thức rõ ràng được ưu thế này, các chương trình quảng
bá hình ảnh đất nước Việt Nam xuất hiện theo phong cách đầy mới mẻ, khai
thác nhiều khía cạnh của đời sống xã hội. Trong số đó không thể không kể
đến “Khám phá Việt Nam” được đưa vào phát sóng trên VTV4 từ tháng
09/2012 đem lại hiệu quả cao trong việc giới thiệu những địa điểm mới, hấp
dẫn của Việt Nam mà chưa được nhiều người biết đến. Với thời lượng khoảng
13 -15 phút của chương trình được phát sóng trên VTV4, hiệu quả quảng bá
của “Khám phá Việt Nam” còn được nâng cao với các kênh trên các mạng xã
hội và chia sẻ internet.
Nhận thấy đây là một chương trình độc đáo, hoạt động có hiệu quả
trong công tác TTĐN nói chung và công tác TTĐN qua chương trình truyền
hình nói riêng, đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành TTĐN: “Hiệu quả
thông tin đối ngoại qua chương trình “Khám Phá Việt Nam” – kênh
VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam” được xây dựng để đóng góp những
nghiên cứu thực tiễn cho công tác TTĐN trong thời đại mới.
2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có một số bài viết, công trình khoa học đề cập đến vai
trò, chức năng của truyền thông đại chúng trong công tác TTĐN. Có thể nêu
lên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài như:



Đề án nâng cao chất lượng kênh truyền hình VTV4 của Ban THĐN–

ĐTH VN


Trần Đức Lương (2000), “Thông tấn xã Việt Nam phấn đấu xây

dựng thành tập đoàn truyền thông mạnh xứng đáng là trung tâm thông tin
chiến lược tin cậy của Đảng và Nhà nước”, Nội san nghiệp vụ Thông tấn xã
Việt Nam số 8, Hà Nội.


TS. Phạm Minh Sơn- TS. Nguyễn Thị Quế (2009), Truyền thông đại

chúng trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị- Hành
chính, Hà Nội.


PGS.TS Vũ Hiền (2000), Báo Chí Trong Đấu Tranh Chống “DIỄN

BIẾN HÒA BÌNH” – Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.


TS Phạm Minh Sơn (2009), TTĐN – lí luận và thực tiễn đã hệ thống

hóa các kiến thức cơ bản về nghiêp vụ TTĐN


TS Dương Văn Quảng, “Báo chí và Ngoại giao”, Học viện Quan hệ


Quốc tế, Nhà xuất bản Thế giới.


Cùng với sự ra đời của Tạp chí TTĐN, có rất nhiều bài viết, phân tích

về TTĐN của Việt Nam hiện nay: “TTĐN góp sức tích cực thúc đẩy hội nhập
kinh tế quốc tế” của Hồng Vinh năm 2006, “Thành tựu nổi bật và những
nhiệm vụ chủ yếu của công tác TTĐN trong tình hình mới” của Phạm Xuân
Thâu năm 2006.


Chương trình truyền hình dành cho NVNONN của Nguyễn Hồng Hải

(Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng 2007)


Công tác TTĐN qua bản tin Tiếng Anh của VTV4 của Nguyễn Thị

Ngọc Ánh (khóa luận tốt nghiệp 2009, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

3




Hiệu quả công tác TTĐN qua chương trình “Như chưa hề có cuộc

chia ly của Hoàng Bích Ngọc (Khóa luận tốt nghiệp 2011, Học Viện Báo chí
và Tuyên Truyền)

Trong các công trình nghiên cứu này, có một số đã đi vào tìm hiểu,
đánh giá thực trạng hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng
trong công tác TTĐN. Riêng về VTV4, cho đến nay ngoài các báo cáo hàng
quý, hàng năm của Ban đối ngoại ĐTH VN, chưa có nhiều chương trình
nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về hiệu quả tuyên truyền đối ngoại của qua các
chương trình truyền hình.
Nghiên cứu về “Hiệu quả thông tin đối ngoại qua chương trình
“Khám phá Việt Nam” – kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam” là một
đề tài có tính chất cụ thể và chuyên sâu. Cho đến nay, tác giả khẳng định chưa
có một công trình nào nghiên cứu về đề tài này. Kế thừa những nghiên cứu
trước, khóa luận sẽ tập trung làm rõ những tác động của “Khám phá Việt
Nam” tới khán giả, từ đó đóng góp ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động TTĐN.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động
TTĐN thông qua chương trình “Khám phá Việt Nam”, khóa luận đưa ra một
số nhận xét và gợi mở cho công tác TTĐN qua chương trình “Khám phá Việt
Nam” nói riêng và ĐTH VN nói chung, từ đó góp phần cung cấp những
nghiên cứu thực tiễn để đẩy mạnh hoạt động TTĐN của Đảng và Nhà nước,
nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh quốc gia ra thế giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích đã đặt ra, khóa luận cần được thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau:
-

Tìm hiểu thông tin cơ bản về công tác TTĐN của nước ta nói chung

và TTĐN của ĐTH VN nói riêng.

4



- Tìm hiểu hoạt động của chương trình “Khám phá Việt Nam”, đánh giá
hiệu quả của chương trình qua khảo sát thực tế.
-

Phân tích hiệu quả hoạt động, kết quả đạt được của chương trình

“Khám phá Việt Nam”
- Nhận xét và đưa ra gợi mở để chương trình “Khám phá Việt Nam”
thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thông tin đối ngoại.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hiệu quả TTĐN qua chương
trình “Khám phá Việt Nam” kênh VTV4 – Đài Truyền hình Việt Nam
Nghiên cứu dựa trên khảo sát các nhóm đối tượng: người dân trong khu
vực Hà Nội (sinh viên, cán bộ công nhân viên, người dân thường,…),
NVNOTN và NVNONN
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi không gian
61 tập đã phát sóng trong quý 1 năm 2013 của chương trình “Khám phá
Việt Nam” trên kênh VTV4.
4.2.2. Phạm vi thời gian
Từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2013
5.

Phương pháp nghiên cứu


5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời dựa trên các cơ
sở các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về TTĐN, các
lý thuyết về TTĐN, các lý thuyết về phương tiện thông tin đại chúng.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Dựa trên việc khảo sát một chương trình truyền hình vẫn đang lên
sóng, khán giả của chương trình và những phản hồi về chương trình qua
website và mạng xã hội.
5


5.3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
-

Nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu về

TTĐN, các chương trình của VTV4 - ĐTH VN.
-

Khảo sát: Khóa luận thực hiện điều tra xã hội học với sinh viên chuyên

ngành TTĐN; sinh viên chuyên ngành Báo chí; người dân khu vực Hà Nội;
người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam và người Việt Nam đang sinh
sống và học tập tại nước ngoài.
Phương pháp này cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả TTĐN qua
chương trình “Khám phá Việt Nam” của kênh VTV4. Thông qua việc lấy ý
kiến, phản hồi của khán giả qua điều tra xã hội học, phỏng vấn các đối tượng

là người nước ngoài đang sinh sống, du lịch trên địa bàn Hà Nội, tìm ra cách
thức tiếp nhận thông tin về chương trình của khán giả, cơ chế tiếp nhận thông
tin và phản hồi, các ý kiến khen chê về chất lượng của chương trình để đánh
giá hiệu quả hoạt động của chương trình.
6. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá những tập đã phát của
chương trình “Khám phá Việt Nam” khóa luận sẽ đưa ra những nhận xét về
ưu điểm và nhược điểm từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để nâng cao
hiệu quả TTĐN của chương trình. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào công
tác khảo sát hiệu quả hoạt động của các phương tiện phục vụ công tác TTĐN
nói chung và TTĐN qua chương trình truyền hình nói riêng, đồng thời khóa
luận cũng là tài liệu góp ý cho chương trình “Khám phá Việt Nam” hoạt động
có hiệu quả hơn nữa trong thời gian sắp tới.
7. Kết cấu đề tài
Khóa luận gồm có 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận. Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương và 9 tiết như sau:

6


CHƯƠNG 1: TTĐN TRÊN TRUYỀN HÌNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận và những điểm cơ bản về TTĐN
1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà Nước về TTĐN
1.3. TTĐN trên truyền hình
1.4. ĐTH VN với TTĐN
CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
CỦA CHƯƠNG TRÌNH “KHÁM PHÁ VIỆT NAM”
2.1. Giới thiệu chương trình “Khám phá Việt Nam”
2.2. Phân tích khảo sát thực trạng tiếp nhận TTĐN của khán giả đối

với chương trình “Khám phá Việt Nam”
2.3. Một số đánh giá về nội dung và hình thức của chương trình
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN CHƯƠNG TRÌNH “KHÁM PHÁ
VIỆT NAM”
3.1. Nhóm giải pháp mang tính dài hạn
3.2. Nhóm giải pháp mang tính trước mắt
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6

7


CHƯƠNG 1: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH –
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận và những điểm cơ bản về TTĐN
1.1.1. Khái niệm TTĐN
Thông tin vốn rất phong phú và đa dạng. “Thông tin” là một khái niệm
có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Trong tiếng Latin, “thông tin” (information)
có nghĩa là thông báo, giải thích, tóm tắt. Đại Từ điển Tiếng Việt định nghĩa:
1. Động từ: truyền tin, đưa tin báo cho nhau biết. 2. Danh từ: tin tức được
truyền đi cho biết hoặc tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung
quanh.
Từ các khái niệm khác nhau về thông tin nêu trên ta có thể rút ra khái

niệm phổ biến nhất của thông tin. Đó là: Thông tin là tin tức thông báo, tri
thức về một sự vật hay hiện tượng được chứa đựng trong các hình thức nhất
định, được tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng trong đời sống xã hội.
TTĐN là một dạng của thông tin, được phân theo chiều của thông tin
(cùng với thông tin đối nội). Khái niệm TTĐN được hiểu ở ba khía cạnh: là
một lĩnh vực khoa học, là một lĩnh vực đào tạo, là một lĩnh vực hoạt động.
Là một lĩnh vực khoa học, TTĐN là một dạng thông tin về khoa học xã
hội, được hiểu là những tin tức, thông báo, tri thức về một hiện tượng, sự việc
được con người tiếp nhận, lựa chọn sử dụng trong các phương thức thích hợp
trong hoạt động đối ngoại.
Là một lĩnh vực đào tạo, TTĐN có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ có
trình độ chuyên môn, có khả năng thực hiện những chức trách của người làm
công tác TTĐN như tổ chức, quản lý hoạt động TTĐN các cơ quan, các đoàn
thể chính trị xã hội, tổ chức Đảng, Nhà nước…
Là một lĩnh vực hoạt động, TTĐN là một bộ phận rất quan trọng của
công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người
nước ngoài, người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về
đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu
đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự
8


đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế hiện nay, TTĐN
càng đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ thông tin tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước mà nó còn đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
văn hóa nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát huy bản
sắc dân tộc.
Từ những cách tiếp cận trên, ta có thể rút ra khái niệm TTĐN như sau:

“TTĐN là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng và đối ngoại của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những thành tựu trong công
cuộc đổi mới của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá
trị vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những xuyên
tạc, chống phá Việt Nam; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ hợp tác, giúp đỡ của
bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”1
1.1.2. Nội dung công tác TTĐN
Xét về nội dung, TTĐN gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội… Nhưng theo chỉ thị số 10/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
“Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại” đã chỉ rõ,
TTĐN tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, TTĐN giúp phổ biến rộng rãi đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương quan trọng trên mọi lĩnh vực: chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…; bác bỏ những thông tin
sai lệch, xuyên tạc về Việt Nam. Tăng cường TTĐN sẽ giúp cho thế giới hiểu
rõ những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các
lĩnh vực, nhất là về phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại của đất
nước. TTĐN phải làm rõ việc thực hiện nhất quán đường lối, chính sách dối
ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác
1

Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg, ngày 24-6-2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh
công tác thông tin đối ngoại.

9



tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” 2 của Việt
Nam. TTĐN cũng cần làm nổi bật các thành tựu mà Việt Nam đạt được sau
những năm đổi mới. Điều này góp phần khẳng định sự ổn định chính trị, xã
hội, chính sách đại đoàn kết dân tộc, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế của ta.
Thứ hai, TTĐN góp phần giới thiệu đất nước – con người, lịch sử và
nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt
Nam. TTĐN giúp nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, về
nền văn hóa tiên tiến, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Các giá trị văn hóa
truyền thống luôn được coi là vốn quý của quốc gia và được Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta bảo tồn, phát huy
Thứ ba, đấu tranh với những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về
Việt Nam, kiên quyết bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Với vai trò
là tiếng nói đại diện cho cả đất nước đối với quốc tế, TTĐN phải kịp thời và
chủ động phê phán, phản bác những thông tin sai lệch, thiếu thiện chí, thù
địch về Việt Nam, kịp thời giải tỏa những vấn đề mà dư luận quốc tế quan tâm
Thứ tư, tăng cường thông tin quốc tế cho nhân dân trong nước. Thông
tin kịp thời, chính xác, đúng định hướng tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội trên thế giới cho nhân dân trong nước, giúp nhân dân hiểu được căn
bản, chính xác tình hình quốc tế. Trên cơ sở đó sẽ hiểu rõ hơn các chủ trương,
chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và có thái độ, lập trường, quan
điểm đúng đắn trước các vấn đề, sự kiện trên thế giới đồng thời có những
phản ứng kịp thời với các sự kiện, diễn biến đó.
Tóm lại, nội dung của TTĐN rất phong phú và đa dạng. Tùy thuộc từng
địa bàn, đối tượng và yêu cầu đặt ra đối với từng thời điểm để xác định trọng
tâm, trọng điểm thích hợp. Nội dung thông tin ngày càng phải cân đối, vừa
mang nội dung dân tộc để tuyên truyền ở ngoài nước, vừa chứa đựng thông
tin quốc tế để thỏa mãn nhu cầu của người dân.
2


Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia,
H.2011, tr. 235-236

10


1.1.3. Đối tượng của TTĐN
Về cơ bản có thể chia đối tượng của hoạt động TTĐN thành 4 nhóm đối
tượng chính:
 Nhóm thứ nhất: Nhân dân, chính phủ các nước trên thế giới: Đến
nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia, quan hệ
thương mại, đầu tư với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới. Việt Nam
là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực, Đảng ta có quan hệ với
khoảng 200 chính đảng trên thế giới. Có thể nói đây là nhóm đối tượng lớn
nhất của TTĐN
 Nhóm thứ hai: người nước ngoài đang sinh sống, học tập và du lịch
ở Việt Nam: Đó là những người đang làm việc trong đoàn ngoại giao, đại diện
các tổ chức chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, giới thương gia, đầu tư
kinh doanh,…Trong đó cần phải hết sức chú ý đến đội ngũ phóng viên nước
ngoài thường trú tại Việt Nam, đội ngũ doanh nhân, cán bộ các đại sứ quán,
cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Với đối tượng này, nhiệm vụ của
TTĐN là cung cấp thông tin cho họ về đường lối, chính sách của Việt Nam,
về các sự kiện quan trọng, về tình hình toàn diện của Việt Nam, cố gắng
không để lỗ hổng thông tin gây ra những điều không thuận lợi cho ta.
 Nhóm thứ ba: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Đây là
nhóm đối tượng đông đảo, đa dạng với hơn 4 triệu người sinh sống trên hơn
100 nước và vùng lãnh thổ. Họ ra nước ngoài với nhiều mục đích và lý do
khác nhau song phần lớn đều hướng về Tổ quốc, nơi còn tổ tiên, gia đình và
bè bạn. Đây là nhóm đối tượng mà Đảng ta luôn dành sự quan tâm và coi
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của

cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
 Nhóm thứ tư: Nhân dân trong nước: Đây là lực lượng vừa thực hiện
vừa là đối tượng hướng tới của TTĐN. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhu
cầu thông tin quốc tế NVNOTN ngày càng tăng. TTĐN có nhiệm vụ cung cấp
thông tin quốc tế kịp thời chính xác, giúp NVNOTN có những hiểu biết đúng
11


đắn các sự kiện và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới đồng thời có
những phản ứng kịp thời trước những diễn biến đó
1.1.4. Các kênh TTĐN và lực lượng tiến hành TTĐN
1.1.4.1. Các kênh TTĐN
Thứ nhất là các phương tiện truyền thông đại chúng (sách, báo, tạp chí,
phát thanh, truyền hình, Internet,…), các ấn phẩm truyền thông như tập san,
tờ rơi, tập gấp, thông cáo báo chí, pano, áp phích..
Thứ hai là các hình thức thông tin trực tiếp như các buổi mitting, biểu
tình, các hội nghị, tọa đàm, thảo luận, các cuộc tiếp xúc trao đổi, gặp gỡ chính
thức và không chính thức, các cuộc phỏng vấn, họp báo,…
Thứ ba là các loại hình TTĐN khác như các chương trình hoạt động
văn hóa, biểu diễn, hội chợ, triển lãm, các chuyến thăm quan du lịch, lữ hành,
các chuyến trao đổi, hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, viện trợ, cứu trợ, giúp
đỡ,…
1.1.4.2. Lực lượng tiến hành TTĐN
Nòng cốt trong việc thực hiện TTĐN là các đơn vị chuyên trách TTĐN.
Ở TW với các cơ quan chủ lực là Ban Tuyên giáo TW, Ban Đối ngoại TW, Ủy
ban Đối ngoại Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ
Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Tiếp đó là tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc TW bao gồm các thành
phố lớn, các tỉnh có quan hệ đối ngoại mạnh mẽ, có thế mạnh về thu hút đầu
tư nước ngoài, phát triển ngoại thương, du lịch quốc tế như Hà Nội, Huế, Đà

Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh
Ngoài ra không thể không nhắc đến sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng truyền thông đại chúng. Điển hình là các cơ quan thông tấn, báo chí,
xuất bản như Thông tấn xã Việt Nam, ĐTH VN, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo
điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,…
Ban chỉ đạo công tác TTĐN là cơ quan phối hợp, giúp Ban bí thư TW
Đảng và Thủ tướng Chính phủ theo dõi tình hình, chỉ đạo, phối hợp giữa các
lực lượng thực hiện TTĐN. Ban chỉ đạo định kỳ và thường xuyên đánh giá
12


tình hình, đề xuất chủ trương về công tác TTĐN, trình Bộ Chính trị, Ban bí
thư và Thủ tướng xét duyệt.
1.2.

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà Nước về TTĐN

TTĐN là một bộ phận của công cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng
của nước ta trên phạm vi thế giới. Công tác tuyên truyền đối ngoại góp phần
tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho cách mạng trong nước tiến lên
đồng thời góp phần thực hiện những nhiệm vụ quốc tế của Đảng và nhân dân
ta. Phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và của Nhà nước ta. Đây là một
tiền đề quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động TTĐN sau này.
Dựa trên tiền đề đó, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phương châm triển khai TTĐN đã ra đời ngay từ khi còn rất sớm.
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (1986) đề cập đến việc cần chú trọng
thực hiện công tác TTĐN. Trước đó, trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, Ban Bí thư TW Đảng cũng đã ra các Chỉ thị 45 (1962) “Về công tác
tuyên truyền đối ngoại” và Chỉ thị 128 (1966) “Về tăng cường công tác tuyên
truyền đối ngoại”. Sau chiến thắng năm 1975, Chỉ thị 11 là Chỉ thị đầu tiên về

công tác TTĐN, ra đời trong bối cảnh tình hình cách mạng nói chung và hoạt
động đối ngoại nói riêng đang đứng trước những chuyển biến hết sức to lớn.
Chỉ thị đã chỉ rõ tình trạng yếu kém kéo dài của TTĐN chúng ta trong
thời gian dài từ năm 1975 đến năm 1991:
“1- Chưa làm cho thế giới hiểu đúng và kịp thời tình hìnhViệt Nam.
Sách báo, thông tin của ta ra nước ngoài quá ít, chất lượng thấp.
2- Chưa xác định chủ đề trọng tâm trong từng thời kỳ. Chưa tận dụng
mọi khả năng, nhất là khả năng phong phú về hợp tác quốc tế và đa dạng hóa
các loại hình thông tin. Nội dung và hình thức đều nghèo nàn, chưa thật hợp
với đối tượng từng nước, từng khu vực.
3- Sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước chưa kịp thời, sắc bén,
kém hiệu lực. Lực lượng này làm công tác TTĐN còn bị phân tán. Thiếu bộ
máy chỉ đạo thống nhất với công tác này.”
13


Chỉ thị đã nêu lên những nội dung chủ yếu của TTĐN là:
“1- Đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của nước ta,
những chủ trương quan trọng của ta nhằm giải quyết một số vấn đề lớn hoặc
đáng chú ý về kinh tế, chính trị, xã hội... kịp thời phê phán, bác bỏ những
thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hìnhViệt Nam, nhất là tình hình dân chủ,
nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư
tưởng, lối sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực.
2- Chính sách đối ngoại kể cả chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các
nước.
3- Đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời hết sức phong
phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu của từng lúc mà xác định nội
dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm”.

Sau khi Chỉ thị 11 ra đời, Ban Tuyên giáo TW, thực hiện phân công
của Ban Bí thư là “phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này
đến các ngành, các cấp, theo dõi và báo cáo kết quả với Ban Bí thư” đã triển
khai kế hoạch một cách toàn diện công tác nhằm khắc phục những yếu kém
mà Chỉ thị nêu ra.
Năm 1996, Đảng ta tiến hành Đại hội Đại biểu lần thứ VIII, trong bối
cảnh tình hình có nhiều chuyển biến theo hướng thuận lợi cho đất nước
Ngày 29-12-1998, Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ra Thông
báo số 188 – TB/TW “Về công tác TTĐN trong tình hình mới”. Sau khi đánh
giá bước chuyển biến lớn và thành tích lớn, Bộ Chính trị đã chỉ ra những yếu
kém cần khắc phục:
“Tuy nhiên, công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới. Chất lượng, hiệu quả, tính thuyết phục, sức hấp dẫn và tính chiến
đấu chưa cao. Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực công tác này còn thiếu và chưa
đồng đều cả về năng lực và trình độ, chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm
14


quan trọng của TTĐN trong toàn bộ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta. Việc xác định trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong chỉ đạo,
tổ chức thực hiện công tác TTĐN có nhiều mặt chưa rõ, cho nên quản lý và
phối hợp các lực lượng trong nước cũng như triển khai ở ngoài nước còn
lúng túng. Đầu tư phân tán, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả”.
Tiếp đó, ngày 26/04/2000, TTCP đã ra Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg về
tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN nhấn mạnh:
“1. Tất cả các Bộ, Ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm
chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác TTĐN trong phạm vi quản lý của mình
2. Công tác TTĐN cần được triển khai toàn diện, rộng khắp, có trọng
tâm, trọng điểm, trước hết là đối với các nước láng giềng và trong khu vực,
cộng đồng NVNONN, ưu tiên cung cấp thông tin đúng định hướng cho người

nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt
Nam học trên thế giới
3. Phối hợp tổ chức và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực
lượng làm cho công tác TTĐN: giữa các lực lượng chuyên trách nòng cốt với
các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài, các đoàn ra nước ngoài, người
Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế; giữa
TTĐN với thông tin đối nội; giữa hoạt động TTĐN với hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa đối ngoại, giữa ngoại giao Nhà nước với đối ngoại Đảng,
đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan TW với các địa phương; giữa ngoại
giao Nhà nước với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan
TW với các cơ quan địa phương, giữa các cơ quan nhà nước với doanh
nghiệp”.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001) tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ
tăng cường công tác TTĐN: “Tăng cường hơn nữa công tác TTĐN và văn
hóa đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt
động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân. Hoàn thiện cơ
chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng
15


hợp thực hiện có kết quả nhiệm vụ công tác đối ngoại làm cho thế giới hiểu
rõ hơn về đất nước và con người, công cuộc đổi mới ở Việt Nam, đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp
tác ngày càng rộng rãi của thế giới”.
Những phương châm về công tác TTĐN có vai trò vô cùng quan trọng,
là kim chỉ nam cho mọi hành động của những người làm công tác TTĐN, các
lực lượng làm công tác TTĐN.
1.3.

TTĐN trên truyền hình


1.3.1. Đặc điểm của truyền hình
Trước hết, cần hiều khái niệm truyền hình: “Báo hình (truyền hình) là
loại hình chuyền tải thông tin qua âm thanh và hình ảnh động: sử dụng tất cả
các loại thông tin có trong báo viết, báo nói hay phim ảnh. Hình ảnh chủ yếu
và đặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp.Ngoài
ra còn sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu
đồ. Âm thanh trong truyền hình bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc…” 3,
Truyền hình được thực hiện bởi hệ thống phát và thu hình ảnh, âm thanh bằng
những thiết bị truyền dẫn tín hiệu từ qua cáp, sợi quang và quan trọng nhất là
sóng điện từ.
Về kĩ thuật, truyền hình hoạt động theo nguyên lý cơ bản: hình ảnh về
sự vật được máy ghi hình biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin
về độ sáng tối, màu sắc. Đó là tín hiệu hình (tín hiệu video). Sau khi được xử
lý, khuếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ máy
phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn. Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tín
hiệu rồi đưa đến đèn hình để biến đổi ngược từ tín hiệu hình thành tín hiệu
ảnh trên màn hình. Phần âm thanh cũng được thực hiện theo một nguyên lý
tương tự như thế để rồi đưa ra loa.

3

Phạm Minh Sơn(chủ biên) (2011), Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận

và thực tiễn
16


Nếu lấy mục đích làm tiêu chí để xem xét, người ta có thể chia truyền
hình thành các loại: truyền hình thương mại, truyền hình giáo dục, truyền hình

công cộng,…Nếu lấy kĩ thuật làm tiêu chí thì truyền hình có 2 loại chính là
truyền hình sóng và truyền hình cáp.
Truyền hình sóng ra đời trước, được thực hiện theo nguyên tắc kĩ thuật
chung của truyền hình trong đó tín hiệu và âm thanh được phát lên không
trung dưới dạng sóng điện từ. Các máy thu tiếp nhận các tín hiệu đó và giải
mã để tạo ra hình ảnh động và âm thanh trên máy thu cho người xem. Sóng
truyền hình là sóng phát thẳng nên ăng-ten của máy thu phải “nhìn thấy” ăng
– ten máy phát và phải nằm trong vùng phủ sóng hiệu quả mới thấy được tín
hiệu tốt. Do đặc điểm này nên truyền hình sóng chỉ có khả năng đáp ứng nhu
cầu của công chúng bằng các chương trình chung cho các đối tượng. Nó
không có khả năng đáp ứng nhu cầu hay dịch vụ đơn lẻ. Hơn nữa, quy mô ảnh
hưởng của một số đài phát sóng hình trên mặt đất luôn bị hạn chế trong phạm
vi phát sóng. Ngày nay, để khắc phục tình trạng này, người ra sử dụng vệ tinh
đĩa để chuyển phát các chương trình ra phạm vi rộng lớn. Về nguyên tắc kĩ
thuật, kĩ thuật này có thể cho phép một ĐTH có thể phủ sóng toàn cầu.
Truyền hình cáp ra đời sau nhưng đã khắc phục những hạn chế của
truyền hình sóng, đáp ứng tốt hơn nữa những nhu cầu, dịch vụ riêng lẻ mới
mẻ mà truyền hình sóng không làm được. Truyền hình cáp được thực hiện
trên nguyên tắc tín hiệu được truyền trực tiếp qua cáp nối từ đầu phát đến
từng máy thu hình. Do đặc điểm đó nên truyền hình có thể chuyển đi nhiều
chương trình một lúc để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng người sử dụng.
Ngoài ra, truyền hình cáp cũng có thể giải quyết một loạt dịch vụ của xã hội
hiện đại mà truyền hình sóng không thể thực hiện được..
Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kì trong sáng tạo của
con người. Với sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình mang
lại cho on người cảm giác về một cuộc sống rất thật đang hiện diện trước mắt.
Đó là cuộc sống thật nhưng đã được cô đọng lại, làm giàu thêm về ý nghĩa,
17



làm sáng rõ hơn về hình thức và làm phong phú hơn về những khía cạnh, bình
diện, đường nét sinh động
Truyền hình có những thế mạnh đặc biệt mà các kênh truyền thông
khác không có được:
Thứ nhất, việc chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh với tất cả các màu
sắc vốn có của cuộc sống, cùng với thế giới âm thanh sống động đã tạo nên
tính hấp dẫn vô song. Thế mạnh này bắt nguồn từ việc tuyền hình tác động
vào cả 2 giác quan quan trọng nhất của con người là thị giác và thính giác qua
những chất liệu sinh động, tươi mới, tạo cho người xem cảm giác như đang
tiếp xúc trực tiếp với người trong cuộc. Mặt khác, hình ảnh là kênh thông tin
phi ngôn ngữ, cho phép người xem vượt qua được những hạn chế về bất đồng
ngôn ngữ.
Thứ hai, thông điệp trên truyền hình hấp dẫn và rất dễ hiểu, thích ứng
cho cả nhóm công chúng có trình độ văn hóa thấp
Thứ ba, truyền hình có thế mạnh trong việc hướng dẫn các hoạt động
bằng thao tác, đặc biệt có năng lực cổ vũ, kêu gọi hành động xã hội của đông
đảo công chúng trong một thời điểm nhất định trên diện rộng.
Thứ tư, truyền hình là kênh truyền thông giao lưu văn hóa với nhiều ưu
thế vượt trội, nhất là qua các phóng sự tài liệu, phim ảnh, trò chơi, quảng
cáo,..
Thứ năm, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật ngày nay,
truyền hình đã có mặt ở hầu khắp các vùng miền, khu vực, địa phương trong
nước cũng như trên thế giới

1.3.2. Hiệu quả TTĐN trên truyền hình
Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời sau, kế thừa được
các thế mạnh của các kênh trước đó như báo in, phát thanh, điện ảnh,…

18



Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh
với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng
động. Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với
cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc, cảm thụ. Đó là bức tranh về cuộc sống
thật nhưng được thu nhỏ, được rút gọn, được làm giàu thêm về ý nghĩa, làm
sáng tỏ hơn về hình thức và làm phong phú hơn về giá trị tinh thần giúp người
xem nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và sinh động hơn về
những sự kiện và vấn đề của cuộc sống.
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin. Các phương tiện,
kỹ thuật hiện đại cho phép truyền đi mọi tin tức, mọi hình ảnh của các sự kiện
chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao nổi bật đến mọi lúc, mọi nơi, mọi người
trên toàn cầu. Ngay từ những năm 1960, radio đã truyền đi rộng rãi tin tức về
tổng thống John Kenedy bị ám sát. Ngày nay, cùng một lúc, hàng tỷ người
trên thế giới cùng dõi theo từng khoảnh khắc của World Cup hay cùng nín thở
theo dõi từng số phận, từng giây phút của những nạn nhân bị Taliban bắt cóc,

Mặt khác thế giới đang đứng trong tình trạng mất cân bằng về quyền
thông tin. Mạng lưới thông tin trên toàn cầu đa số nằm trong tay các “đế quốc
thông tin” như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật,..với các hãng thông tấn lớn như BBC,
CNN, VOA,…Theo thống kê thì hệ thống báo chí tại các quốc gia tư bản
chiếm đến 98% lượng thông tin trên thế giới. Tình trạng độc quyền này sẽ dẫn
đến sự áp đặt thông tin và khó có thể tránh khỏi các cuộc “chiến tranh thông
tin” nhằm lập lại trật tự thế giới mới.
Có thể nói, ở góc độ chính trị, các quốc gia phương Tây này đã tận
dụng triệt để ưu thế độc quyền về thông tin làm công cụ phục vụ cho sách
lược đối ngoại, coi thông tin như một thứ công cụ để tuyên truyền, bịa đặt,
làm mê hoặc quần chúng, ca ngợi giá trị và lối sống của CNTB, phá hoại đoàn
kết, gây bất ổn định chính trị, dẫn đến lật đổ CNXH.


19


Tóm lại, phát thanh, truyền hình là một phương tiện truyền thông hữu
hiệu. Các nước phương Tây sử dụng triệt để chúng để ngợi ca những giá trị
bản thân, bóp méo sự thật nhằm thực hiện mưu đồ của chúng. Trước tình
hình ấy, các nước XHCN nói riêng, các nước khác nói chung cần nhận thức
được “sự kì diệu” mà truyền hình mang lại để sử dụng và vận dụng hợp lý,
hiệu quả trong công cuộc gìn giữ nền hòa bình, độc lập của các quốc gia và
toàn thế giới
1.4.

ĐTH VN với TTĐN

1.4.1. Sự hình thành và phát triển của ĐTH VN
Những phát minh khoa học –kỹ thuật cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã
tiền đề cho truyền hình ra đời, phát triển. Năm 1972, chương trình truyền hình
thử nghiệm qua dây dẫn đầu tiên được thực hiện thành công tại Mỹ, giữa hai
thành phố Washington và New York cách nhau 250 dặm. Năm 1936, lần đầu
tiên trên thế giới, đài BBC bắt đầu phát chương trình truyền hình đều đặn.
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm ngưng trệ tốc độ phát triển của
truyền hình. Mãi tới cuối những năm 40, nhất là những năm 50 của thế kỉ
XX, truyền hình mới tiếp tục bước phát triển và bùng nổ với sự đón đợi của
công chúng và thị trường. Châu Âu, châu Mỹ nhất là Bắc Mỹ, Nhật Bản là
nơi phát triển mạnh về truyền hình. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
14%/năm, vào những năm 50 của thế kỉ XX, Nhật Bản đầu tư mạnh vào công
nghệ sản xuất truyền hình màu và trở thành một trong những cường quốc về
công nghệ truyền thông.
Ở Việt Nam, truyền hình ra đời muộn. Tại miền Nam, dưới sự kiểm
soát của Mỹ - Ngụy, từ năm 1962 trung tâm truyền hình theo hệ FCC được

xây dựng và bắt đầu hoạt động từ năm 1966. Từ trước năm 1975, Mỹ đã đầu
tư xây dựng các ĐTH khu vực Cần Thơ, Nha Trang, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột,
Quy Nhơn, Đà Nẵng và Huế. Ngay sau ngày giải phóng, các cơ sở được tiếp
nhận và đi vào hoạt động phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

20


Ở miền Bắc, ngày 7/9/1970 đã phát chương trình truyền hình thử
nghiệm tại 28 phố Quán Sứ, Hà Nội do các cán bộ đài phát thanh được cử đi
đào tạo tại Cu Ba đảm nhiệm. Từ ngày 27/01/1971, phát thử nghiệm 3 chương
trình mỗi tuần, chủ yếu trong khu vực Hà Nội. Sau đó, các chương trình
chuyên đề lần lượt ra đời như: Vì an ninh Tổ quốc (27/01/1971), Câu lạc bộ
nghệ thuật (21/02/1976), Văn hóa xã hội (21/03/1976), Quân đội Nhân dân
(24/04/1976), Thể dục thể thao (26/05/1976),…Từ ngày 05/07/1976, truyền
hình Việt Nam chính thức phát hằng ngày với thời lượng mỗi ngày 3 – 4 giờ.
Tháng 9/1978, truyền hình Việt Nam thử nghiệm phát sóng truyền hình màu
vào các buổi sáng chủ nhật. Từ năm 1990 truyền hình Việt Nam phát trên 2
kênh VTV1, VTV2, từ năm 1994 thêm VTV3 và sau đó là VTV4, truyền hình
cáp, chuyển đổi công nghệ truyền hình số…. Trong những năm gần đây, ĐTH
VN không ngừng mở rộng kênh và tăng thời lượng phát sóng, đổi mới công
nghệ, cải tiến chương trình ngày càng phong phú, hấp dẫn công chúng và xã
hội.
Ngoài ĐTH TW, các ĐTH khu vực, 64 tỉnh thành phố đều có ĐTH với
đội ngũ cán bộ đến hàng ngàn người có trình độ chuyên môn ngày càng
chuyên nghiệp hơn.
Truyền hình không chỉ là kênh báo chí – truyền hình. Truyền hình là
sân khấu, sân chơi của mọi người, là trường học, là nhà văn hóa,…truyền hình
là sự tổng hợp của tất cả các loại hình.
Xu hướng phát triển của truyền hình ngày càng gần gũi với đời sống,

ngày càng tiến tới xã hội hóa việc sản xuất chương trình, mọi người, mọi nhà
đều có thể sản xuất chương trình nếu có nhu cầu và điều kiện. Mặt khác, ngày
càng có nhiều hang truyền hình cùng phát sóng, cùng cạnh tranh; đồng thời sẽ
có nhiều blog4 truyền hình được tải lên mạng internet và hình thành một xa lộ
truyền hình trong xa lộ thông tin siêu tốc internet. Còn ở gia đình và công sở,
máy tính có thể thay thế máy thu hình.
1.4.2. Truyền hình Việt Nam với nhiệm vụ TTĐN
4

Blog: Dạng nhật kí mở trên internet

21


Như đã phân tích, TTĐN là một bộ phận quan trọng trong công tác đối
ngoại của Đảng, Nhà nước nhằm làm chi các nước, người nước ngoài,
NVNONN và cả chính NVNOTN hiểu về đất nước con người Việt Nam,
đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta. Trên cơ sở đó,
tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng
NVNONN
Xác định tầm quan trọng của TTĐN hiện nay, Đảng CSVN đã ra nhiều
chỉ thị, nghị quyết nhằm khẳng định vai trò, nhiệm vụ của các phương tiện
truyền thông đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng phục vụ cho TTĐN
của đất nước. Cụ thể là
+ Chỉ thị 11 – CT/TW ngày 13/06/1992 của Ban chấp hành TW Đảng
về “Đổi mới và tăng cường công tác TTĐN”
+ Thông báo số 188 – TB/TW ngày 29/12/1998 của Ban Chấp hành
TW thông báo ý kiến Thường vụ Bộ Chính trị về “Công tác TTĐN trong tình
hình mới”
+ Quyết định số 16 – QĐ/TW về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác

TTĐN và ban hành Quy chế “phối hợp chỉ đạo hoạt động công tác TTĐN”.
Ngày 26/04/2000, TTCP đã chỉ thị về “Tăng cường quản lý và đẩy mạnh
công tác TTĐN”
+ Quyết định số 219/2005/QĐ – TTg ngày 9/9/2005 của TTCP phê
duyệt “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 và những năm tiếp
theo”
+ Quyết định số 22/2009/QĐ – TTg ngày 16/02/2009 của TTC về
“Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến 2020”
+ Nghị quyết Đại hội Đảng X nhấn mạnh nhiệm vụ “Đẩy mạnh công
tác văn hóa – TTĐN, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa
nhân dân ta với nhân dân thế giới”
Công tác TTĐN trên các phương tiện thông tin đại chúng được xác
định là một bộ phận cấu thành quan trọng của TTĐN, trong các văn bản, Nghị
22


quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước đều có nội dung chỉ đạo kịp thời, chặt
chẽ các cơ quan báo chí tham gia vào hoạt động tuyên truyền có hiệu quả về
các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như tình
hình kinh tế xã hội của đất nước
Nghị quyết số 35 – NQ/TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công
tác đối với NVNONN cũng đề cập tới vai trò, nhiệm vụ của truyền hình. Cụ
thể hơn, trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết
36, cùng với các cơ quan chức năng, ĐTH VN có nhiệm vụ: “Đánh giá, cải
thiện, hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, truyền
thanh dành cho đồng bài ta ở nước ngoài phù hợp với tâm lý, tình cảm của
đồng bào, có biện pháp, hiệu quả đưa chương trình tới đông đảo cộng đồng
người Việt Nam tại các nước”. Ngoài ra, Nghị quyết 36 và chương trình hành
động của Chính phủ còn xác định: ĐTH VN làm nhiệm vụ triển khai đề án Hỗ
trợ việc dạy và học tiếng việt cho NVNONN

TTĐN nói chung và thông tin tuyên truyền tới cộng đồng NVNONN là
một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với THVN. Trong công tác này, Đảng và
Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, ban hành những chỉ thị, nghị quyết
nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh, ưu thế của truyền hình trong thời đại
toàn cầu hóa, cạnh tranh thông tin gay gắt. Hiện nay, khó khăn ở chỗ là làm
thế nào để phát huy có hiệu quả thế mạnh của truyền hình, thực hiện tốt
nhiệm vụ thông tin về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, những thành tựu phát
triển công cuộc đổi mới đất nước đến với cộng đồng NVNONN; tham gia tích
cực vào cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái của những thế lực thù
địch. Đó là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của THVN cụ thể là VTV4 để xứng
đáng với vai trò của một chương trình Truyền hình quốc gia.
1.4.3. Vai trò của kênh VTV4 – ĐTH VN với TTĐN
Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và
trong nước có nhiều biến động mạnh mẽ. Nhiệm vụ của THVN lúc này là đưa
hình ảnh Việt Nam đổi mới, phát triển, muốn làm bạn với các dân tộc trong
23


×