MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài:
1.
Đồng tính là chủ đề tính dục khá nhạy cảm nhưng không còn mới mẻ, xa
lạ trong xã hội hiện nay, đặc biệt là một vài năm trở lại đây, nhiều người đồng
tính không chỉ công khai giới tính thật, mà còn khẳng định, bảo vệ quyền lợi
của chính họ và cộng đồng đồng tính nói chung. Trước đây dư luận coi đồng
tính là một vấn nạn của xã hội, một thứ tệ nạn cần bài trừ giống như ma túy,
mại dâm,…Tuy nhiên, cho đến nay, sự phát triển của các xu hướng biểu hiện
của đồng tính cùng với việc xã hội ngày càng đề cao tính khoa học và nhân
văn về các vấn đề liên quan đến con người, đã khiến đồng tính trở thành một
vấn đề xã hội ngày càng được quan tâm và đề cập nhiều hơn.
Kéo theo sự phổ biến của vấn đề đồng tính trong nước và trên thế giới,
dư luận xã hội đối với đề tài này cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Đặc biệt khi các
phương tiện truyền thông đại chúng, tiêu biểu là báo chí, khai thác chủ đề
đồng tính trên nhiều phương diện, nó càng gây được sự chú ý và nhận được
nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận. Dù cho xã hội đã có cái nhìn “thoáng”
hơn nhưng người đồng tính vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Thông qua
những hoạt động xã hội của các diễn đàn, câu lạc bộ về người đồng tính, các
hội thảo nghiên cứu, cũng như việc đề xuất luật hôn nhân cho người đồng
giới, công nhận người chuyển giới,… người đồng tính phần nào đã được xã
hội chấp nhận và ủng hộ. Tuy nhiên, để xóa bỏ định kiến và kỳ thị người đồng
tính từ trong ý thức để tiến tới công nhận họ và đối xử bình đẳng với họ là cả
một quá trình khó khăn, lâu dài và cần có sự nhận thức lại từ cộng đồng xã
hội. Đặc biệt, để xem xét đồng tính như một vấn đề của xã hội hơn là vấn đề
cá nhân, xóa bỏ hiểu nhầm họ là nhóm yếu thế tức là “bình thường hóa” vấn
đề đồng tính, như hội thảo về người đồng tính ở Việt Nam do Viện nghiên cứu
kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam (iSEE) đã khẳng định “Bình thường
hóa ở đây không có nghĩa là sự chuyển đổi từ cực này sang cực kia mà đơn
giản đó là nhu cầu chính đáng từ những người có giới tính không thuộc về số
đông: được xã hội tôn trọng sự riêng tư và nhìn nhận một cách hoàn toàn
bình đẳng” thì những nghiên cứu về đồng tính càng nên được quan tâm và đề
xuất. Đối tượng thanh niên, đặc biệt là sinh viên, là đối tượng có cơ hội tiếp
1
1
cận thông tin nhiều nhất và là bộ phận quan trọng của dư luận xã hội. Tìm
hiểu nhận thức của họ sẽ cho thấy phần nào nhận thức xã hội đối với vấn đề
đồng tính. Từ tầm quan trọng và những lý do cấp thiết trên, đề tài “Nhận thức
và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (Qua khảo sát sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền)” xin được đưa ra xem xét và nghiên cứu để làm
rõ nhận thức và thái độ của sinh viên đối với chủ đề này.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
2.
Đồng tính và những vấn đề liên quan đến người đồng tính ngày càng
được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên, với tính nhạy cảm và khó
tiếp cận của vấn đề, khách thể nghiên cứu mới chỉ bó hẹp trong cộng đồng
đồng tính ở phạm vi nhỏ, cơ sở định lượng của nhiều nghiên cứu còn thiếu
tính đại diện, các nhóm xã hội khác có liên quan thường được nhắc đến rất ít
trong khi các vấn đề cộng đồng, văn hóa, xã hội xung quanh người đồng tính
rất đáng được lưu tâm. Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu thường khắc họa
chân dung người đồng tính, xoay quanh các vấn đề về sức khỏe tình dục,
phòng chống HIV/AIDS cho người đồng tính, nghiên cứu về sự kỳ thị và định
kiến xã hội ảnh hưởng như thế nào đến người đồng tính, quyền, nhu cầu và cơ
hội tiếp cận với các nguồn lực xã hội của họ. Theo những thu thập bước đầu
về tổng quan tài liệu, có thể thấy rằng số lượng những nghiên cứu trong nước
ít hơn nhiều so với các tài liệu của nước ngoài và các nghiên cứu tập trung về
nhận thức, thái độ của cộng đồng xã hội về người đồng tính còn rất ít. Sau đây
tác giả xin điểm qua một vài nghiên cứu theo trình tự báo cáo nghiên cứu,
khóa luận, báo chí; ở Việt Nam và trên thế giới về người đồng tính và một số
vấn đề liên quan có ích cho đề tài này.
Đối mặt với sự thật: Tình dục đồng giới nam (MSM) và HIV/AIDS ở
Việt Nam (Vũ Ngọc Bảo & Philippe Girault – Chuyên san giới tình dục và
sức khỏe tình dục, 2005). Nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin về
tình dục đồng giới nam (MSM) ở Việt Nam, thực trạng và nguy cơ lây nhiễm
HIV/ bệnh lây truyền qua đường tình dục trong nhóm MSM và bối cảnh xã
hội của MSM Việt Nam. Các kết quả dựa trên tổng quan chọn lọc các bài viết
và báo cáo nghiên cứu xã hội học từ năm 1990 đến năm 2000, đa số được tiến
hành tại các thành phố lớn TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các thông tin về đặc
điểm xã hội, văn hóa, bối cảnh xã hội thu thập được từ nghiên cứu định tính
2
2
xã hội học, do Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc Tế (FHI) và Ủy ban Phòng
chống AIDS TP.HCM thực hiện năm 2004. Báo cáo tập trung nhấn mạnh về
việc không có các chương trình dự phòng HIV cho MSM, đồng thời với sự kỳ
thị và phân biệt đối xử đi kèm, MSM đang đi vào bóng tối vô thức về nguy cơ
và các biện pháp dự phòng HIV cho bản thân họ. Đặc biệt, việc bộc lộ khuynh
hướng và đặc tính tình dục hạn chế họ trong việc tiếp cận các nguồn lực như
giáo dục, y tế,… khiến họ bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Bên cạnh đó nghiên
cứu còn đưa ra khuyến nghị về các chương trình, chính sách nhằm công nhận
sự tồn tại của MSM. Tuy nhiên báo cáo chỉ nhằm tập trung nghiên cứu vào
nhu cầu dự phòng HIV của MSM nên tác giả nhấn mạnh “Để ra các quyết
định đúng đắn cần có thêm các nghiên cứu ước tính quần thể, các khía cạnh
văn hóa xã hội của MSM,…”
Báo cáo “Hình ảnh người đồng tính trên báo mạng và báo in”, Ths.
Nguyễn Thị Tuyết Minh, Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Tuyên truyền
(Các bài báo và công trình nghiên cứu về đề tài tính dục tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền năm 2008-2009).
Có thể nói báo cáo trên là cơ sở dữ liệu quan trọng, góp phần định hướng
cho việc nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của báo chí truyền thông đến
nhận thức và thái độ của sinh viên đối với vấn đề đồng tính. Thông qua
nghiên cứu trường hợp trên 502 bài báo in và báo mạng trong năm 2004, 2006
và đầu năm 2008, báo cáo đã đưa ra những phát hiện quan trọng. Mặc dù số
lượng bài viết về nhóm đồng tính tăng lên theo thời gian song phần lớn các
bài viết này sử dụng đồng tính như một chi tiết gây sự chú ý của người đọc
theo hướng bất lợi cho người đồng tính (71% trong tổng số 500 bài báo), điều
này có thể là một trong những nguyên nhân gây nên sự kỳ thị trong xã hội.
Không quá bất ngờ khi báo cáo chỉ ra rằng các khái niệm liên quan đến đồng
tính vẫn bị nhầm lẫn tuy nhiên điểm đáng nói là sự thiếu hiểu biết về vấn đề
đồng tính của một số tác giả kéo theo việc gán nhãn sai cho nhóm người đồng
tính, điều này có xu hướng gây định kiến hoặc sự kỳ thị với nhóm này. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, các bài viết chuyên sâu về đồng
tính còn nặng về lý giải nguyên nhân đồng tính với thái độ thường là lên án,
chân dung người đồng tính thường được khắc họa theo định kiến giới hai giá
trị, chân dung cộng đồng đồng tính phiến diện và tiêu cực, mức độ kỳ thị còn
3
3
cao khi khắc họa hình ảnh người đồng tính (41%/ 502 bài báo), ngôn ngữ mô
tả mang định kiến có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực (39% năm 2004
so với 16% năm 2008). Với hướng tiếp cận và phân tích đa chiều, đa dạng,
báo cáo này đã đặt ra những vấn đề cấp bách cần tiếp tục giải quyết: Những
thông điệp truyền thông chưa đầy đủ và thiếu chính xác về người đồng tính và
các vấn đề liên quan (đặc biệt là trên báo in và báo mạng) dễ gây ra sự hiểu
nhầm, thái độ kỳ thị của công chúng đối với nhóm người này. Tuy nhiên, xét
về mặt thời gian, số lượng các bài viết về chủ này này cùng với thái độ trung
tính hay khách quan ngày càng tăng, đặt ra câu hỏi: Liệu có sự chuyển đổi
theo hướng tích cực về nhu cầu quan tâm, nhận thức và thái độ của công
chúng đối với đồng tính? Những lý do nào dẫn đến sự chuyển đổi ấy và liệu
nó có bền vững? Quan điểm trong báo cáo cho rằng “Người đồng tính e dè
khi công khai mình dễ được thông cảm hơn là người không giấu mình” có còn
đúng ở thời điểm hiện tại và với đối tượng tiếp nhận như thế nào?...
Khóa luận tốt nghiệp: “Hòa nhập xã hội của người đồng tính tại Việt
Nam” (2009), Phan Thị Thu Trang, Khoa xã hội học K25, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.
Nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về người đồng tính,
xây dựng chân dung người đồng tính qua lăng kính của chính họ. Đây là một
cách tiếp cận khá quan trọng, bổ sung vào việc thống nhất, tập hợp các quan
điểm về người đồng tính, các vấn đề xã hội liên quan và đặc biệt là đã chạm
tới góc khuất trong đời sống của người đồng tính. Đóng góp quan trọng của
đề tài là đã khẳng định được nhu cầu hòa nhập xã hội của người đồng tính,
những nhu cầu rất đỗi bình thường và cơ bản của một con người: nhu cầu
khẳng định bản thân, nhu cầu về tình yêu, tình dục và hôn nhân, nhu cầu được
tôn trọng và công bằng xã hội, nhu cầu về giao tiếp và giải trí. Thông qua
phương pháp phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu 10 đồng tính nam và đồng
tính nữ từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2009 ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, kết
quả nghiên cứu cho thấy, định kiến xã hội, gia đình và sự kỳ thị của cộng
đồng là những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự hòa nhập xã hội của người
đồng tính, đặc biệt là vai trò của cộng đồng xã hội và những người xung
quanh. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra những điểm hạn chế đó là thiếu những
4
4
nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại kết quả định tính và cần thiết phải
có nghiên cứu đối chiếu với nhận thức và thái độ cộng đồng xã hội.
Khóa luận tốt nghiệp: “Nhận thức và thái độ của sinh viên Học viện
Báo chí Tuyên truyền với đồng tính nam” (2009), Đặng Thị Thu Thủy,
Khoa Xã hội học K25, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Với mục đích là khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên Học viện
Báo chí Tuyên truyền với đồng tính nam, thông qua điều tra và nghiên cứu,
tác giả đã phân tích các yếu tố tác động từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức giúp cho sinh viên có thái độ tích cực hơn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng đa phần sinh viên HVBCTT nhận thức còn hạn chế
và sai lệch về đồng tính nam, dẫn đến những thái độ tiêu cực đối với chủ đề
này. Cho tới thời điểm nghiên cứu (tháng 4/2009) phần lớn sinh viên có thái
độ kỳ thị với đồng tính nam, chiếm 81,2% trên tổng số 208 người tham gia
nghiên cứu. Có đến 41,3% sinh viên đồng tình với ý kiến xã hội không nên
tồn tại đồng tính nam. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra được phát hiện quan trọng,
bên cạnh yếu tố năm học và xuất thân tác động gián tiếp đến nhận thức và thái
độ kỳ thị của sinh viên trong các khía cạnh cụ thể của nghiên cứu, thì yếu tố
ngành/ khoa sinh viên học có tác động rõ rệt đến nhận thức của sinh viên về
đồng tính nam, cụ thể là những khoa nghiệp vụ có nhận thức đầy đủ hơn các
khoa lý luận (vì có chương trình giảng dạy lồng ghép các vấn đề về tính dục,
ví dụ khoa xã hội học có tỷ lệ sinh viên nhận thức đầy đủ về nguy cơ đối với
đồng tính nam là 14,5% so với khoa Triết 0%). Ngoài ra, các phương tiện
truyền thông đại chúng cũng có tác động rất lớn đến nhận thức của sinh viên
(63,9% sinh viên nghe thông tin về đồng tính nam từ sách báo và internet).
Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra được kết luận đâu là yếu tố tác động mạnh
mẽ nhất. Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ tập trung vào đồng tính nam, vì vậy
chưa có cái nhìn bao quát về nhận thức và thái độ đối với vấn đề đồng tính nói
chung (trong đó có đồng tính nữ), cũng như so sánh thái độ đối với đồng tính
nam và đồng tính nữ trong sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường văn hóa –
xã hội. Nhìn chung, các kết quả trên của nghiên cứu có vai trò rất quan trọng
trong việc xác định hướng và trọng tâm nghiên cứu cơ bản, cụ thể là đặt nền
tảng cho việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu về nhận thức và thái độ của
5
5
sinh viên, cũng như những bước tiếp theo để cải thiện hơn nữa nhận thức và
thái độ của sinh viên về đồng tính.
Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới và iSEE 2012
(isee.org.vn | 25/12/2012, Bình Lê)
Qua bài viết “Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới và
iSEE 2012” của tác giả Bình Lê đăng ngày 25/12/2012, có thể thấy rõ sự lan
tỏa và hiệu quả của các hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền của cộng đồng
thiểu số tính dục trong năm 2012. Điều này đã thể hiện sự quan tâm rất lớn
của toàn xã hội và nhà nước đối với mục tiêu đánh giá đúng và xóa bỏ kỳ thị
đối với người đồng tính. Bài viết đã chỉ ra rằng, cuộc thảo luận trên báo chí và
trong xã hội về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)
đã được khai thông theo hướng tích cực nhờ thông tin về việc Bộ tư pháp
tham vấn các cơ quan chính phủ về hôn nhân cùng giới, đẩy cuộc thảo luận từ
“Đồng tính có phải là bệnh không?” qua “Có nên cho phép người đồng tính
kết hôn hay không?” Đây là bước tiến quan trọng nhờ những nỗ lực của bản
thân cộng đồng LGBT trong hơn bốn năm và sự ủng hộ, định hướng dư luận
xã hội đúng đắn của giới truyền thông báo chí. Đã có nhiều sự kiện tập thể và
hoạt động nhằm đưa kiến thức đúng về cộng đồng LGBT cho sinh viên và xã
hội nói chung. Các buổi giao lưu, hội thảo, tọa đàm với sinh viên các trường
đại học đã tạo cơ hội để sinh viên có kiến thức đúng và ủng hộ sự bình đẳng
cho cộng đồng LGBT. Bên cạnh đó, những hoạt động nhân đạo mà cộng đồng
LGBT tham gia đã làm thay đổi xã hội theo hướng tích cực, thừa nhận và tôn
trọng cộng đồng LGBT và gia đình họ. Sự lên tiếng của Hội cha mẹ có con là
đồng tính, song tính và chuyển giới (PFLAG) đã thuyết phục được nhiều nhà
làm luật cũng như xã hội về sự cần thiết phải hợp pháp hóa quan hệ cùng giới
và bảo vệ quyền bình đẳng của người LGBT và hạnh phúc gia đình. Những
thành quả trên cần được toàn cộng đồng và xã hội tiếp tục ủng hộ và thúc đẩy
hơn nữa để bảo vệ quyền bình đẳng của người đồng tính, song tính và chuyển
giới trong hôn nhân gia đình cũng như trong giáo dục, y tế và công ăn việc
làm.
Ảnh hưởng của những rào cản từ xã hội và luật pháp đến sự quan
tâm, khuyến khích việc nâng cao sức khỏe tình dục và về HIV/AIDS cho
6
6
nam giới có quan hệ tình dục với nam giới ở Bangladesh và Ấn Độ (Nhà
xã hội học Shivananda Khan và Aditya Bondyopadhyay).
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng số lượng MSM bị lạm dụng, bạo hành và
cưỡng hiếp là rất cao. Trong đó, môi trường xã hội và luật pháp đã có những
ảnh hưởng tiêu cực đến những can thiệp về sức khỏe tình dục cho MSM.
Những rào cản này đã trực tiếp dẫn đến thực trạng làm gia tăng khả năng dễ
lây nhiễm HIV và các bệnh khác cho MSM. Bên cạnh đó, những rào cản này
còn là tác nhân khiến thực trạng bạo lực và vi phạm quyền con người đối với
các MSM gia tăng đồng thời vô hình tạo ra sự sợ hãi cho họ. Nghiên cứu này
đã góp phần đưa ra chiến lược nhằm giảm thiểu sự phân biệt đối xử và tình
trạng bị quấy rối cho MSM. Một lần nữa, những vấn đề về nhân quyền và
nguy cơ bệnh tật lại được đặt ra đối với người đồng tính, khi mà xã hội thiếu
sự cảm thông, quan tâm và nhìn nhận lại vấn đề đồng tính.
Như vậy, qua tổng quan một số tài liệu nghiên cứu, ta có thể hình dung
phần nào tình hình nghiên cứu về đề tài đồng tính cũng như thấy được vị trí
và tầm quan trọng của những nghiên cứu về nhận thức và thái độ cộng đồng
đối với vấn đề đồng tính. Điều này đã đặt ra cho đề tài “Nhận thức và thái độ
của sinh viên hiện nay về đồng tính” những yêu cầu về việc nghiên cứu tổng
quát và cụ thể nhận thức và thái độ của sinh viên đối với vấn đề này; cũng
như phân tích thái độ của sinh viên đối với sự kỳ thị, phản đối của những
người xung quanh người đồng tính; tìm hiểu được những yếu tố ảnh hưởng
đến sự nhận thức và thái độ đó của sinh viên. Các vấn đề của đồng tính vốn đã
rất đa dạng, trong bối cảnh văn hóa Việt Nam mang đậm các giá trị truyền
thống thì việc cấp thiết phải có những nghiên cứu sâu rộng hơn, tập trung
nhiều hơn vào mức độ quan tâm, quan điểm, thái độ của thanh niên sinh viên
– nhóm đối tượng có nhu cầu nhận thức các vấn đề xã hội, hưởng ứng và
tham gia vào các hoạt động xã hội rất lớn. Để bổ sung thêm những dữ liệu
định lượng về nhận thức và thái độ của sinh viên về đồng tính, cũng như cung
cấp những số liệu có thể so sánh với các nghiên cứu trước, hy vọng rằng đề
tài sẽ góp phần thúc đẩy những nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ hơn sau này.
7
7
Mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu:
3.
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu và xác định được mức độ nhận thức của sinh viên đối với vấn
đề đồng tính, mức độ quan tâm, thái độ của sinh viên đối với những vấn đề
liên quan đến người đồng tính như thế nào (ủng hộ/ phản đối).
- Tìm hiểu về những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến nhận
thức và thái độ đó của sinh viên.
- Đánh giá được thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên từ đó đề ra
được các khuyến nghị với nhà trường cũng như một số giải pháp để khắc phục.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ các khái niệm có liên quan đến đề tài làm cơ sở cho tìm hiểu
nhận thức của sinh viên về đồng tính. Khảo sát các tài liệu, báo cáo, nghiên
cứu có liên quan nhằm đưa ra định hướng, cách tiếp cận cho đề tài.
- Mô tả thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên về đồng tính và các
vấn đề liên quan.
- Trên cơ sở các kết luận khách quan, chỉ ra và lý giải được các nguyên
nhân dẫn đến nhận thức và thái độ của sinh viên về đồng tính.
- Đưa ra các khuyến nghị giúp nhà trường nâng cao và cải thiện hơn nữa
nhận thức, thái độ của sinh viên về đồng tính thông qua:
+ Chương trình giảng dạy lồng ghép các vấn đề về đồng tính, quyền và
nhu cầu chính đáng của họ.
+ Các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Đoàn trường,
các hoạt động thường niên, câu lạc bộ,… nhằm giúp giảm bớt sự kì thị đối với
người đồng tính.
Đối tượng- khách thể - phạm vi nghiên cứu:
4.
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay
về đồng tính.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Học viện Báo Chí Tuyên Truyền.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian tiến hành điều tra: từ ngày 1/4/2013 đến 7/4/2013.
- Địa điểm: Học viện Báo chí tuyên truyền.
8
8
Phương pháp luận- phương pháp nghiên cứu:
5.
5.1. Phương pháp luận:
Phương pháp luận chung: Vận dụng những nguyên tắc và phương pháp
-
luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên cơ sở hệ thống các quan điểm,
pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền con người và hôn nhân gia đình.
Phương pháp luận chuyên biệt: Một số lý thuyết về chuẩn mực xã hội,
-
định kiến và kỳ thị xã hội, Thuyết tương tác ba ngôi của George Mead.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin:
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên
cứu định tính, trong đó nghiên cứu định lượng là phương pháp chủ yếu để thu
thập thông tin, phương pháp định tính góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nghiên
cứu định tính. Các thông tin thu thập được từ nghiên cứu định tính sẽ được sử
dụng để làm dẫn chứng, giải thích thêm cho số liệu định lượng.
- Đề tài sử dụng bộ công cụ thu thập thông tin:
+ Nghiên cứu định lượng: bảng hỏi (Anket).
+ Nghiên cứu định tính: hướng dẫn phỏng vấn sâu.
5.2.2. Phương pháp chọn mẫu:
+ Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng:
Từ danh sách các lớp trong HV BC&TT, sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống chọn ra 15 lớp, mỗi lớp lấy ngẫu nhiên ra 20 mẫu.
Số lượng mẫu được chọn là 300 mẫu.
+ Chọn mẫu (cho nghiên cứu định tính):
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lựa chọn phỏng vấn
sâu 10 sinh viên từ 4 khoa.
+ Phương pháp xử lý dữ liệu thông tin: SPSS11.5
Trong quá trình xử lý, bên cạnh việc chạy tần suất và tương quan để
phân tích dữ liệu, tác giả còn sử dụng cách tính trung bình cộng để tiện so
sánh các mức độ đồng tình của sinh viên trong các trường hợp cụ thể.
9
9
Giả thuyết nghiên cứu – Khung lý thuyết – Biến số:
6.
6.1. Giả thuyết nghiên cứu:
-
Giả thuyết 1: Đa số sinh viên HV BC&TT hiện nay có nhận thức sai
lệnh về khái niệm người đồng tính và nguyên nhân dẫn đến đồng tính.
-
Giả thuyết 2: Đa số sinh viên HV BC&TT hiện nay vẫn còn thái độ kỳ
thị với người đồng tính.
-
Giả thuyết 3: Mức độ quan tâm của sinh viên HV BC&TT hiện nay đến
nhu cầu và quyền lợi của người đồng tính còn thấp.
-
Giả thuyết 4: Đa phần sinh viên không đồng tình với thái độ phản đối
và kỳ thị của gia đình, bạn bè, TTĐC đối với người đồng tính.
10
10
6.2. Khung lý thuyết:
Môi trường Xã hội –
Văn hóa – Pháp luật.
Đặc điểm nhân khẩu học:
Giới tính.
Quê quán.
Nhận thức của sinh viên về: - Khái niệm người đồng tính.
- Nghĩ đến dạng ĐT nào đầu tiên.
- Xu hướng về người đồng tính.
Nơi ở hiện tại.
- Những nguyên nhân của đồng tính.
Người trong gia đình/ người thân/ bạn bè là người đồng tính.
Tham gia các hoạt động xã hội/ tình nguyện
Có người yêu hay chưa.
.
Mức độ tiếp cận thông tin trên TTĐC.
Thái độ của sinh viên về:
Mức độ chấp nhận.
Thái độ của gia đình, bạn bè, hàng xóm, lãnh đạo – Đoàn thể, TTĐC đối với người đồn
- Truyền thông đại chúng.
- Người xung quanh.
- Các chương trình, hội thảo vì
quyền của người ĐT.
- Người đồng tính.
11
11
6.3. Biến số:
6.3.1. Biến số độc lập:
-
Đặc điểm nhân khẩu học: giới tính, nơi sinh sống thuộc khu vực (nông thôn/ thành
thị), nơi ở hiện tại (ký túc xá/ ở trọ/ ở cùng gia đình).
-
Người trong gia đình/ người thân/ bạn bè là người đồng tính (có/không).
-
Tham gia các hoạt động xã hội/ tình nguyện (có/không).
-
Có người yêu hay không (có/không).
-
Số lần đọc các thông tin về đồng tính trên các phương tiện TTĐC (Dưới 3 lần/ Từ 3
đến 5 lần/ Trên 5 lần).
-
Tham gia các hội thảo về đồng tính, viết bài về đồng tính (có/không).
6.3.2. Biến số phụ thuộc: Nhận thức và thái độ của sinh viên về đồng tính:
-
Nhận thức về đồng tính bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên trong giới
hạn của nghiên cứu tác giả chỉ tìm hiểu nhận thức của sinh viên ở các vấn đề sau:
•
Khái niệm về người đồng tính.
•
Khi nhắc đến đồng tính nghĩ đến đầu tiên là đồng tính nam/ đồng tính nữ/ cả 2/ lưỡng
tính/ chuyển giới.
•
Tỷ lệ người đồng tính trong cộng đồng.
•
Xu hướng tăng, giảm người đồng tính.
•
Xu hướng tăng, giảm sự quan tâm của mọi người đến vấn đề.
•
Tỷ lệ người đồng tính HIV tăng.
•
Quyền của người đồng tính đc chấp nhận.
•
Cho rằng người đồng tính giàu – nghèo, hạnh phúc – đau khổ.
•
Những nguyên nhân của đồng tính.
-
Thái độ của sinh viên về các vấn đề sau với mức độ chấp nhận (RKĐT, KĐT, BT,
ĐT, RĐT):
Khi một người là người đồng tính (người xa lạ, bạn bè, người thân).
Luật pháp công nhận (quyền của người đồng tính, hôn nhân đồng tính, gia đình người
đồng tính).
Thái độ của sinh viên khi gia đình của người đồng tính:
Kịch liệt phản đối (có sử dụng vũ lực).
Phản đối (bằng lời nói).
Khuyên giải họ quay trở về giới tính ban đầu.
Để cho họ thế nào cũng được.
Ủng hộ họ bộc lộ.
Thái độ của sinh viên khi bạn bè của người đồng tính (ở 2 mức độ riêng): bạn
bè ở trường và bạn bè xung quanh (nhóm, hội…):
Xa lánh, kỳ thị.
12
12
Khuyên giải họ trở về giới tính ban đầu.
Không quan tâm.
Ủng hộ họ bộc lộ.
Thái độ của sinh viên khi hàng xóm:
Xa lánh, kỳ thị.
Không quan tâm.
Khuyên giải họ trở về giới tính ban đầu.
Ủng hộ họ bộc lộ.
Thái độ của sinh viên khi lãnh đạo, Đoàn thể (các cơ quan địa phương,
tổ dân phố):
Phản đối.
Vận động.
Ủng hộ họ bộc lộ.
Thái độ của sinh viên khi nhà nghiên cứu:
Quan tâm, chia sẻ
Động viên, ủng hộ
Khuyến khích họ bộc lộ mình
Thái độ của sinh viên khi truyền thông đại chúng thể hiện thái độ:
Ủng hộ
Phản đối
Trung lập
6.3.3. Biến số can thiệp:
-
Môi trường xã hội, văn hóa, pháp luật.
-
Những người xung quanh.
-
Các phương tiện truyền thông đại chúng.
-
Các chương trình, hội thảo, hoạt động xã hội vì quyền của người đồng tính.
-
Người đồng tính.
Kết cấu khóa luận
Trong kết cấu của khóa luận, bên cạnh các phần mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và danh mục bảng, biểu thì phần nội dung nghiên cứu
bao gồm những chương cơ bản sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Nhận thức của sinh viên về đồng tính.
Chương 3. Thái độ của sinh viên về đồng tính.
13
13
Chương 4. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của sinh
viên về đồng tính.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.
Thao tác hóa khái niệm:
Trong nghiên cứu này, việc làm rõ khái niệm nhận thức và khái niệm thái
độ giúp cho người nghiên cứu hiểu chính xác và đầy đủ nội dung của hai khái
niệm này để từ đó xây dựng những chỉ báo quan trọng cho đối tượng nghiên
cứu là nhận thức và thái độ của sinh viên về đồng tính.
Khái niệm nhận thức:
Theo Từ điển Tiếng Việt, Nhận thức là kết quả của quá trình phản ánh
và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, kết quả con người nhận biết, hiểu biết
thế giới khách quan; Nhận ra, biết được, hiểu được [10; 917].
Còn theo Từ điển xã hội học Oxford, nhận thức, ý thức (cognition,
cognitive) là quá trình của sự biết (suy nghĩ), đôi khi được dùng để phân biệt
với cảm nhận (cảm xúc) và ý chí (ý muốn) trong một cặp ba các quá trình tinh
thần của con người [11, 407].
Khái niệm thái độ:
Theo Từ điển Tiếng Việt, Thái độ được định nghĩa là tổng thể nói chung
những biểu hiện của ý nghĩ, tình cảm được thể hiện ra bên ngoài qua nét mặt,
cử chỉ, lời nói, hành động trước một đối tượng, một sự việc nào đó; cách nghĩ,
cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay
một tình hình cụ thể [10;1170].
Theo từ điển xã hội học, định nghĩa phổ biến của Milton Rokeach mô tả
thái độ là “một tổ chức niềm tin tương đối bền bỉ xung quanh một đối tượng
hay một tình huống khiến người ta phản ứng lại theo một kiểu ưu tiên nào đó”
[11; 642].
Như vậy, có thể hiểu nhận thức của sinh viên về đồng tính là quá trình
họ biết và hiểu về đồng tính để từ đó có những thái độ (ủng hộ hay phản
đối,…) đối với vấn đề này. Trong khi đó, sự hình thành của dư luận xã hội
phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái định hình của thái độ xã hội về vấn đề mà
nó đề cập đến, chịu tác động và có cơ sở là thái độ của cá nhân [4,163].
Khái niệm đồng tính:
14
14
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về đồng tính, tuy nhiên tác giả
đã cố gắng tìm ra những đặc điểm chung nhất trong các định nghĩa đó để vận
dụng vào đánh giá nhận thức của sinh viên về khái niệm đồng tính, mà ở
chương sẽ được nói rõ hơn. Dưới đây một số định nghĩa hay được sử dụng khi
nhắc đến đồng tính:
Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường: Người chịu sự hấp dẫn
của người cùng giới tính gọi là người đồng tính luyến ái [8; 11].
Theo Lawrence J. Hatterer, tác giả quyển Để thay đổi xu hướng tình dục
đồng giới ở nam giới, thì đồng tính luyến ái là nói đến một người trưởng
thành bị hấp dẫn về mặt giới tính đối với người cùng giới và thường mà
không phải nhất thiết có quan hệ tính dục với người cùng giới. Tuy nhiên định
nghĩa này còn khá mơ hồ về nhận diện người đồng tính là “người trưởng
thành” vì chưa có xác nhận chính xác về độ tuổi chủ yếu của những người
đồng tính, tức là những người đồng tính vẫn có thể có ở độ tuổi vị thành niên,
thậm chí là nhỏ hơn. Điều này cũng phủ nhận đồng tính là do bẩm sinh.
Theo ICS - Tổ chức thúc đẩy và bảo vệ Quyền LGBT Việt Nam, Đồng
tính là chỉ việc bị hấp dẫn bởi người cùng giới, đồng tính là một trong những
xu hướng tính dục [12].
1.2.
Cơ sở lý thuyết:
Thuyết tương tác ba ngôi của George Mead:
Việc nghiên cứu nhận thức và thái độ của sinh viên trong đề tài này là
tập trung tìm hiểu những kiến thức, quan điểm, mức độ quan tâm của họ đối
với người đồng tính. Tuy nhiên, tác giả muốn đi sâu khai thác thái độ, phản
ứng của sinh viên bằng cách để cho họ đánh giá các mức độ biểu hiện thái độ
của những người xung quanh người đồng tính. Điều này có thể giúp làm rõ
thái độ của sinh viên đối với những phản ứng tiêu cực của những người xung
quanh người đồng tính, đồng thời tìm hiểu được thái độ của họ trong những
tình huống đó như thế nào.
Cách nghiên cứu này dựa trên lý thuyết tương tác ba ngôi của George
Mead (1934). Ông cho rằng, “cái tôi” là một cấu trúc xã hội nảy sinh từ kinh
nghiệm xã hội mà cá nhân đã trải qua trong mối quan hệ ba ngôi của: cá nhân
với bản thân, cá nhân với người khác và cá nhân với xã hội. Các biểu hiện của
cơ chế hành động của cá nhân (tương tác với bản thân và người khác) là việc
15
15
đặt mình vào vị trí của người khác, đóng vai người khác để hiểu và tham gia
vào các quá trình xã hội [2; 329].
Nhận thức và thái độ của một cá nhân về một vấn đề nào đó luôn nằm
trong tương quan với môi trường văn hóa xã hội, hệ thống các chuẩn mực, giá
trị tồn tại trong xã hội ấy. Vì vậy nhận thức và thái độ của sinh viên về đồng
tính cũng chịu sự tri phối rất lớn của điều kiện phát triển xã hội hiện tại, cũng
như những giá trị thước đo chuẩn mực có sẵn mà ở đây chính là những định
kiến và kỳ thị về người đồng tính.
Định kiến xã hội:
Định kiến xã hội là những quan điểm, quan niệm tiêu cực để phản ứng
lại những nhóm xã hội nhất định theo những cách nhất định. Đó là thái độ,
quan điểm hình thành dựa trên cơ sở những thông tin khuyết thiêu hoặc không
đầy đủ. Thông thường định kiến xã hội được hình thành theo cách thức: dựa
trên sự chọn lọc một số đặc điểm và phớt lờ đi một số đặc điểm khác. Định
kiến thông thường có xu hướng dẫn đến sự phân biệt đối xử.
Kỳ thị xã hội:
Dovidio: Major & Gocker (2000) & Arboleda-Florez (2003): Kỳ thị là
một quá trình mà ở đó các cá nhân, nhóm đánh mất giá trị xã hội của bản
thân. Quá trình này diễn ra các bước như: gán nhãn cho các khuôn mẫu hành
vi, tách biệt, đánh mất vị thế xã hội và phân biệt đối xử. Sự kỳ thị được định
nghĩa là hội tụ hầu hết các yếu tố này.
Chuẩn mực xã hội:
Theo cuốn Xã hội học về dư luận xã hội của Nguyễn Quý Thanh, thì
chuẩn mực xã hội là quy tắc điều chỉnh, là thước đo hành vi của cá nhân và
nhóm mà được xã hội chia sẻ. Đó là những đòi hỏi mong muốn của xã hội, là
sự cụ thể hóa các giá trị xã hội, sự cụ thể hóa ở các nhóm khác nhau thường
không giống nhau. Dư luận xã hội tạo ra các chuẩn mực xã hội mới và loại bỏ
những chuẩn mực lỗi thời. Như vậy, mỗi khi xuất hiện bất kỳ một hành vi nào
khác với những chuẩn mực đang có thì trong xã hội sẽ xuất hiện những ý kiến
khác nhau, căn cứ vào nhận thức của xã hội về xu thế phát triển, về tính tất
yếu của hành vi này. Nếu như xã hội cho rằng một hành vi thực sự là “lệch
lạc”, cho dù nhận định đó đúng hay sai thì hành vi này vẫn sẽ bị phản đối và
hành vi này không thể chuyển thành một hành vi “chuẩn”, do đó không thể
16
16
tạo ra một chuẩn mực mới. Và chuẩn mực xã hội mà dư luận xã hội căn cứ
vào đó để đưa ra đánh giá của mình tồn tại rất lâu và không dễ gì thay đổi
[4;68].
1.3.
Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề đồng tính:
Ở nhiều nước trên thế giới, người đồng tính được coi là người thuộc giới
tính thứ 3 và họ được xác nhận giới tính, họ có thể kết hôn, quan hệ hôn nhân
của họ được pháp luật bảo vệ như mọi công dân bình thường khác. Tuy nhiên,
với quan niệm truyền thống và quy định pháp luật của nước ta hiện nay,
chuyện “đồng tính” vẫn được liệt vào danh sách những vấn đề “nhạy cảm”.
Theo Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: "Kết hôn
là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn"; và Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân
gia đình năm 2000 còn quy định "nghiêm cấm việc kết hôn giữa những người
cùng giới tính". Do đó, khi những cặp đồng tính tổ chức đám cưới và chung
sống với nhau như vợ chồng là vi phạm pháp luật. Năm 2002, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội kêu gọi liệt kê đồng tính luyến ái trong các "tệ nạn xã
hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy.
Tháng 7 năm 2012, Bộ Tư pháp đưa ra đề xuất sửa đổi Luật Hôn nhân và
Gia đình, trong đó có thể công nhận hôn nhân đồng tính; việc này làm nhiều
báo chí nước ngoài cho rằng Việt Nam có khả năng trở thành nước châu Á
đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường
cho biết "Việc công nhận hay không công nhận hôn nhân đồng tính cần phải
dựa trên những nghiên cứu hết sức cơ bản, những đánh giá tác động nghiêm
túc trên rất nhiều khía cạnh xã hội và pháp lý như quyền tự do cá nhân, sự
tương thích với văn hóa, tập quán của xã hội và gia đình Việt Nam, tính nhạy
cảm, hậu quả xã hội của quy định pháp luật… Các vấn đề này đang được
nghiên cứu trong quá trình chuẩn bị dự án Luật Hôn nhân và Gia đình."
1.4.
Bối cảnh xã hội ảnh hưởng tới quan niệm về đồng tính và cộng đồng
người đồng tính.
Trong nhiều nền văn hóa trước đây quan hệ đồng tính rất phổ biến.
Trong lịch sử, đồng tính luyến ái, dưới góc độ cá nhân, từng được ca tụng
hoặc lên án vì mỗi xã hội có những chuẩn mực tình dục khác nhau. Ở những
nơi đồng tính được ủng hộ, những quan điểm đó được coi là một cách làm
17
17
cho xã hội tiến bộ. Ở những nơi đồng tính bị lên án, những hành vi cụ thể bị
coi là tội lỗi hoặc bệnh hoạn và một số hành vi đồng tính bị luật pháp trừng
trị.
Mặc dù đồng tính luyến ái đã không còn bị coi là phạm pháp nhiều nơi ở
phương Tây, như Ba Lan 1932, Đan Mạch 1933, Thụy Điển 1944 và Anh
1967, cộng đồng đồng tính vẫn chưa có quyền hợp pháp cho đến giữa những
năm 70. Một bước ngoặt quan trọng là vào năm 1973, Hiệp hội Tâm thần Hoa
Kỳ đưa đồng tính luyến ái ra khỏi Danh sách các rối loạn tâm thần. Năm
1977, Quebec tại Canada đã trở thành bang đầu tiên cấm kỳ thị dựa trên thiên
hướng tình dục. Những năm 80 và 90, nhiều nước phát triển đã hợp pháp hóa
đồng tính luyến ái và cấm kỳ thị người đồng tính trong công việc, cư trú và
dịch vụ. Tính tới năm 2012, trong tổng số 207 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới, có 11 quốc gia đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, 21 nước chấp
nhận hình thức đăng ký sống chung. Tới năm 2012, chưa có quốc gia Châu Á
nào công nhận hôn nhân đồng tính hoặc đăng ký sống chung. Tại Thái Lan có
cộng đồng LGBT sôi nổi, nhưng điều này chỉ có ở ngành kinh doanh giải trí
thu lợi nhuận vốn tách biệt với nền chính trị và xã hội Thái bảo thủ. Ở những
quốc gia Hồi giáo như Indonesia đã ban hành luật cấm nghiêm khắc chống lại
người đồng tính. Quan hệ tình dục đồng tính có thể bị phạt 20 năm tù và bị
đánh roi ở Malaysia. Ở Singapore, quan hệ tình dục đồng tính nam là bất hợp
pháp tuy nhiên luật này thường không được thực thi. Năm 2003 ở Đài Loan,
một dự luật được đưa ra để công nhận hôn nhân đồng tính đã không đạt đủ số
phiếu để thông qua. Ở Nhật Bản, văn hóa và những tôn giáo lớn không có thái
độ thù ghét những cá nhân đồng tính, nước này không có luật nào chống lại
đồng tính luyến ái nhưng hôn nhân đồng tính thì không được công nhận.
Người LGBT ở Việt Nam bao gồm những người đồng tính, lưỡng giới và
chuyển đổi giới tính ở Việt Nam. Một nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ
CARE thực hiện ước tính Việt Nam có khoảng 50-125 ngàn người đồng tính,
chiếm khoảng 0,06 đến 0,15% dân số. Trong hội thảo “Kinh nghiệm Quốc tế
về bảo vệ quyền của LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình” 21/12/2012,
Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã cung cấp các thông
tin và số liệu về khoảng 1.65 triệu người đồng tính, tức là khoảng 1,8% dân số
là người đồng tính.
18
18
Hiện nay, tuy không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính, nhưng luật
hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 10 – Những trường hợp cấm kết hôn có
cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Năm 2012, Bộ Tư pháp cho
rằng "xét về đảm bảo quyền tự do cá nhân thì việc kết hôn của những người
cùng giới tính cần được công nhận", nhưng cũng nói thêm "Xét về văn hóa
tập quán của gia đình Việt Nam, tính nhạy cảm xã hội của vấn đề, hậu quả xã
hội của quy định pháp luật chưa được dự báo hết; thì ở thời điểm này việc
thừa nhận người cùng giới tính có quyền kết hôn với nhau ở Việt Nam là còn
quá sớm". Vì vậy, việc các cặp đôi đồng tính tổ chức đám cưới tạo nên những
luồng dư luận trái chiều, bên cạnh những cá nhân bày tỏ sự ủng hộ cũng rất
nhiều ý kiến phản đối. Nhiều người cho rằng chuyện kết hôn giữa những
người đồng giới là không thể chấp nhận, việc tổ chức đám cưới chỉ mang tính
hình thức nên vô nghĩa… TS Nguyễn Minh Anh, Viện Xã hội học cũng cho
biết: Ở một đất nước mà hôn nhân và quan hệ đồng giới không được pháp luật
thừa nhận thì hôn nhân giả mạo là một cách đối phó đầy sáng tạo của cộng
đồng người đồng tính trước áp lực phải tuân theo khuôn phép.
Hiện nay, nhiều người cho rằng những người có xu hướng yêu người
đồng giới xuất hiện nhiều hơn xưa. Nguyên nhân là vì trong xã hội thời nay,
nhất là sau khi Việt Nam hội nhập với thế giới, việc giao lưu, tiếp xúc với
nhiều nền văn hóa khác nhau đã khiến cho quan niệm của nhiều người trở nên
cởi mở hơn. Chính vì thế, xu hướng những người đồng tính dám lộ diện để
được sống là chính mình cũng nhiều hơn.
Mặc dù đồng tính đang trở thành chủ đề được quan tâm nhiều hơn trước
nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của đồng tính
luyến ái, đặc biệt là về thái độ của cộng đồng xã hội đối với người đồng tính.
Đại bộ phận người dân còn kỳ thị cũng như có những suy nghĩ sai lệch về
người đồng tính. Điều này có thể tác động xấu đến không chỉ những người
đồng tính mà còn đến xã hội nói chung. Mặc dù đồng tính luyến ái ngày càng
được đề cập, nghiên cứu cũng như một số hoạt động dành cho giới này được
tổ chức nhiều hơn, tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam chưa thực sự được xã hội
quan tâm đầy đủ và đúng cách để có cái nhìn tích cực đối với người đồng
tính.
19
19
CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ ĐỒNG TÍNH
Đồng tính và các vấn đề liên quan đến người đồng tính đang được xã hội
rất quan tâm tuy nhiên vẫn còn nhiều người nhận thức chưa đúng và thiếu sót
về vấn đề này. Bên cạnh trình độ học vấn, quan niệm của mỗi cá nhân và các
chuẩn mực giá trị chung của xã hội thì nhận thức về đồng tính cũng ảnh
hưởng đến thái độ xa lánh và kì thị của xã hội đối với cộng đồng thiểu số giới
tính này.
2.1. Nhận thức chung của sinh viên về đồng tính:
2.1.1. Nhận thức của sinh viên về khái niệm đồng tính:
Trước hết, việc tìm hiểu mức độ hiểu biết của cá nhân về khái niệm đồng
tính rất quan trọng, đó là cơ sở để xác định tính đúng đắn trong nhận thức về
người đồng tính và đánh giá được thái độ của cá nhân đó đối với người đồng
tính. Bởi không định nghĩa được hoặc định nghĩa sai về đồng tính, thường
khiến họ nhầm lẫn trong nhận thức và dễ dẫn đến quy kết đồng tính là sự sai
lệch so với chuẩn mực xã hội. Khi đề cập đến việc cá nhân nào đó là người
đồng tính có nghĩa là đang đề cập tới nhân dạng tình dục của họ. Tuy nhiên,
theo một nghiên cứu, các bài báo khi viết hoặc đề cập tới khái niệm đồng tính
có sự nhầm lẫn giữa nhân dạng tình dục/định hướng tình dục và hành vi tình
dục. Trong số 308 bài báo có đề cập tới nội hàm khái niệm đồng tính thì có tới
68% trong số này đồng thời gắn hành vi vào nhân dạng nhóm đồng tính. Việc
gắn/đồng nhất hành vi tình dục với nhân dạng tình dục cũng xem như một
kiểu gán nhãn cho một nhóm xã hội nào đó. Kiểu gán nhãn này có xu hướng
gây định kiến hoặc sự kỳ thị với nhóm này [3; 138].
Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vấn đề này tác giả đưa ra các
khái niệm khác nhau về đồng tính. Mặc dù chưa có sự thống nhất về khái
niệm đồng tính song có một số đặc điểm chung đã được xác định, đó là người
có tình yêu hoặc ham muốn tình dục với người đồng giới(1). Những khái
niệm còn lại là sai hoặc không đầy đủ: “Đồng tính luyến ái là nói đến người
chỉ yêu người đồng giới”(2) – không đủ, “Đồng tính luyến ái là nói đến người
có tình dục đồng giới”(3) – chỉ MSM, “Đồng tính luyến ái là nói đến người
chỉ yêu người khác giới”(4) – sai.
20
20
Biểu 2.1. Định nghĩa của sinh viên về đồng tính theo tỷ lệ (N=300)
Theo kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng đa số sinh viên trả lời chọn
khái niệm chuẩn xác nhất về đồng tính, chiếm 58,6% trên tổng số 300 sinh
viên. Tuy nhiên số sinh viên nhầm lẫn hoặc định nghĩa sai về đồng tính còn
khá lớn (18.7% chọn (2), 8% chọn (3) và 14.7% chọn (4)), điều này cho thấy
những sinh viên này còn mơ hồ và nhầm lẫn về tình yêu và xu hướng tình dục
của người đồng tính, đặc biệt là khi họ cho rằng những người có quan hệ tình
dục cùng giới đều là người đồng tính, trong khi những người này bao gồm cả
gay hoặc người nam bình thường. Những hiểu nhầm như vậy có thể khiến
người đồng tính bị kỳ thị và phân biệt đối xử hơn trong cộng đồng xã hội. Các
phỏng vấn sâu được tiến hành với 10 sinh viên đã cho thấy sự đa dạng trong
suy nghĩ và cách lý giải của họ về những nhận định mà mình đưa ra. Trong
một phỏng vấn sâu, sinh viên này cho rằng người đồng tính chỉ nảy sinh tình
cảm với người cùng giới, nhưng xu hướng tình dục thì vẫn là với người khác
giới do bản chất sinh lý cơ thể không thay đổi, điều này có thể là một lý do
giải thích cho việc sinh viên chọn khái niệm thiếu (2).
“Theo mình hiểu là sự thay đổi tâm lí, thể trạng cơ thể, những người
đồng tính có xu hướng nảy sinh tình cảm với người đồng giới, sờ soạng vuốt
ve. Nhưng mình nghĩ vì chức năng cơ thể nên họ vẫn có thể có ham muốn tình
dục với người khác giới dù không có tình cảm”. (PVS1, nữ, sinh viên năm thứ
4 khoa Xã hội học).
Hay có sinh viên nhìn nhận theo cách phản ánh chủ quan và cá biệt của
phim ảnh nên nhận định người đồng tính thiếu chính xác: “Tớ thì tớ không
biết lắm nhưng xem phim thì thấy những người bị gay họ hay ăn mặc đồng
21
21
bóng, tán tỉnh rồi quan hệ với con trai…”. (PVS2, nữ, sinh viên năm 3 khoa
Quan hệ công chúng)
Qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng phần lớn sinh viên định nghĩa
đúng về đồng tính, tuy nhiên vẫn còn nhiều sinh viên chưa hiểu được một
cách khoa học về khái niệm đồng tính, cũng như nhận thức sai lệch về người
đồng tính. Quan niệm của sinh viên về đồng tính phần nào phản ánh quan
niệm phổ biến trong xã hội về vấn đề này.
2.1.2. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân đồng tính:
Nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của sinh viên về nguyên nhân của
đồng tính, tác giả đã đưa ra một vài yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng
đến xu hướng tính dục của người đồng tính để sinh viên tự đánh giá xem mức
độ đúng đắn của các yếu tố này.
Bảng 2.1. Đánh giá của sinh viên về nguyên nhân của đồng tính (%).
Yếu tố
Bẩm sinh
Gia đình có đông anh/ em
trai hoặc chị/ em gái
Tâm thần
Môi trường giáo dục
Lối sống buông thả
Bị lôi kéo
Hoàn
toàn
18.4
Chủ yếu Một phần Không
34.3
37.3
10
4.7
2.7
36.6
56
2.3
4
6
6.3
9.7
10.7
11.5
9.7
38.7
56
60.2
59.7
49.3
29.3
22.3
24.3
Theo đó, đồng tính là do yếu tố “bẩm sinh” được đánh giá là đúng hơn
hẳn các yếu tố khác. Ở mức điểm tối đa, yếu tố này chiếm tỉ lệ cao nhất với
18.4% trên tổng số 300 sinh viên lựa chọn, thấp nhất là yếu tố “tâm thần”
chiếm 2,3%.
Những sinh viên trong nghiên cứu đánh giá khá thấp yếu tố tâm thần và
gia đình có đông anh em trai/chị em gái, tương ứng với tỷ lệ 49,3% và 56%
sinh viên cho rằng đây không phải là nguyên nhân của đồng tính. Tuy vẫn còn
nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn về việc đâu là nguyên nhân chính xác
của đồng tính nhưng từng có thời điểm các nhà khoa học và cộng đồng cho
rằng yếu tố tâm thần, tâm lý cá nhân là nguyên nhân chính dẫn đến đồng tính.
Quan điểm này xuất phát gián tiếp từ định kiến giới tính chỉ bao gồm nam và
nữ, vì vậy những xu hướng tính dục không nằm trong hai giới này đều bị quy
22
22
là lệch lạc về tâm lý (một dạng của tâm thần) hoặc do môi trường tác động,
điều này ảnh hưởng khiến mọi người thường sợ hãi, kì thị và ngại tiếp xúc
người đồng tính. Những sinh viên theo luồng ý kiến này cho rằng đồng tính là
một biểu hiện của bệnh tật và có thể bị lôi kéo, nhận thức này còn mang nặng
tính chủ quan và phiến diện, chưa hiểu rõ về bản chất của đồng tính.
“Theo tớ đồng tính là một căn bệnh cả về tâm lí và sinh lí, ở gần họ lâu
ngày cũng sẽ bị kéo vào cộng đồng đồng tính của họ.” (PVS1, nữ, sinh viên
năm thứ 4 khoa Xã hội học)
“Từ xưa đến nay, con người luôn được phân định rõ ràng thành hai
giới, nếu không được định hướng đúng đắn sẽ dễ bị chạy theo mốt, lệch lạc,
đi đôi đồng giới với nhau, giả vờ yêu nhau giống như một cách để làm mình
trở nên nổi bật giữa đám đông vậy” (PVS 5, nam, năm thứ 4 khoa Truyền
hình)
Chính việc gắn đồng tính với các nguyên nhân cụ thể như là bệnh tâm lí,
hoặc bị lôi kéo, ảnh hưởng mà người trả lời nhầm lẫn rằng “đồng tính” là một
loại bệnh cần phải được chạy chữa, và có thể bị lây nếu tiếp xúc nhiều với họ.
Như vậy, ở đây ta thấy xuất hiện thêm một quan điểm cho rằng hiện nay xuất
hiện đồng tính giả [14;45-54]. Chính việc cho rằng đồng tính là giả, đua đòi,
chạy theo mốt sẽ dẫn đến việc khinh thường, phản đối những người đồng tính.
Đây cũng là một ý kiến thể hiện thái độ kì thị đối với người đồng tính.
Nhìn chung sinh viên cho rằng đồng tính chủ yếu là do bẩm sinh, tiếp
theo là do lối sống buông thả, bị lôi kéo hoặc do môi trường... Yếu tố được
cho là ít ảnh hưởng nhất là gia đình có đông anh em trai hoặc chị em gái. Điều
này cho thấy sinh viên khá hiểu biết về vấn đề này, bởi Học viện Nhi khoa
Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) khẳng định rằng “Thiên hướng
tình dục chỉ được quyết định bởi sự tổng hợp của kiểu gen, hoocmon và ảnh
hưởng môi trường”. Các nhà tâm lý học xác nhận rằng sự hình thành thiên
hướng tình dục do nhiều nhân tố. Tuy nhiên những cách nhìn nhận chưa đúng
đắn thường vì cho rằng đồng tính là bất thường và chưa phân biệt rõ ràng giữa
nhận dạng tình dục và hành vi tình dục [15].
2.2. Nhận thức của sinh viên về thực trạng và xu hướng biến đối về
số lượng người đồng tính:
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về tỉ lệ người đồng tính trong cộng
đồng hiện nay:
23
23
Việc đánh giá đúng về cộng đồng người đồng tính giúp tăng sự công
nhận của xã hội, giảm bớt định kiến và sự kì thị, mang đến một cái nhìn tích
cực hơn đối với nhóm giới tính thiểu số này. Theo Viện Nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trường (iSEE) trong hội thảo “Kinh nghiệm Quốc tế về bảo vệ
quyền của LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình” 21/12/2012, có khoảng
1,8% dân số là người đồng tính. Dựa trên cơ sở này, tác giả đã đưa ra các tỷ lệ
để đánh giá mức độ quan tâm, nhận thức của sinh viên về vấn đề này.
Biểu 2.2. Tỷ lệ sinh viên đánh giá số lượng người đồng tính trong cộng
đồng hiện nay (%).
Biểu đồ trên cho thấy không nhiều sinh viên nhận thức đúng về tỷ lệ
người đồng tính trong cộng đồng và phần lớn sinh viên không biết về vấn đề
này (45%); tỷ lệ sinh viên chọn phương án ‘trên 2%’ cũng khá cao (31.7%) và
chỉ có 15.7% sinh viên lựa cho rằng người đồng tính chiếm ‘khoảng 1 đến
2%’ dân số nước ta (phương án gần nhất với số liệu đã đưa ra). Trong quá
trình phỏng vấn sâu, tất cả những người được hỏi đều trả lời là không biết
hoặc họ tự phán đoán, ước lượng nhưng không đưa ra được con số cụ thể. Vì
vậy, có thể thấy đa số sinh viên không có kiến thức và không quan tâm về tỉ lệ
người đồng tính hiện nay ở nước ta.
2.2.2. Nhận thức của sinh viên về xu hướng biến đối về số lượng
người đồng tính:
Theo kết quả của nghiên cứu định lượng, đa số sinh viên cho rằng tỷ lệ
người đồng tính hiện nay tăng so với những năm trước (92%/ n=263). Tuy
nhiên quá trình phỏng vấn sâu của nghiên cứu lại cho thấy một khía cạnh
khác của vấn đề này. Có một số sinh viên trả lời phỏng vấn không khẳng định
tỷ lệ người đồng tính tăng so với những năm trước, mà thay vào đó họ lại
khẳng định người đồng tính công khai giới tính thật nhiều hơn trước và tần
24
24
suất xuất hiện những thông tin về người đồng tính tăng hơn so với trước đây.
Điều đó có thể đã tác động đến suy nghĩ của họ về việc số lượng người đồng
tính tăng hay giảm.
“Mình cũng không rõ, nhưng mình nghĩ là có vì bây giờ thấy người
đồng tính công khai cũng nhiều, thông tin về họ cũng nhiều hơn, chắc là số
lượng tăng lên nên mới vậy.” (PVS1, nữ, sinh viên năm thứ 4 khoa Xã hội
học)
“Tăng hay giảm không rõ nhưng bây giờ bóng lộ nhiều hơn chứ trước
toàn bóng kín.” (PVS2, nam, sinh viên năm 3 khoa Quan hệ công chúng)
Điều này có thể lý giải bởi môi trường xã hội và các phương tiện truyền
thông đại chúng đã ảnh hưởng khá lớn đến nhận thức của sinh viên. Vấn đề
này tác giả sẽ phân tích sâu hơn ở chương sau.
Những nhận định về xu hướng phát triển, biến đổi không đơn thuần chỉ
là dự đoán chủ quan của cá nhân mà nó cũng xuất phát từ sự am hiểu, căn cứ
vào những thông tin mà cá nhân đó nắm được để hình thành nên. Với mốc
thời gian là 5 năm, có đến 85.7% sinh viên (n=259) cho rằng số người đồng
tính sẽ tăng lên. Sở dĩ số người đồng tình cao như vậy là vì họ cho rằng trong
thời gian qua những người đồng tính đã tăng lên thì đó cũng sẽ là xu hướng
trong tương lai gần.
Một sinh viên giải thích quan điểm này khá khoa học về việc con cái
của người đồng tính cũng có thể trở thành người đồng tính do ảnh hưởng
từ cha mẹ chúng: “Theo tớ người đồng tính ngày càng đông, chưa kể bây
giờ nhiều người đồng tính cũng kết cặp và nhận con nuôi hoặc nhờ y học
can thiệp để sinh con, con cái họ khi có cha mẹ là người đồng tính thì
cũng sẽ ảnh hưởng một phần tâm lí nên có thể sẽ có một số trẻ em con cái
của cặp đôi đồng tính sẽ bị đồng tính giống cha mẹ chúng.” (PVS 5, nam,
năm thứ 4 khoa Truyền hình)
Có 93.6%/ n=281 sinh viên đồng tình với quan điểm cho rằng vấn đề
đồng tính ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trước hết, có thể vì chính
họ cũng quan tâm ở mức độ nào đó với vấn đề đồng tính, đồng thời điều
này cũng dễ hiểu khi càng ngày người đồng tính càng trở nên cởi mở hơn
với xã hội, thông tin liên quan cũng xuất hiện nhiều hơn trên các phương
tiện truyền thông đại chúng, một số người nổi tiếng sau khi công khai giới
25
25