Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.23 MB, 86 trang )

PHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN DỰ THI II
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Đồng Nai
- Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Vĩnh Cửu
- Trường THCS Vĩnh An
- Địa chỉ: Trường THCS Vĩnh An. Khu phố 6, Thị trấn Vĩnh An, Vĩnh Cửu,
Đồng Nai.
Điện thoại: 0613 961 678

Email:

- Thông tin về giáo viên
Họ và tên: Hồ Thị Ngọc Cúc
Ngày sinh: 26 – 03 – 1986

Môn: Giáo dục công dân

Điện thoại: 0914 544 914

Email:


Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên

1. Tên dự án dạy học:

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TẤT CẢ CÁC MÔN HỌC
VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC TRONG MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

2. Mục tiêu dạy học
1. MỤC TIÊU:


Qua các bài dạy trong dự án này, học sinh phải đạt được:
1.1 Kiến thức
- Vận dụng được kiến thức môn Toán để thực hiện tính toán những bài toán đơn giản, cụ
thể để hiểu được nội dung bài học.
- Vận dụng được kiến thức môn Vật lí để biết, hiểu những hiện tượng, tình huống cụ thể
trong cuộc sống, từ đó khắc sâu hơn kiến thức bộ môn mình đang học.
- Vận dụng được kiến thức môn Hóa, Công nghệ để ứng dụng để giải quyết được bài tập
tình huống của môn học, cũng là cơ sở để tập giải quyết những tình huống trong thực tiễn.
- Biết vận dụng kiến thức môn Văn để từ đó hiểu thêm về vấn đề mới, cũng như tạo mối
liên kết giữa các phần kiến thức thành một chuỗi logic.
- Vận dụng được kiến thức môn Sinh học để giải thích được những biến đổi của cơ thể
người, nguy cơ khi mang thai ở độ tuổi vị thành niên, tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành niên.
- Biết được kiến thức Lịch sử, hiểu được những giá trị quý báu của lịch sử và giải thích
được những sự kiện quan trọng trong mốc thời gian nhất định.
- Biết được kiến thức Địa lí, mối tương quan của kiến thức giữa hai bộ môn, từ đó khắc sâu
thêm phần hiểu biết của mình.
- Biết vận dụng được kiến thức môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh) trong những tình huống thực
tiễn.
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn Âm nhạc, Mỹ thuật để sáng tạo hơn trong
cách khai thác và lĩnh hội tri thức mới.


- Hiểu được ý nghĩa quan trọng, lợi ích của bộ môn Thể dục, từ đó đề ra những biện pháp
cụ thể, hiệu quả để rèn luyện và bảo vệ sức khỏe của mình.
- Hiểu được vai trò to lớn của môn Tin học, cũng như biết vận dụng kiến thức, kĩ năng bộ
môn Tin học để truy cập, sử dụng thông tin phục vụ cho bài học.
- Biết trân trọng những giá trị của tấm đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó sẽ có động lực, kế
hoạch, quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
- Biết thực trạng về an toàn giao thông, môi trường, từ đó sẽ có những hành động cụ thể
trong việc chấp hành tốt an toàn giao thông, bảo vệ môi trường sống xung quanh.

- Biết được tình hình dân số, tác hại của việc bùng nổ dân số, bệnh hiểm nghèo, đại dịch
HIV/AIDS, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.

1.2 Kỹ năng:
1.2.1 Kĩ năng bộ môn và liên môn:
Vận dụng, phối hợp các kiến thức bộ môn và liên môn để giải quyết các tình huống trong
thực tiễn cuộc sống.
1.2.2 Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề;
- Kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý
tưởng;
- Kĩ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử; phản hồi, lắng nghe tích cực; kĩ năng thể hiện sự cảm
thông, kĩ năng thể hiện sự tự tin;
- Kĩ năng tự nhận thức bản thân. Kĩ năng phân tích, so sánh; kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ
năng kiểm soát cảm xúc; kĩ năng xác định giá trị;
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, quan sát phim, ảnh; tìm hiểu cách tiến hành thí
nghiệm, cách quan sát và giải thích thí nghiệm.

1.3 Thái độ:
- Có thái độ tự giác thực hiện những nội dung đã học như: bảo vệ môi trường, rèn luyện sức
khỏe, xác định lí tưởng sống sống đúng đắn…
- Quan tâm, yêu thích việc học tập, tìm hiểu khoa học. Thấy được sự gắn kết, tương quan,
liên hệ giữa các môn học, từ đó tìm thấy được niềm vui, say mê trong học tập và nghiên
cứu.


- Linh hoạt, chủ động, thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn.
- Thấy được mục tiêu đúng đắn là học tập, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực nhằm thực
hiện mục tiêu mà mình đã đề ra.

3. Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng thực hiện giảng dạy: 284 học sinh gồm 5 lớp khối 9, 2 lớp khối 8, 2 lớp khối 7,
2 lớp khối 6, trường THCS Vĩnh An (năm học 2012 – 2013)
Học lực

Số lượng

Tỉ lệ

Giỏi

51

17,96 %

Khá

98

34,50 %

Trung bình

131

46,13 %

Yếu

4


1,41 %

4. Ý nghĩa của dự án
3.1 Trong thực tiễn dạy học
Theo TS Hoàng Thị Tuyết – Trường ĐH TP. HCM: “Theo cách tiếp cận tích hợp liên
môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các
chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung
học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn.”

Và theo D' Hainaut (1977) thì quan điểm "liên môn" được hiểu: “Nội dung học tập
được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của những môn học khác nhau” … (Dạy học tích hợp GS.TS.Trần Bá Hoành).
Như chúng ta đã biết, môn học Giáo dục công dân được xem là môn học đảm nhiệm
phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Còn việc cung cấp tri thức khoa học là phần đảm
nhiệm của các môn học khác như Toán, Lí, Hóa, Sinh…. Việc phát triển kĩ năng riêng biệt
(Năng khiếu) của các em thì được chú ý ở các bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật…
Và sẽ là một điều thú vị nếu các em học sinh được khám phá những tri thức khoa học
ngay trong giờ học đạo đức. Những giá trị đạo đức được lồng ghép, đan xen, tích hợp một


cách logic, bài bản, sinh động, hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục học sinh.
Những giờ học Giáo dục công dân không đơn thuần là cung cấp kiến thức về những chuẩn
mực đạo đức, những tình huống pháp luật trong cuộc sống nữa, mà còn có không gian và
thời gian để các em lĩnh hội những điều kì thú của tri thức khoa học – điều mà học sinh
tưởng rằng chỉ có trong các môn khoa học khác.
Cụ thể: Các em được biết định luật phản xạ ánh sáng của môn Vật lí, hiện tượng
phân hủy đường bởi nhiệt của môn Hóa học ngay khi đang học bài Năng động, sáng tạo
trong môn Giáo dục công dân ở lớp 9. Và theo một lẽ tự nhiên, các em cũng sẽ ứng dụng bài
học Năng động, sáng tạo ấy trong những giờ học khác như Toán, lí, Hóa, Văn, Sử…Đó

chính là hiệu quả dạy học liên môn, xuyên môn mà chúng ta hằng mong muốn.
Từ đây, các em học sinh sẽ thấy được sợi dây liên kết giữa những môn học, thấy rằng
kiến thức của các em không những không độc lập, rời rạc, mà nó tương quan, xuyên suốt, có
ý nghĩa hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau. Các em sẽ xây dựng cho mình một nền tảng tri
thức vững vàng, một ý thức kiên định trong việc học tập, nghiên cứu khoa học, một động
lực mạnh mẽ để rèn luyện bản thân trở thành những công dân có ích cho đất nước mai sau.
3.2 Trong thực tiễn cuộc sống xã hội:
Đối với người dạy: để thực hiện tốt việc giảng dạy kiến thức liên môn đòi hỏi mỗi
giáo viên phải nỗ lực và quan tâm nhiều hơn nữa đối với các kiến thức của các bộ môn
khác, từ đó dần hoàn thiện bản thân mình, tạo sự tin cậy cho người học, từ đó sẽ góp phần
vào thành công của quá trình giáo dục, bởi “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và
sáng tạo” cho học sinh noi theo.
Đối tượng người học: Và một điều quan trọng hơn hết, các em học sinh sẽ biết vận
dụng những kiến thức liên môn ấy để giải quyết những tình huống thực tiễn. Từ đó rèn
luyện cho mình những kĩ năng cần thiết để hòa nhập vào cuộc sống. Tạo cho các em sự bản
lĩnh, tự tin để mạnh mẽ đón nhận thử thách trong đời.
Ví dụ: Người học biết cách chọn mũ bảo hiểm tốt, tham gia giao thông đúng cách để
bảo đảm an toàn cho mình và cho mọi người. Biết mối nguy hiểm to lớn của đại dịch
HIV/AIDS, từ đó có thái độ rõ ràng, kiên quyết trong việc phòng, chống đại dịch này; biết
cách tránh thai khi đang ở tuổi vị thành niên nếu quan hệ tình dục, …
Đối với xã hội: Việc dạy học tích hợp các môn học sẽ giúp cho học sinh dễ vận dụng
kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên
quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức


thuộc một số môn học khác nhau. Người học sẽ tiếp cận, đón nhận và giải quyết các vấn đề
nảy sinh ấy với hiệu quả tốt nhất.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
Các thiết bị: máy tính, máy chiếu, màn hình lớn, wedcame
 Thiết kế các bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin:

Giáo dục công dân 6
Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Bài 3: Tiết kiệm
Giáo dục công dân 7
Bài 11: Tự tin
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Giáo dục công dân 8
Bài 12: Phòng, chống HIV/AIDS
Giáo dục công dân 9
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
Bài 8: Năng động, sáng tạo
Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
 Ứng dụng CNTT: các phần mềm download video, đổi đuôi video, cắt, ghép video, chỉnh
sửa hình ảnh, phần mềm giảng dạy:
Phần mềm hỗ trợ download: Internet Download Manager
Phần mềm đổi đuôi, cắt ghép, xử lí phim ảnh: ZC Video Converter
Phần mềm Violet
Phần mềm vẽ bản đồ tư duy: ImindMap 5
Phần mềm xử lí hình ảnh: SnagIt 9 Editor
Phần mềm làm phim: ProShow Producer
Phần mềm ActivInspire
- Dạy học tích hợp – GS.TS Trần Bá Hoành
- Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS – Bộ GD& ĐT
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân THCS – Bộ Giáo
dục và đào tạo.
- Bài giảng trên thư viện giáo án Bạch Kim, bài giảng của đồng nghiệp…


- Các trang web: Google.com, tư liệu trên mạng Internet…

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề và tích hợp các nội dung giáo dục
trong bài học.
Môn Giáo dục công dân với đặc thù là giáo dục đạo đức, rèn cho các em những kĩ
năng cơ bản và cần thiết, cũng là môn học mang tính tích hợp nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Chính vì thế việc tích hợp các nội dung giáo dục đã trở thành một nội dung quan trọng, thực
hiện một cách nhẹ nhàng, không gượng ép. Việc vận dụng kiến thức liên môn, dạy học theo
chủ đề tích hợp không cần thay đổi nhiều về phương pháp, mà chúng ta chỉ cần vận dụng
một cách linh hoạt, khéo léo, hợp lí những phương pháp đặc thù của bộ môn để dẫn dắt và
làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ra trong bài học.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
 Đặt ra câu hỏi kích thích tư duy
Những câu hỏi kích thích tư duy nhưng lại gần gũi, có thể xảy ra trong thực tiễn cuộc
sống của các em nhằm khơi gợi sự liên tưởng cũng như liên kết, vận dụng các kiến thức đã
học để giải quyết.
Ví dụ:
? Khi ra đến chợ để mua thịt gà cho mẹ thì thấy rằng không còn thịt gà tươi ngon nữa, em sẽ
làm gì?
? Nếu phát hiện có người hút, chích ma túy ở gần nhà của em, em sẽ làm gì?
 Đặt ra tình huống có vấn đề, xử lí tình huống
? Khi phát hiện có người đang giở trò dụ dỗ bạn của em quan hệ tình dục, em sẽ làm gì nếu:
-

Em chính là bạn gái bị dụ dỗ?

-

Em là bạn cùng lớp với bạn ấy?

-


Em là hàng xóm của người dụ dỗ?

-

Em là người qua đường?

 Đặt ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập, thực hiện kiểm tra đánh giá kết hợp
nhiều phương pháp như: vấn đáp, trắc nghiệm khách quan,…, trong đó kiến thức liên môn
được kiểm tra với mức độ nhất định, chủ yếu là các câu hỏi có liên quan đến các tình huống
trong đời sống hàng ngày mà các em phải vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết.


? Em sẽ làm khi phát hiện cô bán hàng bán mũ bảo hiểm giả cho em?
a. Trả lại, không mua nữa.
b. Báo cho cơ quan có thẩm quyền để họ điều tra.
c. Kể lại cho ba mẹ nghe.
d. Không quan trọng, miễn rẻ là được.
 Động viên tinh thần cho các em trong việc sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống đề ra trong học tập cũng như trong thực tiễn.
Dù là những biểu hiện nhỏ của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống trong học tập cũng như trong thực tiễn thì cũng rất cần sự động viên, khích lệ
của giáo viên. Có như thế các em sẽ có niềm tin, động lực mạnh mẽ hơn để tiếp tục thể hiện
bản thân mình cũng như vận dụng một cách tốt nhất những kiến thức đã học vào thực tiễn
cuộc sống.
8. Các sản phẩm của học sinh
Bước đầu thực hiện dự án với sự nỗ lực, cố gắng của cả giáo viên lẫn học sinh, đã thu
được những kết quả sau.


Giáo dục công dân 6

Học sinh tham gia tập thể dục (Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể)
Kèm theo Video số 1

Học sinh tham gia sắm vai về bảo quản trang phục (Bài 3: Tiết kiệm)

Giáo dục công dân 7

Học sinh đàm thoại với nhau bằng tiếng Anh (Bài 11: Tự tin)
Kèm theo Video số 2

Học sinh thuyết trình về việc bảo vệ môi trường (Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên)


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

DỰ ÁN:
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TẤT CẢ CÁC MÔN
HỌC VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC TRONG MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Theo TS Hoàng Thị Tuyết – Trường ĐH TP. HCM: “Mục đích chung của việc
học là hiểu sự liên kết của mọi hiện tượng, sự vật. Tích hợp là cách tư duy trong đó
các mối liên kết được tìm kiếm, do vậy, tích hợp làm cho việc học chân chính xảy ra
(Clark, 2002). Như thế, với định nghĩa học tập là cách tìm kiếm các mối liên hệ và kết
nối các kiến thức, Clark đã khẳng định quy luật tích hợp tất yếu của tiến trình học tập
chân chính. Cụ thể, sự thâm nhập có tính chất tìm tòi khám phá của học sinh vào quá
trình kiến tạo kiến thức, học tập có ý nghĩa (meaningful learning), học sâu sắc và ứng
dụng (deep learning) được xem là chủ yếu đối với việc dạy và học hiệu quả. Và cách

tiếp cận tìm tòi - khám phá này khuyến khích học sinh thông qua quá trình tìm kiếm
tích cực, sẽ kết hợp hơn là mở rộng các kiến thức rời rạc (Hamston & Murdoch, 1996).
Nhiều nghiên cứu ứng dụng tâm lý học nhận thức vào giáo dục đã khẳng định: mối
liên hệ giữa các khái niệm đã học được thiết lập nhằm bảo đảm cho mỗi học sinh có
thể huy động một cách hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết
tình huống, và có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng
gặp. Nhờ đó, học sinh có điều kiện phát triển những kỹ năng xuyên môn, những khả
năng có thể di chuyển.”
Và theo GS.TS.Trần Bá Hoành: “Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của
khoa học (KH), kĩ thuật (KT) và công nghệ (CN), tri thức của loài người đang gia tăng
nhanh chóng….Không những thông tin ngày càng nhiều, mà với sự phát triển của các
phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp
cận các thông tin mới nhất. Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền
thống của người giáo viên (GV) là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức
của từng môn khoa học riêng rẽ (lí, hoá, sinh, địa chất, thiên văn…). GV phải biết dạy
tích hợp các KH, dạy cho học sinh (HS) cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin,
biết vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống của đời sống thực tế.

Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 1


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

…Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song
với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng. Việc giảng dạy các khoa học trong
nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, bởi vậy không thể cứ
tiếp tục giảng dạy các khoa học như là những lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Mặt khác, khối
lượng tri thức khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà

trường lại có hạn, do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn
học tích hợp”.
Với mục tiêu nhằm thực hiện tốt đề án nêu trên, bản thân tôi cũng như mỗi giáo
viên trong ngành giáo dục nói chung và cấp THCS nói riêng đã và đang tích cực thực
hiện kế hoạch dạy học tích hợp theo chủ đề, chủ điểm mang tính liên môn, xuyên môn.
Riêng tôi cũng đã bắt đầu thu được nhiều kinh nghiệm và kết quả thông qua thực hiện
dự án “Dạy học theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung giáo
dục trong môn Giáo dục công dân bậc trung học cơ sở” tại đơn vị tôi đang công tác.

NỘI DUNG DỰ ÁN:
1. MỤC TIÊU:
Qua các bài dạy trong dự án này, học sinh phải đạt được:
1.1 Kiến thức
- Vận dụng được kiến thức môn Toán để thực hiện tính toán những bài toán đơn giản,
cụ thể để hiểu được nội dung bài học.
- Vận dụng được kiến thức môn Vật lí để biết, hiểu những hiện tượng, tình huống cụ
thể trong cuộc sống, từ đó khắc sâu hơn kiến thức bộ môn mình đang học.
- Vận dụng được kiến thức môn Hóa, Công nghệ để ứng dụng để giải quyết được bài
tập tình huống của môn học, cũng là cơ sở để tập giải quyết những tình huống trong
thực tiễn.
- Biết vận dụng kiến thức môn Văn để từ đó hiểu thêm về vấn đề mới, cũng như tạo
mối liên kết giữa các phần kiến thức thành một chuỗi logic.
- Vận dụng được kiến thức môn Sinh học để giải thích được những biến đổi của cơ thể
người, nguy cơ khi mang thai ở độ tuổi vị thành niên, tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành
niên.
- Biết được kiến thức Lịch sử, hiểu được những giá trị quý báu của lịch sử và giải
thích được những sự kiện quan trọng trong mốc thời gian nhất định.
Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 2



DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

- Biết được kiến thức Địa lí, mối tương quan của kiến thức giữa hai bộ môn, từ đó
khắc sâu thêm phần hiểu biết của mình.
- Biết vận dụng được kiến thức môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh) trong những tình huống
thực tiễn.
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng trong môn Âm nhạc, Mỹ thuật để sáng tạo hơn
trong cách khai thác và lĩnh hội tri thức mới.
- Hiểu được ý nghĩa quan trọng, lợi ích của bộ môn Thể dục, từ đó đề ra những biện
pháp cụ thể, hiệu quả để rèn luyện và bảo vệ sức khỏe của mình.
- Hiểu được vai trò to lớn của môn Tin học, cũng như biết vận dụng kiến thức, kĩ năng
bộ môn Tin học để truy cập, sử dụng thông tin phục vụ cho bài học.
- Biết trân trọng những giá trị của tấm đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó sẽ có động lực, kế
hoạch, quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
- Biết thực trạng về an toàn giao thông, môi trường, từ đó sẽ có những hành động cụ
thể trong việc chấp hành tốt an toàn giao thông, bảo vệ môi trường sống xung quanh.
- Biết được tình hình dân số, tác hại của việc bùng nổ dân số, bệnh hiểm nghèo, đại
dịch HIV/AIDS, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.

1.2 Kỹ năng:
1.2.1 Kĩ năng bộ môn và liên môn:
Vận dụng, phối hợp các kiến thức bộ môn và liên môn để giải quyết các tình huống
trong thực tiễn cuộc sống.
1.2.2 Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề;
- Kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Kĩ năng trình bày suy nghĩ,
ý tưởng;
- Kĩ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử; phản hồi, lắng nghe tích cực; kĩ năng thể hiện sự

cảm thông, kĩ năng thể hiện sự tự tin;
- Kĩ năng tự nhận thức bản thân. Kĩ năng phân tích, so sánh; kĩ năng tư duy sáng tạo;
kĩ năng kiểm soát cảm xúc; kĩ năng xác định giá trị;
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, quan sát phim, ảnh; tìm hiểu cách tiến hành thí
nghiệm, cách quan sát và giải thích thí nghiệm.

Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 3


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

1.3 Thái độ:
- Có thái độ tự giác thực hiện những nội dung đã học như: bảo vệ môi trường, rèn
luyện sức khỏe, xác định lí tưởng sống sống đúng đắn…
- Quan tâm, yêu thích việc học tập, tìm hiểu khoa học. Thấy được sự gắn kết, tương
quan, liên hệ giữa các môn học, từ đó tìm thấy được niềm vui, say mê trong học tập và
nghiên cứu.
- Linh hoạt, chủ động, thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn.
- Thấy được mục tiêu đúng đắn là học tập, từ đó đề ra những biện pháp thiết thực
nhằm thực hiện mục tiêu mà mình đã đề ra.
2. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN
Đối tượng thực hiện giảng dạy: 284 học sinh gồm 5 lớp khối 9, 2 lớp khối 8, 2 lớp
khối 7, 2 lớp khối 6, trường THCS Vĩnh An (năm học 2012 – 2013)
Học lực

Số lượng


Tỉ lệ

Giỏi

51

17,96 %

Khá

98

34,50 %

Trung bình

131

46,13 %

Yếu

4

1,41 %

3. Ý NGHĨA DỰ ÁN:
3.1 Trong thực tiễn dạy học
Theo TS Hoàng Thị Tuyết – Trường ĐH TP. HCM: “Theo cách tiếp cận tích
hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập

chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết
nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm
và kỹ năng liên môn.”
Và theo D' Hainaut (1977) thì quan điểm "liên môn" được hiểu: “Nội dung học
tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy
động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của những môn học khác nhau” … (Dạy học tích
hợp - GS.TS.Trần Bá Hoành).
Như chúng ta đã biết, môn học Giáo dục công dân được xem là môn học đảm
nhiệm phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Còn việc cung cấp tri thức khoa học là
Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 4


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

phần đảm nhiệm của các môn học khác như Toán, Lí, Hóa, Sinh…. Việc phát triển kĩ
năng riêng biệt (Năng khiếu) của các em thì được chú ý ở các bộ môn Âm nhạc, Mỹ
thuật…
Và sẽ là một điều thú vị nếu các em học sinh được khám phá những tri thức
khoa học ngay trong giờ học đạo đức. Những giá trị đạo đức được lồng ghép, đan xen,
tích hợp một cách logic, bài bản, sinh động, hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc
giáo dục học sinh. Những giờ học Giáo dục công dân không đơn thuần là cung cấp
kiến thức về những chuẩn mực đạo đức, những tình huống pháp luật trong cuộc sống
nữa, mà còn có không gian và thời gian để các em lĩnh hội những điều kì thú của tri
thức khoa học – điều mà học sinh tưởng rằng chỉ có trong các môn khoa học khác.
Cụ thể: Các em được biết định luật phản xạ ánh sáng của môn Vật lí, hiện
tượng phân hủy đường bởi nhiệt của môn Hóa học ngay khi đang học bài Năng động,
sáng tạo trong môn Giáo dục công dân ở lớp 9. Và theo một lẽ tự nhiên, các em cũng
sẽ ứng dụng bài học Năng động, sáng tạo ấy trong những giờ học khác như Toán, lí,

Hóa, Văn, Sử…Đó chính là hiệu quả dạy học liên môn, xuyên môn mà chúng ta hằng
mong muốn.
Từ đây, các em học sinh sẽ thấy được sợi dây liên kết giữa những môn học,
thấy rằng kiến thức của các em không những không độc lập, rời rạc, mà nó tương
quan, xuyên suốt, có ý nghĩa hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau. Các em sẽ xây dựng
cho mình một nền tảng tri thức vững vàng, một ý thức kiên định trong việc học tập,
nghiên cứu khoa học, một động lực mạnh mẽ để rèn luyện bản thân trở thành những
công dân có ích cho đất nước mai sau.
3.2 Trong thực tiễn cuộc sống xã hội:
Đối với người dạy: để thực hiện tốt việc giảng dạy kiến thức liên môn đòi hỏi
mỗi giáo viên phải nỗ lực và quan tâm nhiều hơn nữa đối với các kiến thức của các bộ
môn khác, từ đó dần hoàn thiện bản thân mình, tạo sự tin cậy cho người học, từ đó sẽ
góp phần vào thành công của quá trình giáo dục, bởi “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo.
Đối tượng người học: Và một điều quan trọng hơn hết, các em học sinh sẽ biết
vận dụng những kiến thức liên môn ấy để giải quyết những tình huống thực tiễn. Từ đó
rèn luyện cho mình những kĩ năng cần thiết để hòa nhập vào cuộc sống. Tạo cho các
em sự bản lĩnh, tự tin để mạnh mẽ đón nhận thử thách trong đời.
Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 5


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

Ví dụ: Người học biết cách chọn mũ bảo hiểm tốt, tham gia giao thông đúng
cách để bảo đảm an toàn cho mình và cho mọi người. Biết mối nguy hiểm to lớn của
đại dịch HIV/AIDS, từ đó có thái độ rõ ràng, kiên quyết trong việc phòng, chống đại
dịch này; biết cách tránh thai khi đang ở tuổi vị thành niên nếu quan hệ tình dục, …
Đối với xã hội: Việc dạy học tích hợp các môn học sẽ giúp cho học sinh dễ vận

dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi
chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp
các tri thức thuộc một số môn học khác nhau. Người học sẽ tiếp cận, đón nhận và giải
quyết các vấn đề nảy sinh ấy với hiệu quả tốt nhất.
4. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Các thiết bị: máy tính, máy chiếu, màn hình lớn, wedcame
 Thiết kế các bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin:
Giáo dục công dân 6
Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Bài 3: Tiết kiệm
Giáo dục công dân 7
Bài 11: Tự tin
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Giáo dục công dân 8
Bài 12: Phòng, chống HIV/AIDS
Giáo dục công dân 9
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
Bài 8: Năng động, sáng tạo
Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
 Ứng dụng CNTT: các phần mềm download video, đổi đuôi video, cắt, ghép video,
chỉnh sửa hình ảnh, phần mềm giảng dạy:
Phần mềm hỗ trợ download: Internet Download Manager
Phần mềm đổi đuôi, cắt ghép, xử lí phim ảnh: ZC Video Converter
Phần mềm Violet
Phần mềm vẽ bản đồ tư duy: ImindMap 5
Phần mềm xử lí hình ảnh: SnagIt 9 Editor
Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 6



DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

Phần mềm làm phim: ProShow Producer
Phần mềm ActivInspire
Tư liệu tham khảo:
- Dạy học tích hợp – GS.TS Trần Bá Hoành
- Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS – Bộ GD& ĐT
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân THCS – Bộ
Giáo dục và đào tạo.
- Bài giảng trên thư viện giáo án Bạch Kim, bài giảng của đồng nghiệp…
- Các trang web: Google.com, tư liệu trên mạng Internet…
5. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề và tích hợp các nội dung giáo
dục trong bài học.
Môn Giáo dục công dân với đặc thù là giáo dục đạo đức, rèn cho các em những
kĩ năng cơ bản và cần thiết, cũng là môn học mang tính tích hợp nhiều lĩnh vực của
cuộc sống. Chính vì thế việc tích hợp các nội dung giáo dục đã trở thành một nội dung
quan trọng, thực hiện một cách nhẹ nhàng, không gượng ép. Việc vận dụng kiến thức
liên môn, dạy học theo chủ đề tích hợp không cần thay đổi nhiều về phương pháp, mà
chúng ta chỉ cần vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo, hợp lí những phương pháp đặc
thù của bộ môn để dẫn dắt và làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ra trong bài học.
*Ghi chú: Chữ màu xanh là nội dung dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung
giáo dục.
5.1 Sử dụng kiến thức liên môn Thể dục – Tích hợp nội dung giáo dục học
tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bài: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể - Giáo dục công dân 6
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức

a. Kiến thức bộ môn
- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài nguyên quý nhất cuả mỗi người, cần phải
tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.

Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 7


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

b. Kiến thức liên môn Thể dục, tích hợp nội dung giáo dục học tập, làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Biết được lợi ích tác dụng của thể dục thể thao.
2. Kĩ năng
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân
và của người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân
thể
- Biết đặt kế hoạch chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện kệ hoạch
đó.
3. Thái độ
- Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
II. NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-

Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch;


-

Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá.

III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, màn hình lớn, wedcame, tranh ảnh, tục ngữ ca dao nói
về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ.
2. Học sinh:
Đọc, tìm hiểu bài học
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: KTSS
2. kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách vở, tài liệu, dụng cụ của học sinh
3. Bài mới

Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 8


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

Giới thiệu bài: Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Cho học sinh nghe bài thơ: Mới ra tù tập leo núi
“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa”.
Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi trong nguyên tác là Tân xuất ngục học đăng sơn, không

nằm trong tập Nhật kí trong tù. Hồ Chí Minh viết bài thơ này khi vừa thoát khỏi nhà
lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch được ít lâu - Tân xuất ngục, chỉ mấy tiếng đơn
giản mà chứa biết bao ý nghĩa.
GV: Vì sao Bác mới ra tù, sức khỏe còn rất yếu mà vẫn kiên trì tập luyện thể dục, thể
thao?
Bác đã “học đăng sơn” để nhanh chóng hồi phục sức khỏe để trở về với Tổ
quốc và các đồng chí đang nóng lòng chờ đợi trong khi chân Bác bước đi không vữngkết quả của những tháng ngày dài đằng đẵng phải sống trong cảnh “phi nhân loại” ở
chốn lao tù.
GV: Rèn luyện, tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ có tác dụng như thế nào?
Giáo viên dẫn dắt để giới thiệu bài mới:
Việc tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp cho chúng ta có một sức
khỏe tốt, sức khỏe tốt thì chúng ta có thể học tập tốt, lao động tốt, có thể thực hiện
Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 9


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

được những ước mơ và hoài bão của mình. Và để hiểu rõ hơn về tác dụng, ý nghĩa của
sức khỏe, cũng như cách để rèn luyện sức khỏe, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm
nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.
Mục tiêu:
- Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài nguyên quý nhất
cuả mỗi người

- Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tiến hành:
GV cho HS đọc phân vai: “Mùa hè kì diệu”
GV: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè
vừa qua?
HS: Trả lời
GV: Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
HS: Trả lời

I. Nội dung bài học

GV: Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?

1. Tự chăm sóc và rèn luyện

HS: Trả lời

thân thể.

GV: Sức khỏe là vốn quý của mỗi người, bới vì khi - Sức khoẻ là tài sản quý
có sức khỏe chúng ta mới có thể sống vui, sống khỏe nhất của mỗi người, cần
và làm nhiều việc có ích cho gia đình và cho xã hội.

phải tự chăm sóc, rèn luyện

GV liên hệ giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí để phát triển tốt
Minh. Cho HS xem hình ảnh của Bác Hồ tập thể dục,
thể thao

Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu


Trang 10


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

GV chuyển ý: Sức khỏe rất quý giá, thế nhưng nó có 2. Ý nghĩa
ý nghĩa như thế nào trong học tập, lao động và các - Mặt thể chất: Giúp ta có
hoạt động vui chơi, giải trí? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua một cơ thể khỏe mạnh, cân
phần tiếp theo.

đối, sức chịu đựng dẻo dai,

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc làm việc, học tập có hiệu
tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luện thân thể.

quả.

Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện
thân thể.
Tiến hành:
GV chia nhóm, đặt câu hỏi
Câu 1: Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào đối với học
tập? Lao động? Vui chơi, giải trí?
Câu 2: Sức khoẻ có ý nghĩa như thế nào về mặt thể

chất, tinh thần?
Sau khi các nhóm thảo luận xong, cử đại diện của
nhóm mình lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý
kiến (nếu có)
GV chốt lại
HS: Sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao
động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan
vui vẻ, thoải mái yêu đời
GV: Hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ?
HS: Nếu sức khoẻ không tốt: Học tập uể oải, tiếp thu
kiến thức chậm, không hoàn thành công việc, không
hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi giải trí...
GV: Sức khỏe rất đáng quý, có ý nghĩa quan trọng
trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Vậy chúng ta
sẽ rèn luyện sức khỏe như thế nào?

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thức rèn luyện sức 3. Rèn luyện sức khoẻ như
Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 11


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

Hoạt động của giáo viên và học sinh
khoẻ

Nội dung
thế nào:


Mục tiêu:
- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của
bản thân.
- Tích hợp kiến thức môn Thể dục: Biết được lợi
ích, tác dụng của thể dục thể thao.
Tiến hành:
GV: Cho học sinh làm bài tập sau:
Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Ăn uống, sinh hoạt điều độ
đủ chất dinh dưỡng...(chú ý
an toàn thực phẩm).
- Học tập, làm việc, nghỉ
ngơi hợp lí.
- Hằng ngày tích cực luyện
tập thể dục thể thao.
- Phòng bệnh hơn chữa
bệnh. Khi mắc bệnh tích cực
chữa chạy triệt để.
Chính những biện pháp trên sẽ giúp chúng ta rèn
luyện và giữ gìn được sức khỏe của mình.
Liên môn kiến thức môn Thể dục
GV: Tác dụng của việc tập luyện thể dục, thể thao đối
với cơ thể?
HS: trả lời
GV nhấn mạnh tác dụng TDTT đến cơ thể:
- Tập TDTT thường xuyên, đúng khoa học sẽ
làm cho cơ thể phát triển, thể hiện ở sức mạnh, sức
bền, độ đàn hồi và độ linh hoạt của cơ thể tăng lên.
- Tập luyện TDTT làm cho cơ, xương phát triển,

Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 12


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khoẻ mạnh của con người.
- Tập luyện TDTT thường xuyên làm cho tim
khỏe lên. Khí huyết được lưu thông.
GV cho học sinh tập luyện bài thể dục nhỏ, đơn giản
ngay trên lớp.
GV: Nêu một số thói quen có hại cho sức khỏe?
GV: Sau khi học sinh làm bài tập xong, gv chốt lại
nội dung kiến thức.
Hoạt động 4: Luyện tập

II. Luyện tập

Mục tiêu:

Bài tập a SGK trang 5

Biết vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập.

Bài tập b SGK trang 5


Tiến hành:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập a, và b trong
sách giáo khoa
Bài tập a SGK trang 5
Bài tập b SGK trang 5

4. Củng cố
Trò chơi: “Nhanh nhanh nhanh”
Cử 2 đội gồm 4 HS, lần lượt tham gia tìm những biểu hiện trong cuộc sống
thể hiện biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể sau khi được xem một đoạn phim ngắn.
Trong thời gian 2 phút đội nào tìm được nhiều hơn sẽ chiến thắng.
Và sau đó giáo viên cũng liên hệ để nhấn mạnh nội dung nhờ có sự thông
minh, nhanh nhẹn, khéo léo mà quan trọng nhất là sức khỏe mà các bạn đã chiến thắng
trò chơi. Qua đó cho thấy, dù là việc nhỏ nhất cũng cần đến sức khỏe. Các em hãy ghi
nhớ và luôn chú ý tự chăm sóc và rèn luyện sức khỏe của mình.
5. Dặn dò
- Học bài cũ
- Làm bài tập 2, 3, 4 SGK trang 5
- Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ.
- Vẽ bản đồ tư duy các nội dung của bài học
Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 13


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

- Chuẩn bị bài 2: Siêng năng, kiên trì với những nội dung sau:
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

2. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống?
3. Sự cần thiết cần phải rèn luyện và cách rèn luyện siêng năng, kiên trì ?

5.2 Sử dụng kiến thức liên môn Công Nghệ – Tích hợp nội dung giáo dục
học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường.
Bài: Tiết kiệm - Giáo dục công dân 6
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
a. Kiến thức bộ môn
- Nêu được thế nào là tiết kiệm
- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm
b. Kiến thức liên môn Công nghệ, tích hợp nội dung giáo dục học tập, làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường
- Hiểu được vì sao cần phải bảo quản trang phục
2. Kĩ năng
- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản
thân và người khác

Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 14


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian,
công sức trong các tình huống
- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm
- Kĩ năng liên môn: Biết sử dụng trang phục hợp lý, bảo quản trang phục đúng
cách.

3. Thái độ
- Ưa thích về lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí
II.

NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- KN Tư duy phê phán, đánh giá,
- KN thu thập và xử lí thông tin.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Những mẩu truyện về tấm gương tiết kiệm. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết
kiệm.
2. Học sinh:
SGK, xem bài trước
VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về siêng năng mà em biết?
- Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài. Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Kể cho học sinh nghe câu chuyện “Một que diêm”
Sau đó đặt câu hỏi:
Việc làm của Bác thể hiện đức tính gì?
-

Tiết kiệm.

Giáo viên dẫn dắt để giới thiệu bài mới: Bác Hồ - Vị lãnh tụ kính yêu của dân
tộc ta. Dù ở bất kì điều kiện và hoàn cảnh nào, Người vẫn tỏa sáng tấm gương đạo

đức vĩ đại cho muôn đời sau. Trong đó có đức tính tiết kiệm. Tiết kiệm từ que diêm, đôi
dép, chiếc áo… Vậy tiết kiệm là gì? Ý nghĩa vì sao cần phải tiết kiệm, cũng như cách
rèn luyện tính tiết kiệm, ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 15


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc

Nội dung
I. Nội dung bài học

Mục tiêu:
Nêu được thế nào là tiết kiệm
Tiến hành:
GV cho HS đọc truyện phân vai: “Thảo và Hà”
GV: Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng
tiền không?
HS: trả lời
GV: Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng
tiền?

1. Thế nào là tiết kiệm.

HS: trả lời
GV: Suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Tiết kiệm là biết sử dụng một

Thảo?

cách hợp lí, đúng mức của cải vật

HS: trả lời

chất, thời gian, sức lực của mình

GV:Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?

và người khác.

HS: Tiết kiệm
GV : Vậy tiết kiệm là gì?
Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 16


DH theo chủ đề tích hợp tất cả các môn học và một số nội dung GD trong môn GDCD bậc THCS

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 2: Tìm hiểu các biểu hiện trái với
tiết kiệm, xa hoa lãng phí
Mục tiêu:
- Biết được biểu hiện biểu hiện trái với tiết kiệm,
xa hoa lãng phí

- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm
- Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
- Sử dụng kiến thức môn Công nghệ: Biết sử
dụng trang phục hợp lý, bảo quản trang phục
đúng cách.
- Giáo dục bảo vệ môi trường
Tiến hành:
GV: Đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm. Chia nhóm
và quy định thời gian 3 phút.
Tình huống: Thúy vì tiết kiệm tiền nên không
ăn sáng mấy tuần nay. Hải vì tiết kiệm nước nên
không tắm mấy ngày liền. Vì tiết kiệm đồ dùng
học tập, Minh dù có hai cây bút nhưng vẫn
không cho Tùng mượn tạm lúc bút Tùng bị hư
khi đang làm bài thi. Như rất thích ăn kem
nhưng được nửa cây thì lại vứt bỏ. Em có nhận
xét gì về việc làm của các bạn trên?
HS thảo luận, các nhóm trả lời, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV chốt ý: Đó không phải là việc làm tiết kiệm,
mà là hành vi hà tiện, keo kiệt và xa hoa, lãng
phí. Không ăn sáng thì sẽ tổn hại đến sức khỏe,
học tập và làm việc kém hiệu quả, thậm chí còn
gây ra hậu quả đáng tiếc. Không tắm rửa hằng
Hồ Thị Ngọc Cúc – THCS Vĩnh An – Vĩnh Cửu

Trang 17



×