UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 1
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: ĐỊA LÝ – LỚP 12
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể giao đề)
(Đề thi có 05 trang)
Câu 1: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chung cùa sông ngòi nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Chủ yếu là sông lớn
C. Sông ngòi nhiều nước.
D. Chế độ nước sông theo mùa.
Câu 2: Nhân tố nào đã gây ra nhiều trở ngại đối với các hoạt động du lịch, công nghiệp khai
khoáng ở nước ta?
A. Sự phân mùa của chế độ nước sông.
B. Sự phân mùa khí hậu.
C. Độ ẩm cao của không khí
D. Tính thất thường của chế độ nhiệt ẩm.
Câu 3: Khu vực nào ở nước ta có gió phơn Tây Nam (gió Lào) hoạt động mạnh?
A. Đông Bắc.
C. Tây Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ.
Câu 4: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là
A. đới rừng ôn đói gió mùa.
B. đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.
D. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 5: Trở ngại lớn nhất về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xă hội nước
ta là
A. tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất.
B. vùng núi đá vôi thiếu nước cho sản xuất.
C. dễ xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất.
D. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc.
Câu 6: Căn cứ vào Allai Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào có chung đường biên
giới với cả Lào và Campuchia?
A. Điện Biên.
B. Kon Tum.
C. Gia Lai.
D. Đắk Lắk.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BĂNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Cân bằng ẩm (min)
Hà Nội
1676
989
+ 687
Huế
2868
1000
+ 1868
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
+ 245
Để so sánh về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên, biểu đồ nào
sau thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biếu đồ đường.
D. Biểu đồ cột.
Câu 8: Địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu. Ở giữa thấp trũng là đặc điểm của
vùng núi nào ở nước ta?
A. Tây Bắc.
B. Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc.
D. Đông Bắc.
1
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu nào đã tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc - Nam ở nước ta?
A. Sự giảm sút của gió mùa Đông Bắc về phía nam.
B. Ảnh hưởng của một số dãy núi có hướng đông - tây.
C. Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam.
D. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
Câu 10: Khoáng sản nào có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?
A. Cát trắng.
B. Dầu khí.
C. Ôxít ti tan
D. Muối.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào có tỉ lệ diện
tích lưu vực lớn nhất?
A. Hệ thống sông Hồng.
B. Hệ thống sông Thái Bình
C. Hệ thống sông Đồng Nai
D. Hệ thống sông Cửu Long.
Câu 12: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực nào của nước ta?
A. Toàn lãnh thổ Việt Nam.
B. Nam Bộ và Tây Nguyên
C. Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Bắc.
D. Đồng bằng ven biển Trung Bộ
Câu 13: Hệ sinh thái vùng ven biển nào quan trọng nhất nước ta?
A. Rừng ngập mặn.
B. Rừng trên đất phèn.
C. Rạn san hô
D. Rừng trên các đảo.
Câu 14: Thời gian hoạt động chủ yếu của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là
A. từ tháng IV đến tháng XL
B. từ tháng V đến tháng X.
C. từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
D. từ tháng X đến tháng V năm sau.
Câu 15: Đặc điểm nào sau không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiễu đồng bằng nhỏ.
B. Ở nhiều đồng bằng có sự phân chia thành ba dải.
C. Có xu hướng mở rộng khá nhanh về phía biển.
D. Đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.
Câu 16: Đất chủ yếu của đai ôn đói gió mùa trên núi nước ta là
A. đất mùn thô.
B. đất feralít
C. đất feralít có mùn.
Câu 17: Cho bảng số liệu:
D. đất mùn.
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: °C)
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình
tháng thấp nhất
tháng cao nhất
năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
28,9
27,1
2
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần tù Bắc vào Nam
B. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ít chênh lệch giữa các địa điểm.
D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
Câu 18: Những đỉnh cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu
vực nào?
A. Giáp biên giới Việt - Trung.
B. Khu vực phía Nam của vùng
C. Vùng thượng nguồn sông Chảy.
D. Khu vực trung tâm.
Câu 19: Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam không có đặc điểm nào sau?
A. Nhiệt độ trung bình năm lớn, biên độ nhiệt nhỏ.
B. Nóng quanh năm, không có tháng nào dưới 20°C.
C. Có một mùa đông lạnh, biên độ nhiệt lớn.
D. Một năm có 2 mùa: mưa và khô rõ rệt.
Câu 20: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta do nhân tố nào quy định?
A. Vị trí nằm trong khu vực nội chí tuyến.
B. Giáp với biển Đông.
C. Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.
D. Nằm trong khư vực hoạt động của Tín Phong.
Câu 21: Nhân tố quan trọng nào dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của
nước ta?
A. Lãnh thổ kéo dài theo Bắc - Nam.
B. Ảnh hưởng của địa hình
C. Hoạt động của Tín Phong.
D. Hoạt động của gió mùa.
Câu 22. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta biểu hiện trước hết ở thành
phần nào?
A. Khí hậu
B. Sinh vật.
C. Sông ngòi.
D. Địa hình.
Câu 23: Ở khu vực đồi núi nước ta không có thế mạnh nào sau?
A. Khoáng sản.
B. Du lịch.
C. Thủy sản.
D. Thủy điện.
Câu 24: Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú do
A. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
B. nằm trên đuờng di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
C. vị trí địa lí tiếp giáp với đất liền, ở ven biển
D. nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.
Câu 25: Nội thủy là vùng nước
A. thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
B. tiếp giáp với đất liền, ở ven biển
C. tiếp giáp với đất liền, rộng 12 hải lý
D. tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
Câu 26: Điểm cực Đông nước ta thuộc địa phận
A. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
3
B. xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
C. xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
D. xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Câu 27: Các nhóm đất chủ yếu của đai nhiệt đới gió mùa nước ta là
A. đất feralit có mùn và đất mùn.
B. đất phù sa và đất feralit.
C. đất mùn và đất mùn thô.
D. đất phù sa, đất feralit có mùn.
Câu 28: Quốc gia nào có chung đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với nước ta?
A. Campuchia.
B. Thái Lan.
C. Malaixia.
D. Lào.
Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi
núi nước ta?
A. Tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
B. Hướng và độ cao của các dãy núi.
C. Tác động của gió mùa và ảnh hưởng của biển.
D. Vị trí địa lí và hướng của các dãy núi.
Câu 30: Thiên nhiên nước ta phân hóa thành bao nhiêư đai cao?
A. 2 đai.
B. 3 đai.
C. 4 đai.
D. 5 đai.
Câu 31: Hướng tây bắc - đông nam của địa hình được thể hiện rõ ở các vùng núi nào của nước
ta?
A. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Nam.
B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
Câu 32: Đai ôn đới gió mùa trên núi của nước ta chỉ có ở dãy núi nào?
A. Hoàng Liên Sơn. B. Trường Sơn Bắc. C. Trường Sơn Nam.
D. Hoành Sơn.
Câu 33: Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng núi Tây Bắc nước ta là
A. gồm các cao nguyên xếp tầng đồ sộ, hướng vòng cung.
B. địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam.
C. gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
D. chủ yến là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam.
Câu 34: Địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không có đặc điểm nào sau?
A. Chủ yếu là đồi núi thấp.
B. Núi có hướng vòng cung.
C. Có các cao nguyên badan.
D. Địa hình cácxto khá phổ biến.
Câu 35: Hệ quả quan trọng nhất của gió mùa Đông Bắc đối với nước ta là
A. làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng.
B. hình thành trên phạm vi cả nước một mùa đông có 2-3 tháng lạnh
C. hình thành ở miền Bắc một mùa đông có 2-3 tháng lạnh.
D. làm cho nhiệt độ miền Bắc hạ thấp trong suốt cả năm.
Câu 36: Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau?
A. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
B. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
4
C. Chủ yếu là núi cao trên 2000 m.
D. Chịu tác động mạnh mẽ của con người
Câu 37: Cho biểu đồ:
A. Có nền nhiệt độ cao và mưa nhiều trong suốt cả năm.
B. Có nền nhiệt độ thấp và mưa ít trong suốt cả năm.
C. Có ba tăng nhiệt độ dưới 20°C và mưa nhiều từ tháng V đến tháng X.
D. Các tháng có nhiệt độ dưới 20°C cũng là những tháng mưa nhiều.
Câu 38: Thời tiết nửa đầu mùa đông do gió mùa Đông Bắc gây ra ở miền Bắc nước ta là
A. lạnh ẩm.
B. mưa phùn.
C. nóng ẩm.
D. lạnh khô.
Câu 39: Đất của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm
A. chủ yếu là đất phù sa cổ và đất ba dan.
B. đất nghèo dinh dưỡng, nhiêu cát, ít phù sa sông
C. diện tích đất mặn, đất phèn chiếm tỉ ỉệ lớn.
D. vùng trong đê, đất bị bạc màu.
Câu 40: Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật nào?
A. Xích đạo.
B. Nhiệt đới.
C. Cận nhiệt đới.
D. Ôn đới.
--------- HẾT --------Thí sinh được sử dụng Atllat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giao dục Việt Nam phát hành từ
năm 2009 đến năm 2016.
5
ĐÁP ÁN
1. B
2.B
3.B
4.D
5.C
6.B
7.D
8.C
9.D
10.B
11.A
12.B
13.A
14.C
15.C
16.A
17.A
18.C
19.C
20.A
21.B
22.A
23.C
24.A
25.D
26.D
27.B
28.A
29.A
30.B
31.D
32.A
33.B
34.C
35.C
36.C
37.C
38.D
39.D
40.B
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 17.
Biên độ nhiệt = nhiệt độ tháng cao nhất - nhiệt độ tháng thấp nhất
=> dễ dàng nhận thấy biên độ nhiệt trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam chứ không
phải tăng dần từ Bắc vào Nam => đáp án A.
Câu 37:
Đáp án C. Hà Nội có 3 tháng nhiệt dưới 20°C là tháng 12,1,2; và các tháng mưa nhiều từ
tháng V đến tháng X => đáp án C đúng
--------- HẾT ---------
6