Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu xác định các điều kiện lập địa thích hợp trồng rừng luồng ở huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------------

NGUYỄN VĂN HIÊN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA
THÍCH HỢP TRỒNG RỪNG LUỒNG Ở HUYỆN ĐOAN HÙNG,
TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Đình Quế

Hà Nội, 2013


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây do nhận thức về tài nguyên rừng (bao gồm rừng và đất rừng)
còn nhiều hạn chế, hoạt động lâm nghiệp chủ yếu là khai thác lợi dụng tài
nguyên rừng, trồng rừng chỉ dừng lại phủ xanh đất trống đồi núi trọc, ít hoặc
không tính đến hiệu quả kinh tế, nhiều diện tích đã trồng không thành rừng
hoặc cây rừng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất thấp. Hiện nay, do nhận
thức được vai trò quan trọng của tài nguyên rừng, Nhà nước đã có nhiều


chương trình phát triển vốn rừng như: chương trình 327, 661. Kết quả của
một số năm gần đây đã nâng cao được độ che phủ rừng của cả nước, năm
1943 là 43% (có 14,3 triệu ha), độ che phủ giảm xuống 27,8% (9,2 triệu ha)
vào năm 1990, độ che phủ tăng lên 36,7% (tương ứng 12,3 triệu ha) vào năm
2004, cho đến năm 2008 diện tích rừng có 12,7 triệu ha, độ che phủ đạt 38,7%
và độ che phủ tăng lên 39,7% (tương ứng 13,14 triệu ha) vào năm 2012. Nhà
nước cũng đã phân chia thành 3 loại rừng là: rừng sản xuất, rừng phòng hộ
và rừng đặc dụng để thuận lợi cho việc quản lý. Bằng các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh tác động đối với từng đối tượng cụ thể, tạo điều kiện cho rừng phát
huy tốt tác dụng theo các mục tiêu đề ra, nâng cao tính ổn định bền vững.
Cây luồng đã gắn bó hàng trăm năm nay với đời sống kinh tế - văn hóa,
xã hội của đồng bào các dân tộc miền núi. Luồng là cây đa tác dụng vừa có
tác dụng phòng hộ vừa có giá trị kinh tế. Các sản phẩm từ luồng rất phong
phú dùng làm vật liệu xây dựng, làm ván ép, ván dăm, làm tăm mành, đũa
xuất khẩu, làm đồ trang trí mỹ nghệ trong gia đình, làm nguyên liệu cho sản
xuất giấy, nguyên liệu cho công nghiệp hóa lâm sản, phế liệu luồng đốt làm
than hoạt tính; ngoài ra có thể tận dụng măng Luồng để làm làm thực phẩm và
chiết xuất làm thuốc chữa bệnh, v.v... Luồng là cây dễ trồng, đầu tư không
lớn, phù hợp với năng lực kinh tế và tập quán canh tác của đa số các hộ gia
đình nông dân miền núi; trồng 1 lần có thể khai thác nhiều năm, nếu được
chăm sóc tốt có thể khai thác tới 40 - 50 năm. Thu nhập bình quân từ 1 ha rừng
luồng khoảng 4 - 6 triệu đồng/năm, nhưng nếu được chăm sóc tốt thu nhập bình
quân có thể đạt 8-10 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, cây luồng đã và đang được người
dân gây trồng phổ biến và là cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân miền núi.


2
Kinh doanh luồng đã và đang mang lại lợi ích không nhỏ cho người
dân miền núi, các nhà máy, xí nghiệp kinh doanh về luồng mọc lên ngày càng
nhiều. Vì vậy nhu cầ u về phát triển luồ ng để cung cấp nguyên liệu và thực

phẩm tại các tỉnh miền núi nói chung và tại huyện Đoan Hùng nói riêng là rất
lớn. Tuy nhiên, làm sao trồ ng luồ ng phải mang la ̣i hiêụ quả cao nhấ t, tức là
phải cho ̣n đươ ̣c điề u kiêṇ lập địa phù hơ ̣p nhấ t với loài cây này là mô ̣t vấ n đề
cầ n quan tâm. Đến nay, việc nghiên cứu, xác định điều kiện lập địa thích hợp
cho sinh trưởng phát triển rừng luồng tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
chưa được thực hiện.
Nhằm góp phần giải quyết tồn tại trên, việc thực hiện đề tài: “ Nghiên
cứu xác định các điều kiện lập địa thích hợp trồng rừng Luồng ở huyện
Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ” rất có ý nghĩa trong việc phát triển cây luồng là
một yêu cầu cấp thiết hiện nay.


3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất rừng và quần xã thực vật là hai thành phần trong hệ sinh thái luôn có
mối quan hệ tương hỗ qua lại chặt chẽ với nhau. Sự tác động qua lại giữa hai
thành phần này, tạo nên những đặc trưng về sự tồn tại và hoạt động của hệ sinh
thái rừng. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng lớn mạnh của nên kinh tế,
con người không ngừng gia tăng áp lực các hoạt động trên đất rừng và ảnh
hưởng không nhỏ tới tài nguyên rừng, đất rừng. Nhằm nâng cao hiệu quả vể sử
dụng tài nguyên rừng thì những công trình nghiên cứu về mối quan hệ qua lại
giữa đất rừng và quần xã thực vật rừng tồn tại trên nó nói chung ngày càng
được chú trọng quan tâm. Đặc biệt là dinh dưỡng trong đất và loài cây phát
triển trên đó.
Một trong những khía cạnh của các công trình nghiên cứu về đất đó là
nghiên cứu tính chất của đất và đánh giá đất trong mối quan hệ với thực vật. Đã
có rất nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này, và sau đây là một số công trình
điển hình trên thế giới và trong nước.
1.1. Trên thế giới

1.1.1. Nghiên cứu các đặc điểm về điều kiện lập địa cho cây luồng
* Nghiên cứu đặc điểm lập địa với cây rừng
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa đặc tính
của đất và sinh trưởng của cây trồng. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XIX,
các nhà khoa học thổ nhưỡng đã có những phương pháp cơ bản để nghiên cứu
đất. Điển hình như các nhà khoa học Nga: V.V.Docutraev (1846 - 1903),
V.P.Viliam (1863 - 1939), Kossovic (1862 - 1915), K.K.Gedroiz (1872 1932), J.V.Tiurin (1892 - 1962), v.v… đã công bố nhiều công trình về đất nói
chung và phân loại đất nói riêng. Ngoài ra, các nhà khoa học đất của các
nước Tây Âu cũng có những đóng góp lớn trong công tác nghiên cứu đất và
phân loại đất như: Fally (1857), Meier (1857), Knop (1871), E.Ehqwald
(1965), v.v… [18]).


4
Các tác giả Hardy (1936), Bead (1946), Richard (1948) nghiên cứu về
mối quan hệ giữa đặc tính của đất và sinh trưởng cây trồng. Các nghiên cứu
này cho rằng đối với vùng ôn đới thì độ chua của đất (pH), hàm lượng CaCO3
và các chất Bazơ là những yếu tố quan trọng nhất. Nghiên cứu của Week
(1970) về quan hệ của cây Tếch và một số yếu tố đất đã xây dựng được hàm
R = 1/3 (P X S), trong đó R: sinh trưởng hàng năm, P: độ sâu tầng đất và S:
độ no bazơ, v.v… [5]).
V.V. Docutraev (1879) đã nêu ra những nguyên tắc khoa học về sự
phát sinh và phát triển của đất. Ông khẳng định rõ ràng mối liên quan có tính
quy luật giữa đất và các điều kiện của môi trường xung quanh. Ông cho rằng
đất là vật thể tự nhiên luôn biến đổi, là sản phẩm chung được hình thành dưới
tác động tổng hợp của 5 nhân tố hình thành đất gồm: Đá mẹ, khí hậu, địa
hình, sinh vật (thực vật, động vật), và thời gian. Trong đó, ông đặc biệt nhấn
mạnh vai trò của thực vật trong quá trình hình thành đất “Nhân tố chủ đạo
trong quá trình hình thành đất ở nhiệt đới là thảm thực vật rừng”, bởi nhân tố
thực vật là yếu tố tạo ra chất hữu cơ và khi chết đi, nó tạo thành mùn [18]).

Năm 1950, tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp Quốc
(FAO) cộng tác với liên hiệp quốc tế các tổ chức nghiên cứu về rừng (IRUO)
đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiều loại rừng trồng đến đất ở nhiều
nước khác nhau: Italia, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Công Gô, Bzazil, Autralia, một
số nước vùng Địa Trung Hải, Nam Mỹ. Các công trình này cũng tiến hành so
sánh ảnh hưởng của các loại rừng khác nhau đến this chất đất của rừng. Đó là
sự tích lũy chất hữu cơ của Bạch đàn trên đất đá vôi là 20,33 (kg/m2), cao hơn
ít nhiều so với Thông (7,54kg/m2) và đất trồng trọt (2,92kg/m2). Nếu tầng đất
dưới tán có các loài cây Acacia thì chất hữu cơ tích lũy được sẽ cao nhất. Tuy
nhiên, trong cùng một loại rừng, thì các nghiên cứu chưa đề cập đến vai trò
của cấu trúc rừng đến đất [13]).
Theo V.P.Viliam vòng tuần hoàn sinh học là cơ sở của sự hình thành đất
và độ phì nhiêu của nó. Ông đã chỉ ra vai trò quan trọng của sinh vật trong sự
hình thành những tính chất của đất, đặc biệt là cây xanh, vi sinh vật, thành phần


5
và hoạt động sống của chúng ảnh hưởng tới chiều hướng của quá trình hình
thành đất [18]).
Trong lĩnh vực đất rừng, đã có nhiều công trình của các tác giả trên
thế giới đi sâu nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu
về tính chất của đất ở các khu vực khác nhau, ở các trạng thái khác nhau
và đã rút ra được kết luận là: nhìn chung độ phì của đất dưới rừng trồng
đã được cải thiện đáng kể và sự cải thiện tăng dần theo tuổi (Shosh, 1978;
Jha.M.N; Pande.P; và Rathore, 1984; Basu.P.K và Aparajita Mandi, 1978;
Chakraborty.R.N và Chakraborty.D 1989; Ohta, 1993). Các loài cây khác
nhau đã có ảnh hưởng khác đến độ phì của đất, cần bằng nước, sự thủy
phân thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng (Bernhard Reversat.P,
1993; Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), 1998;
Chandran.P,; Dulta.D.P; Gupta.S.K và Banergiee.S.K, 1988 [18]).

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Monin (Nga) về tác dụng của thảm
thực vật rừng đối với đất, tác giả kết luận rằng: với mỗi loài thảm che khác
nhau, lượng vật chất hữu cơ hàng năm trả lại cho đất và khả năng làm tăng độ
phì của đất là khác nhau. Chijiok (1989) khi nghiên cứu về sự thay đổi độ phì
của đất nhiệt đới do trồng cây Lõi thọ và Thông caribacea thuần loài ở 5 khu
vực tại Trung Phi và Nam Mỹ cũng thấy lượng mùn, đạm bị giảm đi nhanh
chóng. Đến năm thứ 6 - 7 các yếu tố này vẫn chưa phục hồi. Lượng Kali tuy
ban đầu có tăng lên, nhưng sau đó lại bị giảm rõ rệt. Tác giả cũng cho thấy
với chu kỳ khai thác 14 năm trung bình đất bị mất đi từ 150 - 400kg đạm, 200
- 1000kg Kali cho mỗi hecta [18]).
Basu.P.K và Aparajita Mandi (1987) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của
rừng Bạch đàn lai trồng vào các năm 1971, 1975 và 1981 đến tính chất đất.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho rằng nhìn chung độ phì đất dưới rừng
Bạch đàn lai đã được cải thiện và tăng theo tuổi cây. Chất hữu cơ và dung
lượng Cation trao đổi tăng đáng kể trong khi đạm tổng số tăng rất ít và độ
chưa của đất cũng giảm [18]).


6
Theo kết quả nghiên cứu của Mongia.A.D và Bandyopadhyay.A.K
(1992) cho rằng việc thay thế rừng mưa nhiệt đới bằng các loại rừng trồng có
giá trị kinh tế cao như Tếch, Cọ dầu là nguyên nhân dẫn đến giảm chất hữu
cơ, Kali dễ tiêu, Lân dễ tiêu và đặc biệt là dung trọng của đất tăng lên [18]).
Cũng theo giả Smith.C.T (1994) thì việc trồng rừng có thể đem lại
những ảnh hưởng tích cực khi mà độ phì của đất được cải thiện. Ngược lại, nó
ảnh hưởng tiêu cực nếu nó làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng
trong đất. Nhìn chung việc trồng rừng cải thiện các tính chất vật lý đất. Tuy
nhiên, việc sử dụng cơ giới hóa trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng là
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất [18]).
Theo tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ

chức Nông lương Thế Giới (FAO, 2004) đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng
của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất
rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan tới điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa hình,
loại đất và hiện trạng thực bì, điển hình là các công trình nghiên cứu của
Laurie (1974), Julian Evans (1974), 1992), Pandey (1983), Golcalves J.L.M
và cộng sự (2004) [6]).
* Nghiên cứu đặc điểm lập địa với cây luồng
Viê ̣c cho ̣n lâ ̣p điạ phù hơ ̣p trước khi tiế n hành trồ ng Luồ ng là viê ̣c làm
rấ t cầ n thiế t, nế u đươ ̣c trồ ng ta ̣i nơi có điề u kiê ̣n lâ ̣p điạ thích hơ ̣p thì Luồ ng sẽ
cho năng suấ t, chấ t lươ ̣ng cao và có thể kéo dài sức sản xuấ t hướng tới mu ̣c
tiêu bề n vững.
Ngay từ năm 1896, trong tác phẩm “các loài tre mới ở Ấn Độ”, Gamble
đã đưa ra nhận xét các loài tre nứa có thể chỉ thị về điều kiện đất đai. Kết quả
nghiên cứu sinh lý tre trúc Nhật Bản của tác giả Koichiro Ueda (1960) cũng
đã đề cập sơ qua sự khác nhau về các tính chất đất trồng rừng tre trúc sinh
trưởng tốt và sinh trưởng kém. Theo kết quả nghiên cứu của Fu Maoyi (1998)
thì khả năng giữ đất, nước của một số loài luồng cao hơn so với một số loại
rừng như rừng lá kim hoặc rừng cây lá rộng. Đặc biệt đối với các rừng hỗn
giao giữa luồng với các loài cây lá rộng thì khả năng giữ đất, giữ nước còn tốt


7
hơn rất nhiều. Khi nghiên cứu thành phần mùn của đất dưới một số loại rừng
trồng ở Việt Nam, O.G. Tchertop (1974) có nhận xét thành phần mùn của đất
dưới rừng tre diễn trồng thuần loài thuộc dạng mùn đỏ, sau khi trồng tre diễn
thuần loài đã xuất hiện quá trình “mọc cỏ, hoa” khác với quá trình Fera-cation
kiềm trao đổi và độ bão hòa bazơ ở tầng đất mặt tăng lên nhiều.
Theo Alrasjid (2003) [19], cho biết: Luồng được coi là một trong những
loài cây sử dụng “tham lam” dinh dưỡng của đất. Vì vậy, muốn duy trì sức
sản xuất của đất rừng thì phải sử dụng phân bón trong thâm canh rừng trồng

luồng.
Khi nghiên cứu dinh dưỡng đất của rừng Dendrocalamus asper Back,
Sutiyono (2004) [25], cho rằng ở các tầng từ 0 - 20cm và từ 20 - 40cm dưới tán
rừng Dendrocalamus asper Back, độ chua, hàm lượng mùn, nitơ, kali, các ion
K+, Na+, Ca2+, Mg2+ và các cation trao đổi đều rất thấp ở cả 2 tầng đất.
Theo Dai Qihui (1998) [21] đấ t trồ ng luồ ng nên cho ̣n ở nơi có đô ̣ dày
tầ ng đấ t cao, đấ t còn tố t, ẩ m và thoát nước dễ. Do đó nên trồ ng ở các thung
lũng, do ̣c bờ sông, suố i, hoă ̣c cũng có thể trồ ng ở chân và sườn đồ i. Ngược
la ̣i, nế u trồ ng ở những nơi đấ t khô, xấ u thì luồ ng vẫn số ng, tuy nhiên thân và
măng luồ ng sẽ nhỏ, vì thế mà hiê ̣u quả kinh tế mang la ̣i là không cao.
* Nghiên cứu về dinh dưỡng đất dưới rừng luồng
Những nghiên cứu về vật rơi rụng và dinh dưỡng hoàn trả cho đất trong
rừng Bambusa bambos đã được Shanmughavel (2000) [24] thực hiện ở các độ
tuổi khác nhau tại Ấn Độ. Trung bình vật rơi rụng trong các rừng 4 tuổi, 5 tuổi
và 6 tuổi tương ứng là 15,4 tấn/ha, 17 tấn/ha và 20,3 tấn/ha. Trong đó lá rụng
chiếm 58 % và cành rụng chiếm 42 %. Hàm lượng N, P, K, Ca, và Mg hoàn trả
cho đất ở rừng 4 tuổi là 120, 10, 101, 60 và 66 kg/ha, đối với rừng 5 tuổi hàm
lượng của các nguyên tố trên tương ứng là 141, 13, 121, 72 và 79 kg/ha, và đối
với rừng 6 tuổi hàm lượng dinh dưỡng của các nguyên tố trên là 184, 16, 183, 91
và 96 kg/ha.
Khi nghiên cứu về chu trình dinh dưỡng trong rừng Bambusa bambos,
Shanmughavel and Francis (1997) [23], cho biết lượng dinh dưỡng trong cây
đứng gia tăng theo tuổi của cây, vì vậy lượng dinh dưỡng trả lại cho đất không


8
đủ so với lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi. Việc bổ sung phân bón cho rừng là
cần thiết nhằm tránh việc đất bị thoái hóa, đặc biệt khi khai thác tre, luồng ở
cường độ cao sẽ thì lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất càng bị giảm đi, dẫn
đến đất bị thoái hoá.

Theo Alrasjid (2003) [19], tre được coi là một trong những loài cây sử dụng
“tham lam” dinh dưỡng của đất, vì vậy không sử dụng phân bón trong trồng tre sẽ
làm giảm sút nhanh chóng sức sản xuất của đất, dẫn đến rừng trồng luồng sẽ
nhanh bị thoái hóa. Tại Indonesia, tác giả Sutiyono (2004) [25] đã tiến hành
nghiên cứu dinh dưỡng đất của rừng Dendrocalamus asper Back, tác giả đã chỉ ra
rằng độ chua, hàm lượng mùn, N, K, các ion K+, Na+, Ca2+, Mg2+ và các cation
trao đổi đều thấp ở cả 2 tầng đất. Số liệu cụ thể được trình bày bảng 1.1 sau [25].
Bảng 1.1: Kết quả phân tích đất dưới tán rừng Dendorcalamus
aper tại Indonesia
Chỉ tiêu

Tầng 0-20cm

pH

5,02

4,82

C(%)

0,585

0,394

N(%)

0,060

0,043


P2O5 (mg/100g)

19,18

22,91

K2O (mg/100g)

24,10

27,15

K+

0,148

29,87

Na+

0,141

0,141

Ca+2

2,807

2,650


Mg+2

0,600

0,521

Cation
(me/100g)

trao

Tầng 20-40cm

đổi


9

CEC

12,52

12,7

Si (%)

1,293

1,27


Cát

34

43

Thịt

49

27

Sét

17

30

Thành phần cơ giới
(%)

(Nguồn: Sutiyono, 2004)
Tác giả kết luận rằng độ chua, hàm lượng mùn, nitơ, kali, các ion K+,
Na+, Ca2+, Mg2+ và các cation trao đổi đều rất thấp ở cả 2 tầng đất (xem bảng
1.1). Riêng phosphor tổng số là cao ở cả 2 tầng. Đối với thành phần cơ giới
của đất, ở tầng từ 0 – 20 cm thành phần cơ giới là sét với hơn 45 % là sét và
34 % là cát. Ngoài ra silicate (Si) trong đất cũng được phân tích, ở tầng từ 0 20 cm đất chứa nhiều silicate hơn so với đất ở tầng từ 20 - 40 cm. Nguyên
nhân là do quá trình phân huỷ lá ở tầng đất mặt nhanh hơn so với tầng đất sâu.
Qua nghiên cứu tác giả cũng khuyến cáo để ổn định sản lượng rừng luồng thì

việc bón thêm phân là cần thiết. Tuy nhiên, bón bao nhiêu là đủ tác giả chưa
nêu ra trong kết qủa nghiên cứu.
Theo kết quả nghiên cứu của Bernard Kingomo (2007) [20] về sự thích
ứng của cây luồ ng ở các điề u kiêṇ lâ ̣p điạ khác nhau, cho thấy: các loài luồ ng
thường ưa thích các loa ̣i đấ t sét và sét pha cát. Tuy nhiên, dù loa ̣i đấ t nào thì
cũng phải thoát nước tố t vì măng luồ ng không chiụ đươ ̣c ngâ ̣p úng. Và đô ̣ pH
thích hơ ̣p cho cây luồ ng là từ 4,5 - 6.
1.1.2. Nghiên cứu tiêu chí phân chia lập địa thích hợp cho cây trồng
Các nhà khoa học Đức đã đi sâu nghiên cứu phân vùng lập địa, đặc biệt
là lập địa lâm nghiệp. Trong đó, đi sâu vào nghiên cứu phân kiểu lập địa dựa
trên mố i quan hê ̣ giữa sinh trưởng của thực vâ ̣t rừng với các yế u tố của môi


10
trường thông qua khí hâ ̣u, điạ hiǹ h, đấ t mà không chú ý tới yế u tố điạ lý. Đa ̣i
diê ̣n là Krutch (1814,1849), Pleil (1821, 1829), Valter (1887,1925) (Dẫn theo
Nguyễn Văn Khánh, 1996 [7]).
Lâ ̣p điạ được hiể u là điạ điể m nào đó của nơi sinh trưởng thực vật hay
hình thành kiể u rừng. Các nghiên cứu tâ ̣p trung ở vùng Đông Bắ c Nga, nơi có
nhiề u kiể u rừng vùng Taiga và đấ t ngâ ̣p úng. Điể n hình là Blagovidov và
Buadov (1958,1959), Trectov (1977,1981). Theo Blagovidov thì đă ̣c điể m quầ n
hê ̣ thực vâ ̣t rừng hình thành phu ̣ thuô ̣c vào các yế u tố khí hâ ̣u, đá me ̣ hình thành
đấ t, điạ hình và mức đô ̣ thoát nước. Trong mô ̣t vùng mà yế u tố khí hậu tương đố i
đồ ng nhấ t thì lâ ̣p điạ được phân chia dựa vào 3 yế u tố là đá me ̣ hình thành đấ t,
điạ hình và mức đô ̣ thoát nước. Trectov đã dành nhiề u thời gian nghiên cứu về
lâ ̣p điạ vùng Đông Bắ c Nga và nhâ ̣n thấ y kiể u mùn là mô ̣t nhân tố tổ ng hợp
phản ảnh sức sản xuấ t của lâm phầ n và ảnh hưởng tác đô ̣ng tổ ng hợp của 3 yế u
tố lâ ̣p điạ [10].
Ở Indonesia đã sử du ̣ng lâ ̣p điạ với 3 yế u tố khí hâ ̣u, điạ hiǹ h và đấ t để
xác đinh

̣ các loa ̣i rừng phân theo chức năng: rừng phòng hô ̣, rừng đă ̣c du ̣ng,
rừng sản xuấ t, rừng sản xuấ t có khả năng chuyể n đổ i.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu các đặc điểm về điều kiện lập địa cho cây luồng
* Nghiên cứu đặc điểm lập địa với cây rừng
Trong quá trình sản xuất lâm nghiệp việc nghiên cứu mối quan hệ giữa
cây trồng và đất để làm cơ sở cho phân loại đất đai, lựa chọn loài cây trồng
hợp lý, đồng thời đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động giúp cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn là rất quan trọng và có tính thực
tiễn cao.
Nước ta đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất lâm nghiệp. Thành
tựu đầu tiên phải kể đến đó là sự đóng góp của tác giả Nguyễn Ngọc Bình (
1986, 1970, 1979). Tác giả đã tổng kết những đặc điểm cơ bản của đất dưới
các đai rừng, kiểu rừng, loại hình rừng ở miền bắc Việt Nam và ông đã nghiên


11
cứu được sự thay đổi các tính chất và độ phì của đất qua các quá trình diễn thế
thoái hóa và phục hồi của các thảm thực vật rừng ở Miền Bắc Việt Nam
(1964, 1970, v.v…[18]).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và
năng suất rừng (vấn đề phân chia cấp đất hay cấp năng suất) là nhiệm vụ hàng
đầu, là cơ sở đánh giá chính xác năng suất, sản lượng rừng. Viêm Ngọc Hùng
(1985), Nguyễn Ngọc Lung (1987, 1989) đã khảo sát hàng loạt các hàm sinh
trưởng Gompertz (1825), Verhult – Rovertson (1845), Koller (1878),
Terazaki (1907), Schumacher (1935), Drakin – Vuebski (1940), Korf (1973),
Nagglund (1973)… và dùng hàm Schumacher để biểu diễn sinh trưởng chiều
cao bình quân tầng trội lâm phần Thông ba lá Lâm Đồng, từ đó phân chia
hàm sinh trưởng theo cấp đất. Trịnh Đức Huy (1988) đã dùng hàm Gompertz
để phân chia cấp đất cho rừng Bồ đề, Vũ Văn Nhâm (1988) đã dùng hàm

Korf lập cấp đất cho rừng Thông đuôi ngựa; v.v… [6]).
Khi nghiên cứu về sinh trưởng của cây trồng các tác giả đã phân chia
cấp đất cho một số loài cây như: Hoàng Kim Ngũ và Phạm Văn Điển phân
chia cấp đất cho cây Giổi xanh, Hà Quang Khải làm cho cây luồng. Đỗ Đình
Sâm làm cho cây Bồ đề, v.v… Nghiên cứu thay đổi của đất có các tác giả
Nguyễn Ngọc Bình (1976) đã đánh giá độ phì của đất biến động lớn ứng với
mỗi thảm thực vật. Hoàng Xuân Tý (1976) nghiên cứu thay đổi của đất trồng
Bạch đàn trên đồi trọc cho thấy sau 10 năm các tính chất hóa học cơ bản chưa
có sự thay đổi nhiều. Ngô Đình Quế (1985) nghiên cứu đất trồng thông nhựa
cho thấy sau 8 – 10 năm trồng thông nhựa tính chất đất có thay đổi nhưng
không nhiều. Hoàng Xuân Tý (1988) nghiên cứu đất trồng rừng Bồ đề ở 4
hạng đất cho kết quả sự suy giảm lượng mùn ít cả 4 hạng đất khi phá rừng tự
nhiên để trồng Bồ đề. Đỗ Đình Sâm (2001) nghiên cứu lập địa và áp dụng
biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho trồng rừng nguyên liệu tại vùng trung tâm,
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tác giả dựa vào độ dốc, thực bì và độ sâu tầng
đất để phân hạng điều kiện lập địa cho trồng rừng Keo tai tượng ở vùng Trung
tâm có sinh trưởng đạt từ 5,7m3/ha/năm đến 25,7m3/ha/năm [5]).


12
Nghiên cứu quá trình tích luỹ chất hữu cơ trong đất rừng, cũng như đặc
điểm về thành phần mùn trong các loại đất rừng, đồng thời nghiên cứu ảnh
hưởng của các loại rừng khác nhau đến quá trình tích lũy chất hữu cơ và đặc
điểm hình thành phần mùn của đất (Nguyễn Ngọc Bình 1968, 1978: Hoàng
Xuân Tý, 1978; Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 1990; v.v…[18]).
Trong công trình nghiên cứu “cơ sở sinh thái thổ nhưỡng đánh giá độ
phì của đất Việt Nam”. Tác giả Đỗ Đình Sâm đã nghiên cứu tác dụng của
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ phì của đất rừng, trong đó ông nhấn mạnh đến
mối quan hệ tương hỗ giữa đất và quần xã thực vật rừng.
Khi nghiên cứu về sự thay đổi các tính chất và độ phì của đất qua diễn

thế thoái hóa và phục hồi của các thảm thực vật. Tác giả Nguyễn Ngọc Bình
(1970), cho biết thảm thực vật ở miền Bắc Việt Nam có độ phì biến động rất
lớn ứng với mỗi loại thảm thực vật. Thảm thực vật đóng vai trò rất quan trọng
trong việc duy trì độ phì đất.
Cũng theo tác giả Đỗ Đình Sâm (1984), khi nghiên cứu độ phì đất rừng
và vẫn để thâm canh rừng trồng cho rằng đất có độ phì hóa học không cao.
Nơi đất còn rừng thì độ phì được duy trì chủ yếu qua con đường sinh học. Các
trạng thái rừng khác nhau, các biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau cho
thấy sự biến đổi về hóa tính đất không rõ nét (trừ yếu tố mùn, đạm). Tuy
nhiên các tính chất về lý tính của đất đặc biệt là cấu trúc và nhiệt là nhân tố dễ
biến đổi và bị ảnh hưởng nhiều, có lúc quyết định đến sinh trưởng cây rừng
[18]).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hóa
sinh của đất ở Bắc Sơn, tác giả Nguyễn Trường và Vũ Văn Hiển (1977) đã
chứng minh tính chất hóa học của đất thay đổi phụ thuộc vào độ che phủ của
thảm thực vật. Ở những nơi có độ che phủ thấp, tính chất của đất biến đổi
theo xu hướng xấu: đất bị chua hóa, tỷ lệ mùn, hàm lượng các chất dễ tiêu
đạm, lân đều thấp hơn rất nhiều so với đất được che phủ tốt.
Khi nghiên cứu rừng thâm canh Keo lai 6 tuổi tại Bầu Bàng – Bình
Dương của Phân viện lâm nghiệp TP.HCM cho thấy: sau 6 năm trồng độ chua


13
của đất có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều vì độ pHKCL có giảm đi một
ít so với trước khi trồng, trước khi trồng pHKCL biến động từ 3,87 - 4,16 và
sau khi trồng rừng Keo lai pHKCL biến động từ 3,69 - 3,99. Hàm lượng đạm
tổng số trong đất có xu hướng giảm nhưng mức độ không cao. Hàm lượng
mùn đã tăng lên khá rõ ở cả 3 tầng đất, hàm lượng mùn ở tầng 0 – 20cm đã
tăng lên 0,52%, ở tầng 20 - 40cm đã tăng lên 0,28% và tầng 40 - 60cm tăng
lên 0,34%. Tỷ lệ C/N (14 - 15,8) cao hơn hăn so với trước khi trồng (10,4 13,8) ở cả tầng mặt đến độ sâu 60cm. Hàm lượng chất dễ tiêu P2O5 và K2O

trong đất trước khi trồng đều ở mức nghèo, các chất dinh dưỡng khoáng này
đã tăng lên đạt ở mức trung bình. Các nguyên tố Ca2+, Mg2+, và Al3+ trao đổi
trong đất đều có xu hướng giảm, nhưng H+ là có chiều hướng tăng, do đó đất
chua hơn. Thành phần cơ giới có sự thay đổi, tỷ lệ cấp hạt có kích thước >
0,02mm tăng và cấp hạt có kích thước từ 0,02 - 0,002mm giảm đáng kể, đất
có chiều hướng thông thoáng và thoát nước hơn, nhưng khả năng giữ nước và
hấp phụ trao đổi có kém đi. Như vậy, rừng Keo lai có ảnh hưởng làm thay đổi
tính chất hóa lý của môi trường đất dưới tán rừng theo chiều hướng tích cực,
có lợi cho cây trồng. Tại khu vực ngiên cứu, tính chất hóa lý của đất dưới tán
rừng Keo lai thay đổi như thế nào, tích cực đến mức độ nào và các yếu tố thay
đổi cụ thể ra sao thì cần phải có những nghiên cứu sâu hơn [5]).
Khi nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho
loài Giổi Xanh (Michelia mediocris) tại thôn Đèo Vai - Quảng Chu - Bắc
Cạn, Ngụyễn Thị Hà (2005) đã đưa ra kết luận: Giổi xanh có hẻ sinh trưởng
và phát triển tốt nhất ở các điều kiện lập địa có đặc điểm sau: nhiệt độ bình
quân năm 15-250C, độ ẩm không khí > 80%, lượng mưa bình quân năm 18002500 mm, độ cao < 700 m, độ dốc < 350, thành phần cơ giới: thịt, trung bình
và nặng, v.v… [6]).
* Nghiên cứu đặc điểm lập địa với cây luồng
Theo tác giả Nguyễn Ngo ̣c Bình (1963) [1] là người mở đầ u cho nghiên
cứu về đặc điểm đấ t trồ ng luồ ng, tác giả nghiên cứu trên 2 loại đất khác nhau
ở nơi có điều kiện tự hiên tương tự nhau ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh
Hóa và cho kết quả cụ thể như sau:


14
Bả ng 1.2. So sá nh phẩ m chấ t Luồ ng trên 2 loa ̣i đấ t khá c nhau ta ̣i huyê ̣n
Lang Chá nh
Loa ̣i đấ t

Đường

kính gố c
(cm)

Chiề u
cao cây
(m)

Chiề u dài
lóng ngang
ngực (cm)

Bề dày thân ở
gố c (cm)

Đấ t Feralit phát triể n
trên đá Poocphia

11,5 – 12,5

22 – 23

26 – 29

2,5 – 3,5

Đấ t Feralit phát triể n
trên đá Phyllit

8,5 – 10,0


21 – 23

25 – 28

2,3 – 2,5

Ta ̣i cùng mô ̣t khu vực nghiên cứu với cùng điề u kiê ̣n tự nhiên, nhưng
đươ ̣c trồ ng ở các loa ̣i đấ t khác nhau thì phẩ m chấ t cũng có sự sai khác, và kế t
quả mà tác giả đưa ra như sau:
Luồ ng sinh trưởng từ tố t đế n xấ u trên các loa ̣i đấ t theo thứ tự sau:
- Đấ t Feralit nâu đỏ phát triể n trên đá Poocphia;
- Đấ t Feralit đỏ vàng phát triể n trên phiế n tha ̣ch sét;
- Đấ t Feralit phát triể n trên đá vôi;
- Đấ t Feralit vàng đỏ phát triể n trên phiế n tha ̣ch Phyllit;
- Đấ t Feralit nâu vàng phát triể n trên phù sa cổ thươ ̣ng lưu sông Âm.
Cũng theo tác giả Nguyễn Ngọc Bình (1964) [2], bước đầu nghiên cứu
đặc điểm đất trồng luồng cho biết, lựa chọn lập địa phù hợp có ý nghĩa quyết
định tới năng suất và chất lượng rừng luồng. Do vậy, vấn đề này được rất nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu. Đất thích hợp trồng luồng là đất có độ xốp tầng mặt
(0 - 10 cm) lớn hơn 55%, độ dày tầng đất lớn hơn 80 cm, đất có thành phần cơ
giới nặng, giàu cấp hạt sét, đất ẩm gần như quanh năm nhưng không bị úng
nước. Hàm lượng mùn, đạm tổng số và kali dễ tiêu trong đất thuộc loại khá hoặc
giàu, trong đó hàm lượng mùn từ 4% - 7%; K2O dễ tiêu từ 10 - 17mg/100g đất;
N % từ 0,2% - 0,3% và pHKCl từ 4,8 - 5,9.
Nếu con người tác động làm thay thế thảm thực vật tự nhiên bằng các
rừng trồng cũng làm cho độ phì đất thay đổi. Qua nhiều nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Bình (1980), Hoàng Xuân Tý (1973) đã chứng minh sự thoái


15

hóa lý tính và chất hữu cơ tầng mặt nếu phá vỡ rừng gỗ tự nhiên để trồng rừng
luồng và tre diễn.
Khi nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng cây
luồng Thanh Hóa và hoàn thiện quy trình thâm canh rừng luồng ở vùng trung
tâm để làm nguyên liệu giấy (thuộc Chương trình 16B), tác giả Lê Quang
Liên và công sự (1990) [8], cho biết: Luồng sinh trưởng và phát triển tốt ở
những nơi có tầng đất dày (trên 60 cm); đất xốp màu mỡ, nhất là đất ven đồi,
ven suối, lòng khe, v.v… Những nơi đất xấu, bạc màu luồng sinh trưởng và
phát triển kém. Đối với đất ngập úng luồng không thể sống được (Lê Quang
Liên,1993) [11]. Nhu cầu về kali trong đất của luồng rất lớn, các kết quả
nghiên cứu cho thấy: Hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất có quan hệ rất chặt
chẽ đến sự sinh trưởng tốt xấu của rừng tre Luồng, còn cao hơn cả yếu tố mùn
và Nitơ tổng số.
Khi nghiên cứu về đặc điểm đất trồng rừng tre luồng và ảnh hưởng của
các phương thức trồng rừng tre luồng đến đất, tác giả Nguyễn Ngọc Bình
(2001) [3], đã kết luận: Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pH(H2O): 4,8-5,9;
pH(KCl): 4,2-5,0. Ở tầng đất mặt hàm lượng mùn và N tổng số tương quan rất
chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối chặt còn hàm
lượng P2O dễ tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường kính của
cây luồng. Hơn nữa, tác giả cũng cho rằng nên trồng luồng theo phương hỗn
giao, thích hợp nhất là hỗn giao với cây họ Đậu như Keo để tránh cho đất bị
suy thoái.
Theo Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa (2007) cho biết, ngoài năng
suất và chất lượng rừng luồng bị giảm đi rõ rệt thì sự suy thoái của rừng
luồng cũng đã làm thay đổi các đặc điểm của tiểu hoàn cảnh dưới tán
rừng luồng. Đơn cử, như hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất như
C, N, P, K đều giảm so với trước đây, độ pH trong đất rừng luồng trước
đây đạt từ 4,5 – 4,8 (Nguyễn Ngọc Bình, 1963), nay giảm xuống chỉ còn
3,7 (Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, 2007).



16
Tổng kết một số kết quả nghiên cứu của một số tác giả về ảnh hưởng của
rừng trồng luồng đến tính chất của đất đai cho thấy, rừng trồng luồng với thời gian
kinh doanh dài thường làm giảm độ phì của đất đai. Tuy nhiên tùy theo phương
thức trồng mà mức độ ảnh hưởng có khác nhau. Kết quả nghiên cứu tính chất hóa
học của lớp đất tầng 0 -10cm trong các rừng trồng luồng ở Ngọc Lặc và Lang
Chánh (Thanh Hóa) đã cho thấy nếu rừng trồng luồng với mật độ 300 bụi/ha trên
đất phiến thạch sét và phiến thạch mica sau 5 năm độ phì của đất tầng 0-10cm đã
giảm đi rõ rệt. Hàm lượng mùn đã giảm từ 5,78% xuống còn 0,22%. Trong khi đó
đất dưới rừng trồng luồng hỗn loài với các loài cây gỗ họ đậu như lim xanh, lim
xẹt với mật độ 200 cây/ha đã có tác dụng làm giảm mức độ thoái hóa của đất sau 5
năm trồng rừng khá rõ rệt. Hàm lượng mùn trong năm đầu là 5,78% sau 5 năm
hàm lượng mùn vẫn còn 5,24%, hàm lượng N% tổng số trong năm đầu là 0,31%
sau 5 năm năm hàm lượng N% tổng số vẫn còn tới 0,29%. Như vậy rừng trồng
hỗn loài luồng và cây bản địa đã có tác dụng hạn chế đáng kể mức độ thoái hoá
của lớp đất tầng mặt. Ngoài ra rừng trồng luồng còn có khả năng phòng hộ rất tốt
[18].
Kết quả nghiên cứu về tính chất đất dưới tán rừng luồng thuần loài và hỗn
giao ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa và Cao phong, Hòa Bình. Tác giả Hoàng Văn
Thắng, (2008) [15] cho biết độ pH dưới tán rừng trồng luồng thuần loài ở Cao
Phong và Ngọc Lặc đều thấp hơn rừng trồng hỗn loài cây lá rộng bản địa, điều
đó có nghĩa đất tầng mặt dưới rừng trồng luồng đều chua hơn so với đất dưới
rừng trồng hỗn loài cây bản địa lá rộng. Các tính chất khác về hàm lượng mùn,
đạm tổng số, P205 và K20 có sự khác nhau giữa các đối tượng rừng trồng song
chưa thể hiện rõ quy luật.
Theo Đặng Thịnh Triều (2009) [12], khi xác định nguyên nhân thoái hóa
luồng tại tỉnh Thanh Hóa, tác giả cho biết: Đất đai dưới tán rừng luồng bị thoái
hóa đều có tính axit cao, độ pH của đất trong các rừng luồng thoái hóa đều tương
đối thấp. Hàm lượng đạm tổng số và lân dễ tiêu trong đất của các rừng luồng thoái

hóa đều tương đối nghèo.
Khi nghiên cứu đặc điểm rừng luồng thoái hóa tại Thanh Hóa, Trịnh Quốc
Tuấn (2010) [14], cho biết đất đai dưới tán rừng luồng bị thoái hóa đều có tính a


17
xít cao, độ pH của đất trong các rừng luồng thoái hóa đều tương đối thấp, từ 3,413,85. Hàm lượng đạm tổng số, lân và kali dễ tiêu trong đất của các rừng luồng
thoái hóa đều tương đối nghèo.
Khi nghiên cứu đặc điểm vật rơi rụng ở rừng phòng hộ hồ thủy điện Hòa
Bình, tác giả Lê Đức Thắng (2012) [16], cho biết lượng vật rơi rụng của rừng
luồng lên tới 5,09 tấn khô/ha, trong đó lượng vật rơi rụng là lá chiếm 74,42%, vật
rơi rụng là cành chiếm 20,53% và vật rơi rụng là các thành phần khác là 5,05%.
Độ che phủ vật rơi rụng của cây luồng trên 67% diện tích bề mặt đất rừng. Như
vậy, với lượng vật rơi rụng hàng năm lớn, độ dầy, độ che phủ vật rơi rụng của cây
luồng cao có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái – thủy văn: (i) hạn chế sự xâm
kích của hạt mưa, nên hạn chế xói mòn bắn tóe, xói mòn mặt; có tác dụng hạn chế
sự chua hóa đất đai dưới tán rừng luồng; (ii) lượng vật rơi rụng hàng năm lớn là
nguồn bổ sung, hoàn trả dinh dưỡng (N, P, K) quan trọng cho rừng luồng, hạn chế
sự thoái hóa đất đai do khai thác quá mức; (iii) ngoài ra, nó còn có tác dụng hạn
chế sự bốc thoát hơi nước của đất rừng, tăng khả năng thấm nước của đất, v.v...
Nên ảnh hưởng ít nhiều đến sinh trưởng, phát triển của rừng luồng.
1.2.2. Nghiên cứu về quan hệ giữa điều kiện lập địa với sinh trưởng cây
luồng
Theo tác giả Ngô Đình Quế (2010) [9] khi phân hạng đất trồng rừng sản
xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm, cho biết: Các khu rừng tre
luồng sinh trưởng tốt, thường có pH ở tầng đất mặt tập trung vào khoảng:
pHH20 : 4,8 – 5,9 ;

pHKCL: 4,2-5,0


Nơi đất rừng tre luồng sinh trưởng xấu, thường đất có phản ứng chua mạnh:
pHKCL: 3,6 - 3,8 (<4,0)
Tuy nhiên rừng tre luồng có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất có độ chua
khác nhau từ pHkcl= 3,6 (chua mạnh) đến đất có pHkcl= 7,2 (trung tính) đất phát
triển trên đá vôi.
Các kết quả nghiên cứu tương quan giữa các đặc điểm của đất với mức độ
sinh trưởng khác nhau của tre luồng, cho thấy:


18
- Hàm lượng OM tổng số %, và đặc biệt là hàm lượng N tổng số % ở tầng
đất mặt có tương quan chặt chẽ theo tỉ lệ với mức độ sinh trưởng về đường kính (
Dcm) của cây luồng.
- Hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất (mg/100g)có tương quan không chặt
chẽ với sự sinh trưởng về đường kính của cây luồng.
Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng phương trình đa biến giữa sinh trưởng
đường kính với một số chỉ tiêu của đất, có dạng sau:
Y = 0,2728 + 4,2900 x1 + 0,0719 x2 + 0,0148 x3
R = 0,9497
Tron
g đó:

Y là đường kính trung bình (Dcm) của cây luồng trong rừng
X1 là hàm lượng N tổng số (%)
X2 là hàm lượng P205 dễ tiêu (mg/100g đất)
X3 hàm lượng K20 dễ tiêu (mg/100g đất)

1.2.3. Nghiên cứu tiêu chí phân chia lập địa thích hợp cho cây luồng
Khi nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng
công nghiệp tại một số vùng sinh thái của Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng

sự (2001) cũng đã có nhận định là có 4 yếu tố cơ bản chủ đạo ảnh hưởng rõ
rệt tới khả năng sinh trưởng của rừng trồng công nghiệp bao gồm: đá mẹ và
loại đất; độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn; độ dốc; thảm thực bì chỉ thị. Khi
nghiên cứu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã để phục vụ trồng rừng, Đỗ Đình
Sâm và cộng sự (2005) đã xây dựng được bộ tiêu chí và chỉ tiêu để đánh giá
gồm 6 tiêu chí với 24 chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên và 5 tiêu chí về điều kiện
kinh tế xã hội [6]).
Khi nghiên cứu phân hạng đất cho các lâm phần luồng tại Thanh Hóa,
tác giả Cao Danh Thịnh [11] cho biết: Trong các nhân tố sinh thái ảnh hưởng
đến sinh trưởng luồng có 5 nhân tố là tuổi, độ ẩm, vị trí, nguồn gốc đất và độ
dày tầng đất có ảnh hưởng lớn nhất. Phương trình quan hệ giữa sinh trưởng
đường kính gốc bụi luồng và các nhân tố này được biểu diễn bằng phương trình:


19
D0 = - 2,422 + 1,907lnA – 0,397X1 – 0,235X2 – 0,126X3 + 0,011X4
Trong đó: A: Tuổi
X3: Vị trí
X1: Độ ẩm
X4: Độ dày tầng đất
X2: Nguồn gốc đất trồng rừng
Theo Ngô Đình Quế (2010) [9] khi phân hạng đất trồng rừng sản xuất một
số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm. Tác giả cho biết các yếu tố lập địa có
ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của luồng là: Độ ẩm đất, độ dày tầng đất, độ xốp
và độ phì đất, v.v... Kết quả nghiên cứu tính chất lý hóa học đất dưới rừng trồng
luồng tốt xấu khác nhau cho thấy những tính chất có ảnh hưởng đến sinh trưởng
khác nhau. Như đất trồng luồng tốt thì độ xốp cao hơn, khả năng thấm nước tầng
mặt nhanh hơn đất trồng luồng xấu, đất rừng luồng sinh trưởng tốt có hàm lượng
sét tương đối cao thuộc loại đất có thành phần cơ giới sét nặng đến sét nhẹ, đất
rừng luồng sinh trưởng xấu có thành phần cơ giới nhẹ. Đặc biệt trên đất cát, cát

pha hoặc đất cát dính thì không thích hợp để trồng rừng luồng.
1.3. Thảo luận
* Nghiên cứu đặc điểm lập địa với cây rừng
Các công trình nghiên cứu về đặc điểm lập địa với cây rừng của các tác
giả trong và ngoài nước đã phần nào làm rõ hơn mối quan hệ giữa các đặc điểm
về điều kiện lập địa với sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên, các kết quả
nghiên cứu mới chỉ dừng ở một mức độ nhất định, còn nhiều vấn đề quan trọng
có liên quan về lập địa chưa được nghiên cứu làm sáng tỏ cho nên việc ứng
dụng lập địa vào sản xuất lâm nghiệp còn nhiều hạn chế.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập tới hầu hết các vấn đề sinh thái.
Tuy nhiên, việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất lâm
nghiệp, trong đó kinh doanh cây luồng trên các điều kiện lập địa khác nhau,
chọn được điều kiện lập địa thích hợp nhất, qua đó mang lại hiệu quả kinh
doanh cao nhất là một vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
* Nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện lập địa với sinh trưởng của
cây luồng
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện lập địa với sinh trưởng
của cây luồng là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn lập địa thích hợp nhất cho
việc kinh doanh cây luồng, hay đáp ứng các mục đích khác; ngoài ra còn là cơ


20
sở cho việc duy trì cân bằng dinh dưỡng trong đất bằng cách bón một lượng
phân tương ứng đã bị mất đi do quá trình khai thác. Điều đó có ý nghĩa quan
trọng không những nâng cao sức sản xuất mà còn góp phần tạo sự ổn định về
năng suất, chất lượng cây luồng trong cả chu kỳ kinh doanh. Trữ lượng rừng
luồng có quan hệ chặt với các nhân tố điều tra như chiều cao, đường kính,
đường kính gốc bụi, v.v… Ngoài ra, trữ lượng rừng luồng còn phụ thuộc rất
nhiều vào môi trường sinh thái, nơi mà cây luồng sinh trưởng và phát triển. Vì
vậy, cần phải khảo sát xác định quy luật quan hệ giữa các đại lượng sinh

trưởng với các nhân tố sinh thái, bởi vì các nhân tố sinh thái này thể hiện tiềm
năng sản xuất của đất trồng rừng. Cần phải xác định, lựa chọn các đại lượng
thể hiện rõ nhất cho sức sản xuất của lâm phần, đó là những đại lượng có
quan hệ mật thiết với tuổi, trữ lượng.
* Nghiên cứu tiêu chí phân chia lập địa thích hợp cho cây trồng
Xác định mức độ thích hợp cho cây trồng nói chung là quá trình xác định
mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị lập
địa và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất
với đặc điểm các đơn vị lập địa. Các nghiên cứu đã đánh giá được mức độ
thích hợp của loài cây với điều kiện nơi mọc được biểu thị thông qua các chỉ
tiêu như độ ẩm đất, độ dày tầng đất, độ xốp và độ phì tầng đất, v.v… gắn với
sinh trưởng phát triển của loài cây nơi trồng. Tuy nhiên, chưa có nhiều công
trình đi sâu vào nghiên cứu việc phân chia lập địa thích hợp cho cây luồng, có
chăng các kết quả mới chỉ dừng lại ở chừng mực nhất định. Như vậy, để
làm rõ hơn nữa các luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu các tiêu chí
phân chia lập địa thích hợp cho cây trồng nói chung, cây luồng nói riêng
cần phải thí nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, xây dựng các
OTC định vị, theo dõi đo đếm trong nhiều năm. Qua đó, làm cơ sở phân
chia mức độ thích hợp của loài cây trồng với các điều kiện lập địa nơi
mọc khác nhau, gắn với từng mục đích kinh doanh của rừng cụ thể. Như
vậy, mới có thể đánh giá tối đa sức sản xuất tiềm năng đất đai và kinh
doanh hiệu quả, bền vững các loài cây trồng.


21

Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
ơ


2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Đoan Hùng cách thành phố Việt Trì 50 km về phía Tây Bắc.
Phía Bắc giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái;
Phía Nam giáp huyện Phù Ninh;
Phía Đông giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang;
Phía Tây giáp huyện Thanh Ba và Hạ Hòa.
Huyện Đoan Hùng có tổng diện tích tự nhiên 30.244,5 ha; gồm 27 xã
và 1 thị trấn. Là một huyện trung du có địa hình thấp, tuy nhiên việc đi lại,
giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữu các xã vẫn còn gặp khó khăn.
2.1.2. Địa hình, địa thế
Đoan Hùng có địa hình đa dạng, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống suối đan
dầy. Cụ thể phân chia địa hình trong huyện thành hai kiểu chính như sau:
- Kiểu địa hình núi thấp: phân bố tập trung ở trung tâm vùng, khu vực
này địa hình thấp và ít dốc, độ cao trung bình 350m, độ dốc bình quân 20º.
Địa hình thoải dần theo hướng Đông – Tây, kiểu địa hình này thuận lợi cho
sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
- Kiểu địa hình đồi: Phân bố chủ yếu trong huyện, độ dốc quân 15º,
gồm những đồi bát úp riêng biệt hoặc liền dải. Kiểu địa hình này thuận lợi cho
trồng cây lâm nghiệp, ăn quả và cây công nghiệp dài ngày. Ngoài ra, xen giữa
các ngọn đồi là thung lũng nhỏ hẹp có thể trồng lúa hoặc cây ngắn ngày.
Nhìn chung, cả hai kiểu địa hình đều thích hợp cho trồng rừng và phát
triển cây công nghiệp dài ngày.


22
2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Nền địa chất của khu vực nghiên cứu tương đối đơn giản, chủ yếu là
các loại đá trầm tích và đá biến chất tạo ra đất feralit vàng đỏ hay đỏ vàng

phát triển trên đá phiến thạch Mica, Gnai, phiến thạch sét và sa phiến thạch.
Tầng phong hóa khá dày (trên 2m). Ngoài ra ở khu vực còn có các dạng đất
trung gian, đất dốc tụ.
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ xốp lớp đất
mặt cao, khả năng thấm nước và giữ nước tốt, độ pH từ 3,9 – 4,4, hàm lượng
chất hữu cơ tương đối cao, P2O5 và K2O ở mức trung bình.
2.1.4. Khí hậu, thủy văn
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Phú Thọ (2006 – 2011) cho
thấy, Đoan Hùng mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có
hai mùa rõ rệt: mùa Đông khô hanh kéo dài, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều.
+ Nhiệt độ trung bình năm 23.1ºC.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 12.
+ Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất vào tháng 7,
nhiệt độ trung bình 28ºC, nhiệt độ cao nhất 39ºC.
+ Lượng mưa trung bình năm: 1.878mm, mưa tập trung nhiều nhất vào
các tháng 7, 8, 9. Tháng cao nhất là tháng 8 (322 mm), tháng thấp nhất là
tháng 1 (31mm).
+ Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, cao nhất là tháng 3: 92%,
thấp nhất là tháng 12: 77%
+ Chế độ gió: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau, gió thổi mạnh thường gây mưa phùn. Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 4
đến tháng 9, gió thổi mạnh và mang theo nhiều hơi nước gây mưa nhiều.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết thuận lợi với phát triển lâm nghiệp xong
do đặc điểm địa hình và chế độ mưa hàng năm, trong vùng thường xuất hiện


23
lốc, gió xoáy kèm theo mưa đá, ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và đời
sống sinh hoạt của nhân dân.
Về thủy văn: trong vùng có hai con sông lớn chảy qua là sông Lô và

sông Chảy, ngoài ra còn hệ thống kênh mương, suối tương đối dày đặc,
thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và tưới tiêu.
Trong những năm gần đây, Đoan Hùng đã tích cực đầu tư khai thác
nguồn nước tự nhiên bằng nhiều công trình thủy lợi, hồ đập chứa nước. Tuy
nhiên, do độ che phủ rừng thấp, lưu lượng nước trong các dòng suối không ổn
định, tác dụng cung cấp nước sản xuất nông lâm nghiệp không phát huy được,
nhiều năm khô hạn gây thiệt hại cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Qua đó cho thấy, để hạn chế xói mòn đất và lũ lụt, biện pháp tốt nhất là
tăng cường trồng rừng trên các đối tượng đất trống đồi núi trọc.
2.1.5. Hệ thực vật rừng
Là vùng trung tâm Bắc Bộ, nằm giữa hai vùng sản xuất lâm nghiệp Tây
Bắc và Đông Bắc khu vực này đã từng là nơi có mặt 780 loài thực vật của 477
chi thuộc 120 họ. Trong thành phần thực vật có nhiều loài cây gỗ có giá trị
kinh tế như: Lim xanh, Lim xẹt, Chò nâu, Gội, Ràng ràng, Giổi, các loài
thuộc họ Sồi giẻ, các loài thuộc họ Tre Nứa... Dược liệu có: Ba kích, Thiên
niên kiện... Các loài trong họ Cau dừa có: Cọ, Mây...
Trải qua nhiều năm, do quá trình khai thác cạn kiệt, tập quán canh tác
nương rẫy, hiện nay phần lớn còn lại là rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục
hồi sau nương rẫy, nhiều loài cây bản địa quý hiếm đã bị tuyệt chủng.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan nghiên
cứu, trong những năm qua huyện đã khôi phục lại được một diện tích đáng kể
rừng bằng các biện pháp khoanh nuôi, cải tạo và trồng rừng mới. Hiện tại đã
có rất nhiều các lâm phần đang ở trong trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIa, IIb
đang được khoanh nuôi bảo vệ.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên ngành, khả năng phục hồi tự
nhiên ở đây có triển vọng nếu tiếp tục đi theo con đường xúc tiến tái sinh tự
nhiên kết hợp cùng với tái sinh nhân tạo với các kỹ thuật lâm sinh thích hợp.


24


Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
- Dân số, dân tộc: theo số liệu niêm giám thống kê đến tháng 12 năm
2011, dân số vùng là 107.754 người, trong đó dân số nông nghiệp: 101.247
người, dân số thành thị: 6.507 người.
Mật độ dân số trung bình 356 người/km2. Dân số phân bố không đều,
tập trung ở các thị trấn, xã vùng đồng bằng, trong khi đó một xã vùng cao hơn
mật độ dân số tương đối thấp.
Đoan Hùng có hai dân tộc anh em chung sống đan xen nhau là người
Kinh và người Cao Lan. Tuy nhiên chủ yếu là người Kinh, còn người Cao
Lan không đáng kể (dưới 2,5%), thường là chuyển từ nơi khác đến.


×