Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu xác định một số thông số hợp lý của máy băm thảm mục làm phân bón sâm ngọc linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN TIẾN ANH

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ HỢP LÝ CỦA
MÁY BĂM THẢM MỤC LÀM PHÂN BÓN SÂM NGỌC LINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Đồng Nai, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN TIẾN ANH

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ HỢP LÝ CỦA
MÁY BĂM THẢM MỤC LÀM PHÂN BÓN SÂM NGỌC LINH
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
MÃ SỐ: 60520103

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. DƯƠNG VĂN TÀI

Đồng Nai, 2014


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Sâm Ngọc Linh là loại Sâm quý ở Việt, loại Sâm này được phát hiện năm
1973 ở vùng núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về gây trồng, bảo tồn, thành phần hóa học và
dược lý của loại sâm này, các kết quả nghiên cứu cho thấy sâm Ngọc Linh là
một trong 4 loại sâm quí nhất trên thế giới. Do công dụng của sâm Ngọc linh
rất tốt cho sức khỏe của con người nên giá trị kinh tế của sâm Ngọc Linh rất
cao. Từ khi phát hiện năm 1973 cho đến năm 1995 thì loài Sâm này đã bị khai
thác cạn kiệt có nguy cơ tuyệt chủng mất nguồn gen quý hiếm này.
Đứng trước nguy cơ cây sâm Ngọc Linh bị tuyệt chủng trong tự nhiên,
trong những năm qua chính phủ và các bộ ngành đã có chủ trương bảo tồn và
phát triển loại dược liệu quí hiến này, đã có nhiều đề tài dự án cấp bộ và địa
phương để bảo tồn và phát triển sâm ngọc linh.
Hiện nay, sâm ngọc linh đã được bảo tồn thành công và đang phát triển
để trở thành hàng hóa phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, song tồn
tại lớn nhất trong quá trình phát triển mở rộng vườn sâm đó là khâu phát triển
cây giống và khâu chăm bón cho cây sâm. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
cây sâm được bón nhiều thảm mục cho chất lượng tốt, nhiều hạt và củ lớn.
Đặc điểm của Sâm Ngọc Linh là sinh trưởng và phát triển trên lớp thảm
mục trong rừng tự nhiên, do vậy phân bón cho Sâm là phải là thảm mục trong
khu rừng tự nhiên, song khối lượng thảm mục là rất hạn chế, nên hiện nay

khối lượng thảm mục này là không đủ để bón cho cây sâm, chủ yếu là chỉ sử
dụng trong vườn ươm cây giống, đồng thời công đi thu gom thảm mục này là
rất lớn, để khắc phục tồn tại này một số đơn vị đã thiết kế chế tạo dây chuyền
sản xuất phân bón cho Sâm từ thảm mục trong rừng tự nhiên. Với dây chuyền


2

sản xuất phân bón này có thể tạo ra đủ khối lượng thảm mục để bón cho vườn
sâm, từ đó có điều kiện tăng năng suất và chất lượng vườn Sâm.
Hiện nay việc nghiên cứu các máy trong dây truyền sản xuất phân bón
chưa được quan tâm, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, tối ưu các
thông số kỹ thuật của máy băm thảm mục làm phân bón cho cây sâm
Với những lý do đã được trình bầy ở trên chúng tôi chọn và thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu xác định một số thông số hợp lý của máy băm thảm
mục làm phân bón cho sâm ngọc linh".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ những lý do thực hiện đề tài đã nêu ở trên chúng tôi đặt mục
tiêu nghiên cứu là:
Xác định được các thông số hợp lý của máy băm thảm mục làm phân bón
cho cây sâm ngọc linh để tăng năng suất và giảm chi phí năng lượng riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn, trong đề tài này chỉ giới hạn các nội
dung sau:
3.1 . Thiết bị nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khảo sát các thông số của máy băm thảm
mục đó là: Các lực tác dụng lên các phần tử của dao băm, các thông số của
dao băm ảnh hưởng đến lực cắt, năng suất và tiêu hao năng lượng khi băm.
3.2 . Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một loại thảm mục phổ biến, đặc trưng trong

khu rừng tại vùng núi ngọc linh đó là cành lá, thảm mục sau khi đã được thu
gom cho vào máy băm.
4. Nội dung nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu đã trình bày ở phần trên, để đạt được mục tiêu của
đề tài chúng tôi tập trung giải quyết những nội dung sau:


3

4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nội dung nghiên cứu lý thuyết cần giải quyết các vấn đề sau:
-Xây dựng mô hình tính toán lực tác dụng lên các phần tử của dao cắt
trong quá trình băm thảm mục .
- Lập công thức tính toán lực cắt trong quá trình băm, năng suất và chi
phí năng lượng riêng trong quá trình băm thảm mục.
- Xác định chi phí năng lượng riêng, khảo sát các thông số ảnh hưởng
đến chi phí năng lượng riêng để làm cơ sở tính toán các thông số hợp lý của
máy băm.
4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu thực nghiệm để xác định năng suất và chi phí năng lượng
riêng trong quá trình băm thảm mục. Từ kết quả đó làm cơ sở để xác định một
số thông số hợp lý của máy băm, do vậy nội dung nghiên cứu thực nghiệm
bao gồm các vấn đề sau:
-Xác định một số tính chất vật lý của thảm mục trước khi mang vào
băm.
-Xác định một số tính chất cơ học của thảm mục để phục vụ cho việc
tính toán quá trình băm.
- Xác định năng suất và chi phí năng lương riêng để làm cơ sở tính toán
các thông số hợp lý của máy băm.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Dựa vào lý thuyết cắt gọt gỗ và lý thuyết tính toán máy gia công chế
biến gỗ để thiết lập công thức tính lực tác dụng lên dao cắt


4

5.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Thực nghiệm để xác định hàm mục tiêu, trên cơ sở đó thiết lập được
tương quan giữa hàm mục tiêu với tham số ảnh hưởng.
- Sử dụng phương pháp giải bài toán tối ưu để tìm ra thông số hợp lý của
máy băm.


5

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về rừng tự nhiên nơi trồng sâm ngọc linh ở tỉnh Kon Tum
Sâm ngọc linh là sảm phẩm đặc hữu của vùng núi ngọc linh, nguồn gốc
loài sâm này được phát hiện ở vùng núi ngọc linh, hiện nay tỉnh Kon Tum đã
qui hoạch 170.000 ha rừng tự nhiên để phụ vụ cho bảo tồn và phát triển loại
sâm này.
1.1.1. Điều kiê ̣n tự nhiên
Vi ̣trí điạ lý: Kon Tum là tỉnh miề n núi vùng cao, biên giới, nằ m ở phía
bắ c Tây Nguyên trong toa ̣ đô ̣ điạ lý từ 107020'15" đế n 108032'30" kinh đô ̣
đông và từ 13055'10" đế n 15027'15" vi ̃ đô ̣ bắ c.
Kon Tum có diêṇ tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiế m 3,1% diêṇ tích toàn
quố c, phía bắ c giáp tỉnh Quảng Nam (chiề u dài ranh giới 142 km); phía nam
giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía đông giáp Quảng Ngaĩ (74 km), phía tây

giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km).
Điạ hin
̉ h Kon Tum nằ m ở phía tây daỹ Trường Sơn, điạ
̀ h: phầ n lớn tin
hiǹ h thấ p dầ n từ bắ c xuố ng nam và từ đông sang tây. Điạ hình của tỉnh Kon
Tum khá đa da ̣ng: đồ i núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó:
1) Điạ hình đồ i, núi: chiế m khoảng 2/5 diê ̣n tích toàn tỉnh, bao gồ m
những đồ i núi liề n dải có đô ̣ dố c 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấ u ta ̣o
bởi đá biế n chấ t cổ nên có da ̣ng khố i như khố i Ngo ̣c Linh (có đỉnh Ngo ̣c Linh
cao 2.598 m) - nơi bắ t nguồ n của nhiề u con sông chảy về Quảng Nam, Đà
Nẵng như sông Thu Bồ n và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngaĩ như sông Trà
Khúc. Điạ hình núi cao liề n dải phân bố chủ yế u ở phía bắ c - tây bắ c cha ̣y
sang phiá đông tỉnh Kon Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có mô ̣t số ngo ̣n núi


6

như: ngo ̣n Bon San (1.939 m); ngo ̣n Ngo ̣c Kring (2.066 m). Mă ̣t điạ hình bi ̣
phân cắ t hiể m trở, ta ̣o thành các thung lũng hep,
̣ khe, suố i. Điạ hình đồ i tâ ̣p
trung chủ yế u ở huyê ̣n Sa Thầ y có da ̣ng nghiêng về phía tây và thấ p dầ n về
phía tây nam, xen giữa vùng đồ i là daỹ núi Chưmomray.
2) Điạ hình thung lũng: nằ m do ̣c theo sông Pô Kô đi về phía nam của
tin̉ h, có da ̣ng lòng máng thấ p dầ n về phía nam, theo thung lũng có những đồ i
lươ ̣n sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiề u chỗ bề mă ̣t bằ ng phẳ ng như vùng
thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầ y đươ ̣c hình thành giữa các daỹ núi
kéo dài về phía đông cha ̣y do ̣c biên giới Viê ̣t Nam - Campuchia.
3) Điạ hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Konplong nằ m
giữa daỹ An Khê và daỹ Ngo ̣c Linh có đô ̣ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao
nguyên nhỏ, cha ̣y theo hướng tây bắ c - đông nam.

Khí hâ ̣u: Kon Tum thuô ̣c vùng khí hâ ̣u nhiêṭ đới gió mùa cao nguyên.
Nhiêṭ đô ̣ trung bình trong năm dao đô ̣ng trong khoảng 22 - 230C, biên đô ̣
nhiêṭ đô ̣ dao đô ̣ng trong ngày 8 - 90C. Kon Tum có 2 mùa rõ rê ̣t: mùa mưa
chủ yế u bắ t đầ u từ tháng 4 đế n tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đế n tháng 3
năm sau. Hàng năm, lươ ̣ng mưa trung biǹ h khoảng 2.121 mm, lươ ̣ng mưa
năm cao nhấ t 2.260 mm, năm thấ p nhấ t 1.234 mm, tháng có lươ ̣ng mưa cao
nhấ t là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yế u theo hướng đông bắ c; mùa mưa, gió
chủ yế u theo hướng tây nam. Đô ̣ ẩ m trung bình hàng năm dao đô ̣ng trong
khoảng 78 - 87%. Đô ̣ ẩ m không khí tháng cao nhấ t là tháng 8 - 9 (khoảng
90%), tháng thấ p nhấ t là tháng 3 (khoảng 66%).
1.1.2. Rừng và tài nguyên rừng
1) Rừng: đế n năm 2008, diêṇ tích đấ t lâm nghiêp̣ của Kon Tum là
660.341 ha, chiế m 68,14% diêṇ tích tự nhiên. Kon Tum có các kiể u rừng
chiń h sau:


7

- Rừng lá kim nhiê ̣t đới hỗn hơ ̣p cây và lá rô ̣ng: đây là kiể u rừng điể n
hiǹ h của rừng tỉnh Kon Tum, phân bố chủ yế u trên đô ̣ cao 500 m, có ở hầ u
hế t huyê ̣n, thi ̣trong tỉnh.
- Rừng lá rộng nhiêṭ đới: có hầ u hế t trong tỉnh và thường phân bố ở ven
sông.
- Rừng thưa khô cây ho ̣ dầ u (rừng khô ̣p): phân bố chủ yế u ở huyê ̣n
Ngo ̣c Hồ i, huyê ̣n Đăk Glei (do ̣c theo biên giới Viêṭ Nam, Lào, Campuchia).
2) Tài nguyên rừng:
- Thực vâ ̣t: theo kế t quả điề u tra bước đầ u, tỉnh Kon Tum có khoảng
hơn 300 loài, thuô ̣c hơn 180 chi và 75 ho ̣ thực vâ ̣t có hoa. Cây ha ̣t trầ n có 12
loài, 5 chi, 4 ho ̣; cây ha ̣t kín có 305 loài, 175 chi, 71 ho ̣; cây mô ̣t lá mầ m có
20 loài, 19 chi, 6 ho ̣; cây 2 lá có mầ m 285 loài, 156 chi, 65 ho ̣. Trong đó, các

ho ̣ nhiề u nhấ t là ho ̣ đâ ̣u, ho ̣ dầ u, ho ̣ long naõ , ho ̣ thầ u dầ u, ho ̣ trinh nữ, ho ̣ đào
lô ̣n hô ̣t, ho ̣ xoan và ho ̣ trám. Nhìn chung, thảm thực vâ ̣t ở Kon Tum đa da ̣ng,
thể hiêṇ nhiề u loa ̣i rừng khác nhau trong nề n cảnh chung của đới rừng nhiệt
đới gió mùa, có 3 đai cao, thấ p khác nhau: 600 m trở xuố ng, 600 - 1.600 m và
trên 1.600 m. Hiê ̣n nay, nổ i trô ̣i nhấ t vẫn là rừng râ ̣m, trong rừng râ ̣m có quầ n
hơ ̣p chủ đa ̣o là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,... ở đô ̣ cao 1.500 1.800 m chủ yế u là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chec,...
̣ Nhắ c đế n nguồ n lơ ̣i
rừng ở Kon Tum phải kể đế n vùng núi Ngo ̣c Linh với những cây dươ ̣c liệu
quý như sâm Ngo ̣c Linh, đẳ ng sâm, hà thủ ô và quế . Trong những năm gầ n
đây, diê ̣n tić h rừng của Kon Tum bi ̣ thu he ̣p do chiế n tranh, khai thác gỗ lâ ̣u
và các sản phẩ m khác của rừng. Nhưng nhìn chung, Kon Tum vẫn là tin
̉ h có
nhiề u rừng gỗ quý và có giá tri kinh
tế cao.
̣


8

1.2. Tổng quan về tình hình công nghệ trồng sâm Ngọc Linh tại tỉnh Kon
Tum
Sơ đồ công nghệ nhân giống, trồng và chăm sóc cho sâm ngọc linh được
dự án thực hiện như sau:
Hạt sâm
sau khi thu
hoạch

Thu hái quả
sâm chín để
lấy hạt


Thảm mục
cành khô lá
rụng trong rừng

Xủ lý hạt
giống ( ủ, xát
vỏ, phân loại)

Thúc
mầm

Cây sâm phát
triển ra hoa kết
quả

Băm và nghiền
nhỏ cành cây lá
rụng

Gieo hạt đó
nẩy mầm vào
khay hoặc bầu

Chăm sóc cây
giống trong vườn
ươm (nhà lưới)

Chăm bón cây sâm
(bón phân, tưới nước

phũng trừ sâu bệnh)

Mang cây
giống đi trồng
trong vườn sâm

Xử lý bằng nhiệt
ẩm cho hoai mục

Phân bón cho
sâm Ngọc Linh

- Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Hạt giống sâm Ngọc Linh sau khi thu hoạch được ủ cho chín đều, sau đó
xát vỏ, rửa sạch và phân loại hạt chắc, hạt lép, sau đó hong phơi trong râm
mát để khô nước. Để cho hạt nẩy mầm tốt cần có biện pháp thúc mầm là ủ hạt
vào trong cát có độ ẩm 40-50%, tỷ lệ một phần hạt 2 phần cát, nhiệt độ môi
trường ủ hạt 18-200C, sau khi hạt nẩy mầm ta gieo hạt trong khay hoặc túi bầu
hoặc gieo trên luống trong vườn ươm. Cây sâm non được chăm bón trong nhà
lưới với điều kiện chăm sóc theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật nghiêm
nghặt), sau khi cây giống đạt yêu cầu thì đem đi trồng trong vường sâm đã
được chuẩn bị sẵn. Sau 3 năm trồng, chăm bón theo đúng quy trình, cây Sâm
cho ra hoa kết quả ( năm thứ 3 sau khi trồng, bình quân một cây sâm cho 5-7
hạt/cây và cứ như thế năm sau cây sâm lại cho ra nhiều hạt hơn, chất lượng
tốt hơn năm trước). Sau 6 tháng ra hoa kết quả ta thu hái quả, mang đi xử lý,


9

sau đó mang đi thúc mầm để cho hạt Sâm cho nảy mầm, sau đó lại gieo hạt

sâm đã nẩy mầm trong vườn ươm để tạo ra cây giống, khi cây giống đạt tiêu
chuẩn mang đi trồng. Như vậy, quy trình tạo giống, trồng chăm sóc, thu hái
hạt giống là vòng tuần hoàn khép kín. Sau mỗi chu kỳ số lượng hạt giống tăng
lên, diện tích trồng được tăng lên, như vậy sau một năm/1 chu kỳ thì diện tích
vườn Sâm tăng lên theo cấp số nhân và đáp ứng được yêu cầu mở rộng vườn
Sâm.
- Khâu cho hạt nảy mầm (ươm mầm)
Để cho hạt sâm nẩy mầm tốt nhất, tỷ lệ cao nhất thì hạt phải được xử lý
bằng nhiệt độ và độ ẩm ở trong mội trường đặc biệt và với thời gian thích hợp
nhất để tạo ra điều kiện cho hạt nảy mầm thích hợp và tốt nhất
- Khâu gieo ươm tạo cây con
Hạt sau khi nảy mầm được gieo vào trong khay hoặc trong túi bầu dinh
dưỡng, khay hoặc túi bầu này được xếp thành luống trong nhà lưới ( nhà lưới
được thiết kế có hệ thống điều khiển nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm không khí).
- Khâu chăm sóc cây giống
Cây giống trước khi mang đi trồng phải đạt yêu cầu nhất định, do vậy
cần phải chăm sóc ở trong nhà lưới để cây giống phát triển đạt yêu cầu kỹ
thuật, việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước, bón phân và che sáng hợp lý, sau
khi cây giống đạt yêu cầu nhất định thì mang đi trồng.
- Khâu trồng Sâm
Vườn Sâm được xử lý tối ưu về ánh sáng, đào và dọn sạch rể cây, cây
bụi, đá sỏi, tạo luống và hướng luống, lớp thảm mục trước khi trồng phải
được xử lý, cải tạo để tạo điều kiện tốt nhất cho cây Sâm phát triển. Việc xử
lý chủ yếu là tạo ra một lớp thảm mục với chiều dầy nhất định để tạo cho cây
Sâm có đủ khoáng chất và chất dinh dưỡng để phát triển… kỹ thuật trồng phải


10

được nghiên cứu tối ưu về mật độ, không nên trồng quá sâu cũng như quá

nông.
- Khâu chăm sóc, chăm bón
Chăm sóc, chăm bón là khâu quyết định đến năng suất, chất lượng của
vườn Sâm, chăm sóc tốt thì cây Sâm phát triển cây tốt và sẽ cho nhiều hạt
đồng thời cho năng suất củ cao. Quá trình chăm bón bao gồm bón thảm mục
cho Sâm, phun tới, giữ độ ẩm, cho cây Sâm, độ che sáng hợp lý, ngoài ra cần
phòng trừ côn trùng, sâu bệnh hại.
- Khâu sản xuất phân bón cho sâm Ngọc Linh từ thảm mục
Qui trình tạo phân bón cho sâm như sau: Cành, cây khô đổ ngả, lá rụng,
thảm thực bì, thực vật trong rừng được thu gom sau đó cho vào máy băm nhỏ
ra, sau đó cho vào máy nghiền cho nhỏ vụn. Cành cây khô lá rụng sau khi
nghiền cho vào ủ với nhiệt độ và độ ẩm nhất định. Dưới tác dụng của nhiệt độ
và độ ẩm thảm mục sẽ nhanh chóng bị hoai mục tạo ra nhiều vi lượng, khoáng
chất thích hợp cho sự phát triển của cây sâm ( trên cơ sở nghiên cứu, điều tra
khảo sát rất kỹ về điều kiện sống thích hợp của cây sâm Ngọc Linh).
- Khâu thu hoạch hạt giống
Cây sâm sau 3 năm trồng thì cho hoa và kết trái, sau 6 tháng ra hoa và kết
trái thì thu hoạch hạt, chọn quả đã chín đỏ, chắc thu hái về, sau đó ủ cho chín
đều, sát vỏ rử sạch phân loại, hong phơi, sau đó mang đi gieo ngay hoặc ủ
trong cát ẩm đếm khi hạt nẩy mầm thì mang đi gieo.
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý ở Việt Nam có tên là sâm Việt Nam, sâm
khu 5, sâm trúc có tên khoa học là Panax arliculatuc KL Dao (1973) ex Hact
Grushistky (1985). Loại sâm này được phát hiện năm 1973 ở vùng núi Ngọc
Linh thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Đã có nhiều công trình nghiên


11

cứu về gây trồng, bảo tồn, thành phần hóa học và dược lý của loại sâm này,

các kết quả nghiên cứu cho thấy sâm Ngọc Linh là một trong 4 loại sâm quý
nhất trên thế giới. Do công dụng của sâm Ngọc Linh rất tốt cho sức khỏe của
con người nên giá trị kinh tế của sâm Ngọc Linh rất cao. Từ khi phát hiện năm
1973 cho đến năm 1995 thì loài sâm này đã bị khai thác cạn kiệt có nguy cơ
tuyệt chủng mất nguồn gen quý hiếm này.
Đứng trước nguy cơ cây sâm Ngọc Linh bị tuyệt chủng trong tự nhiên,
năm 2003 Bộ Y Tế đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo
bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh lần thứ nhất, năm 2008 Bộ Y tế cũng
đã kết hợp với UBND tỉnh Kon Tum tiến hành hội thảo lần thứ hai về khai
thác, phát triển và xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam. Các ý kiến tham luận
trong hội thảo đều cho rằng nhà nước cần đầu tư dự án lớn thời gian dài để
nghiên cứu toàn diện về cây sâm quí này.
Tại hội thảo lần thứ nhất, Thứ trưởng Bộ Y Tế Trần Chí Liêm đã kết luận
cần có các dự án lớn, dài hạn và đồng bộ cho việc phát triển và bảo tồn sâm
Ngọc Linh, xây dựng chính sách quốc gia cho cây sâm ngọc Linh, tạo điều
kiện và đầu tư thỏa đáng đúng với giá trị và tầm vóc vốn có của cây sâm Ngọc
Linh.
Tại hội thảo lần thứ hai, Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng
đã có ý kiến chỉ đạo như sau: Tỉnh Quảng Nam tập trung sản xuất giống là
chính, tỉnh Kon Tum tập trung sản xuất được liệu sâm Ngọc Linh là chủ đạo.
Cần nhanh chóng phát triển sâm Việt Nam tạo ra sản phẩm hàng hóa và xây
dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh như sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, sâm Trung
Quốc. Cần tìm ra mô hình đầu tư và trồng sâm như nông lâm trường quốc
doanh, các doanh nghiệp, các hộ cá thể. Mở rộng hơn nữa đối tượng đầu tư để
trồng sâm bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.


12

Sau hai lần hội thảo quốc gia về bảo tồn và phát triển sâm ngọc Linh, đã

có một số đề tài và dự án nghiên cứu bảo tồn và phát triển sâm, song các đề tài
và dự án chỉ dừng lại ở giai đoạn bảo tồn nguồn gen và nguồn giống, Cho đến
nay chưa có dự án nào dài hạn, đồng bộ để phát triển và xây dựng thương hiệu
để đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành hàng hóa phục vụ cho nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
1.3.1. Các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học, hàm lượng các
hoạt chất và tác dụng của củ sâm Ngọc Linh
Năm1973, Nguyễn Thới Nhâm, Nguyễn Văn Bàn (Viện Dược Liệu) sơ bộ
phân tích trên SKLM so sánh sâm Việt Nam với Hồng sâm Triều Tiên và sâm
tam thất, năm 1976 Nguyễn Thới Nhâm, Lutomski, J.( Viện cây thuốc
Poznan-Balan) Phân lập 13 hợp chất saponin đặt tên K5 Việt Nam Panaxosid
1-13 tương tự như saponosid cú trong Sõm triều tiờn. Từ năm 1978-1981,
Nguyễn Thới Nhâm và các cộng sự đó nghiên cứu thành phần hóa học cơ bản
và hợp chất saponin sâm Việt Nam, xác định các acid béo, acid amin, các yếu
tố vi đa lượng v.v... Phân lập được các saponin G.Rb1,G.Rg1 và M.R2.
Năm1987 Nguyễn Thới Nhâm, Trần Công Luận, Lutomski,J. (Viện cây
thuốc Poznan- Balan). Phân lập và xác định cấu trúc 5 hợp cất saponin (
M.R2, PG.RT4, G.Rg1,G.Rd.G.Rb1), năm 1987-1990, Nguyễn Thới Nhâm
và cộng sự đó nghiên cứu thành phần hoá học trong callus sâm Việt Nam nuôi
cấy mô. Phân lập được 5 saponin và xác định được cấu trúc của PG-F11 và
VG-R1. Các thành phần khác như acid béo, acid amin, b- sitosterol,
daucosterin và các yếu tố vi đa lượng cũng được xác định.
Từ năm 1987-1990, Trần Cụng Luận, Lutomski,J.(Viện cây thuốc
Poznan-Ba lan), phân lập và xác định cấu trúc 7 polyacetylen trong sâm Việt
Nam .


13

Năm 1990, Nguyễn Minh Đức, Yamasaki K. (Viện nghiên cứu khoa học

Dược, Trường đại học Y Hiroshima - Nhật), đó phân lập và xác định cấu trúc
49 saponin trong Sõm Ngọc Linh, phát hiện 24 saponin mới, đặt tên VG.R1R24.
Từ năm 1999-2001, Vừ Duy Huấn, Yamasaki,K. (Viện nghiên cứu khoa
học Dược, Trường đại học Y Hiroshima – Nhật ), đó phân lập và xác định cấu
trúc 19 saponin trong lỏ sâm Việt Nam , phát hiện 8 saponin mới đặt tên
VG.L1-L8.
Từ năm 2001-2002, Trần Lờ Quan, Kadota,S. (Viện nghiên cứu Y học
phương đông, Trường đại học Y Dược Toyama, Nhật bản), đó phát hiện thêm
3 saponin và 1 genin trong sâm Ngọc Limh, 2 saponin mới là 20-O-MeG.Rh1 và VG-R25.
Năm 1995, Nguyễn Thị Thu Hương, K. Matsumoto, K. Yamasaki,
Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Thới Nhâm và H. Watanabe, đó nghiên cứu và
công bố Saponin chiết suất từ sâm Ngọc Linh có tác dụng giảm stress rất tốt.
Từ năm 1995-2000, Nguyễn Thị Thu Hương và các cộng sự ở Trung tâm
Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh có nghiên cứu và công bố 8 công
trình về tác dụng của Saponin được chiết suất từ sâm Ngọc Linh đối với sức
khỏe con người, kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng của Saponin là giảm
stress và tăng cường sức khỏe.
Năm 2003, Vũ Duy Huấn, K. Ohtani, R. Kasai ở Viện nghiên cứu khoa
học Dược, Trường đại học Y Hiroshima – Nhật, đó nghiên cứu và phân lập
được các cấu trúc mới của saponin trong lá cây Sâm ngọc Linh
Như vậy, cho đến nay đã có khoảng 24 công trình nghiên cứu về hoạt
chất có trong củ sâm Ngọc Linh đã được công bố trong các hội thảo, nghị
quốc tế, các công trình này đều khẳng định Sâm Ngọc Linh là loại sâm tốt
nhất trên thế giới.


14

1.3.2. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc
Linh

- Từ năm 2001- 2004, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Kon Tum
cùng với Viện Dược liệu tổ chức thực hiện đề tài " Nghiên cứu hoàn thiện
công nghệ sản xuất giống, kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển cây sâm K5
tại Kon Tum", đề tài đã nghiệm thu tháng 12/2004 đạt loại khá, kết quả của đề
tài là: bước đầu xây dựng được quy trình nhân giống cây sâm ngọc linh từ hạt,
bước đầu xây dựng quy trình kỹ thuật trồng sâm ngọc linh dưới tán rừng tự
nhiên và đã tổ chức thành công mô hình trồng cây sâm Ngọc Linh trong các
hộ nông dân tại xã Ngọc Lây, Đắc Tô, Kon Tum.
- Từ năm 2005 - 2010, Viện Dược liệu đã tiến hành triển khai Dự án cấp
Bộ Y Tế " Nghiên cứu phát triển sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et
Grushv, Araliaceae) nhằm sản xuất nguyên liệu làm thuốc", Dự án đã được
nghiệm thu, kết quả của dự án bước đầu đã đưa ra một số giải pháp kỹ thuật
nhằm phát triển cây sâm Ngọc Linh dưới giàn mái che, kỹ thuật nhân giống từ
hạt trong khay nhựa, dự án cũng đã bước đầu xây dựng được 3 ha vườn giống
gốc sâm Ngọc Linh tại trạm dược liệu Trà Lĩnh- Quảng Nam.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài và dự án trên là cở khoa học để dự án
này kế thừa, tiếp tục hoàn thiện, mở rộng sản xuất để đưa cây sâm trở thành
hoàn hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Sở Y tế Quảng Nam đã tiến hành công trình nghiên cứu "Di thực cây
sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam", kết quả nghiên cứu cho thấy cây sâm Ngọc
Linh có thể trồng được ở những nơi có độ cao 1.700 m và điều kiện khí hậu
tương tự như khu vực xã Trà Linh. Tuy nhiên, chất lượng củ sâm chưa được
nghiên cứu đánh giá.


15

Từ năm 2004 đến năm 2014, Trung tâm Sâm Ngọc Linh thuộc Công ty
TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đắk Tô - Kom Tum đẵ tiến hành dự án "
Bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh có sự tham gia của cộng đồng" với

nguồn vốn ít ỏi của chương trình 661 của Chính Phủ, Dự án trên đã được
nghiệm thu giai đoạn bảo tồn nguồn gen và nguồn giống đạt kết quả tốt.
Căn cứ vào kết quả của bảo tồn giống sâm Ngọc Linh của Công ty Lâm
Nghiệp Đắc Tô thì đến tháng 6 năm 2012 Công ty đã bảo tồn thành công
giống Sâm Ngọc Linh với diện tích vườn Sâm bảo tồn là 8ha.
Căn cứ vào kết quả đánh giá nghiệm thu của ủy ban nhân dân tỉnh Kon
Tum về diện tích vườn sâm đã được bảo tồn, cũng như kết quả báo cáo về bảo
tồn Sâm Ngọc Linh của Công ty Lâm nghiệp Đắc Tô thì khẳng định rằng
giống, gen Sâm Ngọc Linh quý hiếm đã được bảo tồn.
Kết quả bảo tồn nguồn gen và giống sâm ngọc linh của trung tâm sâm
Ngọc Linh thuộc Công ty lâm nghiệp Đắc Tô đã bước đầu xây dựng được quy
trình sản xuất cây giống sâm từ hạt, kỹ thuật trồng và chăm bón, kết quả trên
chủ yếu đúc rút từ thực tiễn trong công tác bảo tồn, chưa được nghiên cứu
toàn diện để hoàn thiện.
Từ kết quả bảo tồn thì cần phải phát triển nhân rộng để trở thành vùng
nguyên liệu hàng hóa (nguồn dược liệu chủ lực) phục vụ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu. Mặt khác, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xa` hội của bà con
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thuộc các huyện nghèo 30a và, đồng thời
cũng là mục tiêu QLBV phát triển rừng bền vững.
1.3.3. Các công trình nghiên cứu về nhân giống sâm Ngọc Linh bằng nuôi
cấy mô
PGS. TS Dương Tấn Nhựt đã thực hiện đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về
tạo giống sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô, kết quả nghiên cứu


16

của đề tài đã tạo ra được cây giống sâm Ngọc Linh bằng nuôi cấy mô, cây
giống này đã được trồng thử nghiệm ở Trung tâm Sâm Ngọc Linh thuộc công
ty lâm nghiệp Đắc Tô, kết quả quan sát cây sâm trồng từ giống nuôi cấy mô

cho sinh trưởng khác so với cây giống trồng từ hạt (cây trồng từ giống nuôi
cấy mô cho nhiều mầm, nhiều thân, củ nhỏ). Tuy nhiên cho đến nay chưa có
công trình đánh giá chất lượng củ sâm trồng từ giống nuôi cấy mô ( vì cây
mới trồng được 2 năm tuổi), để đánh giá chất lượng củ sâm cần có thời gian
(6-7 năm tuổi). Như vậy nếu chất lượng củ sâm trồng bằng giống nuôi cấy mô
tốt tương đương với giống trồng bằng hạt thì việc áp dụng phương pháp tạo
giống này sẽ tạo ra số lượng giống lớn phục vụ cho việc phát triển mở rộng
vùng trồng sâm.
Thượng tọa Thích Huệ Đăng đã tiến hành công trình nghiên cứu tạo giống
sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô, kết quả nghiên cứu đã tạo
được giống sâm bằng nuôi cấy mô và đã được cấp bằng độc quyền sáng chế
cho công trình "Quy trình trồng cây sâm ngọc linh nuôi cấy mô". Hiện nay,
cây giống nuôi cấy mô do Thượng tọa Thích Huệ Đăng đang được trồng tại
Lâm Đồng. Song cũng chưa có tài liệu công bố về chất lượng của củ sâm
trồng từ phương pháp nuôi cấy mô.
Hoàng Văn Lương - Học viện Quân y và Sang Yo Byun - Đại học Tổng
hợp Ajou - Hàn Quốc đã thực hiện công trình nghiên cứu "Nghiên cứu quy
trình tạo sinh khối tế bào rễ sâm ngọc linh". Kết quả nghiên cứu cho thấy đã
khảo sát và tìm được môi trường nuôi cấy phù hợp, đồng thời xác định được
một số yếu tố thuận lợi ảnh hưởng đến khả năng sinh khối tế bào rễ sâm Ngọc
Linh, đồng thời đã nâng cấp được quy mô nuôi cấy sinh khối tế bào sâm Ngọc
Linh trên hệ thống Bioreactor 5 lít, với tốc độ tăng trưởng sinh khối sau 10
ngày là 3 lần.


17

1.4. Công nghệ sản xuất phân bón sâm Ngọc Linh từ thảm
Hiện nay, việc bón phân cho vườn sâm Ngọc Linh là rất hạn chế do
không có thảm mục, dẫn đến lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây Sâm không

đủ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây sâm.
Để giải quyết tồn tại trên, dự án đề xuất công nghệ hệ thống thiết bị để
sản xuất phân bón cho sâm Ngọc Linh từ thảm mục, cành cây lá rụng ở trong
rừng. Với công nghệ này sẽ tạo ra khối lượng phân lớn đáp ứng yêu cầu sản
xuất hàng hóa, chất lượng thảm mục sau khi chế biến thành phân rất tốt, tạo
điều kiện cho rễ cây sâm phát triển. Sơ đồ công nghệ sản xuất phâm từ thảm
mục được thể hiện sau đây:
Cành cây lá
rụng trong
rừng nguyên
sinh

Cho máy
băm nhỏ
vụn ra

Cho vào
máy nghiền
nhỏ

ủ với nhiệt
độ và độ ẩm
để phân hủy
và hoai mục

Tạo ra phân
bón cho
Sâm

Bón cho

vườn
Sâm

Thuyết minh sơ đồ công nghệ
- Cành khô, lá khô chúng tôi thu gom ở trong khu rừng nguyên sinh nơi có
vườn Sâm hiện đang trồng.
- Để cho cành khô, lá rụng nhanh mục tạo ra thảm mục chúng tôi cho vào
máy băm để cho lá, cành nhỏ vụn ra.
- Sau khi băm nhỏ vụn sản phẩm cho vào máy nghiền để cho cành, lá khô
nhỏ vụn như mùn cưa.


18

- Sau khi cành khô, lá rụng đã được nghiền nhỏ như mùn cưa chúng tôi
đánh đống, phun nước và phủ kín bằng vải bạt sau đó phơi nắng. Dưới tác
dụng của nhiệt độ, độ ẩm sau khoảng một thời gian ngắn khoảng 1-2 tuần
mùn đã được băm ra sẽ bị phân hủy hoai mục và là phân bón rất tốt cho Sâm
Ngọc Linh.
Điểm mới của công nghệ này
- Không sử dụng hóa chất, nên không ảnh hưởng đến chất lượng của Sâm
cũng như môi trường sinh thái.
- Phân do công nghệ tạo ra hoàn toàn giống các thành phần các dưỡng
chất của thảm mục hay mùn đất tại chỗ mà các vườn Sâm hiện đang sử dụng.
- Rút ngắn thời gian hoai mục của cành khô, lá khô bằng tự nhiên.
- Tạo ra khối lượng phân bón lớn đáp ứng được yêu cầu tăng năng suất và
mở rộng diện tích vườn Sâm.
Thiết bị để thực hiện công nghệ
Để thực hiện công nghệ đã nêu ở trên, chúng tôi sử dụng một số thiết bị
sau.

a) Thiết bị băm cành lá
- Để băm cành lá cho nhỏ vụn, chúng tôi đề xuất loại máy băm dạng
trống,nguồn động lực để cho máy chạy là động cơ điện thiết bị nhỏ gọn, có
thể tháo rời thành từng bộ phận để dễ dàng di chuyển ở trong khu rừng
nguyên sinhcấu tạo của máy băm dăm được thể hiện ở hình sau:


19

6
7
5
9
1
4
2

8

3

Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo của máy băm cành khô, lá khô, thảm mục
1. Động cơ; 2. Hệ thống truyền lực; 3. Đĩa thép; 4. Dao băm ; 5.Cửa đưa
nguyên liệu; 6. Cửa ra nguyên liệu; 7. Vỏ máy; 8. Đế máy 9. Ru lô đưa
nguyên liệu vào
- Nguyên lý hoạt động: Động cơ hoạt động thông qua hệ thống truyền lực
đĩa thép quay, làm dao cắt quay, nguyên liệu cành lá khô đưa vào cửa số 5
gặp dao cắt quay với tốc độ lớn. Dao cắt băm nhỏ cành lá ra, sau khi được
băm nhỏ sản phẩm đi ra cửa số 6.
b) Thiết bị nghiền

Cành lá sau khi được băm nhỏ cho vào máy nghiền để nghiền nhỏ. Máy
nghiền được dự án đề xuất là máy nghiền ở dạng búa. Cấu tạo của máy nghiền
dạng búa được thể hiện như hình sau:
4
6
9
1
3
5

2

8

7

Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo của máy nghiền thảm mục


20

1. Động cơ ; 2. Bộ truyền lực; 3. Trống dao;

4. Búa dập;

5. Sàng;

6. Cửa nạp nguyên liệu; 7. Cửa ra sản phẩm; 8. Đế máy
- Nguyên lý hoạt động: Động cơ hoạt động, thông qua hệ thống truyền
lực trống dao quay, trên trống dao có lắp các búa đập. Khi trống dao quay búa

dập quay và tạo ra động năng lớn, nguyên liệu đưa vào cửa số 6 gặp búa dập,
các thảm mục sẽ bị dập vụn ra nát ra và đi qua sàng số 5, đi ra ngoài theo cửa
số 7, những mảnh vụn cành lá được dập liên tục đến khi nhỏ đi qua mắt sàng
ra ngoài.
Tóm lại: Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt chất và công dụng của
các hoạt chất trong Sâm ngọc Linh, đã có một số công trình nghiên cứu về
bảo tồn nguồn gen và nguồn giống sâm ngọc Linh, chưa có công trình nào
nghiên cứu thiết bị sản xuất phân bón cho sâm ngọc linh
1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu máy băm
Máy băm được sử dụng rộng rãi trong chế biến gỗ và trong chế biến thức
ăn chăm nuôi. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy băm đó là máy băm
dạng đĩa, máy băm dạng trống, máy cắt thái sử dụng trong chế biến thức ăn
chăn nuôi. Tùy theo yêu cầu và tính chất vật lý của từng loại nguyên liệu đưa
vào băm mà ta chọn dạng nghiền nào cho thích hợp.
- Trong công nghệ chế biến lâm sản máy băm dạng đĩa được sử dụng
phổ biền để băm dăm gỗ để phục vụ cho công nghệ sản xuất giấy sợi, đầu vào
của máy này là cây gỗ có đường kính ≤ 20, theo các tài liệu [46], [47], [48] thì
loại máy này đã được nghiên cứu tương đối toàn diện về kết cấu và thông số
tối ưu, các kết quả nghiên cứu đã được áp dụng để hoàn thiện máy.
- Trong công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu tre nứa, người ta thường
sử dụng máy băm dạng trống để băm tre nứa tạo ra mảnh dăm có chiều dài 24 cm, ưu điểm của loại máy băm dạng trống là cho năng suất cao, phù hợp với


21

nguyên liệu tổng hợp mềm. Theo các tài liệu [42],[44],[47], các loại máy băm
dạng trống sử dụng để băm tre nứa đã được nghiên cứu hoàn thiện, hiện đang
được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
- Trong công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi máy băm cũng được sử
dụng phổ biến, Theo tài liệu [14], máy băm thức ăn chăn nuôi dạng trống và

dạng đĩa đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước tính toán kỹ, hiện nay
trên thị trường đã có nhiều loại máy băm phục vụ cho nhu cầu sản xuất thức
ăn chăn nuôi như máy băm cỏ, rơm, máy thái và băm bèo.
- Như chúng ta đã biết mỗi một loại máy được tính toán thiết kế cho một
loại nguyên liệu nhất định, khi thay đổi nguyên liệu đầu vào thì năng suất,
chất lượng và chi phí năng lượng riêng thay đổi. Như vậy khi đối tượng đầu
vào thay đổi thì thông số hợp lý của máy cần phải tính toán lại cho phù hợp.
- Trong công nghệ sản xuất phân bón sâm ngọc linh, đối tượng đầu vào
là cành lá, thảm nục và cỏ rác, hoàn toàn khác với gỗ và tre nứa cũng hoàn
toàn khác với cỏ, rơm và bèo để làm thức ăn chăn nuôi, do vậy thiết bị băm
loại vật liệu này cần phải được nghiên cứu tính toán để xác định thông số hợp
lý.
- Hiện nay rất ít tài liệu công bố về tính toán, thiết kế chế tạo máy băm
cành lá, cỏ rác và thảm mục để là phân bón cho sâm ngọc linh.
Tóm lại: Có nhiều công trình nghiên cứu về máy băm đã được công bố
trong các tài liệu, song các công trình nghiên cứu về máy băm cành lá, cỏ rác
thảm mục làm phân bón cho sâm ngọc linh còn rất hạn chế, từ những phân
tích ở trên việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định một số thông số hợp
lý của máy băm thảm mục làm phân bón cho sâm ngọc linh" là cần thiết.


22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu dùng để băm làm phân bón cho sâm Ngọc Linh
Căn cứu vào quy trình công nghệ và yêu cầu của phân bón cho sâm
ngọc linh đã được trình bầy ở chương 1, nguyên liệu sử dụng để băm làm
phân bón cho sâm ngọc linh bao gồm:

- Cành cây đường kính < 4 cm,
- lá cây tươi và khô
- Cỏ rác thu gom trong rừng,
- Cây bụi
- Thảm mục lấy ở trong rừng

Hình 2.1: Nguyên liệu để băm làm phân bón cho sâm ngọc linh.
Kết quả điều tra khảo sát tại khu trồng sâm thuộc Trung tâm sâm ngọc
linh của Công ty lâm nghiệp Đắc Tô, chúng tôi xác định được kích thước,
chủng loại nguyên liệu để sản xuất phân bón cho sâm ngọc linh trong các khu
rừng để trồng sâm ngọc linh và thống kê ở bảng 2.1 dưới đây


23

Bảng 2.1: Chủng loại nguyên liệu để băm làm phân bón cho sâm

TT

Chủng loại

Độ ẩm

Kích thước

Tỷ lệ của các

nguyên liệu

đường kính


nguyên liệu

(%)

(cm)

(%)

1

Cành cây tươi

50

5

20

2

Cành cây gẫy mục

50

5

10

3


Lá cây tươi

50

-

20

4

Lá cây rụng

30

-

20

5

Cỏ chanh

30

-

10

6


Lau lách

45

-

5

7

Thảm mục

50

-

5

9

Cây bụi

50

3

10

Nhận xét: Căn cứu vào bảng 2.1 chúng tôi thấy loại nguyên liệu để đưa

vào máy băm là tổng hợp của nhiều loại, bao gồm lại cứng đó là cành cây có
cấu tạo thân gỗ, lá cây, cỏ rác có cấu tạo thân cỏ. Do vậy chúng tôi chọn loại
nguyên liệu tổng hợp là đối tượng để nghiên cứu tính toán xác định thông số
hợp lý của máy băm cành lá và thảm mục làm phân bón cho sâm ngọc linh
2.1.2. Tính chất vật lý của nguyên liệu dùng để sản xuất phân bón sâm:
2.1.2.1. Xác định khối lượng thể tích
Là chỉ tiêu vật lý rất quan trọng của gỗ nó ảnh hưởng đến các tính chất
cơ lý Khối lượng thể tích của nguyên liệu là tỷ số giữa khối lượng trên đơn vị
thể tích, được xác định theo công thức :

 =

m
( g/cm3)
V

Ở đây tôi tiến hành xác định khối lượng thể tích ở độ ẩm thăng bằng
(12%), khối lượng thể tích khô kiệt, công thức tính như sau:


×