Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, vân hồ, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 81 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Phòng đào tạo sau đại học cũng như của thầy giáo, cô
giáo Trường Đại học Lâm Nghiệp, Sở NN&PTNT, Chi cu ̣c Kiểm lâm tỉnh
Sơn La, nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo TS. Lê Bảo Thanh
người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền
đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ Kiểm lâm của Ban quản lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n cho tôi trong quá
triǹ h thu thâ ̣p số liê ̣u ngoa ̣i nghiê ̣p. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các
đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Trong khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Lê Hà Nguyên


ii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng trên thế giới ............ 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 7
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 10
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 10
2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu nghiên cứu ...................................... 10
2.4.2. Công tác ngoại nghiệp .................................................................. 10
2.4.3. Công tác nội nghiệp ...................................................................... 18
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, TÀI NGUYÊN
RỪNG ............................................................................................................. 21
3.1. Điề u kiêṇ tự nhiên ................................................................................ 21
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 21
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 21
3.2. Kinh tế - Xã hội .................................................................................... 22


iii


3.2.1. Dân số, lao động............................................................................ 22
3.2.2. Sản xuất nông nghiệp .................................................................... 23
3.2.3. Sản xuất lâm nghiệp ...................................................................... 24
3.2.4. Cơ sở hạ tầng, giao thông ............................................................. 25
3.3. Tài nguyên rừng ................................................................................... 26
3.3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ........................................................... 26
3.3.2. Đa dạng sinh học và phân bố khu hệ động thực vật rừng quý hiếm,
đặc hữu .................................................................................................... 28
3.3.3. Đánh giá tình hình xâm hại rừng của con người và các loài sinh vật
ngoại lai.................................................................................................... 33
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................36
4.1.Xác định thành phần loài côn trùng Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu .... 36
4.1.1. Thành phần loài ............................................................................. 36
4.2. Đánh giá tính đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài thuộc bộ
Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ............................................................. 42
4.2.1. Đa dạng loài của côn trùng Cánh cứng ......................................... 42
4.2.2. Phân bố về sinh cảnh của côn trùng Cánh cứng ........................... 44
4.2.3. Đánh giá vai trò của côn trùng Cánh cứng trong hệ sinh thái ...... 47
4.3. Mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài côn trùng
thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu .............................................. 49
4.3.1. Mô tả đặc điểm một số họ trong bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại
khu vực nghiên cứu ................................................................................. 49
4.3.2. Mô tả một số loài trong họ Cánh cứng (Coleoptera) tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................... 53
4.4. Giải pháp quản lý bảo tồn côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Vân Hồ, Sơn La. ............................... 58
4.4.1. Các giải pháp chung ...................................................................... 59



iv

4.4.2. Các giải pháp cụ thể để quản lý côn trùng gây hại và bảo tồn côn
trùng thiên địch ....................................................................................... 61
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 65
1. Kết luận ................................................................................................... 65
2. Tồn tại ..................................................................................................... 66
3. Kiến nghị ................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
Viết tắt

STT

Viết đầy đủ

1

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

2

ODB


Ô dạng bản

3

OTC

Ô tiêu chuẩn

4

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

5

STT

Số thứ tự

6

VQG

Vườn quốc gia


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số, lao động, nhân khẩu KBTTN Xuân Nha ........................... 23
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất các loại cây trồng chính ................................. 24
Bảng 3.3. Hiện trạng rừng đặc dụng Xuân Nha, phân theo xã năm 2013 ...... 26
Bảng 3.4. Sự phân bố các taxon các ngành của hệ thực vật Xuân Nha .......... 28
Bảng 3.5. Những họ có số loài nhiều nhất của hệ thực vật Xuân Nha ........... 29
Bảng 3.6. Đa dạng khu hệ động vật KBTTN Xuân Nha ................................ 31
Bảng 3.7. Những động vật quý hiếm KBTTN Xuân Nha .............................. 32
Bảng 3.8. Cấu trúc thành phần loài khu hệ thú KBTTN Xuân Nha ............... 32
Bảng 4.1: Thành phần loài và mức độ bắt gặp theo sinh cảnh côn trùng Cánh
cứng tại khu bảo tồn Xuân Nha....................................................................... 37
Bảng 4.2. Các loài côn trùng Cánh cứng thuộc nhóm thường gặp ................. 41
Bảng 4.3. Các loài Cánh cứng thuộc nhóm gặp ngẫu nhiên ........................... 42
Bảng 4.4. Thống kê loài theo họ côn trùng Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu. 43
Bảng 4.5. Thành phần loài côn trùng Cánh cứng theo các dạng sinh cảnh ...... 44
Bảng 4.6. Các loài xuất hiện ở tất cả các dạng sinh cảnh ............................... 45
Bảng 4.7. Các loài chỉ xuất hiện ở một dạng sinh cảnh .................................. 45
Bảng 4.8: Vai trò của các loài côn trùng Cánh cứng trong hệ sinh thái ......... 48


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Tỷ lệ bắt gặp các loài côn trùng Cánh cứng ................................... 41
Hình 4.2. Tỷ lệ các loài Cánh cứng theo sinh cảnh ........................................ 45
Hình 4.3: Khu vực dân cư sinh sống và canh tác nông nghiệp ....................... 46
Hình 4.4: Rừng tre nứa .................................................................................... 46
Hình 4.5: Trảng cỏ cây bụi.............................................................................. 46
Hình 4.6: Rừng phục hồi ................................................................................. 47
Hình 4.7: Rừng tự nhiên .................................................................................. 47

Hình 4.8: Tỷ lệ % Vai trò của các loài côn trùng Cánh cứng trong khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 49
Hình 4.9. Các loài trong họ Bọ hung (Scarabaeidae) ..................................... 50
Hình 4.10. Các loài trong họ xén tóc (Cerambycidae) ................................... 51
Hình 4.11. Các loài trong họ Bọ rùa (Coccinellidae) ..................................... 51
Hình 4.12. Các loài trong họ Vòi voi (Curculionidae) ................................... 52
Hình 4.13. Các loài trong họ Bọ Cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae) .............. 53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được công nhận là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh
học cao nhất thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô…
tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã
trên thế giới. Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công
nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc
tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn
thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.
Côn trùng là mô ̣t thành phầ n không thể thiế u đươ ̣c của hê ̣ sinh thái
rừng với các mă ̣t tích cực như gớp phầ n thu ̣ phấ n cho nhiề u loài cây, cung cấ p
dinh dưỡng cho các loài đô ̣ng vâ ̣t, kìm ham
̃ các sinh vâ ̣t gây ha ̣i… góp phầ n
nên cân bằ ng sinh thái. Côn trùng cũng có thể ta ̣o ra những ảnh hưởng tiêu
cực khi chúng có cơ hô ̣i phá hoa ̣i. Côn trùng là những loài bé nhỏ trong nhỏ
bé trong giới đô ̣ng vâ ̣t nhưng la ̣i đóng vai trò quan tro ̣ng trong tự nhiên và đời
số ng con người. Chúng phân bố ở mo ̣i vùng và trong mo ̣i sinh cảnh lu ̣c đia,̣
tham gia tích cực vào quá trình sinh ho ̣c trong hê ̣ sinh thái. Khoảng 1/3 loài
cây có hoa đươ ̣c thu ̣ phấ n nhờ côn trùng. Chúng thường xuyên tham gia vào
quá trình mùn hóa, khoáng hóa tàn dư thực vâ ̣t và phân giải xác đô ̣ng thực

vâ ̣t, đào xới lớp đấ t mă ̣t thải ra các viên phân giữ ẩ m ta ̣o ra môi trường hoa ̣t
đô ̣ng tố t cho vi sinh vâ ̣t góp phầ n hình thành lớp màu. Côn trùng là thức ăn
của các loài đô ̣ng vâ ̣t ăn côn trùng hoă ̣c ăn ta ̣p thuô ̣c nhiề u nhóm như thú,
chim, bò sát, ế ch nhái, cá…
Bộ Cánh cứng (Coleoptera) là bộ khá phong phú trong lớp côn trùng.
Bộ này có khoảng 350.000 loài gồm nhiều loài có hại và có ích, phân bố khá
rộng. Chúng có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới đời sống của con người
cũng như có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái môi trường tham gia


2

vào chu trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, tham gia
vào quá trình thụ phấn làm tăng suất cây trồng, làm cho đất tơi xốp, cung cấp
thực phẩm, dược phẩm, đồ trang sức,…các loài như bọ rùa, bọ Cánh cứng ba
khoang, bọ niễng…còn là thiên địch có ý nghĩa rất lớn trong kinh doanh nông
lâm nghiệp và cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó côn trùng gây ra nhiều tác
hại như làm giảm năng suất cây trồng thông qua việc ăn lá cây, ăn hoa, quả,
đục thân, rễ cây, hút nhựa… như loài Bọ dừa, Bọ hung, Xén tóc… ngoài ra
các loài Mọt gỗ tấn công gây hại đối với gỗ và các lâm sản khác gây ra thiệt
hại lớn cho ngành khai thác, chế biến và sử dụng gỗ. Khi điều tra đa dạng
thành phần loài côn trùng bộ Cánh cứng cần quan sát các đặc điểm sinh thái
tập tính, của từng cá thể cũng như quần thể loài. Khi các nhân tố môi trường
thay đổi làm cho hình dạng, kích thước, màu sắc, sinh sản, tập tính và sự phân
bố của các loài côn trùng thay đổi theo. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
quản lý nhằm góp phần tích cực vào công tác bảo tồn loài cũng như bảo tồn
đa dạng sinh học.
Ngày nay, con người đã tác đô ̣ng vào tự nhiên quá mức làm suy thoái
các nguồ n tài nguyên thiên nhiên, làm cho hê ̣ sinh thái biế n đổ i theo chiề u
hướng xấ u đi và làm giảm tính đa da ̣ng sinh ho ̣c. Mấ t rừng tự nhiên đe do ̣a

trực tiế p đế n đa da ̣ng sinh ho ̣c của Viêṭ Nam, mấ t rừng đồ ng nghiã với viê ̣c
thu hep̣ nơi cư trú của nhiề u loài đô ̣ng vâ ̣t, nhiề u loài đứng trước nguy cơ bi ̣
tuyê ̣t chủng. Đă ̣c biêṭ do các hoa ̣t đô ̣ng phun thuố c trừ sâu mô ̣t cách tràn lan,
thiế u khoa ho ̣c làm nhiề u loài côn trùng bi ̣ suy giảm và duyê ̣t vong, làm ảnh
hưởng xấ u đế n ma ̣ng lưới thức ăn trong tự nhiên, từ đó làm mấ t cân bằ ng hê ̣
sinh thái, ảnh hưởng xấ u đế n cuô ̣c số ng con người. Theo báo cáo của WWF
ta ̣i Viê ̣t Nam năm 2000 thì tố c đô ̣ suy giảm đa da ̣ng sinh ho ̣c của nước ta
nhanh hơn nhiề u so với các nước trong khu vực. Chính bằ ng những viê ̣c làm
đó con người đã vô tình làm mấ t cân bằ ng sinh thái, rố i loa ̣n trâ ̣t tự tự nhiên.


3

Vì vâ ̣y, chúng ta cầ n phải nghiên cứu đánh giá hiêṇ tra ̣ng đa da ̣ng sinh ho ̣c
mô ̣t cách đầ y đủ, từ đó làm cơ sở khoa ho ̣c để tiế n hành công tác bảo tồ n đa
da ̣ng sinh ho ̣c có hiêụ quả.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha được thành lập theo quyết định số
3440/QĐ-UBND ngày 11/11/2002 của UBND tình Sơn La với diện tích
16316.8 ha. KBTTN Xuân Nha là một hệ sinh thái quan trọng có nhiều loài
thực vật, động vật đặc hữu. Cùng với đó, các loài côn trùng cũng là một nhóm
sinh vật có sự đa dạng cao trong đó các loài côn trùng bô ̣ Cánh cứng cũng
không ngoa ̣i lê ̣. Vai trò của côn trùng Cánh cứng trong hê ̣ sinh thái rừng và
trong đời số ng con người là rấ t lớn. Chúng có tính đa da ̣ng sinh ho ̣c cao, có ý
nghiã khoa ho ̣c, kinh tế và xã hô ̣i. Tuy nhiên, côn trùng bô ̣ Cánh cứng ta ̣i nơi
đây chưa đươ ̣c quan tâm và chưa đươ ̣c các nhà khoa ho ̣c đi sâu vào nghiên
cứu, vẫn chưa có một nghiên cứu nào cụ thể nào về đă ̣c điể m sinh ho ̣c sinh
thái nào về côn trùng bộ Cánh cứng, các biện pháp quản lý và sử dụng trong
khu vực. Để quản lý hiêụ quả nguồ n tài nguyên thiên nhiên thì viê ̣c hiể u biế t
côn trùng là rấ t cầ n thiế t.
Để góp phần cung cấp thông tin khoa học làm cơ sở đề xuất các biện

pháp quản lý côn trùng nói chung và côn trùng Cánh cứng nói riêng tại khu
vực nghiên cứu, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng và đề
xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Xuân Nha, Vân Hồ, Sơn La”.


4

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Côn trùng là nhóm có số lượng loài phong phú nhất trong giới động
vật, trong lớp côn trùng thì bộ Cánh cứng Coleoptera có thành phần loài đa
dạng nhất với hơn 350.000 loài đã được biết đến. Phần lớn côn trùng vô hại,
số loài gây hại chỉ chiếm chưa đến 0,5%. Côn trùng, mắt xích quan trọng
trong chuỗi thức ăn, đảm bảo sự cân bằng sinh thái trong các hệ sinh thái
rừng.
Phầ n lớn côn trùng thuô ̣c bô ̣ Cánh cứng có hai đôi cánh, đôi cánh trước
có cấ u ta ̣o cấ u ta ̣o bằ ng chấ t sừng cứng, đôi cánh sau bằ ng chấ t màng, thường
dài hơn đôi cánh trước và ở tra ̣ng thái nghỉ đôi cánh sau thường xế p la ̣i dưới
đôi cánh trước. Miêng
̣ của các loài côn trùng thuô ̣c bô ̣ này có kiể u gă ̣m nhai,
hai hàm trên rấ t phát triể n. Côn trùng Cánh cứng thuô ̣c nhóm biế n thái hoàn
toàn. Sâu non có nhiề u hin
̀ h da ̣ng khác nhau, nhưng đa số có da ̣ng chân cha ̣y
hoă ̣c da ̣ng bo ̣ hung. Nhô ̣ng đa số là nhô ̣ng trầ n. Có nhiề u loài làm nhô ̣ng
trong đấ t và đươ ̣c bao bo ̣c bằ ng kén đấ t hoă ̣c tàn dư thực vâ ̣t. Có mô ̣t số loài
như Xén tóc, nhô ̣ng đươ ̣c bao bo ̣c bằ ng mô ̣t lớp kén mỏng. Côn trùng thuô ̣c
bô ̣ Cánh cứng thường đẻ trứng trong đấ t, trong vỏ thân cây, trong mô lá, trong
nước. Trứng có hình cầ u hoă ̣c hình bầ u du ̣c.
Thức ăn của côn trùng Cánh cứng rấ t phức ta ̣p, đa số ăn thực vâ ̣t,

nhưng cũng có nhiề u loài ăn đô ̣ng vâ ̣t, chuyên tấ n công các loa ̣i côn trùng nhỏ
khác, có loài la ̣i chuyên ăn các chấ t hữu cơ mu ̣c nát và những thi thể đô ̣ng
thực vâ ̣t, còn gồ m cả những loài côn trùng chuyên ăn các bào tử nắ m, và mô ̣t
số ít loài thuô ̣c nhóm kí sinh hoă ̣c số ng cô ̣ng sinh trong ổ những côn trùng
số ng thành xã hô ̣i. Đố i với những loài ăn thực vâ ̣t, quan hê ̣ dinh dưỡng cũng
đa da ̣ng, có thể tấ n công tấ t cả các bô ̣ phâ ̣n cây, rấ t nhiề u loài ăn ha ̣i lá, đu ̣c
thân, cành, ha ̣i hoa, quả, mô ̣t số loài đu ̣c khoét trong lá, tấ n công rễ, vỏ cây.


5

Chu kỳ số ng của Cánh cứng rấ t khác nhau, mỗi năm có từ 3 – 4 thế hê ̣ hoă ̣c
cầ n nhiề u năm để hoàn thành mô ̣t thế hê ̣.
1.1. Tình hình nghiên cứu về côn trùng bộ Cánh cứng trên thế giới
Hô ̣i côn trùng ho ̣c đầ u tiên trên thế giới đươ ̣c thành lâ ̣p vào năm 1745
ta ̣i nước Anh. Hô ̣i côn trùng ở Nga đươ ̣c thành lâ ̣p vào năm 1859. Nhà côn
trùng người Nga Keppen (1882 -1883) đã xuấ t bản cuố n sách gồ m 3 tâ ̣p về
côn trùng lâm nghiê ̣p, trong đó đề câ ̣p nhiề u về côn trùng bô ̣ Cánh cứng. Từ
những cuô ̣c du hành của các nhà nghiên cứu người Nga như: Potarin (1899 –
1976), Provorovski (1895 – 1979), Kozlov (1883 – 1921) đã xuấ t bản ra các
tài liê ̣u về côn trùng thuô ̣c bô ̣ Cánh cứng. Nhà khoa ho ̣c vi ̃ đa ̣i người Thu ̣y
Điể n Carl von Linne đươ ̣c coi là người đầ u tiên đưa ra đơn vi ̣phân loa ̣i và đã
xây dựng đươ ̣c mô ̣t bảng phân loa ̣i về đô ̣ng và thực vâ ̣t trong đó có côn trùng.
Sách phân loa ̣i thiên nhiên của ông đươ ̣c tái xuấ t bản tới 10 lầ n.
Các tác giả như Lamarck (thế kỉ 19), Handrich (thế kỉ 20), Krepton
(1904), Weber (1938) đã liên tiế p đưa ra các bảng phân loa ̣i côn trùng liên
quan đế n Mo ̣t, Xén tóc và nhiề u loài côn trùng Cánh cứng khác.
Năm 1948, A.I. Ilinski đã xuấ t bản cuố n “Phân loại côn trùng dựa vào
trứng" trong đó đề cấ p đế n mô ̣t số loài ho ̣ bo ̣ Cánh cứng ăn lá.
Năm 1965, Viê ̣n hàn lâm khoa ho ̣c Nga đã xuấ t bản 11 tâ ̣p phân loa ̣i

côn trùng thuô ̣c vào châu Âu, trong đó tâ ̣p thứ 5 chuyên về phân loa ̣i bô ̣ Cánh
cứng (Coleoptera). Trong tâ ̣p này đã xây dựng đươ ̣c bảng tra 1350 giố ng
thuô ̣c ho ̣ bô ̣ Cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae).
Năm 1987 Thái Bang Hoa và Cao Thu Lâm xuấ t bản cuố n “Côn trùng
rừng Vân Nam’’, trong đó đã xây dựng mô ̣t bảng tra của ba ho ̣ phu ̣
Chrysomelidae. Cu ̣ thể ho ̣ phu ̣ Chrysomeline đã giới thiêụ 35 loài, ho ̣ phu ̣
Alticinae đã giới thiê ̣u 39 loài và ho ̣ phu ̣ Galirucinae đã giới thiêụ 93 loài.


6

Năm 1992, Tào Thấ t Nam đưa ra các tài liê ̣u về thiên đich
̣ rấ t đáng quan tâm
là “Tạp chí Bọ rùa Vân Nam’’.
Ở My,̃ theo tài liêụ “Sánh hướng dẫn về liñ h vực côn trùng ở Bác châu
Mỹ thuô ̣c Mexico’’ của Donal. J. Borror và Richard. E. White (1970 – 1978)
đã đề câ ̣p đế n đă ̣c điể m phân loa ̣i của 9 ho ̣ phu ̣ Chrysomelidae.
Năm 1910 – 1940, Volka và Sonkling đã xuấ t bản mô ̣t tài liê ̣u về côn
trùng Bô ̣ Cánh cứng (Coleoptera) gồ m 240.000 loài, đươ ̣c in trong 31 tâ ̣p.
Năm 1965 và năm 1975, N. N Padi, A. N Boronxop đã viế t giáo trình
“Côn trùng rừng’’. Trong tác phẩ m này đã đề câ ̣p đế n nhiề u loài con trùng bô ̣
Cánh cứng ha ̣i như: Mo ̣t, Xén tóc, Sâu đinh, Bo ̣ lá...
Năm 1964, giáo sư V. N Xegolop viế t cuố n “Côn trùng học’’ có giới
thiêụ loài sâu Cánh cứng ha ̣i khoai tây Leptonotarsa decemlineata, là loài ha ̣i
nguy hiể m đố i với khoai tây và mô ̣t số cây trồ ng nông nghiê ̣p khác.
Các nhà nghiên cứu thuô ̣c Đa ̣i ho ̣c Northern British Columbia và Đa ̣i
ho ̣c Alberta đã giải mã bô ̣ gen của bo ̣ Cánh cứng đu ̣c gỗ thông, có tên tiếng
Anh là: Mountainpine beetle, và tên khoa ho ̣c là: Dendroctonus Pondersosae,
loài này phá ha ̣i các rừng trồ ng thông ở British Columbia, Canada. Đây là loài
bo ̣ Cánh cứng thứ hai đươ ̣c giải mã gen sau sự kiê ̣n giải mã gen loài “red

flour beetle’’, Tribolium confusum.
Năm 1966, Bey đã nghiên cứu, phát hiêṇ và mô tả đươ ̣c 300.000 loài
côn trùng thuô ̣c bô ̣ Cánh cứng.
Bộ Cánh cứng (Coleoptera) là một trong những bộ có các loài côn
trùng gây hại nguy hiểm cho ngành Nông Lâm nghiệp, các loài gây hại không
chỉ cho loài cây lá rộng, lá kim mà cả các loài cây công nghiệp. Trong số
những loài côn trùng đó nổi lên nhất là loài xén tóc và mọt, đây là hai loài
Cánh cứng gây hại nhiều nhất. Tác giả J.L. Gressitt, J.A. Rondon & S.von
Breuning (1970) đã mô tả khá rõ và đầy đủ về đặc điểm hình thái của một


7

giống thuộc họ Xén tóc (Cerambycidae) ở khu vực Lào, Trung Quốc và một
phần Việt Nam. Theo các nhà khoa học trên thế giới đã xác định rất nhiều loại
mọt hại vỏ cây sống làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, thậm chí còn
làm chết cây và gây ra thành dịch trong đó có 6 loài chủ yếu như: Ips
calligraphus Germar, Ips grandicollis Eichhoff, Ips avulsus Eichhoff,
Dendroctonus frontalis Zimmerman, Dendroctonus terebrans Olivier và
Dendroctonus pondesae Hopkins (Albert E.M, 2005; Clyde S.G, 1999;
Hiratsuka Y và cộng sự, 2004; Jame R.M và cộng sự,2000 ; Jeffrey M.E và
Albert E.M, 2006; Michael D.C và Robert C.W, 1983). Sự gây hại và trở
thành dịch của loài Mọt Dendroctonus pondesae Hopkins đối với thông ở
vườn quốc gia Banff thuộc bang Alberta năm 1940 – 1944 và miền tây nam
bang Alberta vào năm 1977 – 1985 thì phần lớn loài Mọt này tấn công chủ
yếu vào những cây bị tốn thương cơ giới hoặc cây sinh trưởng và phát triển
kém. Gần đây loài Mọt Tomicus piniperda đang trở thành mối nguy hiểm cho
loài thông ở các nước Châu Âu. Cho nên loài Mọt gỗ nói chung, Xén tóc và
một số loài côn trùng nguy hại khác ngày càng được quan tâm nghiên cứu bởi
những tác hại do chúng gây ra.

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 1897 đoàn nghiên cứu tổng hợp người Pháp tên là "Mission Parie"
đã điều tra côn trùng Đông Dương, đến năm 1904 kết quả đã được công bố.
Về côn trùng đã phát hiện được 1020 loài trong đó có 541 loài thuộc Bộ Cánh
cứng, 168 loài Bộ Cánh vảy, 139 loài Chuồn chuồn, 59 loài mối, 55 loài Bộ
Cánh màng, 9 loài Bộ 2 cánh và 49 loài thuộc các bộ khác. Năm 1921 Vitalis
de Salvza chủ biên tập "Faune Entomologi que de Lindochine" đã công bố thu
thập 3612 loài côn trùng. Riêng miền Bắc Việt Nam có 1196 loài.
Năm 1968 và sau này Medvedev đã công bố một công trình về Họ Bọ
lá Chrysomelidae ở Việt Nam trong đó có 8 loài mới đối với khoa học. Trong


8

cuốn "Sâu hại rừng và cách phòng trừ" của tác giả Đặng Vũ Cẩn 1973 có giới
thiệu một số loại sâu họ bọ hung hại lá bạch đàn là: Bọ hung nâu lớn
(Holotrichia sauteri Mauser); Bọ hung nâu xám bụng dẹt (Adoretus
compressus); Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp), sâu trưởng thành của nhóm
này thường sống ở trên tất cả các giống bạch đàn. Qua điều tra ở trại Long
Phú Hải - Đông Triều - Quảng Ninh cho thấy con Maladera sp gây hại bạch
đàn trắng nhiều hơn bạch đàn đỏ. Đối tượng hại của chúng là lá và ngọn non
của bạch đàn, hình thức hại là gặm lá, song ít có hiện tượng ăn hết toàn bộ lá,
vì thế các rừng bạch đàn ngay cả trong những lúc có dịch sâu cũng không xảy
ra hiện tượng bị trụi lá, chẻ cành. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do
hiện tượng ăn bổ sung của sâu mẹ. Bên cạnh đó tác giả còn cho biết thêm một
số loài sâu khác như:
+ Bọ vừng (Lepidota bioculata) chúng ăn cả cây nông nghiệp và cây
lâm nghiệp, nhất là những cây như Phượng vĩ, Muồng hoa vàng, Phi lao,
Bạch đàn chúng phân bố khá rộng ở miền Bắc đặc biệt là vùng đất cát hoặc
cát pha.

+ Bọ sừng (Xylotrupes gideon L.) thuộc Bộ Cánh cứng, bộ phụ đa
thực.Họ Bọ hung chúng ăn hại cả cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp nhưng
thích gặm vỏ non của các loại cây gỗ thuộc họ đậu như Phượng vĩ, Dương
hòe chúng phân bố rộng khắp miền Bắc.
+ Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope) cũng như bọ vừng, bọ sừng
phá hoại nhiều loại cây khác nhau và chúng cũng có phân bố rộng.
Trong giáo trình "Côn trùng lâm nghiệp" xuất bản năm 1989 của Trần
Công Loanh có giới thiệu một loài Bọ ăn lá hồi (Oides decempunctata
Billberg) thuộc họ Bọ lá (Chrysomelidae). Tác giả cho biết: Loài sâu này xuất
hiện ở rừng hồi Lạng Sơn nhất là hai huyện Văn Lãng, Tràng Định. Khi phát
dịch chúng đã ăn trụi lá hàng chục ha rừng hồi. Loài sâu này chuyên ăn hại lá
hồi, khi ăn chúng cắn thành những mảng lớn làm cho lá hồi bị hại nghiêm


9

trọng. Sâu non sau khi ăn lá lại có thể ăn cả hoa và quả do đó tác hại lại càng
lớn hơn. Các nghiên cứu về sâu ăn lá keo tai tượng và keo lá tràm gần đây
nhất được thực hiện trong các năm 1999- 2001 (Nguyễn Thế Nhã, 2000),
(Đào Xuân Trường, 2001), về keo tai tượng có công trình nghiên cứu khá
tổng quát được thực hiện ở khu vực phía bắc Việt Nam trong đó có 30 loài
sâu ăn lá đã được mô tả và được đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng, trong
30 loài này có một loài được mô tả thuộc họ Bọ lá là loài Bọ lá chấm
(Ambrostoma quadriimpressum motschulsky), đây là loài cũng đã thấy có mặt
trong tài liệu Trung Quốc tuy nhiên các nghiên cứu về loài sâu hại này còn
hạn chế. Tiếp đến là trong cuốn “Giáo trình côn trùng Nông - Lâm Nghiệp”
của tác giả Th.s Trần Kim Tuyến, Ts. Nguyễn Đức Thanh, Th.s Đàm Văn
Vinh 2008, đã giới thiệu về một số loài côn trùng bộ Cánh cứng như sâu non
của giống Calosoma thuộc họ Hành trùng (Carabidae).
Khu bảo tồ n thiên nhiên Xuân Nha có nhiều dạng sinh cảnh, nguồn

thức ăn dồi dào cho các loài côn trùng bộ Cánh cứng, cũng chính vì thế mà các
loài động vật nói chung và côn trùng bộ Cánh cứng nói riêng cũng rất phong phú
đa dạng. Hiện nay các nghiên cứu về côn trùng trong khu vực vẫn còn ít. Việc
điều tra, nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của các loài côn trùng bộ
Cánh cứng trong khu vực là rất cần thiết, hướng tới việc tạo cơ sở khoa học cho
việc đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, gắn kết
công tác bảo tồn với việc phát triển kinh tế thông qua việc nhân nuôi, buôn bán
các loài côn trùng bộ Cánh cứng có giá trị kinh tế mà không làm nguy hại đến sự
đa dạng hay tuyệt chủng của chúng ngoài tự nhiên.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về côn trùng nói chung và côn
trùng thuộc bộ Cánh cứng nói riêng cho đến nay còn ít chỉ mang tính chất
điều tra cơ bản, nhỏ lẻ, tập trung nhiều về cây nông nghiệp, cây công nghiệp,
còn nghiên cứu côn trùng trên cây Lâm nghiệp vẫn chưa được quan tâm nhiều
và các nhà nghiên cứu của Việt Nam về lĩnh vực này còn hạn chế.


10

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) và
đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài chủ yếu tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được một số biện pháp quản lý các loài côn trùng thuộc bộ
Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa điểm: Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Vân Hồ, Sơn La.

+ Thời gian: Từ tháng 4/2014 đến tháng 9/2014
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá tính đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài thuộc bộ
Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.
- Đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh
cứng tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý các loài côn trùng thuộc bộ Cánh
cứng tại khu vực nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu nghiên cứu
Kế thừa có chọn lọc tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu
vực nghiên cứu của KBTTN Xuân Nha.
2.4.2. Công tác ngoại nghiệp


11

- Chuẩn bị: Chuẩn bị bản đồ hiện trạng rừng để xác định các tuyến điều tra
điển hình, các phương tiện cần thiết cho công tác điều tra bao gồm biểu mẫu
các loại, dụng cụ đo chiều dài, đo chiều cao, dụng cụ để thu bắt mẫu vật điều
tra như lọ thuốc độc, đồ chứa mẫu, cuốc xẻng, rây đất ...
- Điều tra sơ thám:
Điều tra sơ thám thường sử dụng một số phương pháp đơn giản dựa trên
các đặc tính sinh vật học của sinh vật để nắm bắt một cách khái quát về tình
hình khu vực và các hoạt động của đối tượng nghiên cứu. Trong công tác sơ
thám, do KBTTN là rừng tự nhiên nên việc xác định các tuyến điều tra sơ bộ
được tiến hành đi theo các lối mòn có sẵn. Từ đó đánh giá hiện trạng rừng và
xác định các hướng phơi chính mỗi trạng thái rừng, hướng phơi hay địa hình
thay đổi.

- Bố trí tuyến điều tra và thệ thống các điểm điều tra:
+ Tuyến điều tra phải đại diện cho khu vực điều tra, vì vậy tuyến điều tra
được tôi lựa chọn đi qua nhiều kiểu địa hình, dạng sinh cảnh khác nhau. Khi
xác định tuyến điều tra cần phải căn cứ vào đặc điểm địa hình, đặc điểm rừng
để bố trí cho hợp lý. Các tuyến điều tra được đặt tên, đánh số thứ tự và vẽ trên
bản đồ, trong rừng tự nhiên thuộc KBTTN Xuân Nha do còn ít bị tác động
nên việc điều tra theo các tuyến song song hay nan quạt... là rất khó.
Vì vậy, trong quá trình điều tra tôi sẽ lợi dụng các con đường mòn có sẵn,
vừa thuận lợi cho việc đi lại vừa dễ dàng định hướng khi đi trên tuyến sau
này. Từ cơ sở của việc xác định tuyến điều tra trên tôi xác định được những
tuyến sau :
- Tuyến 1: Tại xã Chiềng sơn xuất phát từ bản Na tén tới bản Na tân với
chiều dài 2 km. Bố trí 2 OTC.
- Tuyến 2: Tại xã Chiềng xuân xuất phát từ bản Co phường tới bản Kho
hồng với chiều dài 6 km. Bố trí 6 OTC.


12

- Tuyến 3: Tại xã Xuân nha xuất phát từ bản Chiềng nưa tới bản Tưn chiều
dài 4 km. Bố trí 4 OTC.
- Tuyến 4: Cũng tại xã Xuân nha xuất phát từ UBND xã Xuân nha tới bản
Na hềnh chiều dài 6 km. Bố trí 5 OTC.
- Xác định các tuyến điều tra thì việc xác định các điểm điều tra cũng rất
quan trọng vì đây là nơi tiến hành thu thập mẫu. Qua khảo sát tôi xác định
tổng lập 16 OTC trên tất cả các tuyến.
Trong khu vực nghiên cứu có những dạng sinh cảnh chính như sau:
1. Dân cư sinh sống, canh tác nông nghiệp
2. Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic)
3. Trồng cây nông nghiệp

4. Rừng tre nứa
5. Rừng phục hồi sau nương rẫy
6. Rừng tự nhiên
Các OTC có đặc điểm như sau:
STT
OTC
1

2

Sinh cảnh

Độ dốc

Trồng cây nông

Bắc
10

sinh sống

Thực bì

phơi
Đông

nghiệp
Khu vực dân cư

Hướng


Đông
Bắc

Cỏ tranh, chó đẻ, dương
xỉ…
Cỏ kim đâm, cỏ tranh, sim,
mua, cỏ lào (mọc ven
đường, ven vườn)…
Cỏ kim đâm, cỏ tranh, sim,

Khu vực dân cư
3

sinh sống vs sản
xuất nông nghiệp

mua, cỏ lào (mọc ven
25 – 30

Tây Bắc đường, ven vườn, ven
ruộng lúa, ven bờ
mương)…


13

STT
OTC


Sinh cảnh

4

Thảm cỏ cây bụi

5

Rừng tre nứa

6
7
8
9
10

Thực bì

phơi

Cỏ tranh, cỏ lào, sim, mua,

Bắc

bùm bụp…

Tây

Cỏ tranh, cỏ lào, bùm bụp,


Nam

đơn buốt…

Tây Bắc

thuần loài

Phân xanh, Mâm xôi, cỏ lá
tre

Rừng phục hồi

Đông

Chuối rừng, mua, hu đay,

sau nương rẫy

Nam

sim, cỏ lào…

Rừng phục phồi

Tây Bắc Mua, bời lời, cỏ lá tre

sau nương rẫy
Trảng cỏ cây bụi
Rừng phục hồi

sau nương rẫy
Rừng tự nhiên

12

Rừng tự nhiên

13

Trảng cỏ cây bụi

14

Rừng phục hồi

16

Hướng
Đông

Rừng tre nứa

11

15

Độ dốc

Trồng cây nông
nghiệp

Rừng tự nhiên

20 - 30

Tây

Mua, chuối rừng, dương

Nam

xỉ, cỏ chít

Đông

Mua, đơn buốt, chó đẻ, ớt

Nam

sừng, cây con tái sinh

Tây Bắc
Tây
Nam
Đông
Nam
Đông
10 - 40

Bắc


Cỏ tranh, cây con, thảm
mục
Sim, mua, thảm mục, rêu
Cỏ lá tre, cỏ lào, mua
Mâm xôi, mua, chó đẻ

Tây

Cỏ lào, đơn buốt, mò bông

Nam

trắng

Đông

Thảm mục, rong rêu, cỏ

Nam

tranh, sim, mua…


14

+ Phương pháp thu thập mẫu:
Các loại côn trùng có các hoạt động kiếm ăn ở các môi trường khác nhau.
Một số loài hoạt động dưới đất như Bọ hung, Hành trùng ... một số hoạt động
kiếm ăn trên cây như Bọ rùa, Xén tóc... Vì vậy, trong quá trình thu thập mẫu
tôi tiến hành các phương pháp thu thập như sau :

+ Điều tra cây đứng:
Sau khi xác định được số lượng và vị trí OTC, cần thực hiện công việc lập
hồ sơ và kế hoạch điều tra. Các OTC được đánh dấu trên bản đồ. Chuẩn bị
dụng cụ điều tra như: địa bàn, thước dây, dao, các biểu ghi ... tiến hành công
tác điều tra.
Cách tiến hành: Điều tra thành phần loài côn trùng trên cây, tôi tiến hành
chọn cây tiêu chuẩn theo 5 mốc. Tại mỗi OTC hình tròn chọn một mốc ở tâm
của ô rồi đánh dấu 2 cây tiêu chuẩn. Từ điểm này chọn 4 mốc khác nhau theo
4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc cách điểm trung tâm 10 m. Tại mỗi mốc này
chọn 2 cây tiêu chuẩn, như vật mỗi OTC với diện tích 500 m2 tôi tiến hành
điều tra 10 cây. Cây được chọn là cây ở gần mốc nhất, cây gỗ cao hơn so với
những cây khác xung quanh. Trên mỗi cật chọn ra 5 cành điều tra theo
phương pháp chuẩn.
Sơ đồ bố trí vị trí cây tiêu chuẩn như sau:


15

Các cây tiêu chuẩn đã chọn được đánh dấu bằng cách dán giấy và kết
quả được ghi ở biểu sau:
Mẫu biểu: Điều tra thành phần các loài côn trùng Cánh cứng trên cây
Ngày điều tra.......
Người điều tra......
TT cây TC

TT loài

Tên loài

Ghi chú


1
2
+ Điều tra cây đổ:
Mỗi OTC tiến hành điều tra toàn bộ cây đổ (nếu có), tình hình sau phá
hoại phụ thuộc vào loài cây, điều kiện khí hậu, đặc điểm của OTC, phụ thuộc
vào thời gian từ lúc cây đổ cho đến khi điều tra.
Khi thu thập mẫu, kết quả được ghi vào biểu sau:
Mẫu biểu: Điều tra thành phần các loài Cánh cứng trong cây đổ
Số OTC................
Người điều tra .....
OTC

Loài côn trùng

Ngày điều tra .....
Số lượng

Các loài khác

Ghi chú

1
2
+ Điều tra thảm mục, cây cỏ và dưới đất:
Sâu dưới đất rừng bao gồm các loài sâu non của họ Bọ hung
(Scarabacidae), họ Bổ củi (Elateridae)... chuyên sống dưới đất và các loài sâu
trưởng thành họ Bọ hung cư trú và sinh sống ở lớp thảm mục. Một số loài sâu
ăn lá hoặc ký sinh vào sâu ăn lá, khi qua đông hoặc pha nhộng thường gặp
trong lớp thảm mục. Trong đất còn có thể gặp các loài côn trùng như sâu non

của họ Hành trùng (Carabidae).


16

Chuẩn bị dụng cụ: thước mét, hộp đựng mẫu bằng nhựa, cuốc xẻng đào
đất, rây đất, biểu ghi.
Cách tiến hành: để biết được thành phần, số lượng và sự phân bố của
các loài sâu, ta tiến hành điều tra trên các ô dạng bản, diện tích mỗi ô là 1 m2.
Số lượng ô dạng bản phụ thuộc vào độ chính xác, để điều tra sâu dưới đất với
mục đích điều tra tổng quan nên mỗi OTC ta lập 5 ô dạng bản.
Vị trí ô dạng bản: một ô ở vị trí trung tâm và 4 ô ở 4 hướng của OTC.
Thông thường sâu dưới đất có liên quan đến cây rừng và thường nằm ngay
trong đất dưới tán cây. Khi dùng thước mét xác định xong ô dạng bản, trước
hết dùng tay bới kỹ cỏ hay thảm mục trên mặt đất để tìm kiếm sâu, sau đó nhổ
hết cỏ, gạt thảm khô về một phía rồi cuốc lần lượt từng lớp sau 10 cm. Đất ở
mỗi lớp cuốc lên được bóp nhỏ hay dùng rây đất tìm kiếm các loài sâu, sau đó
kéo lần lượt đất về phía ngoài của ô và cứ cuốc như vậy đến lớp nào không có
sâu nữa thì dừng lại. Các mẫu vật điều tra của từng lớp được ghi chép riêng
và được ghi vào biểu sau :
Mẫu biểu: Điều tra thành phần, số lượng các loài côn trùng dưới đất
rừng
Số OTC................
Người điều tra .....
ODB

Độ sâu lớp đất

Ngày điều tra .....
Loài côn trùng


Số lượng
côn trùng

Các loài
khác

ghi chú

1
2
+ Điều tra bằng vợt bắt:
Vợt bắt là dụng cụ chủ yếu để thu thập mẫu của những loài côn trùng
thường xuyên đi chuyển mà dùng tay không bắt được. Vợt bắt làm bằng vải
màn, miệng tròn làm bằng sắt đường kính 30 cm, miệng vợt được gắn với cán


17

gỗ. Khi bắt mẫu miệng vợt hướng thẳng vào con côn trùng mình muốn bắt và
đưa đi thật nhanh, khi côn trùng đã vào trong miệng vợt thì xoay miệng vợt về
phía trước một góc α>900 sao cho miệng vợt khép kín lại để con vật bị bắt
không lọt ra ngoài được. Sau khi giữ cho con vật nằm im trong vợt, nhẹ nhàng
lấy ra khỏi vợt và tiến hành ghi chép, bảo quản mẫu thu được trong dung dịch
cồn 900. Kết quả điều tra được ghi vào biểu sau:
Mẫu biểu: Điều tra thành phần, số lượng sau bằng vợt
Số OTC................
Người điều tra .....
OTC


Số loài bắt được

Ngày điều tra .....
Tên loài

Số lượng mỗi loài

Ghi chú

1
2
+ Điều tra bằng bẫy hố:
Những loài côn trùng có tập tính di chuyển trên mặt đất. Nếu sự dụng
một số phương pháp thông thường thì khó có thể bắt được chúng, vì vậy để có
thể thu bắt được các loài côn trùng này tôi tiến hành một số loại bẫy có mồi
nhử.
Bẫy hố là loại dụng cụ đơn giản như chai lọ, hộp bia có thành nhẵn được chôn
xuống đất sao cho miệng bẫy được nằm sát mặt đất và côn trùng rơi xuống
không thoát được. Để tăng khả năng bắt côn trùng có thể cho ít nước vào bẫy,
phía trên có nắp đậy bằng sắt, gỗ hay vỏ cây... để chống mưa.
Trong bẫy hố có thể treo một số loại mồi là thức ăn ưa thích của một số
loài côn trùng có tính xu hóa. Một số loại mồi nhử như: bột mì, cám rang, gạo
rang hoặc phân một số loài động vật ...
Các loại mồi này được gói trong các túi vải thưa và được treo giữa các
hố, khi tro mồi phải chú ý không cho mồi chạm vào nước.


18

Cách đặt bẫy: trên mỗi OTC tiến hành đặt 3 bẫy, mỗi bẫy cách nhau 50

cm, bẫy có mồi cám rang. Nơi đặt bẫy do phải đào đất lên vì vậy cần tạo ra
một hiện trường giống như lúc ban đầu và miệng của bẫy phải nhô lên mặt đất
1 cm để ngăn nước mưa chảy vào. Đặt bẫy sau 2 ngày kiểm tra và thu bắt mẫu
1 lần. Kết quả được ghi ở biểu sau:
Mẫu biểu: Điều tra thành phần, số lượng sâu vào bẫy
Số OTC................
Người điều tra .....
OTC

Loại bẫy

Ngày điều tra .....
Số loài côn trùng

Tên loài

Số lượng

1
2
+ Điều tra bằng bẫy đèn:
Dùng bóng đèn trong để thu thập mẫu vào ban đêm.
Ở mỗi tuyến điều tra ta chọn 1 điểm để tiến hành. Trên các tuyến điều
tra chỉ thắp sáng ở những điểm gần khu dân cư, gần nơi gần nguồn điện. Mỗi
điểm điều tra gần khu dân cư bố trí 1 bóng đèn trong.
Đối với những điểm nghiên cứu trên các tuyến điều tra, vào ban đêm ta
dùng bóng đèn trong thắp sáng từ 19h – 23 h, dùng một tấm vải trắng chắn
một hướng, để khi côn trùng bay vào đậu trên tấm vải trắng sẽ dễ dàng phát
hiện và thu thập mẫu.
2.4.3. Công tác nội nghiệp

2.4.3.1. Phương pháp xử lý mẫu côn trùng Cánh cứng
Đối với các loài côn trùng Cánh cứng, sau khi thu thập được tiến hành
bảo quản bằng cách ngâm trong dung dịch cồn 450.
Để tiện thể cho việc quan sát, giám định mẫu tôi xử lý mẫu thành tiêu
bản (Mẫu cắm kim).


×