Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu công nghệ ép phủ mặt ván sàn công nghệ bằng ván lạng gỗ tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 110 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng kết quả của đề tài tôi thực hiện là của riêng cá nhân
tôi chưa từng để sử dụng bảo vệ một học vị, hay một nghiên cứu nào.
Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác
nhau của cá nhân và tập thể, thông tin đều được ghi trích dẫn nêu rõ nguồn gốc
và xuất xứ.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Gia Huy


ii

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến các thầy giáo, cô giáo và cán bộ Phòng đào tạo sau đại học, Khoa chế
biến lâm sản trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ công nhân viên Trung tâm thực nghiệm
và Chuyển giao công nghệ - Công nghiệp rừng, Trung tâm thí nghiệm khoa Chế
biến lâm sản thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp, Công ty sản xuất ván sàn tre Hải Dương, cùng toàn thể các bạn bè đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới NGƯT.PGS.TS. Phạm
Văn Chương, TS. Nguyễn Trọng Kiên là những người Thầy tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ trực tiếp tôi về phương pháp nghiên cứu cũng như chuyên môn trong
suốt thời gian tiến hành thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cấp lãnh đạo cơ quan, đoàn thể trường CĐN
Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tạo điều kiện để tôi được đi học tập và nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.


Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình tôi luôn tạo điều
kiện, động viên tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Gia Huy


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
MC

Tên gọi
Độ ẩm của ván

Đơn vị
%

l

Chiều dài

mm

t

Chiều dày


mm

w

Chiều rộng

mm

T

Nhiệt độ

P

Áp suất

MPa



Thời gian

Phút

L

Lượng keo tráng

g/m2


MOR

Độ bền uốn tĩnh

MPa

MOE

Mô đun đàn hồi uốn tĩnh

MPa

Độ võng sản phẩm

mm

f

0

C

Phần mềm xử lý số liệu thực nghiệm đa yếu tố

-

Gtt

Tiêu chuẩn Koren tính toán


-

Gb

Tiêu chuẩn Koren tính toán

-

Ftt

Tiêu chuẩn Fisher tính toán

-

Fb

Tiêu chuẩn Fisher tra bảng

-

Y

Hàm số

-

X1

Biến áp suất ép


-

X2

Biến lượng keo tráng

-

X3

Biến thời gian

-

X

Trị số trung bình mẫu

-

Hệ số chính xác

%

OPT

P%
s
S%

C(95%)

Sai tiêu chuẩn mẫu
Hệ số biến động

%

Sai số cực hạn của ước lượng với độ tin cậy 95%

-


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3
1.1. Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu ............. 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về công nghệ ép phủ mặt trang trí bằng ván
lạng trên thế giới ........................................................................................ 3

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ván sàn gỗ công nghiệp trên thế giới ...... 5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ván sàn gỗ công nghiệp ở Việt
Nam ........................................................................................................... 8
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 14
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 15
2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 15
2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 15
2.3.1. Các yếu tố cố định ......................................................................... 15
2.3.2. Các yếu tố thay đổi ........................................................................ 17
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 18
2.5. Phương pháp nghiên cứu . .................................................................... 18
2.5.1. Phương pháp kế thừa ..................................................................... 18
2.5.2. Phương pháp thực nghiệm............................................................. 19


v

2.5.3. Phương pháp so sánh ..................................................................... 22
CHƯƠNG 3 CỞ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................... 23
3.1. Các phương pháp dán phủ bề mặt cho ván sàn gỗ công nghiệp .......... 23
3.1.1. Tráng keo và tổ hợp xếp phôi ........................................................ 23
3.1.2. Công nghệ dán ............................................................................... 24
3.1.3. Khuyết tật dán .............................................................................. 26
3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng trang sức bằng ván lạng gỗ tự
nhiên ............................................................................................................ 29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM........................... 42
4.1. Tiến hành thực nghiệm tạo ván sàn...................................................... 42
4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị ............................................................. 42

4.1.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu ............................................................... 43
4.1.3. Tiến hành thực nghiệm dán phủ mặt tạo ván sàn .......................... 44
4.1.4. Cắt mẫu và kiểm tra các tính chất của ván sàn ............................. 45
4.2. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 48
4.2.1. Kết quả xử lý tương quan với hàm độ bền uốn tĩnh của ván sàn gỗ
sau trang sức ............................................................................................ 48
4.2.2. Kết quả xử lý tương quan với hàm độ bền kéo của lớp mặt ván sàn
gỗ sau trang sức ....................................................................................... 49
4.2.3. Kết quả xử lý tương quan với hàm mức độ tràn thấm keo (vết
loang keo) lớp mặt ván sàn gỗ sau trang sức ......................................... 50
4.3. Xác định giá trị thích hợp của các thông số P, L và τ .......................... 50
4.3.1. Giải bài toán tối ưu ........................................................................ 50
4.3.2. Xác định các giá trị thực của các thông số ảnh hưởng đến một số
tính chất của ván sau ép phủ mặt............................................................. 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT
Bảng 1.1

Trang

Kích thước ván sàn gỗ công nghiệp theo tiêu chuẩn Nhật

Bản JAS - SE - 07

7

Bảng 2.1

Đặc điểm kỹ thuật của keo dán EPI 1915/1999

16

Bảng 2.2

Mã hoá của các thông số đầu vào

20

Bảng 2.3

Ma trận thí nghiệm Hartley

21

Bảng 3.1

Quan hệ giữa tỷ lệ thấm keo và chiều dày ván lạng

36

Bảng 4.1


Độ bền kéo lớp măt ván với các chế độ ép

53

Mức độ tràn thấm keo (vết loang keo) lớp ván mặt với

54

Bảng 4.2
Bảng 4.3

các chế độ ép
Độ bền uốn tĩnh của ván sau ép phủ mặt với các chế độ ép

55


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

Hình 1

Cấu tạo ván sàn công nghiệp dạng lớp


1

Hình 2

Ván lạng gỗ dùng trong dán phủ mặt trang sức

2

Hình 1.1
Hình 1.2

Hình ảnh ứng dụng công nghệ ép phủ mặt trang sức bằng
ván lạng vào sản phẩm

4

Một số hình ảnh ván sàn công nghiệp đã được nghiên cứu
đưa vào sử dụng trong các điều kiện môi trường khác nhau

7

Hình 1.3

Ván sàn gỗ công nghiệp sử dụng trong không gian sống

13

Hình 3.1

Hình ảnh không dính hoặc bong cục bộ của ván dán phủ mặt


27

Hình 3.2

Hình ảnh ván lạng bị nứt trong quá trình gia công

28

Hình 3.3

Sơ đồ ảnh hưởng các yếu tố đến chất lượng trang sức

29

Hình 3.4

Hình ảnh keo thẩm thấu lên lớp mặt vật dán trang sức

30

Hình 3.5

Quá trình bóc gỗ tạo ván

38

Hình 3.6

Quá trình lạng gỗ tạo ván


40

Hình 3.7

Quá trình bóc lạng kết hợp tạo ván

41

Hình 4.1

Sơ đồ thực nghiệm ép lớp mặt trang sức

44

Hình 4.2

Máy đo độ dán dính màng trang sức của ván sàn

46

Hình 4.3

Phương pháp kẻ ô kiểm tra vết loang keo

46

Hình 4.4

Sơ đồ thử độ bền uốn tĩnh


48


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ván sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu composite gỗ. Thông thường,
ván sàn gỗ công nghiệp cấu tạo lớp giữa có kết cấu dạng MDF, HDF hoặc
được làm từ gỗ xẻ, vàn ghép thanh, lớp mặt là các lớp ván mỏng hoặc giấy
trang trí. Công nghệ sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp chú trọng vào vật liệu
dán phủ bề mặt, đó là lớp vật liệu mỏng ở bên trên cùng có tác dụng bảo vệ và
trang sức cho lớp lõi. Một lớp vật liệu mỏng khác ở phía dưới có tác dụng
chống hút ẩm, tạo sự cân bằng với lớp mặt trang trí chống được sự cong vênh.

Lớp ván mă ̣t/trang trí
Lớp ván lõi/chiụ lực
Lớp đáy/cân bằ ng lực
Hình 1. Cấu tạo ván sàn công nghiệp dạng lớp

Ván sàn gỗ công nghiệp có nhiều tính ưu điểm như là: giảm được sự
cong vênh, nứt nẻ; bề mặt ván có nhiều dạng màu sắc và dạng vân thớ gỗ
khác nhau; sử dụng được ở nhiều môi trường khác nhau; giá thành sản phẩm
của ván sàn gỗ công nghiệp giảm hơn nhiều so với ván sàn gỗ tự nhiên ở cùng
một cấp chất lượng sản phẩm.
Qua khảo sát một số loại ván sàn công nghiệp trên thị trường hiện nay,
lớp phủ mặt cho ván sàn chủ yếu là giấy trang trí hoặc lớp phủ là keo
Melamine. Ván sàn phủ mặt bằng ván lạng gỗ tự nhiên còn hạn chế. Đặc biệt
hơn là nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, nhất là thị hiếu tiêu dùng của
người Việt Nam rất thích sử dụng gỗ tự nhiên bởi nhiều lý do như: gỗ tự

nhiên có màu sắc và vân thớ đẹp; một số loài gỗ tự nhiên do điều kiện sinh
trưởng mà tạo ra gỗ có cấu tạo đặc biệt về vân thớ gỗ, để lại trên bề mặt của
sản phẩm hình ảnh rất đẹp và hiếm có; ngoài ra gỗ tự nhiên còn rất sang trọng,
tạo cảm giác thân thiện, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.


2

Dưới đây là hình ảnh ván lạng gỗ của một số loài gỗ có cấu tạo khác nhau

Hình 2. Ván lạng gỗ dùng trong dán phủ mặt trang sức

Phủ mặt ván sàn công nghiệp bằng ván lạng gỗ tự nhiên thực chất là
trang sức cho mặt ván sàn bằng ván lạng gỗ, tạo ra sản phẩm ván sàn gỗ công
nghiệp có bề mặt giữ nguyên được những tính ưu điểm nổi bật vốn có của gỗ
tự nhiên.
Công nghệ ép phủ mặt ván sàn công nghiệp bằng ván lạng gỗ đòi hỏi
phải đảm bảo được các yêu cầu như là: Bề mặt ván phẳng nhẵn, vết nứt trên
mặt ván trang trí không có hoặc vết nứt nhỏ số lượng không đáng kể; mối liên
kết màng keo giữa lớp nền và lớp ván lạng trang trí đảm bảo liên kết tốt; bề
mặt lớp ván lạng giữ nguyên được màu sắc và vân thớ ban đầu; hạn chế,
không làm tăng sự cong vênh của lớp cốt nền.
Xuất phát từ những lý do trên để góp phần xây dựng và xác lập cơ sở lý
thuyết và thực tiễn trong sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp, tôi thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu công nghệ ép phủ mặt ván sàn công nghiệp bằng ván lạng gỗ
tự nhiên"


3


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về công nghệ ép phủ mặt trang trí bằng ván
lạng trên thế giới
Công nghệ ép phủ mặt trang trí bằng ván lạng là một quá trình kỹ thuật
dán, bọc bề mặt trang sức cho sản phẩm là lớp cốt nền bằng ván lạng.
Ván trang trí là ván lạng gỗ, ván lạng gỗ kỹ thuật, giấy tạo vân.
Lớp cốt nền cũng rất đa dạng và phong phú, lớp cốt nền là gỗ, ván ghép
thanh, ván dán, ván dăm, ván MDF, ván HDF, ván LVL [21].
Công nghệ ép phủ mặt trang trí bằng ván lạng làm cho bề mặt lớp cốt
nền bền đẹp hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ, đa dạng hóa sản phẩm, mở
rộng phạm vi ứng dụng của các sản phẩm gỗ trong xây dựng, nội thất, văn
phòng, kiến trúc.
Ván lạng gỗ, ván lạng gỗ kỹ thuật được tạo ra bởi công nghệ cắt, bóc từ
gỗ tự nhiên tạo ra ván lạng. Ván lạng có rất nhiều ưu điểm nổi bật như là:
Nâng cao giá trị sử dụng gỗ; sử dụng tiết kiệm các loại gỗ quý hiếm, gỗ có
vân thớ đẹp, các loài gỗ có cấu tạo đặc biệt do điều kiện sinh trưởng tạo
thành; đa dạng hóa các sản phẩm từ gỗ.
Công nghệ ép phủ mặt trang trí bằng ván lạng trên thế giới đã được
quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Nhiều nước đã nghiên cứu, phát triển và ứng
dụng thành công, trong công nghệ ép phủ mặt trang trí bằng ván lạng điển
hình như các nước: Australia, New Zealand, Thụy Điển, Đức, Nhật [18],[21].
Sản phẩm ép phủ mặt trang trí bằng ván lạng rất đa dạng về chủng loại
và sản phẩm. Nhưng tập chung chủ yếu ở hai loại sản phẩm chính là trong xây
dựng và trong trang trí.


4


Trong xây dựng: công nghệ ép phủ mặt trang trí được ứng dụng để tạo
ra các sản phẩm ván dán, ván LVL.
Trong trang trí: công nghệ ép phủ mặt trang trí bằng ván lạng được ứng
dụng tạo ra các sản phẩm trong kiến trúc, trong đồ mộc nội thất, trong văn
phòng và trang trí cho các sản phẩm ở dạng tấm [21].
Dưới đây là một số hình ảnh sản phẩm được trang sức bằng phương
pháp bọc, dán phủ mặt ván lạng gỗ, ván lạng gỗ kỹ thuật.

Hình 1.1. Hình ảnh ứng dụng công nghệ ép phủ mặt trang sức bằng ván lạng
vào sản phẩm


5

Trên thế giới đã có nhiều nước quan tâm nghiên cứu, phát triển, trong
đó phải kể đến như Đức là một trong nhiều nước rất quan tâm đến công nghệ
ép phủ mặt trang sức bằng ván lạng. Ngành công nghiệp gỗ trang trí của Đức
đã xác định là phải phát triển ngành công nghệ dán phủ mặt trang sức bằng
ván lạng. Mục tiêu được đưa ra là nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành
công, công nghệ ép phủ mặt trang sức bằng ván lạng, đảm bảo đứng hàng đầu
về chất lượng sản phẩm [6],[18], [21].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ván sàn gỗ công nghiệp trên thế giới
Ván sàn gỗ công nghiệp là sản phẩm ván sàn được cấu tạo dạng lớp
gồm có lớp cốt nền và lớp mặt trang trí. Ván sàn được sử dụng lát nền nhà, ốp
tường thay thế cho gạch lát nền, ốp tường của các công trình xây dựng. Sàn
gỗ công nghiệp có ưu điển là tạo được sự ấm cúng và sang trọng như sàn gỗ
tự nhiên, giá thành sản phẩm không cao hơn so với gạch ốp lát. Ngoài ra sàn
gỗ công nghiệp còn hạn chế được các nhược điểm như cong vênh, nứt nẻ của
sàn gỗ tự nhiên.
Trên thế giới, sàn gỗ công nghiệp đã được đưa vào sử dụng rộng rãi cách

đây khoảng 15 năm, những nước đi đầu trong việc sử dụng loại vật liệu này là
Đức, Thuỵ Điển, Ý, Phần Lan, Mỹ, Nhật Bản. Sàn gỗ công nghiệp có ưu điểm:
chống mối mọt, cong vênh, đảm bảo độ bóng và sự đồng đều về sản phẩm nên
thuận lợi khi thi công với số lượng lớn. Ngoài ra gỗ công nghiệp còn có lợi thế
độ bóng cao, nhiều màu sắc và vân thớ đẹp. Hiện nay, trên thị trường thế giới
đã xuất hiện nhiều ván sàn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là ván sàn được sản
xuất từ bột gỗ (chiếm 65 - 85%), còn lại là chất phụ gia, chất làm cứng, chống
ẩm. Theo nguồn tài liệu số, các loại hình sản phẩm này đều được áp dụng công
nghệ máy móc thiết bị của Châu Âu như (Đức, Ý, Pháp, Thụy Sỹ) loại HDF


6

được (High Density Fibre board) được sản xuất từ Đức; dạng Three layer
flooring được sản xuất ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia [18].
Trên thế giới cũng có một số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng các
thông số chế độ ép đến chất lượng ván.
- O. Unsal (2007), Cơ gỗ và Công nghệ, Khoa Nông Lâm, Đại học
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đã nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất ép và nhiệt độ ép
đến độ ẩm và biểu đồ phân bố mật độ theo chiều dày của sản phẩm đến ván
ghép dạng lớp từ gỗ Thông. Tác giả đã khẳng định rằng: khi ép nhiệt, áp suất
ép có ảnh hưởng đáng kể đến tính chất vật lý và độ bền cơ học của sản phẩm
(thể hiện rõ nhất thông qua biểu đồ profile mật độ theo chiều dày của ván).
- J. Hrázský, P. Král (2007), Khoa lâm nghiệp và công nghệ gỗ, Đại học
Nông Lâm cộng hòa Séc, đã nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số chế độ
ép cho ván dán chịu ẩm, sử dụng gỗ Spruce (Vân san). Kết quả nghiên cứu đã
xác định, các tham số chế độ ép là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm.
- Tiêu chuẩn JAS - SE - 7 (Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản cho ván
sàn công nghiệp): Ván sàn công nghiệp dạng composite lớp, chiều dày các lớp
phủ mặt không nhỏ 1/3 chiều dày sản phẩm.

- Các công ty chuyên sản xuất và kinh doanh ván sàn công nghiệp nổi
tiếng trên thế giới như: Vohringer, Classen, Witex, Kronotex, Unifloors (CHLB
Đức), Pergo, Janco (Thụy Điển, Malaysia), Alsapan (Pháp), Lasi (Trung Quốc),
Gago (Hàn Quốc), đã cho ra thị trường nhiều loại mẫu mã, kích thước sản phẩm
khác nhau với chất lượng tốt, giá thành thấp như: Sồi, Tếch, Xoan đào, Gõ đỏ;
vân có nhiều loại bề mặt như: Sần nhẹ, sần nặng, vỏ trứng, thô mịn [15].
Tại Nhật Bản, theo tiêu chuẩn nông nghiệp Nhận Bản (JAS - SE - 07)
thì loại hình ván sàn công nghiệp bao gồm kích thước sau:


7

Bảng 1.1. Kích thước ván sàn gỗ công nghiệp theo tiêu chuẩn Nhật Bản
JAS - SE - 07

Kích thước

Cấp độ kích thước

Đơn vị

Chiều dày

3, 6, 8, 9, 12, 15, 18

mm

Chiều rộng

75, 90, 100, 110, 150, 220, 240, 300, 303


mm

Chiều dài

240, 300, 303, 900, 1800, 1818

mm

Để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt đang được bán trên
thị trường như hiện nay đã có rất nhiều những công trình được các nhà công
nghệ có chuyên môn nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của
sản phẩm như: nhiệt độ ép, thời gian ép, áp suất ép.
Sau đây là một số hình ảnh về các loại sản phẩm ván sàn công nghiệp
đã được nghiên cứu đưa vào sản xuất hiện đang bán trên thị trường.

Hình 1.2. Một số hình ảnh ván sàn công nghiệp đã được nghiên cứu đưa vào sử
dụng trong các điều kiện môi trường khác nhau


8

1.1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ván sàn gỗ công nghiệp ở Việt
Nam
Việt Nam là một trong nhiều nước đang phát triển, nhu cầu xây dựng
nhà ở chung cư, các căn biệt thự cao cấp ngày càng tăng cao, đặc biệt là tập
chung ở những khu đô thị. Các sản phẩm phục vụ trong xây dựng rất phong
phú và đa dạng, nhiều nhất phải kể đến là các sản phẩm phục vụ ốp lát tường,
nền nhà trong công trình xây dựng như gạch lát nền nhà, gạch ốp tường, ván
sàn lát nền, ốp tường, ván làm trần nhà. Trước đây, nhu cầu lát sàn gỗ hầu

như chỉ xuất hiện ở những căn biệt thự hoặc nhà cửa được xây dựng cao cấp
thì hiện nay thị trường đang ngày càng mở rộng đối tượng sử dụng. Đời sống
vật chất ngày càng tăng cao, nhu cầu làm đẹp căn nhà cũng được nhiều người
chú ý, nhiều người bắt đầu xoay qua sử dụng gỗ lát sàn để tăng thêm vẻ sang
trọng và khẳng định giá trị cho căn nhà. Ấm áp vào mùa đông và mát mẻ với
mùa hè, ván sàn công nghiệp có màu sắc vân thớ phong phú đa dạng tạo được
thẩm mỹ cho căn phòng. Bên cạnh việc tạo ra nhiều mẫu mã, sàn gỗ công
nghiệp hiện nay đã có những cải tiến kỹ thuật để phù hợp với khí hậu Việt
Nam, có thể chịu được độ ẩm lên đến 80%, bề mặt được xử lý cho nên có độ
bền lâu, khả năng chịu va đập và khả năng chống xước rất cao. Và việc lắp
đặt cũng khá dễ dàng với kết cấu mộng kép không phải dùng keo, với các
mộng khoá đặc biệt làm cho liên kết giữa các tấm kín khít và luôn bền vững
với thời gian [25],[26].
Ván sàn công nghiệp ở Việt Nam cũng đã được phổ biến và đưa vào sử
dụng khoảng 7-8 năm gần đây. Nhưng thực tế cho thấy thị trường các loại
ván lát sàn ngày càng phát triển nhanh chóng, sản lượng tiêu thụ tăng nhanh
mỗi năm vào khoảng 20-30%. Theo thống kê sơ bộ, có đến 80% các căn hộ
chung cư cao cấp mới xây dựng sử dụng sàn gỗ nhân tạo và có đến 50% các
công trình nhà dân dụng mới xây lựa chọn ván sàn gỗ nhân tạo do giá thành


9

hợp lý, giá trị sử dụng cao, rất nhiều công trình nhà dân dụng đang ở và chung
cư cũ nâng cấp từ sàn gạch men lên sàn gỗ công nghiệp do giá trị sử dụng cao,
giá thành hợp lý và quá trình sửa chữa nâng cấp đơn giản, thuận tiện [25].
Thị trường ván sàn ở Việt Nam khá sôi động và ngày càng phát triển,
hiện có khoảng 30 hãng nổi tiếng giới thiệu và cung cấp sản phẩm tới khách
hàng. Các sản phẩm ván sàn gỗ đa dạng về chủng loại và kiểu cách, từ sản
phẩm được sản xuất trong nước đến sản phẩm nhập ngoại. Sàn gỗ công

nghiệp ngoại chủ yếu nhập khẩu từ Châu Âu và Châu Á với khoảng trên 15
nhãn hiệu khác nhau. Các loại sàn gỗ công nghiệp có giá từ 200.000-900.000
VNĐ/m2 sàn tuỳ loại, tuỳ hãng và công nghệ sản xuất sàn [26].
Bên cạnh đó sản lượng xuất khẩu cũng tăng rất nhanh. Thống kê đến
nay cho thấy, trong ngành chế biến gỗ Việt Nam có khoảng 2.500 doanh
nghiệp đang hoạt động, trong đó có 250 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, chủ yếu tập trung ở thị trường hàng ván sàn gỗ công nghiệp và chiếm
giữ 46% tỷ trọng xuất khẩu của ngành/năm. Năm 2009 trong số 4 tỷ USD
xuất khẩu đồ gỗ thì mặt hàng đồ gỗ trong nhà chiếm đến 2 tỷ USD, đặc biêt là
sàn gỗ công nghiệp. Trong nước cũng đã có một số nhà máy sản xuất ván
sàn không những cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu
ra nước ngoài. Có thể kể đến như: sản phẩm của tập đoàn Hoà Phát (Hà
Nội), sản phẩm của The Bamboo Factory (Hải Dương), Công ty cổ phần
sản xuất và thương mại Lạng Sơn và một số làng nghề truyền thống về
mây tre đan tại Hà Nội, công ty Tre công nghiệp Tiến Phát (Hà Nội)
cũng đã và đang sản xuất ván sàn [25].
Tóm lại, tại Việt Nam sàn gỗ công nghiệp đã khẳng định vị trí của
mình nhờ những tính năng ưu việt hơn những loại vật liệu thông dụng khác.
Sàn gỗ công nghiệp không những đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, vân gỗ
mà còn rất bền vững với thời gian. Nhưng để thỏa mãn nhu cầu của thị trường


10

trong nước cũng như ngoài nước về sản phẩm ván sản không chỉ đảm bảo
chất lượng, mẫu mã đa dạng mà cần giá cả hợp lý. Trong những năm gần đây,
song song với việc phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, nước ta đã có
nhiều công trình nghiên cứu về ván sàn công nghiệp, mà tập trung chủ yếu là
các công trình nghiên cứu của trường Đại học Lâm nghiệp như [25],[26],[27].
Năm 2007, nhóm tác giả tiến sỹ Lê Xuân Phương, Thạc sỹ Nguyễn

Văn Thuận, và thạc sỹ Phan Duy Hưng đã nghiên cứu một số công trình về
dán dính tre – gỗ làm ván sàn: Đánh giá khả năng dán dính giữa gỗ Keo tai
tượng và luồng, nứa từ keo dán PVAc và keo U-F; đánh giá khả năng dán
dính giữa keo lá tràm và luồng, nứa từ keo PVAc và keo U-F; đánh giá khả
năng dán dính giữa gỗ Keo lai và Luồng, nứa từ keo PVAc và keo U-F; đánh
giá khả năng dán dính giữa MDF và luồng, nứa từ keo PVAc và keo U-F. Từ
đó tác giả đã đưa ra được độ bền kéo trượt màng keo của các liên kết trên từ 2
loại keo trên.
Nguyễn Văn Đô (2007) đã nghiên cứu “Nghiên cứu tạo ván sàn (dạng
Three layer flooring) từ nguyên liệu gỗ rừng trồng”, tác giả đã kết luận ván
sàn được tạo ra từ nguyên liệu keo lá tràm và trám hồng đã đáp ứng được tiêu
chuẩn ván sàn với các thông số: khối lượng thể tích 0,62g/cm3, độ bền dán
dính (chiều dài vết tách) 29,05 mm, độ võng do uốn theo chiều dọc 7 mm [8].
Nguyễn Thanh Nghĩa (2008), đã nghiên cứu “Đánh giá khả năng sử
dụng keo PVAc và keo EPI trong sản xuất ván sàn công nghiệp dạng three
layer flooring”, tác giả kết luận rằng 2 loại keo PVAc và EPI đều có thể sử
dụng trong sản phẩm ván sàn công nghiệp. Sản phẩm làm từ EPI cho chất
lượng tốt, độ bền dán dính cao, khả năng chịu ẩm nhiệt tốt và có độ trương nở
chiều dày nhỏ. Sản phẩm làm từ keo PVAc cũng có độ trương nở chiều dày
nhỏ, độ ẩm, độ đồng phẳng đạt yêu cầu nhưng khả năng chịu ẩm nhiệt kém.


11

Nguyễn Hoàng Thanh Phong (2008) đã nghiên cứu “Nghiên cứu, khảo
nghiệm và đánh giá khả năng tạo ván sàn công nghiệp tre và MDF”, tác giả
kết luận sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu của ván sàn công nghiệp theo
tiêu chuẩn JAS-SE-7.
Trần Minh Tới (2008), đã nghiên cứu “Nghiên cứu xác định tỷ lệ kết
cấu của ván sàn công nghiệp tre - gỗ”, tác giả đưa ra kết luận: Bước đầu đánh

giá được các thông số chất lượng cũng như thông số công nghệ để tạo ra sản
phẩm. Kết cấu sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến độ cong vênh của sản phẩm.
Đối với ba kết cấu mà đề tài đưa ra thì kết cấu R2 = 23% (tre - gỗ keo lá tràm
- giấy cân bằng lực) đảm bảo được yêu cầu tốt nhất về tiêu chuẩn ván sàn [18].
Lê Văn An (2009), đã nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ kết
cấu đến chất lượng ván sàn gỗ công nghiệp sản xuất từ gỗ Bồ đề và gỗ Keo lá
tràm”. Tác giả đã kết luận: Tỷ lệ kết cấu của sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến
các chỉ tiêu chất lượng của ván sàn công nghiệp (dạng three layer flooring)
như: Độ cong vênh, độ võng do uốn, độ bong tách màng keo. Tỷ lệ kết cấu
hợp lý của sản phẩm: 34 – 40%. Tuy nhiên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế,
khoảng cách hai kết cấu liên tiếp không đều nhau, kết cấu không đối xứng nên
ảnh hưởng nhiều đến kết quả đề tài [1].
Nguyễn Văn Thoại (2009), đã nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hưởng của
thời gian ngâm tẩm hóa chất đến tính chất của gỗ biến tính bằng DMDHEU
dùng để phủ mặt ván sàn gỗ công nghiệp”. Tác giả kết luận thấy thời gian
ngâm tẩm hóa chất ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của ván sàn. Độ mài
mòn, độ bong tách màng keo và độ võng do uốn của ván xử lý đều giảm so
với ván không xử lý và mức độ giảm có tính quy luật. Khối lượng thể tích của
ván sàn thay đổi không đáng kể qua các chế độ xử lý [19].
PGS.TS Phạm Văn Chương (2010) đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của
điều kiện ép đến tính chất của ván sàn gỗ công nghiệp”. Tác giả đã kết luận áp


12

suất, nhiệt độ thời gian ảnh hưởng có tính quy luật đến độ cong vênh, độ bền
dán dính màng keo và độ cứng của ván sàn công nghiệp sản xuất từ gỗ Keo lá
tràm, với chất kết dính Synteko 1980/1993. Đồng thời, ảnh hưởng không đáng
kể đến khối lượng thể tích và độ ẩm của sản phẩm. Trị số của thông số chế độ
ép tối ưu:

- Áp suất ép: 1,5 ± 0,1 MPa
- Nhiệt độ ép: 30 ± 2 oC
- Thời gian ép: 60 ± 5 phút
Một số thông số kỹ thuật chủ yếu của sản phẩm được tạo ra theo chế độ
ép tối ưu như: độ cong vênh, độ bong tách màng keo, độ võng do uốn đều đáp
ứng được yêu cầu chất lượng ván sàn gỗ công nghiệp theo tiêu chuẩn Nhật
Bản (JAS SE-7) [4].
PGS.TS Phạm Văn Chương (2010) đã nghiên cứu “Nghiên cứu xác
định cấu trúc hợp lý của ván sàn gỗ công nghiệp”. Tác giả kết luận cấu trúc
ván hay tỷ lệ kết cấu theo phương chiều dày của ván sàn gỗ công nghiệp ảnh
hưởng đáng kể đến mức độ biến dạng và độ cứng của sản phẩm; sự ảnh
hưởng này có tính quy luật. Cấu trúc sản phẩm ảnh hưởng không đáng kể đến
một số tính chất của ván sàn gỗ công nghiệp như: khối lượng thể tích, độ ẩm,
độ bền dán dính màng keo. Căn cứ theo tiêu chuẩn Nhật Bản về ván sàn gỗ
công nghiệp, tỷ lệ kết cấu tốt nhất khi sản xuất ván sàn 3 lớp từ gỗ Keo lá
tràm, chiều dày sản phẩm 15 mm với chất kết dính Synteko 1980/1993 là
40% ; tương ứng với cấu trúc ván theo chiều dày: 2,0 – 1,2 – 9,0 – 2,0 – 1,0 mm [3].
PGS.TS Phạm Văn Chương (2012), đã nghiên cứu “Nâng cao độ cứng
bề mặt ván sàn gỗ công nghiệp bằng Dimethylol Dihydroxy Ethylene Urea
(DMDHEU)”. Tác giả kết luận Nồng độ DMDHEU và thời gian ngâm hóa
chất xử lý ảnh hưởng đến: độ bền cơ học, khả năng dán dính keo của ván sàn
gỗ công nghiệp. Khả năng chịu mài mòn của lớp bề mặt ván sàn tăng khi


13

nồng độ DMDHEU và thời gian ngâm hóa chất xử lý tăng. Nồng độ
DMDHEU và thời gian ngâm hóa chất xử lý ảnh hưởng không rõ nét đến khối
lượng thể tích và độ ẩm sản phẩm. Với nồng độ DMDHEU là 25 – 30 % và
thời gian ngâm hóa chất xử lý là 90 giờ trong điều kiện thường cho ván mỏng

gỗ Keo lá tràm, chiều dày 2,0 mm, tạo sản phẩm đáp ứng được các chỉ tiêu
chất lượng chủ yếu của ván sàn gỗ công nghiệp [5].
Từ các kết quả của những công trình nghiên cứu trên cho thấy chưa có
công trình nào nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ ép phủ mặt trang sức
bằng ván lạng gỗ tự nhiên đến chất lượng sản phẩm ván sàn công nghiệp. Vì
vậy, để đảm bảo chất lượng sản phẩm ván sàn công nghiệp, lựa chọn và sử
dụng keo dán, chế độ ép hợp lý, việc chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của
công nghệ ép phủ mặt ván lạng gỗ đến chất lượng sản phẩm ván sàn công
nghiệp là cần thiết, mới và không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây.
Dưới đây là một số hình ảnh sử dụng ván sàn gỗ công nghiệp.

Hình 1.3. Ván sàn gỗ công nghiệp sử dụng trong không gian sống


14

1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ ép phủ mặt trang trí bằng ván lạng gỗ đã và đang rất phát
triển trong ngành công nghệ chế biến gỗ trên thế giới.
Ở nước ta công nghệ ép phủ mặt trang trí cho các sản phẩm nội thất cũng
đã và đang phát triển và có nhiều cơ hội trên thị trường trong nước.
Ván sàn gỗ công nghiệp đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và
phát triển đưa vào sản xuất sử dụng. Trên thị trường ở nước ta hiện nay đã có
rất nhiều loại ván sàn gỗ công nghiệp, chất lượng của ván sàn công nghiệp đã
đáp ứng được yêu cầu sử dụng.
Ván sàn gỗ công nghiệp có lớp mặt là ván lạng gỗ ở nước ta thì còn hạn
chế và mới mẻ. Chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về công nghệ ép
phủ mặt tạo ván sàn gỗ công nghiệp mà lớp mặt là ván lạng gỗ tự nhiên, lớp
cốt nền là ván ghép thanh từ gỗ Keo Lai.
Để đẩy mạnh và ứng dụng các kết quả của công trình nghiên cứu vào sản

xuất ván sàn công nghiệp, đa dạng hóa các sản phẩm ván sàn công nghiệp
trong nước, làm cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về ván sàn
công nghiệp cũng như định hướng cho các nhà sản xuất kinh doanh, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài.


15

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được sự ảnh hưởng của thông số công nghệ (áp suất ép, lượng
keo tráng, thời gian ép) đế n mô ̣t số thông số chấ t lươ ̣ng của ván sàn công
nghiệp có kế t cấ u lớp cốt là ván ghép thanh từ gỗ Keo Lai, lớp mặt là ván
lạng gỗ tự nhiên (gỗ Sồi).
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Ván sàn công nghiệp có cấu tạo lớp cốt nền là ván ghép thanh từ gỗ
Keo Lai, lớp ván mặt là ván lạng gỗ tự nhiên.
- Công nghệ ép phủ mặt trang sức tạo ván sàn công nghiệp
- Tính chất của ván sàn công nghiệp có lớp cốt là ván ghép thanh gỗ
Keo Lai, ván phủ mặt là ván lạng gỗ Sồi, Keo dán là Keo Synteko 1915/1999
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Keo dán: sử dụng keo Synteko 1915/1999 với lượng keo tráng:
150g/m2; 200g/m2; 250g/m2.
- Nhiệt độ ép: 30±20C
- Áp suất ép phủ mặt: 0,8MPa; 1,2MPa; 1,6 MPa
- Thời gian ép: 45phút; 60phút; 75 phút
2.3.1. Các yếu tố cố định
- Ván nền: sử dụng trong nghiên cứu là loại ván ghép thanh làm từ gỗ

Keo Lai, có kích thước 800x100x15mm, độ ẩm (10-12)%, bề mặt đã được
đánh nhẵn phẳng đảm bảo yêu cầu dán ép .
- Ván phủ mặt trang sức: sử dụng ván lạng gỗ Sồi có độ ẩm 8-10%,
chiều dày 0,2 mm, ván đảm bảo yêu cầu chất lượng dán ép.


16

- Nhiệt độ ép trang sức (T): Nhiệt độ T=30±20C
Bảng 2.1. Đặc điểm kỹ thuật của keo dán EPI 1915/1999
Chỉ tiêu kỹ thuật

1915

1999

Loại sản phẩm

Keo dán EPI

Chất đóng rắn Isocyanate

Trạng thái

Lỏng

Lỏng

Màu sắc


Trắng

Hơi nâu

Độ nhớt

6000 - 10000 mPas

150 - 700 mPas

pH

6-8

NA

6 tháng (tại 300C)

9 tháng (tại 300C)

9 tháng (tại 200C)

12 tháng (tại 200C)

Nhiêt độ bảo quản từ 5-350C.

Nhiêt độ bảo quản từ 5-

Thời gian bảo quản


Sản phẩm có thể tạo màng ở 350C
bề mặt nếu thùng chứa không Sản phẩm có thể tạo màng ở
được đóng kín.

bề mặt nếu thùng chứa

Nếu sản phẩm bị đông cứng không được đóng kín.
Điều kiện bảo quản

thì không thể làm tan ra và sử Nếu sản phẩm bị đông cứng
thì không thể làm tan ra và

dụng lại.

Keo có thể bị phân lớp sau 1-2 sử dụng lại.
tháng bảo quản, sự phân lớp
này không làm ảnh hưởng đến
chất lượng dán dính nếu khuấy
đều trước khi sử dụng
Formaldehyde tự do

Đạt được chuẩn F****

Khối lượng thể tích

Khoảng 1200 Kg/m3

Khoảng 1200 Kg/m3

Thông tin trong việc dán dính

Tính chất màng keo
Ứng dụng

Độ bền màng keo có thể đáp ứng tiêu
chuẩn JAIA 009132 F****,
Ghép thanh, ván sàn, ván dán, ép...


17

Loại hình ép

Ép nguội và ép nóng, ép cao tần

Nhiệt độ keo dán

Trên 50C

Thời gian sống (300C)

Tối đa 90 phút

Thời gian ép, 300C

30-60 phút tùy thuộc vào điều kiện áp

(Khi dán gỗ thông – thông, độ ẩm môi dụng
trường 65%, lượng keo tráng 180g/m2)
Áp suất ép


8-15 kgf/cm2

Assembly Time, 300C

OAT: 3 phút

(Khi dán gỗ thông – thông, độ ẩm môi CAT: 4 phút
trường 65%, lượng keo tráng 180g/m2)
Tỷ lệ pha trộn (theo trọng lượng)

1915:1999 = 100:15 parts
30 giây với trộn tự động bằng máy,

Thời gian pha trộn

2 phút nếu trộn thủ công bằng tay. Các
hỗn hợp phải được đồng nhất

Lượng tráng keo

90-330 g/m2 tùy vào điều kiện áp dụng

Độ ẩm của gỗ

6-15%
Gỗ cần được đánh nhẵn bề mặt, để tạo
điều kiện tốt nhất cho độ bền màng keo

Chuẩn bị gỗ


nên sử dụng trong vòng 24h sau khi
chuẩn bị. Đối với gỗ có dầu nhựa tốt nhất
nên dán ép trong vòng 4h sau khi gia
công.

Nhiệt độ gỗ
Thời gian để ổn định

Trên 200C
Có thể gia công sau khi ép 2 - 6h nhưng
tốt nhất là gia công sau khi ép 24h.

2.3.2. Các yếu tố thay đổi
Thay đổi các thông số công nghệ trang sức cho từng Series. Từ đó làm
cơ sở đánh giá chất lượng trang sức thông qua các tiêu chuẩn. Cụ thể như sau:


18

- Áp suất ép trang sức (P):

0,8; 1,2; 1,6 (MPa)

- Lượng keo tráng (L):

150; 200; 250 (g/m2)

- Thời gian ép (τ):

45; 60; 75 (phút)


2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố công nghệ ép phủ mặt đến chất
lượng sản phẩm ván sàn công nghiệp (áp suất ép trang sức, lượng keo, thời
gian ép).
- Nghiên cứu công nghệ ép phủ mặt cho lớp cốt nền là ván ghép thanh
bằng ván lạng gỗ tự nhiên tạo ván sàn công nghiệp.
- Nghiên cứu về đặc điểm tính chất của ván cốt nền và ván lạng gỗ để
tạo ván sàn công nghiệp
- Nghiên cứu loại keo và lượng keo tráng cho ép phủ mặt tạo ván sàn
gỗ công nghiệp.
- Sử dụng phần mềm xử lý số liệu OPT đưa ra phương trình tương quan
của các yếu tố công nghệ; phân tích đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố công
nghệ dán ép thông qua các phương trình tương quan và các tiêu chuẩn kiểm
tra một số tính chất của ván sàn gỗ công nghiệp.
2.5. Phương pháp nghiên cứu [2], [12], [13].
Căn cứ vào nội dung nghiên cứu và điều kiện tiến hành đề tài, chúng tôi
chọn phương pháp nghiên cứu:
2.5.1. Phương pháp kế thừa
Sử dụng các tài liệu chuẩn, các tài liệu đã nghiên cứu trước đó mà đã
được các tổ chức có thẩm quyền công nhận để giải quyết các vấn đề sau:
+ Kế thừa các kết quả nghiên cứu về công nghệ trang sức và dán phủ
mặt cho gỗ để lựa chọn các thông số công nghệ trang sức cho ván ghép thanh
từ gỗ Keo lai.


×