Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Luận văn tốt nghiệp CHUYÊN đề “ TAM NÔNG” TRÊN báo NÔNG THÔN NGÀY NAY THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIN, bài và

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.39 KB, 84 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP:

Tổng sản phẩm Quốc nội

KHKT:

Khoa học kĩ thuật

KTTB:

Kỹ thuật tiến bộ

CNH – HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NTM:

Nông thôn mới

NTNN:

Nông thôn Ngày nay

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

1




MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1: Vai trò của chuyên đề “ Tam nông” trên báo Nông thôn Ngày nay
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của báo Nông thôn Ngày nay
1.2 Chuyên đề “ Tam nông”
1.3 Vai trò, vị trí của chuyên đề tam nông
Chương 2: Thực trạng, chất lượng tin bài của chuyên đề “ Tam nông” trên
báo Nông thôn ngày nay
2.1

Các vấn đề cần đề cập

2.2 Những tin, bài trong chuyên đề tam nông trên báo Nông thôn Ngày
nay có sức tác động tới bà con nông dân như thế nào?
2.3 Hình thức thể hiện
2.4 Đánh giá
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tin, bài trong chuyên đề “ Tam
nông” trên báo Nông thôn Ngày nay và hiệu quả thông tin tới bà con nông
dân.
3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng tin, bài trong chuyên đề tam nông trên
báo Nông thôn Ngày nay
3.2 Hiệu quả thông tin tới bà con nông dân

2


MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài
Trong bài “ Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam” đăng
ngày 29.5.2013 của Bộ ngoại giao Việt Nam có nhắc tới sự phát triển của nông
nghiệp như sau: “ Với khoảng 70% dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng
những vấn đề liên quan tới nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nền kinh tế
Việt Nam trong hơn 20 năm Đổi mới vừa qua (1986 – 2008) đã đạt được những
thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các loại nông sản đều
tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với tốc độ cao từ năm 1989
đến nay. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt con số 20 triệu
tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Đến năm 2007
vừa qua sản lượng lương thực đã đạt đến con só kỷ lục 39 triệu tấn và đã xuất
khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD.
Nông nghiệp luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Theo sách Việt sử lược - cuốn sử biên niên soạn vào thời Trần, Lễ Tịch điền
được tiến hành đầu tiên dưới thời vua Lê Đại Hành. Khi đó, vua và các quan lần
lượt xuống ruộng cày một vài đường đất thể hiện tinh thần coi trọng phát triển
nông nghiệp. Sau khi đã làm lễ cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3
luống, các vương tôn cày 7 luống, công khanh cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống
sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ năm sau.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, với nhận thức sâu sắc về đặc điểm của
nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Sự đột phá đầu tiên về chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới cũng
3


được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp sau đó, nhiều
nghị quyết của Đảng đã bàn tới vấn đề này, qua đó góp phần bổ sung hoàn thiện
hơn quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông

thôn ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục đưa ra những quan
điểm chỉ đạo đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đại hội XI đã
khẳng định những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, những
kết quả đạt được của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng và nhấn mạnh:
“Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân
được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các
cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp... đã có tác động tích cực đến
việc sản xuất, tạo việc làm và xóa đói, giảm nghèo”.
Có thể khẳng định rằng, thành tựu trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn
không chỉ góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn và
nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày càng tạo thêm
những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, nông nghiệp, nông dân, nông
thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm”; “Tình trạng thiếu việc làm
còn cao”; “Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng
xa còn nhiều khó khăn. Xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo
cao. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo còn khá lớn và ngày càng dãn ra. Chất
4


lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe còn thấp, hệ thống y tế và chất lượng
dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, nhất là
đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; Hệ
thống kết cấu hạ tầng phát triển chậm, thiếu đồng bộ, đặc biệt đối với khu vực

đồng bào dân tộc thiểu số; Trình độ phát triển giữa các vùng cách biệt lớn và có
xu hướng mở rộng”; Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên
đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất
đai có mặt chưa phù hợp”.
Những quan điểm về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong Nghị
quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng là sự khẳng định, bổ sung và tiếp tục phát
triển chủ trương, đường lối lãnh đạo đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn
được đặt ra từ Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng. Quán triệt sâu sắc và
vận dụng hiệu quả những quan điểm chỉ đạo trên của Đảng là cơ sở vững chắc để
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có những bước phát triển mới.
Báo chí là diễn đàn của nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Báo
chí có nhiệm vụ trong việc cung cấp thông tin, định hướng dư luận cho nhân dân.
Và công tác tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng giúp bà con nông dân lựa chọn được giống cây trồng, vật nuôi
đạt hiệu quả, năng suất cao; những biện pháp kĩ thuât trong trồng trọt, chăn nuôi
cũng như những biện pháp phòng trừ sâu bệnh…
Từ những lí do trên, chúng ta có thể khẳng định được tính cấp thiết của đề tài
được nghiên cứu.

5


2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước đó, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tin, bài viết về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn trên một số tờ báo, đài truyền hình, đài phát thanh
trong đó phải kể tới khóa luận của tác giả Lê Thị Phượng với đề tài “ Nâng cao
chất lượng chuyên đề nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” đề cập tới đề tài

nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên Đài phát thanh và tuyền hình Hà Nội.
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã dựa trên kết quả của một số công
trình nghiên cứu trước đó để nhận thấy hết tính cấp thiết của đề tài cũng như
phương pháp nghiên cứu hay ý nghĩa khoa học của nó để từ đó tìm ra một hướng
đi, những giải pháp thích hợp. Trong khóa luận của mình, tôi đi sâu vào báo
Nông thôn Ngày nay cũng như chất lượng tin, bài trong chuyên đề tam nông
được phản ánh trên tờ báo này, tìm ra một số giải pháp thích hợp, chia sẻ kinh
nghiệm của những phóng viên chuyên sâu trong lĩnh vực tam nông ngoài ra đó
còn là sự định hướng thông tin của tờ báo đối với bà con nông dân, đặc biệt là bà
con ở vùng sâu vùng xa, vùng có hoàn cảnh khó khăn.
3.
3.1

Mục đich và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Mục đích:
 Nêu thực trạng đưa tin về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong chuyên
đề “ Tam nông” trên báo Nông thôn Ngày nay từ đó đưa ra những giải


pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng thông tin bài viết.
Trong 3 tháng thực tập tại báo Nông thôn Ngày nay cũng là khoảng thời
gian tôi được tiếp xúc, gặp gỡ, trò chuyện với bà con nông dân để thực sự
hiểu họ hơn. Mặc dù đề tài về những người nông dân, về nông thôn, nông
nghiệp là những đề tài gần gũi nhưng việc truyền tải thông tin những chủ
trương, chính sách của Đảng, nhà nước tới bà con cũng như truyền tải tâm
tư, nguyện vọng, mong muốn, giải quyết những bức xúc không phải là
6


chuyện dễ dàng. Chính vì vậy những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

3.2

tác động của báo chí đối với lĩnh vực nông nghiệp là thực sự cần thiết.
Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhằm đạt được những mục đích như trên, tác giả phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:

4.




Nghiên cứu, đánh giá vị trí, vai trò của chuyên đề tam nông
Đánh giá thực trạng, chất lượng của chuyên đề trên 2 phương diện thành



công và hạn chế
Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng chuyên đề “ Tam nông” trên báo Nông thôn Ngày nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Tất cả các số báo Nông thôn Ngày nay từ ngày 1.10.2012 đến ngày 1.4.2013
5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp luận: Đề tài được tiến hành dựa trên phương pháp luận của

chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và lý luận báo chí.
Phương pháp chung : Nghiên cứu văn bản, khảo sát, thống kê, tổng hợp,
phân tích.
Thông qua phiếu thăm dò, điều tra, tổng hợp và phân tích các kết quả để
đánh giá nhu cầu của độc giả đối với chuyên đề tam nông trên báo Nông thôn
Ngày nay.
7


Trao đổi, phỏng vấn sâu các phóng viên trong chuyên đề tam nông để rút
ra bài học kinh nghiệm.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của khóa luận
6.1 Ý nghĩa lý luận
Khằng định vị trí, vai trò của báo chí với vấn đề nông nghiệp và xây dựng
nông thôn trong quá trình CNH _HĐH đất nước.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của chuyên đề
tam nông đối với báo chí nói chung và tờ báo Nông thôn Ngày nay nói riêng.
6.2 Giá trị thực tiễn
Khóa luận góp phần làm rõ nội dung nhận thức về Nông nghiệp, Nông
dân, Nông thôn Việt Nam và vị trí của chuyên đề “ Tam nông” trên báo Nông
thôn Ngày nay.
Thông qua những giải pháp của khóa luận sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có
ích đối với những sinh viên đang theo học ngành Báo chí, hoặc cá nhân, tổ chức
nào quan tâm tới vấn đề này. Đặc biệt, đối với phóng viên, biên tập viên trong
chuyên đề tam nông tham khảo và nâng cao chất lượng của chuyên đề.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục đề tài gồm 3 chương sau:
Chương 1: Vai trò của chuyên đề “ Tam nông” trên báo Nông thôn Ngày nay
6.

Chương 2: Thực trạng chất lượng chuyên đề “ Tam nông”

8


Chương 3: Những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề và định
hướng tới bà con nông dân.

CHƯƠNG 1
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CHUYÊN ĐỀ “ TAM NÔNG” TRÊN BÁO NÔNG
THÔN NGÀY NAY
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của báo Nông thôn Ngày nay

9


Báo Nông thôn Ngày nay_một tờ báo hàng đầu Việt Nam chuyên sâu về lĩnh
vực nông nghiệp, là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội nông dân Việt Nam,
là kênh thông tin quan trọng để lãnh đạo Trung ương hội nắm bắt tình hình nông
dân, nông thôn, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân, cán bộ hội các cấp,
phục vụ công tác xây dựng tổ chức hội vững mạnh và chỉ đạo các phong trào
nhân dân.
Vậy báo NTNN ra đời trong thời gian nào, bối cảnh ra sao? Cách thức hình
thành, phát triển như thế nào, mục đích ra đời, tôn chỉ hoạt động của báo là gì?
Những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn, thử thách, những thăng
trầm, biến động mà báo đã gặp phải trong thời gian qua. Để hiểu hơn về vấn đề

này, chúng ta cùng nhau đi sâu tìm hiểu, phân tích, lí giải một cách cụ thể nhất,
chi tiết nhất để thực sự hiểu rõ hơn, sắc nét hơn về báo NTNN.
Nông thôn Ngày nay với những bài viết đa dạng, được thể hiện trên từng
trang báo, những bài viết phong phú, chuyên sâu, phản ánh kịp thời chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những chính sách liên quan tới
nông nghiệp, nông thôn, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, phát
triển nông thôn và xây dựng nền công nghiệp hiện đại, hiệu quả an toàn và bền
vững. NTNN là tờ nhật báo ra đều đặn 6 số /tuần (từ thứ 2 tới thứ 7) với số lượng
hàng chục ngàn bản/kỳ, bên cạnh đó là các ấn phẩm làng cười, thế giới và hội
nhập, nguyệt san với số lượng phát hành ngày càng tăng.
29 năm hình thành và phát triển cũng là 29 năm báo NTNN sát cánh, đồng
hành cùng người nông dân Vệt Nam. Trong suốt chặng đường một phần tư thế
kỷ qua, với tư cách là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội nông dân Việt
Nam, báo NTNN luôn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, là tiếng nói chân tình,
phản ánh tâm tư, nguyện vọng và công cuộc xây dựng đất nước của nông dân
10


_lực lượng xã hội đông đảo nhất của đất nước và xây dựng nông thôn mới, góp
phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo.
Ngày 7/5/1984, bản tin “Nông dân mới” ra số 1. Ông Phạm Quang
Minh_Trưởng Ban tuyên huấn Ban trù bị Đại hội liên hiệp nông dân tập thể Việt
Nam được phân công kiêm nhiệm phó Tổng Biên Tập. Tờ tin ra 3 tháng một kỳ,
đây cũng là tiền thân của báo NTNN.
29 năm kể từ ngày xuất bản & phát hành số đầu tiên, báo Nông thôn Ngày
nay đã nổ lực trong việc hoàn thành nhiện vụ chính trị Trung ương hội giao phó
& xây dựng tờ báo ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. Từ một bản tin 3 tháng/kỳ,
số lượng phát hành ít ỏi, chủ yếu trong cán bộ hội các cấp, đến nay NTNN đã
xuất bản 6 số/tuần với số lượng hàng chục ngàn bản/số. Và có thêm các ấn phẩm
làng cười, thế giới và hội nhập với số lượng ngày càng tăng.

Ngày 24/2/2010 là ngày kỉ niệm tạp chí Nông thôn mới ra số báo đầu tiên
(2/1996), 15 năm chung một con đường với nông dân, nông thôn, nông nghiệp.
Tạp chí Nông thôn mới đã có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, khẳng định vị trí
trong làng báo chí cách mạng Việt Nam.Từ xuất bản 2 tháng /kỳ, đến nay mỗi
tháng tạp chí xuất bản 2 kỳ cùng với ấn phẩm Nông thôn mới, tạp chí còn có các
ấn phẩm “Học nghề làm giàu” phát hành đến các xã, phường, huyện, thị, thành
phố có tổ chức Hội nông dân trong cả nước.
Đến dự và chia vui với tạp chí Nông thôn mới, chủ tịch Trung ương Hội
nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường khẳng định sự trưởng thành vững chắc
của Nông thôn mới 15 năm qua và mong rằng, đây là hành trang để tạp chí Nông
thôn mới tiếp bước chặng đường tiếp theo, xứng đáng là cơ quan lý luận của
Trung ương Hội nông dân Việt nam.
11


Báo giữ vững tôn chỉ, mục đích của báo Nông thôn Ngày nay, là cầu nối
thông tin không thể thiếu của bà con nông dân, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa.
Bạn đọc có thể cập nhật các thông tin, chính sách của Đảng & Nhà nước, các chủ
trương của Trung ương hội, tham khảo, học tập và chia sẻ phương pháp nuôi
trồng, kinh doanh.
NTNN cũng là một cơ quan báo chí rất tích cực làm công tác từ thiện xã
hội, với các chương trình như: “200 ngôi nhà tặng nông dân nghèo”, “thủ khoa
chân đất”, tặng quà tết cho trẻ em vùng sâu vùng xa, cũng trong năm 2010, chào
mừng 80 năm ngày thành lập hội nông dân Việt Nam, báo NTNN đã tổ chức giải
bóng đá nông dân toàn quốc 2010 cúp VFA, khởi tranh từ 8/6 tại Tiền Giang.
Mới đây ngày 3/6/2011, báo NTNN kết hợp với Đài phát thanh và truyền hình
tỉnh Bắc Ninh trao tặng sổ tiết kiệm trị giá 70 triệu đồng của bạn đọc ủng hộ cụ
nguyễn văn Mùi, ở khu 10, phường Đại Phú, thành phố Bắc Ninh với chương
trình “trao số tiền tiết kiệm cho cụ già sống ở vỉa hè”
Sự lớn mạnh của Nông thôn Ngày nay thể hiện ở đội ngũ cán bộ phóng

viên, từ 10 người lúc đầu ở tòa soạn tại Hà Nội khi khởi nghiệp, đến nay ngoài
tòa soạn tại Hà Nội báo còn 5 văn phòng đại diện và thường trú với trên 130 cán
bộ có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu làm báo hiện
đại. Cơ quan báo chí có chi bộ Đảng với 28 Đảng viên và các tổ chức đoàn thể
công đoàn, Đoàn thanh niên, chi hội nhà báo và mạng lưới cộng tác viên rộng
khắp trong nước, đảm bảo thông tin nhanh, chính xác và tin cậy. Điều đó còn thể
hiện bởi sự tin tưởng của Đảng & Nhà nước cũng như bạn đọc đối với tờ báo.
Chính phủ đã đưa báo NTNN vào chương trình cấp báo cho các xã đặc biệt khó
khăn, vùng sâu vùng xa. Nhiều cấp hội đã tổ chức phong trào ‘Đọc và làm theo

12


báo hội”, nhiều cán bộ hội coi tờ báo là “cẩm nang” trong công tác và hoạt động
của mình.
Nông thôn Ngày nay với những bài viết đa dạng, chuyên sâu, phản ánh kịp
thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là những chính sách
liên quan tới nông nghiệp, nông thôn, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của
nông dân, phát triển nông thôn và xây dựng nền công nghiệp hiện đại, hiệu quả,
an toàn và bền vững, khí thế đưa lao động sáng tạo của hội viên, nông dân cả
nước, phát hiện và cổ vũ kịp thời các nhân tố tích cực, các mô hình làm ăn có
hiệu quả, phê phán sự bảo thủ, trì trệ, phân tích làm rõ thêm một số khía cạnh
chưa phù hợp của một số cơ chế, chính sách, nhất là những điểm yếu trong tổ
chức. Đấu tranh chống các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của một bộ phận cán
bộ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân với Đảng. Đồng thời báo
cũng hoàn thành xuất sắc vai trò là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội nông
dân Việt Nam, làm kênh thông tin quan trọng để lãnh đạo Trung ương Hội nắm
bắt tình hình nông dân, nông thôn, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân,
cán bộ hội các cấp, phục vụ công tác xây dựng tổ chức hội vững mạnh và chỉ đạo
các phong trào nông dân.

* Cơ cấu tòa soạn và các ban hiện nay
Hiện nay báo Nông thôn Ngày nay có 6 ban, 2 phòng và xưởng in, và 6 văn
phòng đại diện văn phòng đại diện ở các tỉnh trong cả nước.
- Ban Biên tập:
Tổng biên tập: Ông Lưu Quang Định
Phó tổng biên tập: Dương Đức Nguyện, Lê Minh Đức, Vũ Tiến, Phan Huy Hà
( phụ trách nội dụng)

13


BanThư ký: Nguyễn Văn Hoài
Mỹ thuật: Việt Anh
Ban Bạn đọc : Lê Thị Minh – Trưởng ban
Ban bạn đọc viết về những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống hàng ngày của người
dân, phán ảnh của độc giả từ khắp mọi miền trong cả nước. Từ đó, báo vào cuộc
điều tra làm rõ vấn đề.
Ban Văn xã
Lê Thị Thanh Huyền - Trưởng ban
Viết về những sự kiện văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội nổi bật trong tuần, theo sát
sự kiện thông tin đời sống xã hội kịp thời cho độc giả.
- Ban Kinh tế - chính trị
Vũ Kiều Minh – Trưởng ban
Phản ảnh các sự kiện kinh tế chính trị thời sự nóng hổi, cung cấp tin tức nổi bật,
thông tin đầy đủ đa dạng mọi vấn đề một cách nhanh chóng nhất.
- Ban Công tác hội
Nguyễn Thị Thanh Hiền – Trưởng ban
Nêu những gương nông dân giỏi, những vấn đề dạy nghề việc làm, môi trường
nông thôn, chính sách vay vốn cho nông thôn.
-


Ban Tam nông

Lê Hân – Trưởng ban
Đây là ban chuyên viết về nông dân, nông nghiệp, nông thôn như đúng tiêu chí
của báo
-

Phòng chế bản
14


Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng phòng
- Phòng hành chính – trị sự
Phạm Lệ Bình – trưởng phòng
Phạm Văn Thạo – Phó phòng
- Xưởng in
Vũ Hồng Phong – Phụ trách sản xuất
Báo không có nhà in riêng mà in tại nhà in Báo Nhân dân Hà Nội – xí nghiệp in
Nguyễn Minh Hoàng(TP. HCM), công ty Xổ số Kiến Thiết – Dịch vụ in Đà
Nẵng.
Báo Nông thôn Ngày nay với cái nhìn khách quan, nhiều chiều, đi sâu vào
các khía cạnh của cuộc sống với các mảng đề tài phong phú, đa dạng, bắt nhịp
với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là khu vực nông thôn, báo đi sâu vào
cuộc sống của người nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ các biện pháp kỹ
thuật, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, các loại phân bón cũng như các chế phẩm
phòng trừ các vi sinh vật gây hại cho tới những chính sách, chuyển biến trong cơ
cấu kinh tế, mô hình kinh tế tiêu biểu, hiệu quả, năng suất cao, cách thức xử lý,
phục hồi sức khỏe đất cũng như cây trồng với các biện pháp thâm canh, xen canh
tăng vụ. Báo đi sâu, bám sát vào thực tiễn đời sống bà con nông dân khu vực

nông thôn, đặc biệt là người dân vùng sâu vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu
số. Báo đã tích cực làm việc với các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực nông
nghiệp, phát triển nông thôn, bởi đó cũng là mục đích, tôn chỉ mà báo NTNN đã,
đang và sẽ hướng tới. Nông nghiệp, nông thôn là một lĩnh vực có vị chí chiến
lược đặc biệt quan trọng. Báo NTNN có vai trò trong việc cung cấp thông tin,

15


truyền tải các thông điệp, định hướng người dân, tác động dư luận, nâng cao hiệu
quả sản xuất phát triển kinh tế đất nước nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp
Báo Nông thôn Ngày nay không phải là những triết lý uyên sâu, thâm bác,
là những lý thuyết sáo rỗng, đơn điệu, báo là những gì gần gũi nhất, mộc mạc
nhất, giản đơn nhất cũng giống như mục đích, tôn chỉ mà báo hướng tới.
Báo Nông thôn Ngày nay là một trong những tờ báo có số lượng phát hành
đứng đầu trong các ấn phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Thông qua các giải thưởng mà báo NTNN nhận được có thể nhận thấy nội dung
của báo đã có những tác động xã hội mạnh mẽ, mang lại những lợi ích thiết thực
cho người nông dân.
1.2 Chuyên đề “ Tam nông”
Tam nông chính là viết tắt của : Nông thôn, nông dân, nông nghiệp
1.2.1 Nông thôn:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “ Nông thôn Việt Nam là danh từ
chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu
bằng nông nghiệp. Ở Việt Nam, cho đến năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở
vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%. Con số đó những
năm trước còn lớn hơn rất nhiều. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn
ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội”
Theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản,
năm 1994, thì nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông.


16


Trong cuốn sách “ Công nghiệp hóa Nông nghiệp, nông thôn các nước
Châu Á và Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia của tác giả Nguyễn
Điền, tác giả đã đưa ra khái niệm về nông thôn như sau: “ Về địa lý tự nhiên,
nông thôn là một địa bàn rộng lớn trải ra thành các vành đai bao quanh các thành
thị. Về kinh tế, nông thôn là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất
vật chất nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất và kinh doanh, dịch
vụ nông nghiệp. Về tính chất xã hội, cơ cấu dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông
dân và gia đình họ, ngoài ra cũng có một số người làm việc ở nông thôn. Mật độ
dân cư ở nông thôn thường thấp hơn ở đô thị. Về mặt văn hóa, nông thôn thường
là nơi còn bảo tồn và lưu giữ được nhiều di sản văn hóa của mỗi quốc gia như
các phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, các ngành nghề cổ truyền, y
phục, nhà ở, di tích , văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh…Nông thôn là kho
tàng văn hoá dân tộc, là nơi nghỉ ngơi và du lịch xanh hấp dẫn đối với dân đô thị
trong và ngoài nước. Về trình độ văn hóa khoa học và công nghệ nói chung ở
nông thôn thấp kém hơn đô thị. Về cơ sở hạ tầng ở nông thôn như điện, nước,
giao thông vận tải, thôn tin liên lạc thường kém hơn đô thị”.
Nông thôn trong thời kì đổi mới cùng với sự phát triển về ngành kinh tế
nông nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội cần được hoàn chỉnh theo
hướng HĐH, các lĩnh vực hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế được nâng cấp rõ
ràng, các quan hệ xã hội được hoàn thiện, tạo ra một lối sống công nghiệp năng
động, cởi mở, văn minh.
1.2.2 Nông dân:
Cũng theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa về nông dân như
sau: “ Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất
17



nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành
nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử,
người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai
cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. Ngày nay, nông dân có
sinh hoạt tổ chức khác nhau trên từng địa phương, quốc gia. Nhìn chung, nông
dân là những người nghèo, bị phụ thuộc ở các tầng lớp trên. Ở các quốc gia vùng
châu thổ các sông lớn ở Đông Nam Á, người nông dân lao động nặng nhọc
nhưng hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp. Ở các nước phương tây,
trung nông là tầng lớp quan trọng, tầng lớp tiểu nông ngày càng ít đi. Ở Mỹ, chủ
trang trại có sự hợp đồng với các công ty vật tư, hóa chất, cơ khí và sử dụng các
nhân công tạm thời. Những người làm nông nghiệp chiếm 10% dân cư nhưng
nông dân làm ra hai phần sản lượng nông nghiệp của Mỹ”
1.2.3 Nông nghiệp
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “ Nông nghiệp là ngành sản xuất
vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác
cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương
thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một
ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế
nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản”.
Trong thời mở cửa, nền Nông nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội
phát triển vươn ra hội nhập thế giới. Ngày càng có nhiều dự án hợp tác về nông
nghiệp với nước ngoài được kí kết, ngoài ra còn nhiều dự án hỗ trợ khẩn cấp từ
nguồn vốn ODA nhằm giúp người nông dân Việt Nam khắc phục thiên tai, dịch
bệnh.
18


Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:

Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia
đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh
nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên
môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy
móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá tình chế biến sản phẩm nông
nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả
việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên
cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu vào mục
đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt
động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để
có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ
ngũ cốc hay vật nuôi…
Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại
sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn
cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực,
thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn có các loại khác như: sợi dệt
(sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, ethanol…), da
thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa
thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp (thuốc
lá, cocaine..
19


Trong công ước số 184 Công ước về An toàn vệ sinh lao động trong nông
nghiệp, 2001 đã đưa ra khái niệm về nông nghiệp như sau: “ Nông nghiệp là
những hoạt động nông, lâm nghiệp tiến hành tiến hành tại các cơ sở nông nghiệp,
bao gồm trồng hoa màu, trồng rừng, chăn nuôi động vật và côn trùng, sơ chế
nông sản do cơ sở hoặc nhân danh cơ sở thực hiện. Việc sử dụng và bảo dưỡng

máy, thiết bị, công cụ, dụng cụ và các nhà xưởng nông nghiệp, kể cả quy trình,
kho tàng, phương tiện điều hành hoặc vận chuyển trong cơ sở nông nghiệp nào
có liên quan tới sản xuất nông nghiệp”.

1.3 Vai trò, vị trí của Tam nông trong nền kinh tế Việt Nam
1.3.1. Đối với sự phát triển trong nền kinh tế Việt Nam
Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và
nông thôn. Người cho rằng, nông nghiệp phải là mặt trận hàng đầu, muốn phát
triển đất nước phải coi trọng cả nông nghiệp và công nghiệp.
Khi cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc diễn ra ác liệt, Bác
dành thời gian xuống tận các hợp tác xã (HTX) thăm hỏi, động viên nông dân.
Hình ảnh Bác xắn quần lội ruộng, cùng tát nước, cùng đạp guồng nước chống
úng với bà con là những hình ảnh đẹp trong lòng người dân. Khi biết tin đê sông
Hồng ở khu vực Hưng Yên, Thái Bình bị vỡ, Bác trực tiếp xuống kiểm tra việc
khắc phục hậu quả. Bác hỏi cặn kẽ có mấy người bị nạn, dặn dò trước hết phải lo
cái ăn để dân khỏi đứt bữa, sau đến nơi ở và ổn định sinh hoạt cho mọi người,
tập trung nhân tài vật lực để đắp lại chỗ đê bị vỡ. Bác hứa khi nào đắp xong Bác
sẽ xuống thăm. Giữ đúng lời hứa, bốn tháng sau Bác xuống dự khánh thành đoạn
20


đê vừa mới đắp. Bác đi kiểm tra, nhìn chỗ giáp ranh đê mới đê cũ, Bác nhắc nhở
phải tăng cường gia cố mới an toàn. Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt,
cần tăng cường lực lượng đầm thật kỹ mới đảm bảo lâu dài.
Trong “Thư gửi nông dân thi đua canh tác” vào tháng 2-1951, Bác viết:
“Thực túc thì binh cường! Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì
đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất. Ruộng rẫy là chiến
trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền
phương”. Bức thư đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác với giai cấp nông
dân và sản xuất nông nghiệp.

Cũng trong bài viết : “Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở
Việt Nam”, đăng trên trang web của Bộ ngoại giao ( Nguồn từ Báo Đầu tư ngày
nay 10/9/2008, Báo Nông thôn Ngày nay ngày 19 và ngày 25/8/2008; thời báo
kinh tế Việt Nam ngày 8 và 9.9.2008; website Đảng cộng sản Việt Nam) có nói
tới tốc độ tăng trưởng nhanh của nông nghiệp Việt Nam: “ Từ một nước thường
xuyên thiếu đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài,
hơn thập niên qua đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới
( sau Thái Lan và Mỹ). GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân tăng 3,3%;
thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn
giảm bình quân 1,5% năm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh;
trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật của nhiều nông dân được nâng cao hơn trước.
Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát
triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 1986, kim
ngạch xuất khẩu Nông – Lâm – Thủy sản mơi đạt 400 triệu USD. Đến năm 2007
đã đạt tới 12 tỷ USD, tăng gấp 30 lần. Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nông
21


nghiệp không chỉ đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị - xã hội
nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà nông nghiệp
đã ngày càng tạo ra nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích
cực vào sự đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
trong những năm qua”.
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH-HĐH đất
nước theo định hướng XHCN đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp,
nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng
để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc
phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.


1.3.2. Đối với báo Nông thôn Ngày nay
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, những tin, bài nằm trong chuyên đề Tam
nông trên báo Nông thôn Ngày nay phản ánh đa dạng, sâu sắc các vấn đề về
nông thôn, nông dân, nông nghiệp. Từ những tấm gương sáng trong lĩnh vực
nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu, sử dụng phân bón đạt hiệu quả, công tác phòng
chống sâu bệnh, chính sách khuyến nông, phong trào nông thôn mới cho đến
những ý kiến, chia sẻ, tư vấn của các chuyên gia trong quá trình trồng trọt, chăn
nuôi để tăng hiệu quả sản xuất.
Chuyên đề “ Tam nông” có vị trí đặc biệt quan trọng trong những số báo của
Nông thôn Ngày nay. Với tư cách là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội
nông dân, Báo Nông thôn Ngày nay nói chung, chuyên đề “ Tam nông” nói riêng
phản ánh sâu sắc các khía cạnh đời sống nông nghiệp cũng như tâm tư, nguyện
22


vọng, bức xúc của bà con nông dân. Với các chuyên mục cụ thể như : Khuyến
nông, tiếng dân, 360 độ nhà nông, công tác Hội…
Thông qua những số báo Nông thôn Ngày nay, chúng ta đã biết tới rất
nhiều tấm gương người nông dân dám nghĩ dám làm, làm giàu từ bàn tay khối óc
của mình, làm giàu trên chính quê hương của mình. Thời gian gần đây khi vắng
bóng các công trình khoa học dành cho nông nghiệp, nông thôn thì người nông
dân ở khắp nơi trong cả nước liên tục cho ra đời những sáng chế, những sáng
kiến cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất, góp phần giải phóng sức lao động cho
người dân. Những người nông dân nghèo hiến đất làm trường, làm đường. Sự
cùng cực của những người lính trở về quê hương với thương tật chiến tranh, con
cái bị nhiễm chất độc da cam. Rồi sự hạch sách, nhũng nhiễu của chính quyền
địa phương đối với người dân…Báo Nông thôn Ngày nay chính là cầu nối giữa
Đảng, nhà nước và bà con nông dân ở khắp mọi miền tổ quốc, là một trong
những tờ báo hàng đầu về tam nông.
Đánh giá về vai trò của báo Nông thôn Ngày nay, đặc biệt là những bài

viết trong chuyên đề Tam nông, ông Giàng Seo Phử - Ủy viên Trung ương Đảng,
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhận định: “ Từ khi ra đời đến nay,
NTNN đã đem lại rất nhiều thông tin bổ ích, những tri thức quý báu, giúp người
nông dân nâng cao về nhận thức, trình độ văn hóa, các kỹ năng sản xuất nông
nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, là nhịp cầu giao lưu, kết nối nông dân trên khắp
các vùng miền của cả nước…góp phần quan trọng vào công cuộc hiện đại hóa và
đổi mới nông thôn. NTNN cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến nông thôn vùng
dân tộc, đến đồng bào dân tộc thiểu số, trăn trở cùng đồng bào để làm sao thoát
khỏi lạc hậu, đói nghèo, mang lại cuôc sống ấm no ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn. Vượt qua bao khó khăn, đường xa, núi cao, suối sâu cách trở.
23


NTNN đã đến với đồng bào, truyền tải nhiều thông tin hữu ích góp phần mang
ánh sáng văn hóa đến bà con các dân tộc.
TIỂU KẾT CHƯƠNG: Ở chương 1, tôi tập trung đi sâu vào phân tích vai trò,
vị trí của chuyên đề Tam nông trên báo Nông thôn Ngày nay. Nhấn mạnh tới lịch
sử ra đời và phát triển của báo Nông thôn Ngày nay; vai trò của tam nông đối với
sự phát triển trong nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là vai trò của chuyên đề này
trên mỗi số báo của Nông thôn Ngày nay; giải thích khái niệm về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn từ các nguồn đáng tin cậy.

CHƯƠNG 2:
24


THỰC TRẠNG, CHẤT LƯỢNG CỦA CHUYÊN ĐỀ “ TAM NÔNG”
TRÊN BÁO NÔNG THÔN NGÀY NAY
Chuyên đề “ Tam nông” trên báo Nông thôn Ngày nay được khảo sát từ ngày
1.10.2012 đến 1.4.2013. Đây là một chuyên đề phản ánh chuyên sâu về Nông

nghiệp, Nông thôn, Nông dân với đội ngũ phóng viên, cộng tác viên đông đảo từ
Bắc chí Nam.
Trên báo Nông thôn Ngày nay, trừ những trang viết dành cho Kinh tế - Chính
trị; Thể thao – Văn hóa; Thế giới còn lại tất cả đều dành đăng tải những tin bài
liên quan đến Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân với những vấn đề như : quá
trình xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phân bón;
giống mới cho năng suất cao; đào tạo nghề cho bà con ở khu vực Nông thôn…
2.1 Các vấn đề được đề cập
2.1.1 Gương người tốt việc tốt

Những bài viết trong chuyên mục này có tên gọi chúng là “ Bí quyết làm
ăn” được đăng tải trên Nông thôn Ngày nay với tần suất liên tục, đều đặn chủ
yếu nói về mô hình trang trại làm ăn của bà con nông dân đạt hiệu quả kinh tế
cao.
Mục đích của những bài viết này nhằm ca ngợi những tấm gương làm ăn
xuất sắc, điển hình trong quá trình lao động sản xuất. Những tấm gương người
nông dân dám nghĩ dám làm, dám vượt qua những khó khăn về vốn cũng như kĩ
thuật nuôi trồng để có được những mô hình trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình kinh tế trang trại là “ Một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong
nông – lâm – thủy sản. Với mục tiêu chủ yếu là sản xuất hàng hóa có quy mô
25


×