Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Dự toán chi phí sản xuất và xác định giá thành hạng mục gia công chế tạo kết cấu thép dự án LG Display của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng AMECC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.81 KB, 119 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đã và đang trải qua những bước tiến nhảy vọt, với sự phát
triển không ngừng của xã hội. Tạo ra bộ mặt mới của xã hội. Cùng với xu hướng đó,
Việt Nam đã chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản
lý của Nhà Nước. Do đó mà các doanh nghiệp kinh doanh trong nước đứng trước rất
nhiều khó khăn, thử thách mới. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp
để có được chỗ đứng trên thị trường, song đây cũng là một động lực để các doanh
nghiệp hoàn thiện mình, khẳng định mình, và từng bước đứng vững trên thị trường
hơn.
Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng AMECC là một trong những công ty đã thành
công trong bước khắc phục khó khăn do nền kinh tế mang lại. Là một đơn vị chuyên
chế tạo thiết bị và kết cấu thép, xây dựng và lắp đặt các nhà máy nhiệt điện, thủy điện,
xi măng, phân đạm, lọc dầu, hóa chất, sản xuất thép, các công trình dân dụng và công
nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế, các công trình thủy, tư vấn thiết kế, sửa
chữa bảo dưỡng ... Công ty CP cơ khí xây dựng AMECC đang từng bước khẳng định
mình và có vị thế vững chắc trên thị trường, có khả năng cạnh tranh cao với các doanh
nghiệp đối thủ khác. Đạt được những thành quả đó, là nhờ vào sự chỉ đạo đúng đắn,
nhạy bén, có khoa học của ban quản lý công ty, tinh thần tập thể của cán bộ nhân viên
và không thể không kể đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty.
Là sinh viên Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, được sự giới thiệu của nhà
trường và sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty CP cơ khí xây dựng AMECC tác giả đã
tiếp cận và tìm hiểu tình hình sản xuất, công tác quản lý cũng như các nghiệp vụ của
công ty. Từ đó, tác giả có cơ hội vận dụng những kiến thức lý thuyết học được vào
thực tế, hoàn thành luận văn tốt nghiệp và giúp tác giả có thêm được nhiều kinh
nghiệm thực tiễn, là hành trang tốt nhất khi tác giả đi làm.
Luận văn bao gồm:


Chương 1. Tình hình chung và điều kiện kinh doanh chủ yếu của công ty cổ
phần cơ khí xây dựng AMECC
Chương 2. Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần cơ khí xây dựng AMECC năm 2016
2


Chương 3. Dự toán chi phí sản xuất và xác định giá thành hạng mục gia công
chế tạo kết cấu thép dự án LG Display của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng
AMECC
Sau thời gian thực tập ngắn nhưng nó giúp tác giả nhận thức được nhiều vấn đề
quan trọng, là hành trang quý báu, là kinh nghiệm giúp tác giả nắm vững kiến thức
hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn nhà trường, ban lãnh đạo Công ty và các thầy cô
trong Khoa Kinh tế- QTKD đã giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn này. Tuy nhiên, do
kiến thức còn hạn chế nên luận văn còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Lương Thị Hội

CHƯƠNG 1

3


TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY
DỰNG AMECC
1.1. Tình hình chung của doanh nghiệp

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
a, Giới thiệu chung
• Tên: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG AMECC
• Tên tiếng anh : AMECC MECHANICAL CONSTRUCTIONJOINT STOCK










COMPANY
Tên viết tắt: AMECC JSC
Địa chỉ: Km35 - QL10 - Quốc Tuấn - An Lão - Hải Phòng
Điện thoại: 031.3922786
Fax: 031.3922783
Website: www.amecc.com.vn
Email:
Vốn điều lệ: 150.000.000.000 đồng (một trăm năm mươi tỷ đồng)
Mã số doanh nghiệp: 0200786983
Ngày thành lập :01/02/2008, do sở kế hoạch và đầu tư TP Hải Phòng cấ

b, Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần cơ khí xây dựng AMECC, tiền thân là Công ty cổ phần
LISEMCO 2, được thành lập năm 2008, đổi tên thành Công ty cổ phần cơ khí xây
dựng AMECC vào ngày 25/4/2016. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giàu kinh
nghiệm, năng động, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật giỏi, chuyên nghiệp, đội ngũ công nhân

đầy nhiệt huyết, yêu nghề, nhiều thợ hàn và các thợ lành nghề khác đạt chứng chỉ quốc
tế, và đã từng tham gia nhiều công trình lớn, trọng điểm tại Việt nam. AMECC JSC
hiện có 2 nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép có tổng diện tích 210.000M2, và
năng lực gia công chế tạo khoảng 30.000 tấn/năm.
Bên cạnh đó, AMECC JSC còn có Công ty cổ phần mạ kẽm AMECC chuyên gia
công chế tạo kết cấu thép và mạ kẽm nhúng nóng.
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
Hiện nay AMECC JSC đang đồng hành cùng cả nước phát triển ngành công
nghiệp chế tạo, xây lắp, mục tiêu trở thành nhà thầu chính cho các dự án lớn. AMECC
4


JSC

đang

tham

gia

các

dự

án

trọng

điểm


của

quốc

gia.

AMECC JSC có đủ năng lực và kinh nghiệm làm Thầu chính chế tạo, xây lắp các dự
án Nhà máy điện, Nhà máy xi măng, Nhà máy hóa chất, Nhà máy đường… Tham gia
liên danh với các đối tác trong và ngoài nước làm Tổng thầu xây lắp các nhà máy, dự
án lớn với phương châm: “AN TOÀN – CHẤT LƯỢNG – TIẾN ĐỘ - HIỆU QUẢ”.
1.2. Điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - nhân văn
1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
a, Vị trí địa lý.
Huyện An Lão nằm về phía tây nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành
phố khoảng 18km. Từ kinh tuyến 106027'30'' đến 106041'15'',vĩ độ từ 20042'30'' đến
20052'30''. Phía Bắc giáp huyện An Hải, phía đông giáp quận Kiến An, phía nam giáp
huyện Tiên Lãng, đông nam giáp huyện Kiến Thuỵ, phía tây và tây bắc giáp huyện
Thanh Hà và huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
An Lão có diện tích tự nhiên là 110,85 km2, chiếm 7,4% diện tích Phòng, bình
quân 950m2/người. Huyện có 16 xã và 01thị trấn, gồm các xã Bát Trang, Trường Thọ,
Trường Thành, An Tiến, Quang Trung, Quang Hưng, Quốc Tuấn, Tân Viên, An Thắng,
Tân Dân, Trường Sơn, Thái Sơn, Thái Sơn, An Thái, An Thọ, Chiến Thắng, Mỹ Đức
và thị trấn An Lão.
Là huyện ven đô, thị trấn An Lão được xác định là đô thị vệ tinh của thành phố
Hải Phòng. An Lão có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp,
công nghiệp , tiểu thụ công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Không những thế, An Lão còn
là địa bàn chiến lược về an ninh-quốc phòng trong công cuộc bảo vệ thành phố Cảng.
b, Đặc điểm địa hình:
An Lão nằm trong khu vực miền duyên hải đồng bằng bắc bộ, địa hình không
bằng phẳng, thấp dần về phía đông nam, bị chia cắt bởi một số sông ngòi. Hệ thống

sông ngòi được phân bố tương đối đều: phía bắc là sông Lạch Tray, phía nam là sông
Văn Úc. Chảy theo hướng từ tây bắc xuống đông nam là sông Đa Độ, đổ ra biển ở cửa
sông Cổ Trai. Sông Đa Độ cung cấp nước ngọt phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân
dân trong vùng, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các sông tạo thành hệ thống giao thông
rất thuận tiện cho tầu bè qua lại.
Địa hình đồi núi: Tuy nằm ở vùng châu thổ, nhưng An Lão lại có nhiều đồi núi,
tạo nên cảnh trí thiên nhiên kỳ thú. Đồi núi tập trung ở các xã Trường Thành, An Tiến,
5


An Thắng, Trường Sơn và Thái Sơn. Núi Voi cách trung tâm huyện 2km về phía tây
bắc, hình voi phục. Trong núi có nhiều hang động đẹp như hang Họng Voi, hang Già
Vị, hang Cá Trắm, hang Cá Chép...Đây là khu du lịch, danh thắng, di tích lịch sử của
huyện và thành phố, hằng năm thu hút hàng vạn lượt khách thập phương về thăm
quan, chiêm ngưỡng. Mạng lưới giao thông đường bộ gồm: quốc lộ 10, tỉnh lộ
354,357, huyện lộ 301, 302, 303, 304, 402 phục vụ thuận lợi việc đi lại của nhân dân.
Địa hình đồng bằng nằm ở các xã, thị trấn trong huyện, rất thuận lợi cho việc
trồng lúa, trồng màu và trồng cây ăn quả. Ven các dòng sông, bãi bồi được hình thành,
nhân dân đã và đang cải tạo, khoanh vùng, trồng cây ăn quả, cấy lúa và thả cát, phát
triển kinh tế.
c, Khí hậu:
Huyện An Lão nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong
năm là 22,80C, độ ẩm 85%, lượng mưa 1740-1820 mm/năm. Trong năm có 150-160
ngày nắng, cao nhất là 188 giờ nắng/tháng (tập trung từ tháng 5 đến tháng 7). Gió
trong năm chủ yếu là gió mùa đông nam và gió mùa đông bắc.
d, Đặc điểm dân cư:
Tổng số nhân khẩu của huyện, tính đến ngày 1-1-2012 là 121.588 người. Trong
đó, nam: 60.152 người; nữ : 61436 người. Số người trong độ tuổi lao động là 70.222
người. Chủ yếu là dân tộc Kinh. Nhân dân An Lão có truyền thống yêu quê hương, đất
nước, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sữ lãnh đạo của

Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân An Lão cần cù, khiếm tốn, năng
động, sáng tạo trong lao động sản xuất; kiên cường, bất khuất trong đấu tranh cách
mạng; son sắt thuỷ chung với Đảng, với sự nghiệp cách mạng; tự lực, tự cường vượt
qua khó khăn gian khổ, không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu. Ngày nay trong công
cuộc đổi mới, nhân dân An Lão càng quyết tâm cao để xây dựng quê hương giàu đẹp
văn minh.
1.2.2. Điều kiện kinh tế- nhân văn
a, Sản xuất nông nghiệp:
Năm 2014: Diện tích gieo cấy vụ mùa là 4.927,6 ha/4.950 ha đạt 99,5%, trong
đó trà mùa sớm chiếm 5%, trà lúa trung chiếm 90%, trà lúa muộn chiếm 5%. Năng
suất lúa đạt 56,1 tạ/ha, là huyện đứng thứ 2 thành phố. Diện tích cây vụ đông là 1158
ha. Cơ cấu giống, cây trồng thời vụ có nhiều tiến bộ. Kinh tế trang trại đang được
6


khẳng định và có bước phát triển. Chăn nuôi thuỷ sản đang có chiều hướng phát triển
tốt, mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn siêu nạc được nhân dân khẳng định và áp dụng có
hiệu quả. Đàn lợn 58.579 con, đàn gia cầm 449.000 con, sản lượng thuỷ sản đạt 1.600
tấn. Tỷ trọng nông nghiệp là 52,5%.
b, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp do huyện quản lý ổn định và phát triển, nhất là cơ khí và
sửa chữa. Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 28,8%, tốc độ tăng trưởng 11,8%.
Một số ngành nghề truyền thống như chạm khắc đá, đan lát , mộc dân dụng v.v..vẫn
được duy trì ,mặc dù còn nhỏ bé và chiếm tỷ trọng thấp. Sự phát triển manh mẽ, đa
dạng của công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, của các thành phần kinh tế trên
địa bàn huyện trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế công nghiệp, nông thôn, góp phần tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng
thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
c, Xây dựng cơ bản -giao thông vận tải:
Đến hết tháng 9 năm 2015 các địa phương đã tiếp nhận hơn 15.000 tấn xi măng

theo cơ chế hỗ trợ của UBND thành phố. Xây dựng và hoàn thành 803 tuyến đường có
bề mặt từ 2-4 m với tổng chiều dài 90 km. Trong đó đường giao thông nông thôn,
đường thôn xóm bê tông cứng là 754 tuyến với tổng chiều dài 79,5/121,8 km đạt 65%
kế hoạch. Đường giao thông nội đồng đã làm và hoàn thành 49 tuyến với tổng chiều
dài 10,5/59,9 km đạt 17,6% kế hoạch. Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương tổng
khối lượng cát đá huy động cho chương trình làm đường: Khối lượng cát 18.407 m3 trị
giá 7,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện hỗ trợ 1,32 tỷ đồng. Tổng khối lượng đá là
35.572 m3 trị giá 11,383 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện hỗ trợ 1,931 tỷ đồng.
d, Hệ thống lưới điện nông thôn:
Thường xuyên được cải tạo nâng cấp phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân. Dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện thị trấn để kinh doanh điện đến từng hộ
gia đình đã được thi công, với tổng kinh phí trên 1.700 triệu đồng.
e, Lĩnh vực tài chính thương mại:
Đang có chiều hướng chuyển biến tích cực. Thu ngân sách tăng 20%. Ngân hàng
có nhiều cố gắng trong việc huy động hoạt động vốn cho vay, dư nợ tăng, chất lượng
tín dụng được bảo đảm hơn. Năm 2011, vốn vay được huy động trong nhân dân là 33
tỷ. Ngân hàng phục vụ cho người nghèo vay 12.400 triệu đồng để phát triến sản xuất7


kinh doanh. Thương mại phát triển, hàng hóa phong phú, đa dạng, giá cả ổn định, phục
vụ tốt cho sản xuất và tiêu dùng.
f, Văn hoá - xã hội:
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội ổn định, phát triển và có nhiều tiến bộ rõ rệt. Quy
mô giáo dục được duy trì và ngày càng phát triển. Chất lượng giáo dục toàn diện và
giáo dục mũi nhọn các ngành học, bậc học từng bước được nâng cao. Hoàn thành
chương trình phổ cập tiểu học đúng độ tuổivà chương trình phổ cập Trung học cơ sở
giai đoạn II; có 5 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1; 2 giáo viên đạt danh hiệu nhà
giáo ưu tú. 100% xã có trường học cao tầng.
1.3. Công nghệ sản xuất của công ty
Là doanh nghiệp đa ngành nghề, nên công ty áp dụng nghiều công nghệ sản xuất

khác nhau phù hợp với từng ngành. Trong đó, việc chế tạo thiết bị kết cấu thép là
ngành đòi hỏi công nghệ cao. Công ty cổ phần cơ khí xây dựng AMECC được thiết
kế, xây dựng trang bị máy móc và bố trí dây truyền công nghệ theo quy trình công
nghệ sản xuất hiện đại của hãng KUHNEZUG- CHLB Đức và 1 số hãng của các nước
như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...Có khả năng đáp ứng tốt việc gia công chế
tạo đa chủng loại kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn theo nhu cầu của khách hàng.
Sau đây là quy trình gia công 1 đoạn cần:

8


Khối 1: chọn vật liệu chế tạo

Khối 2: gia công

Nguyên công 1

1. Vệ sinh ga đặc

Nguyên công 2

1. Chuẩn bị mép
hàn

Nguyên công 4

1. Gá lắp

1. Hàn tấm
thành vào tấm

biên trên

2. Hàn nối tấm
thành

2. Lấy dấu

3. Cắt tạo hình

Nguyên công 3

2. Chuẩn bị đồ


3. Hàn nối tấm
biên trên

. 4. Gia công mép sau
khi cắt

4. Hàn nối tấm
biên dưới

Hình 1-1. Sơ đồ quy trình gia công 1 đoạn cần

9

2. Hàn phần liên
kết tấm biên
trên và tấm

cylanh thủy lực


Dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng theo công nghệ tân tiến, sử dụng công nghệ đốt
gas, thân thiện với môi trường do BESTON sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu. Cho ra
những sản phầm mạ như ý đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Bề dày
lớp mạ lên đến 130µm.
1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp
1.4.1. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức của công ty (theo sơ đồ tổ chức) bao gồm đại hội đồng cổ đông,
hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc, các phòng ban, nhà máy, xí nghiệp
trực thuộc và các đơn vị thi công.

10


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ
PHỤ TRÁCH
DỰ ÁN

P. Tài
chính kế
toán


PHÓ TGĐ PHỤ
TRÁCH NỘI CHÍNH

P. Tổ
chức
hành
chính

P. Vật tư
thiết bị

Các đơn vị thi công

PHÓ TGĐ
PHỤ TRÁCH
KINH
DOANH

PHÓ TGĐ PHỤ
TRÁCH GIA CÔNG

PHÓ TGĐ PHỤ
TRÁCH LẮP

P. Quản lý
máy và an
toàn lao
động

P. Quản

lý dự án

Các ban dự án

P. Quản
lý chất
lượng

P. Kinh
doanh

Đội cơ giới

Hình 1-2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cồ phần cơ khí xây dựng AMECC
11

Trung tâm
tư vấn thiết
kế xây dựng


1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1. TỔNG GIÁM ĐỐC:
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm
quản lý điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, phê
duyệt phương án kinh doanh, ký và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, phê duyệt
Giấy đề nghị mua hàng hóa và giá mua bán vật tư, thiết bị của toàn Công ty, phê duyệt
đơn giá khoán cho các ĐVTC và NTP, phụ trách công tác tài chính, tiền lương, chỉ đạo
công tác tiếp thị phát triển thị trường, phụ trách công tác tổ chức, công tác cán bộ, phê
duyệt tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, ký thỏa ước lao động tập thể, phê duyệt thực

hiện các chế độ cho thôi việc, thử việc, chuyển công tác, thi đua khen thưởng, kỷ
luật,nâng lương, nâng bậc, chế độ bảo hộ lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, chế độ bồithường vật chất theo quy định của nhà nước… và các nội dung phê
duyệt khác chưa ủy quyền cho các cá nhân khác.
2. PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC - PHỤ TRÁCH DỰ ÁN:
a, Phụ trách các lĩnh vực:
Công tác đầu tư, công tác bảo hộ lao động, kế hoạch, sản lượng, tiến độ sản
xuất, định mức chi phí, công tác thu hồi vốn, phụ trách trực tiếp P.QLDA,
P.QLM&ATLĐ, phụ trách trực tiếp các Dự án và các công việc khác do TGĐ phân
công.
b, Thay mặt TGĐ ký các văn bản đề nghị có liên quan:
Ký phiếu xuất, nhập vật tư thiết bị của công ty, ký nhật trình các phương tiện cơ
giới, máy thi công, ký duyệt định mức công sửa chữa, bảo dưỡng, ký duyệt định mức
tiêu hao các loại vật tư chính phụ phục vụ sản xuất, ký quyết định về thưởng, phạt
trong công tác bảo hộ lao động, kiểm soát, kiểm tra nội dung các Hợp đồng ký với
KH, các NCC hàng hóa / dịch vụ, các NTP trướckhi TGĐ ký phê duyệt, ký giấy cho
phép mang hàng hóa ra cổng, điều chuyển trang thiết bị máy móc cho các ĐVTC, ký
duyệt các tài liệu theo chức năng của GĐDA (được quy định lại Mục 15.1 Giám đốc
dự án) đối với các dự án được phân công, ký phê duyệt các loại tài liệu thay GĐDA /
Trưởng dự án trong trường hợp sau:
+ Các Hợp đồng GCCT, xây lắp không bổ nhiệm GĐDA/ Trưởng dự án.

12


+ Các Hợp đồng có GĐDA/ Trưởng dự án không thuộc Ban TGĐ và là nhân sự
thuộc phạm viquản lý trực tiếp về mặt tổ chức.
3. PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC - PHỤ TRÁCH KINH DOANH:
a, Phụ trách các lĩnh vực:
Công tác tiếp thị, phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu Công ty, quản lý

nội dung Website, công tác bán hàng từ giai đoạn lập hồ sơ, chào giá, đấu thầu .. đến
khi đàm phán và ký hợp đồng, kiểm soát, kiểm tra nội dung các Hợp đồng ký với KH,
các NCC hàng hóa / dịch vụ, các NTP trướckhi TGĐ ký phê duyệt, phụ trách trực tiếp
P.QLCL, P.KD, TTTVTK, phụ trách hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, phụ
trách trực tiếp các Dự án và các công việc khác do TGĐ phân công.
b, Thay mặt TGĐ ký các văn bản đề nghị có liên quan:
Ký duyệt báo giá, chào thầu, hồ sơ thầu và các văn bản liên quan gửi KH, ký
duyệt các hồ sơ thiết kế, ký duyệt ban hành: “Số HĐ viết tắt”, “Mã mầu vật tư theo các
dự án” cho toàn bộ các HĐ SXKD, ký duyệt ban hành các HĐ ký với KH tới các Đơn
vị liên quan, ký duyệt các tài liệu theo chức năng của GĐDA (được quy định lại Mục
15.1 Giám đốc dự án) đốivới các dự án được phân công, ký phê duyệt các loại tài liệu
thay GĐDA / Trưởng dự án trong trường hợp sau:
+ Các Hợp đồng thương mại không bổ nhiệm GĐDA/ Trưởng dự án.
+ Các Hợp đồng có GĐDA/ Trưởng dự án không thuộc Ban TGĐ và là nhân sự
thuộc phạm viquản lý trực tiếp về mặt tổ chức.
4. PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC - PHỤ TRÁCH GIA CÔNG:
a, Phụ trách các lĩnh vực:
Công tác GCCT thiết bị, và kết cấu thép, chỉ đạo, kiểm tra các Quy trình, Quy
phạm, biện pháp thi công cho tất cả các dự án GCCT, kiểm soát tiến độ thi công, khối
lượng hoàn thành các dự án chế tạo thiết bị và kết cấu thép, chỉ đạo, chịu trách nhiệm
đôn đốc, kiểm tra chất lượng sản phẩm, phụ trách trực tiếp các Dự án và các công việc
khác do TGĐ phân công.
b,Thay mặt TGĐ ký các văn bản đề nghị có liên quan:
Ký duyệt các tài liệu theo chức năng của GĐDA (được quy định lại Mục 15.1
Giám đốc dự án) đốivới các dự án được phân công, ký duyệt các Biện pháp GCCT.
5. PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC - PHỤ TRÁCH NỘI CHÍNH:
13


a, Phụ trách các lĩnh vực:

Quan hệ làm việc với các đơn vị, cơ quan và địa phương, công tác đoàn thể
(Công đoàn, đoàn thanh niên), điều hành nhân lực, tổ chức hành chính, đời sống y tế,
công tác thi nâng bậc công nhân kỹ thuật, công tác bảo hiểm xã hội, y tế và các chế độ
khác của người lao động, công tác thi đua khen thưởng, công tác bảo vệ trật tự an ninh,
chính trị nội bộ, công tác quản lý Cổ đông, cổ phiếu, công bố thông tin đại chúng với
Ủy ban chứng khoán nhà nước, quản lý văn phòng, văn phòng phẩm, phụ trách việc
mua sắm Bảo hộ lao động, phụ trách trực tiếp P.TCHC, tham gia Hội đồng lương của
Công ty với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng lương, phụ trách các công việc khác do
TGĐ phân công.
b, Thay mặt TGĐ ký các văn bản đề nghị có liên quan:
Ký lệnh điều động xe con khối văn phòng, điều chuyển trang thiết bị văn phòng
trong nội bộ Công ty, ký duyệt, đề nghị cấp văn phòng phẩm, sửa chữa trang thiết bị
văn phòng và các giấy tờ liên quanđến nhân sự, hộ khẩu và y tế, ký giấy cho phép
hàng hóa ra, vào cổng đối với hàng hóa thuộc phạm vi phụ trách của Khối hành chính,
ký sao y bản chính toàn bộ hồ sơ tài liệu của công ty.
6. PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC - PHỤ TRÁCH LẮP ĐẶT:
a, Phụ trách các lĩnh vực:
Công tác lắp đặt thiết bị, và kết cấu thép, kiểm soát tiến độ thi công, khối lượng
hoàn thành các dự án lắp đặt thiết bị và kết cấu thép, chỉ đạo, chịu trách nhiệm đôn
đốc, kiểm tra chất lượng công trình, phụ trách trực tiếp các Dự án và các công việc
khác do TGĐ phân công.
b, Thay mặt TGĐ ký các văn bản đề nghị có liên quan:
Ký duyệt các tài liệu theo chức năng của GĐDA (được quy định lại Mục 15.1
Giám đốc dự án) đốivới các dự án được phân công, ký duyệt toàn bộ các Biện pháp thi
công lắp đặt.
7. PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN:
a, Bộ phận Tài chính kế toán:
Bộ phận tài chính kế toán có các nhiệm vụ: quản lý tài sản, nguồn vốn kinh
doanh của Công ty, kiểm duyệt các chứng từ thanh toán, lập báo cáo tài chính định kỳ,
báo cáo quyết toán quý và quyết toán năm, theo dõi và lên kế hoạch công nợ phải trả,

14


theo dõi và thu hồi công nợ, quản lý, lưu trữ các hồ sơ pháp lý gốc của công ty tất cả
các bản gốc của hợp đồng và tài liệu liên quan đến công tác thanh quyết toán hợp
đồng, toàn bộ chứngtừ gốc các tài liệu TCKT theo quy định của Pháp Luật, các công
việc khác do TGĐ giao.
b, Bộ phận kho
Bộ phận kho có các nhiệm vụ: quản lý toàn bộ vật tư thiết bị của công ty, kiểm
duyệt các chứng từ liên quan đến xuất, nhập vật tư, lập báo cáo định kỳ về tình hình
quản lý vật tư thiết bị, tham gia lập định mức tiêu hao, sử dụng vật tư thiết bị, theo dõi
tình trạng cấp phát và thu hồi vật tư thiết bị từ các đơn vị sử dụng, quản lý, lưu trữ các
các bản gốc của tài liệu liên quan đến xuất nhập hàng hóa, các công việc khác do
BTGĐ giao.
8. PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH:
a, Bộ phận Tổ chức nhân sự có các nhiệm vụ:
Lập và giám sát thực hiện kế hoạch biên chế lao động hàng năm và từng thời kỳ
theo phương án SXKD, lập kế hoạch, tổ chức tuyển dụng và quản lý lao động hàng
năm, lập và giám sát thực hiện chương trình giải quyết việc làm trong doanh nghiệp
theo chương trìnhquốc gia về giải quyết việc làm, lập kế hoạch và tổ chức dạy nghề,
bồi dưỡng nghề, mở lớp đào nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, giải quyết
những vấn đề xung quanh việc tranh chấp lao động, thực hiện các công tác liên quan
đến tổ chức cán bộ, bộ máy của Công ty, lập phương án tiền lương và quản lý quỹ tiền
lương, lao động và định mức lao động hàng năm, giải quyết các quyền lợi, chế độ liên
quan đến người lao động theo quy định của Pháp luật (Bộ Luậtlao động, Luật bảo
hiểm xã hội…) như: BHXH, BHYT, các loại bảo hiểm lao động, bồi dưỡng độc
hại,các chế độ cho thôi việc, nghỉ việc, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ phép ….Ngoài ra
còn phải thống kê tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình về số lượng, chất lượng lao
động, số lượng ngànhnghề, lao động dôi thừa, đề xuất phương án sử dụng lao động
phù hợp với tổ chức hoạt động sản xuất,kinh doanh của Công ty, quản lý hồ sơ

CBCNV toàn Công ty, quản lý điều động nhân lực nội bộ trong Công ty kịp thời theo
yêu cầu của sản xuất, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo
của CBCNV, duy trì và kiểm tra kỷ luật lao động trong toàn Công ty và các công việc
khác do BTGĐ giao.
15


b, Bộ phận hành chính & Y tế có các nhiệm vụ:
Quản lý văn phòng, trang thiết bị, máy văn phòng, quản lý con dấu, giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh, văn phòng phẩm, xe con và điều động xe theo yêu cầu, nhà
ăn ca, cây xanh, khu vực để xe; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, tạp vụ, tổ
chức tiếp đón khách, tổ chức các hội nghị, các cuộc họp toàn công ty, quản lý công tác
y tế, khám sức khỏe định kỳ và các công việc khác do BTGĐ giao.
c, Bộ phận An ninh & Bảo vệ có các nhiệm vụ:
Thực hiện công tác Bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn vật tư thiết
bị máy móc, quản lý lực lượng bảo vệ thuê ngoài và lực lượng an ninh của công ty, hệ
thống Camera giám sát và các trang thiết bị an ninh khác; tổ chức quản lý và giám sát
việc ra vào cổng của hàng hóa và con người và các công việc khác do BTGĐ giao.
d, Bộ phận quản lý Cổ đông:
Quản lý danh sách cổ đông, tổ chức các cuộc họp cổ đông định kỳ và bất
thường và các công việc khác do BTGĐ giao.
9. PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ:
a, Bộ phận mua sắm trong nước
Bao gồm các nhiệm vụ: Vận chuyển, giao hàng vật tư, thiết bị đúng tiến độ phục
vụ sản xuất lắp đặt, xây dựng danh sách các nhà cung cấp tiềm năng phục vụ các hoạt
động mua sắm hàng hóa và dịch vụ, định kỳ cập nhập báo cáo đơn giá các loại vật tư
thiết bị phục vụ công tác kinh doanh bán hàng, quản lý các nhà cung cấp, các nhà thầu
phụ cung cấp dịch vụ vận chuyển, thông quan, giám định liên quan đến công tác mua
sắm hàng hóa, lập và thực hiện kế hoạch định kỳ về việc cung ứng vật tư, thiết bị,
dụng cụ phục vụ SXKD, phối hợp với các phòng ban chức năng của Công ty trong

việc nhập, xuất và kiểm tra chất lượng hàng hóa và các công việc khác do BTGĐ giao.
b, Bộ phận Xuất nhập khẩu
Bao gồm các công việc: Thực hiện toàn bộ các công tác liên quan đến nhập khẩu
hàng hóa phục vụ SXKD, thực hiện toàn bộ các công tác liên quan đến xuất khẩu sản
phẩm, hàng hóa của công ty và các công việc khác do BTGĐ giao.
c, Bộ phận giám sát quản lý vật tư.
Có các nhiệm vụ: giám sát, kiểm tra hàng ngày, hàng tuần về hàng tồn kho (vật
tư chính), nắm bắt, cập nhập, báo cáovề chủng loại, số lượng, chất lượng, giám sát,
16


kiểm tra hàng tuần về hàng tồn kho (vật tư phụ), nắm bắt, cập nhập, báo cáo về chủng
loại,số lượng, chất lượng, giám sát công tác sắp xếp kho bãi, hàng hóa trong kho, kiểm
tra, xác nhận đối với các Dự trù vật tư thiết bị và Phiếu đề nghị cung cấp hàng hóa,
kiểm tra định mức tiêu hao vật tư.
10. PHÒNG QUẢN LÝ MÁY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG:
a, Bộ phận Quản lý & Sửa chữa máy.
Bao gồm các nhiệm vụ: Lập và thực hiện kế hoạch đầu tư, mua sắm máy móc thi
công, quản lý về chất lượng, số lượng, điều động, sửa chữa, bảo dưỡng … đối với toàn
bộ phương tiện thicông, máy móc thiết bị có tính khấu hao, được gọi tắt là Thiết bị
máy móc theo quy chế này, quản lý kho Thiết bị máy móc của Công ty, chịu trách
nhiệm kiểm tra chất lượng của toàn bộ Thiết bị máy móc được nhập vào công ty phục
vụSXKD, quản lý về số lượng, chất lượng và tình trạng kỹ thuật của toàn bộ Thiết bị
máy móc phục vụ sản xuất, quản lý công tác bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ Thiết bị
máy móc phục vụ sản xuất, toàn bộ trangthiết bị khác bao gồm hệ thống điện, nước …
nhà xưởng, văn phòng, kiểm soát, điều động Thiết bị máy móc phục vụ sản xuất theo
đề nghị của các ĐVTC, kiểm kê định kỳ Thiết bị máy móc, thực hiện toàn bộ các công
tác kiểm tra, kiểm định định kỳ đối với toàn bộ Thiết bị máy móc, theo dõi, giám sát,
đôn đốc, nhắc nhở các Đơn vị trong việc quản lý, sử dụng Thiết bị máy móc, kiểm tra
việc thực hiện theo định mức tiêu hao nhiên liệu toàn bộ Thiết bị máy móc, lưu giữ

toàn bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật của Thiết bị máy móc và các công việc khác do
BTGĐ giao.
b, Bộ phận an toàn lao động – Vệ sinh môi trường (ATLĐ – VSMT).
Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là: Giám sát các hoạt động sản xuất thực hiện
theo đúng quy định của Bộ luật lao động về công tác ATLĐ – VSMT, theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác ATLĐ – VSMT ở các đơn vị trực thuộc Công ty.
Đảm bảo sức khoẻ, tính mạng của người lao động, đảm bảo an toàn cho máy móc thiết
bị, cùng với P.TCHC, giải quyết các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho
người lao động theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, đào tạo, huấn luyện công
tác ATLĐ – VSMT cho người lao động trong công ty, làm việc với các tổ chức chính
quyền, đơn vị bên ngoài có liên quan đến công tác ATLĐ – VSMT, phổ biến các chế
độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật ATLĐ – VSMT của Nhànước
17


và các nội quy, quy chế, chỉ thị về bảo hộ lao động của lãnh đạo Công ty đến các cấp
và người laođộng trong Công ty, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về ATLĐ –
VSMT, đôn đốc, kiểm tra và theo dõi các đơn vịthực hiện, lập kế hoạch mua sắm trang
bị bảo hộ lao động hàng năm, phối hợp với P.KTKT, đôn đốc các đơn vịsản xuất có
liên quan thực hiện đúng các biện pháp đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động, phối hợp
với bộ phận y tế của Công ty theo dõi tình hình và chăm sóc sức khoẻ người lao động,
tham gia duyệt các phương án thi công, biện pháp an toàn lao động và kiểm tra việc
thực hiện củacác đơn vị sản xuất trong toàn Công ty và các công việc khác do BTGĐ
giao.
11. PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN:
a,Bộ phận Đầu tư có các nhiệm vụ như:
Lập kế hoạch đầu tư, lập dự án đầu tư đối với các hạng mục đầu tư của Công ty,
đôn đốc, giám sát công tác triển khai đầu tư, quyết toán chi phí đầu tư và các công việc
khác do BTGĐ giao.
B,Bộ phận Kỹ thuật thi công / Bộ phận khối lượng & Định mức / Bộ phận Giao hàng

& Thanhtoán có các nhiệm vụ sau:
Quản lý, giám sát và đôn đốc công tác triển khai thực hiện các hợp đồng đã ký
với Chủ đầu tư / Nhàthầu chính, quản lý, giám sat và đôn đốc công tác triển khai thực
hiện các hợp đồng đã ký với NTP, các hợp đồngkhoán với các ĐVTC của công ty, theo
dõi, thống kê, tổng hợp và lập các báo cáo khối lượng, giá trị hoàn thành của các công
trình, cácdự án định kỳ, hàng tuần và hàng tháng, kiểm soát chi phí của các công trình,
kết hợp cùng với P.TCHC, P.QLM & ATLĐ điều động nhânlực và máy móc thiết bị
cho các công trình, các dự án, chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và thực hiện các
công việc liên quan tới các hợp đồng, công trìnhtrong giai đoạn bảo hành, xây dựng cơ
sở dữ liệu về chi phí vật tư, nhân công, máy móc thiết bị, khấu hao và các chi phí thực
tếkhác phục vụ công tác chào hàng, đấu thầu và các công việc khác do BTGĐ giao.
12. PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG:
Bộ phận QA có các nhiệm vụ: Lập các Hồ sơ liên quan đến quản lý chất lượng
cho từng Dự án, từng chủng loại sản phẩm theo yêucầu của Chủ Đầu tư, Nhà thầu
chính, KH, lập Quy trình Hàn cho toàn bộ các dự án của công ty, lập / kiểm tra, tập
hợp và lưu toàn bộ hồ sơ chất lượng sản phẩm, lập, thống nhất với khách hàng về quy
18


trình, biểu mẫu kiểm tra chất lượng sản phẩm, lập, hướng dẫn, thống nhất với các đơn
vị thi công, nhà thầu phụ về quy trình, biểu mẫu kiểm tra chấtlượng sản phẩm, lập, tập
hợp các Mẫu thử theo các Quy trình để tổng hợp, giới thiệu sản phẩm với KH, tiếp
nhận, lưu, kiểm soát các hồ sơ liên quan đến quản lý chất lượng do Khách hàng cấp
phục vụ sảnxuất, phân phối cho các đơn vị liên quan theo yêu cầu của TGĐ, GĐDA và
các công việc khác do BTGĐ giao.
Bộ phận QC: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đầu vào cho toàn bộ vật tư,
hàng hóa được nhập vào công ty, chịu trách nhiệm kiểm tra và quyết định chất lượng
toàn bộ sản phẩm, bán sản phẩm được sản xuấttrong công ty và từ bên ngoài, kết hợp
P.QLM & ALLĐ kiểm tra chất lượng máy móc thiết bị thi công, chịu trách nhiệm kiểm
soát công tác kiểm tra không phá hủy đường hàn, các công tác kiểm tra chấtlượng khác

do Bên thứ 3 thực hiện và các công việc khác do BTGĐ giao.
13. TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG:
Trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng chịu hịu trách nhiệm toàn bộ các công tác
khảo sát, thiết kế ... của công ty trong các lĩnh vực SXKD vàđầu tư, bóc tách khối
lượng thi công phục vụ công tác chào giá, dự thầu, bóc tách, liệt kê chi tiết các HĐ của
Công ty đã ký với KH, lập, kiểm soát và ban hành các loại bản vẽ pha cắt, thiết kế chi
tiết ... phục vụ SXKD và hoạt độngđầu tư của công ty, tiếp nhận, lưu, kiểm soát toàn
bộ hồ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật do Khách hàng cấp phục vụ sản xuất,phân phối cho
các đơn vị liên quan theo yêu cầu của BTGĐ, GĐDA, lưu giữ toàn bộ hồ sơ thiết kế,
hồ sơ kỹ thuật bằng bản cứng, bản mềm, phối hợp với các đơn vị liên quan về việc giải
quyết các khúc mắc về thiết kế, yêu cầu kỹ thuật trongquá trình SXKD, tìm kiếm KH,
tiếp thị, chào hàng công tác Thiết kế, đào tạo, hướng dẫn nâng cao trình độ cho toàn bộ
nhân viên của Đơn vị và các công việc khác do BTGĐ giao.
14. PHÒNG KINH DOANH:
a, Bộ phận kinh doanh & Tiếp thị:
Bộ phận này chịu trách nhiệm các công việc: thực hiện nghiệp vụ nghiên cứu và
phát triển thị trường, marketing và quảng bá thương hiệu của Công ty, tìm kiếm khách
hàng trong và ngoài nước về sản phẩm GCCT, lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng cũng
nhưkinh doanh thương mại, nghiên cứu, lập cơ sở dữ liệu về các loại đơn giá, định
mức cho các loại vật tư, hàng hóa, dịch vụ từcác nguồn cung cấp trong nước và nước
19


ngoài phục vụ công tác xây dựng giá chào thầu, chịu trách nhiệm tập hợp, xây dựng cơ
sở dữ liệu về hồ sơ pháp lý, hồ sơ năng lực kinh nghiệm chocác loại hồ sơ thầu phục
vụ các loại hình kinh doanh của công ty, kết hợp với các đơn vị liên quan lập cơ sở dữ
liệu hồ sơ kỹ thuật (Phương án sản xuất, biện pháp thicông, biện pháp đảm bảo chất
lượng, biện pháp ATLĐ & VSMT ....) cho các loại hồ sơ thầu phục vụ các loại hình
kinh doanh của công ty; iếp nhận, nghiên cứu và xử lý thông tin, thực hiện lập hồ sơ
thầu, báo giá; chủ trì công tác đàm phán thương thảo hợp đồng, tiếp nhận và phát hành

các hợp đồng đã ký cho các đơn vị liên quan, chủ trì thực hiện các hợp đồng thương
mại theo chỉ định của TGĐ, chủ động liên hệ thường xuyên và duy trì mối quan hệ với
các Khách hàng, lưu giữ toàn bộ hồ sơ thầu, hồ sơ chào hàng bằng bản cứng, bản mềm
và các công việc khác do BTGĐ giao.
b, Bộ phận Quan hệ công chúng & Công nghệ thông tin.
Bộ phận này cập nhật Website của Công ty, quảng bá thương hiệu và năng lực
của Công ty trên các loại phươngtiện thông tin, cập nhập thường xuyên hồ sơ giới
thiệu, hồ sơ năng lực, kinh nghiệm, kết quả SXKD ... từ các dự án,công trình đang thi
công, cập nhập và báo cáo định kỳ các thông tin thị trường, đấu thầu, dự án từ tất cả
các nguồn thông tin, biên dịch, phiên dịch, tiếp khách nước ngoài theo nhu cầu của
Công ty, kiểm soát, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống mạng của toàn công ty và
các công việc khác do BTGĐ giao.
c, Bộ phận mua sắm
Bộ phận mua sắm thực hiện công tác mua sắm đối với các hạng mục mua sắm
được phân công, định kỳ cập nhập báo cáo đơn giá các loại vật tư thiết bị phục vụ
công tác kinh doanh bán hàng và các công việc khác do BTGĐ giao.
15. CÁC BAN DỰ ÁN:
Chịu trách nhiệm thay mặt TGĐ điều hành toàn bộ các công tác thực hiện, triển
khai dự án từ khi tiếpnhận hợp đồng, tổ chức bộ máy cho đến khi hoàn thành công
trình, quyết toán, thanh lý hợp đồng.
a, Giám đốc dự án (GĐDA):
Quy định này áp dụng đối với các GĐDA thuộc Ban TGĐ, đối với trường hợp
các GĐDA/ Trưởng dựán không thuộc Ban TGĐ, các tài liệu cần phê duyệt phải

20


chuyển qua GĐ DA/ Trưởng dự án kiểm tra,ký nháy sau đó chuyển cho PTGĐ.PT phê
duyệt (PTGĐ.PT trực tiếp nhân sự GĐ DA/ Trưởng dự án về mặt tổ chức).
Giám đốc dự án chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác triển khai thực hiện

dự án, đại diện công ty trong toàn bộ giao dịch với KH, NTP, NCC, ĐVTC trong suốt
quá trình thực hiện hợp đồng, phê duyệt giao nhiệm vụ thi công cho các ĐVTC, NTP
trong phạm vi thực hiện của dự án, phê duyệt các Dự trù cung cấp vật tư chính, phụ,
dụng cụ thi công .. từ các ĐVTC, NTP, phê duyệt Đề nghị cung cấp vật tư, thiết bị
phục vụ thi công, phê duyệt điều động trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất,
phê duyệt quyết toán vật tư thiết bị phục vụ sản xuất, ký giấy cho phép hàng hóa vật tư
thiết bị ra, vào cổng đối với vật tư, hàng hóa thuộc Dự án, ký và xác nhận chế độ công
tác, biệt phái đối với các nhân sự tham gia dự án, phê duyệt khối lượng sản xuất hoàn
thành của các ĐVTC, NTP.
b, Các thành viên ban dự án (TVBDA).
Thành viên ban dự án được phân công theo yêu cầu của GĐDA sau khi thống
nhất với các Trưởng đơn vị, có trách nhiệm làm việc theo điều hành của GĐDA trong
phạm vi dự án với vai trò đạidiện thực hiện toàn bộ chức năng nhiệm vụ của đơn vị
quản lý (các TVBDA có thể kiêm nhiệm nhiềudự án, nhiều loại hình công việc theo
phân công của Trưởng đơn vị), kiểm soát công việc, xác nhận trên toàn bộ tài liệu dự
án theo chức năngnhiệm vụ của Đơn vị quản lý trước khi trình Trưởng đơn vị kiểm tra
và GĐDA phê duyệt, tập hợp, báo cáo công việc cho trưởng đơn vị và GĐDA.
16. ĐỘI CƠ GIỚI:
Đội cơ giới quản lý, điều động, kiểm soát hành trình toàn bộ xe cơ giới phục vụ
SXKD, chịu trách nhiệm về các công tác an toàn giao thông, an toàn phương tiện, xử
lý các vướng mắc, sự cốxảy ra trong quá trình lưu hành phương tiện, lập, thực hiện kế
hoạch kiểm định, kiểm tra định kỳ phương tiện theo quy định pháp luật và các quyđịnh
của công ty, lập, thực hiện kế hoạch đầu tư phương tiện cơ giới, kiểm tra định mức tiêu
hao nhiên liệu và các công việc khác do BTGĐ giao.
17. CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG (GIA CÔNG CHẾ TẠO, LÀM SẠCH, SƠN, ĐÓNG
KIỆN, XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG)
Các đơn vị này có nhiệm vụ: Tổ chức thi công các hạng mục công việc / công
trình / dự án được công ty giao, tự tìm kiếm công việc, KH đối với các loại sản phẩm,
21



dịch vụ phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của công ty, báo cáo lãnh đạo công ty để triển
khai mở rộng SXKD, quản lý nhân lực được công ty giao và nhân lực thuê ngoà, quản
lý máy móc thi công, thiết bị, dụng cụ được giao phục vụ sản xuất, chịu trách nhiệm
chính đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ được giao trước Khách hàng, công ty, chịu
trách nhiệm hoàn thiện đồng thời các hồ sơ chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo quy
định của Công ty, chịu trách nhiệm lập phương án sản xuất, biện pháp thi công, tiến độ
chi tiết, biện pháp đảm bảo chấtlượng, biện pháp đảm bảo ATLĐ & VSMT .... cho các
hạng mục công việc được giao theo yêu cầu côngviệc trước khi tổ chức thi công, chịu
trách nhiệm toàn bộ trước công ty về ATLĐ, VSMT. BHLĐ cho toàn bộ nhân lực, thiết
bị máymóc và công việc được giao, lập dự trù, định mức tiêu hao các các loại vật tư
chính, phụ, dụng cụ thi công ... trình cấp có thẩmquyền phê duyệt trước khi có nhu cầu
sử dụng, kiểm soát, quản lý vật tư thừa để trả lại công ty, định mức tiêu hao vật tư
trong suốt quá trình sản xuất, lập và trình phê duyệt dự trù định kỳ cấp BHLĐ cho
người lao động, kết hợp P.QLM & ATLĐ lập và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, sửa
chữa máy móc, thiết bị và các công việc khác do BTGĐ giao.
1.4.3. Tình hình sử dụng lao động trong công ty
Số lượng lao động chính tính đến ngày 31/12/2016 là 809 người.
BẢNG LAO ĐỘNG CHÍNH
Bảng 1-1
Nguồn nhân lực

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Tiến sĩ, cao học

11


1,36

Kỹ sư, cử nhân, cao đẳng

155

19,16

Thợ hàn

156

19,28

Thợ sơn

46

5,69

Các nguồn nhân lực khác

441

54,51

Tổng

809


100

22


Thợ hàn có chứng chỉ quốc tế được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1-2. BẢNG CHỨNG CHỈ THỢ HÀN QUỐC TẾ
ĐVT: người
Tổ chức cấp chứng chỉ

Bảng 1-2
Phương pháp hàn
SMAW

FCW

SAW

APAVE- PHÁP

61

62

8

HYUNDAI- HÀN QUỐC

67


65

6

Lloyd’s Register

15

19

5

Lao động là một trong những yếu tố quyết định nhất đến sự tác động tăng
trưởng kinh tế vì tất cả của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra,
trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải vất chất đó. Do đó lao động
đóng vai trò quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo sự hình thành, tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt
động sản xuất kinh doanh thì phải nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra lao động còn
là nhân tố giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi một doanh nghiệp dù
có công nghệ sản xuất hiện đại thế nào nếu lao động không có trình độ tương ứng để
đáp ứng với công nghệ đó thì chắc chắn sẽ không đạt được kết quả tốt, không những
thế còn có thể làm tổn hại đến những công nghệ sản xuất đó.
1.4.4. Chế độ làm việc của công ty
- Cán bộ công nhân viên làm việc tại các phòng ban trực thuộc công ty đều phải
chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật lao động, làm việc đủ 8h trong một ngày từ thứ 2 đến
thứ 6, riêng thứ 7 làm 4h/ ngày vào buổi sáng, chiều thứ 7 và ngày chủ nhật được
nghỉ. Thời gian làm việc buổi sáng từ 7h30- 11h30, buổi chiều từ 1h-5h. Người lao
động làm việc đủ 44h/ tuần.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: làm việc theo ca, ba ca một ngày mỗi ca 8
tiếng. Ca 1: từ 7h - 15h, ca 2: từ 15h - 23h, ca 3: từ 23h -7h, và lịch sản xuất được bố

trí theo chế độ đảo ca ngược mỗi tuần một lần.

23


- Trường hợp làm thêm giờ: Người lao động và người sử dụng lao động có thể
thỏa thuận làm thêm giờ. Mỗi ngày làm thêm không quá 4h, mỗi tuần không quá 24h,
tổng cộng một năm không quá 200h.
1.5. Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai
1.5.1. Mục tiêu kế hoạch
1. Phát huy tối đa lợi thế, năng lực sở trường ngành nghề, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tạo ra năng lực cạnh tranh lơn trên thị trường trong nước và ngoài
nước. Với mục tiêu là vai trò tổng thầu EFC, thực hiện gia công chế tạo kết cấu thép,
lắp đặt thiết bị và thực hiện dịch vụ bảo trì, sửa chữa theo nhóm ngành năng lượng, xi
măng, hóa chất, khí hóa dầu.
2. Tăng cường công tác marketing, đấu thầu tìm việc làm ổn định cho người lao
động, thúc đẩy hợp tác với các đối tác sẵn có, liên doanh liên kết và có phương án huy
động vốnđảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh được kịp thời.
3. Tiếp tục có chính sách đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư kỹ thuật cũng
như các loại thợ lành nghề trọng yếu, kỹ sư quản lý dự án, kỹ sư quản lý chất lượng,
thợ hàn kỹ thuật cao, thợ lắp đặt để nâng cao giá trị năng lực, thương hiệu, cũng như
công suất gia công chế tạo và lắp đặt đáp ứng thi công các dự án lớn.
4. Nghiên cứu triển khai công tácđổi mới tại doanh nghiệp phù hợp với quy mô
và hoạt động thực tế của công ty trong đó trọng tâm là công tác tổ chức và hệ thống
quản trị công ty.
5. Đảm bảo công tác an toàn lao động, thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp, hàng
năm tăng cường trồng cây xanh trên phạm vi mặt bằng công ty tạo môi trường xanh,
sạch đẹp cho công ty và cộng đồng.
1.5.2. Chiến lược phát triển chung và dài hạn
1. Duy trì ngành nghề truyền thống và phát triển quy mô sản xuất kinh doanh,

khia thác thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, nâng tỷ trọng hàng xuất khẩu và lắp
đặt cao hơn để có điều kiện tăng lợi nhuận, đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và bảo toàn
vốn. Đồng thời cân nhắc và xem xét thời điểm thích hợp tiến tới niêm yết cổ phiếu của
công ty trên sàn giao dịch chứng khoán trong năm 2017.
2. Tiếp tục đầu tư chiều sâu gồm máy móc, thiết bị. Đầu tư theo tiến trình, chiến
lược phát triển của công ty đáp ứng các ngành nghề cung cấp chế tạo, xây lắp tông
24


thầu các dự án có quy mô lớn, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư của công
ty. Duy trì và tăng cường hệ thống quản lý ISO, ASME, 5S... và các phần mềm quản lý
khác.
3. Nâng cao chất lượng lao động theo hướng chuyên nghiệp, tăng cường xây
dựng kĩ năng làm việc, tác phong công nghiệp và văn hoá doanh nghiệp cho toàn
CBCNV trong công ty, đảm bảo việc làm, đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV.
Bảng 1-3. ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH SXKD 4 NĂM 2017-2020
Bảng 1-3

Năm
2017
2018
2019
2020

Sản lượng
Giá trị
So với

Doanh thu
Giá trị

So với

(triệu

(triệu

đồng)
1.450.000
1.700.000
1.950.000
2.200.000

năm
trước(%)
134%
117%
115%
113%

đồng)
1.250.000
1.500.000
1.700.000
2.000.000

năm
trước(%)
131%
120%
113%

118%

Lợi nhuận sau thuế
Giá trị
So với
(triệu
đồng)
25.000
45.000
70.000
115.000

năm
trước(%)
159%
180%
156%
164%

Theo số liệu nêu trên, công ty phấn đấu kế hoạch những năm tiếp theo, gia strij
sản lượng và doanh thu tăng bình quân từ 20-23%/ năm, lợi nhuận sau thuế tăng bình
quân từ 50-65%/ năm. Duy trì phát triển ổn định, tăng cường công tác quản lý, nâng
cao năng suất, phấn đấu giảm chi phí để lợi nhuận tăng cao, đảm bảo sự ổn định và
phát triển trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

25


×