Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐÁNH GIÁ CHUNG về các HOẠT ĐỘNG KINH tế VIỆT NAM Trung quoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.88 KB, 11 trang )

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VIỆT NAMTRUNG QUỐC
1. Ưu điểm:
 Kim ngạch thương mại song phương hai nước không ngừng tăng: Trong quan hệ
thương mại song phương từ năm 1991 đến nay,kinh tế Trung Quốc – Việt Nam ngày càng
phát triển nhanh chóng.Trong 24 năm(1991 -2014), tổng kim ngạch thương mại của Việt
Nam với Trung Quốc đã tăng gấp hơn 1.930 lần,từ mức hơn 30 triệu USD năm 1991 lên
tới 58,6 tỷ USD năm 2014. Có thể nói,Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của
Việt Nam.Hai nước đã đưa ra mục tiêu kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 5 tỉ USD vào
năm 2005 nhưng ngay từ năm 2003,về cơ bản hai nước đã tiến sát mục tiêu khi đạt
kim ngạch lên tới 4,87 tỉ USD.Đến năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 8,739 tỉ
USD(cao gấp 1,75 lần mục tiêu đề ra) và đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân
19,79%/năm.Năm 2006, với kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 10,421 tỉ USD,“ngưỡng”
10 tỉ USD cũng đã bị vượt qua.
Đến năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đạt 66,67 tỷ USD(theo số liệu của
TQ đạt 95,8 tỷ USD).Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.Việt
Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong khu vực ASEAN.Hai
nước đang phấn đấu thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ
USD vào năm 2017 Cho đến nay,Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 1.500 dự
án, tổng vốn 11 tỷ USD, đứng thứ 9 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Việt Nam.
Mối quan hệ thương mại song phương này cũng đã mang lại những ưu điểm nhất định
cho một trong kinh tế hai nước.
a) Đối với Việt Nam
 Nguồn đầu tư lớn và cơ hội việc làm cho người lao động: Số liệu của Cục Đầu tư
nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho thấy,tính đến ngày 20/6/2015, vốn đầu
tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng các nước và
vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hàng loạt dự án lớn với vốn đầu tư trên 100 triệu đôla Mỹ đã lần lượt đi vào sản xuất, góp phần tích cực cho thúc đẩy việc điều chỉnh kết cấu
ngành nghề và tăng thêm việc làm cho xã hội Việt Nam.
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Nam.Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới.Đến thời điểm hiện tại,Trung Quốc
đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 1.500 dự án, tổng vốn 11 tỷ USD,ở Việt Nam mới chỉ có


hơn 13 dự án đầu tư sang Trung Quốc với 16 triệu USD.


Phần lớn FDI của Trung Quốc được đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và trải rộng trên
địa bàn của 55/63 tỉnh thành phố trên cả nước,tạo ra khoảg 100 ngàn chỗ làm,163 công
việc trực tiếp.Góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
 Phát triển du lịch: Số lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam tăng nhanh
trong những năm gần đây. Năm 2007 có hơn 557 nghìn lượt khách, đến năm 2013 đạt đến
1,9 triệu lượt khác. Lượng khách đến từ Trung Quốc chiếm hơn 20% tổng lượng khách
quốc tế đến Việt Nam.
 Học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ từ Trung Quốc: Chủ yếu thông qua việc đầu
tư,nhập khẩu máy móc,thiết bị công nghệ,... vào thị trường Việt Nam.Phát biểu với các
CEO doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc ngày 11.9.2016,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi coi thành công của nhà đầu tư là thành công của Chính
phủ. Nhưng cũng lưu ý các nhà đầu tư bảo vệ môi trường cho tốt, không đầu tư bằng
bất cứ giá nào,sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, không ảnh hưởng đến đời sống
người dân”.
 Lợi thế trước mắt 
 Giảm chi phí đầu vào nhập khẩu đầu vào: Gần đây,những thay đổi lớn của nền kinh
tế Trung Quốc: “Sự phá giá đồng Nhân dân tệ” và “Sự suy giảm tăng trưởng của nền
kinh tế Trung Quốc” đã có tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam.Giá các mặt
hàng cơ bản trên thị trường thế giới sẽ giảm do nhu cầu từ Trung Quốc yếu đi sẽ tạo điều
kiện giảm chi phí đầu vào sản xuất của nước ta,nhờ đó mà sản xuất trong nước có điều
kiện hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc do “Sự phá giá đồng Nhân dân tệ” đã thúc đẩy
nhiều doanh nghiệp sản xuất ở nước này chuyển nhà máy sang Việt Nam để tận dụng
nguồn lao động giá rẻ. Xu hướng này đã khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đề cập nhiều
tới việc Việt Nam sẽ trở thành một địa chỉ sản xuất hàng xuất khẩu lớn tiếp theo tại châu
Á, giống như một phiên bản thu nhỏ của Trung Quốc, gọi nôm na là “Trung Quốc +

1”.Tuy nhiên, Việt Nam có sự khác biệt lớn so với Trung Quốc trên hai phương diện:
• Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng cá nhân hơn so với
kinh tế Trung Quốc. Tiêu dùng của các hộ gia đình đóng góp 65% vào GDP của
Việt Nam, một tỷ lệ cao hiếm có ở châu Á. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc
chỉ là 36%.
• Thứ hai, trong khi sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc là kết quả của
hoạt động xuất khẩu hàng hóa và mức độ đầu tư cơ bản đặc biệt cao, thì nền kinh
tế Việt Nam cân bằng hơn giữa sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, mỗi
ngành này đóng góp xấp xỉ 40% GDP của Việt Nam.


 Tình trạng Nhập siêu có xu hướng giảm: Tình trạng Nhập siêu bấy lâu nay đã khiến
Việt Nam khá phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ Trung Quốc đang có xu hướng giảm đáng
kể.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng phát biểu “Trước đây nhập siêu của Việt Nam
với Trung Quốc lớn thì xu hướng sẽ giảm xuống và thực tế đã giảm rõ rệt trong năm
nay là xu hướng đáng mừng”
 Vốn FDI có thể dịch chuyển: Mặt khác,việc kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ khiến
cho các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá lại cơ hội đầu tư và chuyển hướng sang các thị
trường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn như Việt Nam.Dòng vốn FDI đã vào Trung
Quốc cũng có thể sẽ dịch chuyển sang Việt Nam để tận dụng tiềm năng tăng trưởng cao,
giá nhân công rẻ hơn và nhiều cơ hôi đang mở ra trước mắt khi Việt Nam chuẩn bị ký kết
hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hơn nữa,những biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc mới đây có thể dẫn
đến sự chuyển đổi danh mục đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc và cả các nhà đầu tư
quốc tế trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.Cùng đó,một phần dòng vốn đầu tư tại
thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể sẽ chuyển hướng sang các thị trường chứng
khoán khác,trong đó có Việt Nam nhằm tìm kiếm một thị trường thay thế khác an toàn và
có tiềm năng tăng trưởng hơn.
b) Đối với Trung Quốc
 Việt Nam là nước nhập siêu từ Trung Quốc: Việt Nam là nước nhập siêu với giá trị

lớn và không ngừng tăng qua các năm trong quan hệ thương mại với Trung Quốc,mức
nhập siêu cũng tăng nhanh và ngày càng lớn.Đó là một lợi thế lớn cho Trung Quốc,nước
ta luôn giữ thế xuất siêu cho đến năm 2000 (ngoại lệ năm 1998 nhập siêu 74,9 triệu
USD).
Các năm 2009 và 2010, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ giá trị nhập siêu
của Việt Nam, các năm 2011, 2012 và 2013( 2013 là 23,7 tỷ USD) thì không chỉ giá trị
tuyệt đối rất lớn, mà nhập siêu từ Trung Quốc còn xả ra khi tổng cán cân ngoại thương
cân bằng hoặc thậm chí xuất siêu.


Đơn vị: tỷ USD. Nguồn: GSO
 Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của Trung Quốc: Nhất là
máy móc thiết bị,nguyên vật liệu đầu vào,nhiên liệu(xăng,dầu)... và
công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc.
 Nguồn khoáng sản,nông sản dồi dào từ Việt Nam Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt
Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nông - lâm - thủy sản,chiếm tỷ trọng
31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và
chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Năm 2013, Việt Nam bán xấp xỉ 2,2 triệu tấn gạo chính ngạch,chiếm tới 33% trong tổng
số 6,6 triệu tấn sang Trung Quốc.Nếu cộng thêm khoảng 1,4 triệu tấn đi qua đường biên
giới thì Trung Quốc trở thành thị trường nhập gạo số 1 của Việt Nam,với gần 50% sản
lượng. Tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 15,9%.
Nhóm hàng dệt may,giày dép các loại chiếm gần 13,0%. Nhóm hàng nhiên liệu và
khoáng sản chiếm khoảng 10,0%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác.
2. Hạn chế:
 Tỷ trọng trong tổng kim ngạch ngoại thương mỗi nước còn thấp:Theo tính toán, tổng
giá trị thương mại chính ngạch hai chiều chỉ chiếm 8,9% tổng kim ngạch thương mại của
Việt Nam và 0,55% tổng kim ngạch ngoại thương
của Trung Quốc.
 Giá trị tuyệt đối trong thương mại chính ngạch giữa hai nước bất ổn:Tuy tăng mạnh,

nhưng tốc độ tăng không đều trong tất cả các năm.
 Cán cân thương mại không cân bằng: Năm 1998, con số thâm hụt thương mại Việt
-Trung đối với Việt Nam tăng trong khi tổng nhập siêu của Việt Nam đã giảm bớt 400
triệu USD.Con số nhập siêu năm 2000 lên tới 608 triệu USD.


Song,trong hoạt động kinh tế thương mại với Trung Quốc,Việt Nam còn vấp phải
nhiều hạn chế sau:
 Nhập siêu từ Trung Quốc không ngừng tăng:
Số liệu minh chứng cho điều này là trong giai đoạn 2005 - 2014, nhập siêu của Việt Nam
từ Trung Quốc tăng hơn 10 lần từ mức 2,8 tỷ USD năm 2005 lên mức gần 29 tỷ USD
năm 2014 và 32 tỷ USD trong năm 2015.Hơn nữa,Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung
Quốc các loại khoáng sản như dầu thô, than đá và một số loại nông sản như rau quả, gạo,
sắn... (tương đương khoảng 5-6 tỷ USD trong năm 2014). Tuy nhiên, con số này rất nhó
so với với hàng chục tỷ USD mà Việt Nam phải chi để nhập khẩu nguyên vật liệu, máy
móc, hàng tiêu dùng... từ Trung Quốc. Dù đã rất quan tâm đến nhập siêu từ nước láng
giềng phương Bắc, nhưng những năm gần đây, kết cấu hàng thương mại giữa hai nước
thay đổi không lớn.
Nhìn vào cơ cấu hàng nhập khẩu, một số hàng hóa là nguyên nhiên vật liệu, máy móc
thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu được nhập khẩu chủ yếu từ thị trường
Trung Quốc do đây là nguồn cung cấp có giá cả cạnh tranh với số lượng lớn. Khi đồng
Nhân dân tệ phá giá, nhập khẩu nhóm hàng này có khả năng sẽ tăng mạnh hơn, gây áp
lực tăng nhập siêu.
Mặc khác, kinh tế Trung Quốc suy giảm sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào Trung
Quốc giảm, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn. Trong khi đó,
hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nông sản và nguyên
liệu khoáng sản. Đây là một bất lợi lớn đối với hàng hóa của Việt Nam, nhất là mặt hàng
nông sản do mặt hàng này khó chuyển dịch thị trường nếu không xuất khẩu vào thị
trường Trung Quốc. Do đó sẽ tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp và thu nhập của
nông dân

Việt Nam chưa cải thiện được nhiều về xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại gia tăng
mạnh về nhập khẩu từ quốc gia này. Nóicách khác, Việt Nam đang phụ thuộc ngày càng
nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong giai đoạn 2000 - 2013, tỉ trọng xuất khẩu
sang Trung Quốc chỉdao động trong khoảng trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của
ViệtNam, nhưng tỉ trọng nhập khẩu đã tăng từ 10% lên mức 28% trong cùng thời
gian.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2013 Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc khoảng 13 tỉ USD và nhập khẩu trở lại gấp gần 3 lần với con số 37 tỷ
USD, sự chênh lệch này được dự tính sẽ lớn hơn trong tương lai. Năm 2013, tỉ trọng nhập
khẩu và xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lần lượt là 10,2% và 28%.


 Nguyên nhân:
• Hàng Trung Quốc hầu hết đều có giá rất rẻ,chi phí nhân công của Trung
Quốc thuộc vào loại thấp nhất thế giới: Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn duy trì chính
sách hỗ trợ xuất khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau. Với giá rẻ, mẫu mã và chủng
loại phong phú, đa dạng, hàng tiêu dùng Trung Quốc được nhiều người tiêu dùng Việt
Nam, người thu nhập thấp chấp nhận. Việt Nam chưa có ngành công nghiệp phụ trợ đủ
mạnh để cung cấp nguyên phụ liệu cho các ngành gia công xuất khẩu. Máy móc thiết
bị giá rẻ của Trung Quốc được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn.
• Khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam kém: Xét cả về giá cả và chất lượng, nhiều
sản phẩm của Việt Nam khó thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc. Hầu hết hàng
Việt Nam chưa có tên tuổi và thương hiệu trên thị trường quốc tế, nên lại càng khó
cạnh tranh.
• Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc các mặt hàng có giá trị thấp: Như khoáng
sản, nông lâm thủy sản (trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc). Đây là
các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, giá cả lại bấp bênh và thường có xu hướng giảm,
giá so sánh tương đối thấp so với các sản phẩm chế biến - chế tạo. Trong khi đó, các
sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hóa chất, sản phẩm chế tác cơ
bản, máy móc thiết bị, chiếm trên 80% tổng nhập khẩu từ Trung Quốc.
• Hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc chưa được kiễm soát: Từ

yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đến các tiêu chuẩn kỹ thuật,
an toàn sử dụng đối với máy móc, thiết bị,đồ gia dụng. Do đó, hàng hóa của Trung
Quốc bất kể chất lượng, phẩm cấp thế nào vẫn có thể nhập khẩu vào Việt Nam.Trong
khi đó, Trung Quốc còn yêu cầu hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc buộc phải qua
một số cửa khẩu do Trung Quốc chỉ định để dễ kiểm soát (hải sản chỉ được đi qua
Móng Cái; cao su chỉ được đi qua Móng Cái, Lục Lầm; hoa quả tươi chỉ được qua Lào
Cai, Lạng Sơn)
 Sự phụ thuộc vào công nghệ
Thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ các loại giá trị lớn
như thiết bị điện, đồ dùng gia đình… cho đến các loại đồ dùng thông dụng như thực
phẩm, đồ da, túi xách, đồ may mặc, văn phòng phẩm, các sả phẩm của đời sống tinh thần,
tâm linh, đồ chơi trẻ em… vẫn thấy đủ các loại sả phẩm của Trung Quốc với khối lượng
lớn.
Hàng loạt công trình, dự án, kể cả công trình, dự án quan trọng từ nhà máy nhiệt điện đến
xi măng, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, chúng ta đều sử dụng hang “Made in
China” với giá rẻ. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí cả các doanh nghiệp lớn


đang sử dụng công nghệ của Trung Quốc để sản xuất. Công nghệ Trung Quốc rẻ, sẵn có,
dễ sử dụng. Nhưng về lâu dài, việc này không chỉ khiến Việt Nam luôn ở nấc thang thấp
hơn Trung Quốc về mặt công nghệ sản xuất mà còn làm suy giảm động lực nghiên cứu
phát triển (R&D) của doanh nghiệp Việt Nam.Đó là chưa kể đến việc sử dụng công nghệ
Trung Quốc sẽ cho năng suất lao động thấp, tiêu hao năng lượng cao, hiệu quả kém và
đặc biệt là không ít thiết bị, máy móc, công trình chỉ vừa mới đi vào sản xuất, đi vào vận
hành đã phải sửa chữa, thay thế. Điều này để lại những hậu quả lâu dài cho các nhà sản
xuất trong nước nói riêng và làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.
Theo cảnh báo của TS. Phạm Sỹ Thành Việt Nam đang rơi vào bẫy của Hiệu ứng giải
công nghiệp hóa sớm, hay còn gọi là bẫy tự do hóa thương mại trong mối quan hệ Việt Trung. Cụ thể là Việt Nam tuy giàu tài nguyên nhưng lại có trình độ công nghiệp hóa
thấp hơn Trung Quốc. Nền kinh tế trong nước bị hấp dẫn bởi việc xuất khẩu tài nguyên,
hàng hóa thô, sơ chế. Trong khi đó, Trung Quốc lại xuất khẩu thành phẩm có khả năng

cạnh tranh rất tốt sang quốc gia xuất khẩu tài nguyên. Hậu quả là sản xuất công nghiệp
của Việt Nam bị thu hẹp, thậm chí không thể phát triển được do bị gắn chặt vào việc xuất
khẩu tài nguyên và các hàng hóa có hàm lượng kĩ thuật thấp.Về lâu dài, nền kinh tế sẽ
mất khả năng cải thiện năng suất do sản xuất công nghiệp bị thui chột và thiếu đổi mới,
sáng tạo.
 Nguyên nhân
Hàng Trung Quốc hầu hết đều có giá rất rẻ,chi phí thuê nhân công của Trung
Quốc thuộc vào loại thấp nhất thế giới.
Khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam kém.

 Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc còn hạn chế
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nông - lâm
- thủy sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
này của cả nước.Trong thời gian qua, nhiều loại nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc gặp khó khi các thương nhân Trung Quốc đột ngột ngừng thu mua nhằm
mục đích ép giá hoặc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ Trung Quốc nhằm gây khó khăn
và tạo sức ép về kinh tế đối với Việt Nam. Nói cách khác, khi cần thiết, các hoạt động
kinh tế - thương mại nàysẽ được sử dụng như đòn đánh về kinh tế để hỗ trợ cho các yêu
sách về lãnh thổ.


Theo Ông Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương
mại đánh giá:Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản
xuất hàng ngày của các doanh nghiệp,chỉ 20% là hàng tiêu dùng. Điều này tác động lâu
dài đến khả năng nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp bản địa, có khả năng Việt Nam
rơi vào hiệu ứng “giải công nghiệp hóa” sớm khi chỉ xuất khẩu được sang Trung Quốc
các hàng hóa dựa vào tài nguyên và nhập khẩu hàng công nghiệp chế tạo thành phẩm. Về
lâu dài, sẽ làm suy giảm năng suất của Việt Nam dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn.

 Nguyên nhân:
• Do chính sách kiểm soát chặt chẽ hàng Việt Nam của Trung Quốc. Khả năng cạnh
tranh của hàng Việt Nam kém: Xét cả về giá cả và chất lượng, nhiều sản phẩm của Việt
Nam khó thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc. Hầu hết hàng Việt Nam chưa có
tên tuổi và thương hiệu trên thị trường quốc tế, nên lại càng khó cạnh tranh.
• Mặt khác,Trung Quốc muốn ta vào bẫy hiệu ứng “giải công nghiệp hóa” suy giảm
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
 Sự phụ thuộc của Việt Nam vào Nhập khẩu của từ Trung Quốc
Dù không phải là thị trường xuất khẩu lớn nhất (sau EU, Mỹ, ASEAN và Nhật Bản),
nhưng Trung Quốc lại là thị trường nhậpkhẩu lớn nhất của Việt Nam.Suốt hơn 10 năm
qua,nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc luôn chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng
nhanh liên tục trong tổng nhập khẩu và nhập siêu của cả nước.
Nhiều ngành sản xuất của Việt Nam đang có mức độ phụ thuộc rất cao vào Trung Quốc
cả ở đầu vào (vật tư, nguyên liệu) và đầu ra (thị trường tiêuthụ). Theo Phó chủ nhiệm Ủy
ban Kinh tế Quốc hội Mai Xuân Hùng có tới 80% nguyên vật liệu đầu vào của Việt Nam
đang phụ thuộc vào Trung Quốc,60% xuất khẩu nông sản đang phụ thuộc vào Trung
Quốc
 Sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư
Là đối tác thương mại lớn và lâu đời của Việt Nam, nhưng đầu tư từ Trung Quốc sang
Việt Nam chỉ chiếm phần nhỏ bé so với các quốc gia khác và không tương xứng với quy
mô thương mại song phương và vị thế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong báo cáo cập nhật vĩ mô Việt Nam vừa công bố (6/2014), Khối nghiên cứu Ngân
hàng HSBC đánh giá, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đơn thuần là
mối quan hệ chuỗi cung ứng cấp 1 hơn là mối quan hệ đầu tư. Qua quan sát, nhóm phân
tích nhận thấy, tuy vốn FDI đăng ký từTrung Quốc tăng lên trong những năm gần đây
nhưng tổng vốn đầu tư từ Trung Quốc còn nhỏ.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/5/2014, Trung
Quốc là nhà đầu tư nước ngoài đứng thứ 9 trong số hơn 100 đối tác có dự án đầu tư còn



hiệu lực tại Việt Nam.Tuy nhiên, mức vốn điều lệ đăng ký chỉ khoảng hơn 3 tỉ USD. Như
vậy, đa phần các dự án của Trung Quốc đều là dự án nhỏ, quy mô trung bình khoảng 7
triệu USD/dự án. Các dự án đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung trong ngành
công nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong nước (chiếm trên 70% tổng dự án
và xấp xỉ 60% tổng vốn đầu tư), trong đó, đáng chú ý có các ngành: sắt thép, xi măng,
bauxite. Tuy nhiên, đây lại chính là những ngành đang gặp nhiều khó khăn, sản phẩm tồn
kho lớn, thua lỗ kéo dài… Trong bối cảnh đó,việc ngưng triển khai các dự án này sẽ tác
động trực tiếp đến việc làm và thu nhập của một bộ phận người lao động.
Theo đánh giá của các chuyên gia, đáng chú ý là nguồn vốn FDI từ Trung Quốc chủ yếu
mang đặc điểm của giai đoạn đầu – tức là ra ngoài mua tài nguyên và mua kĩ thuật: đầu
tư vốn nhưng không chuyển nhà xưởng/nhà máy ra nước ngoài do lao động trong nước đặc biệt lao động tại khu vực miền Trung, miền Tây TQ còn nhiều; đa phần là doanh
nghiệp thương mại có mục tiêu thu mua kĩ thuật và tài nguyên; hầu như chỉ sử dụng lao
động Trung Quốc.
 Tác động tiêu cực từ Tổng thầu EPC của Trung Quốc
Trung Quốc hiện đang là nhà thầu lớn nhất của Việt Nam.Tính đến năm 2010, có đến
90% các dự án tổng thầu EPC tại Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, trong đó có
tới 30 dự án trọng điểm quốc gia. Việc các doanh nghiệp Trung Quốc được chọn thắng
thầu nhiều gói thầu EPC trong suốt 10 năm qua đã và đang có tác động tiêu cực đến sản
xuất trong nước và an ninh kinh tế, cụ thể:
• Góp phần làm gia tăng nhanh chóng nhập siêu từ Trung Quốc Tỷ lệ tham gia làm
nhà thầu phụ của doanh nghiệp Việt Nam trong các dự án mà doanh nghiệp Trung
Quốc được chọn làm tổng thầu EPC rất thấp, tỷ lệ nội địa hóa gần như bằng không.
Tỷ lệ nội địa hóa của các nhà máy nhiệt điện hiện chỉ đạt 7%. Nếu tính riêng các dự
án Trung Quốc làm tổng thầu, tỷ lệ nội địa hóa gần như bằng 0%. Trong ngành xi
măng, khi Trung Quốc làm tổng thầu, tỷ lệ nội địa hóa không vượt quá 3%, nhiều dự
án 0%.Điều này khiến thâm hụt thương mại của ta với Trung Quốc ngày càng lớn do
các nhà thầu của nước này nhập khẩu toàn bộ máy móc, thiết bị từ trong nước
mang sang Việt Nam.
• Mối nguy đối với an ninh năng lượng. Nếu chú ý có thể nhận thấy, nhà thầu Trung
Quốc nắm các dự án quan trọng trong Tổng sơ đồ điện 6 và Tổng sơ đồ điện 7 của

Việt Nam và hầu hết trong số này đến nay đều chậm tiến độ hoặc bị đội vốn lên rất
cao.Nếu các nhà thầu Trung Quốc rút về không thi công,hàng chục dự án điện tiền tỉ
đô la Mỹ sẽ nằm “đắp chiếu”. Điều này có thể làm gia tăng chi phí công trình. Việt
Nam cũng khó có thể mời các nhà thầu khác tham gia hoàn thiện bởi lẽ toàn bộ máy
móc, thiết bị và công nghệ dùng để xây dựng vận hành các nhà máy điện này đều là


công nghệ Trung Quốc. Về lâu dài, nếu các dự án này không được hoàn thiện, Việt
Nam sẽ thiếu điện trên diện Rộng. Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn cung đầu
vào, thậm chí chấp nhận bị đội giá trong thời điểm bất thường, nhưng rõ ràng doanh
nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu điện.
• Ảnh hưởng đến các hành lang kinh tế quan trọng của Việt Nam Tại miền Bắc,
ngoài hành lang chính Hà Nội - Hải Phòng, còn cóhai hành lang phụ quan trọng là
Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn. Nhiềutuyến đường cao tốc trong các hành
lang kinh tế này hiện đang do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Không chỉ chậm tiến
độ, chất lượng công trình cũng là điều cần được quan tâm sát sao.
• Lao động “chui” từ Trung Quốc và tác động đến kinh tế - xã hội – an ninh quốc
phòng của nó là vấn đề cần đặc biệt lưu tâm.
 Nguyên nhân:
Thứ nhất, nhiều dự án vốn đầu tư phải vay từ Trung Quốc và họ đặt ra các điều kiện
đầu tư ngặt nghèo trong đó có việc phải mua thiết bị từ chính thị trường Trung Quốc.
Thứ hai, Luật đấu thầu ưu tiên giá rẻ mà không chú ý đến nguồn gốc xuất xứ, không
ưu tiên đúng mức tỷ lệ nội địa hóa, do vậy hầu hết các dự án rơi vào tay các nhà thầu
Trung Quốc. Khi đó, các nhà máy chế tạo của Việt Namhầu như không có cơ hội tham
gia như nhà thầu phụ trong khi các cơ sở trong nước này hoàn toàn có khả năng đảm
nhận một khối lượng đáng kể.
Thứ ba, Việt Nam thiếu một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ liên quan đến việc đấu thầu
và xử lý sai phạm. Có thể thấy nhiều trường hợp nhà thầu nước ngoài (không chỉ nhà
thầu Trung Quốc) chậm tiến độ, hoặc đội giá công trình với các lý do không thuyết
phục, nhưng các bộ ngành chủ quản của Việt Nam vẫn không thể xử lý mạnh tay được.


 Tác động tiêu cực từ
sự suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Ngoài mặt tích cực đã nêu ở phần đầu, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng
có tác động tiêu cực đến thương mại Việt Nam – Trung Quốc theo hướng giảm xuất khẩu
của Việt Nam, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc tăng. Chưa kể, khi tổng cầu suy yếu,
năng lực sản xuất của Trung Quốc tiếp tục dư thừa, do đó nước này buộc phải tìm cách để
bảo hộ thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu, trong đó có hàng nhập từ Việt Nam.
Khi đồng nhân dân tệ phá giá, các nhóm mặt hàng là nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị
phụ tùng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu được nhập chủ yếu từ thị trường Trung Quốc
sẽ càng ngày càng tăng, gây áp lực tăng nhập siêu.


Một số hàng hóa là nhóm hàng trung gian (trong đó chủ yếu là bán thành phẩm), nguyên
vật liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ cho tiêu dùng trong nước, sản xuất và xuất
khẩu của Việt Nam được nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc. Do đó, khi đồng
Nhân dân tệ bị phá giá, nhập khẩu nhóm hàng này sẽ có khả năng tăng mạnh hơn, gây áp
lực tăng nhập siêu của Việt Nam đối với các mặt hàng của Trung Quốc. Đồng thời, trong
bối cảnh tăng trưởng giảm, cầu nhập khẩu hàng hóa và Trung Quốc sẽ giảm, khiến cho
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc khó khăn hơn.
 Nguyên nhân của tác động tiêu cực này chủ yếu là do ảnh hưởng của sự phụ thuộc
vào nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam vào Trung Quốc.



×