Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Bài giảng Các phương pháp chẩn đoán lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 22 trang )


PHƯƠNG
PHÁP
CHẨN
ĐOÁN
LÂM
SÀNG


BÀI GIẢNG: CÁC PHƯƠNG PHÁP
CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG


1. MỤC TIÊU CỦA BÀI
Trình bày được các phương pháp khám bệnh cơ bản
Áp dụng các phương pháp khám bệnh cơ bản vào thực tiễn khám bệnh
cho gia súc.
Tạo cho người học sự hăng say học tập. cần cù, tỷ mỷ. Tự chịu trách
nhiệm trong công việc khám chữa bệnh cho gia súc.


2. NỘI DUNG BÀI
2.1. Phương pháp quan sát (nhìn)
Đây là phương pháp khám bệnh đơn
giản nhưng chính xác, được sử dụng
rộng rãi trong lâm sàng thú y, là
phương pháp được sử dụng trước tiên
trong chẩn đoán bệnh gia súc. Qua
phương pháp này ta có thể biết được
trạng thái gia súc, cách đi đứng, màu
sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc


và các triệu chứng khác của con vật.


Khi quan sát tùy theo
mục đích và vị trí
nhìn mà ta đứng xa
hay gần gia súc. Nhìn
chung ta nên chọn vị
trí phía trước con vật,
chếch 1 góc 30 – 450
so với trục của thân
gia súc.

Nhìn toàn thân: Là quan sát
trạng thái, thái độ, cử động,
tình hình dinh dưỡng, dáng
điệu....của gia súc.
Nhìn cục bộ: Nhìn lần lượt từ
trước ra sau, từ trái qua phải,
lần lượt các cơ quan bộ phận
như đầu, cổ, lồng ngực, vùng
bụng, bốn chân...để phát hiện
những biến đổi bất thường nếu
có như vết thương, vết loét,
mụn, nước mắt, nước mũi, dử,
lông rụng...


* Chú ý:
Nên quan sát nhờ ánh sáng ban ngày, nếu buổi tối hoặc

thiếu ánh sáng có thể sử dụng ánh sáng điện hoặc đèn
chiếu. Cần quan sát đối chiếu so sánh giữa hai bộ phận
tương ứng của con vật: hai bên mông, hai bên thành bụng,
hai bên ngực, hai bên chân... và có sự so sánh giữa cơ quan
tổ chức lành để thấy được những biến đổi bất thường.


2. Phương pháp sờ nắn:
Sờ nắn là phương pháp dùng cảm
giác của ngón tay để kiểm tra chỗ
khám, xác định nhiệt độ, độ ẩm,
trạng thái... và sự mẫn cảm của tổ
chức cơ thể gia súc. Sờ nắn cũng
biết được cảm giác của con vật khi
đau. Qua sờ nắn người khám còn
xác định được tình trạng mạch của
gia súc, đo huyết áp, khám trực
tràng. Do vậy sờ nắn là phương
pháp thường dùng trong thú y. Sờ
nắn có hai cách sau:


Sờ nắn
Sờ nắn nông: là việc
sờ nắn những cơ
quan bộ phận nông
để biết được ôn độ,
độ ẩm của da, lực
căng của cơ, tần số
hô hấp, nhịp tim...


Sờ nắn sâu: dùng
để khám các khí
quan, tổ chức sâu
trong cơ thể gia
súc. Ví dụ sờ nắn
dạ cỏ của trâu, bò.


Khi sờ nắn kiểm tra các khí quan, tổ chức cơ thể gia súc, nhờ cảm giác tay ta có thể
nhận biết các trạng thái sau:
+ Dạng nóng, đau: do bị viêm
+ Dạng lạnh: Nếu ở cục bộ thường do tổ chức bị phù, còn toàn thân thường do gia súc
trúng độc hoặc sắp bị chết, tiên lượng xấu.
+ Ướt: do vã nhiều mồ hôi
+ Khô: do bệnh súc đang bị sốt cao
+ Dạng rất cứng: như sờ vào xương
+ Dạng cứng: như sờ vào gan, thận.
+ Dạng bột nhão: Cảm giác mềm như bột, ấn tay rồi bỏ ra để lại vết. Dạng này thường
do tổ chức bị thấm ướt. Ví dụ: thủy thũng
+ Dạng ba động: Khi sờ thấy cảm giác lùng nhùng, di động ấn vào giữa thì lõm xuống.
Dạng này là do tổ chức mất đàn tính vì thấm đầy nước. Ví dụ: Các tổ chức bị mưng mủ.
+ Dạng khí thũng: sờ vào thấy cảm giác mềm, chứa đầy khí. Ấn mạnh vào tổ chức nghe
thấy tiếng kêu lép bép do khí lấn sang phần tổ chức bên cạnh. Dạng này có thể do tổ
chức tích khí hoặc có túi không khí.


*Chú ý:
Sờ nắn là phương
pháp khám bệnh đơn

giản, tuy nhiên để sờ nắn
mang lại hiệu quả cao đòi
hỏi người khám phải nắm
vững về vị trí giải phẫu
và kinh nghiệm trong
chẩn đoán bệnh.


3. Phương pháp gõ:
Gõ là phương pháp khám bệnh cơ bản, mà cơ sở
của nó là âm hưởng, âm thanh do các vật thể chấn
động tạo ra. Các vật thể khác nhau, ở trong các
trạng thái khác nhau khi gõ sẽ cho các âm khác
nhau. Do vậy các khí quan tổ chức khác nhau trong
cơ thể gia súc có cấu tạo và tính chất khác nhau nên
khi gõ sẽ phát ra âm thanh khác nhau. Trong trạng
thái bệnh lý, các cơ quan tổ chức cũng thay đổi về
tính chất, khi đó âm phát ra khi gõ sẽ thay đổi


* Kỹ thuật gõ:
Gõ trực tiếp: dùng ngón
trỏ và ngón giữa của tay
thuận gõ theo chiều thẳng
đứng (vuông góc) với bề
mặt của tổ chức khí quan
cần khám. Với cách gõ
này, lực gõ không lớn, âm
phát ra nhỏ thường áp
dụng với gia súc nhỏ.


Gõ gián tiếp: là các
phương pháp gõ qua
một vật trung gian.


Gõ gián tiếp:
+ Gõ qua ngón tay: dùng ngón
giữa và ngón trỏ tay trái đặt sát
lên bề mặt tổ chức khí quan cần
khám của gia súc, ngón giữa và
ngón trỏ của tay phải gõ lên
vuông góc với 2 ngón tay trái.
Phương pháp này thường áp dụng
để khám cho các loài gia súc nhỏ:
dê, cừu, chó, mèo...


Gõ gián tiếp:
+ Gõ bằng búa gõ qua bản gõ:
Búa gõ có kích thước và trọng lượng
khác nhau tùy theo dáng vóc của gia
súc. Đối với gia súc nhỏ thường dùng
loại búa có trọng lượng nhẹ từ 60 – 75
gam, gia súc lớn dùng loại búa nặng
hơn 120 – 160 gam.
Bản gõ được làm cùng vật liệu với búa
gõ, có thể làm bằng sừng, nhựa hay
kim loại. Bản gõ có hình vuông, hình
tròn dài, hình chữ nhật... sao cho thuận

tiện, dễ thao tác, áp sát được vào thân
con vật.


Cách gõ
Tay trái cầm bản gõ (phiến gõ) đặt sát bề mặt khí
quan tổ chức của gia súc cần khám. Tay phải cầm búa gõ,
gõ dứt hoát từng tiếng một. Lực gõ mạnh hay nhẹ phụ
thuộc vào tổ chức cần gõ to hay bé, ở nông hay sâu. Khi
gõ mạnh các trấn động có thể lan trên bề mặt cơ thể từ 4
– 6cm sâu đến 7cm, còn nếu gõ nhẹ các trấn động lan 2 –
3cm và sâu đến 4cm.
Khi gõ nên để gia súc nơi yên tĩnh, không có tạp âm
để tránh lẫn tạp với âm gõ. Do vậy nên để gia súc ở trong
phòng có diện tích phù hợp và đóng kín cửa.


* Những âm gõ:
Tùy theo đặc điểm và tính chất của các tổ chức,
khí quan mà có các âm gõ sau:
- Âm trong: âm này vang mạnh, âm hưởng kéo dài
- Âm đục: âm này có tiếng vang yếu và ngắn
- Âm đục tương đối: là âm phát ra khi ta gõ vùng rìa
phổi, vùng quanh tim hoặc vùng phổi bị xung huyết
do tổ chức phổi vừa chứa nước vừa chứa khí...
- Âm trống: là những âm to nhưng không vang


4. Phương pháp nghe:
Nghe là phương pháp

dùng trực tiếp tai hoặc qua
dụng cụ chuyên dụng để
nghe những âm thanh phát
ra từ các khí quan bộ phận
của cơ thể như tim, phổi, dạ
dày, ruột... để biết được
trạng thái và sự hoạt động
của các cơ quan bộ phận đó.


* Các phương pháp nghe:
- Nghe trực tiếp: là cách dùng trực tiếp tai, áp sát vào
cơ thể gia súc để nghe, người nghe có thể dùng một
miếng vải hoặc miếng khăn sạch phủ lên vùng cần
nghe trên cơ thể gia súc để giữ vệ sinh.
- Nghe gián tiếp: Đây là phương pháp nghe qua ống
nghe. Hiện nay người ta dùng ống nghe hai loa có độ
phóng đại âm thanh lớn, sử dụng thuận lợi và âm
nghe được rõ không lẫn tạp âm.


* Điều kiện nghe:
- Để gia súc ở nơi yên tĩnh, tránh
gió to, không làm gia súc rung da,
gia súc phải đứng yên ở tư thế thoải
mái.
- Nghe lần lượt từ trên xuống dưới,
từ trái qua phải, ở mỗi vị trí phải
nghe lâu để xác định rõ âm thanh
nghe được.

- Khi nghe phải có sự so sánh đối
chiếu giữa hai bên ngực, nếu muốn
nghe rõ thì cho gia súc vận động
trong vài phút.


1. Phương
pháp quan
sát (nhìn)

4. Phương
pháp nghe

2. Phương
pháp sờ
nắn

CÁC
PHƯƠNG
PHÁP CHẨN
ĐOÁN LÂM
SÀNG

3. Phương
pháp gõ





×