Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bai bao ve luan van SUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.45 KB, 15 trang )

1

THỰC TRẠNG CHẤT THẢI Y TẾ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
THÍCH HỢP CHO CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
STATE MEDICAL WASTE AND PROPOSED TREATMENT PLAN FOR
MEDICAL UNITS IN TÂY NINH PROVINCE
Nguyễn Văn Lai, Hoàng Hưng
Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM, Việt Nam

TÓM TẮT
Đề tài “Thực trạng chất thải y tế tại các đơn vị thuộc ngành y tế tỉnh Tây Ninh và xây dựng phương án
xử lý ô nhiễm thích hợp” đã tiến hành khảo sát thực trạng chất thải y tế ở các đơn vị y tế trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh như nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại. Từ kết quả khảo sát hiện trạng về cơ
sở hạ tầng liên quan tới việc thải nước và rác y tế tại các cơ sở đề xuất và lựa chọn mô hình hệ xử lý
nước thải và lò đốt rác phù hợp. Ngoài ra đề tài cũng đề xuất định hướng qui hoạch lắp đặt hệ thống
xử lý chất thải y tế tại từng đơn vị và kiến nghị ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt qui hoạch
lắp đặt hệ thống xử lý chất thải y tế cho các đơn vị y tế rên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
ABSTRACT
The thesis " State medical waste and proposed treatment plan for medical units in Tây Ninh

province was to survey the current status of medical waste in the medical units in Tay Ninh
province as waste water, solid waste and hazardous waste. From the survey results on current
infrastructure related to water waste and medical waste at the proposed facility and select the
model wastewater treatment system and suitable incinerator. The result of the thesis also
proposed installation planning oriented medical waste treatment system in each unit and
recommendations Tay Ninh provincial People's Committee approved installation planning
system for medical waste treatment medical units moan Tay Ninh province


2



1. GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, ngành y tế tỉnh
Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tích trong sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên, chất thải y tế của tỉnh đang là vấn
đề nan giải. Những tổn hại do chất thải không
được xử lý hoặc xử lý không triệt để đã làm
giảm lợi ích toàn bộ của ngành.
Đến nay, trên toàn tỉnh chỉ có 2 đơn vị:
bệnh viện đa khoa tỉnh và trung tâm y tế huyện
Hòa Thành có các hệ thống xử lý hoàn chỉnh
hoạt động tốt. Tại trung tâm y tế các huyện
Châu Thành, Bến Cầu đã được đầu tư lắp đặt
lò đốt rác và hệ xử lý nước thải nhưng hoạt
động kém hiệu quả hoặc hư hỏng. Lò đốt rác
còn được trang bị tại một số trung tâm y tế
khác như A2 (phòng chống lao), Tân Châu,
Dương Minh Châu nhưng chỉ hoạt động cầm
chừng. Các cơ sở y tế khác xử lý chất thải theo
biện pháp truyền thống: rác được đốt ngoài trời
hoặc chôn lấp, nước được đổ vào hầm cùng
nước thải sinh hoạt hoặc đổ ra cống công cộng.
Như vậy, lượng chất thải y tế được xử lý của
tỉnh rất ít so với yêu cầu.
Vì vậy, đề tài đã thực hiện khảo sát
đúng thực trạng chất thải ở 09 cơ sở yế tế ở 09
huyện thị xã, Trung tâm phòng chống Lao và
Bệnh viện Y học Cổ truyền. Các mẫu nước thải
nước phân tích các thành phần ô nhiễm và

được đánh giá theo QCVN 28:2010/BTNMT.
Từ kết quả đánh giá hiện trạng đề tài
cũng đã đề xuất định hướng qui hoạch, phướng
án xử lý thích hợp cho từng đơn vị được khảo
sát đảm bảo xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường
do chất thải y tế gây ra đồng thời phù hợp với
qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của
Tây Ninh đảm bảo cho công tác chăm sóc sức
khỏe của công đồng.
Đề tài sau khi được góp ý thông qua sẽ được
vận dụng báo cáo tại địa phương để UBND
tỉnh thống nhất phê duyệt qui hoạch tổng thể,
đầu tư kinh phí triển khai trong giai đoạn
2010-2015.
2. NỘI DUNG
- Khảo sát thực trạng chất thải y tế ở các đơn
vị y tế trong tỉnh Tây Ninh :
Tiến hành khảo sát về nước thải và rác
thải tại 11 cơ sở y tế sau:

TT

Cơ sở y tế

1

Trung tâm y tế huyện Bến Cầu

2
3


Trung tâm y tế huyện Châu Thành
Trung tâm y tế huyện DMC

4

Trung tâm y tế huyện Gò Dầu

5

Trung tâm y tế huyện Hòa Thành

6

Trung tâm phòng chống lao

7

Trung tâm y tế huyện Tân Biên

8

Trung tâm y tế huyện Tân Châu

9

Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng

10


Trung tâm y tế thị xã Tây Ninh

11

Bệnh viện Y học cổ truyền

Bao gồm:
- Xác định lượng nước thải và rác
thải trung bình trong năm, đánh giá mức độ ô
nhiễm của nguồn nước thải ra.
- Khảo sát hiện trạng về cơ sở hạ
tầng liên quan tới việc thải nước và rác y tế tại
mỗi cơ sở.
- Lựa chọn 01 mô hình hệ xử lý nước thải
và 01 mô hình lò đốt rác phù hợp
- Đề xuất qui hoạch lắp đặt hệ xử lý chất
thải y tế tại từng đơn vị
- Kiến nghị UBND tỉnh Tây Ninh) phê
duyệt qui hoạch lắp đặt hệ thống xử lý chất
thải y tế cho các đơn vị y tế trên
3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.1. Nước thải:
3.1.1 Lưu lượng nước thải (LL):
Hình 1 biểu diễn sự chênh lệch về lưu
lượng nước thải trung bình tại 11 cơ sở y tế đã
khảo sát. Theo đó, nhận thấy khoảng chênh
lệch này tương đối rộng, dao động từ 8 đến 83
m3/ngày đêm. Có thể phân các cơ sở này theo
3 nhóm sau:
- Nhóm 1: bao gồm 04 trung tâm y

tế Bến Cầu, Phòng chống lao, Tân Biên và thị
xã Tây Ninh, có LL < 30 m3/ngày đêm
- Nhóm 2: gồm 05 đơn vị: Dương
Minh Châu, Gò Dầu, Hòa Thành, Tân Châu và


3

Trảng Bàng, có 30 m3/ngày đêm ≤ LL < 50
m3/ngày đêm
- Nhóm 3: có 2 đơn vị: Trung tâm
y tế huyện Châu Thành và Bệnh viện y học cổ
truyền, với LL > 50 m3/ngày đêm

Hình 2.1. Lưu lượng nước thải trung bình tại
11 cơ sở y tế khảo sát
Bảng 2.1 cho thấy mối tương quan
giữa số người tiêu thụ nước và lưu lượng nước
thải tại các đơn vị y tế. Có thể phân định sự
phụ thuộc của lưu lượng nước thải tại một cơ
sở y tế vào số người tiêu thụ nước tại cơ sở đó
như sau:
Bảng 2.1 Mối liên hệ giữa người và
lượng nước tiêu thụ:
Số người tiêu thụ
nước
Từ 300 đến 550
người
Dưới 300 người


Lưu lượng nước thải
Từ 30 đến 50 m3/ngày
đêm
Dưới 30 m3/ngày đêm

Ngoại trừ, Trung tâm y tế huyện Châu Thành
và Bệnh viện y học cổ truyền Tây Ninh có
số người tiêu thụ nước dưới 300, nhưng
lượng nước thải lớn hơn 70 m3/ngày đêm.
Có thể, các kết quả này mắc sai số do phương
pháp xác định áp dụng tại các đơn vị sử
dụng nước giếng khoan (không có lưu
lượng kế) có độ chính xác không cao
(phương pháp được xây dựng phù hợp với
điều kiện khó khăn tại các cơ sở). Tuy
nhiên, nếu chấp nhận sai số đến 20%
(mức sai số cao nhất của phương pháp),
thì lượng nước thải thực tế tại 2 đơn vị
này vẫn cao hơn so với các cơ sở có cùng
qui mô. Như vậy, cần thiết phải có những
qui định tiết kiệm nước để giảm thiểu sự
hao phí cho việc xử lý nước thải tại Trung
tâm y tế huyện Châu Thành và Bệnh viện
y học cổ truyền

3.1.2 Chất lượng nước thải:
Để đánh giá chất lượng nước thải, các
chỉ tiêu cơ bản như pH , SS, COD, BOD, P ts,
Nts, Dầu tổng, Pb, Hg, E. Coli, Coliform đã
được xác định. Từ các số liệu phân tích được,

dựa trên giá trị trung bình của chúng cho phép
chúng tôi nêu lên một số nhận xét sau đây:
3.1.2.1 Độ pH:
Nhận thấy, phần lớn nước thải tại các cơ sở
y tế được khảo sát là trung tính, một số có tính
axit nhẹ hoặc kiềm nhẹ. Độ pH trung bình của
nước thải tại các cơ sở khác nhau không nhiều.
Chúng dao động từ 6,5 đến 8,5. Khoảng pH
này nằm trong giới hạn của QCVN
28:2010/BTNMT qui định cho nguồn thải loại
A (nước cấp sinh hoạt).
3.1.2.2 Cặn lơ lửng (SS):
Tại mỗi cơ sở, hàm lượng cặn lơ lửng
trong nước thải có dao động qua các đợt khảo
sát. Dựa vào giá trị trung bình, nhận thấy hàm
lượng cặn lơ lửng trong nước thải tại tất cả các
cơ sở đều cao hơn tiêu chuẩn nước thải loại B
từ 2 đến trên 8 lần.
Tuy nhiên, giá trị SS chỉ cho phép đánh giá
tương đối về mức độ nhiễm cặn của nước thải
vì thông số này không chỉ phụ thuộc vào bản
chất của nguồn thải mà còn phụ thuộc vào kết
cấu đường ống dẫn và vị trí lấy mẫu. Chẳng


4

hạn, những cơ sở có hệ thống thu dẫn và tập
trung nước thải bằng bêtông hoàn thiện như
Bến Cầu, Châu Thành hoặc Hòa Thành thì

hàm lượng cặn lơ lững trong nước thải thấp
hơn so với các cơ sở có hệ thống thu dẫn cũ
nát, hư hỏng như Gò Dầu, Thị xã Tây Ninh, Y
học cổ truyền, …
3.1.2.3 Chất hưu cơ:
Nhận thấy nước thải tại tất các các cơ sở
khảo sát có chỉ số COD cao hơn giới hạn nước
thải loại B từ 1,1 đến 3,3 lần. Đồng thời, chỉ số
BOD5 của các mẫu nước thải cũng ở mức cao
tương ứng với COD. Như vậy, nước thải tại tất
cả các cơ sở y tế đều nhiễm bẩn chất hữu cơ ở
mức độ trung bình.
Một điểm đáng chú ý là tỷ lệ BOD 5/COD
> 0,5 ở hầu hết các mẫu nước thải cho biết chất
hữu ở đây đa phần là các chất dễ bị vi sinh
phân hủy. Điều này rất thích hợp cho việc ứng
dụng công nghệ xử lý chúng theo phương pháp
vi sinh.
3.1.2.4 Ô nhiễm vi sinh:
Mức độ ô nhiễm vi sinh của nước thải tại
các cơ sở khảo sát được đánh giá qua mật độ
khuẩn Coliform và E.Coli có trong các mẫu
nước đó.Kết quả cho thấy tất cả các cơ sở có
mật độ Coliform và E.Coli cao, dao động từ
vài chục nghìn đến vài trăm nghìn
MPN/100ml. Các giá trị này cao hơn giới hạn
nước thải loại B từ vài chục đến vài trăm lần.
Ngoài Coliform và E.Coli, nước thải y tế
có thể nhiễm những dòng khuẩn đặc thù khác
mà trong điều kiện kinh phí hạn hẹp chúng tôi

chưa xác định. Nhưng với mức độ nhiễm
Coliform và E.Coli cao đã xác định, nước thải
tại tất cả các cơ sở y tế trên cần thiết phải được
xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường
nhằm ngăn chặn sự gây nhiễm các nguồn nước
tự nhiên.
3.1.2.5 Ô nhiễm các chất dị dưỡng và
phú dưỡng:
Mức độ ô nhiễm các chất dị dưỡng và phú
dưỡng được nhận xét sau:
- Mức độ ô nhiễm các chất dị dưỡng và
phú dưỡng trong nước thải tại các cơ sở y tế
không như nhau. Có thể phân làm 3 nhóm sau:
+ Nhóm ô nhiễm trên trung bình: bao gồm
Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Thị xã Tây

Ninh có hàm lượng nitơ tổng và photpho tổng
cao hơn vài lần so với giới hạn nước thải loại
B.
+ Nhóm ô nhiễm trung bình: bao gồm
Châu Thành, Hòa Thành, Tân Biên có hàm
lượng nitơ tổng và photpho tổng cao hơn giới
hạn nước thải loại A nhưng thấp hơn giới hạn
nước thải loại B.
+ Nhóm còn lại gồm Dương Minh Châu, Y
học cổ truyền có mức ô nhiễm chất dị dưỡng
và phú dưỡng thấp hơn so với tiêu chuẩn nước
thải loại A
- Tại các cơ sở mà mẫu nước thải được lấy tại
các vị trí tách biệt với nước thải sinh hoạt như

Dương Minh Châu, Y học Cổ truyền thì hàm
lượng các chất dị dưỡng và phú dưỡng thấp
hơn nhiều so với các đơn vị khác.
3.1.2.6 Ô nhiễm dầu mỡ:
Nước thải tại các đơn vị nhiễm dầu với
mức độ nhẹ. Nước thải tại Châu Thành có độ
nhiễm thấp hơn giới hạn nước thải loại A theo
QCVN 28:2010/BTNMT. Trong khi, nước thải
tại các đơn vị còn lại có hàm lượng dầu cao
hơn một ít so với tiêu chuẩn nước thải loại A
nhưng thấp hơn tiêu chuẩn nước thải loại B.
3.1.2.7 Ô nhiễm kim loại nặng:
Hàm lượng thủy ngân và chì, hai kim
loại nặng tiêu biểu và có độc tính cao, trong
nước thải tại các cơ sở y tế đã được xác định.
Kết quả như sau:
- Nước thải tại hai cơ sở Bến Cầu và
Dương Minh Châu không phát hiện sự có mặt
thủy ngân và chì bằng các phương pháp phân
tích áp dụng của Đề tài, trong cả 3 đợt khảo
sát.
- Nứơc thải tại các đơn vị còn lại có dấu
hiệu nhiễm chì hoặc thủy ngân hoặc cả hai
nhưng không thường xuyên. Kết quả phân tích
cho thấy, trong đợt khảo sát đầu, nước thải tại
các cơ sở này có hàm lượng chì hoặc thủy
ngân cao hơn giới hạn cho phép đối với nước
thải loại A, thậm chí cao hơn giới hạn đối với
nước thải loại B, nhưng trong hai đợt còn lại
thì không phát hiện thấy hai kim loại này trong

các mẫu nước.


5

3.2. Rác y tế:
Kết quả khảo sát cho thấy, trong thành
phần rác y tế tại 11 cơ sở, hầu hết là chất thải
lâm sàng, các loại khác chiếm tỷ lệ rất thấp.
Chất thải lâm sàng (CTLS):
Lượng rác y tế lâm sàng trung bình tại
11 cơ sở y tế đã khảo sát được biểu diễn trên
hình 2.
Tùy thuộc vào qui mô và tính chất của
bệnh được khám chữa tại các cơ sở y tế mà
lượng chất thải lâm sàng bình quân mỗi ngày
cao hay thấp. Dễ dàng nhận thấy, trong 11 đơn
vị y tế khảo sát, Trảng Bàng có qui mô lớn
nhất (số bệnh nhân, cơ cấu các khoa phòng)
nên lượng rác y tế lâm sàng thải ra là cao nhất
(với giá trị trung bình khoảng 34,9 kg/ngày
đêm). Trong khi, Y học cổ truyền có lượng
chất thải lâm sàng thấp nhất (trung bình
khoảng 1,5 kg/ngày đêm) phù hợp với qui mô
và tính chất công việc khám chữa bệnh tại đây.
Dựa trên công suất của các dạng lò đốt
rác y tế hiện có trên thị trường, có thể phân các
đơn vị y tế trên theo các nhóm sau:
- Nhóm 1: bao gồm Trung tâm y tế
Thị xã Tây Ninh và Bệnh viện y học Cổ

truyền, với Lượng CTLS < 5 kg/ngày đêm
- Nhóm 2: gồm 06 đơn vị Bến Cầu,
Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu,
Phòng chống lao, Tân Châu, có 5 kg/ngày đêm
< Lượng CTLS < 10 kg/ngày đêm
- Nhóm 3: gồm Hòa Thành và Tân
Biên, với 10 kg/ngày đêm < Lượng CTLS < 15
kg/ngày đêm
- Nhóm 4: chỉ có Trảng Bàng với
Lượng CTLS > 30 kg/ngày đêm
Thành phần các nhóm chất thải A,
B, C, D, E trong chất thải lâm sàng tại 11 đơn
vị y tế khảo sát đã được phân tích. Giá trị
trung bình sau 30 đợt khảo sát được trình bày
trong bảng 2.10. Tuy có sự khác nhau giữa các
đơn vị, nhưng nhìn chung, có thể nhận thấy
như sau:
- Nhóm A (nhóm chất thải nhiễm
khuẩn) chiếm tỷ lệ cao (trên 50%) tại hầu hết
các đơn vị, ngoại trừ Tân Châu (42%) và
Phòng chống lao (33,8%)
- Nhóm B (nhóm vật thải sắc
nhọn) và nhóm C (nhóm phế phẩm có nguy cơ
lây nhiễm cao) tương đối thấp (dao động từ 3
đến 35%) đối với cả 11 đơn vị

- Nhóm D (nhóm chất thải dược
phẩm) không có tại hầu hết các đơn vị y tế
khảo sát, ngoại trừ tại Bến Cầu với tỷ lệ rất
thấp (0,13%)

- Nhóm E (nhóm mô, cơ quan
người và động vật) chiếm tỷ lệ thấp (dưới
21%) tại 8 đơn vị (Bến Cầu, Châu Thành,
Dương Minh Châu, Hòa Thành, Tân Biên, Tân
Châu, Thị xã Tây Ninh và Trảng Bàng), không
tìm thấy tại 3 đơn vị (Gò Dầu, Phòng chống
lao, Y học cổ truyền)
Tóm lại:
Liều lượng (rác và nước), mức độ ô nhiễm
chất thải tại 11 cơ sở đã khảo sát không như
nhau do qui mô và tính chất bệnh tật được
khám chữa tại các cơ sở khác nhau. Hiện trạng
ô nhiễm chất thải tại từng cơ sở sẽ được phân
tích trong mục E.
Xét tổng thể, sự ô nhiễm từ chất thải tại 11
đơn vị y tế này ở mức độ trung bình.
Vì tính độc hại của chất thải y tế nên việc
quản lý và xử lý chúng theo qui định (dù mức
độ ô nhiễm ở mức nào) là điều bắt buộc. Trong
thời gian qua, ngành y tế và các ngành hữu
quan của Tây Ninh đã có sự quan tâm giải
quyết yêu cầu này, nhưng vẫn còn nhiều bất
cập:
- Có đến 5 cơ sở y tế (bao gồm Gò Dầu,
Tân Biên, Trảng Bàng, Thị xã Tây Ninh và Y
học cổ truyền) không có bất kì hệ xử lý chất
thải nào. Việc xây dựng các hệ xử lý chất thải
và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các cơ sở này vẫn
còn trong kế hoạch.
- Một số cơ sở được cải tạo hoặc xây

mới gần đây như Tân Châu, Dương Minh
Châu không được trang bị hệ xử lý nước thải,
ngay cả hệ thống cống dẫn thu gom nước thải
cũng không đạt qui chuẩn.
- Một số hệ xử lý nước hoặc lò đốt rác
tại các đơn vị có công suất không phù hợp (cao
hơn so với thực cần), chi phí vận hành cao gây
ra sự lãng phí. Nguyên nhân này, cùng với kinh
phí hạn hẹp và thiếu nhân viên chuyên trách đã
dẫn đến hiện trạng hoạt động cầm chừng,
không hiệu quả, mau hư hỏng của một số hệ
xử lý (Bến Cầu, Châu Thành, Phòng chống
lao, …)
Ý thức của nhân viên y tế tại các cơ sở về nguy
cơ tìm ẩn của chất thải y tế và tầm quan
trọng của việc xử lý chúng chưa cao.


6

Hình 2.1: Thành phần rác y tế lâm sàng tại 11 cơ sở

Đơn vị

Thành phần trung bình (%)
Tổng lượng rác y tế
lâm sàng trung bình
Nhóm
Nhóm
Nhóm A Nhóm B

(gam/ngày đêm)
C
D

Nhóm
E

Bến Cầu

7.804

74,28

7,91

4,61

0,13

13,07

Châu Thành

8.254

71,69

7,51

6,75


0

14,05

DM. Châu

6.296

50,72

17,39

11,59

0

20,29

Gò Dầu

8.745

63

32

5

0


0

Hòa Thành

12.634

47,7

24,75

16,15

0

11,4

PC. Lao

7.633

33,8

31,57

34,63

0

0


Tân Biên

13.181

60,77

17,58

7,44

0

14,21

Tân Châu

6.731

42

25

13

0

20

TX. Tây Ninh


2.530

68,5

20,71

7,94

0

2,85

Trảng Bàng

34.875

71

19

3

0

7

YH. Cổ truyền

1.501


53

14

33

0

0

4. LỰA CHỌN MÔ HÌNH:
4.1 Lựa chọn mô hình xử lý nước thải:
4.1.1 Tên công nghệ: Thiết bị xử lý hợp
khối vật liệu composite FRP loại đúc sẵn của
Nhật Bản, công nghệ xử lý kết hợp đệm vi
sinh lưu động và vật liệu lọc

Đây là công nghệ hiện đại của Nhật Bản do
hãng Kubota sản xuất, công nghệ này đã được
lắp đặt ở nhiều nước trên toàn thế giới trong
việc xử lý chất thải lỏng, đặc biệt phù hợp cho
việc xử lý chất thải lỏng y tế.
Công nghệ này kết hợp xử lý chất thải lỏng
bằng đệm vi sinh lưu động với vật liệu lọc,
đảm bảo các thông số của nước thải sau khi
được xử lý qua hệ thống đạt tiêu chuẩn của
Việt Nam.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau:



7

Nước thải đầu vào
Song chắn rác

Nước nổi trên bề mặt

Khoang lắng,
chứa bùn

Cặn

Nước hồi lưu

Song lọc tinh
Khoang chứa vật liệu đệm vi sinh

Nước tuần hoàn

Khoang điều hòa lưu lượng

Khoang nước đã xử lý
Khoang chứa vật liệu lọc

4.1.2 Mô tả công nghệ lựa chọn

- Tên hệ thống: Hệ thống hợp khối vật liệu
composite FRP

- Công nghệ Nhật Bản:
- Phương thức xử lý: kết hợp của đệm vi sinh
lưu động và vật liệu lọc
- Năm sản xuất: 2011 trở về sau
- Tình trạng thiết bị: Thiết bị nguyên chiếc mới
100%
- Công suất xử lý : Đáp ứng theo mọi quy mô
bệnh viện, tùy theo tình hình xả thải
- Nước thải có thế xử lý được: Nước thải bệnh
viện.
- Nước thải phòng rửa phim X- Quang, phòng
xét nghiệm phải xử lý trung hoà, nước thải
phóng xạ phải xử lý hoặc phân huỷ trước khi
thải chung vào hệ thống.

4.1.2.1. Nguyên lý hoạt động
- Toàn bộ nước thải của các khoa, phòng,
buồng bệnh của bệnh viện (trừ nước mưa) theo
ống dẫn chảy vào các bể phốt và hố ga. Nước
thải khi qua các bể phốt và hố ga được tách rác
và cặn lơ lửng (SS) để các bước xử lý sau đạt
hiệu quả, tại đây lắp đặt song chắn rác có kích
thước mắt lưới 5mm để loại bỏ các tạp chất có
kích thước ≥ 5mm, sau đó nước thải được
chuyển đến bể gom (bể điều hoà) bằng bơm
đặt chìm (đối với những khu vực không tự
chảy được) hoặc tự chảy (đối với những điểm
có độ cao chênh lệch so với bể thu gom).
- Bể điều hoà: Thu gom toàn bộ nước thải
cần xử lý của bệnh viện, tại đây nước thải

được khuấy trộn, dàn đều nhằm điều hòa cả về
lưu lượng và nồng độ để ổn định hơn về tính
chất. Bể điều hòa có thể tích lưu được nước


8

thải trong 6 giờ theo công suất trung bình, bể
được xây kín và lắp máy khuấy chìm để diễn
ra quá trình xử lý yếm khí. Trong thời gian lưu
lại tại bể điều hòa, các chất rắn, cặn lơ lửng
trong nước thải tiếp tục được lắng.
- Do duy trì được môi trường ổn định và tạo
được những điều kiện tốt cho vi sinh hoạt
động, nên hiệu quả xử lý yếm khí tại bể điều
hòa khá cao. (Các chỉ tiêu BOD, COD giảm từ
50-55%; Phốt pho tổng giảm 60-70%; SS
giảm đáng kể so với nước thải đầu nguồn phát
thải).
- Nước thải từ bể điều hòa được đưa vào
khoang xử lý hợp khối đúc sẵn AO qua hệ
thống các bơm chìm có song chắn rác tinh có
chiều rộng mắt lưới từ 1-2 mm nhằm loại bỏ
các tạp chất có trong nước thải. Các loại cặn
sau khi được lọc bằng song chắn rác tinh sẽ
được chuyển sang khoang lắng chứa bùn. Quá
trình xử lý nước thải tại họp khối đúc sẵn là
quá trình xử lý sinh học để làm giảm các thông
số của nước thải theo 2 giai đoạn gồm: Xử lý
Thiếu khí và xử lý hiếu khí

- Anaeoxic: Xử lý thiếu khí: Quá trình này
nhằm khử Nitơ tổng, NO3 được chuyển hóa
thành N2 khi thiếu ôxy. Đây là quá trình bắt
buộc vì nếu không lượng Nitơ cao sẽ làm mất
cân đối tỷ lệ thành phần (BOD/N/P) sẽ gây ngộ
độc hoặc kìm hãm sự phát triển của vi sinh.
- Oxic: Xử lý hiếu khí: Oxy hóa bằng vi sinh
các hợp chất Hydrocacbon, Sunfua và phốpho
(làm giảm BOD, COD, chuyển hóa H2S, P-T)
và thực hiện quá trình Nitrat hóa Amoni
(NH4).
Sản phẩm của quá trình này sẽ là:
+ Hydrocacbon chuyển thành CO2 + H2O, làm
giảm đáng kể BOD, COD.
+ NH4 →NO3
+ H2S→SO4 -2
+ P-T→ PO4Tại khoang xử lý Oxic, vi sinh vật được bám
trên các giá thể làm bằng chất PVC chuyên
dụng có tác dụng như những chiếc tổ nuôi vi
4.2 Lựa chọn mô hình xử lý rác thải:
4.2.1. Đặc thù rác thải y tế
- Chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt
của cán bộ nhân viên, bệnh nhân, từ hoạt động
thăm nuôi bệnh nhân. Đặc tính của loại rác thải
này mang tính chất của rác thải sinh hoạt, có

sinh vật. Các vật liệu đệm được thiết kế để
tăng diện tích bề mặt làm cho mật độ vi sinh
vật khá lớn lên tới 15.000-20.000 VSV/1m3
nước thải (các công nghệ truyền thống khác

chỉ đạt mật độ khoảng 1.500-2000 VSV/1m3
nước thải). Các vật liệu đệm vi sinh này luôn
luôn chuyển động nhờ các thiết bị can thiệp đặt
ở đáy bể làm tăng nhanh quá trình hấp thu các
chất hữu cơ trong nước thải.
- Trong quá trình xử lý này, một phần nước
thải và bùn hoạt tính được bơm tuần hoàn về
ngăn thiếu khí để Nitrat hóa NH3, giảm thiểu
nồng độ T-N trong nước thải. Thực chất quá
trình này là VSV lấy oxy của NO5 trong nước
thải và bùn hoạt tính tại ngăn Oxic để chuyển
hóa NH3. Công nghệ này giảm thiểu được chi
phí oxy cung cấp cho thiết bị, đồng nghĩa với
việc giảm chi phí vận hành của toàn bộ hệ
thống.
- Sau khi được xử lý qua các giai đoạn AAO,
nước thải được chuyển vào khoang chứa các
vật liệu lọc. Vật liệu lọc được làm bằng vật
liệu PVC chuyên dụng có tác dụng lọc lại toàn
bộ các chất rắn có trong nước thải. Vật liệu lọc
được thiết kế đặc biệt với bề mặt trơn nhẵn vừa
có tác dụng lọc vừa có thể rửa ngược một cách
dễ dàng. Toàn bộ bùn (sác vi sinh vật, chất rắn)
trong hợp khối AO được chuyển qua khoang
lắng và chứa bùn. Phần nước trong được
chuyển qua khoang khử trùng.
- Khoang khử trùng: Tại khoang này, nước
thải được tiêu diệt các loại vi sinh gây bệnh
bằng phương pháp khử trùng. Loại hoá chất
khử trùng được sử dụng là hoá chất mới

Ca(OCl)2 loại viên nén được đặt trong thiết bị
đựng hoá chất giúp hoá chất không bị tắc
nghẽn.
- Nước thải sau khi khử trùng được chuyển
sang khoang nước đã qua xử lý: Tại đây, nước
thải tạm thời được lưu lại và tách bỏ toàn bộ số
cặn còn lại cuối cùng trước khi được xả vào
môi trường

nhiều chủng loại, chủ yếu là chất hữu cơ từ
thức ăn thừa (lượng thức ăn thừa là đáng kể),
giấy, túi nilon, giấy,tài liệu...
- Chất thải rắn từ hoạt động khám, chữa bệnh
bao gồm các bệnh phẩm gồm: tế bào, các mô
cơ thể bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật, tiểu
phẫu, các găng tay, bông gạc có dính máu mủ,


9

kim tiêm, lam kính, nội tạng, giấy chứa đờm
dãi, các dụng cụ phục vụ như ống thuốc, dao
mổ, lọ xét nghiệm,... có thể chứa các mầm
bệnh của các bệnh truyền nhiễm..
4.2.2 Mô tả công nghệ lựa chọn:
Lò đốt nhiệt phân hai buồng công nghệ
cao để xử lý rác thải y tế tại bệnh viện
Loại lò đốt này đã được lắp đặt vận
hành tại gần 200 bệnh viện trên phạm vi toàn
quốc, công nghệ đã được thẩm định và khuyến

khích sử dụng trong thời gian tới
4.2.2.1. Quy trình công nghệ
Lò đốt nhiệt phân hai buồng công nghệ cao,
đặt đứng, được sử dụng rộng rãi tại các bệnh
viện Nhật bản và đã được sử dụng tại các bệnh
viện thuộc nhiều tỉnh/thành phố của Việt Nam.
Lò đốt có 02 buồng đốt là buồng đốt
sơ cấp và buồng đốt thứ cấp.
- Buồng đốt sơ cấp thiết kế trên nguyên lí thổi
gió bắt buộc, dùng nhiều ôxy, hình thành luồng
khí xoáy bên trong lò, luôn duy trì lượng ôxy
lớn bên trong lò, đạt hiệu quả đốt như mong
muốn, chống phát sinh khói đen.
- Buồng đốt thứ cấp có gắn thiết bị đốt buner,
giúp nhiệt độ duy trì trên 1000°C đảm bảo tiêu
hủy mầm bệnh và phân hủy dioxin.
Lượng tro bay sau khi đốt sẽ được thu
gom hoàn toàn bằng tháp rửa, bảo đảm không
bụi, không khói đen.
Thiết kế tổ hợp khuôn thuận tiện cho
việc vận chuyển, lắp đặt.
Lò đốt được kèm theo hệ thống thoát
phụ trợ, duy trì áp suất thấp tại cửa đổ rác vào,
tránh ngọn lửa, khói bị dội ngược trở lại.
Sàn lò có thiết kế dẫn khí, tránh tình
trạng đốt om, nâng cao công suất thiêu; tro hóa
toàn bộ, trong quá itrình đốt không cần đảo,
hạn chế tro bay.
Hệ thống điều khiển cảm ứng nhiệt
thông minh, tắt mở tự động, dễ thao tác.

4.2.2.2. Mức độ hoàn thiện của công
nghệ
Công nghệ này nhằm thu gom, xử lý chất thải
rắnrắnnguy hại, thuộc danh mục công nghệ
khuyến khích chuyển giao trong phụ lục I Ban
hành kèm theo nghị định số 133/2008 ngày
31/12/2008/N Đ-CP của Chính Phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật chuyển giao
công nghệ

Công nghệ này khá hoàn thiện thể hiện trên
các khía cạnh sau:
+Cấu tạo: Nhỏ gọn, chiếm ít không
gian và diện tích lắp đặt
Các bộ phận cấu thành và vận hành mang tính
liên hoàn cao:
+ Bộ phận quạt gió: Công suất đảm
bảo cung cấp lượng ô xy cho toàn bộ quá trình
đốt nhằm giảm nhiên liệu, hạn chế tối đa khói
đen.
+ Buồng đốt sơ cấp đạt nhiệt độ từ
800ºC đến 1000ºC tiêu hủy hết vi khuẩn, mầm
bệnh, làm giảm thể tích rác, khối lượng tro, xỉ
ít.
+ Buồng đốt thứ cấp đạt nhiệt độ
1000ºC đến 1200ºC có tác dụng khử toàn bộ
khí dyoxin sinh ra trong quá trình đốt rác tại
buồng đốt sơ cấp.
+ Lò đốt được thiết kế 2 lớp chứa nước
làm nguội thân lò và tạo thành tháp rửa làm

giảm nhiệt độ tức thời đỉnh lò đốt xuống còn
200ºC, hạn chế quá trình tái tạo khí dyoxin,
đồng thời tăng tuổi thọ cho thân lò.
+ Bộ phận ngăn và tách bụi giúp cho
toàn bộ bụi sinh ra trong quá trình đốt rác được
thu gom không phát tán ra môi trường.
Toàn bộ quy trình đốt được thực hiện
liên hoàn, các khâu bổ trợ cho nhau để đảm
bảo giảm chi phí vận hành, tăng hiệu quả xử lý
đạt các tiêu chuẩn cho phép về khí thải lò đốt.
4.2.23.Mức độ tiến tiến của công
nghệ
- Công nghệ này có mức độ tự động hóa cao,
căn cứ vào số lượng và tính chất của rác thải,
người vận hành có thể lập trình cài đặt thời
gian đốt, nhiệt độ cần đạt được. Ngoài ra, trong
công nghệ này có các thiết bị cảnh báo khi
chưa đủ các điều kiện vận hành: Ví dụ: khi
chưa đủ lượng nước bao quanh thân lò; khi
lượng nhiên liệu không đủ; nhiệt độ quá
cao...đều có các thiết bị cảnh báo bằng âm
thanh và đèn nhấp nháy để người vận hành có
thể điều chỉnh đảm bảo cho quá trình vận hành
an toàn và hiệu quả.
Như vậy, việc vận hành sẽ giảm thiểu nhân lực
và đảm bảo an toàn tối đa cho các hoạt khác
của bệnh viện
- Với thiết kế nhỏ gọn, các thiết bị phụ trợ
hiện đại làm cho không gian vận hành luôn
sạch sẽ, không gây mùi, không có bụi, nhiệt độ



10

xung quanh thấp đảm bảo an toàn, cảnh quan
sạch đẹp

5. KẾT LUẬN
Căn cứ vào quá trình khảo sát và các công
nghệ được lựa chọn đồng thời đảm bảo theo
đúng định hướng qui hoạch phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương. Đề tài đề xuất định hướng
qui hoạch xử lý chất thải y tế tại các đơn vị
như sau:
5.1 Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu:
Trung tâm y tế huyện Bến Cầu là bệnh
viện đa khoa tuyến huyện, có nhiệm vụ chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu của khoảng
63.000 dân trên địa bàn, đa phần làm nông,
còn nhiều khó khăn.
Trung tâm tọa lạc trong khuôn viên rộng
4.140 m2, nằm ngay tại trung tâm thị trấn Bến
Cầu, có qui mô 50 giường lưu, bao gồm các
khoa: hồi sức cấp cứu, ngoại sản , nội nhi, lao,
y học cổ truyền, dược cận lâm sàng.
Nhân lực của Trung tâm gồm 83 người,
trong đó có 15 bác sỹ. Bình quân mỗi ngày
Trung tâm khám chữa bệnh cho 120 người, nội
trú khoảng 20 người.
Đầu năm 2012, Trung tâm có một cơ sở hạ

tầng tốt (được xây mới), một cảnh quan tương
đối đẹp đáp ứng được tiêu chuẩn của một bệnh
viện đa khoa tuyến huyện.
5.2 Trung tâm Y tế huyện Châu Thành:
- Hệ xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước
thải hiện có tại đơn vị đang hoạt động bình
thường. Tuy nhiên, hệ thống này chưa hoàn
thiện. Hiện nay, nó chỉ hoạt động ở hai công
đoạn: lọc và khử trùng nên các chất hữu cơ,
chất dị dưỡng và phú dưỡng không được loại
bỏ triệt để.
Cần hoàn thiện và đưa vào hoạt
động công đoạn xử lý vi sinh (đã được thiết kế
nhưng xây dựng còn dang dở). Đồng thời xem
xét lại chế độ khử trùng sao cho hiệu quả diệt
khuẩn cao hơn.
- Lò đốt rác y tế:Đơn vị cũng đã được
trang bị lò đốt chuyên dụng, hiện đang hoạt
động bình thường. Tuy nhiên, để tránh trình
trạng chóng hỏng, lò phải được che chắn (hiện
nay, nó nằm trơ ngoài trời)

5.3 Trung tâm Y tế huyện Dương Minh
Châu:
 Nước thải: Yêu cầu cần phải xây
dựng một hệ thống xử lý với công suất trên 50
m3/ngày bởi ngoài lý do hiện nay lượng nước
tiêu thụ cao còn phải tính đến việc qui hoạch
của UBND tỉnh về việc di dời Khu hành hính
tập trung của tỉnh về khu vực này đòi hỏi nhu

cầu và qui mô của bệnh viện sẽ tăng cao.
 Lò đốt rác y tế:
Đơn vị hiện có một lò đốt rác y tế kỹ
thuật cao. Đây là kiểu lò có khả năng xử lý
triệt để các nhóm rác y tế lâm sàng.
Cần duy trì hoạt động và bảo trì lò thường
xuyên. Đồng thời, phải tuân thủ các chỉ dẫn
khi vận hành
5.4 Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu:

Đặc điểm chất thải tại Trung tâm:
- Lượng chất thải y tế tại Trung tâm
hiện nay ở mức trung bình:
+ Lưu lượng nước thải bình
quân, phần lớn, dao động trong khoảng 30 50 m3/ngày đêm.
+ Lượng rác y tế thấp hơn 20
kg/ngày đêm
- Nước thải tại 2 vị trí đại diện của
Trung tâm được xác định là bị ô nhiễm. Nó có
chứa các chất hữu cơ; cặn lơ lững; các chất dị
dưỡng và phú dưỡng; vi sinh vật, với hàm
lượng cao hơn tiêu chuẩn TCVN 5945-1995
đối với nước thải loại B. Ngoài ra, có dấu hiệu
cho thấy nước thải tại đây ô nhiễm ở mức độ
nhẹ dầu mỡ và kim loại nặng.
- Rác y tế tại Trung tâm (chỉ là chất
thải lâm sàng) phần lớn là chất thải nhóm A
chiếm 63%; chất thải khó nhiệt phân (nhóm B)
chiếm 32 %; 5% là chất thải nhóm C. Hiện
nay, các chất thải rắn này chỉ được chôn lấp

hoặc đốt ngoài trời đã không giải quyết được
sự độc hại của chúng mà còn có thể phát sinh
những tác nhân ô nhiễm thứ cấp khó kiểm soát
Phương án xử lý:
 Nước thải: Xây dựng một hệ thống
xử lý với công suất 50 m3/ngày.


11

Rác y tế: Lắp đặt một lò đốt chuyên dụng công
suất 3 kg/giờ
- Lượng chất thải y tế tại Trung tâm
hiện nay ở mức trung bình:
+ Lưu lượng nước thải bình
quân, phần lớn, dao động trong khoảng 30 50 m3/ngày đêm.
+ Lượng rác y tế thấp hơn 20
kg/ngày đêm
- Nước thải tại 2 vị trí đại diện của
Trung tâm được xác định là bị ô nhiễm. Nó có
chứa các chất hữu cơ; cặn lơ lững; các chất dị
dưỡng và phú dưỡng; vi sinh vật, với hàm
lượng cao hơn tiêu chuẩn TCVN 5945-1995
đối với nước thải loại B. Ngoài ra, có dấu hiệu
cho thấy nước thải tại đây ô nhiễm ở mức độ
nhẹ dầu mỡ và kim loại nặng.
- Rác y tế tại Trung tâm (chỉ là chất
thải lâm sàng) phần lớn là chất thải nhóm A
chiếm 63%; chất thải khó nhiệt phân (nhóm B)
chiếm 32 %; 5% là chất thải nhóm C. Hiện

nay, các chất thải rắn này chỉ được chôn lấp
hoặc đốt ngoài trời đã không giải quyết được
sự độc hại của chúng mà còn có thể phát sinh
những tác nhân ô nhiễm thứ cấp khó kiểm soát
Phương án xử lý:
 Nước thải: Xây dựng một hệ thống
xử lý với công suất 50 m3/ngày.
5.5 Trung tâm Y tế huyện Hoà Thành:
Trung tâm đã có cụm các hệ xử lý
nước thải và rác y tế hoàn thiện.
Hiện nay, các hệ nay đang hoạt động
khá hiệu quả và được bảo quản tương đối tốt.
Tuy nhiên, đôi khi chất lượng nước
sau xử lý chưa đạt yêu cầu. Cần xem lại các
chế độ hoạt động của hệ xử lý nước thải, liều
lượng hóa chất sử dụng, mật độ vi sinh vật
trong các bể xử lý vi sinh, … Trung tâm cần
duy trì hoạt động và bảo trì thường xuyên, vận
hành đúng chỉ dẫn như hiện nay.
Đối với hóa chất, không thể đốt trong lò hoặc
xử lý với nuớc thải mà cần nắm được bản chất
của nó để có phương án xử lý riêng, thích hợp
5.6 Trung tâm Phòng Chống Lao:
Phương án xử lý:
 Nước thải: Như trên đã trình bày,
lưu lượng nước thải tại Trung tâm khi trở lại
hoạt động bình thường phải cao hơn 6 m 3/ngày
đêm (con số thống kê trong thời điểm xây

dựng lại). Dựa vào các đơn vị có qui mô hoạt

động tương đương, chúng tôi đề xuất phương
án xây dựng một hệ thống xử lý nước thải với
công suất 30 m3/ngày tại Trung tâm.
Rác y tế: Vì tính độc hại đặc thù của rác thải
tại đây, bắt buộc phải lắp đặt một lò đốt rác
chuyên dụng. Lò đốt hiện có của Trung tâm đã
hỏng từ nhiều năm trước, không thể phục hồi.
Đề xuất lắp đặt một lò đốt mới công suất 3
kg/giờ tại Trung tâm phòng chống Lao
5.7 Trung tâm Y tế huyện Tân Biên:
Đặc điểm chất thải tại Trung tâm:
- Lượng chất thải y tế tại Trung tâm
hiện nay ở mức trung bình:
+ Lưu lượng nước thải bình
quân 28 m3/ngày đêm.
+ Lượng rác y tế thấp hơn 20
kg/ngày đêm
- Nước thải tại 2 vị trí đại diện của
Trung tâm được xác định là bị ô nhiễm. Nó có
chứa các chất hữu cơ; cặn lơ lững; các chất dị
dưỡng và phú dưỡng; vi sinh vật, với hàm
lượng cao hơn tiêu chuẩn QCVN
28:2010/BTNMT đối với nước thải loại B.
Ngoài ra, có dấu hiệu cho thấy nước thải tại
đây ô nhiễm ở mức độ nhẹ dầu mỡ.
- Rác y tế tại Trung tâm (chỉ là chất
thải lâm sàng) phần lớn là chất thải nhóm A
chiếm 60,8%; chất thải khó nhiệt phân (nhóm
B) chiếm 17,6 %; nhóm E chiếm 14,2%. Hiện
nay, các chất thải rắn này chỉ được chôn lấp đã

không giải quyết được sự độc hại của chúng
mà còn có thể phát sinh những tác nhân ô
nhiễm thứ cấp khó kiểm soát, xâm nhập vào
nước ngầm.
Phương án xử lý:
 Nước thải: Xây dựng một hệ thống
xử lý với công suất 30 m3/ngày.
Rác y tế: Lắp đặt một lò đốt chuyên dụng công
suất 3 kg/giờ
5.8 Trung tâm Y tế huyện Tân Châu:
Đặc điểm chất thải tại Trung tâm:
- Lượng chất thải y tế tại Trung tâm hiện
nay ở mức trung bình:
+ Lưu lượng nước thải phần lớn dao
động trong khoảng 30 – 50 m3/ngày đêm.


12

+ Lượng rác y tế lâm sàng thấp hơn 10
kg/ngày đêm và một lượng nhỏ các loại hóa
chất .
- Nước thải tại một điểm xả đã được khảo
sát và xác định có ô nhiễm các chất hữu cơ, vi
sinh, cặn lơ lửng, …với mức độ tương đối nhẹ
và không ổn định. Tuy nhiên, điểm xả này
chứa chủ yếu nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm
một phần nhỏ trong tổng lượng nước thải tại
Trung tâm. Phần lớn nước thải còn lại từ các
hoạt động khám chữa bệnh khác tại đơn vị tất

yếu cũng bị ô nhiễm, nhưng tác nhân gây
nhiễm và mức độ ô nhiễm như thế nào chưa
được xác định trong đề tài này do không lấy
được mẫu như trên đã trình bày.
- Rác y tế tại Trung tâm phần lớn là chất
thải lâm sàng. Trong thành phần chất thải này
có 42% chất thải nhóm A chiếm; 25% chất thải
khó nhiệt phân (nhóm B) ; 13% chất thải nhóm
C và 20% chất thải nhóm E. Chúng có thể
thiêu hủy trong lò đốt chuyên dụng ở nhiệt độ
cao. Loại thiết bị này hiện có tại Trung tâm,
nhưng chất thải nhóm B và nhóm E ở đây chỉ
được xử lý bằng cách chôn lấp.

- Nước thải tại Trung tâm bị ô nhiễm
bởi cặn lơ lững, các chất dị dưỡng và phú
dưỡng, các chất hữu cơ, và vi sinh vật. Nhìn
chung, mức độ ô nhiễm không cao nhưng vì
tính độc hại của nó, cần thiết phải được xử lý
trước khi thải ra môi trường.
- Rác y tế tại đơn vị chỉ có rác thải lâm
sàng với thành phần chủ yếu là rác nhóm A và
nhóm B. Có thể xử lý triệt để rác y tế tại đây
bằng lò đốt chuyên dụng.
Phương án xử lý:
 Nước thải: Xây dựng một hệ với
công suất 30 m3/ngày tại Trung tâm
 Rác y tế:
Vì lượng rác y tế tại đơn vị tương
đối thấp (khoảng 1 – 4 kg/ngày đêm), có 2

phương án sau được đề xuất:
a. Lắp đặt tại Trung tâm một lò đốt
công suất 3 kg/giờ hoặc thấp hơn,
b. Không trang bị lò đốt rác tại Trung tâm. Rác
tại đây sẽ được thu gom và đưa sang đốt tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh
5.10 Trung tâm Y tế huyện Trảng Bàng:

Phương án xử lý:
 Nước thải: Việc xây dựng phương
án xử lý nước thải tại Trung tâm y tế Tân Châu
có thể dựa vào tải trọng ô nhiễm của các đơn
vị y tế có qui mô và tính chất công việc tương
đương (ví dụ, Trung tâm y tế Dương Minh
Châu).
Cần xây dựng một hệ xử lý nước thải
công suất 50 m3/ngày tại Trung tâm.
 Rác y tế:
Trong điều kiện hiện nay, có thể cải
tạo hoặc nâng cấp lò đốt hiện có và duy trì việc
xử lý rác y tế tại Trung tâm thường xuyên bằng
thiết bị này.
Về lâu dài, cần lắp đặt tại Trung tâm một lò đốt
rác mới với công suất 3 kg/giờ
5.9 Trung tâm Y tế Thị xã:
Đặc điểm chất thải tại Trung tâm:
- Lượng chất thải y tế tại Trung tâm
tương đối thấp:
+ Nước thải: thấp hơn 10
m3/ngày đêm

+ Rác y tế: thấp hơn 4 kg/ngày
đêm

Trung tâm nằm ngay thị trấn Trảng
Bàng, cạnh tuyến đường xuyên Á hiện đại, có
nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của
khoảng 146.000 người dân, đa phần làm nông,
sống trải khắp trên một địa bàn đa dạng (thành
thị, nông thôn, vùng biên, …) của huyện Trảng
Bàng. Huyện Trảng Bàng là nơi qui hoạch tập
trung các Khu Công nghiệp của tỉnh: Khu
Công nghiệp Trảng Bàng, Khu Công nghiệp
sinh thái Bourbon An Hoà và Phước Đông Bời
Lời...
Trung tâm là một trong những bệnh viện
tuyến huyện lớn nhất của tỉnh Tây Ninh, tọa
lạc trên khuôn viên rộng 32.800 m2, diện tích
sử dụng khoảng 8.745 m 2, với qui mô 130
giường, bao gồm 7 chuyên khoa cấp I (cấp
cứu, khám bệnh, nội nhi, sản, nhiễm, xét
nghiệm và dược); 1 chuyên khoa cấp II
(ngoại).
Nhân lực của Trung tâm khá đông với
214 người, trong đó có 41 bác sỹ. Bình quân
mỗi ngày Trung tâm khám chữa bệnh cho 200
người, nội trú khoảng 120 người và ngoại trú
khoảng 80 người.
Với qui mô hoạt động như trên, nhưng Trung
tâm lại có cơ sở hạ tầng xuống cấp (xây dựng
từ năm 1985). Tuy nhiên Đầu năm 2012 Trung



13

tâm đã được UBND tỉnh đầu tư xây dựng khá
khang trang và hiện đại vì vậy, trong nôi dung
của đề tài sẽ không bàn luận kết quả khảo sát
và phương án xử lý
5.10 Bệnh viện Y học Cổ truyền:
Đặc điểm chất thải tại Bệnh viện:
- Lượng nước thải hiện nay khá cao so với
qui mô hoạt động của đơn vị (trung bình
khoảng 74 m3/ngày đêm). Đơn vị cần khuyến
khích và qui định tiết kiệm nước nhằm giảm
thiểu chi phí xử lý nước thải.
- Trong tổng lượng nước thải y tế tại đơn
vị, nước thải từ phòng xét nghiệm đã được xác

định là một trong những nguồn nước ô nhiễm.
Nó có chứa các chất hữu cơ không dễ bị phân
hủy bởi vi sinh; dầu; kim loại nặng; và vi sinh
vật với mức độ trung bình. Phần lớn nước thải
còn lại từ các hoạt động khám chữa bệnh khác
tại đơn vị tất yếu cũng bị ô nhiễm, nhưng tác
nhân gây nhiễm và mức độ ô nhiễm như thế
nào chưa được xác định trong đề tài này do
không lấy được mẫu như trên đã trình bày.
- Lượng rác thải y tế tại đơn vị thấp và
phần lớn là chất thải y tế lâm sàng nhóm A, có
thể xử lý bằng các lò đốt rác y tế hiện có trên

thị trường.


Ngoài các yếu tố trên, UBND tỉnh cần di
dời bệnh viện này ra khỏi khuôn viên của Nội
ô Tòa thánh Tây Ninh nhằm tránh ảnh hưởng
đến hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đồng thời
dễ dàng xây dựng các hệ thống xử lý chất thải
y tế cho phù hợp.
Phương án xử lý:(sau khi chuyển địa điểm
mới xây dựng)
 Nước thải: Xây dựng một hệ thống
với công suất 50 m3/ngày tại Trung tâm
 Rác y tế:
Vì lượng rác y tế tại đơn vị tương
đối thấp (khoảng vài trăm đến 3000 gam/ngày
đêm), có 2 phương án sau được đề xuất:
a. Lắp đặt tại Trung tâm một lò đốt công
suất 3 kg/giờ hoặc thấp hơn,
b. Không trang bị lò đốt rác tại Trung
tâm. Rác tại đây sẽ được thu gom và đưa sang
đốt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh
KIẾN NGHỊ:
- Giai đoạn 2015-2020 tỉnh Tây Ninh sẽ
phấn đấu trở thành đô thị loại 2 do đó, bên cạnh
việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giáo
dục đào tạo, KHCN, đầu tư phát triển kinh tế xã
hội...đòi hỏi phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường
trong đó có việc xử lý môi trường trong lĩnh vực y
tế. Vì vậy các cơ quan quản lý môi trường cần phải

xem xét phê duyệt định hướng qui hoạch xử lý chất
thải y tế ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh song song
với việc nâng cấp, đầu tư mới cơ sở hạ tầng ở các
đơn vị này.

- Chính phủ đã ban hành qui định về
việc xử lý chất thải y tế, do đó việc xử lý chất
thải cho các cơ sở y tế Tây Ninh đang là nhu
cầu bức bách. Kế hoạch xây dựng hệ xử lý (lò
đốt rác và hệ xử lý nước thải ) cần được đưa
vào kế hoạch chung cải tạo, phát triển cơ sở y
tế và được cấp kinh phí kịp thời. Đề nghị các
sở có liên quan; Sở Y tế, Sở TNMT và Sở
KHCn và các sở ngành có liên quan tiến hành
họp thảo luận thông qua định hướng qui hoạch
xử lý chất thải y tế này để trình UBND tỉnh
sớm ban hành kế hoạch triển khai./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Kim Cơ, Tính toán kỹ thuật
nhiệt và lò công nghiệp – Nhà xuất
bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1986.
2. Hoàng Tiến Cường và cộng sự, Nghiên
cứu chế tạo lò đốt rác y tế công suất
nhỏ, Đề tài cấp Viện Công nghệ hóa
học, 2003
3. Lưu Minh Đại, Công nghệ chế tạo vật
liệu xúc tác xử lý khí thải từ các lò đốt
chất thải y tế, Đề tài cấp Nhà nước KC
02.05, Hà Nội, 2003.

4. Đào Văn Lượng và cộng sự, Thiết kế
chế tạo lò đốt rác y tế công suất
30 kg/giờ cho Tp. Hồ Chí Minh, Đề tài
Khoa học công nghệ cấp Tp. Hồ Chí
Minh, 2002
5. Nguyễn Văn Phước, Kỹ thuật xử lý
chất thải công nghiệp, Trường Đại học
Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh, 2003
6. Qui chế quản lí chất thải nguy hại
(kèm theo Quyết định của Chính phủ
số
155/ 1999/ QĐ.TTg, ngày 16/7.1999)
7. Qui chế quản lý chất thải y tế (kèm
theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y
Tế số 2575/1999/QĐ – BYT ngày 27 –
8 – 1999).
8. Quyết định của Bộ KHCNMT số
62/2001/QĐ – BKHMT về việc ban
hành văn bản kỹ thuật đối với lò đốt
chất thải y tế.
9. Bùi Trung và các cộng sự, Báo cáo
tổng kết giai đoạn 1997 – 2000 đề tài
“Nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý
nước thải y tế qui mộ vừa và nhỏ” Chương trình Mục tiêu Quốc gia về
Nước sạch và Vệ sinh môi trường.
10. Tiêu chuẩn Việt nam về chất thải y tế
QCVN 28:2010/BTNMT


i




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×