Tải bản đầy đủ (.docx) (260 trang)

Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 260 trang )

MỞ ĐẦU
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh của ngành than nói riêng và các ngành
khai thác khoáng sản nói chung đều có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Để
khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, các doanh nghiệp phải biết tận
dụng một cách triệt để những lợi thế của mình và phải có những biện pháp tốt nhất
để khắc phục những khó khăn sao cho thu được lợi nhuận cao nhất.
Nước ta với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa có tài nguyên khoáng sản
phong phú dồi dào là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trong quan hệ kinh tế quốc tế. Do
vậy mà ngành khai thác than khoáng sản ở Việt Nam là một trong những ngành
công nghiệp nặng đầu tiên ở nước ta. Sản phẩm của ngành là nguyên liệu cho nhiều
ngành sản xuất khác, do vậy mà ngành than có vai trò hết sức quan trọng với nền
kinh tế, là cơ sở cho sự phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân.
Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin là một trong những đơn vị khai
thác than lộ thiên lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Để
thực hiện tốt việc khai thác than đạt sản lượng cao, chất lượng đảm bảo, Công ty
luôn quan tâm tới việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, đưa các tiến bộ khoa học
kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và từng bước cải tiến bộ máy quản lý sao cho phù
hợp với cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh hiện nay.
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin, xuất
phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kế toán tài sản cố định và được sự
giúp đỡ của cán bộ, công nhân viên trong Công ty, các thầy cô trong bộ môn kế toán
cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Mỏ –
Địa chất đã giúp em hoàn thiện bản luận văn với đề tài: “Tổ chức công tác kế toán
tài sản cố định tại công ty cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin” làm luận văn tốt
nghiệp cho mình.
Nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất – kinh doanh chủ yếu của
công ty cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin
Chương 2: Phân tích tài chính và tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ
phần Than Cọc Sáu - Vinacomin năm 2016
Chương 3: Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Than


Cọc Sáu - Vinacomin năm 2016
Do còn hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự cảm thông và đóng góp ý
kiến từ phía các thầy cô trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học
Mỏ - Địa chất để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

1


Em xin phép được bày tỏ lời cám ơn sâu sắc nhất tới hai giáo viên hướng dẫn là
Th.S Phí Mạnh Cường và Th.S Phạm Thị Hồng Hạnh đã theo dõi và hướng dẫn em tận
tình trong suốt quá trình làm luận văn cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Kinh tế &
Quản trị kinh doanh trường Đại học Mỏ - Địa chất, các cô chú anh chị phòng Kế toán
tài chính của công ty cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin đã tạo điều kiện giúp đỡ để
em hoàn thành bài luận văn này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hằng

2


CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC
SÁU – VINACOMIN

3



1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Than Cọc Sáu –
Vinacomin
1.1.1. Giới thiệu chung
Công ty cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin là một doanh nghiệp cổ phần có tư
cách pháp nhân độc lập trực thuộc Tổng Công ty than Việt Nam nay là Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
˗ Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin
˗ Tên giao dịch quốc tế : Vinacomin - Coc Sau Coal Joint Stock Company.
˗ Trụ sở chính: Phường Cẩm Phú – Thành phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 033 3862062
Fax: 033 863 936
Email:
Website: www.cocsau.com
˗ Mã số thuế : 5700101002
˗ Tài khoản : 102010000223669
˗ Tại : Ngân hàng Công thương Cẩm Phả - Quảng Ninh
˗ Đăng ký kinh doanh số : 110949 do Ủy ban Kế hoạch tỉnh Quảng Ninh cấp
ngày 19/10/1996.
˗ Nghành nghề chính : Khai thác chế biến và tiêu thụ than;
˗ Đơn vị chủ quản : Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam – TKV
˗ Diện tích khai thác: 16 Km2
Phía bắc giáp Công ty than Mông Dương
Phía đông giáp Xí nghiệp than Nam Quang Lợi
Phía nam giáp vịnh Bái Tử Long
˗ Công ty cách đường quốc lộ 18A: 2 km
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Than Cọc Sáu –
Vinacomin
Vùng than Cọc Sáu trước ngày Chính phủ ta tiếp quản (25/04/1955) là một

công trường khai thác than thủ công thuộc mỏ than Cẩm Phả. Sau khi tiếp quản
được đặt tên là công trường Cọc Sáu thuộc xí nghiệp than Cẩm Phả. Khai thác than
chủ yếu bằng thủ công mai, cuốc, xà beng…ở phía Tây và phía Bắc.
Công trường Cọc Sáu ngày tiếp quản có 02 công trường như công trường Tả
Hữu Ngạn và công trường Y.
Đến năm 1957 thành lập thêm công trường H.
Đến năm 1958 thành lập tiếp công trường Bắc Phi (Bắc Cọc Sáu).
Đến năm 1959 thành lập công trường Thắng Lợi.
Đến đầu năm 1960, công trường Cọc Sáu đã có tổng số 1811 người (1283 nam
và 528 nữ), trong đó có 442 người Hoa, 184 Đảng viên, 230 đoàn viên thanh niên.

4


Tháng 3 năm 1960, Chính phủ có quyết định giải thể xí nghiệp quốc doanh
than Cẩm Phả, thành lập Công ty Than Hòn Gai. Thực hiện quyết định số 707 BCNKB2 của Thủ tướng Chính phủ thành lập xí nghiệp Than Cọc Sáu từ ng ày
01/08/1960 (gọi tắt là mỏ Cọc Sáu), là xí nghiệp khai thác than lộ thiên trực thuộc
Công ty Than Hòn Gai, diện tích đất đai được giao quản lý trên 16 km 2, lực lượng
lao động lúc mới thành lập khoảng 2.000 người, trong đó lực lượng nòng cốt gồm
bộ đội và thanh niên xung phong chuyển ngành được bổ sung về xây dựng khu mỏ.
Đến năm 1996, xí nghiệp Than Cọc Sáu trở thành đơn vị thành viên hạch toán
độc lập thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam theo quyết định số 2600/QĐ -TCCB
ngày 17/09/1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Việt Nam.
Tháng 9/2001, xí nghiệp Than Cọc Sáu chính thức đổi tên thành công ty Than
Cọc Sáu tại Quyết định số 405 /QĐ-HĐQT ngày 01/10/2001 của Hội đồng Quản trị
Tổng Công ty Than Việt Nam.
Theo quyết định số 487/QĐ-HĐQT ngày 19/12/2005 của Hội đồng quản trị
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc phê duyệt kế hoạch
triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên trong đó có công ty Than Cọc
Sáu. Công ty Than Cọc Sáu đã thực hiện triển khai đầy đủ các bước cổ phần hóa

theo quy định của Nhà nước từ ngày 01/01/2006 và chính thức đi vào hoạt động
theo mô hình công ty cổ phần kể từ ngày 02/01/2007 với tên gọi mới là “công ty cổ
phần Than Cọc Sáu – TKV”.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành trong thử thách, Công ty đã lớn
mạnh và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất than hàng đầu của cả
nước, đội ngũ công nhân lành nghề. Dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty
trên 95% được cơ giới hoá, có nhiều chủng loại thiết bị khai thác mỏ hiện đại, công
xuất lớn. Sản lượng hàng năm công ty đóng góp cho ngành Than chiếm từ 8 ÷ 12%
sản lượng toàn ngành.
Ngày 20/11/2015, Bộ Công Thương đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành than
đặt ra yêu cầu đối với công ty Than Cọc Sáu phải phối hợp với Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và các doanh nghiệp trong toàn ngành để hoàn
thành mục tiêu tăng sản lượng khai thác, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ tổn thất
than và an toàn môi trường trong ngành than. Chủ trương trong năm tới, Công ty sẽ
dần làm gọn bộ máy quản lý bằng cách gộp 2 công trường lớn là công trường Băng
tải và công trường Sàng tuyển than tiêu thụ làm một, gộp 8 PXVT xuống chỉ còn 4
PXVT và một số phòng ban, tổ đội.

5


1.2.

Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần than
Cọc Sáu – Vinacomin
1.2.1. Chức năng
Là một thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn, công ty cổ phần Than
Cọc Sáu - Vinacomin được phép khai thác than trên phạm vi, ranh giới của mình.
Hàng năm, Công ty khai thác và chế biến than theo dây chuyền công nghệ hiện đại,
có quy mô theo tiêu chuẩn của Nhà nước, đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho Tổ

quốc; Sản xuất các loại than để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, xây lắp các công trình
công nghiệp phục vụ cho khai thác than của Công ty theo kế hoạch của Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin được phép khai thác theo phương
pháp lộ thiên với dây chuyền sản xuất cơ giới hoá động cơ, nhiệm vụ chính là khai
thác chế biến và tiêu thụ than phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa,
các chủng loại than phục vụ tiêu thụ gồm : Than Cục xô, cục 2A, cục 3A, cục 4A,
cục 5, và than cám: cám 3, cám 4, cám 5, cám 6, cám 7 và các chủng loại than cám
khác theo yêu cầu của khách hàng.
Nhiệm vụ của Công ty không chỉ là sản xuất ra nhiều than mà còn phải sản
xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh
tế quốc dân, phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước. Công ty
cổ phần Than Cọc Sáu than khai thác, phân loại về chế biến theo từng chủng loại
mặt hàng dựa vào các chỉ tiêu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam giao cho.
Bên cạnh đó Công ty còn thực hiện nhiệm vụ :
˗ Bảo toàn vốn và sản xuất kinh doanh có lãi;
˗ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trích nộp với Nhà nước và cấp trên;
˗ Đảm bảo đời sống cho công nhân viên chức trong Công ty;
˗ Phối hợp với các ngành chức năng giữ vững an ninh chính trị, môi trường
và xã hội trong khu vực;
˗ Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo không ngừng cải tiến đời sống
vật chất, tinh thần cho Cán bộ, công nhân viên;
˗ Bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn
cho Cán bộ, công nhân viên;
˗ Giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sản xuất, đảm bảo an ninh, trật tự xã
hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng;


6


1.2.3. Ngành nghề kinh doanh
Theo Giấy đăng ký kinh doanh số 22 03 000745 đăng ký lần đầu ngày 02
tháng 01 năm 2007, hoạt động kinh doanh của Công ty là :
- Khai thác và thu gom than cứng.
- Sửa chữa thiết bị khác.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác.
- Sửa chữa máy móc, thiết bị.
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.
- Khai thác và thu gom than bùn.
- Rèn, dập, ép và cán kim loại; Luyện bột kim loại.
- Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn.
- Thoát nước và xử lý nước thải.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Sửa chữa thiết bị điện.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

-

- Khai thác và thu gom than non.
- Sản xuất các cấu kiện kim loại.
Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, xe máy và có động cơ khác).
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin
Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin là một trong những mỏ khai thác
lộ thiên lớn tại Quảng Ninh nên trước khi khai thác than Công ty phải tiến hành bóc
đất đá sau đó mới tiến hành công tác khai thác các tầng. Công nghệ sản xuất của

Công ty gồm hai dây chuyền sản xuất chính được biểu diễn qua sơ đồ hình 1-1 và
hình 1-2.

7


Qua sơ đồ trên cho thấy đây là sơ đồ công nghệ hợp lý, tiên tiến, các khâu
luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau nhưng vẫn thể hiện được tính
chất riêng biệt của từng khâu. Công nghệ khai thác than tổng hợp được thể hiện
qua sơ đồ công nghệ sản xuất than hình 1-3.

Hình 1-3 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
Khâu khoan: là khâu đầu tiên trong dây chuyền công nghệ khai thác than ở
Công ty phục vụ cho công tác nổ mìn và phá đá. Thiết bị khoan Công ty dùng máy
khoan xoay cầu CБЩ 250 của Liên Xô cũ cung cấp và các loại máy khoan chân
tầng, máy khoan tay để phá đá quá cỡ. Những thiết bị này có năng suất cao, có thể
làm việc cả ở những nơi nhiều nước ngầm. Ngoài ra Công ty còn mới đầu tư thêm
máy khoan thuỷ lực DM45E của Mỹ với đường kính 250 mm và tốc độ khoan

8


nhanh nâng cao hệ số mét khoan sâu áp dụng phương pháp nổ mìn tiên tiến vi sai
qua hàng qua lỗ.
Khâu nổ mìn: Từ năm 2005 khâu này Công ty không trực tiếp thực hiện mà
do Tập đoàn đã điều tiết cho Công ty Vật liệu nổ công nghiệp đảm nhận và thực
hiện công việc nổ mìn. Công ty Cổ phần than Cọc Sáu chỉ việc nghiệm thu khối
lượng đất đá nổ mìn.
Khâu xúc bốc: Đây là khâu có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ dây chuyền công
nghệ và kết quả sản xuất của mỏ. Nhiệm vụ của khâu này là xúc bốc đất đá đã nổ

mìn để đổ lên xe chở ra bãi thải và xúc than chất lên ô tô ra bãi chứa, tạo ta mặt tầng
công tác mới đảm bảo cho chu trình sản xuất liên tục. Toàn bộ khâu này đư ợc cơ
giới hoá bằng các loại máy xúc EKG 4,6m3, EKG 5A, EKG 10m3 và máy xúc thuỷ
lực gầu ngược có dung tích gầu xúc từ 2,8 ÷ 5,0m3 của Nhật và Mỹ ngoài ra còn có
máy xúc lật có dung tích gàu xúc từ 3,2 ÷ 6,8m3 của nhật. Phụ trợ cho máy xúc là
một số máy gạt.
Khâu vận tải: Được tổ chức bằng ô tô, có nhiệm vụ chở đất đá ra bãi thải đổ
và vận chuyển than tới các nhà sàng và tiêu thụ. Ô tô sử dụng trong mỏ chủ yếu vận
tải than dùng các loại xe Benlaz, Kamaz, HD, Huyndai vận tải đất đá dùng các loại
xe CAT, HD, Benlaz, Deawoo. Ngoài ra còn có hệ thống băng tải than tới các nhà
sàng. Để dây chuyền này hoạt động tốt, đi kèm với nó là một hệ thống các khâu phụ
trợ, phục vụ như cấp nước, điện, làm đường, sửa chữa máy móc thiết bị.
Thoát nước: Xây dựng các hệ thống thoát nước tự chảy bao quanh khai
trường kết hợp thoát nước cưỡng bức bằng các hệ thống bơm có công suất từ
1250÷2000m3/h với chiều cao đẩy trên 120m.
Đổ thải: Sử dụng bãi thải ngoài và một phần bãi thải trong, áp dụng công
nghệ gạt và tự đổ.
Gia công chế biến: Bằng các hệ thống sàng tuyển có công suất từ 1250÷2500
Tấn/Ca. Hệ thống tuyển huyền phù tự sinh và ma nhê tít công suất 120 Tấn/h.
 Sơ đồ hào mở vỉa khai thác than:
Căn cứ vào tình hình địa chất, thế nằm của vỉa và địa hình khu vực, Công ty
dựng hệ thống mở vỉa bằng hai loại hào:
Mở vỉa bằng hào ngoài: hào ngoài được mở ngay từ thời kỳ sản xuất đầu tiên
đến nay vẫn tồn tại, có trục giao thông nối liền giữa trong và ngoài mỏ để vận
chuyển thiết bị và công nhân. Đến nay hào ngoài của mỏ đó bị biến đổi hình dạng
do thời gian và quá trình khai thác. Đồng thời khi công ty tiến hành khai thác càng
xuống sâu thì hào ngoài càng trở nên không hợp.
Mở vỉa bằng hào trong: hào trong là hào di động bám vách vỉa, để giảm bớt
khối lượng xây dựng cơ bản người ta chuyển khối lượng đào hào vào khối lượng đất


9


đá bóc làm tăng phẩm chất than và giảm tỷ lệ đất đá lẫn trong than. Đây là phương
pháp mở vỉa tiên tiến.
B
B – Chiều rộng tầng công tác
h
b
h – Chiều cao tầng
α
α – Góc nghiêng sườn hào
α = 65o ÷ 70o
b – Chiều rộng đáy hào

Hình 1-4 : Sơ đồ hào mở vỉa khai thác than
1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin
Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin là một trong những đơn vị khai
thác lộ thiên lớn ở nước ta hiện nay nên có rất nhiều máy móc, thiết bị. TSCĐ là
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng giá trị TSCĐ
(Máy móc thiết bị chiếm 36%, Phương tiện vận tải chiếm 54%). Các loại máy móc
thiết bị kỹ thuật chủ yếu của Công ty được tập hợp trong bảng 1-1.

10


THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC
SÁU TÍNH ĐẾN NGÀY 31/12/2016
Bảng 1.1
ST

T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Tên thiết bị
Máy khoan xoay cầu

Máy xúc điện
Máy xúc thuỷ lực
Máy xúc lật, xúc lốp
Máy gạt lốp
Máy gạt xích
Máy lu rung
Máy công cụ
Máy ép hơi
Hệ thống bơm nước
Hệ thống cầu trục
Hệ thống băng sàng
Thiết bị chuyên dụng khác
Máy phát điện các loại
Tủ điện các loại
Máy biến áp các loại
Hệ thống biến tần
Trạm biến áp
Xe chuyên dụng khác
Cần cẩu + xe nâng hàng
Xe HUYNDAI
He HOWO
Xe CAT
Xe HM
Xe KAMAZ
Xe HD
Tổng số:

ĐVT

Số lượng


Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Hệ thống
Hệ thống
Hệ thống
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

12
25

13
8
9
21
2
26
08
5
4
4
6
8
34
18
2
6
32
20
15
10
19
24
18
114
463

Nhìn chung, Công ty đã cố gắng trang bị tương đối đầy đủ máy móc thiết bị
cho sản xuất chính và phụ trợ làm cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục được

11



1.5.

đồng bộ. Điều đó tạo điều kiện để sử dụng vốn cố định tốt nhất đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất. Đồng thời, Công ty đã cố gắng nâng cao trình độ sử dụng máy
móc thiết bị. Hầu hết các máy móc thiết bị đã huy động đưa vào sản xuất, điều đó
cho thấy việc tận dụng máy móc thiết bị vào sản xuất là rất tốt.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần than Cọc Sáu –
Vinacomin
1.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Trên cơ sở Điều lệ tổ chức hoạt động được thông qua tại Đại hội đồng cổ
đông, Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin tiến hành kiện toàn bộ máy tổ
chức, quản lý của công ty theo hướng gọn nhẹ gồm : Hội đồng quản trị, Ban Kiểm
soát, Ban Giám đốc điều hành, các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc…
Công ty hoạt động trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng
cổ đông thông qua theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và theo quy định
hiện hành của Nhà nước. Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần là Đại hội
đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản lý Công ty, bầu
Ban Kiểm soát để thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý
và điều hành Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trực
tuyến chức năng và được phân làm hai cấp, sơ đồ bộ máy Công ty Cổ phần Than Cọc
Sáu - Vinacomin như hình 1-5. Kiểu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng là kiểu cơ
cấu trong đó có nhiều cấp quản lý (nhiều cấp thủ trưởng) và các bộ phận nghiệp vụ
giúp việc cho các thủ trưởng cấp trung và cấp cao. Thủ trưởng trực tuyến (theo chiều
dọc) là người có quyền cao nhất, quyền quyết định trong quá trình điều hành và chịu
trách nhiệm trước hết và chủ yếu về kết quả điều hành ở cấp mình phụ trách.
Ưu điểm: Kiểu tổ chức này là thu hút được các chuyên gia và cộng tác lãnh
đạo, giải quyết các vấn đề chuyên môn một các thành thạo hơn, đồng thời giảm bớt
gánh nặng về mặt quản trị cho người lãnh đạo doanh nghiệp. Căn cứ vào sơ đồ bộ

máy quản lý ta thấy rõ được mối quan hệ của các phòng ban, công trường, phân
xưởng của Công ty tương đối hợp lý. Việc phân công cho từng người từng phòng rõ
ràng trong công việc điều hành và quản lý, đảm bảo tính chủ động và khả năng thực
hiện nhiệm vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhược điểm: Người lãnh đạo doanh nghiệp (lãnh đạo chung) phải phối hợp
hoạt động của những người lãnh đạo chức năng. Nếu khối lượng công tác quản trị
trị lớn, người lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể phối hợp được tất cả mệnh lệnh của
họ, dẫn đến tình trạng người thực hiện một lúc có thể phải nhận nhiều mệnh lệnh,
thậm chí các mệnh lệnh không nhất quán với nhau.

12


BKS

HĐQT

13


Hình 1-5: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu –
Vinacomin năm 2015
ĐHĐCĐ
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
Bộ máy điều hành của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu được biên chế như sau:

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.

 Ban kiểm soát: kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc
Công ty.

 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông.
 Ban giám đốc :

Bao gồm Giám đốc, Kế toán trưởng và 05 Phó giám đốc phụ trách về: Sản xuất, Kỹ
thuật - khai thác, Cơ điện - vận tải, Kinh tế, Đời sống.
˗ Giám đốc là người đứng đầu và trịu trách nhiệm điều hành chung hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
˗ Phó giám đốc Sản xuất phụ trách điều hành, chỉ huy hoạt động sản xuất, tiêu thụ
của các đơn vị sản xuất trên khai trường.
˗ Phó giám đốc Kỹ thuật - khai thác: phụ trách chỉ huy điều hành, giám sát các
hoạt động mang tính kỹ thuật, công nghệ khai thác, sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
˗ Phó giám đốc Cơ điện - vận tải phụ trách chỉ huy điều hành giám sát các hoạt
động cung ứng vật tư, quản lý các thiết bị khai thác - vận tải theo hệ thống phục vụ nhu
cầu sản xuất.
˗ Phó giám đốc kinh tế phụ trách điều hành, giám sát các hoạt động nghiệp vụ kinh
GIÁM ĐỐC
tế, công tác kế hoạch, đầu tư, hạch toán, kiểm toán, thanh tra.
˗ Phó giám đốc đời sống phụ trách mảng thi đua văn nghệ, an ninh trật tự trong
sản
lo TẾ
đời
sống,
chính PHÓ
sáchGIÁM
đối ĐỐC
vớiSẢN
người
động,

tác bảoPHÓ
vệ GIÁM ĐỐC ĐỜI SÔ
PHÓxuất,
GIÁM chăm
ĐỐC KINH
PHÓ
GIÁMchế
ĐỐC độ
KỸ THUẬT
XUẤTlaoPHÓ
GIÁMcông
ĐỐC CĐVT
thanh tra.
˗ Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần tài chính kế toán, tài
sản cố định và làm theo quy định của tổng công ty.
 Các phòng ban kỹ thuật - nghiệp vụ :
˗ Các phòng Kỹ thuật khai thác, Trắc địa - địa chất, Giám định chất lượng, Đầu tư
môi trường phụ trách công tác xây dựng phương án và kiểm tra giám sát quá trình thực
Khối sản xuất
Khốihạng
phòng ban
hiện các phương án kỹ thuật khai thác, nguồn tài nguyên, chất lượng sản phẩm, các
mục công
trình đầu tư, quy
hoạch bờ mỏ.
Văn phòng Giám đốc
Xúc Thắng Lợi
PXVT 1
PXVTPV
PXPVĐS


PXVT 2

PXSC

PXVT 3

PXTM

PXVT 4

Xúc Tả Ngạn
Ta
14 Khoan
CT Than 2

Phòng T

Phòng KTKT

Phòng K

Phòng TĐĐC

Phòng KT

Phòng ĐKSX

Phòng KT



PXVT 6

CT. Băng Tải

Phòng KTVT

PXVT 7

CT.STTT

Phòng Cơ điện

PXVT 8

PXCĐ

Đầu tư MT

˗ Phòng Kế hoạch tiêu thụ phụ trách công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh của toàn Công ty, công tác tiêu thụ sản phẩm.
˗ Các phòng Cơ điện, Kỹ thuật - vận tải phụ trách công tác quản lý thiết bị khai
thác, thiết bị vận tải, các thiết bị sàng tuyển và máy công cụ, hệ thống cung cấp điện.
˗ Phòng điều khiển sản xuất phụ trách xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức
triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được GĐ Công ty giao.
˗ Các phòng Quản lý vật tư phụ trách công tác cung ứng, quản lý vật tư, cấp phát
vật tư phục vụ sản xuất.
˗ Phòng Tổ chức lao động phụ trách về quản lý công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao
động, tiền lương, các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.
˗ Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính phụ trách quản lý, hoạch toán chi phí sản

xuất, quản lý các hoạt động tài chính - tiền tệ, quản lý công tác thống kê, cung cấp số
liệu.
˗ Phòng Kỹ thuật an toàn phụ trách quản lý, giám sát quy trình, quy phạm an toàn
trong sản xuất.
˗ Văn phòng Giám đốc phụ trách công tác hành chính, quản lý mạng nội bộ, quản
lý các thiết bị, công trình phục vụ công tác văn hoá - thể thao.
˗ Các phòng Bảo vệ – Thanh tra – Pháp chế phụ trách công tác đảm bảo an ninh
trật tự trong nội bộ Công ty, trên khai trường sản xuất, bảo vệ tài sản, tài nguyên và thanh
kiểm tra các hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh tế.
˗ Trạm Y tế : Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho CBCNV trong
toàn Công ty.
 Các Công trường khai thác :
˗ Công trường Khoan: Quản lý sử dụng thiết bị khoan, làm nhiệm vụ khoan lỗ mìn
phục vụ công tác nổ mìn bắn tơi đất đá.
˗ Công trường Xúc Thắng Lợi và Xúc Tả Ngạn : Quản lý, sử dụng thiết bị máy xúc
làm nhiệm vụ bốc xúc đất đá - xúc than tại gương tầng lên ô tô. Riêng Công trường Xúc
Tả Ngạn còn làm thêm nhiệm vụ bơm nước moong phục vụ cho việc khai thác than dưới
lòng moong.
˗ Công trường Gạt: Quản lý sử dụng thiết bị máy gạt làm nhiệm vụ san gạt bãi thải,
san gạt các tuyến đường cố định và bán cố định, gạt phục vụ công nghệ.
 Các đơn vị vận tải :
Từ Phân xưởng vận tải số 1 đến Phân xưởng vận tải số 8 làm nhiệm vụ quản lý sử
dụng các thiết bị vận tải (ô tô trọng tải lớn và nhỏ), vận chuyển than, đất đá, phục vụ việc

15

Trạm Y
Phòng

Phòng B



vận chuyển vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất. Riêng Phân xưởng vận tải phục vụ làm
nhiệm vụ đưa đón, phục vụ CBCNV đi làm và đi công tác, ngoài ra còn phục vụ đưa cơm
hộp cho CBCN làm việc ở vị trí xa nhà ăn.

 Các công trường chế biến than :
Công trường Sàng tuyển than tiêu thụ, Băng tải, Than 2 làm nhiệm vụ quản lý, sử
dụng các hệ thống băng - sàng, vận chuyển than bằng băng tải, chế biến các chủng loại
than (than cục, than cám) và quản lý cảng lẻ.
 Các Phân xưởng Phụ trợ - Phục vụ :
Phân xưởng Cơ điện, Phân xưởng Trạm mạng, Phân xưởng Vận tải, Phân xưởng
Sửa chữa, Phân xưởng Phục vụ đời sống có nhiệm vụ quản lý sử dụng các máy công cụ,
sửa chữa các thiệt bị vận tải, thiết bị động cơ nổ, thiết bị cơ điện, sản xuất các loại hàng
gia công cơ khí, tái chế sản phẩm từ cao su, xây dựng lắp đạt các công trình, nhà xưởng,
kéo dây trồng cột phục vụ cho việc cung cấp điện cho toàn khai trường sản xuất, ché biến
thực phẩm phục vụ ăn giữa ca cho CBCNV trong toàn Công ty.
Cơ cấu tổ chức các công trường - phân xưởng tuân thủ theo nguyên tắc gọn nhẹ,
hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu chuyên môn hoá đến tận tổ sản xuất nhằm
khai thác triệt để khả năng lao động và tận dụng năng lực sản xuất.
Quan hệ giữa các phòng ban chức năng với các đơn vị sản xuất là mối quan hệ hai
chiều. Các phòng ban chức năng vừa làm nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho Giám đốc vừa
hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giúp đỡ các công trường - phân xưởng, thực hiện nhiệm vụ
sản xuất và các quy định của Nhà nước, Tập đoàn.
1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và sử dụng lao động của Công ty Cổ phần than Cọc
Sáu – Vinacomin
1.6.1. Tình hình tổ chức sản xuất
 Tổ chức sản xuất của bộ phận sản xuất chính :
Bộ phận sản xuất chính là các đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất, là bộ phận sản
xuất ra sản phẩm chính của doanh nghiệp hoặc tác động trực tiếp lên sản phẩm chính của

doanh nghiệp. Đây là bộ phận trung tâm của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp.
Các đơn vị sản xuất của Công ty gồm 09 phân xưởng vận tải, 07 công trường. Đây
là bộ phận trực tiếp sản xuất. Các đơn vị sản xuất thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế
hoạch giao khoán sản lượng và quản lý chi phí theo quy định của Công ty. Cơ cấu tổ chức
các công trường, phân xưởng tuân theo nguyên tắc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả đáp
ứng được nhu cầu chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất trong nội bộ Công ty. Tổ chức
quản lý các công trường, phân xưởng trong Công ty được thể hiện qua sơ đồ hình 1-6.

16


QUẢN ĐỐC
Bộ phận thống kê, nhân viên kinh tế

Phó QĐ
Cơ điện

Phó quản đốc
ca 1

Các tổ SX ca 1

Phó quản đốc
ca 2

Các tổ SX ca 2

Phó quản đốc
ca 3


Các tổ SX ca 3

Hình 1-6 : Sơ đồ tổ chức quản lý công trường, phân xưởng
Mỗi công trường, phân xưởng sản xuất tương đối độc lập, hạch toán theo quy chế
nội bộ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động của mình. Các công
trường, phân xưởng được tổ chức thành các tổ đội sản xuất chuyên môn phụ trách một
công việc nhất định, trong một lĩnh vực nhất định. Các tổ, đội được chia thành các kíp
sản xuất, hoạt động luân phiên trong các sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra
nhịp nhàng liên tục phù hợp với kế hoạch đặt ra. Với mô hình quản lý này cho thấy ở cấp
công trường, phân xưởng có sự quản lý mang tính chất khoa học tạo ra khả năng hoàn
thành tốt nhiệm vụ của bộ phận mình.

 Chế độ làm việc của Công ty :
Công ty CP Than Cọc Sáu là một đơn vị khai thác than bằng phương pháp lộ thiên
dựa trên công nghệ thủ công và bán cơ giới. Với các đặc thù trên, Công ty đã duy trì chế
độ làm việc như sau :
˗ Khối phòng ban, các công trường, phân xưởng sản xuất phụ thực hiện chế độ làm
việc theo giờ hành chính : Sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, nghỉ trưa từ 11 giờ
30 phút đến 12 giờ 30 phút, chiều từ 12 giờ 30 phút đến 16 giờ ; nghỉ các ngày thứ 7 và
chủ nhật.
˗ Các bộ phận sản xuất chính: Để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho cán bộ công
nhân viên mà vẫn tận dụng được năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, Công ty áp
dụng chế độ làm việc ngày làm việc 3 ca, mỗi ca 8 tiếng; tuần làm việc 6 ngày, nghỉ Chủ
nhật. Sau 1 tuần làm việc tiến hành đảo ca theo chế độ đảo ca ngược như hình 1-7. Riêng

17


với lao động trực tiếp ngoài quy định chung có thể thay đổi theo yêu cầu sản xuất hoặc
yêu cầu tiêu thụ sản phẩm mà tăng, giảm thời gian lao động.

Đối với các đơn vị sản xuất không thực hiện nghỉ hàng tuần vào các ngày thứ 7 và
chủ nhật thì bố trí nghỉ luân phiên vào các ngày khác trong tuần. Việc áp dụng chế độ làm
việc gián đoạn, đảo nghịch ca đối với công nhân khối sản xuất chính nhằm đảm bảo sức
khoẻ cho người lao động góp phần giữ vững và nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra còn nghỉ thăm quan du lịch, nghỉ dưỡng sức, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, con
ốm mẹ nghỉ đối với lao động nữ.
Chế độ công tác đang áp dụng 26x3x8, lịch đảo ca nghịch với hình thức đảo ca
nghịch như sau:
Thứ
Ca

T2

T3

T4

T5

T6

T7

CN

T2

T3

T4


T5

T6

T7

Ca 1
Ca 2
Ca 3
Hình 1-7 : Sơ đồ đảo ca ngược Công ty đang áp dụng
Việc áp dụng chế độ làm việc gián đoạn, đảo nghịch ca đối với công nhân khối sản
xuất chính nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động góp phần giữ vững và nâng cao
năng suất lao động.
1.6.2. Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu là một đơn vị sản xuất kinh doanh với quy mô lớn,
do đó lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất. Dù trình độ khoa học kỹ thuật
phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vai trò của con người trong lao động vẫn không thể
thiếu được. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Công ty đã cố gắng tổ chức
và sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất.

18


BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
THEO KHU VỰC SẢN XUẤT NĂM 2016
Bảng 1-2
Thực hiện

Kế hoạch

T
T
I

Khu vực sản xuất

Lao động công nghệ
1 Sản xuất lộ thiên
2 Công nhân chính khác
II
Lao động phụ trợ, phục vụ
1 Lao động phụ trợ
2 Lao động phục vụ
III Khu vực gián tiếp
Cộng

Lao
động
(người)
1807
1506
301
1430
1120
310
337
3574

Tỷ trọng
(%)

50,56
42,14
8,42
40,01
31,34
8,67
9,43
100,00

Lao
động
(người)
1619
1355
264
1125
927
198
351
3095

Tỷ trọng
(%)
52,31
43,78
8,53
36,35
29,95
6,40
11,34

100,00

Từ bảng 1-2 thấy: Trong năm 2016, Công ty đã cân đối, sắp xếp lao động đảm bảo
phục vụ yêu cầu sản xuất. Lao động bình quân năm 2016 là 3.095 người, giảm 479 người
so với kế hoạch năm 2016; ngày công bình quân là 23,1 công/người/tháng. Bên cạnh đó,
Công ty còn tổ chức rà soát, cân đối lao động đối với các đơn vị vận tải trong toàn Công
ty, triển khai điều động công nhân giữa các đơn vị phù hợp với mô hình thiết bị mới,
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành. Đồng thời, Công ty sắp xếp lại chức
năng nhiệm vụ ở một số phòng ban để phù hợp với mô hình sản xuất.
Để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ SXKD năm 2016 và các năm tiếp theo, trên cơ
sở thay đổi cơ cấu và chất lượng lao động (tăng lao động kỹ thuật, giảm lao động phổ
thông ; tăng công nhân có sức khoẻ loại I và II, giảm lao động sức khoẻ loại IV và loại
V). Tổng số lao động của Công ty tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 là 3.095 người.
Kết cấu lao động năm 2016 của Công ty khá hợp lý với đặc thù của ngành mỏ. Số
công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số CNV trong Công ty, chứng tỏ
việc sản xuất bằng cơ khí hoá trong Công ty đang phát triển, đáp ứng được những yêu
cầu đòi hỏi trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa hiện nay.
Công ty cũng đã có những động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động như ban
hành và thực hiện quy chế khoán quỹ lương hợp lý, sớm giao đơn giá tiền lương cho các
công trường, phân xưởng, phòng ban ; chú trọng đến các đối tượng làm việc ở điều kiện

19


nặng nhọc, độc hại ; có quan điểm đúng đắn trong phân phối thu nhập tiền lương. Thu
nhập bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2016 đạt 7,215 trđ/người-tháng. Năm
2016 với phong trào thi đua lao động sản xuất hướng về mục tiêu “An toàn - Đổi mới –
Tăng trưởng - Hiệu quả”, 100% các đơn vị sản xuất và phòng ban đã hoàn thành nhiệm
vụ kế hoạch năm; trong đó có 9 tổ máy đạt năng suất cao cấp Công ty và 04 thiết bị xe,
máy đạt mức kỷ lục của Tập đoàn.


20


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua đánh giá tình hình chung và các điều kiện sản xuất - kinh doanh chủ yếu của
Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin cho thấy Công ty có một số thuận lợi và khó
khăn như sau :
 Điều kiện thuận lợi :
Với truyền thống Đơn vị anh hùng trong lao động sản xuất, cán bộ công nhân viên
trong toàn Công ty luôn đoàn kết - kỷ luật - đồng tâm. Hiện nay, Công ty có một đội ngũ
cán bộ lãnh đạo giàu nhiệt huyết, có trình độ và kinh nghiệm quản lý chỉ đạo sản xuất,
điều hành Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng được trang bị hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật đầy đủ, hiện đại, vị trí giao thông thuận lợi, dây chuyền công nghệ tiên tiến và khép
kín, thiết bị có công suất lớn, công nghệ hiện đại đảm bảo có năng suất cao.
Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu là một trong những đơn vị khai thác than lộ thiên
lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Vì vậy sự lớn mạnh và phát
triển của Tập đoàn là tiền đề và cơ hội cho Công ty sản xuất kinh doanh ổn định và bền
vững. Từ đó, đời sống người lao động nói chung và bộ phận cán bộ nhân viên gián tiếp
làm công tác quản lý, điều hành nói riêng không ngừng được cải thiện.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất năm 2016, Công ty luôn nhận được sự
quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện về nhiều mặt của Tập đoàn cùng với sự phối hợp chặt
chẽ, hiệu quả của các đơn vị bạn và chính quyền địa phương. Đặc biệt, trong thời điểm
khó khăn, công nhân cán bộ toàn Công ty đã đoàn kết, đồng tâm, chia sẻ khó khăn cùng
với Công ty.
 Khó khăn, hạn chế:
Trong năm 2016, sự suy thoái của kinh tế thế giới đã tác động xấu đến nền kinh tế
nước ta làm cho hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, tồn kho kéo dài làm ảnh
hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần
Than Cọc Sáu - Vinacomin nói riêng. Do suy giảm kinh tế, các hộ tiêu thụ than trong

nước đã không tiêu thụ than theo hợp đồng đã ký làm cho sản lượng than tiêu thụ trong
nước giảm mạnh. Thị trường xuất khẩu do cạnh tranh gay gắt vì cung vượt cầu cùng với
tiêu thụ than thế giới giảm sút nên giá than xuất khẩu giảm mạnh so với năm 2015 dẫn
đến việc tiêu thụ than của Tập đoàn nói chung và của Công ty nói riêng gặp rất nhiều khó
khăn, gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu.
Trong khi đó, điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, cung độ vận chuyển xa, độ
cao nâng tải lớn, địa chất phức tạp, năng lực thiết bị của Công ty có thời điểm còn thiếu,
giá cả vật tư, nhiên liệu, điện năng và nhiều mặt hàng tăng cao đã tác động trực tiếp đến

21


tình hình sản xuất kinh doanh, làm tăng giá thành sản xuất gây khó khăn cho công tác tổ
chức sản xuất.
Điều kiện địa chất mỏ của Công ty phức tạp nên gây nhiều khó khăn cho việc làm
giàu chất lượng than nguyên khai khai thác. Hiện nay, Công ty đã khai thác xuống mức
-125m so với mực nước biển nên mùa mưa có ảnh hưởng rất lớn tới việc khai thác than ở
lòng Moong Tả Ngạn. Mưa lớn vào mùa mưa làm cho nước tràn qua các tầng khai thác
trên cao, cuốn theo bùn đất và cả than trôi xuống đáy mỏ. Mỗi năm đáy mỏ phải hứng
chịu hàng triệu m3 nước, hàng trăm nghìn m3 bùn.
Từ những thuận lợi và khó khăn kể trên, Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu Vinacomin không ngừng phát triển hoàn thiện hơn, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường
cạnh tranh khốc liệt thì Công ty lại càng phải cố gắng vươn lên. Do vậy, việc phân tích
kết quả hoạt động của công ty là công việc hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp giúp
đánh giá chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp đang ở mức nào, chỉ ra những
ưu - nhược điểm và biện pháp khắc phục, từ đó đặt ra các mục tiêu phấn đấu nhằm đạt
hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, trong bối cảnh tình hình SXKD của Công ty năm 2016 gặp nhiều khó
khăn, các chỉ tiêu chính trong năm giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, thu nhập
của người lao động, song Công ty đã có nhiều giải pháp phù hợp cho từng thời kỳ, vượt
qua khó khăn thách thức, thực hiện hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu SXKD chính theo kế

hoạch điều chỉnh của Tập đoàn; bảo toàn vốn SXKD, các mặt quản lý, công tác an toàn
được duy trì; công tác an ninh trật tự, chính trị được giữ vững; điều kiện làm việc, đời
sống vật chất và tính thần của người lao động cơ bản được đảm bảo; các tổ chức trong hệ
thống chính trị của Công ty vững mạnh và phát triển.

22


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU –
VINACOMIN NĂM 2016

23


Để tìm hiểu về tình hình hoạt động năm 2016 của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu –
Vinacomin, trong luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật
để vừa đánh giá được về mặt số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế,
vừa rút ra được mối liên hệ giữa các khâu, các lĩnh vực của quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh trong Công ty, tính cân đối, đồng bộ của các hoạt động tiềm năng.
2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần than Cọc Sáu –
Vinacomin năm 2016
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nghiên cứu, đánh giá một
cách toàn diện và có căn cứ khoa học tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
đó, trên cơ sở những tài liệu thống kê, hạch toán và tìm hiểu các điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm
đánh giá thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh, rút ra những ưu – nhược điểm, làm cơ sở đề
xuất các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tình hình chung và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty Cổ phần
Than Cọc Sáu - Vinacomin thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu được tập hợp trong bảng 2-1.


24


CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU - VINACOMIN NĂM 2016

Bả
So sánh TH 2016/TH
2015

Năm 2016
Tên chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện
năm 2015

1.955.216,00
1.955.216,00
0,00
2.572.801,00
1.588.849,00
983.544,00
408,00
24.452.885,0
0

-688.630,00
-688.630,00

0,00
-666.430,77
-523.331,20
-143.222,11
122,54

31.722.251,00

1.950.000,00
1.950.000,00
0,00
2.570.000,00
1.600.000,00
970.000,00
0,00
24.375.000,0
0

Tươn
g đối
(%)
-26,05
-26,05
-20,57
-24,78
-12,71
42,93

-7.269.366,00


-22,92

77.885,00

12,00

12,50

12,51

0,51

4,23

0,01

801.298,00
4.082.255,00
3.921.845,00
160.410,00
3.386,00
3.379,00
301.385,00

586.000,00
2.852.463,00
2.830.205,00
22.258,00
3.574,00
3.567,00

261.511,00

589.743,00
2.890.868,00
2.868.303,00
22.565,00
3.095,00
3.087,00
267.955,00

-211.555,00
-1.191.387,00
-1.053.542,00
-137.845,00
-291,00
-292,00
-33.430,00

-26,40
-29,18
-26,86
-85,93
-8,59
-8,64
-11,09

3.743,00
38.405,00
38.098,00
307,00

-479,00
-480,00
6.444,00

7,42

6,10

7,21

-0,20

-2,73

1,12

Kế hoạch

Than NK sản xuất tổng số
Than NK khai thác lộ thiên
Than NK thu hồi
Sản lượng than tiêu thụ
Giao cho Công ty tuyển than
Giao cho Công ty kho vận, cảng
Dùng nội bộ

Tấn
Tấn
Tấn
Tấn

Tấn
Tấn
Tấn

2.643.846,00
2.643.846,00
0,00
3.239.231,77
2.112.180,20
1.126.766,11
285,46

Đất đã bốc xúc

m3
3

3

Hệ số bóc đất

Mét khoan sâu
Doanh thu tổng số
Sản xuất than
Sản xuất khác
Lao đông bình quân
Công nhân sản xuất than
Tổng quỹ lương

Tiền lương bình quân

NSLĐ bình quân

m /Tấn
m
Trđ
Trđ
Trđ
Người
Người
Trđ
Trđ/người
- tháng

So sánh TH
KH 2016

Thực hiện

Tuyệt đối (±)

Tuyệt đối
(±)
5.216,00
5.216,00
0,00
2.801,00
-11.151,00
13.544,00
408,00


Tính bằng hiện vật

T/người năm

Tính cho 1 CNV toàn công ty

T/người năm

780,82

545,61

631,73

-149,08

-19,09

86,13

Tính cho 1 CNV sản xuất than

T/người năm

782,43

546,68

633,37


-149,06

-19,05

86,69

Tính bằng giá trị

Trđ/người
- năm

Tính cho 1 CNV toàn công ty

Trđ/người
- năm

1.205,63

798,11

934,04

-271,58

-22,53

135,93

Tính cho 1 CNV sản xuấ than
Giá thành tiêu thụ than


Trđ/người
- năm
Đ/Tấn

1.208,13
1.199.887,00

799,68
1.204.122,00

936,47
1.227.654,00

-271,66
27.767,00

-22,49
2,31

136,78
23.532,00

25

T


×