Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Lựa chọn bài tập phát triền sức mạnh bột phát nâng cao thành tích nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.13 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

NGUYỄN TRUNG KIÊN

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỀN SỨC MẠNH
BỘT PHÁT NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY
CAO NẰM NGHIÊNG CHO NAM HỌC SINH
KHỐI 11 TRƢỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
GIA LÂM - HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành học: Giáo dục Thể chất

Hà Nội - 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Nguyễn Trung Kiên

LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỀN SỨC MẠNH
BỘT PHÁT NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY
CAO NẰM NGHIÊNG CHO NAM HỌC SINH
KHỐI 11 TRƢỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
GIA LÂM - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành học: Giáo dục Thể chất
Cán bộ hƣớng dẫn



Th.S Vũ Tuấn Anh
Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Trung Kiên
Sinh viên lớp: K39 GDTC
Tôi xin cam đoan đề tài “Lựa chọn bài tập phát triền sức mạnh bột phát
nâng cao thành tích nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11
trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội” là đề tài nghiên cứu của
bản thân tôi và không trùng lặp bất cứ tác giả nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung đƣợc đề cập
trong bản khóa luận này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trung Kiên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cm

: Centimet

CT

: Chỉ thị


ĐC

: Đối chứng

GD-ĐT : Giáo dục – Đào tạo
GDTC

: Giáo dục thể chất

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

M

: Mét

NXB

: Nhà xuất bản



: Quyết định

SLLL


: Số lần lập lại

SNBP

: Sức mạnh bột phát

STN

: Sau thực nhiệm

SV

: Sinh viên

TĐC

: Tốc độ cao

TDTT

: Thể dục thể thao

Th.s

: Thạc sĩ

THPT

: Trung học phổ thông


TN

: Thực nghiệm

TTN

: Trƣớc thực nhiệm

TW

: Trung ƣơng

VĐV

: Vận động viên

XPC

: Xuất phát cao


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………..1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 4
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác GDTC và Thể thao trƣờng
học……………. ................................................................................................ 4
1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THPT ................................................ 6
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT ...................................................... 6

1.2.2. Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT ..................................................... 7
1.3. Những quan điểm và khái niệm về sức mạnh bột phát .............................. 9
1.4. Cơ sở lý luận của sức mạnh bột phát ....................................................... 11
1.5. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh bột phát............................................ 13
1.6. Những yếu tố chi phối sức mạnh bột phát ............................................... 15
1.7. Xu hƣớng huấn luyện sức mạnh bột phát ................................................ 18
CHƢƠNG 2: NHIỆM VỤ PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGIÊN CỨU
......................................................................................................................... 21
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 21
2.1.1. Nhiệm vụ 1: ........................................................................................... 21
2.1.2. Nhiệm vụ 2: ........................................................................................... 21
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 21
2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ........................................................................ 21
2.2.3. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm............................................................. 22
2.2.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ...................................................... 22
2.2.5. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm............................................................. 22
2.2.6. Phƣơng pháp toán học thống kê ............................................................ 23
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 24


2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 24
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 25
2.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 26
3.1. Đánh giá thực trang công tác GDTC và việc sử dụng bài tập phát triển
sức mạnh bột phát trong nhảy cao cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT
Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. ............................................................. 26
3.1.1. Thực trạng công tác GDTC của trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia
Lâm - Hà Nội................................................................................................... 26

3.1.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ Gia Lâm - Hà Nội. ........................................................................................... 27
3.1.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC. ................... 27
3.1.2. Thực trạng việc sử dụng các bài tập SMBP trong giai đoạn giảng dạy
kỹ thuật giậm nhảy trong Nhảy cao “nằm nghiêng” cho nam học sinh khối 11
trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. ...................................... 28
3.1.3. Kết quả đánh giá kỹ thuật và thành tích, Nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”
của nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội
......................................................................................................................... 29
3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập SMBP nâng cao thành
tích nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Nguyễn
Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. ........................................................................... 30
3.2.1. Phỏng vấn đội ngũ giáo viên TDTT về các yêu cầu liên quan đến việc
lựa chọn bài tập phát triển SMBP trong giai đoạn giậm nhảy của nhảy cao .. 30
3.2.2. Phỏng vấn đội ngũ giáo viên TDTT về việc lựa chọn bài tập SMBP
nâng cao thành tích nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trƣờng
THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. .................................................. 32


3.2.3. Lựa chọn test đánh giá SMBP trong nhảy cao cho nam học sinh khối 11
trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội. ...................................... 35
3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập SMBP nâng cao thành tích nhảy
cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ Gia Lâm - Hà Nội. ........................................................................................... 37
3.3.1. Kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm. .................................................... 37
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm............................................................................. 38
3.3.4. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm ........................................................ 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
SỐ BIỂU
BẢNG
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

NỘI DUNG
Đội ngũ giáo viên TDTT trƣờng THPT Nguyễn Văn
Cừ - Gia Lâm - Hà Nội
Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập môn
GDTC
Kết quả đánh giá về trình độ kỹ thuật và thành tích

Kết quả phỏng vấn đội ngũ giáo viên TDTT với các
yêu cầu liên quan đến việc lựa chọn bài tập phát triển
Bảng 3.4
SMBP cho giai đoạn giậm nhảy trong nhảy cao
(n=20)
Phỏng vấn đội ngũ giáo viên TDTT về việc lựa chọn
bài tập SMBP nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm
Bảng 3.5
nghiêng cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT
Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội (n=20)
Nội dung bài tập phát triển SMBP nâng cao thành
tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho nam học sinh
Bảng 3.6
khối 11 trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm Hà Nội
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá SMBP
Bảng 3.7 trong nhảy cao cho nam học sinh khối 11 trƣờng

THPT Nguyễn Văn Cừ
Kết quả các test kiểm tra của 2 nhóm ĐC và TN
Bảng 3.8
trƣớc thực nghiệm (nA = nB=40)
Bảng 3.9 Xây dựng tiến trình nghiên cứu
Kết quả các test kiểm tra của 2 nhóm ĐC và TN sau
Bảng 3.10
thực nghiệm (nA= nB=40)
So sánh kết quả tại chỗ bật cao với bảng trƣớc thực
Biểu đồ 3.1
nghiệm
So sánh kết quả test bật xa tại chỗ trƣớc thực nghiệm
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3

So sánh kết quả nhảy cao có đà trƣớc thực nghiệm

TRANG
27
28
29

31

32

34

36
37

39
40
42
42
43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục và đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát
triển của mỗi quốc gia. Nhà trƣờng các cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
có trách nhiệm đào tạo những học sinh, sinh viên đang đến trƣờng hôm nay
trở thành nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc Việt Nam
trong thế kỷ 21. Để phát triển giáo dục đòi hỏi: “Mục tiêu, nội dung chƣơng
trình phải đƣợc đổi mới theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình
độ tiên tiến của khu vực và thế giới... Ch trọng giáo dục thể chất (GDTC) và
bồi dƣỡng nhân cách ngƣời học” [10].
Thể dục thể thao (TDTT) có vai trò quan trọng trong giáo dục, bởi nó là
hoạt động có tác dụng nhiều mặt tới thể chất và tinh thần của con ngƣời. Nhận
thức rõ đƣợc tầm quan trọng của TDTT, trong những năm gần đây Đảng và
Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến phong trào TDTT nhƣ: Đầu tƣ trang thiết bị,
dụng cụ tập luyện và thi đấu thể thao. Dƣới sự quan tâm của Đảng và Nhà
nƣớc, hầu hết các môn thể thao đã đƣợc đƣa vào các trƣờng từ cấp phổ thông
đến bậc đại học với nội dung và hình thức phong ph , đa dạng nhƣ: Bóng
chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Điền kinh, Thể dục. Trong đó, Điền kinh là môn
thể thao có tác dụng phát triển các tố chất thể lực cho con ngƣời nhƣ: Sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động; giáo dục năng lực
thực hành, ý thức kỷ luật, tính tự giác tích cực và ý chí vƣơn lên cho ngƣời
học. Ngoài ra, môn điền kinh còn là một nội dung cơ bản không thể thiếu của

hầu hết các chƣơng trình giảng dạy của các trƣờng phổ thông, trung cấp, cao
đẳng và đại học.
Trong môn điền kinh, nhảy cao là môn đƣợc nhà trƣờng đặc biệt quan
tâm. Tập luyện và thi đấu chạy nhảy cao đòi hỏi ngƣời tập phải hội tụ đầy đủ
các tố chất thể lực và khả năng phối hợp vận động. Trong đó, việc phát triển
sức mạnh bột phát trong giậm nhảy rất là quan trọng và là vấn đề then chốt vì


2

nó ảnh hƣởng trực tiếp đến thành tích môn chạy nhảy cao, tuy nhiên trong quá
trình học tập nội dung nhảy cao nằm nghiêng đạt kết quả chƣa cao. Một mặt
do đội ngũ giáo viên chƣa có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp, các bài tập có
khối lƣợng và cƣờng độ vận dụng chƣa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh, chƣa phù hợp với điều kiện và môi trƣờng tập luyện.
Mặt khác do trình độ thể lực của học sinh còn hạn chế, chƣa tự giác tích
cực trong tập luyện, quá trình học còn mang tính bị động, việc tiếp thu các tri
thức để rèn luyện kỹ năng, hình thành kỹ xảo còn yếu kém trong quá trình tập
luyện. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, hầu hết tất cả các giáo viên đều
chƣa ch ý đến việc phát triển tố chất “sức mạnh bột phát” vì đây là tố chất
quyết định đến thành tích của học sinh.
Do đó, việc ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh bột phát nhằm nâng
cao chất lƣợng giảng dạy của môn Điền kinh nói chung cũng nhƣ trong giảng
dạy kỹ thuật nhảy cao nói riêng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn
trong quá trình giảng dạy môn Điền kinh trong các nhà trƣờng THPT hiện
nay. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu ch ng tôi thấy môn nhảy cao đã có
một số tác giả nghiên cứu nhƣ: Nguyễn Thị Liên, Lý Văn Lê, Nguyễn Thị
Tâm, Nguyễn Thị Lƣợng…Khoa GDTC Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2. Tuy nhiên,
chƣa có tác giả nào nghiên cứu sức mạnh bột phát nhằm nâng cao hiệu quả
giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trƣờng

THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên ch ng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Lựa chọn bài tập phát triền sức mạnh bột phát nâng cao thành tích
nhảy cao nằm nghiêng cho nam học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn
Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội”.


3

* MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tìm đƣợc bài tập phát triển sức mạnh bột phát sao cho phù hợp với
điều kiện, đối tƣợng, lứa tuổi để nâng cao thành tích nhảy cao nằm nghiêng
cho nam học sinh khối 11 trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội,
góp phần bổ sung, hoàn thiện nội dung chƣơng trình giảng dạy, huấn luyện
của nhà trƣờng.
*GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc áp dụng bài tập sức mạnh bột phát trong nhảy cao kiểu nằm
nghiêng sẽ phát huy đƣợc hết khả năng phát triển thể lực của ngƣời tập từ đó
nâng cao thành tích nhảy cao chon học sinh nam khối 11 trƣờng THPT
Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác GDTC và Thể
thao trƣờng học
Đảng ta luôn xác định việc đầu tƣ cho TDTT là đầu tƣ cho con ngƣời,
cho sự phát triển của đất nƣớc; việc giữ gìn, tôn vinh những giá trị thể dục,

thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và phát triển nền thể
dục, thể thao nƣớc ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân, văn minh, là
những quan điểm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển.
TDTT trƣờng học là bộ phận cơ hữu của mục tiêu giáo dục và đào tạo,
góp phần tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện: “Phát triển cao về trí tuệ,
cƣờng tráng về thể chất, phong ph về tinh thần, trong sáng về đạo đức” đáp
ứng yêu cầu xã hội, phục sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Bên
cạnh đó, “TDTT trƣờng học có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát hiện, bồi
dƣỡng nhân tài và nâng cao thành tích thể thao”. Sẽ không có thể thao thành
tích cao nếu nhƣ thể thao trƣờng học không phát triển [2] .
Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thƣ TW Đảng giao
trách nhiệm cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục TDTT thƣờng xuyên phối
hợp chỉ đạo công tác GDTC bắt buộc ở tất cả các trƣờng học, để việc tập
luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên.
Chỉ thị 36/CT-TW đã đƣợc Đại hội Đảng lần thứ IX xác định phƣơng
hƣớng và nhiệm vụ “Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng tầm vóc
của con ngƣời Việt Nam. Phát triển phong trào TDTT quần ch ng với mạng
lƣới cơ sở rộng khắp, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ VĐV thể thao thành tích
cao, đƣa việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí
cao trong nhiều bộ môn. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các


5

tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả cao trong các hoạt động văn hóa thể
thao”.[1]
Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có
ghi: "Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trƣờng học". Điều đó đã khẳng
định sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với TDTT và GDTC
trong nhà trƣờng, coi đó là nhiệm vụ cấp thiết của Đảng toàn dân, để tạo điều

kiện thuận lợi cho sự phát triển TDTT nƣớc nhà. Chỉ thị 133 của Thủ tƣớng
chính phủ đã chỉ rõ “Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo
dục thể chất trong nhà trƣờng. Cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa,
ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp
học, quy chế bắt buộc ở các trƣờng, nhất là các trƣờng đại học phải có sân bãi,
phòng tập TDTT, có định biên hợp lý và có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo
viên TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất cả cấp học" [6].
Luật TDTT đã đƣợc Quốc hội khoá XI, k họp thứ 10 thông qua ngày
29/11 năm 2006 và đƣợc Chủ tịch nƣớc công bố ngày 12/12/2006 đã xác định
rõ tầm quan trọng và ý nghĩa, lợi ích tác dụng của TDTT trƣờng học nên đã
dành 7 điều, từ điều 20 đến điều 26 quy định về lĩnh vực này. Trong đó quy
định “GDTC là môn học chính khoá thuộc chƣơng trình giáo dục nhằm trang
bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho ngƣời học thông qua các bài tập và
trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giao dục toàn diện. Hoạt động
thể thao trong nhà trƣờng là hoạt động tự nguyện của ngƣời học đƣợc tổ chức
theo phƣơng thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính lứa tuổi và sức
khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học thực hiện quyền vui chơi, giải trí phát
triển năng khiếu thể thao”[10].
Để đƣa công tác GDTC trong nhà trƣờng trở thành một khâu quan
trọng mà sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cũng nhƣ xác định đ ng về vị trí
GDTC trong nhà trƣờng các cấp phải đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ với


6

các mặt giáo dục tri thức và nhân cách từ tuổi thơ cho đến Đại học. Bộ trƣởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản quyết định ban hành quy chế về công
tác GDTC trong nhà trƣờng các cấp. Trong đó đã khẳng định: "Giáo dục thể
chất đƣợc thực hiện trong nhà trƣờng từ mầm non đến đại học, góp phần đào
tạo những công dân phát triển toàn diện.

1.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THPT
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
Ở lứa tuổi THPT thì các cơ quan hệ thống trong cơ thể cũng nhƣ các
chức năng tâm lý của các em vẫn còn tiếp tục phát triển. Biểu hiện nhƣ: các
em thƣờng tỏ ra mình là ngƣời lớn, hiểu biết rộng và thích hoạt động, có
nhiều ƣớc mơ và hoài bão trong cuộc sống, ở giai đoạn này do qua trình hƣng
phấn chiếm ƣu thế nên các em tiếp thu cái mới rất nhanh nhƣng cũng có sự
biểu hiện chóng nhàm chán, chóng quên và các em dễ bị môi trƣờng ngoài tác
động vào và tạo nên sự đánh giá cao về bản thân. Khi thành công thƣờng tỏ ra
vui vẻ, thậm chí tự kiêu, tự mãn, nhƣng khi thất bại lại tỏ ra hụt hẫng và hay
thất vọng.
Nhƣ vậy, sự phát triển tâm lý là quá trình chuyển từ cấp độ này sang cấp
độ khác, ứng với mỗi cấp độ là ứng với từng giai đoạn lứa tuổi nhất định. Bởi
vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên đƣa ra những định hƣớng đ ng đắn, uốn
nắn, nhắc nhở các em, động viên các em hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời phải
có sự biểu dƣơng, khuyến khích cũng nhƣ phê bình nhắc nhở kịp thời.
Trong quá trình giảng dạy cần phải lựa chọn nội dung và phƣơng pháp
có các định hƣớng đ ng đắn nhằm tăng hiệu quả học tập, tránh sự nhàm chán
của ngƣời tập.
Qua những đặc điểm về tâm lý của học sinh THPT, ta thấy trong hoạt
động TDTT ch ng ta phải uốn nắn, nhắc nhỡ và chỉ đạo, động viên các em
hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình giảng dạy, dần dần từng bƣớc động


7

viên những em tiếp thu chậm từ đó làm cho các em tránh sự nhàm chán, có
định hƣớng đ ng và hiệu quả tập luyện đƣợc nâng cao. Phải tìm biện pháp để
nâng cao hứng th tập luyện tạo nên sự phát triển cân đối với từng học sinh và
gi p các em nâng cao đƣợc thành tích hiệu quả học tập.

1.2.2. Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT
Ở lứa tuổi học sinh THPT cơ thể phát triển một cách mạnh mẽ, các cơ
quan trọng cơ thể có một số bộ phận cơ quan đã phát triển đến mức ngƣời lớn.
Sự phát triển tố chất sức mạnh phụ thuộc vào mức độ hình thành tổ
chức xƣơng, cơ, dây chằng, tức là phụ thuộc vào bộ máy vận động. Sức mạnh
của các nhóm cơ phát triển không đều nhau. Các cơ phát triển mạnh ở các
nhóm duỗi, trong khi đó các cơ duỗi bàn tay, cổ tay phát triển yếu hơn. Bởi vì
theo nguyên tắc sức mạnh các cơ duỗi phát triển mạnh hơn các cơ co, các cơ
hoạt động nhiều thì phát triển nhanh hơn các cơ hoạt động ít.
- Hệ cơ:
Ở giai đoạn này hệ cơ phát triển với tốc độ nhanh để đi tới hoàn thiện
nhƣng chậm hơn so với hệ xƣơng, khối lƣợng cơ tăng lên rất nhanh, đàn tính
cơ tăng không đều, chủ yếu nhỏ và dài. Do vậy khi hoạt động cơ nhanh chóng
mệt mỏi vì chƣa có sự phát triển về bề dày của cơ. Cho nên trong quá trình
tập luyện giáo viên cần ch ý để phát triển cân đối cơ bắp cho học sinh.
- Hệ xương:
Ở thời k này xƣơng của các em phát triển mạnh về độ dày và chiều
dài, tính đàn hồi của xƣơng giảm. Độ giảm của xƣơng do hàm lƣợng magíc,
canxi, photpho trong xƣơng tan, xuất hiện sự cốt hóa ở một số bộ phận nhƣ
mặt, xƣơng cột sống, các tổ chức sụn đƣợc thay thế bằng các mô xƣơng nên
cùng với sự phát triển của chiều dài xƣơng cột sống thì khả năng biến đổi của
cột sống không giảm mà trái lại tăng lên, có xu hƣớng cong ghẹo nếu hoạt
động không đ ng, sai tƣ thế.


8

- Hệ tuần hoàn:
Tim mạch phát triển không đều ở lứa tuổi 16 đến 17 có sự phát triển
nhanh nhất. Tim lớn dần theo tuổi, cơ tim của các em phát triển mạnh cung

cấp đủ nhu cầu của cơ thể nhƣng sức chịu đựng của tim kém, kém bền đối với
những tác nhân có hại nhƣ hoạt động vận động với khối lƣợng lớn kéo dài, hệ
thống mao mạch của học sinh THPT do nhu cầu năng lƣợng nhiều.
Tần số co bóp của tim và huyết áp đã đạt gần nhƣ mức ngƣời lớn, tức
tần số co bóp xấp xỉ 60 - 90 lần/1 ph t và huyết áp ở mức 90 - 100 mmHg.
Qua đó ta thấy tim của học sinh ở giai đoạn này có khả năng gánh vác
lƣợng vận động lớn nhƣng do các cơ phát triển chƣa hoàn chỉnh nên các em
nhanh mệt mỏi nhƣng khả năng hồi phục nhanh. Vì vậy, trong giai đoạn này
không cho các em tập với khối lƣợng vận động lớn và thời gian kéo dài.
- Hệ hô hấp:
Phổi của các em phát triển mạnh nhƣng chƣa đều, khung ngực còn nhỏ
hẹp nên các em phải thở nhanh và nông, không có sự ổn định của dung tích
sống, không khí phổi tăng lên. Đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô
hấp của các em tăng cao khi hoạt động và gây hiện tƣợng thiếu oxy dẫn đến
mệt mỏi.
- Hệ thần kinh:
Ở giai đoạn này hệ thần kinh tiếp tục phát triển và đi tới hoàn thiện, khả
năng tƣ duy nhất là khả năng tổng hợp, phân tích trừu tƣợng hóa phát triển
thuận lợi tạo điều kiện cho sự hoàn thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra do
sự hoạt động mạnh của tuyến sinh dục, tuyến giác, tuyến yên nới chung ảnh
hƣởng của sinh lý nội tiết làm cho hƣng phấn của hệ thần kinh chiếm ƣu thế.
Vì vậy sự ức chế không cân bằng gây ảnh hƣởng đến TDTT.
t u n, từ những vấn đề lý luận, sinh lý và đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi học sinh THPT nói trên là cơ sở ban đầu để xác định lựa chọn một số bài


9

tập sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, góp
phần làm phong ph thêm các phƣơng tiện dạy học, th c đẩy sự phát triển sức

mạnh bột phát.
1.3. Những quan điểm và khái niệm về sức mạnh bột phát
Sức mạnh là khả năng con ngƣời khắc phục lực cản bên ngoài hoặc
chống lại lực cản đó nhờ sự nỗ lực cơ bắp.
Cơ bắp có thể phát huy sức mạnh trong các trƣờng hợp sau đây:
- Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh lực)
- Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)
- Tăng độ dài của cơ (chế độ nhƣợng bộ)
- Chế độ khắc phục và chế độ nhƣợng bộ hợp thành chế độ động lực.
Nếu con ngƣời thực hiện một loạt động tác nào đó với nỗ lực cơ bắp tối
đa để làm chuyển động những vật thể có khối lƣợng khác nhau thì lực sinh ra
cũng khác nhau.
L c đầu tăng các khối lƣợng vật thể thì lực phát huy cũng tăng lên
nhƣng tới một giới hạn nhất định, tăng khối lƣợng vật thể lại không thấy lực
cơ bắp tăng thêm. Khi khối lƣợng vật thể quá lớn thì lực mà con ngƣời tác
động vào nó không còn phụ thuộc vào khối lƣợng vật thể nữa mà chỉ phụ
thuộc vào sức lực của con ngƣời.
Ngƣời ta đo tốc độ và lực cơ học khi thấy những quả tạ có trọng lƣợng
khác nhau và nhận thấy rằng giữa lực và tốc độ có tƣơng quan tỷ lệ nghịch
với nhau: tốc độ càng cao thì lực càng nhỏ và ngƣợc lại. Trong trƣờng hợp
quả tạ nặng tới mức không thể đẩy xa đƣợc nữa thì lực lớn nhất, ngƣợc lại
trong động tác tay không tốc độ tay sẽ lớn nhất. Sự phụ thuộc giữa các chỉ số
lực và tốc độ trong các động tác với trọng lƣợng các vật thể khác nhau.
Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học, ngƣời ta đã đi đến một số kết
luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh:


10

- Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu nhƣ không khác biệt với

các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trƣờng.
- Trong chế độ nhƣợng bộ, khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất đôi khi
gấp hai lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh.
- Trong các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ.
- Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả
năng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tƣơng
quan với nhau.
Trên cơ sở đó có thể phân chia năng lực phát huy lực của con ngƣời
thành các loại sau:
- Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc
tĩnh).
- Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh).
Nhóm sức mạnh tốc độ lại đƣợc phân nhỏ tùy theo chế độ vận động
thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung.
Ngoài sức mạnh cơ bản nêu trên, trong thực tiễn và tài liệu khoa học còn
thƣờng gặp sức mạnh bột phát.
Khái niệm sức mạnh bột phát: là khả năng con ngƣời phát huy một lực
lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Để đánh giá sức mạnh bột phát ngƣời ta thƣờng dùng chỉ số sức mạnh
tốc độ:
I

F
T

MAX
MAX

Trong đó: I – là chỉ số sức mạnh tốc độ
Fmax – là lực tối đa phát huy trong động tác

Tmax – là thời gian đạt đƣợc chỉ số lực tối đa


11

Để so sánh sức mạnh của những ngƣời có trọng lƣợng khác nhau, ngƣời
ta thƣờng sử dụng khái niệm sức mạnh tƣơng đối, tức là sức mạnh của 1kg
trọng lƣợng cơ thể.
Sức mạnh tƣơng đối = Sức mạnh tuyệt đối / Trọng lƣợng cơ thể
Sức mạnh tuyệt đối có thể đo bằng lực kế hoặc trọng lƣợng tạ tối đa mà
vận động viên khắc phục đƣợc.
Ở những ngƣời có trình độ tƣơng đƣơng nhƣng trọng lƣợng cơ thể khác
nhau thì sức mạnh tuyệt đối tăng hơn theo trọng lƣợng, còn sức mạnh tƣơng
đối lại giảm đi.
1.4. Cơ sở lý luận của sức mạnh bột phát
Cở sở lý luận của sức mạnh là khả năng con ngƣời sinh ra lực cơ học
bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Hay nói cách khác, sức mạnh của con ngƣời là khả
năng khắc phục lực cản bên ngoài bằng sự nỗ lực của cơ bắp.
Trong các chế độ hoạt động nhƣ vậy, cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học
có giá trị khác nhau cho nên có thể coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân
loại các loại sức mạnh cơ bản. Nhƣ vậy, sức mạnh của con ngƣời phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: khối lƣợng, lƣợng vận động, tốc độ của vật
thể hay tốc độ của động tác.
Bằng thực nghiệm và sự phân tích của các nhà khoa học, ngƣời ta đã đi
đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh:
- Trị số lực sinh ra trong động tác chậm hầu nhƣ không có sự khác biệt
so với các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trƣờng.
- Trong các chế độ nhƣợng bộ khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôi
khi gấp hai lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh.
- Trong động tác nhanh trị số lực giảm dần theo tốc độ.

- Khả năng sinh lực trong động tác nhanh tuyệt đối và khả năng sinh lực
trong động tác tĩnh tối đa không tƣơng quan với nhau.


12

Trên cơ sở đó ngƣời ta phân loại sức mạnh bằng các loại sức mạnh sau:
+ Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong động tác chậm hay tĩnh)
+ Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong động tác nhanh)
Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài bằng sự căng
cơ tối đa trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức mạnh bột phát là một thành
phần của sức mạnh tốc độ.
Sức mạnh bột phát là khả năng con ngƣời phát huy một lực lớn trong
khoảng thời gian ngắn nhất.
Trong giảng dạy và huấn luyện TDTT cần ch ý đến cơ chế cải thiện sức
mạnh. Có thể tiến hành các bài tập động lực xen kẽ các bài tập tĩnh lực nhằm
kết hợp cả hai hình thức co cơ đẳng trƣờng và co cơ đẳng trƣơng.
Các tố chất thể lực có mối quan hệ mật thiết và bổ trợ lẫn nhau, vì vậy
khi huấn luyện để phát triển tố chất sức mạnh cũng cần phải quan tâm tới phát
triển các tố chất khác (sức nhanh, sức bền, sự khéo léo). Do đó để huấn luyện
đạt đƣợc kết quả cao cần có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố trên cùng với
việc thực hiện kỹ thuật động tác. Thông thƣờng để cải thiện sức mạnh ngƣời ta
thƣờng sử dụng phƣơng pháp lặp lại với vật có trọng tải tăng dần hoặc sử dụng
bài tập có trọng tải nhỏ và vừa với tốc độ thực hiện tăng dần hoặc liên tục.
Để phát triển tối đa sức mạnh - tốc độ, ngƣời ta thƣờng sử dụng hai
phƣơng pháp cơ bản đó là: phƣơng pháp gắng sức tối đa và bài tập lặp lại tối
đa, cần sử dụng các bài tạp có cấu tr c động lực sinh học gần giống với các
bài tập thi đấu, với số ít lần lặp lại và khoảng nghỉ không cố định, nhƣng cần
đủ thời gian để hồi phục và huy động lặp lại gắng sức tối đa (thông thƣờng
1,5 - 2 phút).

Phƣơng pháp lặp lại bài tập tối đa nhằm tăng tổng hợp protid và tăng
khối lƣợng cơ. Để giải quyết nhiệm vụ này có thể sử dụng rộng rãi các bài tập
ở mức đáng kể cho nhóm cơ đã chọn, lƣợng trọng tải cần khắc phục thừơng


13

không cao hơn 70% lực co đẳng trƣờng tối đa, bài tập đƣợc thực hiện với số
lần lặp lại cho đến khi mệt mỏi.
Nhƣ vậy, thông qua những vấn đề lý luận trên ch ng tôi có cơ sở để xác
định phƣơng pháp tập luyện, loại bài tập, lƣợng vận động…đƣợc sử dụng phù
hợp với đối tƣợng. Từ đó ch ng tôi có thể lựa chọn hệ thống bài tập phát triển
sức mạnh bột phát để nâng cao thành tích môn nhảy cao nằm nghiêng cho nam
học sinh khối 11 Trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội.
1.5. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh bột phát
Sức mạnh bột phát là khả năng con ngƣời phát huy một lực lớn trong
khoảng thời gian ngắn nhất. Sinh lý học TDTT có viết: Sức mạnh tốc độ là
một dạng của sức mạnh trong đó có sự phát lực lớn và nhanh.
Sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào:
- Số lƣợng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ
- Chế độ co của đơn vị vận động (sợi cơ) đó
- Chiều dài ban đầu của sợi cơ trƣớc l c co
Khi số lƣợng sợi cơ là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và
chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ƣu thì cơ sẽ co với lực tối đa. Lực
đó gọi là sức mạnh tối đa, nó thƣờng đạt đƣợc trong co cơ tĩnh - sức mạnh tối
đa của một cơ phụ thuộc vào số lƣợng sợi cơ và tiết diện ngang (độ đày) của
sợi cơ. Sức mạnh tối đa tính trên tiết diện ngang của cơ gọi là sức mạnh tƣơng
đối. Bình thƣờng sức mạnh đó bằng 0,5 - 1 kg/cm2.
Hoạt động của sức mạnh tốc độ bao gồm các dạng của bài tập thể lực
nhằm tạo cho một trọng tải ổn định, một vận tốc lớn nhất. Ví dụ trong các

môn nhảy, trọng lƣợng cơ thể VĐV không đổi, độ cao hoặc độ xa của thành
tích nhảy phụ thuộc vào tốc độ chạy đà, độ chính xác và lực giậm nhảy. Trong
các môn ném đẩy, trọng lƣợng của những dụng cụ cũng ổn định, VĐV cần
phải tác dụng một lực tối đa trong khoảng thời gian tối thiểu. Các hoạt động


14

sức mạnh - tốc độ VĐV cần phải gắng sức ở mức tối đa. Ngoài ra, hoạt động
loại này đòi hỏi cơ phải có tính linh hoạt và phối hợp rất cao trong một thời
gian ngắn, vì vậy còn gọi là sức mạnh bột phát.
Nhìn chung hoạt động sức mạnh - tốc độ tác động đến trạng thái chức
năng cơ thể tƣơng đối yếu hơn. Trong các bài tập sức mạnh tốc độ, hệ máu
của VĐV hầu nhƣ không có gì biến đổi rõ rệt. Trong các môn nhảy, tần số
nhịp tim có thể lên tới 140 - 150 lần/ph t. Đặc biệt quan trọng nhất là nhịp
tim của VĐV sau khi kết th c các bài tập sức mạnh tốc độ. Huyết áp của
VĐV tăng lên tuy không cao lắm, nhất là huyết áp tối đa (150 - 160 mm hệ
thống). Tần số hô hấp tăng lên không đáng kể sau khi kết th c hoạt động, thể
tích oxy và hấp thụ oxy tăng lên ít nhiều. Các bài tập sức mạnh tốc độ là các
bài tập có công suất lớn đƣợc thực hiện trong một thời gian ngắn. Vì vậy năng
lƣợng đƣợc sử dụng chủ yếu là do phân giải ATP, CP dự trữ trong cơ. Nhu
cầu oxy không thỏa mãn trong quá trình hoạt động làm cho cơ nợ oxy lên tới
95%. Song thời gian ngắn nên tổng lƣợng oxy không lớn lắm. Nợ oxy vào
khoảng 20 - 30 lít trong hoạt động kéo dài 1 ph t. Chức năng cơ quan bài tiết
và điều hòa thân nhiệt biến đổi không đáng kể trong các hoạt động sức mạnh tốc độ.
Các bài tập sức mạnh bột phát là các bài tập có công suất lớn đƣợc thực
hiện tromg thời gian ngắn. Vì vậy năng lƣợng đƣợc sử dụng chủ yếu là do
phân giải ATP và CP dự trữ trong cơ. Nhu cầu oxy không thoã mãn trong quá
trình hoạt động làm cho cơ nợ oxy lên tới 95%, song thời gian ngắn nên tổng
lƣợng oxy không lớn lắm. Nợ oxy vào khoảng 20 - 30 lít trong hoạt động kéo

dài 1 ph t, chức năng cơ quan bài tiết và điều hoà thân nhiệt biến đổi không
đáng kể trong các hoạt động sức mạnh - tốc độ.
Trong thực tế giảng dạy và huấn luyện thể thao cần ch ý đến cơ chế
cải thiện sức mạnh bằng cách tiến hành các bài tập động lực, rồi sau đó tiến


15

hành các bài tập tĩnh lực, thƣờng kết hợp cả hai hình thức co cơ đẳng trƣờng
và co cơ đẳng trƣơng.
Cơ sở sinh lý cơ bản để phát triễn sức mạnh là phải tạo ra nhiều đơn vị
vận động tham gia vào quá trình vận động hoặc có thể dùng phƣơng pháp lặp
lại, nghĩa là nâng lặp lại vật nặng với trọng tải tăng dần. Khi dùng phƣơng pháp
lặp lại ít hiệu quả thì dùng phƣơng pháp căng cực hãm, ƣu tiên dùng trọng
lƣợng nặng phối hợp với trọng lƣợng nhẹ sẽ cải thiện cơ bắp của ngƣời tập.
Mặt khác ở lứa tuổi THPT sự phát triễn về thể hình đã hoàn thiện xong,
kích thƣớc vỏ não và hành tủy đã đạt đến mức ngƣời lớn. Hoạt động phân tích
tổng hợp của vỏ não tăng lên, tƣ duy trừu tƣợng hình thành tốt nên việc tiếp
thu lĩnh hội các nguyên lý kỹ thuật cũng nhƣ mục đích tác dụng của các bài
tập thể chất đối với cơ thể của các em sẽ rất nhanh. Các em đã có thể thực
hiện tốt các bài tập có độ khó cao về kỹ thuật động tác. Ở lứa tuổi này sức
mạnh cơ bắp phát triễn với nhịp độ nhanh, các năm sau sức mạnh sẽ phát triễn
chậm lại nếu không đƣợc tập luyện. Vì vậy ch ng ta phải có các bài tập hợp
lý nhằm duy trì và phát triễn sức mạnh cơ bắp cho các em để các em có một
cơ thể khỏe mạnh, cân đối. Tuy nhiên không nên tập các bài tập r t ngắn giai
đoạn, chuyên môn hóa hẹp... sẽ gây nên những ảnh hƣởng xấu. Vì vậy những
bài tập phát triễn toàn diện với lƣợng vận động tối ƣu phải đƣợc ƣu tiên sử
dụng trong các chƣơng trình giảng dạy.
1.6. Những yếu tố chi phối sức mạnh bột phát
Sức mạnh tích cực tối đa (còn gọi là sức mạnh tuyệt đối) của cơ chịu

ảnh hƣởng của hai nhóm yếu tố chính là:
- Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi
Nhóm này gồm có:
+ Điều kiện cơ học của sự co cơ
+ Chiều dài ban đầu của cơ


16

+ Độ dày (tiết diện ngang) của cơ
+ Đặc điểm cấu tạo của các loại sợi cơ chứa trong cơ.
Điều kiện cơ học của sự co cơ và chiều dài ban đầu của cơ trƣớc khi co
là các yếu tố kỹ năng của hoạt động sức mạnh. Hoàn thiện kỹ thuật động tác
chính là tạo ra điều kiện cơ học và chiều dài ban dầu tối ƣu của sự co cơ.
Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào độ dày của cơ nên khi độ dày tăng
lên thì sức mạnh cũng tăng lên. Tăng tiết diện ngang của cơ do tập luyện thể
lực đƣợc gọi là phì đại cơ.
Sự phì đại cơ xẩy ra chủ yếu là do các sợi cơ có sẵn dày lên (tăng thể
tích). Khi sợi cơ đã dày lên đến một mức độ nhất định thì ch ng có thể tách
dọc ra để tạo thành những sợi con có cùng một đầu gân chung với sợi cơ mẹ.
Sợ tách sợi cơ đó có thể gặp khi tập luyện sức mạnh nặng và lâu dài.
Sự phì đại cơ xẩy ra do số lƣợng và khối lƣợng các tơ cơ, tức là bộ máy
co bóp của sợi cơ đều tăng lên. Mật độ các tơ cơ trong sợi cơ cũng tăng lên
đáng kể. Quá trình tổng hợp đạm trong sợi cơ tăng lên, hàm lƣợng ARN,
AND trong cơ phì đại tăng cao so với cơ bình thƣờng. Hàm lƣợng creatin cao
trong cơ khi hoạt động có khả năng kích thích sự tổng hợp actin và myozin và
nhƣ vậy th c đẩy sự phì đại cơ.
Sự phì đại cơ còn chịu ảnh hƣởng của các tuyến nội tiết tố sinh dục nam
nhƣ androgen, testosteron sinh ra ở tuyến sinh dục nam và vỏ thƣợng thận.
Sự phì đại cơ ở trên đƣợc gọi là sự phì đại tơ cơ, khác với một loại phì

đại cơ khác là phì đại cơ tƣơng. Phì đại cơ tƣơng là một loại phì đại cơ chủ
yếu do tăng thể tích cơ tƣơng tức là bộ máy không co bóp của sợi cơ. Sự phì
đại này phát sinh do hàm lƣợng các chất dự trữ năng lƣợng trong sợi cơ nhƣ
glycogen, cp, myoglobin tăng lên; số lƣợng mao mạch tăng lên cũng làm sự
phì đại cơ kiểu này. Phì đại cơ tƣơng là một loại phì đại cơ thƣơng gặp trong
tập luyện sức bền, nó ít ảnh hƣởng đến sức mạnh của cơ.


17

Đặc điểm cấu tạo của các loại sợi cơ chứa trong cơ là tỷ lệ các loại sợi
chậm (nhóm I) và nhanh (nhóm II-A, II-B) chứa trong cơ. Các sợi nhanh, nhất
là sợi nhóm II - B có khả năng phát lực lớn hơn các loại sợi chậm. Vì vậy, cơ
có tỷ lệ sợi nhanh càng cao thì có sức mạnh càng lớn. Tập luyện sức mạnh
cũng nhƣ các hình thức tập luyện sức mạnh khác có thể làm thay đổi đƣợc tỷ
lệ các loại sợi trong cơ. Tập luyện sức mạnh có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ
nhanh gluco phân nhóm II-B, giảm tỷ lệ sợi cơ nhanh oxy hóa nhóm II-A và
làm tăng sự phì đại của các sợi cơ nhanh.
- Các yếu tố thần kinh trung ƣơng: điều khiển sự co cơ và phối hợp
giữa các sợi cơ và cơ trƣớc tiên là khả năng chức năng của các nơron thần
kinh vận động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao. Sức mạnh tối đa
phụ thuộc vào số lƣợng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động. Vì vậy để
phát lực lớn, hệ thần kinh phải gây hƣng phấn ở rất nhiều nơron vận động. Sự
hƣng phấn đó không phải quá lan rộng để không gây hƣng phấn ở các cơ đối
kháng, tức là phải tạo ra sự phối hợp tƣơng ứng giữa các nhóm cơ, tạo điều
kiện do cơ chủ yếu phát huy hết sức mạnh. Trong quá trình tập luyện sức
mạnh các yếu tố thần kinh trung ƣơng đƣợc hoàn chỉnh dần, nhất là khả năng
điều khiển sự phối hợp giữa các nhóm cơ thần kinh trung ƣơng. Các yếu tố
này làm tăng cƣờng sức mạnh chủ yếu tối đa đáng kể.
Sức mạnh - tốc độ của cơ phụ thuộc vào:

+ Lực co cơ tối đa: Lực co cơ tối đa có tƣơng quan tuyến tính với độ
dài của ô cơ hoặc chiều dài của sợi myozin mang tính di truyền sẽ không biến
đổi trong quá trình phát triển cá thể và dƣới ảnh hƣởng của tập luyện.
+ Hàm lƣợng actin ở cơ có sự tƣơng quan tuyến tính với tổng hàm lƣợng
creatin trong cơ. Cả hai chỉ số này có thể đƣợc sử dụng để kiểm tra sự phát triển
sức mạnh cơ và dự báo thành tích thể thao ở các bài tập sức mạnh - tốc độ.


×