Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm nam triều công nghiệp diễn chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.14 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
**************

HOÀNG THỊ QUỲNH PHƢƠNG

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG
VÀ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM
NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
**************

HOÀNG THỊ QUỲNH PHƢƠNG

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG
VÀ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM
NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ
văn học Việt Nam và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS.
Nguyễn Thị Việt Hằng, đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình và hướng dẫn em thực
hiện khoá luận này. Bước đầu nghiên cứu khoa học khoá luận chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô
và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Thị Quỳnh Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết
quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị
Việt Hằng. Kết quả thu được hoàn toàn trung thực và không trùng khớp
với các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót, em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Thị Quỳnh Phƣơng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Đóng góp khoa học của khóa luận ................................................................ 6
8. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 7
1.1. Thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam .......... 7
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 7
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................... 8
1.2. Tác giả và tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí .............................. 10
1.2.1. Tác giả ................................................................................................ 10
1.2.2. Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí ..................................... 11
Chƣơng 2. NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ TÁI HIỆN BỨC
TRANH TOÀN CẢNH LỊCH SỬ THẾ KỈ XVI – THẾ KỈ XVII ........... 16
2.1. Sự hình thành ba vùng thế lực Mạc – Trịnh – Nguyễn ............................ 16
2.2. Cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh ............................................. 19
2.3. Cuộc chiến giành quyền lực trong nội bộ các tập đoàn phong kiến ........ 26
2.4. Đời sống nhân dân trong thời kì loạn lạc ................................................. 30


Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU
THUYẾT NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ .............................. 33
3.1. Kết cấu...................................................................................................... 33

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 35
3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật ............................................................. 40
3.3.1. Không gian nghệ thuật ....................................................................... 40
3.3.2. Thời gian nghệ thuật .......................................................................... 41
KẾT LUẬN .................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học trung đại vốn là một di sản của quá khứ, đây là một thách thức
khá lớn đối với độc giả hiện đại. “Văn học trung đại Việt Nam phát triển liền
mạch từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX với hàng ngàn tác gia và tác phẩm. Mở
đầu là những thi thoại vừa hấp dẫn, vừa đáng tự hào ở thời Lê Hoàn (979 1005) gắn liền với tên tuổi các thi nhân Đỗ Pháp Thuận, Khuông Việt và sau
đó, thế kỉ XVIII – XIX, những cây đại thụ tỏa bóng đến muôn đời đã khép lại
văn học trung đại: bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, đại thi hào Nguyễn Du,
nữ sĩ tài hoa xứ Kinh Bắc Đoàn Thị Điểm, rồi Nguyễn Khoa Chiêm, Ngô Gia
Văn Phái, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Chứ” [15, 5]. Những thành tựu giai
đoạn văn học này đã đạt được vẫn luôn là niềm tự hào của dân tộc. Theo đó,
lựa chọn nghiên cứu văn học trung đại là một việc làm sáng suốt.
Tiểu thuyết chương hồi là một trong những thành tựu nổi bật của văn
xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Chỉ với vỏn vẹn vài tác phẩm nhưng thể
loại này đã phát huy được khả năng rộng lớn của nó trong việc tái hiện lại
những giai đoạn lịch sử nhiều biến động của dân tộc. Ngoài Hoàng Lê nhất
thống chí là tác phẩm nổi bật, được giảng dạy trong chương trình Đại học và
có những trích đoạn trong chương trình Phổ thông, các tác phẩm còn lại vẫn
còn khá xa lạ với độc giả. Điều này cho thấy, việc nghiên cứu thể loại tiểu
thuyết chương hồi nói chung và một tác phẩm cụ thể nói riêng là điều hết sức
cần thiết.
Nam triều công nghiệp diễn chí được coi là tác phẩm mở đầu cho thể

loại tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam, giá trị nội dung và nghệ thuật của nó
đã được giới nghiên cứu đánh giá khá cao, song lại chưa được quan tâm tìm
hiểu một cách thỏa đáng. Cho đến nay, vẫn chưa xuất hiện một công trình nào
khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hơn nữa, nội dung tác

1


phẩm phản ánh lịch sử gần một trăm ba mươi năm của nước ta, trong đó nổi
lên là cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh. Chính vì vậy, nghiên cứu
tác phẩm này đồng nghĩa với việc mở ra một hướng tiếp cận lịch sử mới cho
độc giả, tiếp cận từ góc độ văn chương.
Cuối cùng, đã là sinh viên đại học khoa Ngữ Văn, việc nắm bắt một
cách sâu rộng văn học trung đại và đặc biệt về thể loại tiểu thuyết chương hồi
là một việc vô cùng có ích, không chỉ mở mang kiến thức mà còn giúp đỡ cho
công việc sau này.
Từ những lí do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Tìm hiểu giá
trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm là tác phẩm
đầu tiên, mở màn cho sự ra đời của tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam. Thể
loại này trong văn học trung đại Việt Nam có số lượng hạn chế, gồm một số
tác phẩm chính: Hoan châu kí, Nam triều công nghiệp diễn chí, Thiên Nam
liệt truyện, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long hưng chí, Việt Nam
tiểu lục ...
Như đã nói ở trên, khác với Hoàng Lê nhất thống chí, tác phẩm này
chưa được đưa vào nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết, nó còn là một đề
tài mới mẻ và hấp dẫn với nhiều độc giả.
Theo “Lời giới thiệu” sách Nam triều công nghiệp diễn chí của Ngô
Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga dịch, chú và giới thiệu thì người nói đến tác

phẩm này sớm nhất là danh sĩ triều Nguyễn Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) –
Phó tổng tài sử quán triều Minh Mệnh. “Trong Gia Định thành thông chí
(Q.3, tờ 4b), ông đã dẫn một ghi chép của Nguyễn Bảng Trung (tức Nguyễn
Khoa Chiêm) để so sánh với Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn” [5, 6].

2


Trong Nhận diện Hoan châu ký và Nam triều công nghiệp diễn chí
truyện chương hồi trước Hoàng Lê nhất thống chí đăng trên Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 2/1990 và sau đó được đưa vào in
trong Khảo và luận một số thể loại tác gia – tác phẩm văn học trung đại Việt
Nam, Tập I, NXB Giáo dục, 1999, Bùi Duy Tân đã chứng minh Nam triều
công nghiệp diễn chí là tác phẩm ra đời trước Hoàng Lê nhất thống chí chứ
ông chưa có sự đi sâu nghiên cứu về tác phẩm này.
Trong bài Sơ bộ tiểu thuyết chương hồi Việt Nam viết bằng chữ Hán
của tác giả Trần Nghĩa đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 1/1994 cũng đã đề cập
đến một vài vấn đề trong tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí, song đây
chỉ là một sự liệt kê sơ bộ về những tiểu thuyết chương hồi Việt Nam chứ
chưa đi vào nghiên cứu nội dung, nghệ thuật hay bất kì một phương diện nào
của tác phẩm.
PGS.TS. Nguyễn Đăng Na trong cuốn Đặc điểm văn học Việt Nam
trung đại những vấn đề văn xuôi tự sự viết năm 1999 cũng đã có những
nghiên cứu nhất định về đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam nói
chung và tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí nói riêng. Ông nhận định:
“Nếu truyện Song tinh mở đầu cho loại hình truyện Nôm thì Nam triều công
nghiệp diễn chí lại khai sinh ra nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam” [15,
55]. Ông đã đặt tác phẩm của Nguyễn Khoa Chiêm trong thế đối sánh với tiểu
thuyết chương hồi Trung Hoa là Tam Quốc chí diễn nghĩa. “Khi viết Nam
triều diễn chí chắc Nguyễn Khoa Chiêm đã đọc Tam Quốc chí diễn nghĩa.

Nhưng diễn nghĩa ảnh hưởng đến tác phẩm của ông tới mức độ nào? Giải đáp
được vấn đề đó sẽ cho phép ta thấy rõ những nét đặc sắc và sự sáng tạo của
Nguyễn Khoa Chiêm. Muốn vậy ta cần làm phép so sánh” [15, 60]. Qua sự so
sánh đó, tác giả đã chỉ rõ đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi Việt
Nam, đồng thời đã đưa ra ý kiến khái quát những khía cạnh về nội dung và

3


nghệ thuật một số tiểu thuyết chương hồi nổi bật của Việt Nam trong đó có
Nam triều công nghiệp diễn chí.
Từ những năm 2000 trở lại đây, đã có những luận văn thạc sĩ nghiên
cứu về một số khía cạnh của Nam triều công nghiệp diễn chí như:
Năm 2004, công trình nghiên cứu Nghệ thuật tiểu thuyết chương hồi
Việt Nam trung đại qua Hoan châu ký, Nam triều công nghiệp diễn chí,
Hoàng Lê nhất thống chí và Hoàng Việt long hưng chí của Trương Vũ Bình,
Trường Đại học Sư phạm Huế đã chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của tiểu
thuyết chương hồi Việt Nam và đưa đến cho độc giả một cái nhìn khái quát về
thể loại văn học này.
Đến năm 2008, công trình nghiên cứu Nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm do
tác giả Vy Thị Bích Thủy, Đại học Vinh thực hiện đã thực sự đi vào tìm hiểu
một cách chi tiết nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Tác giả công
trình này đã nhận định: “Thủ pháp xây dựng nhân vật chính là sự cụ thể hóa
của nghệ thuật xây dựng nhân vật, nó là cách mà tác giả làm cho nhân vật
hiện lên trong tác phẩm. Ở đây, người viết không đi theo từng thủ pháp xây
dựng nhân vật mà xét theo từng phương diện khắc họa nhân vật để tìm ra
những thủ pháp cơ bản mà tác giả đã sử dụng trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật, từ đó nhận diện những nét riêng, độc đáo của tác phẩm Nam triều công
nghiệp diễn chí so với thể loại tiểu thuyết cổ điển” [theo 19].

Và gần đây nhất là công trình nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm do tác giả
Nguyễn Thùy Linh, Đại học Sư phạm Thái Nguyên viết năm 2012 đã đưa đến
cho độc giả những cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật tự sự trong tác phẩm…

4


Như vậy, những khía cạnh cơ bản của tác phẩm đã được những người
đi trước quan tâm tìm hiểu, đây chính là những gợi ý quý báu giúp chúng tôi
thực hiện đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận với đề tài “Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ
thuật tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí” nhằm bao quát toàn bộ nội
dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết chương hồi Nam triều công nghiệp diễn
chí của Nguyễn Khoa Chiêm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, chỉ ra được tác giả Nguyễn Khoa Chiêm cùng tác phẩm Nam
triều công nghiệp diễn chí của mình đã đánh dấu mở đầu cho sự phát triển thể
loại tiểu thuyết chương hồi lịch sử ở Việt Nam.
Nhiệm vụ thứ hai, việc chỉ ra nội dung và nghệ thuật của tác phẩm góp
phần cung cấp cho người đọc vốn hiểu biết nhất định về thể loại tiểu thuyết
chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam nói chung mà cụ thể ở đây là
tiểu thuyết chương hồi Nam triều công nghiệp diễn chí.
Đồng thời, vì đây là tiểu thuyết chương hồi lịch sử cho nên cũng phần
nào cung cấp cho người đọc những kiến thức về lịch sử thời đại phong kiến
lúc bấy giờ và nhất là về cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh trong lịch
sử Việt Nam.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tác phẩm Nam triều công

nghiệp diễn chí, được Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga giới thiệu, dịch,
chú và giới thiệu (1994), Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là giá trị nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

5


+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn hóa, lịch sử, văn học.
+ Phương pháp nghiên cứu văn hóa sử.
+ Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân loại.
+ Các thao tác lập luận, chứng minh, phân tích tổng hợp.
7. Đóng góp khoa học của khóa luận
Đưa ra một công trình nghiên cứu bài bản và logic về giá trị nội dung
và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nam triều công nghiệp diễn chí.
8. Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của khóa luận bao gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết
luận. Trong phần Nội dung khóa luận được chia thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nam triều công nghiệp diễn chí tái hiện bức tranh toàn cảnh
lịch sử thế kỉ XVI – thế kỉ XVII
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết Nam triều
công nghiệp diễn chí

6


NỘI DUNG

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi trong văn học trung đại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm
Xét về hình thức thể loại, Nam triều công nghiệp diễn chí mang rõ nét
đặc trưng thể loại tiểu thuyết chương hồi của văn học trung đại Việt Nam.
Nguyễn Đăng Na khi viết Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại những vấn
đề văn xuôi tự sự đã xếp Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Việt Long
hưng chí, Việt Lam tiểu sử, Hoàng Lê nhất thống chí… vào mục tiểu thuyết
chương hồi và nhấn mạnh rằng “sở dĩ chúng tôi xếp chúng vào loại tiểu
thuyết chương hồi vì, chúng trước hết có lối kết cấu chương hồi theo kiểu
Thủy hử truyện, Tam quốc chí diễn nghĩa… của Trung Hoa; sau nữa, chúng
mang một quy mô lớn. Mỗi tác phẩm viết về một vấn đề trọn vẹn và dài tới
trên trăm trang” [15, 14].
Theo Từ điển văn học, tiểu thuyết chương hồi là “Thuật ngữ chỉ một
dạng thức tiểu thuyết trường thiên quan trọng trong văn học cổ điển Trung
Quốc và Việt Nam. Tiểu thuyết viết theo dạng này, phân chia tác phẩm thành
các hồi khác nhau, phát triển từ lối giảng sử thoại bản (kể chuyện lịch sử) thời
Tống - Nguyên. Giảng sử thoại bản là hình thức kể chuyện (chủ yếu là truyện
lịch sử) được những người kể chuyện trong dân gian (thuyết thư nhân - người
kể sách, thuyết thoại nhân - người kể chuyện) các đời kể lại; đối với những
câu chuyện có dung lượng lớn, họ không kể xong ngay trong một lần nên
buộc phải ngắt thành các phần khác nhau, một phần được đặt một tiêu đề để

7


tóm lược nội dung, đó chính là cơ sở hình thành các hồi và tiêu đề các hồi của
tiểu thuyết chương hồi về sau” [10, 1723].

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Thế kỉ XVI – XVII, xã hội phong kiến Việt Nam xảy ra nhiều biến
động to lớn. Chính trong giai đoạn này, trên đất nước ta đã hình thành cục
diện tam phân Mạc – Trịnh – Nguyễn khiến non sông chìm trong cảnh hỗn
loạn của những trận binh đao. Chiến tranh Lê – Mạc chưa kết thúc thì nội
chiến Trịnh – Nguyễn lại nổ ra. Nguyễn Đăng Na nhận xét: “Trong vòng 150
năm, kể từ 1527 đến 1677, đất nước lâm vào cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ
tương tàn. Suốt một thế kỉ rưỡi này biết bao xương rơi máu chảy và kết quả
thu được những gì? Bên thua (nhà Mạc) thì bị tiêu diệt; bên thắng (Lê,
Nguyễn) cũng phải đổi bằng chết chóc đau thương và cay đắng hơn, đất nước
chịu cảnh cắt chia, nhân dân lầm than đau khổ. Cái giá mà dân tộc phải trả
cho một thế kỉ rưỡi kia quá đắt; của hao người tổn, kinh tế kiệt quệ, đất nước
đổ nát” [15, 42]. Từ bối cảnh lịch sử - xã hội đầy đau thương đó dẫn tới một
yêu cầu bức thiết, lịch sử cần được ghi chép lại. Điều này đã thôi thúc khiến
những người cầm bút phải trăn trở tìm kiếm một loại hình văn học phù hợp
với yêu cầu đặt ra. Và loại hình văn học phù hợp nhất đáp ứng được nhu cầu
đó là tiểu thuyết chương hồi.
Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại là thành tựu được tiếp
thu từ văn học Trung Hoa. Các tác giả nước ta tiếp nhận thành tựu này khi nó
đã phát triển hoàn thiện trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ
thuật, để cho ra đời những tác phẩm có giá trị.
Ở Trung Hoa, tiểu thuyết chương hồi xuất hiện khá sớm, từ thời Minh –
Thanh và phát triển rực rỡ qua nhiều thời kì với nhiều bộ tiểu thuyết kinh điển
như Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng, Tây du kí.... Cùng với lịch sử, tiểu
thuyết chương hồi Trung Hoa phát triển ngày một lớn mạnh và vươn ra ngoài

8


phạm vi quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều nước, đặc biệt là một số nước láng

giềng trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Do điều kiện lịch sử văn hóa xã hội nên trong quá trình tiếp thu từ
Trung Hoa, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam đã tiếp nhận một cách chọn lọc
và có nhiều phát triển mới. Khoảng thế kỉ thứ XVIII, ở Việt Nam đã hình
thành một thể loại tiểu thuyết mới là tiểu thuyết chương hồi. Tuy mang nhiều
đặc điểm giống tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa nhưng ở Việt Nam thể loại
này mang trong mình nhiều điểm mới, độc đáo hơn, mang dấu ấn riêng của
quốc gia, dân tộc. Tác phẩm mở đầu, đặt nền móng cho thể loại tiểu thuyết
này là Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm. Tiếp đến là
sự ra đời của một số tiểu thuyết chương hồi: Hoan Châu kí, Hoàng Lê nhất
thống chí, Việt Nam sử lược, Hoàng Việt long hưng chí, Việt Lam tiểu sử…
Tiểu thuyết chương hồi ra đời đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn
xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Cũng từ đây văn xuôi tự sự Việt Nam đã đủ
sức đảm nhiệm trọng trách phản ảnh những vấn đề lịch sử - xã hội rộng lớn của
dân tộc.
Ngay từ khi mới ra đời, tiểu thuyết chương hồi đã không được coi trọng
do quan niệm và tâm lí thời đại lúc bấy giờ. Nguyễn Đăng Na khi nghiên cứu
về thể loại này từng khẳng định: “Một tâm lí chi phối khá sâu sắc các tác gia
Việt Nam suốt thời trung đại là, văn chương tiểu thuyết thấp kém hơn văn
chương lịch sử và văn lịch sử không trang trọng bằng văn thần phả” [15, 47].
Ông còn chỉ rõ: “Ở phương Đông trung đại, người ta cho văn chương tiểu
thuyết là thứ mạt hạng, những chuyện ngoài đường trong ngõ – “nhai đàm
hạng ngữ”, mà ta nghe ngoài đường rồi truyền lại ở ngoài đường – “đạo thính
đồ thuyết”, một thứ chẳng quan thiết gì đến đạo tu, tề, trị, bình của bậc quân
tử. Quan niệm này cũng nảy mần bén rễ trong đầu óc các nhà nho Việt
Nam… Tâm lí này ngự trị khá dai dẳng ở Việt Nam và tới giữa thế kỉ XX vẫn

9



còn hết sức nặng nề.” [15, 56]. Cũng bởi tâm lí này, nhiều tác phẩm khi mới
ra đời, rõ ràng mang đặc điểm của tiểu thuyết nhưng bản thân tác giả lại
không thừa nhận đó là tiểu thuyết mà luôn biến tấu để gán thêm cho nó cái
mác của thể sử. Nhiều dịch giả sau khi dịch, vì không muốn tác phẩm bị liệt
vào hàng tiểu thuyết nên đã tự ý thay đổi tên mặc dù không có đóng góp gì về
nội dung. Chính những việc làm này đã vô tình kìm hãm sự phát triển của thể
loại tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam. Tuy gặt hái được nhiều thành công
trên phương diện nội dung và nghệ thuật nhưng số lượng tác phẩm lại tương
đối hạn chế.
1.2. Tác giả và tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí
1.2.1. Tác giả
Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm sinh năm 1659 mất năm 1736.
Theo Đại Nam liệt truyện tiền biên, tiên tổ của Nguyễn Khoa Chiêm
gốc ở xứ Hải Dương. Ông nội của Nguyễn Khoa Chiêm là Nguyễn Đình
Thân, là thuộc hạ của Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng. Khi Nguyễn Hoàng
vào trấn thủ Thuận Hóa thì Đình Thân đi theo chủ tướng rồi nhập tịch ở
huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa (nay là huyện Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên – Huế), đổi làm họ Nguyễn Khoa – khởi tổ của một dòng
vọng tộc ở cố đô Huế [5, 5].
Nguyễn Khoa Chiêm, tự là Bảng Trung, là nhà văn – nhà hoạt động
chính trị danh tiếng thời chúa Nguyễn Minh Vương ở Đàng Trong. Thuở trẻ,
Nguyễn Khoa Chiêm theo Nho học rồi được bổ chức Thủ hạp, từng ra Quảng
Bình đốc suất quân sĩ đắp Chính lũy. Năm Canh Dần (1710), ông được thăng
chức Cai hạp ở Chính doanh, kiêm chức Tri bạ. Năm Ất Mùi (1715), ông
được thăng đến chức Câu kê kiêm Tri bạ, được dự bàn việc triều chính. Năm
Mậu Tuất (1718), ông được thăng làm Cai bạ Phó đoán sự. Năm Giáp Thìn
(1724), ông thăng đến chức Tham chính, Chánh đoán sự sau đó về Trí sĩ rồi

10



mất ở quê nhà, thọ 78 tuổi. Sau khi mất, ông được tặng hàm Đại lý thượng
khanh, được ban tên thụy là Thuần Hậu. [5, 5 – 6].
1.2.2. Tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí
1.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Theo Nguyễn Đăng Na, Nam triều công nghiệp diễn chí do Nguyễn
Khoa Chiêm hoàn thành năm vào năm thứ 22 đời chúa Minh Vương (1719) ở
Đàng Trong. Tác phẩm được Dương Thận Trai viết đề Tựa, Nguyễn Giản viết
lời Bạt và Dương Công Tòng nhuận chính rồi đổi tên thành Việt Nam khai
quốc chí truyện. Tác phẩm có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Việt Nam khai
quốc chí truyện, Nam triều công nghiệp diễn chí, Nam triều chí, Trịnh –
Nguyễn diễn chí, Hoàng triều khai quốc chí, Công nghiệp chí …
Tác phẩm ra đời trong bối cảnh xã hội phong kiến đang trên đà suy
thoái, các thế lực thi nhau tranh giành quyền lực. Đất nước tạo thành cục diện
tam phân Mạc – Trịnh – Nguyễn. Chiến tranh Trịnh – Mạc chưa kết thúc thì
nội chiến Trịnh – Nguyễn đã xảy ra. Không chỉ có thế, trong nội bộ các tập
đoàn phong kiến cũng liên tục xảy ra những cuộc giao tranh đẫm máu. Binh
biến liên miên, đất nước rơi vào cảnh hỗn loạn, đời sống nhân dân lầm than,
khổ cực, một cổ đôi ba tròng.
1.2.2.2. Tình trạng văn bản
Hiện nay có tất cả bốn truyền bản của Việt Nam khai quốc chí truyện
đều ở dạng viết tay: một bản của Viện Hán Nôm, kí hiệu A.24/1-2; một bản
của Viện Sử học, kí hiệu HV.503; hai bản của Thư viện Hiệp hội châu Á
Paris, kí hiệu HM.2140 và HM.2141. Tất cả đều mang tiêu đề Việt Nam khai
quốc chí truyện.
Các bản này đều có Tựa của Phong Sơn Dương Thận Trai, Bạt của tri
huyện Phù Ninh là Giản.

11



Qua khảo sát văn bản và những tư liệu liên quan có thể nhất trí về tên
gọi của tác phẩm này, hoặc gọi theo tên bản đầu là Nam triều công nghiệp
diễn chí, hoặc gọi theo tên văn bản hiện còn là Việt Nam khai quốc chí truyện.
Các truyền bản của Việt Nam khai quốc chí truyện hiện còn đều có
những đoạn bị thiếu tương ứng với những chỗ phân chia chương hồi. Chưa rõ
đó là nguyên trạng của tác phẩm hay là vấn đề của các truyền bản chép tay.
Chúng tôi có nghĩ rằng ở những thập niêm đầu thế kỉ này người ta thường coi
trọng loại sách lịch sử, còn tiểu thuyết Hán văn Việt Nam chưa được chú ý
mấy, có thể vì thế mà ranh giới phân chia chương hồi trong đã bị lược bỏ đi
trong quá trình sao chép các truyền bản Việt Nam khai quốc chí truyện.
1.2.2.3. Tóm tắt tác phẩm
Tác phẩm bắt đầu từ sự kiện Nguyễn Hoàng dẫn hơn một nghìn quân
thủy vượt biển vào trấn thủ Thuân Hóa năm 1558. Nói là trấn thủ nhưng thực
chất ông đã cùng các tướng sĩ đấu tranh giành lấy phần đất phía nam Đèo
Ngang từ tay nhà Mạc. Sau khi giành được quyền trấn thủ Thuận Hóa,
Nguyễn Hoàng vẫn giữ thái độ phiên thần với vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng
Ngoài nhưng cũng đồng thời xây dựng lực lượng ở Đàng Trong phía Nam của
Đèo Ngang.
Khi anh rể là chúa Trịnh Kiểm mất năm 1570, Nguyễn Hoàng vẫn giữ
trọn đạo và nể tình nghĩa mà sai người mang lễ vật ra phúng tang. Nhưng đầu
năm 1593, khi quân Lê – Trịnh đuổi được nhà Mạc, thu phục Kinh đô,
Nguyễn Hoàng phải về kinh chúc mừng vua Lê, rồi bị vua Lê giữ lại Thăng
Long giữ chức Hữu thừa tướng, ngôi vị chỉ xếp sau Trịnh Tùng – con trai
Trịnh Kiểm. Lúc đầu tình cảm giữa Nguyễn Hoàng và Trịnh Tùng rất tốt vì
hai người vốn là cậu cháu. Tuy nhiên, dần dần tình cảm này không còn được
nguyên vẹn như trước vì càng ngày Trịnh Tùng càng nhận thấy Nguyễn
Hoàng bộc lộ tài năng là con người mưu trí nên lấy làm lo ngại. Phải mất sáu

12



năm ở Đàng Ngoài, sau đó Nguyễn Hoàng mới lập mưu xui Phan Ngạn và
Bùi Văn Khuê làm phản rồi ông xin với Trịnh Tùng để mình đem quân đi
đánh dẹp nhưng thực ra là nhân cơ hội đó mà bí mật dẫn quân ra cửa Chính
Đại dong buồm trở về Thuận Hóa (1600). Từ đó cho đến khi qua đời, Nguyễn
Hoàng liên tục khuyến khích, tạo điều kiện cho dân chúng an cư lập nghiệp,
bờ cõi một vùng được hưng thịnh.
Sau khi Nguyễn Hoàng mất, Đàng Trong do chúa Nguyễn Phúc
Nguyên – con trai thứ sáu của Nguyễn Hoàng lên cai quản. Từ đời Nguyễn
Phúc Nguyên, quan hệ giữa chính quyền Thuận Quảng với triều đình ngày
càng căng thẳng.
Năm 1620, nhân dịp anh em chúa Nguyễn ở Đàng Trong vì tranh giành
quyền lực mà lục đục, Nguyễn Khải phụng lệnh Trịnh Tráng đem năm nghìn
quân vào đóng ở bờ Bắc sông Nhật Lệ để chờ cơ hội lấy cớ can thiệp mà tiến
quân vào. Tuy không thực hiện được âm mưu can thiệp nhưng sự kiện này
càng khiến mối quan hệ Trịnh – Nguyễn trở nên căng thẳng hơn. Đến năm
1627, cuộc giao tranh giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn chính thức bắt đầu,
khai mào cho thời kì nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt
Nam. Viện cớ chúa Nguyễn ở Đàng Trong không phụng lệnh cống nộp của
vua Lê, quân Trịnhđưa quân tiến vào Nam Bố Chánh, vượt sông Nhật Lệ, tiến
công các thủy trại của quân Nam. Quân Nam do Nguyễn Phúc Vệ làm Tiết
chế và Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật làm Giám chiến đặt sẵn thế trận thủy bộ
chờ quân Trịnh. Sau đó, Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật cho gián điệp của mình
cải trang trà trộn về kinh thành phao tin Thăng Long có biến, Trịnh Tráng
được tin lấy làm lo lắng, quân sĩ nhà Trịnh từ đây cũng trở nên chán nản với
việc chính trường. Giữa lúc đó, nhà Nguyễn bất ngờ phản công khiến quân
Trịnh trở tay không kịp, Trịnh Tráng thấy tình hình bất lợi bèn thu quân về.

13



Trận chiến thứ hai nổ ra từ năm 1630, trong thời gian này Đào Duy Từ
được chúa Nguyễn Phúc Nguyên vô cùng trọng dụng. Sau khi đắp lũy Trường
Dục ở bờ Nam sông Nhật Lệ, quân Nguyễn tiến ra đánh quân Trịnh, chiếm
phần phía Nam châu Bố Chánh, tức phần đất phía Bắc sông Nhật Lệ đến phía
Nam sông Gianh.
Trận chiến lần thứ ba năm 1634, quân Trịnh lại đem quân tiến sát bờ
Nhật Lệ nhưng do chần chừ chờ nội ứng nên bị quân Nam đánh bại, phải rút
chạy về Bắc.
Lần thứ tư năm 1643 và lần thứ năm năm 1648 ,quân Trịnh lại tiếp tục
đem quân đánh Đàng Trong nhằm thu phục vùng Nam Bố Chánh nhưng kết
quả đều thất bại.
Trận chiến lần thứ sáu (1655), lần này quân Nguyễn đem quân ra Bắc
đánh quân Trịnh. Trận chiến kéo dài trong gần 5 năm. Tuy có dành được
nhiều thắng lợi nhưng do thời gian kéo dài, lương thực và đạn dược vận
chuyển khó khăn nên kết quả bại trận và phải rút về phía Nam sông Gianh.
Năm 1662, chưa đầy một năm sau, Trịnh Tạc sai con trai là Trịnh Căn đưa
đại quân vào đánh nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn dùng kế nhất quyết cố thủ để chờ
quân Trịnh mệt mỏi và mất cảnh giác, rồi dồn quân đánh lúc quân Trịnh không
đề phòng khiến quân Trịnh thất bại thảm hại, phải rút chạy về Bắc.
Vẫn chưa dừng lại ở đó, mười năm sau, Trịnh – Nguyễn lại dung hết
sức mạnh trong trận chiến cuối cùng, trận chiến lần thứ tám. Đây là trận chiến
lớn nhất trong thời kì nội chiến, hai bên đã vận dụng toàn bộ sức lực, sử dụng
hết mọi phương pháp, phương tiện cho trận đánh. Chiến dịch diễn ra trong
suốt 55 ngày đêm, tổn hao không biết bao nhiêu binh lực cùng của cải. Sau
cùng, quân Trịnh lại phải rút quân về Bắc, chiến trường Trịnh – Nguyễn từ đó
im ắng. Sau nhiều năm tranh chấp, hai phe dần đi vào thế đình chiến.

14



Cùng với nội chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh, tác phẩm cũng đề cập
đến nhiều sự kiện nổi bật khác ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ở Đàng
Ngoài, Trịnh Xuân âm mưu giết hại cha là Trịnh Tùng để cướp quyền nhưng
bị lại cha con Trịnh Đỗ bầy mưu giết chết, sau cùng cha con Trịnh Đỗ lại bại
dưới tay Trịnh Tráng. Ngoài ra còn có các cuộc nổi loạn của Phan Ngạn, Bùi
Văn Khê, các tướng họ Trịnh… khiến cho Đàng Ngoài không có ngày yên ổn.
Ở Đàng Trong, anh em chúa Nguyễn cũng liên tục diễn ra các cuộc tranh chấp
đẫm máu. Nguyễn Phúc Nguyên với hai người anh em cùng cha khác mẹ là
Nguyễn Phúc Hiệp và Nguyễn Phúc Trạch cũng xảy ra tranh chấp. Phúc Hiệp
và Phúc Trạch không đồng ý việc cha để Phúc Nguyên lên nắm quyền, từ đó
sinh nghi kị nên đã âm mưu định lật đổ Phúc Nguyên, giành ngôi chúa nhưng
không thành. Tiếp tục đến đời con chúa Phúc Nguyên cũng xảy ra tranh chấp
quyền lực giữa Phúc Anh và Phúc Lan…
Xuyên suốt nội dung tác phẩm Nam tiều công nghiệp diễn chí là thời kì
lịch sử kéo dài hơn một trăm ba mươi năm của nước ta với cảnh binh đao lửa
đạn bao trùm lên cả xã hội. Hết nội chiến Trịnh – Nguyễn lại đến chiến tranh
nội bộ. Tất cả đều chỉ vì tranh giành quyền lực. Cùng với đó, tác phẩm cũng
góp phần phản ánh đời sống cơ cực của nhân dân ta trong khoảng một trăm ba
mươi năm chiến tranh phong kiến với cảnh gia đình li tán, đói rách, chết chóc
bủa vây lấy con người…. Đời sống nhân dân rơi vào lầm than, khổ cực.
Tác phẩm kết thúc vào đời Ngãi vương Nguyễn Phúc Trăn năm 1689.

15


Chương 2

NAM TRIỀU CÔNG NGHIỆP DIỄN CHÍ

TÁI HIỆN BỨC TRANH TOÀN CẢNH LỊCH SỬ
THẾ KỈ XVI – THẾ KỈ XVII
2.1. Sự hình thành ba vùng thế lực Mạc – Trịnh – Nguyễn
Nam triều công nghiệp diễn chí là tác phẩm Nguyễn Khoa Chiêm viết
về những sự kiện lịch sử cách thời ông khoảng một thế kỉ, bắt đầu từ việc
Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lần thứ nhất năm 1558. Với cách ghi lại thời
gian theo lối biên niên, khung cảnh lịch sử được tác giả ghi lại chính là những
sự kiện hình thành nên thế cục ba triều đại nắm quyền Mạc – Trịnh – Nguyễn.
Tên tác phẩm được đặt là Nam triều công nghiệp diễn chí chứng tỏ
rằng thiên kiến chính trị của Nguyễn Khoa Chiêm đặt ở triều Nguyễn, tất yếu
sẽ đưa đến cảm nhận cho độc giả rằng ông ít nhiều sẽ bị chi phối khi triển
khai câu chuyện kể của mình, song điều đó lại hoàn toàn không xảy ra. Tác
giả đã rất khách quan khi cho người đọc thấy một khung cảnh chính trị với
cục diện phân tranh khá hấp dẫn.
Với nhà Mạc, kẻ tiếm quyền của nhà Lê mà bản thân ông gọi hành
động đó là “cướp”, dung lượng tác phẩm dành cho dòng họ này không nhiều.
Trong con mắt của Nguyễn Khoa Chiêm, Mạc Đăng Dung vốn là triều thần
của nhà Lê nhưng lại không giữ trọn đạo vua - tôi, quân - thần. Nhân lúc nhà
Lê suy yếu, Đăng Dung phận làm tôi, không ra sức phò vua giúp nước mà lại
tranh quyền, đoạt vị, giết hại vua Lê Chiêu Tông rồi đứng ra xưng vương, gây
dựng nên nhà Mạc. Chỉ thông qua vài câu văn ngắn gọn, tác giả đã tái hiện lại
một cách chính xác quá trình hình thành nên nhà Mạc với nhân vật khai triều
là Mạc Đăng Dung: “Triều Lê truyền ngôi qua các đời Thái Tông, Nhân

16


Tông, Thánh Tông cho đến Chiêu Tông hoàng đế. Nhưng vì Chiêu Tông nhu
nhược, rốt cuộc bị cường thần Mạc Đăng Dung cướp ngôi. Chiêu Tông phải
chạy ra ngoài, trở về đất gốc Thanh Hóa, lấy làm hổ thẹn vì nỗi sinh linh phải

chịu lầm than, xã tắc biến thành gò đống. Vua bèn thu thập tàn binh, chí muốn
diệt Mạc, một phen quyết chiến với Mạc Đăng Dung, phục thù cho tông xã.
Không may Chiêu Tông bị Đăng Dung bắt, rồi bị giết hại. Họ hàng con cháu
nhà Lê phải chạy trốn” [5, 24]. Có vẻ như việc lập lên triều đại nhà Mạc
không nhận được sự đồng tình của tác giả bởi trong tác phẩm của mình, ông
đã sử dụng cụm từ “nghịch Mạc”, “giặc” để chỉ triều đại này hay khi nói về
người sáng lập triều đại ông đã dùng từ “cướp”, “cường thần”…
Đối với nhà Trịnh, dung lượng tác phẩm dành cho dòng họ này khá lớn
và luôn được đạt trong thế tương quan so sánh với nhà Nguyễn. Trên phương
diện chính trị, nhà Trịnh không phải là dòng họ đứng đầu nhưng lại nắm thực
quyền trong tay. Trong thế cục ba triều đại, nhà Trịnh nắm vai trò hết sức to
lớn. Nhà Lê, xét trên thực tế vẫn là dòng họ nắm quyền nhưng dấu ấn lưu lại
trong tác phẩm lại vô cùng mờ nhạt. Sau khi mất kinh đô vào tay nhà Mạc,
con cháu họ Lê lưu lạc khắp nơi. Lê Ninh – con của Chiêu Tông, phải cùng
mẹ chạy trốn sang đất Ai Lao nhưng sau được cựu thần nhà Lê là An Tĩnh
hầu Nguyễn Kim cùng Trịnh Duy Sản tìm về và lập lên làm vua. Nguyễn Kim
ra sức phò Lê diệt Mạc, tìm cách lấy lại kinh đô. Tuy nhiên, nghiệp lớn chưa
thành, Nguyễn Kim bị Mạc Đăng Dung cho người đầu độc chết. Sau khi
Nguyễn Kim mất, rể của hầu là Trịnh Kiểm lên nắm giữ binh quyền, tiếp tục
sự nghiệp trùng hưng nhà Lê đang còn dang dở. Nhà Lê sau khi mất ngôi vốn
đã không còn đủ sức để giành lại chính quyền nếu không có sự phò trợ của
Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm. Họ Trịnh sau khi Trịnh Kiểm mất thì con trai là
Trịnh Tùng lên thay. Trịnh Tùng trong tác phẩm hiện lên là con người mưu
lược, có tài chinh chiến. Trịnh Tùng chính là người có công giúp nhà Lê lấy

17


lại kinh đô từ tay nhà Mạc. Tuy nhiên cũng chính từ đây, nhà Lê chỉ còn là cái
bóng hữu danh vô thực. Với lối kể chuyện cuốn hút, tác giả khiến người đọc

cảm nhận như chính ông đang đứng trong thế cuộc đó mà thuật lại toàn bộ sự
việc. Không chỉ có lối kể cuốn hút, tác giả còn xây dựng lên hình ảnh nhà
Trịnh đầy quyền lực với những nhân vật tiêu biểu như Trịnh Kiểm, Trịnh
Tùng. Cả hai đều là những nhân vật có tài trí nhưng cũng mang đầy khuyết
điểm. Trịnh Kiểm vì quyền lực hết lần này đến lần khác bày mưu giết hại em
vợ là Nguyễn Hoàng. “Kiểm bèn tâu với vua cho Hoàng vào trấn thủ Thuận
Hóa. Trước đó đất Thuận Hóa do quân tướng nhà Mạc đóng giữ. Mưu của
Kiểm sai Hoàng vào trấn thủ ở đó là có ý muốn mượn tay họ Mạc để giết
Hoàng” [5, 26] … Trịnh Tùng cũng là nhân vật tài trí hơn người nhưng chính
bởi cậy tài mà Trường quốc công Trịnh Tùng “thu gồm hào kiệt, chiêu tập
những kẻ ngoan ngạnh quật cường, uy hiếp công khanh, ngầm có ý lấn vượt”
[5, 42] …
Về phần nhà Nguyễn, đây là dòng họ được tác giả đặc biệt dành nhiều
cảm tình và dung lượng nhất trong tác phẩm. Hình thành ở phía nam Đèo
Ngang từ năm 1558, người đầu tiên có công gây dựng lên nhà Nguyễn là
Nguyễn Hoàng. Tác giả thông qua tác phẩm đã tái hiện lại một vương triều
nhà Nguyễn từ khi hình thành một cách vô cùng tỉ mỉ và chi tiết. Nhân vật có
công gây dựng lên triều đại này được tác giả đặc biệt ưu ái, miêu tả cặn kẽ.
Nguyễn Hoàng là con trai của Nguyễn Kim. Lúc cha mất ông còn nhỏ nên
chưa thể nắm giữ binh quyền. Nguyễn Hoàng “bẩm tính thông minh mẫn tiệp,
trí tuệ hơn người” [5, 25] lớn lên theo anh rể là Trịnh Kiểm đi khắp nơi chinh
chiến, lập nhiều công trạng, nhiều lần được vua gia phong. Lo sợ quyền lực bị
lung lay, Trịnh Kiểm hết lần này đến lần khác bầy mưu, tính kế muốn trừ diệt
Nguyễn Hoàng. Cục diện bất lợi, Nguyễn Hoàng cùng chị là Nguyễn Thị bàn
nhau lừa xin Trịnh Kiểm đồng ý cho vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Đa nghi

18


nhưng Trịnh Kiểm đã có những suy tính riêng, muốn mượn tay nhà Mạc ở

Thuận Hóa để trừ diệt Nguyễn Hoàng. “Thái sư Minh Khang vương thầm
nghĩ: Xứ ấy có quân đồn trú của nhà Mạc, cứ cho y đến đó, kể như mượn tay
họ Mạc, ta khỏi phải mang tiếng không biết dùng người. Nghĩ vậy Kiểm mới
chịu ưng” [5, 28]. Nhưng với tài trí hơn người, sau khi vào đất Thuận Hóa,
Nguyễn Hoàng cho quân dò xét tình hình, lập kế sách trừ được quân tướng
nhà Mạc đang canh giữ nơi đây và giành quyền trấn thủ vùng đất này. Sau khi
giành được Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng vẫn giữ đạo phiên thần với chính
quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài nhưng cũng đồng thời cho xây dựng lực
lượng ở phía nam Đèo Ngang. Tác giả rõ ràng đã dành rất nhiều tình cảm cho
dòng họ này, đặc biệt có thể nhận thấy thông qua nhân vật Nguyễn Hoàng.
Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Hoàng – nhân vật đại diện cho sự ra đời của
nhà Nguyễn đã được miêu tả chi tiết từ ngoại hình, tính cách cho tới từng biến
cố trong cuộc đời.
Như vậy, đến năm 1600, trên đất nước ta tồn tại thế cục ba nhà Mạc –
Trịnh – Nguyễn. Ba thế lực phong kiến này luôn luôn trong trạng thái đối đầu
căng thẳng và đã không ít lần xảy ra giao tranh. Nguyên nhân sâu xa nhất
chính là vì “quyền lực”. Vì quyền lực mới xảy ra giao tranh Trịnh – Mạc,
cũng vì đó mà nổ ra chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
2.2. Cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh
Theo Nam triều công nghiệp diễn chí, ba vùng thế lực Mạc – Trịnh –
Nguyễn tồn tại không lâu, đến năm 1592, nhà Mạc bị mất Kinh đô, lực lượng
dần dần bị thu hẹp và cuối cùng chỉ còn tồn tại nhỏ yếu, không đáng kể ở một
số vùng núi của Cao Bằng. Như vậy, đến khoảng đầu thế kỉ XVII, trên đất
nước ta đã không còn cục diện ba nhà Mạc – Trịnh – Nguyễn mà lúc này chỉ
còn tồn tại hai thế lực phong kiến chủ yếu là nhà Trịnh ở Đàng Ngoài và nhà
Nguyễn ở Đàng Trong.

19



×