Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 – 2015 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.95 KB, 25 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa (ĐTH) là một hiện tượng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế
xã hội (KT - XH) ở mỗi quốc gia. ĐTH không chỉ là một chỉ tiêu phản ánh tổng
hợp sự phát triển KT - XH mà còn là một nhân tố ảnh hưởng đến một số “thành
phần” KT - XH trong mỗi đô thị như dân cư - lao động đô thị, kinh tế đô thị và
không gian đô thị. Mỗi “thành phần” trên đã biến đổi theo một quy luật riêng
trong quá trình ĐTH. Sử dụng đất trong đô thị cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Đất đai trong đô thị được cho là thành phần có nhiều biến đổi nhất khi đô
thị phát triển. Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
(VKTTĐBB), có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện
KT - XH. Nhờ khai thác được những lợi thế sẵn có nên giai đoạn 2005 - 2015
tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong CNH và ĐTH. Tỉ lệ
dân đô thị của Bắc Ninh đã tăng từ 13,5% (năm 2005) lên 28,6% (năm 2015).
Với mong muốn hiểu sâu hơn về quá trình ĐTH, đặc biệt là mối quan hệ giữa
ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: Đô
thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2005 – 2015
làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Địa lí học.
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Những nghiên cứu về đô thị hóa
Các nghiên cứu về ĐTH trên thế giới đã khởi sắc từ đầu thập kỉ 60 của thế kỉ
XX. Quá độ đô thị, Đô thị hóa đảo ngược của Brian.T.Berry, Đô thị hóa vùng ven
của Alan Rabinowitz, Tăng trưởng đô thị của Michael Spence là những công trình
đã đi sâu nghiên cứu về những lí luận và thực tiễn trong ĐTH. Dưới góc độ kinh tế
học, Paul L. Knox và Linda Mc.Carthy đã nhấn mạnh ĐTH là động lực phát triển
kinh tế ở mỗi quốc gia. ĐTH còn được Pierre Laborde coi đó là quá trình thay đổi
của các kiểu không gian trong đô thị. Theo nghiên cứu của WB và các nhà khoa
học Đỗ Thị Minh Đức, Phan Thanh Khôi thì những thay đổi về dân cư, lao động
được coi là một trong những thành phần tạo nên ĐTH. Ở Việt Nam, các nhà


nghiên cứu về đô thị như Đàm Trung Phường, Trương Quang Thao, Nguyễn Sĩ
Quế, Đặng Thái Hoàng, và Nguyễn Quốc Thông đã đưa ra những cơ sở lí luận,
những đánh giá, phân tích về ĐTH trong bối cảnh của Việt Nam. Dưới góc độ
kinh tế các tác giả Trần Văn Tấn, Nguyễn Đình Hương, Phạm Ngọc Côn đã chứng
minh rằng phát triển đô thị cần lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm. Các tác giả
Võ Kim Cương, Trần Hùng, Trần Cao Sơn, Trịnh Duy Luân, Nguyễn Đình
Hương, Phạm Sĩ Liêm, Nguyễn Ngọc Châu cũng có những nghiên cứu về các vấn
đề xã hội học trong đô thị và khía cạnh quản lí nhà nước và quản lý kinh tế trong
đô thị. Bên cạnh những mặt tích cực, những mặt trái của ĐTH đã được David
Drakakis nêu ra trong Third World Cities.


2

2.2. Những nghiên cứu về sử dụng đất đô thị
Alan Rabinowitz là một trong những người đi đầu nghiên cứu sử dụng đất
trong ĐTH. Trong Urban Economic and Land use in America - The
transformation of Cities in the Twentieth Century ông đã nghiên cứu các kiểu
sử dụng đất trong đô thị và tìm ra điểm khác nhau giữa mô hình sử dụng đất
trong thành phố xã hội và thành phố vườn. Các mô hình về sử dụng đất ở các
thành phố như Các đường tròn đồng tâm (năm 1925) với địa tô giảm dần theo
hướng từ trung tâm ra ngoại ô của Ernest Burgess, mô hình thành phố của Hoyt
(năm 1939), mô hình thành phố đa cực (năm 1945) của Chauncy Harris and
Edwad Ullman đã được vận dụng trong một số trường hợp cụ thể ở giai đoạn
tiếp theo. Adam Smith, Hernado De Soto coi đất đai như một tài sản, như một
nguồn vốn để kinh doanh. Mối quan hệ giữa đất đai và kinh tế đô thị cũng được
đề cập trong Kinh tế học đô thị của Nhiêu Hội Lâm. Ngoài ra những chính sách
đất đai ở đô thị và sử dụng đất bền vững trong đô thị cũng được các tác giả
Nguyễn Văn Sửu, Trần Ngọc Hiên, Võ Kim Cương và Nguyễn Đình Hương đề
cập đến. Ở Việt Nam đã có một số LATS nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất

trong quá trình ĐTH.
2.3. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị
Đô thị trong thế giới toàn cầu hóa của Frannie A. Lesautier đã cho rằng:
ĐTH là sự phát triển tất yếu của quá trình sản xuất xã hội. Theo Paul L. Knox và
Linda Mc.Carthy, ĐTH đã tác động đến vấn đề sử dụng đất và ngược lại bởi ĐTH
chứa đựng những biến đổi về không gian, về dân cư, kinh tế - xã hội. Khi đặt sử
dụng đất vào mối quan hệ với ĐTH, các tác giả Nguyễn Ngọc Châu, Michael
Spence, Patricia Clarke Annez và Robert M.Buckley cho rằng quá trình tăng dân
số đô thị là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến không gian đô thị mở rộng
ra các vùng ngoại ô. Theo A.S. Mather và Nhiêu Hội Lâm, quan hệ giữa ĐTH và
sử dụng đất đô thị còn thể hiện qua tỉ lệ tương quan giữa tỉ lệ khu vực II, khu vực
III trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tỉ lệ dân đô thị
2.4. Những nghiên cứu liên quan đến địa bàn nghiên cứu
Những nghiên cứu về tỉnh Bắc Ninh đã được một số luận án tiến sĩ (LATS)
đề cập đến dưới các góc độ khác nhau, đó là: Nghiên cứu sự phân hóa giàu
nghèo ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Nhân Chiến, Quá trình
CNH, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến
nay: Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp của tác giả Nguyễn Sĩ và Phát triển
hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Đức
Tuyên. Sử dụng đất là vấn đề khá nổi bật ở Bắc Ninh trong quá trình ĐTH nên
đã có một số luận án đã bảo vệ thành công về vấn đề này, đó là: Chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đến nhóm lợi ích tỉnh
Bắc Ninh thuộc chuyên ngành Kinh tế - chính trị của tác giả Nguyễn Công
Thắng, Nghiên cứu tác động của quát trình CNH đến sử dụng đất nông nghiệp
và đời sống người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thuộc chuyên ngành Quản
lí đất đai của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến.


3


Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã tìm hiểu, kế thừa và chọn lọc từ
những nghiên cứu ở trên và một số nghiên cứu khác để xây dựng cơ sở lí luận
và thực hiện đề tài “Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong
quá trình đô thị hóa, giai đoạn 2005 – 2015”
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài là phân tích quá trình ĐTH và sử dụng đất đô thị, tìm
ra mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị, từ đó đưa ra những giải pháp
để thực hiện những định hướng ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh đến
năm 2030.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn về ĐTH và sử dụng đất đô thị,
mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị. Đó là những cơ sở khoa học cho
nghiên cứu đặc điểm ĐTH và vấn đề sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích quá trình ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2005 – 2015.
- Đánh giá thực trạng biến đổi sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh theo thời
gian và không gian.
- Phân tích mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất các giải pháp thực hiện các định hướng ĐTH và sử dụng đất đô
thị ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Giới hạn về nội dung
Luận án giới hạn nội dung nghiên cứu về ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh bao gồm
những biến đổi về dân số, lao động, về kinh tế - xã hội (KT – XH), cơ sở hạ
tầng (CSHT) đô thị và về cấu trúc không gian đô thị. Trong nội dung biến đổi
về dân số, lao động, luận án đi sâu phân tích sự thay đổi về quy mô dân đô thị,
tốc độ tăng dân số đô thị, tỉ lệ dân số đô thị, mức độ ĐTH (theo tỉ lệ dân đô thị)
và số lượng, cơ cấu lao động phi NN. Trong nội dung biến đổi về kinh tế, luận
án phân tích những thay đổi về quy mô nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nội dung về biến đổi về hệ thống CSHT

đô thị, luận án phân tích hệ thống giao thông đô thị, hệ thống điện đô thị, hệ
thống thông tin liên lạc và hệ thống cấp thoát nước đô thị. Trong nội dung về
cấu trúc không gian đô thị, luận án phân tích về số lượng đô thị, sự phân bố các
đô thị theo 2 tiểu vùng.
Luận án giới hạn những nội dung nghiên cứu về sử dụng đất đô thị bao
gồm: quy mô diện tích đất đô thị, cơ cấu đất đô thị và tỉ lệ đất đô thị so với diện
tích đất tự nhiên và sự thay đổi về không gian.
Mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị được đặt trong mối quan hệ
biện chứng hai chiều: ĐTH với sử dụng đất đô thị và sử dụng đất đô thị với
phát triển KT - XH ở khu vực đang diễn ra ĐTH


4

4.2. Giới hạn về thời gian: Luận án nghiên cứu về ĐTH và sử dụng đất đô thị ở
tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 đến 2015 và định hướng đến năm 2030.
Ở TX. Từ Sơn, do đặc điểm của quá trình ĐTH bắt đầu từ năm 2008 nên
tác giả chỉ phân tích vấn đề sử dụng đất ở đây từ năm 2010 đến năm 2015.
4.3. Giới hạn về không gian: Luận án nghiên cứu trên toàn bộ tỉnh Bắc Ninh
bao gồm: Thành phố (TP). Bắc Ninh, thị xã (TX) Từ Sơn và 6 huyện: Quế Võ,
Tiên Du, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài và Thuận Thành. Tuy nhiên, ĐTH
và những biến đổi trong sử dụng đất đô thị chỉ diễn ra chủ yếu ở hai đô thị lớn
nên tác giả tập trung, đi sâu nghiên cứu những nội dung trên ở TP. Bắc Ninh và
TX. Từ Sơn.
5. Quan điểm nghiên cứu: Luận án đã vận dụng 5 quan điểm nghiên cứu: quan
điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử viễn
cảnh và quan điểm phát triển bền vững.
6. Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng 6 phương pháp nghiên cứu
chính: phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp phân tích tổng hợp
và so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học, phương

pháp thống kê, phương pháp bản đồ GIS - viễn thám.
7. Những đóng góp của luận án
- Đúc kết và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về ĐTH, về sử dụng đất
đô thị, mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị để vận dụng vào nghiên
cứu ở tỉnh Bắc Ninh.
- Làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố (lịch sử phát triển, vị trí địa lí, KTXH, tự nhiên) đến quá trình ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh.
- Nêu được đặc điểm ĐTH thông qua những biến đổi về dân cư, lao động,
KT - XH theo thời gian, theo không gian và những biến đổi trong sử dụng đất
trong các đô thị ở tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích mối quan hệ giữa ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh
trong giai đoạn 2005 – 2015 thông qua điều tra xã hội học ở P. Đình Bảng và P.
Đồng Nguyên, TX. Từ Sơn.
- Đề xuất được các giải pháp để thực hiện những định hướng về ĐTH và sử
dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 theo hướng phát triển bền vững.
8. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án
gồm 3 chương với 150 trang A4, 54 bảng số liệu, 8 bản đổ, 20 biểu đồ, 114 tài
liệu tham khảo và 5 phụ lục.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT ĐÔ THỊ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Đô thị hóa
1.1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hóa
- Khái niệm về đô thị: Đô thị là nơi tập trung dân cư với mật độ cao, lao
động phi NN chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động, là nơi diễn ra các hoạt động
kinh tế phi NN, CSHT tương đối đồng bộ, là nơi chứa đựng sự vận động của

lực lượng sản xuất và có vai trò như một hạt nhân thúc đẩy sự phát triển KTXH cho cả nước, cho một tỉnh và một huyện.
- Khái niệm về đô thị hóa: ĐTH là hiện tượng KT - XH bao gồm các quá
trình tăng quy mô dân số đô thị, tăng tỉ lệ dân đô thị cùng với sự chuyển dịch cơ
cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng nhóm ngành phi NN. Bên
cạnh đó ĐTH còn là sự thay đổi không gian đô thị thông qua sự tăng lên số
lượng đô thị cùng với sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất NN sang đất
đô thị.
1.1.1.2. Đặc điểm của đô thị hóa: ĐTH là một hiện tượng luôn mang tính xã
hội và tính lịch sử, ĐTH diễn ra song song với công nghiệp hóa (CNH) và chịu
sự tác động mạnh mẽ của bối cảnh toàn cầu hóa trên thế giới.
1.1.1.3. Các giai đoạn đô thị hóa
Theo Ray M. Northam, quá trình ĐTH được phân chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu của ĐTH, giai đoạn ĐTH tăng tốc và giai đoạn kết của ĐTH.

Hình 1.1. Sơ đồ phân kỳ đô thị hóa theo R.M Northam
Vận dụng lý thuyết của J. Fourastié về sự chuyển dịch lao động giữa ba
khu vực kinh tế (NN, CN và DV), sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, gắn với
sự phát triển của lực lượng sản xuất, kết hợp với phân kỳ ĐTH của Ray M.
Northam, ta có thể miêu tả các giai đoạn của ĐTH như sau: Giai đoạn đầu
của ĐTH ứng với nền văn minh NN; Giai đoạn ĐTH tăng tốc ứng với nền
văn minh CN; Giai đoạn kết của ĐTH ứng với nền văn minh hậu CN hay văn
minh dịch vụ.


6

1.1.1.4. Các lý thuyết phát triển đô thị: Trong phần cơ sở lí luận của luận án, tác
giả đã khái quát các lý thyết phát triển đô thị, cụ thể là: Lý thuyết ba khu vực
hoạt động kinh tế của Jean Fourastier, lý thuyết hệ thống vị trí trung tâm theo
quan điểm của Christaller, lý thuyết ĐTH ngoại vi (Peripheral Urbanization), lý

thuyết ĐTH từ bên ngoài (Exo – Urbanization).
1.1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa: ĐTH là một hiện tượng
KTXH nên trong nó chứa đựng nhiều mối quan hệ phức tạp giữa các nhân tố tự
nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng như các các bộ phận của nền
kinh tế. Có nhiều nhân tố tác động đến ĐTH nhưng tác giả chỉ làm rõ những
nhân tố nổi bật nhất: Lịch sử phát triển, vị trí địa lý, các điều kiện kinh tế - xã
hội, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1.1.1.6. Một số tiêu chí đánh giá đô thị hóa: Để làm rõ đặc điểm ĐTH ở địa bàn
nghiên cứu, tác giả sử dụng một số nhóm tiêu chí như: chức năng đô thị, nhóm
tiêu chí kinh tế - xã hội đô thị (gồm 3 tiêu chí, CSHT đô thị, cấu trúc không
gian đô thị) và cấu trúc không gian đô thị.
1.1.2. Sử dụng đất đô thị
1.1.2.1. Khái niệm đất, đất đô thị và sử dụng đất đô thị
- Khái niệm đất đô thị: đất đô thị cũng là một tự liệu sản xuất đặc biệt ở các
đô thị, là không gian của các hoạt động KT - XH, là một tài sản có giá trị luôn
vận động, biến đổi cùng quá trình phát triển KT - XH.
- Khái niệm sử dụng đất đô thị: sử dụng đất đô thị là sự tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của con người lên tài nguyên đất ở các đô thị thông qua các hoạt
động KT - XH.
1.1.2.2. Đặc điểm đất đô thị: Đất đô thị là tài sản đặc biệt, là lực lượng sản xuất
không thể sinh ra và có tính hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.3. Phân loại đất đô thị: Đất đô thị được phân loại dựa vào mục đích sử
dụng (đất NN đô thị, đất chuyên dùng đô thị), phân loại dựa vào chức năng sử
dụng đất trong đô thị (đất sản xuất, đất dân dụng, đất giao thông và cây xanh)
và căn cứ vào mục đích quy hoạch và xây dựng đô thị (đất dân dụng và đất
ngoài khu dân dụng).
1.1.2.4. Các lý thuyết trong sử dụng đất đô thị: Các lý thuyết có ý nghĩa trong
nghiên cứu sử dụng đất đô thị là: Lý thuyết Định vị khu ở đô thị (Urban
Residential Location) của Patrick Wakely và Hoàng Hữu Phê phát triển và công
bố trên tạp chí Đô thị học tại Anh Quốc vào năm 2000. Thuyết Địa tô và địa tô

đô thị được xây dựng bắt đầu từ William Petty, David Ricard, Adam Smith và
C.Mác là người đưa học thuyết này lên đến đỉnh cao.
1.1.2.5. Các mô hình sử dụng đất trong phát triển đô thị: Trên cơ sở nghiên cứu
mô hình đơn tâm (Monocentric circles model), mô hình phát triển theo khu vực
(sector model) và mô hình đa tâm (multiple nuclei model) tác giả rút ra mô hình
sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu.


7

1.1.2.6. Các tiêu chí đánh giá về sử dụng đất đô thị: Những chuyển biến trong
sử dụng đất đô thị được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu là: tổng diện tích đất đô
thị, diện tích đất đô thị tăng thêm trong cả giai đoạn, cơ cấu sử dụng đất đô thị
1.1.3. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị
1.1.3.1. Đô thị hóa với sử dụng đất đô thị: ĐTH làm tăng diện tích và chuyển
dịch cơ cấu sử dụng đất đô thị, ĐTH làm thay đổi mục đích sử dụng đất đô thị.
1.1.3.2. Sử dụng đất đô thị và phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực đang
diễn ra đô thị hóa: những chuyển biến trong sử dụng đất đô thị đã ảnh hưởng
đến cơ cấu nghề nghiệp, thu nhập, cảnh quan đô thị, môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội đô thị.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở các nước đang phát triển
- ĐTH ở các nước đang phát triển: Giai đoạn 1990 – 2014, ở nhóm các nước
đang phát triển, số dân đô thị đã tăng gấp 2 lần, tăng thêm hơn 1,4 tỉ người.
Năm 1990, trên toàn thế giới có 10 thành phố trên 10 triệu dân, 21 thành phố
có từ 5 đến 10 triệu dân, 239 thành phố có từ 1 đến 5 triệu dân và 294 thành phố có
từ 500 nghìn đến 1 triệu dân. Năm 2014, toàn thế giới có 28 thành phố có trên 10
triệu dân, 43 thành phố từ 5 đến 10 triệu dân và có 417 thành phố có từ 1đến 5 triệu
dân, và 525 thành phố có từ 500 nghìn đến 1 triệu dân. Năm 2016, trên thế giới đã
lên đến 12 thành phố trên 20 triệu dân, 24 thành phố có từ 10 đến 20 triệu dân. Các

thành phố đông dân tập trung phần lớn ở các nước đang phát triển.
Một số mô hình sử dụng đất đô thị ở các nước đang phát triển:
Vấn đề sử dụng đất ở một số đô thị Đông Nam Á, Mỹ Latinh và một số đô
thị ở nhóm các nước đang phát triển đã cho thấy khu vực đô thị đang ngày càng
có xu hướng mở rộng phạm vi ra ngoại ô do áp lực của tăng dân số và sự phát
triển của các ngành công nghiệp (CN). Mỗi quốc gia đang phát triển có một mô
hình sử dụng đất khác nhau nhưng vẫn có một số điểm chung nhất định. Đó là
mỗi đô thị vẫn có một khu trung tâm (CBD) là nơi tập trung các đầu mối
thương mại, tài chính của nhà nước và tư nhân.
1.2.2. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở Việt Nam
So với trước Đổi mới, ĐTH nước ta đã diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhưng
trình độ ĐTH vẫn còn thấp, tốc độ ĐTH vẫn diễn ra chậm chạp. Giai đoạn 2005
-2015, tỉ lệ dân đô thị cả nước tăng từ 27,1% lên 33,9%.
ĐTH ở VN diễn ra không đồng đều giữa các vùng kinh tế. Mạng lưới đô thị
phân bố rộng khắp cả nước nhưng chủ yếu là các đô thị nhỏ. TP. Hồ Chí Minh
và Hà Nội là 2 đô thị lớn nhất nhưng dân số cũng chưa đến 10 triệu dân.
Không gian đô thị ngày càng mở rộng ở một số vùng. Trong giai đoạn
2000 - 2010, diện tích đất đô thị của Việt Nam đã tăng từ 2.200 km2 lên 2.900
km2, không gian đô thị tăng 2,8%/năm. Không gian đô thị mở rộng mạnh nhất ở
đồng bằng sông Hồng và Đông nam Bộ, nơi có 2 đô thị lớn (Hà Nội và TP.Hồ
Chí Minh) đang ngày càng một phát triển.


8

Chương 2
ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ Ở TỈNH BẮC NINH
2.1. Đô thị hóa ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015
2.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa ở tỉnh Bắc Ninh
2.1.1.1. Lịch sử phát triển tỉnh Bắc Ninh: Trong suốt chiều dài lịch sử, tỉnh Bắc

Ninh đã gắn bó mật thiết với thủ đô Hà Nội và các tỉnh xung quanh thông qua
lịch sử hình thành lãnh thổ, mối quan hệ về địa lý, về văn hóa và về KT - XH.
Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội được ban hành đã một lần nữa khẳng định sự
gắn bó và các mối quan hệ trên giữa các đô thị của tỉnh Bắc Ninh với Hà Nội.
Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Bắc Ninh nhận được những lan tỏa tích cực
từ quá trình ĐTH của thủ đô Hà Nội.
2.1.1.2. Vị trí địa lý: Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, là
tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước (822,7km2). Phía Bắc, Bắc Ninh giáp tỉnh
Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh
Hưng Yên, phía Tây Nam giáp với thủ đô Hà Nội. Nằm trong vùng KTTĐBB ở
vị trí giao cắt của hai hành lang kinh tế: Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội và
Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà
Nội, có vai trò kết nối giữa các tỉnh trong vùng bằng sông Hồng với các tỉnh
vùng Trung du miền núi phía Bắc. Đó là điều kiện thuận lợi cho Bắc Ninh thu
hút vốn đầu tư, lao động lành nghề, mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển CN
và ĐTH. Tuy nhiên, do nằm gần với thủ đô Hà Nội nên quá trình di cư Hà NộiBắc Ninh - Hà Nội diễn ra thường xuyên, trong đó dòng di cư kiểu con lắc là
phổ biến. Bắc Ninh cũng trở thành điểm “trú chân” cho nhiều lao động tỉnh
khác đến làm việc tại Hà Nội. Bởi vậy, vốn đã đất chật người đông, Bắc Ninh
sẽ ngày càng tăng về mật độ dân số trong khi tỉ lệ dân đô thị còn thấp.
2.1.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
- Dân cư – lao động: Năm 2015, tổng số dân của tỉnh Bắc Ninh là 1.154,6
nghìn người (tăng gấp 1,2 lần so với năm 2005), chiếm 1,3% dân số cả nước và
5,3% dân số của vùng ĐBSH. Tỉnh Bắc Ninh luôn có mức gia tăng dân số cao
trong giai đoạn 2005 – 2015. Năm 2005, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,4% (cả nước là
1,3% và ĐBSH là 1,2%), tăng lên 1,5% vào năm 2015 (cả nước 1,0% và ĐBSH là
1,1%). Gia tăng cơ học đang có vai trò quan trọng trong quá trình gia tăng dân số,
đặc biệt là quá trình gia tăng dân số đô thị ở Bắc Ninh trong giai đoạn 2005 –
2015. Dân cư của tỉnh Bắc Ninh tập trung đông ở tiểu vùng phía Bắc sông Đuống
nên dân số đô thị của tỉnh Bắc Ninh cũng tập trung phần lớn ở đây.
ü Lao động: Số lượng lao động và tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở Bắc Ninh

đã tăng từ 31,3% lên 38,5% trong giai đoạn 2005 – 2015. Cơ cấu lao động đang
chuyển dịch theo hướng CNH cũng là điều kiện thuận lợi để tỉnh Bắc Ninh thực
hiện CNH và ĐTH.
- Trình độ phát triển kinh tế: Nhờ khai thác được những lợi thế sẵn có và
vận dụng một số chính sách mới ưu tiên phát triển CN, DV nên tổng sản phẩm


9

(GDP) của tỉnh Bắc Ninh đã liên tục tăng, từ 8.357 tỉ đồng (năm 2005), lên đến
40.081 tỉ đồng (năm 2010) và đạt 118.413 tỉ đồng (năm 2015). Năm 2015, GDP
của tỉnh Bắc Ninh đã đứng vị trí thứ 3 trong các tỉnh vùng KTTĐBB. Những
kết quả trên là tiền đề quan trọng để Bắc Ninh tiếp tục tái đầu tư vào các ngành
kinh tế, xây dựng CSHT, từ đó thúc đẩy quá trình ĐTH.
- Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Giai đoạn 2000 – 2015, có 720 dự án đầu tư trực tiếp vào Bắc Ninh, số vốn
đăng kí là 11.083 triệu USD và số vốn thực hiện là 6.334,5 triệu USD. Năm
2015, số dự án FDI được cấp phép đầu tư vào Bắc Ninh là 151 dự án với tổng
số vốn đăng kí là 3.574 triệu USD, trong đó số vốn thực hiện là 1.576,5 triệu
USD. Nguồn vốn đầu tư trên là điều kiện quan trọng để Bắc Ninh phát triển
CN, thực hiện CNH và đẩy mạnh ĐTH.
- Các quy hoạch và các chính sách phát triển đô thị: Quy hoạch vùng
Thủ đô và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 đã, đang và sẽ là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các đô
thị và không gian đô thị của tỉnh Bắc Ninh.
2.1.1.4. Điều kiện tự nhiên và Tài nguyên thiên nhiên
Địa hình bằng phẳng, chất lượng đất, khá tốt nên tỉnh Bắc Ninh có nhiều
thuận lợi trong việc xây dựng các cơ sở CN, xây dựng các khu nhà ở, CSHT kĩ
thuật và CSHT đô thị. Mạng lưới sông ngòi và nguồn nước cũng thuận lợi để
cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân tỉnh Bắc Ninh nói chung,

người dân ở các đô thị nói riêng.
2.1.2. Hiện trạng đô thị hóa ở tỉnh Bắc Ninh
2.1.2.1. Chức năng đô thị
Trong mạng lưới đô thị của tỉnh Bắc Ninh, năm 2015 có 1 đô thị loại II
(TP. Bắc Ninh), 1 đô thị loại IV (TX.Từ Sơn) và 6 đô thị loại V (các thị trấn:
Chờ, Phố Mới, Lim, Hồ, Thứa và Gia Bình). TP.Bắc Ninh được nâng cấp thành
đô thị loại II vào năm 2014. Đây là đô thị lớn nhất, có chức năng là một đô thị
tổng hợp, là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bắc Ninh. TX. Từ
Sơn có chức năng chính là một đô thị CN và là đô thị lớn thứ 2 trong tỉnh Bắc
Ninh. Theo Quy hoạch vùng Thủ đô, trong tương lai, tỉnh Bắc Ninh sẽ là một đô
thị lõi, đô thị loại I và sẽ là một cực quan trọng trong tam giác phát triển của
vùng Thủ đô.
2.1.2.2. Kinh tế - xã hội đô thị
- Dân số đô thị
ü Quy mô dân số đô thị: Trong giai đoạn 2005 - 2015, dân đô thị ở tỉnh Bắc
Ninh đã tăng 2,47 lần. Năm 2005, dân số đô thị của tỉnh Bắc Ninh là 133,6
nghìn người, tăng lên 269,3 nghìn người vào năm 2010 và lên đến 330,2 nghìn
người vào năm 2015. Số dân đô thị tăng lên phần lớn thuộc 2 đô thị lớn là TP.
Bắc Ninh và TX. Từ Sơn. Năm 2015, số dân đô thị của TP. Bắc Ninh và TX.
Từ Sơn chiếm 79%, các huyện còn lại (Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Lương
Tài, Thuận Thành) chỉ chiếm 21% dân số đô thị của toàn tỉnh.


10

ü
Tỉ lệ dân đô thị (mức độ ĐTH): Năm 2005, tỉ lệ dân đô thị của tỉnh Bắc
Ninh còn thấp (13,5%), đứng thứ 6 trong vùng ĐBSH. Năm 2015, tỉ lệ dân đô
tăng lên 28,6% và lên vị trí thứ 3 trong vùng ĐBSH. Tuy tỉ lệ dân đô thị đã thay
đổi theo hướng tích cực nhưng năm 2015 tỉ lệ này của tỉnh Bắc Ninh vẫn thấp

hơn mức trung bình của ĐBSH (32,7%) và cả nước (33,9%). Trong giai đoạn
2005 - 2015, tỉ lệ dân đô thị ở 2 đô thị lớn thay đổi rõ nhất, đó là: TP. Bắc Ninh
tăng từ 49,3% lên 88,4%, TX. Từ Sơn tăng từ 2,9% (năm 2005) lên 59,9%
(năm 2015). Các huyện còn lại, tỉ lệ dân đô thị có tăng nhưng tốc độ chậm.
Điều này phản ánh trình độ ĐTH của tỉnh Bắc Ninh còn thấp và chưa tương
xứng với trình độ của CNH.
- Tốc độ tăng dân đô thị (tốc độ ĐTH): Từ năm 2005 đến năm 2015, tốc độ
tăng dân số đô thị ở tỉnh Bắc Ninh là khá cao (9,4%) nhưng giai đoạn 2005 –
2010 đã đạt mức tốc độ nhất là 12,4%. Thời kì 2005 – 2010, ĐTH ở tỉnh Bắc
Ninh diễn ra với tốc độ nhanh được thể hiện qua việc nâng cấp và mở rộng
không gian đô của TP. Bắc Ninh (năm 2006 và năm 2014) và TX. Từ Sơn (năm
2008). Từ năm 2010 đến năm 2015, tốc độ tăng dân đô thị đã giảm xuống 4,2%
do thời gian này việc chuyển đổi từ không gian nông thôn sang đô thị đã chậm
lại và gia tăng cơ học giữ ở mức ổn định.
- Lao động: Số lượng lao động phi NN ở tỉnh Bắc Ninh đã tăng từ 206,9
nghìn người lên 502,6 nghìn người, tăng gấp 2,4 lần trong giai đoạn 2005 - 2015.
Cơ cấu lao động đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH. Tỉ trọng lao động
trong khu vực CN - XD tăng từ 23,4% (năm 2005) lên 47,4% (năm 2015). Tỉ
trọng lao động trong khu vực DV tăng từ 13,4% (năm 2005) lên 30,1% (năm
2015). Như vậy, tỉ lệ lao động khu vực phi NN đã tăng từ 36,8% (năm 2005) lên
77,5% (năm 2015). Sự chuyển biến về lao động theo hướng trên là kết quả của quá
trình CNH và là nhân tố thúc đẩy quá trình ĐTH trong thời gian tới.
- Sự phát triển của nền kinh tế: Nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đã có sự
phát triển vượt trội trong giai đoạn 2005 - 2015. Thời điểm tỉnh Bắc Ninh tái
thành lập (năm 1997), quy mô GDP chỉ ở mức khiêm tốn (xấp xỉ 2 nghìn tỉ
đồng). Năm 2005, GDP đã lên đến 8.3 nghìn tỉ đồng. Sau 10 năm GDP của
tỉnh Bắc Ninh là 118,4 nghìn tỉ đồng, trong đó GDP của ngành CN - XD đạt
88,5 nghìn tỉ đồng, gấp 73 lần so với chỉ tiêu này năm 2005.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đang chuyển dịch theo hướng CNH. Tỉ
trọng ngành CN - XD tăng từ 45,9% (năm 2005) lên 62,5% (năm 2010) và lên

đến 74,8% (năm 2015). Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao trong thời kì
trên. Tuy vẫn tăng về giá trị tuyệt đối nhưng tỉ trọng của ngành NLTS đã giảm
mạnh từ 26,2% (năm 2005) xuống 10,5% (năm 2010) và chỉ còn 5,5% (năm
2015). Tỉ trọng của ngành DV trong cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhưng
không thay đổi nhiều như tỉ trọng của ngành CN - XD.
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng đô thị
- Hệ thống giao thông: Các tuyến giao thông có mối liên hệ giữa Bắc
Ninh với các tỉnh bên ngoài đã được đầu tư nâng cấp là: Quốc lộ (QL) 1A
mới (Hà Nội - Lạng Sơn), QL38 (Bắc Ninh - Hải Dương), QL18 (Nội Bài -


11

Bắc Ninh - Hải Dương), QL3 (Hà Nội – Thái Nguyên), tuyến đường sắt Hà
Nội - Lạng Sơn, đường thủy với 129km đường sông với 3 cảng sông lớn. Năm
2015, tỉnh Bắc Ninh đã có 325,7 km tỉnh lộ, 404 km huyện lộ được trải bê tông
nhựa, trong đó có tuyến đường 1A cũ (nay là tỉnh lộ 295) nối 2 trung tâm kinh
tế lớn là TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn. Sự phát triển của GTVT và giao thông
đô thị đã tạo nên mối liên hệ chặt chẽ về mặt lãnh thổ giữa Bắc Ninh với thủ đô
Hà Nội, với các đô thị trong vùng KTTĐPB, vùng ĐBSH và vùng TDMNPB.
- Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống cấp nước cho mạng lưới đô thị ở tỉnh
Bắc Ninh đang ngày càng được hoàn thiện. Năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 26 nhà
máy nước với tổng công suất 70.260m3/ ngày đêm, trong đó có 5 nhà máy nước
sạch được đặt tại các đô thị là TP. Bắc Ninh, TX. Từ Sơn, thị trấn Lim, thị trấn
Thứa và thị trấn Phố Mới để phục vụ cho sinh hoạt của người dân đô thị. Hệ thống
xử lý nước thải cũng được Bắc Ninh xây dựng trong quá trình CNH, ĐTH. Bên
cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải cũng đã được chú trọng. Năm 2015 đã có 2 nhà
máy nước thải được xây dựng tại TP.Bắc Ninh và TX.Từ Sơn. Hệ thống xử lý
nước thải riêng cho các KCN đã được xây dựng tại KCN Quế Võ, KCN Tiên Sơn,
KCN Yên Phong. Các bãi thu gom, chôn lấp chất thải rắn được xây dựng ở Phù

Lãng (Quế Võ) với tổng diện tích là 55,2 ha.
- Hệ thống điện: Lưới điện đã được tỉnh Bắc Ninh đầu tư, hiện đại hóa
trong quá trình CNH. Năm 2015, cả tỉnh Bắc Ninh có 1 trạm biến áp 220KV,
10 trạm biến áp 110KV, 5 trạm trung áp 35 KV, 22KV, 10KV, 6KV và tổng
phụ tải lên đến trên 1,5 triệu MWh đã đáp ứng nhu cầu về điện cho sinh hoạt,
sản xuất và chiếu sáng ở các đô thị.
- Thông tin liên lạc: Mạng lưới viễn thông ở Bắc Ninh phát triển vượt bậc
trong giai đoạn 2005 - 2015. Điều thuận lợi cho các đô thị trong tỉnh tiếp cận
các nguồn thông tin kịp thời trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.2.4. Cấu trúc không gian đô thị
- Hệ thống đô thị: Kể từ khi được tái thành lập đến nay, mạng lưới đô thị
của tỉnh Bắc Ninh tuy không có nhiều thay đổi về số lượng nhưng đã có thay
đổi đáng kể chất lượng đô thị. Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chỉ có 6 đô thị, gồm: 1
đô thị loại IV (TX. Bắc Ninh) và 5 đô thị loại V (các thị trấn: Từ Sơn, Chờ, Phố
Mới, Hồ và Thứa. Năm 2006, mạng lưới đô thị tỉnh Bắc Ninh đã bắt đầu có sự
thay đổi về chất khi TX. Bắc Ninh được nâng cấp lên đô thị loại III và là thành
phố trực thuộc tỉnh. Sau đó, năm 2008, huyện Từ Sơn được nâng cấp lên thành
đô thị loại IV- TX. Từ Sơn. Năm 2014, TP. Bắc Ninh tiếp tục được nâng cấp
lên đô thị loại II, là thành phố trực thuộc tỉnh. Như vậy, trong giai đoạn 2005 –
2015, ngoài mật độ đô thị được nâng lên từ 0,49 đô thị/100km2 (năm1995) lên
0,97 đô thị/100km2 (năm 2015) đã có 2 đô thị được nâng cấp, đặc biệt là TP.
Bắc Ninh đã lên 2 cấp đô thị. Mặc dù vậy, mật độ đô thị của tỉnh Bắc Ninh vẫn
đang ở mức thấp nhất vùng ĐBSH và đứng thứ 46 trên cả nước.
- Cấu trúc không gian đô thị: Trong số 8 đô thị hiện có, tỉnh Bắc Ninh có 1
đô thị tổng hợp (TP. Bắc Ninh), 1 đô thị CN (TX. Từ Sơn) và 6 đô thị có chức
năng hành chính (thị trấn Chờ - huyện Yên Phong, thị trấn Phố Mới - huyện


12


Quế Võ, thị trấn Lim - huyện Tiên Du, thị trấn Hồ - huyện Thuận Thành, thị
trấn Gia Bình - huyện Gia Bình và thị trấn Thứa - huyện Lương Tài). Theo đặc
điểm tự nhiên, mức độ tập trung dân cư, mức độ ĐTH và trình độ phát triển
kinh tế mà mạng lưới đô thị của tỉnh Bắc Ninh được phân chia thành 2 tiểu
vùng là tiểu vùng đô thị Bắc sông Đuống và tiểu vùng đô thị Nam sông Đuống.
Tiểu vùng đô thị Bắc sông Đuống gồm: TP. Bắc Ninh, TX. Từ Sơn, thị
trấn Chờ (huyện Yên Phong), thị trấn Phố Mới (huyện Quế Võ) và thị trấn
Lim (huyện Tiên Du). Các đô thị trong tiều vùng đều nằm trên tuyến đường
giao thông quan trọng, có lợi thế về vị trí địa lý cùng nhiều điều kiện thuận lợi
khác về tự nhiên, dân cư, lao động và CSHT. Các đô thị trên là các cực phát
triển và là hạt nhân thúc đẩy phát triển KTXH cho toàn tiểu vùng.
Tiểu vùng đô thị Nam sông Đuống gồm: thị trấn Hồ (huyện Thuận Thành),
thị trấn Gia Bình (huyện Gia Bình) và thị trấn Thứa (huyện Lương Tài). Tiểu
vùng này có mật độ dân số, tỉ lệ dân đô thị thấp và ĐTH chậm. Các đô thị
trong tiểu vùng chỉ có chức năng hành chính.
Trong mạng lưới đô thị của tỉnh Bắc Ninh có TP.Bắc Ninh, thị trấn Lim
(huyện Tiên Du) và TX. Từ Sơn nằm trên đường quốc lộ 1A tạo nên một hành
lang kết nối và gắn kết tỉnh Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội.
Như vậy, trong bối cảnh CNH với sự phát triển vượt bậc của nhóm ngành
CN, và nguồn vốn đầu tư bên ngoài, ĐTH ở Bắc Ninh đã đạt được những thành
tựu nhất định trong giai đoạn 2005 – 2015. Số dân đô thị và tỉ lệ dân đô thị
tăng lên khá nhanh. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng
CNH. CSHT đô thị được đầu tư xây dựng nên ngày một hiện đại hơn. Mạng
lưới đô thị tuy không thay đổi về số lượng đô thị nhưng cấu trúc không gian
của 2 đô thị lớn là TP.Bắc Ninh và TX. Từ Sơn đã được mở rộng và phát triển
với các khu chức năng được phân chia rõ ràng. Tuy mỗi đô thị ở đây có cấu
trúc không gian khác nhau nhưng con đường phát triển đô thị đều mang dáng
dấp lý thuyết ĐTH ngoại vi (Peripheral Urbanization) và lý thuyết ĐTH từ
bên ngoài (Exo – Urbanization) của nhà nghiên cứu đô thị Michael Pacione.
2.2. Sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015

2.2.1. Khái quát chung về sử dụng đất
2.2.1.1.Biến động về diện tích và cơ cấu sử dụng đất
Diện tích đất NN đã giảm 4,9 nghìn ha (trong đó chiếm 80% là đất trồng
lúa) do chuyển đổi sang đất phi NN. Phần lớn trong diện tích đất phi NN tăng
thêm (4,9 nghìn ha) tập trung ở TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn và chủ yếu là
chuyên dùng (đất có mục đích công cộng và đất sản xuất kinh doanh phi NN).
Cơ cấu sử dụng đất trong giai đoạn trên đã chuyển dịch cùng với xu hướng
chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tỉ lệ dân đô thị. Tỉ lệ đất NN
giảm chậm từ 64,0% (năm 2005) xuống 59,6% (năm 2010) và 58,0% (năm
2015). Tỉ lệ đất phi NN tuy có tăng nhưng không nhanh, từ 35,2% (năm 2005)
lên 39,7% (năm 2010) và 41,3% (năm 2015). Tỉ lệ đất chưa sử dụng giảm từ
2,4% (năm 2000) xuống 0,7% (năm 2015). Như vậy tỉ lệ tương quan giữa các
loại đất trong cơ cấu sử dụng đất tuy có thay đổi nhưng không nhiều.


13

- Biến động đất NN: Trong cơ cấu sử dụng đất NN, tỉ trọng giữa các loại
đất NN cũng thay đổi trong giai đoạn 2005 - 2015. Đất sản xuất NN tuy chỉ
giảm từ 89,3% (năm 2005) xuống còn 87,9% (năm 2015) nhưng đất trồng lúa
lại giảm mạnh, từ 93,6% (năm 2005) xuống còn 69,6% (năm 2015). Tỉ trọng
đất nuôi trồng thủy sản tuy có tăng lên nhưng tăng không đáng kể. Sự chuyển
dịch này là là kết quả của thực hiện đường lối phát triển kinh tế ưu tiên ngành
CN và cũng là tất yếu của CNH và ĐTH.
- Biến động đất phi NN: Diện tích đất phi NN tăng nhanh ở các địa phương có
ĐTH diễn ra nhanh và có nhu cầu cao về đất phi NN để phát triển CN, như TP.Bắc
Ninh, TX.Từ Sơn, huyện Yên Phong và huyện Tiên Du. Từ năm 2005 đến năm
2015, đất phi NN đã tăng thêm ở TP. Bắc Ninh 591,0 ha, TX. Từ Sơn 667,4 ha,
huyện Tiên Du 600,1 ha, huyện Yên Phong 417,5 ha và huyện Quế Võ 609,8 ha.
2.2.1.2. Biến động sử dụng đất theo không gian: TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn

có nhiều biến động về cả diện tích và cơ cấu sử dụng đất trong giai đoạn 2005 –
2015 do có ĐTH mạnh. Ngược lại, 2 huyện thuần nông là Lương Tài và Gia
Bình ít có biến động trong cả 2 đại lượng trên. Tiểu vùng Bắc sông Đuống biến
động nhiều hơn trong vấn đề sử dụng đất so với tiểu vùng Nam sông Đuống bởi
các địa phương trong tiểu vùng bị thu hồi đất NN nhiều hơn để thực hiện mục
tiêu CNH và phát triển đô thị.
2.2.2. Sử dụng đất đô thị
2.2.2.1. Biến động trong diện tích và cơ cấu sử dụng đất đô thị
Đất đô thị tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2005 - 2015 đã phần nào phản ánh kết
quả của quá trình ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh. Đất đô thị tăng nhanh trong thời điểm 02
đô thị lớn được nâng cấp (TP. Bắc Ninh, năm 2006 và TX. Từ Sơn, năm 2008).
Cơ cấu sử dụng đất đô thị: Tỉ lệ đất NN đô thị đã giảm từ 50,7% xuống
46,3%, tỉ lệ đất phi NN đô thị đã tăng từ 48,6% lên 51,7%, trong đó đất chuyên
dùng tăng từ 27% lên 31,7%.
Tỉ lệ đất đô thị so với diện tích đất tự nhiên : Năm 2005, khi tỉnh Bắc Ninh
bắt đầu thực hiện ĐTH, tỉ lệ đất đô thị chỉ chiếm 7,2% diện tích đất tự nhiên.
Năm 2015, tỉ lệ này đã tăng lên đến 21,4%. Từ năm 2005 đến năm 2015, tỉ lệ
đất NN đô thị tăng từ 5,7% lên 17,7%, đất phi NN đô thị tăng từ 9,9% lên 30%,
tỉ lệ đất ở đô thị tăng từ 11,2% tăng lên 26,3%, tỉ lệ đất chuyên dùng đô thị tăng
từ 11,5% lên 31,0% trong cơ cấu sử dụng đất đô thị. Do nhu cầu của ĐTH,
trong tương lai, đất đô thị ở Bắc Ninh còn tiếp tục mở rộng về diện tích và tiếp
tục chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng.
2.2.2.2. Biến động trong sử dụng đất đô thị theo không gian
- Sử dụng đất đô thị ở TP. Bắc Ninh: Giai đoạn 2005 - 2015, diện tích đất tự
nhiên của TP. Bắc Ninh đã tăng 5.626,4 ha, trong đó đất NN tăng 2.700,2 ha, đất
phi NN tăng 2.896,5 ha, đất chưa sử dụng tăng thêm 29,8 ha. Toàn bộ diện tích đất
đô thị tăng thêm do địa giới hành chính đô thị được mở rộng ra các xã Kim Chân,
Vân Dương, Nam Sơn (huyện Quế Võ), Hạp Lĩnh, Khắc Niệm (huyện Tiên Du)
và Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An và Hòa Long (huyện Yên Phong).
Đất đô thị ở TP. Bắc Ninh chỉ biến động ở các xã, phường mới được thành

lập. Khu vực đô thị cũ bao gồm các xã, phường có trước năm 2005, bao gồm các


14

phường Vũ Ninh, Đáp Cầu, Thị Cầu, Kinh Bắc, Vệ An, Tiền An, Đại Phúc, Ninh
Xá, Suối Hoa và Võ Cường. Khu vực này chiếm 31,9% diện tích đất tự nhiên,
21,3% đất NN, 30,7% đất phi NN và 33,1% đất chưa sử dụng của toàn thành phố.
Giai đoạn 2005 - 2015, ở khu vực này ít biến động về diện tích mà chỉ thay đổi về
tỉ lệ giữa các loại đất trong cơ cấu sử dụng. Khu vực đô thị mới được hình thành
sau do được mở rộng, bao gồm các phường Vạn An, Vân Dương, Hạp Lĩnh, Khúc
Xuyên, Phong Khê, Khắc Niệm và các xã Kim Chân, Nam Sơn được lấy từ các
huyện Quế Võ, Tiên Du và Yên Phong 5.626,4 ha. Trong đó có 2.941,3 ha đất
NN, 2.647,7 ha đất phi NN (gồm 753 ha đất ở, 1.564,9 ha đất chuyên dùng) và
37,4 ha đất chưa sử dụng. Diện tích đất đô thị tăng thêm là kết quả của ĐTH. Khu
vực đô thị mới, là vành đai xanh chuyên cung cấp lương thực, thực phẩm cho
TP.Bắc Ninh và là nơi phân bố các khu CN và CCN.
ha
9000
 

8260.88
 

8000
 
7000
 
6000
 

4467.2
 

5000
 
4000
 
3000
 

3737.72
 
2634.47
 

2556.89
 
1627.07
 

2000
 

981.46
 

1490.25
 
627.55
 


1000
 

886.15
 
25.94
  55.96
 

0
 
Tổng diện tích

Đất NN

Đất phi NN
Năm 2005

Đất ở
Năm 2015

Đất CD

Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 2.8. Biến động đất ở TP. Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2015
- Sử dụng đất đô thị ở TX. Từ Sơn : Trước khi TX. Từ Sơn được thành lập,
diện tích đất đô thị ở đây là 29,4 ha (là diện tích của thị trấn Từ Sơn), trong đó đất
NN chỉ có 1,5 ha, đất phi NN (bao gồm đất ở đô thị, đất thương mại, đất trụ sở cơ

quan, đất công trình công cộng) là 27,9 ha. Ngày 24 tháng 9 năm 2008 huyện Từ
Sơn được nâng cấp lên thành thị xã (đô thị loại III) diện tích đất đô thị đã được mở
rộng ra 7 phường (Đông Ngàn, Tân Hồng, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Đồng Kỵ,
Trang Hạ, Châu Khê) và 5 xã (Tam Sơn, Hương Mạc, Tương Giang, Phù Khê và
Phù Chẩn). Quá trình CNH và ĐTH với số dân đô thị tăng lên, các KCN, CCN,
CCNLN được mở rộng đã khiến diện tích đất đô thị ở Từ Sơn tăng thêm 6.103,8
ha, trong đó có 2.885,5 ha đất NN đô thị và 3.197 ha đất phi NN đô thị.
Như vậy, trong giai đoạn 2005 – 2015, diện tích đất đô thị tăng lên, cơ
cấu đất đô thị biến đổi ở TP.Bắc Ninh và TX. Từ Sơn.
2.3. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh
2.3.1. Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị
2.3.1.1. Đô thị hóa làm tăng diện tích và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đô thị
Giai đoạn 2005 – 2015 cùng với sự tăng lên về số dân đô thị, tỉ lệ dân đô thị,
diện tích đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh đã tăng gấp 3 lần, từ 5.916,7 ha (năm 2005) lên
17.647,9 ha (năm 2015) và cơ cấu sử dụng đất đô thị cũng có nhiều biến đổi.


15

Bảng 2.30. Cơ cấu đất đô thị phân theo các đô thị tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2005 - 2015
Năm 2005
Năm 2015
Tổng
Đất phi
Tổng
Đất phi
DT
Đất NN
NN

DT
Đất NN
NN
Toàn tỉnh
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
TP. Bắc Ninh
44,5
32,7
56,6
46,8
44,3
50,0
TX. Từ Sơn
0,5
0,1
1
34,8
34,2
36,1
Các đô thị còn lại
55
67,2
42,4
18,4
21,5

13,9
Mức độ biến động diện tích đất đô thị tỉ lệ thuận với mức độ ĐTH và tốc
độ ĐTH không gian đô thị ở tỉnh Bắc Ninh.
2.3.1.2. Đô thị hóa làm thay đổi mục đích sử dụng đất đô thị
- Tỉ trọng đất phi NN tăng lên cùng với tỉ trọng các ngành kinh tế phi NN
và tỉ lệ dân đô thị trong quá trình ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh (biểu đồ 2.10).
28.6
 
Năm
 2015
 

94.5
 
51.7
 

Dân
 đô
 thị
 
Kinh
 tế
 phi
 NN
 

13.4
 


Đất
 phi
 NN
 
 
73.7
 

Năm
 2005
 
48.6
 
0
 

10
 

20
 

30
 

40
 

50
 


60
 

70
 

80
 

90
 

100
 

Biểu đồ 2.10. Tỉ lệ dân đô thị, tỉ trọng kinh tế phi NN và tỉ lệ đất phi NN tỉnh
Bắc Ninh năm 2005 và năm 2015
- Diện tích các khu vực chức năng trong đô thị đã thay đổi trong quá trình
ĐTH: Khu vực dân cư sinh sống trong các đô thị của tỉnh Bắc Ninh đã tăng từ
1.068,6 ha (năm 2005) lên 2.737,8 ha (năm 2015), đã tăng thêm 1.669,2 ha
trong giai đoạn 2005 – 2015. Khu vực CN, thương mại và hạ tầng đô thị tăng từ
1.599,3 ha (năm 2005) lên 5.597,1 ha (năm 2015), đã tăng thêm 3.997,8 ha
trong thời kì trên. Khu vực dành cho NN trong đô thị đã tăng từ 3.000,6 ha
(năm 2005) lên 8.432,6 ha (năm 2015), đã tăng thêm 5.431,9 ha.
- Tỉ trọng đất NN trong cơ cấu sử dụng đất đô thị giảm là phù hợp với xu
thế phát triển và đáp ứng nhu cầu của ĐTH.
- ĐTH dẫn đến những biến đổi về mặt không gian trong sử dụng đất đô thị
ở TP. Bắc Ninh và TX.Từ Sơn. (Bản đồ Cấu trúc không gian đô thị TP. Bắc
Ninh và Cấu trúc không gian đô thị TX. Từ Sơn)

Sau 10 năm thực hiện ĐTH, diện tích đất đô thị không chỉ tăng lên gấp 3
lần mà tỉ lệ đất đô thị giữa các địa phương đã có nhiều thay đổi. Năm 2015, tỉ lệ
đất đô thị ở TP.Bắc Ninh và TX. Từ Sơn đều tăng lên. TP. Bắc Ninh chiếm
46,8%, TX. Từ Sơn chiếm 34%, các đô thị còn lại chỉ chiếm 18,4% trong diện
tích đất đô thị toàn tỉnh. Như vậy, diện tích đất đô thị chỉ được mở rộng ở 02 đô


16

thị lớn, các đô thị còn lại diện tích vẫn không đổi. Ở những địa phương có tỉ lệ
dân đô thị cao hoặc tăng nhanh thì đất đô thị ở đó biến động mạnh về cả diện
tích, cơ cấu sử dụng và cả về mặt không gian.
2.3.2. Sử dụng đất đô thị và phát triển kinh tế - xã hội ở những khu vực đang
diễn ra đô thị hóa
Hiện nay, bên cạnh những hệ quả tích cực từ quá trình chuyển đổi mục đích
sử dụng đất NN để thực hiện ĐTH vẫn còn tồn tại những tiêu cực trong quá trình
phát triển KT - XH ở một số địa phương. Ở tỉnh Bắc Ninh, TP. Bắc Ninh và TX.
Từ Sơn có diện tích đất NN bị chuyển đổi lớn nhất đồng thời đây là 2 địa phương
có ĐTH nhanh nhất. Trong đó, TX Từ Sơn có nhiều chuyển biến trong sử dụng
đất và các mặt KT - XH hơn TP. Bắc Ninh trong thời kì trên.
Với mong muốn đi sâu vào đánh giá mối quan hệ giữa sử dụng đất đô thị
và quá trình phát triển KT - XH, tác giả đã chọn 2 phường thuộc TX. Từ Sơn
làm địa bàn nghiên cứu đó là: (P.) Đình Bảng và phường Đồng Nguyên.
2.3.2.1. Khái quát về hộ điều tra và tình hình thu hồi đất NN ở P. Đình Bảng và
P. Đồng Nguyên. Tác giả chọn 60 hộ để điều tra, trong đó có 30 hộ ở P. Đồng
Nguyên, và 30 hộ ở P. Đình Bảng. Quá trình thu hồi đất NN ở P. Đồng Nguyên
và P. Đình Bảng kéo dài từ năm 2000 đến năm 2015 để xây dựng các khu đô
thị, các cơ quan hành chính và các công trình công cộng trong đô thị.
Mục đích thu hồi đất rất khác nhau ở 60 hộ trên. Có 38,3% số hộ bị thu hồi
đất để xây dựng KCN (các hộ này tập trung ở P. Đồng Nguyên), 45% số hộ bị

thu hồi đất để xây dựng khu ĐTM và 16,7% số hộ bị thu hồi đất để xây dựng
các công trình công cộng trong đô thị (các hộ này tập trung ở P. Đình Bảng).
- Biến động diện tích đất NN trước và sau thu hồi: Diện tích đất NN ở địa
bàn nghiên cứu đã biến đổi nhiều trước và sau khi bị thu hồi. Trước khi bị thu
hồi, diện tích đất NN bình quân là 4,12 sào/hộ. Sau khi thu hồi, chỉ tiêu này chỉ
còn 1,28 sào/hộ. Như vậy, trung bình mỗi hộ bị thu hồi 2,84 sào đất NN, trong
đó phần lớn là đất lúa. Đất NN bị mất đi ở cả 2 phường, trong đó phường Đồng
Nguyên bị mất nhiều hơn.
- Giá đất được đền bù và mức độ hài lòng của người nông dân. Trong tổng
số 60 hộ điều tra có 37 hộ (62,7%) không hài lòng, 22 hộ (37,3%) hài lòng với
giá đất nhà nước đã đền bù. Mức độ hài lòng về giá đất còn khác nhau giữa 2
phường mà tác giả đã nghiên cứu.
- Vấn đề sử dụng tiền đất NN đã được đền bù ở các hộ nông dân: Trong
tổng số các câu trả lời có: 50% số câu trả lời dùng tiền để xây nhà, 35% dùng
tiền để mua sắm đồ dùng cho gia đình, 35% gửi tiết kiệm, 30% dùng để làm
vốn mở cửa hàng kinh doanh, 3,3% dùng tiền xây nhà trọ cho công nhân thuê,
6,7% dùng tiền để học nghề mới, 18% dùng tiền để cho con đi học.
2.3.2.2. Sử dụng đất đô thị (thu hồi đất NN) tác động đến phát triển KT- XH
- Thay đổi về nghề nghiệp: Sau khi thu hồi đất, số nghề nghiệp giảm đi
(111/60 hộ), trong số này, nghề nông giảm mạnh nhất, chỉ còn 24/60 hộ. Trong
đó, phường Đồng Nguyên trước khi thu hồi đất, 100% số hộ điều tra làm NN,
nay chỉ còn 6 hộ (20%). Số hộ chuyển sang kinh doanh tăng đáng kể (từ 22 lên


17

34 hộ). Số hộ kinh doanh tăng thêm nhiều nhất là ở phường Đồng Nguyên. Số
hộ dịch vụ tăng lên, tập trung chủ yếu ở phường Đình Bảng (từ 1 lên 10 hộ). Số
hộ làm nghề thủ công truyền thống giảm ở cả 2 phường. Ở phường Đồng
Nguyên chỉ có 4/30 hộ có người nhà được tuyển dụng vào làm ở KCN.

- Thay đổi về thu nhập: Trước thu hồi đất, ở phường Đồng Nguyên, hầu hết
hộ gia đình có thu nhập từ 3 triệu đồng trở xuống trong khi thu nhập ở ở
phường Đình Bảng từ 5 triệu đồng trở lên. Sau khi thu hồi đất, mức thu nhập
của một hộ ở phường Đồng Nguyên từ 5 - 10 triệu đồng, còn ở phường Đình
Bảng từ 10 - 20 triệu đồng.

Biểu đồ 2.18. Biểu đồ cơ cấu thu nhập phân theo nghề nghiệp trước khi thu hồi đất

Biểu đồ 2.19. Biểu đồ cơ cấu thu nhập phân theo nghề nghiệp sau khi thu hồi đất
- Thay đổi về cảnh quan đô thị, môi trường sống của người dân ở những
khu vực nông thôn chuyển thành đô thị
• Thay đổi về nhà ở: Theo những kết quả nghiên cứu ở trên, hơn 50%
trường hợp được hỏi đã dùng tiền đền bù đất để xây nhà ở. Bởi vậy, sự biến đổi
về nhà ở của người dân là chỉ tiêu biến động rõ rệt hơn so với các chỉ tiêu khác.
• Thay đổi về đồ dùng trong gia đình: Ở cả 2 phường tác giả nghiên cứu, tỉ
lệ hộ dùng tiền mua sắm đồ dùng trong gia đình đều ở mức cao. So với trước
khi thu hồi đất, đồ dùng trong 60 hộ gia đình đã thay đổi so với trước đó: 3 hộ
đã có ô tô riêng, số hộ có tủ lạnh tăng từ 32 lên 58, số hộ có laptop tăng từ 1 lên
19. Cùng với thay đổi về nhà ở, thay đổi về đồ dùng trong các gia đình đã cho
thấy cuộc sống của người dân nơi đây đã khang trang và hiện đại hơn.
• Một số vấn đề khác về xã hội và môi trường sống: Qua nghiên cứu, tác
giả thấy rằng, chất lượng cuộc sống và cơ hội tìm việc làm của người dân đã
khác khá nhiều sau khi đất NN bị thu hồi và chuyển đổi nghề nghiệp. Trong 60
hộ đã điều tra, có 45 hộ (75% số hộ) cho rằng chất lượng cuộc sống đã được


18

nâng lên, 33 hộ (55% số hộ) cho rằng dễ kiếm việc làm hơn. Tuy nhiên, có 14
hộ (23,4% số hộ) vẫn cho rằng chất lượng cuộc sống không cao hơn, 24 hộ

(40% số hộ) cho rằng cơ hội tìm việc làm vẫn như cũ và 3 hộ (5% số hộ) cho
rằng khó tìm việc làm hơn.
- Thái độ của người dân với việc thu hồi đất NN để thực hiện ĐTH: Ý kiến
đồng tính với chủ trương thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã
chiếm đa số các câu trả lời. Tuy nhiên, mức độ đồng tình lại khác nhau ở 2
phường nghiên cứu. Ở P. Đồng Nguyên, chỉ có chưa đến 60% ý kiến đồng tình
trong khi đó P. Đình Bảng, tỉ lệ này chiếm gần 90%. Qua phỏng vấn, tác giả
nhận thấy, một số hộ không đồng tình không hẳn do giá đền bù thấp mà do
những liên quan đến giải quyết những ảnh hưởng của việc thu hồi đất NN.
Như vậy, dưới tác động của quá trình ĐTH, diện tích đất NN ở một số địa
phương đã giảm đi do được chuyển đổi sang đất phi NN. Bên cạnh những thay
đổi theo chiều hướng tích cực về nghề nghiệp, thu nhập, đời sống vật chất và
tinh thần của người dân là những khó khăn trong việc kiếm tìm sinh kế mới, là
những bất ổn về mặt xã hội, về môi trường cho một bộ phận dân cư sống ở
vùng nông thôn mới chuyển đổi thành đô thị. Trong khi những thay đổi tích cực
trên trở thành động lực của ĐTH thì những vấn đề còn tồn tại ở trên đã phần
nào làm chậm quá trình ĐTH ở địa bàn tác giả điều tra.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT ĐÔ THỊ Ở TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030
3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở
tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Những thành tựu và thách thức trong đô thị hóa
Từ những kết quả phân tích trong chương II, cho thấy ĐTH ở tỉnh Bắc
Ninh vừa mang những đặc điểm chung của ĐTH ở các nước đang phát triển,
vừa có những đặc điểm riêng của ĐTH nước ta. Ngoài những ảnh hưởng đến sử
dụng đất đô thị, ĐTH còn tác động đến nhiều mặt KT - XH ở những khu vực
đang diễn ra ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2005 - 2015.
3.1.1.1. Những thành tựu của quá trình ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh đã khai thác được những lợi thế sẵn có để thực hiện ĐTH. Giai

đoạn 2005 - 2015, có 2 đô thị được nâng cấp, trong đó TP. Bắc Ninh (đô thị loại
II) là đô thị có chức năng tổng hợp, TX. Từ Sơn (đô thị loại IV) là đô thị có
chức năng CN. Diện tích đất đô thị được mở rộng, dân số đô thị tăng lên, khu
vực đô thị ngày càng có vai trò lớn quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH. Quá trình ĐTH đã tạo ra
khá nhiều việc làm mới, thu nhập, ổn định cuộc sống và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân. Lối sống đô thị đã được phổ biến trong nhiều khu vực
dân cư nông thôn mới được chuyển thành đô thị. Tỉnh Bắc Ninh đã thu hút
được nguồn lao động lành nghề, có tay nghề cao. Kiến trúc đô thị ngày càng trở


19

nên phổ biến. Cảnh quan đô thị ngày một hiện đại. CSHT ngày một hoàn thiện.
Văn hóa ứng xử và văn hóa nơi công cộng dân ngày một văn minh hơn.
3.1.1.2. Những thách thức của ĐTH và sử dụng đất đô thị
ĐTH ở Bắc Ninh đã tăng tốc trong một thời gian ngắn, quá trình chuyển
hóa nhanh chóng của một số khu vực từ nông thôn sang đô thị đã khiến CSHT
ở khu vực mới chuyển đổi chưa kịp thay đổi, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn
môi trường đô thị. Từ đó đã nảy sinh một số vấn đề tiêu cực trong đời sống
nhân dân. ĐTH diễn ra không đồng đều giữa các địa phương. Mức độ ĐTH cao
ở tiểu vùng đô thị Bắc sông Đuống, đặc biệt là ở rìa xung quanh TP. Bắc Ninh
những xã ven đường quốc lộ 1A cũ thuộc TX. Từ Sơn. Tiểu vùng đô thị Nam
sông Đuống vào mức độ ĐTH thấp và tốc độ ĐTH chậm. ĐTH nhanh đã dẫn
đến một số vấn đề bất cập nảy sinh trong xã hội đô thị. Phần lớn lao động ở khu
vực nông thôn bị thu hồi đất đã không đủ yêu cầu về trình độ làm việc trong
một số ngành phi NN mới do chưa được đào tạo nghề mới. Vì vậy, sức ép nặng
nề từ vấn đề thiếu việc làm, số người thất nghiệp tăng lên và các tệ nạn xã hội
ngày một phức tạp. Kết quả này thấy rõ thông qua kết quả tác giả đã điều tra và
được trình bày trong mục (2.3). Kiến trúc ở các đô thị vẫn bị chắp vá, chưa hiện

đại, chưa tạo được nét kiến trúc riêng và vẫn bị pha trộn với kiến trúc nông
thôn. ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh mới phát triển theo chiều rộng và chưa theo kịp tốc
độ của quá trình CNH. Trong các đô thị ở tỉnh Bắc Ninh, các khu dân cư vẫn
đan xen với các khu chức năng CN (CCN, CCNLN), khu chức năng NN và khu
chức năng TM nên đã phần nào cản trở việc quy hoạch các đô thị ở tỉnh Bắc
Ninh theo hướng đô thị văn minh và hiện đại. Giá đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh
không ngừng tăng lên do đô thị phát triển cả về diện tích và cả các thành phần
KT - XH trong khi đất đô thị chỉ có giới hạn nhất định. Vì vậy, để phát triển, đô
thị phải mở rộng không gian sang phạm vi của đất NN.
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2050
Theo quy hoạch trên, các đô thị lớn và cực lớn được tổ chức phát triển theo
mô hình chùm đô thị, đô thị đối trọng hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để
hạn chế sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế, phá vỡ cân bằng sinh thái. Vùng Thủ
đô Hà Nội là vùng đô thị lớn, trong đó Hà Nội là đô thị trung tâm. Tỉnh Bắc
Ninh nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội với TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn sẽ trở
thành những thành phố vệ tinh cho Hà Nội trong tương lai.
3.1.3. Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội
Theo quy hoạch trên, tỉnh Bắc Ninh sẽ nằm trong phạm vi vùng Thủ đô Hà
Nội. Theo định hướng phát triển hệ thống đô thị trong vùng, tỉnh Bắc Ninh có
TP. Bắc Ninh là trung tâm cấp vùng về thương mại, du lịch văn hóa - lịch sử.
Ngoài ra, huyện Yên Phong là một trong các đô thị chuyên ngành gắn với trung
tâm đào tạo, công nghệ cao. P. Nam Sơn của TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn là
đô thị đại học với 3 làng đại học của vùng Thủ đô Hà Nội.


20

3.1.4. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, định hướng
đến năm 2050

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng định hướng ĐTH cho
tỉnh Bắc Ninh bởi một trong những mục tiêu quan trọng được đưa ra trong Quy
hoạch là: xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành vùng đô thị lớn, trong đó đô thị lõi
Bắc Ninh chủ yếu được hình thành trên cơ sở TP. Bắc Ninh, TX. Từ Sơn,
huyện Tiên Du giữ vai trò là đầu tầu hạt nhân thúc đẩy phát triển KT - XH của
tỉnh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, làm tiền đề xây dựng Bắc Ninh trở thành thành
phố trực thuộc Trung Ương. Các chỉ tiêu về sử dụng đất được đưa ra trong quy
hoach là: Tỉ lệ đất phi NN sẽ tăng lên 46,5% (năm 2020) và 53,8% (2030). Tỉ lệ
đất phi NN và đất chưa sử dụng sẽ giảm xuống còn 53,5% (2020) và 46,2%
(năm 2030). Ngoài ra trong quy hoạch còn có những định hướng về tổ chức
lãnh thổ và định hướng phát triển hệ thống đô thị.
3.2. Định hướng ĐTH và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030
3.2.1. Định hướng phạm vi, chức năng đô thị
- Định hướng phạm vi đô thị: Đến năm 2030, phạm vi ranh giới của đô thị
Bắc Ninh bao gồm TP. Bắc Ninh, huyện Tiên Du, TX. Từ Sơn và các xã Hán
Quảng, Yên Giả, Chi Lăng thuộc huyện Quế Võ với diện tích là 26.326 ha.
- Định hướng chức năng đô thị: Đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh sẽ là vùng đô
thị lớn, trong đó đô thị lõi Bắc Ninh được hình thành trên cơ sở TP. Bắc Ninh, TX.
Từ Sơn và huyện Tiên Du. Đây là những đô thị có vai trò là “đầu tầu và hạt nhân”
thúc đẩy phát triển KT- XH cho tỉnh Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại I và trong
tương lai sẽ trở thành đô thị trực thuộc trung ương.
3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đô thị
- Định hướng quy mô và tỉ lệ dân số đô thị: Năm 2030, dân đô thị sẽ đạt
khoảng 1,3 triệu người, tỉ lệ dân đô thị đạt 65%.
- Định hướng phát triển kinh tế: Căn cứ vào những thành tựu về kinh tế
trong thời gian qua, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế đến năm 2030 được đưa ra
như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm: giai đoạn 2010 - 2020 là 12% 13%, giai đoạn 2021 - 2030 là 14% - 15%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng CNH. Đến năm 2030, tỉ trọng của các ngành CNXD, DV và NN sẽ
lần lượt là 50%, 47% và 3%. Thu nhập bình quân năm 2030 sẽ được nâng lên là

200 triệu đồng.
3.2.3. Định hướng sử dụng đất đô thị
Đến năm 2030, diện tích đất xây dựng đô thị ở tỉnh Bắc Ninh sẽ tăng lên
đến 23.000 ha và đến năm 2050, diện tích này sẽ lên đến 34.400 ha.
3.2.4. Định hướng hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị
- Định hướng quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị: Hình thành các
trục giao thông chủ đạo gồm các đường giao thông quốc gia, đường tỉnh và các
trục đường liên kết với các đô thị như Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, quốc lộ 1A,
cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Quảng Ninh, quốc lộ 18 cũ, cao tốc quốc lộ 3,
quốc lộ 17, quốc lộ 38, đường vành đai 4, đường tỉnh 295B, 295C, 285B, 282B,


21

287. Xây dựng 06 cầu mới vượt sông: 03 cầu qua sông Đuống, 02 cầu qua sông
Cầu và 1 cầu qua sông Thái Bình. Hình thành 07 “cửa ngõ” chính gồm: “Bắc
Ninh - Hà Nội” trên quốc lộ 1, “Bắc Ninh - Nội Bài” trên cao tốc Nội Bài - Bắc
Ninh - Quảng Ninh, “Bắc Ninh - Thái Nguyên” trên vành đai 3, “Bắc Ninh Bắc Giang” trên quốc lộ 1, “Bắc Ninh - Hạ Long” trên quốc lộ 18, “Bắc Ninh Hưng Yên” trên vành đại 4, “Bắc Ninh - Hải Dương” trên quốc lộ 38. Xây mới
một số tuyến vành đai đường sắt đô thị trên cao khép kín của đô thị trung tâm
Bắc Ninh kết nối với khu vực đô thị Từ Sơn - khu vực đô thị Lim - khu vực đô
thị Bắc Ninh - khu đô thị Đại Kim - khu đô thị Nam Sơn - khu du lịch Phật
Tích và xây dựng thêm một số ga mới gắn với các trung tâm TM - DV lớn.
Nâng cấp và mở rộng các tuyến xe bus công cộng nối liền Bắc Ninh - Hà Nội
và tuyến nội bộ của đô thị để tạo nên sự kết nối giữa các đô thị trong tỉnh và các
đô thị trong vùng Thủ đô. Xây dựng hệ thống tàu điện ngầm và đường sắt đô thị
trên cao theo tuyến ĐT 295C, QL38 và hệ thống đường sắt trên cao theo các
tuyến đường trục liên kết Đông - Tây, Bắc - Nam.
- Định hướng cấp điện và chiếu sáng đô thị: Đến năm 2030, mạng lưới
điện đô thị ở tỉnh Bắc Ninh tiếp tục duy trì sử dụng nguồn điện quốc gia, xây
mới các trạm biến áp, hoàn thiện mạng lưới điện ngầm dưới lòng đất theo các

trục phố chính, nâng cấp hệ thống đèn chiếu sáng đô thị.
- Định hướng thông tin và bưu chính viễn thông: nâng cao chất lượng
mạng viễn thông tiến đến phát triển DV bưu chính điện tử.
- Định hướng cấp, thoát nước và xử lí chất thải: Xây mới và mở rộng,
nâng cấp công suất các nhà máy nước, mạng lưới đường ống, trạm bơm tăng áp
và các công trình phụ trợ. Nâng cấp nhà máy xử lý chất thải rắn tại khu vực xã
Phù Lãng, huyện Quế Võ và xây mới các nhà máy xử lý chất thải rắn tại khu
vực Từ Sơn, Tiên Du.
3.2.5. Định hướng cấu trúc không gian đô thị
- Định hướng hệ thống đô thị: Hệ thống đô thị tỉnh Bắc Ninh được phát triển
theo chùm đô thị hướng tâm và được chia thành 2 giai đoạn. Từ năm 2014 – 2020
phát triển các đô thị ở các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế tổng hợp, các đô thị
gắn với khu CN. Từ năm 2021 - 2030, phát triển không gian đô thị theo mô hình
“đô thị sinh thái”. Đô thị lõi Bắc Ninh đạt đô thị loại I vào năm 2025 và TP. Bắc
Ninh (toàn tỉnh) là thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2026. Năm 2030, hệ
thống đô thị Bắc Ninh gồm có 1 đô thị loại I, 03 đô thị loại IV, 02 chùm đô thị.
- Định hướng mô hình phát triển đô thị: Đô thị tỉnh Bắc Ninh được phát
triển theo 3 hành lang tạo thành tam giác phát triển đô thị. Trọng tâm của tam
giác phát triển là khu vực Phật Tích. Trong đó TX. Từ Sơn, huyện Tiên Du và
P. Nam Sơn là các trọng điểm có vai trò động lực phát triển đô thị cho cả tỉnh.
- Định hướng tổ chức không gian đô thị: Năm 2030, tỉnh Bắc Ninh sẽ bao
gồm 1 phân khu đô thị trung tâm (đô thị Bắc Ninh) và 3 phân khu đô thị vệ tinh
(Từ Sơn, Tiên Du và Nam Sơn).
ü Định hướng tổ chức không gian các khu vực chức năng đô thị, gồm có:
Định hướng tổ chức các trung tâm hành chính, khu vực chức năng CN, khu vực
chức năng TM, khu vực du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử cùng


22


với phát triển đô thị, khu vực phát triển y tế, giáo dục và các công trình văn hóa.
3 .3 . M ộ t s ố g iả i p h á p t h ự c h iệ n đ ô th ị h ó a v à s ử d ụ n g đ ấ t đ ô
th ị
Luận án đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện ĐTH và sử dụng đất ở tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2030 trên cơ sở phân tích, đánh giá những thành tựu, những
hạn chế, những tồn tại trong quá trình ĐTH và sử dụng đất đô thị trong giai
đoạn 2000 - 2015, đặc biệt là những định hướng đã đề ra đến năm 2030.
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý đô thị
Điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất chi tiết hơn, cụ thể hơn và có tầm chiến
lược hơn. Cần có những quy hoạch tổng thể, chi tiết không chỉ cho khu vực đô thị
mà còn mở rộng sang các các vùng xung quanh các đô thị để tạo nên sự phát triển
đồng bộ giữa khu vực nội thị, ngoại thị và vùng nông thôn. Điều chỉnh lại một số
chỉ tiêu ĐTH trong quy hoạch, không nên đặt ở mức cao quá và nên gần với thực
tế để tránh khó khăn cho việc hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra. Cần có chính sách
nhằm phát huy lợi ích và giảm rủi ro cho người nông dân ở các vùng ĐTH. Cải
cách hành chính để tạo nên sự đồng bộ trong hệ thống văn bản quản lý đô thị. Cần
ứng dụng hệ thống thông tin quản lý (MIS) trong quản lý dân cư và lao động, hệ
thông tin địa lý (GIS) trong quản lý và sử dụng đất đô thị.
3.3.2. Đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị
- Đầu tư, mở rộng và nâng cấp mạng lưới GTVT, trong đó chú trọng phát
triển mạng lưới giao thông công cộng như xe bus, tàu điện ngầm, các tuyến
đường sắt đô thị, hệ thống cảng sông.
- Đầu tư xây dựng thêm hệ thống đèn chiếu sáng, khu vực chứa rác và nhà
máy xử lí rác thải, xây dựng và lắp đặt hệ thống nước sạch, cải tạo hệ thống
thoát nước và hệ thống cây xanh.
3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn lao động để thực hiện đô thị hóa
- Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động để thực hiện ĐTH và CNH.
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút lực lượng lao động đã qua đào tạo, lao
động có chất lượng tốt và lao động lành nghề.
- Xây dựng các chương trình đào tạo nghề cho đối tượng đầu vào là học sinh tốt

nghiệp THCS và lao động NN muốn chuyển sang lao động trong lĩnh vực phi NN.
- Tạo việc làm mới để giảm tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, giảm
tỉ lệ thất nghiệp ở 2 đô thị lớn.
3.3.4. Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong phát triển đô thị
- Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước với những chính sách thông thoáng, mở
rộng và đẩy mạnh nhiều hình thức liên doanh hơn nữa.
- Nguồn vốn đầu tư cần được tỉnh Bắc Ninh phân bổ đồng đều giữa các
lĩnh vực kinh tế.
- Với cuộc cách mạng KHKT 4.0, tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút vốn đầu
tư vào các lĩnh vực CN sạch và các ngành DV, TM.


23

3.3.5. Tạo mối liên kết các đô thị trong tỉnh và gắn kết các đô thị tỉnh Bắc
Ninh với vùng Thủ đô Hà Nội
Tạo được mối liên kết giữa các đô thị trong tỉnh Bắc Ninh với các đô thị
trong vùng Thủ đô nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH trong mạng lưới đô thị,
từ đó thúc đẩy quá trình phát triển KT - XH cho toàn tỉnh Bắc Ninh.
Tạo sự gắn kết các đô thị của Bắc Ninh với các đô thị khác trong vùng Thủ
đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng giúp cho tỉnh Bắc Ninh phát
huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên và các điều kiện KT - XH.
3.3.6. Đô thị hóa gắn liền với phát triển khu vực nông thôn
- Trong sản xuất NN, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với
điều kiện sống đô thị cùng với phát triển một nền NN đô thị bền vững.
- Thực hiện ĐTH cần đi đôi với việc kế thừa, bảo vệ những nét văn hóa đặc
trưng để nó không bị mai một.
- Phát huy thế mạnh sẵn có của các làng nghề truyền thống để từ đó phát
triển các ngành TM, du lịch trong các làng nghề nhằm giải quyết lực lượng lao

động tại chỗ.
- Tổ chức sản xuất NN ở vùng nông thôn hóa thành thị theo mô hình các
doanh nghiệp, chuyển từ mô hình sản xuất sang mô hình sản xuất gắn với kinh
doanh, tạo nên những kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh cho người dân trong
nền kinh tế thị trường.
3.3.7. Giải pháp trong sử dụng đất
- Gắn kết chặt chẽ giữa Quy hoạch sử dụng đất và Quy hoạch phát triển đô
thị dựa trên Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 và định
hướng đến năm 2050.
- Cần phải hài hòa và cân bằng giữa các mục đích sử dụng đất.
- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm đất, đặc biệt là đất NN bởi đất đô thị có nguồn
gốc từ đất NN. Quỹ đất NN tối thiểu cần phải đủ để phát triển NN nhằm đảm
bảo an ninh lương thực cho đô thị và các địa phương khác trên toàn tỉnh.
- Quản lí đất đô thị theo hình thức tổ chức kinh doanh tài sản cho phù hợp
với yêu cầu phát triển KT - XH của đô thị.
- Cần thực hiện nghiêm túc định hướng sử dụng đất đã đề ra để tránh xung
đột sử dụng đất ở những vành đai xanh và những vùng ngoại ô.
KẾT LUẬN
1. ĐTH là một hiện tượng tất yếu khách quan trong quá trình phát triển
KT - XH. ĐTH chứa đựng những biến đổi về hành chính, về dân cư - lao
động, về văn hóa, về kinh tế - xã hội, về cảnh quan và CSHT đô thị. Bắc Ninh
là một tỉnh nằm trong vùng KTTĐBB, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội
nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế và thực hiện ĐTH. CNH cùng với
những chính sách ưu tiên phát triển CN đã giúp cho mạng lưới đô thị ở tỉnh
Bắc Ninh có một bước tiến rõ rệt.


24

2. ĐTH ở tỉnh Bắc Ninh bắt đầu vào đầu những năm 2000 nhưng bắt đầu

tăng tốc vào năm 2006 và đạt tốc độ cao nhất vào năm 2008. Tốc độ tăng dân
số đô thị trung bình giai đoạn 2005 - 2010 đạt 12,5%, là khi TP. Bắc Ninh và
TX. Từ Sơn được nâng cấp. Tốc độ đó giảm dần vào giai đoạn sau, 2010 -2015
(4,2%) vì lúc này số dân đô thị ở đây tăng lên do gia tăng tự nhiên và quá trình
chuyển cư. Tốc độ tăng dân số đô thị trung bình cho cả giai đoạn 2005 - 2015 là
9,3%. Tuy tốc độ ĐTH cao như vậy nhưng tỉ lệ dân đô thị ở đây vẫn thấp, chỉ
đạt 28,3% (năm 2015), thấp hơn mức trung bình của ĐBSH và của cả nước.
Điều này cho thấy trình độ ĐTH ở đây vẫn chưa tương xứng với CNH.
ĐTH diễn ra không đồng đều trên toàn tỉnh Bắc Ninh mà chỉ tập trung vào 2
đô thị lớn là TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn bởi đây là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất
trong cả tỉnh. Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi nên đô thị Từ Sơn đã nhận được sức lan
tỏa về mọi mặt từ Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, 2 đô thị trên ngày càng có sức hút lớn
đối với dân cư, lao động ở những vùng nông thôn trong và ngoài tỉnh. Ngược lại, ở
các đô thị khác, tỉ lệ dân đô thị thấp, KT - XH kém phát triển hơn nên sức hấp dẫn
đối với dân cư, lao động trong và ngoài tỉnh còn chưa cao.
Cấu trúc không gian đô thị có một số thay đổi nhất định. Trong giai đoạn 2005
- 2015, số lượng đô thị và mật độ đô thị có tăng lên so với giai đoạn trước đó. Ngoài
ra, tỉnh Bắc Ninh đã có 2 đô thị được nâng cấp từ đô thị loại IV lên đô thị loại II
(TP. Bắc Ninh) và từ đô thị loại V lên đô thị loại IV (TX. Từ Sơn). Những đô thị có
quốc lộ 1A đi qua (TP. Bắc Ninh, thị trấn Lim và TX. Từ Sơn) đã bước đầu tạo nên
một hành lang đô thị kết nối mạng lưới đô thị tỉnh Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội.
3. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở tỉnh Bắc Ninh đều chuyển dịch khá
nhanh theo hướng CNH trong quá trình ĐTH. Tỉ lệ lao động phi NN đã tăng
nhanh trong cơ cấu lao động. Tỉ trọng các ngành phi NN ngày càng chiếm tỉ
trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở Bắc Ninh nhanh hơn tốc độ ĐTH.
4. Đất đai đô thị là yếu tố chịu tác động mạnh nhất của ĐTH. Giai đoạn 2005 2015, ở tỉnh Bắc Ninh đã thay đổi về diện tích, về cơ cấu sử dụng, về không gian
trong sử dụng đất đô thị. Diện tích đất đô thị đã tăng gấp 3 lần, trong đó đất phi NN
đô thị tăng gấp 3,9 lần, đất NN đô thị tăng 2,8 lần. Năm 2015, đất phi NN chiếm
51,7% trong cơ cấu sử dụng đất đô thị, trong đó đất chuyên dùng chiếm 31,7%. Tỉ lệ

đất đô thị so với đất tự nhiên của toàn tỉnh đã tăng từ 7,7% (năm 2005) lên 21,4%
(năm 2015). Những chuyển biến tích cực trong sử dụng đất đô thị chỉ diễn ra chủ yếu
ở 2 đô thị lớn (TP. Bắc Ninh và TX. Từ Sơn), nơi có ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh.
Dưới tác động của ĐTH, đất đô thị không chỉ thay đổi về diện tích, cơ
cấu sử dụng mà còn thay đổi về mặt không gian. Bên cạnh các khu vực chức
năng CN, NN mới được hình thành trong quá trình ĐTH là các khu vực
chức năng TM cũng trở nên sầm uất ở các khu phố cũ và những khu vực
trước đây là vùng sản xuất NN. Bên cạnh những hiệu quả tích cực từ chuyển
đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện ĐTH, đã nảy sinh một số vấn đề tiêu
cực về KT - XH ở một số địa phương đang diễn ra ĐTH.
5. Trong tương lai, đô thị tỉnh Bắc Ninh sẽ phát triển theo 3 hành lang và tạo
thành tam giác phát triển đô thị. Trọng tâm của khu vực này là khu Phật Tích. Từ


25

các cực Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du và Nam Sơn sẽ hình thành hành lang đô thị,
hành lang sáng tạo và hành lang sinh thái. Các phân khu đô thị: Bắc Ninh, Tiên
Du, Nam Sơn, Từ Sơn sẽ được hình thành vào năm 2030.
Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định song trình độ ĐTH ở tỉnh Bắc
Ninh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Để ĐTH đạt được trình độ cao
hơn, phù hợp với trình độ của CNH và để khai thác được những lợi thế so sánh,
những giải pháp đã được đề xuất, đó là giải pháp về quy hoạch - quản lí đô thị,
giải pháp về CSHT, giải pháp về thu hút và sử dụng vốn đầu tư, giải pháp về dân
cư lao động, giải pháp về sử dụng đất.


×