Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.02 KB, 86 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------

HÁN THỊ NGỌC ANH

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
LUYỆN VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH
ẢNH TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 4, 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trƣờng
Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tận
tình truyền thụ cho tôi kiến thức, phƣơng pháp giảng dạy ở tiểu học… giúp
cho việc học tập, nghiên cứu, tiếp thu tri thức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ
của tôi đạt kết quả nhƣ mong muốn.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S Vũ Thị
Tuyết, ngƣời đã hƣớng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận của mình. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy
cô giáo, các em HS trƣờng Tiểu học Thị trấn A – Đông Anh – Hà Nội và
trƣờng Tiểu học Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc đã giúp đỡ tôi trong quá
trình khảo sát thực tế tại trƣờng.
Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô


giáo và các bạn đọc để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Hán Thị Ngọc Anh


BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

BPTT

: biện pháp tu từ

GV

: giáo viên

HS

: học sinh

NXB

: nhà xuất bản

SGK

: sách giáo khoa


SGV

: sách giáo viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH ẢNH ................ 7
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 7
1.1.1. Một số vấn đề lí luận về bài tập trong dạy học Tập làm văn.................. 7
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................ 8
1.1.3. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 4, 5 ......................................................... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 23
1.2.1. Các dạng bài tập về văn miêu tả trong chương trình TLV lớp 4, 5 ...... 23
1.2.2. Thực trạng hoạt động dạy- học luyện viết câu văn có hình ảnh cho
học sinh lớp 4, 5 .............................................................................................. 25
1.3. Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................... 27
Chƣơng 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP LUYỆN VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH
ẢNH CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 ................................................................... 28
2.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập.................................................................... 28
2.1.1. Nguyên tắc hướng đến mục tiêu môn học ............................................. 28



2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học
sinh................................................................................................................... 29
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính khoa học ............................ 31
2.2. Xây dựng hệ thống luyện viết câu văn có hình ảnh ................................. 32
2.2.1. Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh dựa trên lõi câu cho
trước ................................................................................................................ 32
2.2.2

Dạng bài tập từ các từ cho trước viết thành câu văn có hình ảnh..... 39

2.2.3. Dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh theo yêu cầu cho
trước ................................................................................................................ 43
2.2.4. Dạng bài tập sửa chữa các câu viết sai thành câu đúng. ..................... 53
2.3. Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................... 56
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM........................................................................... 57
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 57
3.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 57
3.3. Địa bàn và thời gian thực nghiệm ............................................................ 57
3.4. Cách thức thực nghiệm ............................................................................ 57
3.5. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................ 57
3.6. Giáo án thực nghiệm ................................................................................ 58
3.7. Nhận xét kết quả thực nghiệm ................................................................. 68
3.7.1. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 68
3.7.2. Nhận xét chung ...................................................................................... 68
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 73
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 75



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trƣờng tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em đƣợc học tập tiếng Việt chữ viết
với phƣơng pháp nhà trƣờng, phƣơng pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa
học. Học sinh tiểu học chỉ có thể học các môn khác khi có kiến thức tiếng
Việt. Bởi với ngƣời Việt Nam, tiếng Việt là phƣơng tiện giao tiếp, là công cụ
để trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Môn tiếng Việt trong trƣờng tiểu
học có nhiệm vụ hoàn thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
Môn tiếng Việt là công cụ số một, quan trọng bậc nhất ở Tiểu học, là
chìa khóa để đi vào học các môn khác. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân
môn (Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn)
mỗi phân môn có nhiệm vụ nhất định, chúng hỗ trợ nhau để giúp học sinh học
tốt Tiếng Việt. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn rất quan trọng
trong dạy học Tiếng Việt. Nó thể hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất
của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp, tƣ
duy và học tập. Việc dạy các em viết những câu văn có hình ảnh có tác dụng
rất lớn đối với việc hình thành và phát triển óc quan sát, trí tƣởng tƣợng, năng
lực tƣ duy của học sinh. Một bài văn có sinh động, có hấp dẫn, có lôi cuốn
ngƣời đọc hay không là ở việc học sinh biết sử dụng câu văn có hình ảnh. Bài
làm văn đƣợc coi là hay không phải chỉ có những câu, những từ ngữ, những
cách viết, đoạn viết bài đúng mà phải có sức gợi lớn. Nhƣ vậy để đạt đƣợc
những mục tiêu của phân môn, ngƣời học cần luyện tập với nhiều hình thức
phong phú, đa dạng trong quá trình cảm thụ cũng nhƣ xây dựng bài văn.
Ở bậc tiểu học, ngay từ lớp 2, học sinh đã đƣợc làm quen với bài tập
viết câu văn có hình ảnh, lên lớp 3 học sinh đƣợc tiếp xúc nhiều hơn và phải
đến lớp 4, 5 học sinh mới thành thạo trong việc sử dụng các dạng bài tập này.
Hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh có vai trò rất quan trọng để
các em hoàn thành tốt bài văn của mình.


1


Trong thực tế hiện nay, việc viết câu văn có hình ảnh trong văn miêu tả
của các em ở trƣờng tiểu học còn thấp và nhiều hạn chế. Việc viết văn của các
em còn gặp nhiều khó khăn, học sinh viết văn vẫn còn viết quá chân thực,
mộc mạc, các câu văn chƣa có sự gắn kết, còn rời rạc. Học sinh chƣa biết suy
luận, liên tƣởng. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật để viết văn còn ít,
việc dùng từ ngữ còn hạn chế, chƣa phong phú, chƣa biết cách chọn lọc từ
ngữ hình ảnh. Nguyên nhân chính là do học sinh chƣa hiểu sâu sắc về các
biện pháp tu từ vì vậy rất hạn chế trong cách sử dụng các biện pháp đó trong
văn miêu tả, đặc biệt là biện pháp so sánh và nhân hóa, đảo ngữ, điệp ngữ.Mặt
khác giáo viên mới chỉ dạy học sinh lí thuyết mà chƣa cho các em thực hành
nhiều, giáo viên mới chỉ chú ý đến nội dung bài viết mà chƣa chú ý đến hình
thức nên chƣa rèn cho các em viết nhiều.
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau để phát triển vốn từ ngữ,
óc quan sát, trí tƣởng tƣợng cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên việc xây dựng
hệ thống bài tập viết câu văn có hình ảnh trong văn miêu tả sẽ cung cấp cho
trẻ những kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng hữu ích góp phần hình thành giúp
các em phát triển khả năng tƣ duy, tƣởng tƣợng phong phú, bay bổng, qua đó
cũng phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh.
Với tƣ cách là một giáo viên trong tƣơng lai, việc xây dựng hệ thống
bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh sẽ giúp bản thân tôi tích
lũy đƣợc một số kinh nghiệm, kĩ năng tri thức cho hành trang bƣớc vào nghề.
Xuất phát từ những lí do trên và trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi đã
chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh trong
văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5”.
2. Lịch sử vấn đề
Dạy viết câu cho học sinh là một phần không thể thiếu trong dạy học
luyện từ và câu nói riêng và dạy học tiếng Việt nói chung. Bởi rèn kĩ năng


2


viết câu cho học sinh là rèn cho các em một kĩ năng, một công cụ để học sinh
học môn tiếng Việt cũng nhƣ học các môn khác, đồng thời giúp các em có
khả năng giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động lứa tuổi.
Dạy viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lại càng cần thiết hơn bao
giờ hết. Bởi bài làm văn đƣợc coi là đúng hay không đúng không phải chỉ có
những câu, những từ ngữ, cách viết đoạn, viết bài lớn mà phải có sức gợi lớn.
Chính vì vai trò quan trọng của việc hình thành kĩ năng viết câu văn có hình
ảnh nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, những bài viết đề
cập đến trong Tập làm văn.
Sau đây chúng tôi xin trình bày những nghiên cứu có liên quan đến việc
viết câu văn có hình ảnh. Nghiên cứu cách hƣớng dẫn học sinh viết văn có
hình ảnh.
Thuộc hƣớng nghiên cứu này có các công trình nghiên cứu sau:
1/ Lê Hữu Tỉnh, Trần Mạnh Hƣởng (2000) “Giải đáp 88 câu hỏi về
giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học”. Tác giả đã viết: Để rèn luyện kĩ năng viết
bài TLV của học sinh lớp 4 đạt kết quả tốt cần phải rèn viết những câu văn sinh
động, rèn viết những đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý, rèn viết bài
văn có bố cục chặt chẽ, có lời phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại, trong
điểm rèn viết những câu văn sinh động ông còn chỉ rõ giáo viên hƣớng dẫn học
sinh tập mở rộng câu bằng cách sử dụng những hình anh, chi tiết, các biện pháp
so sánh, liên tƣởng làm cho cách diễn đạt cụ thể, chân thực và sinh động.
2/ Lê Phƣơng Nga (2011) “Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu
học”. Tác giả cho rằng một trong những kỹ năng cần rèn để học sinh học giỏi
môn Tiếng Việt là kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ (BPTT). Ngoài ra
công trình này còn đƣa ra một số bài tập hƣớng dẫn HS luyện viết các câu văn
có hình ảnh đẹp.


3


3/ Vũ Ngọc Khánh (2011) “Bí quyết giỏi văn”. Tác giả cho rằng có thể
tạo hình bằng lối so sánh, tác giả còn chỉ rõ so sánh bằng tỉ dụ, so sánh bằng
ẩn dụ, so sánh bằng đối ngẫu.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn có một số công trình
nghiên cứu khác nhƣ: Trần Mạnh Hƣởng (2013) “25 đề kiểm tra học sinh giỏi
Tiếng Việt lớp 4”, Vũ Khắc Tuân (2003) “Bài tập luyện viết văn miêu tả ở
Tiểu học tập 1”, Đinh Trọng Lạc (2001) “99 phương tiện và biện pháp tu từ
Tiếng Việt”, Đinh Trọng Lạc (2002) “Phong cách học Tiếng Việt”, Cù Đinh
Tú (1983) “99 phương tiện và biện pháp tu từ TiếngViệt”, Nguyễn Thái Hòa
(2006) “Từ điển tu từ - Phong cách thi pháp học”.
Và rất nhiều bài báo, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp… nói về
hƣớng nghiên cứu này nhƣ: Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Quyên với
đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh”.
Chúng tôi sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc
và vận dụng linh hoạt vào nghiên cứu đề tài cuả mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp HS có kĩ năng viết câu văn có
hình ảnh để từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học tập làm văn cho học sinh lớp
4, 5 nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung ở trƣờng Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích đề ra, khóa luận phải thực hiện đƣợc các nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu các vẫn đề lí luận để làm cơ sở lí thuyết cho khóa luận
đồng thời điều tra thực tiễn luyện viết câu văn có hình ảnh cho học sinh lớp 4,
5 ở trƣờng tiểu học hiện nay.
- Xây dựng đƣợc hệ thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho

học sinh lớp 4, 5.

4


- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi của hệ
thống bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh mà khóa luận đã xây dựng đƣợc.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hệ thống bài tập luyện viết câu văn
có hình ảnh trong phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của đề tài ở việc tập trung xây dựng loại bài tập
luyện viết câu văn có hình ảnh bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ so sánh,
nhân hóa, đảo ngữ, điệp ngữ trong văn miêu tả của học sinh lớp 4, 5.
5.2.2. Giới hạn phạm vi thống kê, khảo sát.
Khóa luận khảo sát năng lực viết câu văn và bƣớc đầu thể nghiệm các
dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh trên đối tƣợng học sinh lớp 4, 5
trƣờng tiểu học Thị trấn A - Đông Anh - Hà Nội và trƣờng tiểu học Xuân Hòa
– Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
sau:
- Phƣơng pháp tổng hợp
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại
- Phƣơng pháp phân tích
- Phƣơng pháp thực nghiệm
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.

5


Chƣơng 2: Các dạng bài tập luyện viết câu văn có hình ảnh cho học
sinh lớp 4, 5.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ
THỐNG BÀI TẬP VIẾT CÂU VĂN CÓ HÌNH ẢNH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số vấn đề lí luận về bài tập trong dạy học Tập làm văn
1.1.1.1. Khái niệm bài tập:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Bài tập là bài ra cho học sinh làm để vận
dụng những điều đã học”
Đây là quan niệm đƣợc nhiều tác giả của các công trình nghiên cứu lí
luận giáo dục và lí luận dạy học sử dụng khá phổ biến để nghiên cứu về bài
tập. Quan niệm này chủ yếu phù hợp với các bài học lí thuyết và vận dụng
thực hành theo lí thuyết. Cụ thể là lí thuyết đƣợc dạy trƣớc, phần vận dụng
đƣợc dạy sau bằng một hệ thống bài tập. Nhìn chung, các bài tập ở bài học lí
thuyết chủ yếu giúp học sinh nắm chắc các khái niệm lí thuyết, củng cố các
đơn vị lí thuyết vừa học. Tuy nhiên quan niệm cũng đúng với các bài tập nói
chung. Vì đa phần các bài tập luyện tập đƣợc biên soạn thành một bài riêng
đều đƣợc đặt sau các bài học lí thuyết.

Trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng, bài tập đƣợc coi là
phƣơng tiện cơ bản, chủ yếu để thực hiện mục đích. Bài tập là yếu tố không
thể thiếu, có vai trò hết sức quan trọng. Mặt khác, theo quan điểm phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học, hệ thống bài tập hiện nay
không chỉ là bài tập thực hành mà là cả một con đƣờng mà thông qua đó học
sinh tự tìm kiếm tri thức, hình thành những kĩ năng cần thiết cho mình. Nhƣ
vậy có thể hiểu: Bài tập là một hệ thống thông tin xác định bao gồm những

7


điều kiện và những yêu cầu đƣợc đƣa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi
ngƣời học phải có một lời giải đáp. Dạy HS viết câu văn có hình ảnh là giúp
HS hình thành và phát triển các kĩ năng để cuối cùng tạo lập đƣợc những bài
văn sinh động, có hồn. Muốn đạt đƣợc mục đích nêu trên, con đƣờng ngắn
nhất, có tính chất bắt buộc đó là con đƣờng thực hành. Và thực hành thông
qua hệ thống bài tập bao giờ cũng đem lại hiệu quả toàn diện, tốt nhất.
Nhƣ vậy, trong các bài học thực hành rèn luyện kĩ năng có thể hiểu bài
tập là một tập hợp yêu cầu hành động để đạt tới một kết quả nào đó. Nếu là
một hoạt động cùng kiểu lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết thì sẽ hình thành
đƣợc kĩ năng tƣơng ứng. Nói cụ thể hơn trong các bài học thực hành rèn kĩ
năng sử dụng tiếng việt thì việc rèn kĩ năng viết cho học sinh thông qua bài
tập đƣợc coi là rất quan trọng.
1.1.1.2. Cơ sở xây dựng bài tập
- Để hoạt động thực hành đạt hiệu quả, hệ thống bài tập phải đƣợc xây
dựng dựa trên những cơ sở khoa học.
- Trƣớc hết các bài tập phải đáp ứng đƣợc mục tiêu môn học. Một trong
những mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở HS
các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp
trong các môi trƣờng hoạt động của lứa tuổi.

- Các bài tập phải đảm bảo đƣợc các nguyên tắc: khoa học, phát triển và
vừa sức (các nguyên tắc này chúng tôi sẽ trình bày kĩ hơn trong chƣơng 2).
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.2.1. Khái niệm câu
Trong lịch sử ngôn ngữ học, so với các đơn vị ngôn ngữ: âm vị, hình
vị, từ, cụm từ, văn bản thì câu là đơn vị đƣợc nghiên cứu sớm nhất - nó đƣợc
nghiên cứu từ thời cổ đại.
- Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về câu.

8


Theo Diệp Quang Ban (2005), “Câu là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn,
dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy
tắc, ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong
giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói” [1, tr.90].
Theo Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung “Câu là đơn vị của nghiên
cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ
điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá
của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm.
Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” [2, tr.107].
1.1.2.2. Các biện pháp tu từ và việc sử dụng các biện pháp tu từ để viết câu
văn có hình ảnh
a, Khái niệm biện pháp tu từ
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc định nghĩa: “BPTT là những cách phối
hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có
màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ
(tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh)” [8,
tr.142].
Sau đây chúng tôi trình bày quan niệm về bốn biện pháp tu từ này trong

quan điểm của Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”.
b, Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, đảo ngữ, điệp ngữ.
b1. Biện pháp tu từ so sánh
b1.1. Khái niệm so sánh
- “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu
với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có nét tương đồng nào đó để gợi ra
hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc,
người nghe” [8, tr.189).

9


- “So sánh tu từ là một BPTT ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu
hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau
nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”
[8, tr.154].
Theo tác giả Cù Đinh Tú “so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai
đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình
tượng phẩm chất bên trong của một đối tượng” [12, tr.78]. So sánh tu từ bao
giờ cũng gồm hai vế: vế đƣợc so sánh (vế A) và vế so sánh (vế B). Mối quan
hệ giữa vế A với vế B đƣợc gắn với nhau theo công thức sau:
A nhƣ B (tựa, dƣờng nhƣ)
B (hoặc A) bao nhiêu A (hoặc B) bấy nhiêu.
A là B
Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa “so sánh là hình thức diễn đạt tu từ khi
đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai đối tượng có một
nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ
trong nhận thức của người đọc, người nghe”[3, tr.34]. So sánh gồm 4 yếu tố:
cái so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh và cái đƣợc so sánh.
Nhƣ vậy, có thể hiểu: So sánh là đem đối chiếu hai sự vật, hai đối

tƣợng, hai đặc điểm khác loại, khác phạm trù nhau nhƣng có một nét chung,
giống nhau nào đó nhằm diễn đạt một cách hình ảnh và biểu cảm hơn về sự
vật, hiện tƣợng đó.
b1.2) Các dạng so sánh
Cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng Lạc đƣa ra mô
hình chung của so sánh là A × B và mô hình đầy đủ gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố 1: Yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh.
- Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành
động có vai trò nêu rõ phƣơng diện so sánh.

10


- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.
- Yếu tố 4:Yếu tố đƣợc đƣa ra làm tiêu chuẩn so sánh
Kí hiệu: A là vế đƣợc so sánh
B là vế so sánh.
Xét về mặt nội dung, đối tƣợng nằm ở hai vế của phép so sánh là khác
loại, khác phạm trù nhƣng lại có nét giống nhau nào đó, nét giống nhau này
có thể nổi hoặc chìm
- So sánh tu từ nổi: nghĩa là “Cái đƣợc so sánh và các so sánh là các
đối tƣợng cùng loại và có mục đích của so sánh là sự xác lập sự tƣơng đồng
giữa hai đối tƣợng [8, tr.86].
Ví dụ:
Gọi biện pháp so sánh trong câu văn trên là so sánh nổi vì ở đây hiện rõ
cả 4 vị trí. Đặc biệt vị trí 2 – vị trí đặc điểm tƣơng đồng hiện diện rõ nét. Có
thể nói biện pháp so sánh nào không chìm đi điểm tƣơng đồng giữa hai yếu tố
so sánh thì đó là so sánh nổi. So sánh chìm thì khác. Mặc dù vẫn hiện diện hai
vế, nhƣng điểm tƣơng đồng thƣờng không hiện diện bằng từ ngữ. Ngƣời đọc
phải căn cứ vào vế đƣợc đem ra so sánh để khôi phục đặc điểm so sánh.

- So sánh chìm là tạo điều kiện cho sự liên tƣởng rộng rãi hơn để có
thể xác định đƣợc những nét giống nhau giữa hai đối tƣợng ở hai vế từ đó mà
nhận ra đặc điểm của đối tƣợng miêu tả [8, tr.86].
Nhƣ vậy, ta có thể phân biệt so sánh nổi và so sánh chìm thông qua sự
hiện diện hay thông qua nét tƣơng đồng bằng từ ngữ cụ thể.
- So sánh nổi:
Nét tƣơng đồng: Cơ sở của sự so sánh đƣợc thể hiện ra bằng những từ
ngữ cụ thể mà ngƣời nói, ngƣời nghe có thể dễ dàng nhìn thấy.
- So sánh chìm:

11


Nét tƣơng đồng: Cơ sở của sự so sánh không đƣợc thực hiện ra bằng
những từ ngữ cụ thể mà ngƣời nói, ngƣời nghe phải tự phát hiện.
Ví dụ:
- So sánh khác loại
+ So sánh vật với ngƣời
Ví dụ
Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống nhƣ ngƣời bơi ếch giữa
những đầu sông trắng.
+ So sánh ngƣời với vật
Ví dụ
Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng
(Võ Thanh An)
Mẹ già như chuối chín cây
So sánh bà (sống lâu, tuổi đã cao) nhƣ quả ngọt chín rồi (quả đến độ già
giặn, có giá trị dinh dƣỡng cao). So sánh nhƣ vậy để cho ngƣời ngƣời đọc sự
suy nghĩ, liên tƣởng: Bà có tấm lòng thơm thảo, đáng quý, có ích lợi cho cuộc

đời, đáng nâng niu và trân trọng.)
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tƣợng
Ví dụ
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
(Bầm ơi! - Tố Hữu)
Thông qua biện pháp nghệ thuật so sánh cái cụ thể “hạt mƣa” với cái
trừu tƣợng nỗi thƣơng bầm với cặp từ so sánh “bao nhiêu”, “bấy nhiêu” nhà
thơ Tố Hữu đã khắc họa hình ảnh ngƣời mẹ vất vả “ƣớt áo tứ thân” và tình
cảm của ngƣời con đối với mẹ không thể đong đếm đƣợc.

12


 Tác dụng của so sánh
So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc
đƣợc cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tƣ tƣởng, tình cảm sâu sắc.
B2. Biện pháp tu từ nhân hóa
b2.1. Khái niệm nhân hóa:
Tác giả Đinh Trọng Lạc đƣa ra khái niệm về nhân hóa nhƣ sau: “ Nhân
hóa ( còn gọi là nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta
lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con
người nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn,
đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của
mình” [6, tr.87].
Tác giả Trần Mạnh Hƣởng cho rằng: “Nhân hóa là biến sự vật thành
con người bằng cách gắn cho nó những đặc điểm mang tính cách người làm
cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn” [6, tr.102].
Ví dụ:
- Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đào giun.

- Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.
Trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt” tác giả viết:
Có tài liệu gọi nhân hóa là những ẩn dụ, khi chuyển đổi từ những vật vô
sinh sang hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật sang thế giới ý thức của con ngƣời.
Ta vẫn thƣờng nghe nói: điếu cày kêu sòng sọc, gió rít từng đợt, gió thì
thầm, con đƣờng lƣợn quanh, đá đổ mồ hôi, cái bụng muốn đi mà cái chân
không muốn bƣớc, cái ghế kê chân lên bàn, sách nằm trên nóc tủ,…
Những vật vô sinh: điếu cày, gió, con đƣờng… tự nhiên trở nên sống
động nhƣ là những vật trƣớc mắt ta. Lối nhân hóa không phải là hiếm hoi
trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt là ở ngôn ngữ trẻ em, cách nhìn và cách
nói của trẻ em thật nên thơ, ngộ nghĩnh.

13


Trong thơ văn, ta bắt gặp lối nhân hóa trong các sử thi, trƣờng ca Đăm
Săn, Xinh Nhã.Trong thơ ca truyền miệng của dân gian cũng vậy, nhân hóa là
phƣơng thức thể hiện tình cảm đầy thi vị.
Thơ hiện đại dùng nhân hóa trong tả cảnh, nhƣng cảnh vật cũng là nỗi
lòng mang những cung bậc cảm xúc khác nhau của con ngƣời.
b2.2. Các loại nhân hóa.
Tác giả Đinh Trọng Lạc đã phân loại nhân hóa về mặt hình thức, nhân
hóa có thể đƣợc cấu tạo theo 3 cách:
- Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con ngƣời để biểu thị
tính chất của đối tƣợng không phải con ngƣời:
Ví dụ:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay víu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.

(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió hoa sầu vì mưa.
(Ca dao)
- Coi đối tƣợng không phải là con ngƣời nhƣ con ngƣời để tâm tình,
trò chuyện với nhau.
Ví dụ:
Giọt sương đêm long lanh
Nằm nghiêng trên phiến lá.
Lắng tai nghe tiếng đêm
Của làng quê êm ả.
Sương nghe lời chị gió.
Thì thào trong vườn trăng

14


Sương nghe tiếng mầm xanh
Gọi nhau trong lòng đất.
(Giọt sƣơng)
- Dùng những từ chỉ quan hệ thân thuộc của con ngƣời để gọi tên đối
tƣợng không phải là con ngƣời.
Ví dụ:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày.
Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau.
Cậu mèo đã dậy từ lâu.
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
Mụ gà cục tác như điên

Làm thằng gà trống luyên thuyên một hồi.
Cái na đã tỉnh dậy rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay người vui sao.
Chị tre chải tóc bờ ao.
Làn mây áo trắng ghé vào soi gương.
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quoẹt lom khom trong nhà.
(Trần Đăng Khoa)
 Tác dụng của nhân hóa
Làm cho loài vật, cây cối, đồ vật, cây cối… trở nên gần gũi với con
ngƣời, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con ngƣời
b.3. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ
b3.1) Khái niệm đảo ngữ
- Biện pháp đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông
thƣờng của câu văn, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.

15


Theo GS Đinh Trọng Lạc “đảo ngữ là hiện tượng vi phạm có chủ định
trật tự chuẩn mực của các đơn vị lời nói nhằm mục đích tách ra một tố nghĩa
– cảm xúc nào đó” [9, tr.89].
- Đảo ngữ thƣờng đƣợc thực hiện hóa trong những kiểu sau đây: đảo vị
ngữ - động từ ra trƣớc chủ ngữ, đảo vị ngữ - tính từ ra trƣớc chủ ngữ, đảo bổ ngữ
- khách thể, đảo bổ ngữ phƣơng thức của vị từ, đảo lên đầu câu bổ ngữ phƣơng
thức của từ, đảo bổ ngữ chỉ phƣơng thức hay bổ ngữ câu chỉ tình huống – sự vật,
đảo bổ ngữ của câu chỉ nguyên nhân, đảo bổ ngữ của câu chỉ mục đích, đảo vị trí
của vị từ là từ chuyên dụng, đảo vị trí của vị từ là động từ chỉ hành động.
b3.2) Các loại đảo ngữ
- Đảo vị ngữ trƣớc chủ ngữ

Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay…
(Hành trình của bầy ong – Nguyễn Đức Mậu)
(Dòng 2 đảo VN lên trƣớc góp phần nhấn mạnh đƣợc ý nghĩa đẹp đẽ:
Sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục).
- Đảo bổ ngữ của động từ ra trƣớc câu:
Toán là (môn) anh Tuấn rất giỏi.
- Đảo bổ ngữ lên trƣớc trạng ngữ
Lạch cạch cái xe ngựa chuyển bánh.
 Tác dụng của đảo ngữ
Nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật ý cần diễn đạt, giúp cho câu văn, câu thơ
thêm sinh động, hài hòa về âm thanh,…
b4) Biện pháp nghệ thuật Điệp từ, điệp ngữ
b4.1) Khái niệm điệp từ, điệp ngữ
“Điệp ngữ (còn gọi: lặp) là một phương tiện tu từ cú pháp.Đó là sự lặp
lại có ý thức những từ ngữ” [8, tr 90].
Ví dụ:

16


Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha…
(Lê Anh Xuân)
(Từ Việt Nam, tên gọi của đất nƣớc, đƣợc nhắc lại 3 lần (điệp từ) nhằm
nhấn mạnh tình cảm thiết tha gắn bó và yêu thƣơng đất nƣớc).
b4.2) Các loại điệp ngữ
Căn cứ vào tính chất của tổ chức cấu trúc điệp ngữ đƣợc chia ra thành
nhiều dạng:
- Điệp cách quãng

Là kiểu điệp ngữ trong đó ngƣời viết đan xen giữa các từ ngữ này đƣợc
lặp lại bằng các từ ngữ khác.
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng trào.
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên.
(Nguyễn Đức Mậu)
- Điệp liên tiếp:
Là kiểu điệp từ, ngữ trong đó các từ ngữ giống nhau đƣợc lặp lại liên
tiếp trong một ngữ đoạn để tạo ra nội dung bổ sung
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tre buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
- Điệp đầu cuối.

17


Là kiểu điệp từ, ngữ đƣợc vận dụng ở các cấp độ khác: câu, đoạn, văn
bản.Đó là cách sắp xếp từ, ngữ lặp theo các vị trí mở đầu – kết thúc một câu
thơ, một đoạn thơ, một bài thơ.
Voi vận tải trên lưng quân bị
Vào trận sao cho khỏe như voi
(Sư tử xuất quân – Phỏng theo La Phông- ten)
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.

(Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu)
- Điệp cuối - đầu
Là kiểu điệp ngữ mà những từ ngữ đƣợc lặp lại, đƣợc sắp xếp ở các vị
trí kết thúc dòng thơ trên và mở đầu dòng thơ dƣới
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai
(Hai bàn tay em – Huy Cận)
- Điệp đầu
Là điệp tu từ cốt ở việc lặp lại một số yếu tố ở câu đầu trong một số câu
tiếp theo
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

18


(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

19


- Điệp vòng tròn
Là một dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ lớn. Chữ cuối câu đứng trƣớc

đƣợc láy lại thành chữ đầu của các câu sau và cứ thế làm cho câu văn, câu thơ
liền nhau tạo nên sự sinh động hài hƣớc.
“…Chim gi là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim gi…”
(Đồng dao)
- Điệp hỗn hợp
Là kiểu điệp trong đó sử dụng nhiều cách điệp khác nhau trong cùng
một đoạn văn bản.
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”
(Bài xe về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
 Tác dụng của điệp ngữ
Nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa, gây ấn tƣợng mạnh hoặc gợi ra
những cảm xúc trong lòng ngƣời đọc, ngƣời nghe.

20


×