Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng và năng suất cà chua bằng kĩ thuật thuỷ canh trên các nền giá thể khác nhau tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.16 KB, 49 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÀ CHUA BẰNG KĨ THUẬT
THUỶ CANH TRÊN NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
MÃ SỐ: T2015-12

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: Ths. ĐỖ TUẤN TÙNG

THÁI NGUYÊN – 2017




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ: T2015-12
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG


ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÀ CHUA BẰNG KĨ THUẬT
THUỶ CANH TRÊN NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)

Xác nhận của Hội đồng nghiệm thu
(Ký, ghi rõ họ tên)
- Chủ tịch HĐ:……………… .PGS.TS Luân Thị Đẹp
- Phản biện 1:…………………PGS.TS Nguyễn Thị Mão
- Phản biện 2:………………....TS. Dương Trung Dũng

Thái Nguyên, 02/2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.Tínhcấpthiếtcủađềtài...............................................................................................8
2.Mụcđích–Yêucầu......................................................................................................8
2.1Mụcđíchcủađềtài:...................................................................................................8
3.Ýnghĩakhoahọcvàýnghĩathựctiễncủađềtài.........................................................9
Chương 1................................................................................................................. 10

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 10
1.1Kếtquảnghiêncứuvàứngdụngcôngnghệtrồngraukhôngdùngđấttrênthếgiới
........................................................................................................................................10
1.1.1Tìnhhìnhnghiêncứuvàứngdụngcôngnghệtrồngraukhôngdùngđấttrên
thếgiới.......................................................................................................................10
1.1.2Tìnhhìnhnghiêncứuvềtrồngrautrongkhaychậutrênthếgiới.....................12

1.1.3Nghiêncứuvềvậtliệuvàkíchthướckhaychậudùngđểtrồngrau.................13
1.1.4Nghiêncứuvềgiáthểtrồngrautrongkhaychậu.............................................15
1.1.5Nghiêncứuvềdinhdưỡngbónchorautrồngtrongkhaychậu.......................16
1.2Kếtquảnghiêncứuvàứngdụngcôngnghệtrồngraukhôngdùngđấtởtrongnước
........................................................................................................................................20
1.2.1Tìnhhìnhnghiêncứutrongnướcvềgiáthể.....................................................20
1.2.2.Nghiêncứuvềdinhdưỡngbónchorautrồngtrêngiáthể..............................22
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 26

VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 26
2.1.Vậtliệunghiêncứu.................................................................................................26
2.2Nộidungnghiêncứu:...............................................................................................26
2.3Phươngphápnghiêncứu.........................................................................................26
ThínghiệmđượcthựchiệntạiKhunhàlưới-TrườngĐạihọcNôngLâm,từtháng
8/2015đếntháng12/2015............................................................................................26
2.3.1Phươngphápbốtríthínghiệm:........................................................................26
2.3.2Chỉtiêuvàphươngpháptheodõi.....................................................................28
2.3.3.Chămsóc..........................................................................................................28
2.3.4Phươngphápxửlísốliệu..................................................................................29
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ 30

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................... 30
3.1Ảnhhưởngcủagiáthểđếnsinhtrưởng,pháttriểnvànăngsuấtcâycàchua........30
3.1.1.Thờigiansinhtrưởngcủacâycàchua.............................................................30
3.1.2Ảnhhưởngcủagiáthểtớiđộngtháivàtốcđộtăngtrưởngchiềucaocây......31
3.1.3Ảnhhưởngcủagiáthểtrồngtớiđộngtháiralávàtốcđộtăng sốlácủacâycà
chua............................................................................................................................31
3.1.4Ảnhhưởngcủacácnềngiáthểđếnmộtsốyếutốcấuthànhnăngsuất:sự
phâncành,sốhoa/cây,sốquảvàtỷlệđậuquả.........................................................32




3


3.2-Thínghiệm2:Ảnhhưởngcủadungdịchdinhdưỡngđếnsinhtrưởng,pháttriểnvà
năngsuấtcâycàchua.....................................................................................................33
3.2.1Ảnhhưởngcủadinhdưỡngtớitốcđộtăngtrưởngchiềucaocây...................33
3.2.2Ảnhhưởngcủadinhdưỡngtớinăngsuấtvàcácyếutốcấuthànhnăngsuấtcây
càchua.......................................................................................................................34
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................ 36

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 36
4.1Kếtluận....................................................................................................................36
4.2Đềnghị.....................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 37

Tài liệu tham khảo Việt Nam ................................................................................ 37



4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Hàm lượng các nguyên tố cơ bản trong các dung dịch dinh
dưỡng.....................................................................................................................27


Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng, phát triển...........................................................30




Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các nền giá thể đến chiều cao cây của cà
chua........................................................................................................................31
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các nền giá thể đến động thái ra lá................................31
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các nền giá thể đến sự phân cành, số hoa/cây,
số quả và tỷ lệ đậu quả...........................................................................................32


Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua trong các dung dịch.......33
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng tới năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất................................................................................................34



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ CẤP CƠ SỞ

- Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sinh
trưởng và năng suất cà chua bằng kĩ thuật thuỷ canh trên các nền giá thể khác
nhau tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Mã số: T2015-12
- Chủ nhiệm đề tài: Đỗ Tuấn Tùng

Tel.: 0912.766.151

E-mail:
- Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Nông Học – Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 12 tháng

1. Mục tiêu:
- Xác định nền giá thể thích hợp cho cà chua trồng bằng kỹ thuật thuỷ canh
2. Nội dung chính: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng trên
nền các giá thể khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cà chua.
3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội,
v.v…)
- Sản phẩm đào tạo: Mô hình học tập sản xuất cà chua bằng phương pháp
thuỷ canh cho sinh viên
- Sản phẩm khoa học: 01 Bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước
- Khả năng ứng dụng: Lựa chọn được dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho
sản xuất cà chua bằng phương pháp thuỷ canh.


SUMMARY
– Research Project Title: Growth and yield performance of tomato
on diffirent nutrient and growing mediums in hydroponic system
– Code number: T2015-12
– Coordinator: Do Tuan Tung
– Implementing Institution: Faculty of Agronomy – TUAF
– Tel: 0912.766.151

Email:

– Duration: from 2/2015 to 1/2016
1. Objectives:
- Identify effectiveness nutritional environment on growth and yield of
Tomato in hydroponic cultivation
- Identify effectiveness medium materials on growing Tomato in
hydroponic cultivation.
2. Main contents: Study on the effect of different nutritional environment and

medium material on growth and yield of Tomato in hydroponic cultivation
3. Results obtained:
- Training: Modeling hydroponic production of tomato for study purposes
- Science: Scienctific paper
- Application product(s): selected most suitalbe nutritional environment and
medium materials for hydroponic production of tomato.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà chua là loại thực phẩm có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao nên được nhiều
người ưa thích, là một trong những loại rau ưu tiên có chiều hướng phát triển mạnh
về cả chất và lượng. Để sản xuất cà chua với số lượng lớn, cung cấp sản phẩm trong
thời gian dài, độ đồng đều cao, đặc biệt là phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho con
người là mục tiêu của các chuyên gia trong ngành sản xuất rau. Ở nước ta, các nhà
khoa học nghiên cứu chuyên môn theo nhiều hướng khác nhau trong đó tập trung vào
sản suất theo hướng thâm canh kỹ thuật cao. Một trong những hướng ưu tiên nghiên
cứu là trồng cà chua bằng kỹ thuật trồng cây không dùng đất trong nhà kính, nhà lưới.
Trong thời gian đầu dung dịch trồng cây hoàn toàn phải nhập từ nước ngoài nên
giá thành sản phẩm khá cao, sản xuất bị phụ thuộc. Để giảm chi phí sản xuất và có
thể ứng dụng tiến bộ kĩ thuật này một cách rộng rãi, có nhiều công trình nghiên cứu
để tìm ra được dung dịch tự pha chế trong nước nhằm thay thế cho dung dịch nhập
nội nhưng thành phần các muối sử dụng trong các môi trường dinh dưỡng vẫn không
được các nhà nghiên cứu công bố.
Để chủ động có thể tự pha chế môi trường dinh dưỡng nhằm chủ động trồng cà
chua an toàn bằng kỹ thuật thuỷ canh tại Thái Nguyên thì cần phải tìm ra được dung
dịch dinh dưỡng thích hợp làm cơ sở cho việc áp dụng sản xuất rau ăn quả bằng kỹ
thuật thuỷ canh. Do vậy Nhà trường đồng ý cho tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng và năng suất cà chua bằng kĩ thuật
thuỷ canh trên các nền giá thể khác nhau tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”


2. Mục đích – Yêu cầu
2.1 Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các dung dịch dinh dưỡng trên nền các giá thể
khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cà chua.
2.2 Yêu cầu của đề tài: Xác định môi trường dinh dưỡng và giá thể thích hợp cho
sản xuất cà chua bằng phương pháp thuỷ canh.



8


3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá môi trường dinh dưỡng và giá thể thích
hợp trong sản xuất cà chua bằng phương pháp thuỷ canh.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Xác định môi trường dinh dưỡng và nền giá thể thích hợp trong sản xuất cà chua
bằng phương pháp thuỷ canh.



9


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trồng rau không dùng đất
trên thế giới

1.1.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trồng rau không dùng đất trên
thế giới
Hiện nay, nhiều quốc gia trên khắp thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng các công
nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp như công nghệ sinh học, công nghệ nhà
kính, công nghệ hoá học, công nghệ tự động hoá, công nghệ trồng cây không dùng
đất vào sản xuất các sản phẩm rau và hoa cao cấp. Nhờ đó năng suất và chất lượng
rau, hoa trên thế giới tăng lên gấp nhiều lần, mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản
xuất, ví dụ ở một số nước như Hoa Kỳ, Hà Lan, Australia,...
Việc sử dụng các loại nhà để trồng cũng như các thiết bị phục vụ cho công nghệ
sản xuất rau an toàn theo kiểu công nghiệp đã được sử dụng hầu hết các nước trên
thế giới. Trong vòng 10 - 15 năm gần đây, thế giới đã sử dụng nhà kính khoảng 30.000
ha. Nhà lưới đã được áp dụng cả năm châu lục, đặc biệt là địa Trung Hải, Trung Quốc
và Nhật Bản. Riêng trong giai đoạn 1987 - 1988, thế giới sử dụng để trồng rau an
toàn khoảng 1980.000 ha, trong đó Tây Âu 58.000 ha, Đông Âu 18.000 ha. Từ 1960
trở lại đây nhà trồng trở thành công cụ bảo vệ thực vật, là hệ thống điều khiển môi
trường để sản xuất rau an toàn quanh năm (Đường Hồng Dật, 2000).
Australia có tổng số sản lượng lương thực khoảng 25 tỉ đô la Mỹ (USD) trong
đó ngành làm vườn có trị giá 4,5 tỉ USD. Đây là một ngành không những có sản
lượng kinh tế lớn nhất trong các ngành nông nghiệp, mà còn là ngành chiếm một vị
trí xã hội đặc biệt quan trọng vì đã sử dụng nhiều lao động nhất; sử dụng tài nguyên
thiên nhiên hiệu quả nhất và có nhiều cơ hội xuất khẩu cho một thị trường nhập khẩu
thế giới lớn nhất với kim ngạch trên 100 tỉ USD/năm. Để phát triển tốt ngành này,
Australia đã triển khai một ngành gọi là “ngành làm vườn nhà kính - greenhouse
horticulture” nghiên cứu và ứng dụng nhiều kỹ thuật công nghệ cao, đưa ngành làm
vườn trở thành một ngành mũi nhọn cho nông nghiệp Australia.



10



Gần 100% vùng đai xanh ven đô thành phố Sydney, Melbourne v.v... đã sản
xuất rau hoa quả trong nhà kính theo kỹ thuật công nghệ cao vừa bảo đảm an toàn vệ
sinh, năng suất cao, chất lượng tốt, vừa giữ được tính bền vững nông nghiệp. Năng
suất 500 tấn cà chua hoặc 450 tấn dưa chuột/ha/năm không còn là một con số không
tưởng. Nông gia đã có một thu nhập khoảng hơn một triệu đô la Australia/năm trong
một nhà lồng chỉ có diện tích 5.000 m2 (Nguyen Quoc Vong, 2003; 2004)
Trồng rau trên các giá thể: Khác với hệ thống trồng rau trong dung dịch ở chỗ,
khi trồng cây trên các giá thể rễ cây phát triển trên môi trường chất rắn giúp cho cây
có nơi cư trú chắc chắn, không cần phải đỡ cây như trong dung dịch dinh dưỡng.
Kỹ thuật trồng cây không dùng đất là phương pháp mới đưa vào nước ta khoảng
hơn 10 năm gần đây, nhưng trên thế giới nó đã ra đời và áp dụng ngay từ những năm
đầu của thế kỷ trước. Sau khi hệ thống cây trồng không dùng đất của Gerick ra đời
năm 1930, nhiều nước trên thế giới đã đi sâu vào nghiên cứu và triển khai kỹ thuật
này trên quy mô sản xuất thương mại ñặc biệt là các nước phát triển.
Theo Hồ Hữu An và CS (2005), thành phần dinh dưỡng trong quả cà chua phụ
thuộc rất nhiều yếu tố như thời vụ gieo trồng, giống... và các biện pháp kỹ thuật gieo
trồng chúng. Qua các nghiên cứu của mình, tác giả khẳng định bằng công nghệ gieo
trồng không dùng đất cà chua không những cho năng suất cao mà chất lượng cũng
rất tốt, đặc biệt đảm bảo được độ an toàn sản phẩm.
Dung dịch dinh dưỡng đầu tiên do Knop pha chế vào giữa thế kỷ 19. Lúc đầu
chỉ gồm 6 loại muối vô cơ, trong đó có chứa các nguyên tố đa lượng và trung lượng
nhưng không có các chất vi lượng. Sau đó, rất nhiều loại dung dịch dinh dưỡng được
đề xuất như dung dịch của Amon, Olsen, Sinsadze...
Theo Yu (1993), Sao (1998) thêm than hoạt tính vào dung dịch dinh dưỡng làm
tăng đáng kể hàm lượng chất khô và năng suất cà chua, dưa chuột. Tác giả Ho và
Adam cho thấy năng suất cà chua trồng bằng thuỷ canh tăng hơn nhiều so với địa
canh và chất lượng cũng được cải thiện.
Carbonell và CS (1994) qua các nghiên cứu của mình nhận xét có Asen trong
dung dịch dinh dưỡng làm tăng sự hấp thu Fe và giảm sự hấp thu B, Cu, Mn, Zn. Mỗi

loại cây có ngưỡng pH nhất định, nếu pH quá thấp hoặc quá cao có thể gây hại trực



11


tiếp đến hệ rễ, ngoài ra nếu pH cao sẽ gây kết tủa các muối Fe2+, Mn2+, PO43-,
Ca2+, Mg2+. Nếu thiếu một trong những nguyên tố trên gây nên những triệu chứng
thiếu chất cho cây.
Sử dụng các dạng đạm, các tỷ lệ đạm khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều ñến sinh
trưởng, phát triển của cây trồng thuỷ canh. Theo tác giả Elia và CS (1997) dung dịch
trồng cây cà tím cần tỷ lệ NH4+/NO3- là 3/7 cho kết quả tốt nhất. Tác giả He và CS
(1990) cho rằng, ở vụ ñông khi tăng NO3- trong dung dịch dinh dưỡng không làm
tăng sự hút NO3- của cây.
Hiện tại, Hoa Kỳ cũng là một trong số quốc gia đứng đầu về kỹ thuật cũng như
diện tích trồng rau công nghệ cao. Hoa Kỳ còn là nước sử dụng kỹ thuật này để trồng
nhiều loại hoa như lay ơn, cẩm chướng...
Hà Lan là nước phát triển công nghệ trồng cây không dùng đất nổi tiếng trên
thế giới. Tác giả Roordvan Eysinga cho biết một số điển hình nhà vườn trồng cà chua
bằng kỹ thuật len đá ở đây.
Năm 1991 riêng Bắc Âu có hơn 4.000 ha rau trồng trong thuỷ canh, Hà Lan có
tới 3.600 ha, Nam Phi có 400 ha, Pháp, Anh, Italia, Đài Loan mỗi nước cũng có hàng
trăm ha cây trồng trong dung dịch (dẫn theo Lê Đình Lương (1996)).
Israel cũng áp dụng tiến bộ này khá thành công. Nước này chủ yếu sản xuất rau
vào mùa đông và thời điểm khan hiếm rau, hoa ở phương Bắc. Năm 1999 Canada đã
có 3.810 nhà kính với 14,7 triệu m2 nhà kính, 4,4 triệu m2 nhà phủ màng nhựa và
hơn 10 triệu m2 có mái che. Năm 2003 diện tích trồng rau trong nhà kính 552 ha tăng
24 ha so với năm 1999 chủ yếu là tăng diện tích trồng cà chua.
Tại Đài Loan, kỹ thuật trồng cây trong dung dịch được áp dụng rộng rãi và

thường trồng cho các loại rau, dưa. Ở đây chủ yếu sử dụng hệ thống trồng cây trong
dung dịch không tuần hoàn của AVRDC. Tác giả Hideo (1996) cho biết ớt ngọt, cà
chua trồng trong hệ thống này cho quả rất to và dưa chuột có thể trồng tốt trong mùa
Hè.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về trồng rau trong khay chậu trên thế giới
Để sản xuất rau theo hướng công nghệ cao cần phải đầu tư các thiết bị tương
ứng với công nghệ trồng được lựa chọn. Có thể phân thiết bị sản xuất rau theo kiểu



12


công nghiệp làm ba loại chính là nhà trồng, hệ thống chăm sóc và hệ thống thiết bị
phục vụ cho yêu cầu đặc biệt của công nghệ.
- Nhà trồng: Thế giới hiện nay đã nghiên cứu và ứng dụng một số nhà trồng rau
an toàn theo kiểu công nghiệp: nhà lưới không có mái che, nhà lưới có mái che và
nhà kính (dẫn theo Tạ Thị Cúc (1997)).
- Nhà lưới không có mái che: Độ chống côn trùng và hạn chế phun thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV), một phần nào giảm nhiệt (2 - 4 0C) và tránh dập nát rau khi trời
mưa cần phải có nhà lưới để trồng rau. Lưới che có thể bằng thép, bằng polyethylen
hay aluminet với độ màu khác nhau. Khung nhà bằng thép cacbon thường, thép không
rỉ hoặc bằng tre, gỗ... . Ưu điểm của dạng nhà này là đầu tư ban đầu ít, thích hợp với
người ít vốn. Tuy nhiên, nhược điểm là không có khả năng tăng nhiệt mùa đông,
không chịu mưa đá...
- Nhà lưới có mái che: nhà có thể phủ bằng polyethylen hoặc bằng nhựa tổng
hợp để chống mưa bão, tránh dập nát rau, nhà loại này có thể bố trí thêm hệ thống
thông gió để giảm nhiệt độ nhưng không lắp được hệ thống điều hoà trong nhà lúc
cần thiết.
- Nhà kính: là loại nhà cao cấp chống côn trùng, chống tia cực tím. Loại nhà này

cần có hệ thống làm mát, có thể lắp đặt các thiết bị ñể có thể trồng rau quanh năm
(Tạ Thị Cúc và CS (2000)).
Hệ thống thiết bị phụ trợ cho công nghệ: Do sản xuất rau theo kiểu công nghiệp
nên công nghệ đòi hỏi phải chính xác ở một số khâu quan trọng. Đối với công nghệ
này yêu cầu một số bộ phận lọc chống tắc kẹt, định lượng và hoà trộn lượng nước
tưới và phân bón theo một tỷ lệ nhất ñịnh. Bộ phận kiểm soát CEC, pH....
1.1.3 Nghiên cứu về vật liệu và kích thước khay chậu dùng để trồng rau
Nhiều gia đình sống trong các căn hộ tập thể, nhà chung cư, hay trong các ngôi
nhà di ñộng ở nhiều nước trên thế giới, họ không thể có được một khoảng đất vườn
nào để trồng rau. Vì vậy trồng rau trong khay chậu rất được ưa chuộng trên thế giới,
đặc biệt ở khu vực thành thị. Nhiều loại rau thích hợp với phương thức trồng này.
Tuy nhiên, một trong những khâu quan trọng là lựa chọn loại khay chậu thích hợp.



13


Khay chậu sử dụng cho trồng rau có thể khác nhau về kích thước, hình dạng và
chất liệu. Theo Larry Bass (1999), kích thước của khay chậu tuỳ thuộc vào loại rau
trồng. Các loại rau có rễ ăn nông như xà lách, ớt, củ cải và rau gia vị cần khay chậu
có ccường kính từ 6 inch trở lên, và sâu 8 inch. Các loại rau ăn quả như cà chua, bí,
đậu, dưa chuột cần loại khay chậu to hơn.
Theo Meyer (2007), khay chậu trồng rau có thể làm từ bất cứ loại vật liệu nào
mà chứa được đất và thoát nước. Có thể chia ra làm hai loại khay chậu, đó là loại xốp
và phi xốp.
Loại xốp bao gồm:
Khay chậu bằng đất nung hoặc đất sét: loại này ñược sử dụng từ lâu. Khay chậu
loại này rất tốt cho rễ cây phát triển, cung cấp đầy đủ không khí. Loại khay tuy hơi
nặng nhưng có khả năng thoát nước nhanh, giúp đất tơi xốp.

Loại phi xốp bao gồm:
- Khay chậu bằng nhựa và hỗn hợp nhựa, thuỷ tinh: loại này nhẹ hoặc quá nhẹ,
giữ ẩm lâu và có nhiều màu sắc để trang trí.
- Khay chậu bằng gỗ: có khả năng cách ly với nhiệt độ môi trường, phải thay
thế nếu sử dụng lâu.
- Khay chậu bằng các loại đồ gốm tráng men: đẹp, bắt mắt nhưng không thông
thoáng cho sự phát triển của rễ cây.
- Khay chậu kim loại: cách ly kém nên có thể rất nóng hoặc rất lạnh tuỳ theo
thay đổi nhiệt độ bên ngoài. Khay chậu cỡ lớn thì ít bị ảnh hưởng hơn.
- Khay chậu đá: nặng hơn về trọng lượng và thường rất đắt, khó tìm và khó thoát
nước.
Theo tác giả Tammy Kohleppel và Dan Lineberger, dù khay chậu làm bằng bất
cứ vật liệu gì và kích cỡ bao nhiêu đều phải có lỗ thoát nước. Lỗ thoát nước phải ở
mặt đáy hoặc ở mặt bên của khay chậu. Theo nghiên cứu của trường đại học Ohio thì
phải có ít nhất bốn lỗ trong một khay chậu. Dưới đáy của khay chậu nên bổ sung một
lớp sỏi thô dày 1 inch để dễ thoát nước.
Tác giả Karen và CS (2001) đưa ra kích thước khay chậu cho một số loại rau
như sau:



14


Loại rau
Bắp cải
Cải xoăn
Rau diếp
Hành
Mồng tơi

Cải Buxen

Kích thước
Rộng
Sâu
8" - 10"
12"
8"
8"
8"
6" - 8"
10" - 12"
10"
4" - 6"
12"
12"

đơn vị tính: (inch)
Loại rau
Kích thước
Rộng
Sâu
Dưa chuột 20"
16"
Ớt
16"
Súp lơ
20"
Cà chua
16"

Đậu Hà Lan
12"
Cà rốt
10"

1.1.4 Nghiên cứu về giá thể trồng rau trong khay chậu
Theo Karen và CS (2001), giá thể dùng để trồng cây trong khay chậu cần cung
cấp nước và dinh dưỡng cho cây và cần thoáng khí, thoát nước tốt và nhẹ. Không nên
dùng 100% đất vườn vì sẽ nặng, chặt, bí, nhanh khô, thoát nước kém, quá chua hoặc
quá kiềm và có thể mang cỏ dại và mầm bệnh. Tốt nhất nên sử dụng giá thể hỗn hợp
không dùng đất hoặc hỗn hợp đất. Các giá thể hỗn hợp không dùng đất đã được
thương mại hóa như các sản phẩm Jiffy Mix, Bacto, Promix and Jiffy Pro. Hỗn hợp
này được làm từ rêu than bùn, khoáng chất, cát thô hoặc các sản phẩm từ cây gỗ.
Khoáng chất giữ được nước và dinh dưỡng lâu và giữ cho giá thể luôn ẩm. Hỗn hợp
giá thể không dùng đất thường nhẹ nên đây là sự lựa chọn lý tưởng cho khay chậu
luôn bị di chuyển. Hỗn hợp đất thường được làm từ một phần rêu than bùn hay phân
trộn, một phần đất tiệt trùng, một phần khoáng chất hoặc perlite và một phần phân
chuồng. Hỗn hợp đất giữ nước tốt hơn hỗn hợp không dùng đất.
Theo Meyer (2007), có thể sử dụng các loại giá thể:
Hỗn hợp đất: gồm 1 phần đất vườn + 1 phần than bùn + 1 phần cát.
Đất nhân tạo: đây là giá thể được sử dụng chủ yếu với ưu điểm nhẹ, giữ nước
và thoáng khí, rất lý tưởng cho sự tăng trưởng của cây. Xơ dừa cũng nằm trong thành
phần loại này.
Theo Masstalerz (1997) cho biết ở Hoa Kỳ thường sử dụng công thức giá thể
với thành phần gồm mùn sét + mùn cát sét + mùn cát có tỷ lệ phối trộn 1:2:2, hay
1:1:1 hay 1:2:0 dùng làm bầu cho cây con đều cho cây con có tỷ lệ sống cao và sinh
trưởng phát triển tốt.




15


Về thành phần và tỷ lệ các loại vật liệu phối trộn giá thể, đã có nhiều tác giả đi
sâu nghiên cứu. Tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau châu Á (AVRDC) khi
nghiên cứu về giá thể, cho gieo ươm cây con đã đi đến kết luận việc phối trộn than
bùn và chất khoáng phù hợp nhất cho sinh trưởng phát triển của cây con. Ví dụ phối
trộn 3 phần than bùn + 1 phần chất khoáng là tốt nhất.
1.1.5 Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trong khay chậu
Theo các nhà khoa học của Trung tâm nhà vườn, trường đại học Maryland (Hoa
Kỳ) bón phân cho cây trồng trong khay chậu với liều lượng bao nhiêu và cách bón
như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại phân, nhu cầu của cây, loại giá thể,
loại khay chậu,...Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây rau có yêu cầu về dinh dưỡng khác
nhau. Vào thời kỳ nảy mầm cây sống nhờ vào năng lượng dự trữ trong hạt, không
cần lấy dinh dưỡng từ đất, nhu cầu dinh dưỡng của cây trong giai đoạn này không
cao. Sau đó cùng với sự phát triển của rễ, thân lá, sự hấp thu dinh dưỡng trong đất
tăng lên. Và vào cuối thời kỳ phát triển các cơ quan tích lũy dinh dưỡng đã hoàn thiện
thì ở tất cả các loại rau nhu cầu dinh dưỡng giảm mạnh. Các loại rau ngắn ngày như
rau dền, rau cải...có thời gian sinh trưởng từ lúc gieo trồng tới thu hoạch khoảng 30
ngày thì trong suốt quá trình sinh trưởng chỉ bón 1 - 2 lần. Còn các loại rau dài ngày
như cà chua, dưa chuột, ớt...thì cần phải bón nhiều hơn có thể là 2 tuần/lần hoặc hơn.
Phân bón dạng dung dịch hoặc dạng bột thì sử dụng thuận tiện và hiệu quả vì dinh
dưỡng được cung cấp nhanh chóng. Phân bón cho cây trồng có thể chia làm 2 loại là
phân chậm tan và phân dễ tan (Ho và Adam, 2001).
Theo Karen và CS, cả 2 loại phân bón này đều cần thiết cho cây trồng trong
khay chậu bởi vì hầu hết các loại giá thể đều không chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng
cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Các tác giả cũng giới thiệu một số loại
phân có thể sử dụng như: phân chậm tan Osmocote có tỷ lệ 14-14-14, 10-10-10 hay
13-13-13, phân dễ tan như Peter 20-20-20, Miracle Gro 15-30-15. Phân chậm tan nên
sử dụng ngay từ đầu khi phối trộn giá thể, phân dễ tan sử dụng khi cây bắt đầu sinh

trưởng cho sản phẩm với lượng 1-2 tuần/lần (Guzman và Sanchez, 1987; George et
al., 2003).



16


Theo Bunt (1965), hỗn hợp bầu gieo hạt (tính theo thể tích) 1 than bùn rêu nước
+ 1 cát bổ sung 2,4 kg ñá vôi nghiền + 0,6 kg supephotphat 20% + 285 g KNOP3.
Nhưng ở hỗn hợp bầu trồng cây 3 than bùn rêu nước + 1 cát thì bổ sung 1,8 kg đá vôi
nghiền + 1,5 kg supephotphat 20% + 740 g KNOP3 + 1,2 g NH4NO3. Lawrence và
Neverell (1950) cho biết ở Anh bổ sung 1,5 kg đá vôi nghiền và 3 kg supephotphat
20% P2O5 vào 1m3 hỗn hợp giá thể là hợp lí. Nhưng khi sử dụng cho hỗn hợp trồng
cây là 1,5 kg đá vôi nghiền + 8,5 kg phân bazơ + 12 kg phân N-P-K dạng 5-10-10
cho 1m3 hỗn hợp bầu.
Theo George và CS (2003), hỗn hợp làm bầu cho bắp cải, cải xanh và dưa chuột
được bổ sung 1 g N, 4g P2O5, 1 g K2O cho 1 kg hỗn hợp giá thể cho cây con sinh
trưởng, phát triển tốt hơn trồng cây trực tiếp từ hạt. Ngoài ra tác giả còn cho biết vai
trò của chất khoáng có ảnh hưởng trực tiếp ñến tốc độ sinh trưởng của cây con. Có
thể trộn thêm 0,5 kg supe lân cho 10 kg hỗn hợp giá thể nhằm xúc tiến quá trình hình
thành và phát triển của hệ rễ.
Theo tác giả Beverly và Guzman (1985), lượng đạm bón cho cây rau diếp lên
đến 50 : N đối với thời vụ thích hợp, nhưng không được bón quá nhiều vì dư thừa
đạm có thể làm giảm chất lượng cũng như độ cứng của sản phẩm. 2.1.6 Cơ sở khoa
học và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu nước của cây trồng trong khay xốp
Nước rất quan trọng đối với cây trồng. Nếu thiếu nước, cây trồng sinh trưởng
phát triển kém, cho năng suất cây trồng không cao. Sự hấp thu nước của cây có thể
tiến hành cả ở rễ và lá nhưng lượng nước cây hút được chủ yếu đáp ứng nhu cầu nước
của cây là hệ thống rễ. Lông hút là bộ phận trực tiếp hút nước và chất dinh dưỡng

trong đất. Chúng là những tế bào biểu bì được kéo ra thành sợi mảnh len lỏi vào các
mao quản của đất làm tăng tiết diện tiếp xúc và hấp thu nước. Như vậy số lượng lông
hút càng lớn thì bề mặt hấp thu nước càng lớn và quan hệ giữa đất và cây càng chặt
chẽ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu nước của cây trồng trong khay xốp:
1. Yếu tố quan trọng quyết ñịnh sự hấp thu nước của rễ cây đó là hàm lượng
nước trong giá thể và thế nước có trong giá thể. Rễ chỉ phát triển mạnh khi thế nước
trong giá thể lớn hơn thế nước trong rễ. Thông thường rễ phát triển mạnh ở tầng đất



17


mặt vì có nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhưng tầng đất này luôn bị khô hạn nên lượng
chất dinh dưỡng sử dụng không đáp ứng được nhu cầu của cây. Do đó, rễ phải phát
triển xuống lớp sâu hơn, nghèo chất dinh dưỡng hơn để hút nước. Vì vậy, cần duy trì
độ ẩm thích hợp trong toàn bộ tầng đất nuôi cây để điều hoà nước và dinh dưỡng.
Điều này rất có ý nghĩa trong việc xác định tần suất tưới ñể ñảm bảơ sự hút nước bình
thường của cây và tăng năng suất cây trồng.
2. Đối với rau trồng chậu thì yếu tố nhiệt độ của giá thể là một trong những nhân
tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hấp thu nước của rễ cây và cuối cùng là sự thoát hơi
nước.
Trong trường hợp nhiệt độ của giá thể hạ thấp xuống dưới 10 0C thì sự hút nước
của rễ bị cản trở và nếu nhiệt độ hạ thấp đến một mức độ nhất định thì rễ cây hoàn
toàn không có khả năng hấp thu được nước.
Nhiệt độ giá thể cao ảnh hưởng đến sự hấp thu nước của rễ cây. Nếu nhiệt tăng
lên trên giới hạn 30 - 400C thì sự hút nước của cây trồng bị giảm sút.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa đất và không khí cũng ảnh đến sự vận động của
nước từ đất vào rễ. Nhiều tài liệu chứng minh rằng nếu nhiệt độ của giá thể thấp hơn

nhiệt độ của không khí khoảng 2 - 5 0C thì kích thích sự hút nước của hệ thống rễ.
Nhưng nếu nhiệt độ của giá thể và không khí quá chênh lệch thì sẽ ức chế sự hút nước
hệ thống rễ. Vì vậy, không dùng nước lạnh (nhiệt độ thấp) hay nước có nhiệt ñộ cao
để tưới trực tiếp cho cây trồng vì sẽ gây ra hạn sinh lý cho cây. Trước khi tưới cần
phải đánh giá nhiệt độ nước.
3. Độ thông khí của giá thể:
Hàm lượng oxy trong giá thể tối thích cho sự hút nước là khoảng từ 10 - 12%.
Khi hàm lượng oxy giảm xuống từ 12% đến 9% thì sự hút nước của cây giảm xuống
đáng kể. Ngoài oxy ra, thì CO2 do rễ cây và vi sinh vật hô hấp thải ra trong đất cũng
ảnh hưởng đến sự hút nước của rễ. Hàm lượng CO2 quá thấp và đặc biệt là quá cao
có ảnh hưởng ức chế quá trình hút nước của rễ. Vì vậy, cần có một tỷ lệ thích hợp
giữa O2 và CO2 trong đất thuận lợi cho sự hút nước của rễ nhất (dẫn theo Lê Đình
Lương (1996))



18


4. Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự hút nước của cây trồng thì yếu tố
cây trồng có liên quan trực tiếp ñến sự hút nước trong đất là hệ thống rễ. Khi nhiệt độ
giá thể và ñộ thoáng khí của giá thể thích hợp thì sự hấp thu nước ở rễ chịu ảnh hưởng
mạnh nhất vào đặc tính hệ thống rễ. Do các cây trồng và giống cây trồng khác nhau
có hệ thống rễ khác nhau nên sự hút nước cũng khác nhau.
Tốc độ hấp thu nước của cây cũng khác nhau theo thời kỳ sinh trưởng, loại rễ và
mức ñộ suberin hoá ở rễ. Ở rễ hút và rễ chưa suberin hoá thì hút nước mạnh nhất,
còn rễ già và đã suberin hoá thì sự hút nước yếu nhất. Ở thời kỳ cây có khối lượng
sinh học lớn nhất thì hút nước cũng nhiều nhất. Trong điều kiện sinh trưởng bình
thường, tốc độ hút nước của rễ được ñiều chỉnh trước tiên bằng tốc ñộ thoát hơi
nước (dẫn theo Trần Tuấn Linh (2008)).

Để có một chế độ nước thích hợp cho cây trồng trong giá thể đồng thời tạo điều
kiện cho cây sinh trưởng tốt và năng suất cao cần phải ñược thực hiện việc tưới tiêu
nước một cách hợp lý (dẫn theo Cao Thị Duyên (2009)).
Yêu cầu của cây đối với việc cung cấp nước:
- Cung cấp ñủ nước và chất dinh dưỡng cho cây để tăng cường các hoạt
động sinh lý của chúng. Vì mọi hoạt ñộng sống của cây tồn tại ñược là nhờ có
nước.
- Điều tiết nước (cung cấp nước và tiêu thoát nước) hợp lý sẽ điều chỉnh ñược
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Tưới nước còn có tác dụng cải tạo các điều kiện môi trường sống trong đất
như điều hoà nhiệt độ đất, cải thiện tính chất lý hoá của đất và hoạt động của vi sinh
vật trong đất.
Trong thời gian sinh trưởng của cây, lượng nước có sẵn trong đất đủ về lượng
và đúng về thời gian là yếu tố cơ bản để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt và ñạt
năng suất lớn nhất. Đối với mỗi loại cây, yêu cầu về lượng và thời gian cung cấp nước
khác nhau.
1.1.6 Một số kết quả nghiên cứu về chế độ tưới ñối với cây trồng trong khay
xốp



19


Theo Sauer (1993), tưới nước là điều kiện cần thiết cho cây trồng sinh trưởng
phát triển trong khay xốp, tưới nước mỗi ngày cho cây là tốt nhất. Nghiên cứu của
trung tâm Khay chậu Garden, lượng nước tưới đủ cho một khay là khi nước phải chảy
qua các lỗ thoát dưới ñáy của khay xốp, những khay xốp nhỏ thường có khả năng bay
hơi nước nhanh hơn những khay to.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả thuộc trường đại học Carolina (Hoa Kỳ) cho

biết mỗi loại rau khác nhau lượng nước cần thiết cho cây cũng khác nhau tuỳ thuộc
vào loại rau, loại khay xốp và ñiều kiện thời tiết khác nhau. Nước sử dụng tưới cho
cây phải là nước mát, nước nóng không kích thích cho sự phát triển của hệ thống rễ.

1.2 Kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trồng rau không dùng đất
ở trong nước
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước về giá thể
Các gia đnh ở khu đô thị với diện tích đất chật hẹp có thể tận dụng sân thượng,
ban công, bậc cầu thang, cửa sổ, sân hè để thiết lập một vườn rau mini trong gia đình.
Họ có thể trồng các loại rau ưa thích, vừa cung cấp rau sạch cho mỗi bữa ăn hàng
ngày trong gia đình, vừa làm cây trang trí cho cảnh quan nội thất mang lại giá trị tinh
thần cho các thành viên trong gia đình.
Trồng rau trên giá thể là một trong những hướng sản xuất rau an toàn rất được
quan tâm. Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu, trường đại học Nông Lâm Huế đã trồng
thử nghiệm rau sạch trên giá thể thành công. Đây là mô hình trồng rau trong giá thể
đầu tiên tại Huế nói riêng và miền Trung nói chung, mở ra nhiều hướng phát triển
mới cho nông nghiệp. Năm 2007, trường đại học Nông lâm Huế đã xây dựng thương
hiệu rau an toàn để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nghiên cứu sử dụng giá thể và dinh dưỡng thích hợp cho việc trồng cải mầm
được thực hiện tại trường đại học An Giang từ tháng 5 ñến tháng 8 năm 2005 với 4
loại giá thể rẻ tiền và có sẵn tại tỉnh An Giang là trấu, trấu hun, đất hỗn hợp với các
trường hợp không sử dụng hoặc có sử dụng bổ sung phân cá, dinh dưỡng thuỷ canh
rau châu Á (Hà Nội), dinh dưỡng MS/CM (Murashge Skoog) tự pha chế. Qua thí
nghiệm đã cho thấy sử dụng phân cá với giá thể trấu hun + trấu cho lợi nhuận cao
23.616 đồng/kg. Từ đó có thể thấy việc trồng cải mầm bằng giá thể là khá đơn giản,



20



dễ thực hiện, giá thể trồng rất dồi dào và luôn có sẵn, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả
kinh tế khá cao.
Đặc biệt phối trộn giá thể để gieo ươm cây rau giống cho hiệu quả rất cao. Một
số vùng trồng rau nổi tiếng như Hà Nội, Đà Lạt (Lâm Đồng),..Việc đầu tư kinh phí
không lớn lắm đối với các vùng chuyên canh rau màu, vài hộ gia đình cùng nhau
chung vốn hoặc các HTX dịch vụ có thể đảm nhận ñược. Nguyên liệu phối trộn giá
thể là các thành phần giá thể dễ kiếm, dễ tìm.
Trước nhu cầu về rau sạch, rau an toàn và việc thiết lập một vườn rau xinh xắn
trong ngôi nhà nhỏ bé, tự sản xuất rau sạch cho mình là mong muốn của nhiều người
dân thành phố. Những năm gần đây, sản phẩm giá thể trồng cây ñược quảng bá rộng
rãi đã đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.
Công ty TNHH Nguyên Nông Gino hiện nay đang thực hiện cung ứng dịch vụ
tự trồng rau sạch tại nhà. Đây là loại hình dịch vụ tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật
gieo trồng rau sạch và cung cấp các loại vật tư, dụng cụ, đất, phân, và hạt giống ñể
khách hàng có thể tự trồng rau sạch tại nhà, kể cả những gia đình có diện tích rất nhỏ
trong đô thị.
Với chi phí đầu tư cho việc trồng rau tại nhà khoảng từ 15.000 đồng đến 60.000
ñồng, người sản xuất có thể tự trồng một trong 40 loại rau, quả như mồng tơi, rau cải,
cải cúc, rau muống, bầu bí, cà chua, mướp hương, thì là, chanh, hành lá và các cây
gia vị. Đặc biệt công ty này hiện nay đang triển khai hướng dẫn khách hàng áp dụng
trồng rau không dùng đất. Theo đó, đất trồng truyền thống sẽ được thay thế bằng một
hỗn hợp có tên “đất trồng cây Multi” với thành phần gồm mụn dừa, phân trùn (phân
hữu cơ sinh học sản xuất từ giun ñỏ) và một số loại phân sinh học khác, sử dụng trong
canh tác ñược rất nhiều lần (khoảng trên 3 năm), nên mỗi lần trồng rau mới khách
hàng chỉ cần bổ sung một số phân chuồng mà không cần thay chất nền Multi (Linh
Lan và Xuân Long, 2007).
Công ty TNHH đất sạch đã giới thiệu cho sản xuất nhiều loại sản phẩm đất sạch
dùng làm giá thể trồng rau như DASA- X0 (dùng cho sản xuất rau mầm), DASA- X1
(dùng cho gieo ươm cây con giống), DASA- X2 dùng cho sản xuất rau hữu cơ).

Đất sinh học mà công ty cung cấp có ưu điểm:



21


- Thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối: Trong đất sinh học có đầy đủ các
thành phần dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng. Trong quá
trình sản xuất đất sinh học có bổ sung thêm một số yếu tố trung lượng và vi lượng
giúp cho đất đầy đủ và cân đối dinh dưỡng hơn.
- Chứa thành phần vi sinh vật có lợi phong phú: Quá trình xử lý vi sinh cho đất
sinh học đã đưa vào đất nhiều chủng vi sinh có lợi cho đất và cây trồng. Ví dụ như vi
khuẩn cố định đạm (chúng là “nhà máy” sản xuất ra phân đạm cho đất và cây trồng),
vi khuẩn phân giải lân giúp tạo ra một lượng lớn lân trong đất. Những vi sinh vật giúp
đất ngăn sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại cho đât và cây trồng.
- Đất rất tơi xốp và thoáng khí, có khả năng giữa ẩm tốt.
- Đất có cơ chế kháng bệnh cho cây: Trong thành phần của đất sinh học được
đưa vào những sinh vật có lợi phong phú, hệ sinh vật này sẽ giúp đất ngăn cản sự
xâm nhập của các vi sinh vật có hại cho đất và cây trồng xâm nhập vào đất do cơ chế
cạnh tranh dinh dưỡng. Khi hệ sinh vật có lợi trong đất phát triển mạnh chúng sẽ ức
chế những vi sinh vật có hại trong đất và diệt mầm bệnh cho cây trồng. Do đó, trong
quá trình canh tác sẽ hạn chế rất nhiều việc sử dụng thuốc BVTV giúp cho nông sản
không tồn dư hoá học bên trong, rất an toàn cho người sử dụng nông sản (Rau hoa
quả Việt Nam, 2006)
1.2.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng bón cho rau trồng trên giá thể
Ngô Thị Hạnh (1997), ở Viện Nghiên cứu Rau quả đưa ra công thức phối trộn
giá thể cho gieo cải bao trong khay gồm đất + cát + phân chuồng + trấu hun theo tỷ
lệ 3:1:1:1 và lượng NPK là 500g sunphat amon, 500g supe photphat và 170g clorua
kali trong 1tấn giá thể.

Nguyễn Thị Hoa Kỳ Hạnh, Lê Hữu Phan (2001) cho biết: Trong nhà lưới có
mái che, cứ 100 kg đất than bùn thì trộn 10 kg vôi bột, 10 kg supe lân và 6 kg N-P-K
(13-8-12) và ủ 1-2 tháng rồi ñem vào khay để gieo hạt. Theo Tạ Thu Cúc (1997) cứ
10 kg giá thể gieo hạt rau trộn thêm 0,5 kg supe lân để xúc tác quá trình hình thành
và sinh trưởng của rễ.



22


Nước ta công nghệ trồng cây không dùng đất vẫn còn khá mới mẻ, một số tỉnh,
thành phố, một số cơ quan, viện nghiên cứu mới ñưa vào thử nghệm nhưng bước đầu
khá thành công và ñược dư luận xã hội hưởng ứng
Kỹ thuật thuỷ canh (hydroponics technology) là tiến bộ được Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển Rau châu Á (AVRDC) nghiên cứu và chuyển giao. Lê Đình Lương
(2003) phối hợp với tổ chức R&D Hồng Kông tiến hành nghiên cứu toàn diện về các
yếu tố kinh tế, kỹ thuật ñể áp dụng trong Điều kiện Việt Nam.
Vũ Quang Sáng và Phạm Ngọc Thạch (1999) khi nghiên cứu ảnh hưởng của
một số dung dịch dinh dưỡng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của
rau khoai lang, xà lách vụ thu - đông 1997 nhận xét: có thể chủ động tự pha chế dung
dịch mà không cần phải điều chỉnh pH và bổ sung dinh duỡng. Trồng cây trong dung
dịch tự pha chế cho năng suất, chất lượng tương đương so với khi trồng trong dung
dịch nhập của AVRDC mà lại cho giá thành hạ hơn 57 - 60%.
Vũ Quang Sáng (2000) đã nghiên cứu cải tiến dung dịch của FAO, Knop bằng
cách bổ sung vi lượng đối với cà chua trồng thuỷ canh cho thấy có thể chủ động pha
chế dung dịch trồng cà chua mà không cần điều chỉnh pH mà chỉ cần bổ sung dung
dịch dinh dưỡng khi cây ra hoa. Năng suất, chất lượng quả cà chua khi trồng trong 2
loại dung dịch này tốt, giá thành sản xuất hạ hơn so với sử dung dung dịch của
AVRDC.

Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996) nghiên cứu một số dung dịch dinh dưỡng trồng
cải xanh và cà chua bằng kỹ thuật thuỷ canh cho thấy cả 7 dung dịch dinh dưỡng tự
pha chế đều cho năng suất cải xanh thấp hơn dung dịch nhập từ Đài Loan, nhưng 4
trong 7 dung dịch dinh dưỡng tự pha chế đó có năng suất cà chua cao hơn. Đặc biệt,
dung dịch Knop có bổ sung vi lượng và bột sắt cho năng suất cà chua đạt 5,67 kg/m2
vượt 82,37% so với dung dịch dinh dưỡng nhập từ Đài Loan.
Từ năm 2003, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và
thử nghiệm thành công công nghệ sản xuất rau an toàn (RAT) không dùng đất. Các
thiết bị, kỹ thuật ở ñây cũng bắt nhập từ nước ngoài nhưng đã có nhiều cải tiến làm
giảm giá thành trong sản xuất (Hồ Hữu An và cộng sự, 2005).



23


Các tác giả đã tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về các loại giá thể khác nhau
(T, TR + D, D, M) ảnh hưởng đến cà chua trồng bằng công nghệ không dùng đất cho
thấy các loại giá thể hầu như không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Các tác giả
cũng chọn được giống quả bi là Rubi, nhóm quả lớn là TN129, P375 cho năng suất
khá cao thích ứng được với kỹ thuật trồng mới này (dẫn theo Nguyễn Văn Phúc
(2009)).
Cũng trong vụ xuân - hè 2004, Hồ Hữu An cùng với các cộng sự cũng thành
công trên cây xà lách trồng trong dung dịch, nhiều giống cho năng suất, chất lượng
cao như TN591, Xoăn, Redrapid, trong đó giống Redrapid lá có màu tím rất được ưa
chuộng (dẫn theo Nguyễn Hiểu Biết (2004)).
Năm 2004, Hồ Hữu An và cộng sự tiến hành các nghiên cứu trồng dưa chuột
bằng kỹ thuật Hydroponic cho hiệu quả kinh tế rất cao, đặc biệt ngoài năng suất và
chất lượng cao còn cho quả có độ đồng đều lớn, những giống có triển vọng được chọn
là Nov, Tit, Rom, Achi cho năng suất trên 2.000 kg/100m2/năm (dẫn theo Nguyễn

Văn Lung (2004))
Năm 2005, Hồ Hữu An và cộng sự đã thử nghiệm hệ thống tưới nhỏ giọt bán tự
động cho súp lơ xanh cũng cho kết quả rất khả quan. Với công nghệ này, các tác giả
còn áp dụng thành công trên ớt ngọt, ớt cay, cải, dưa chuột bao tử, rau thơm... đặc
biệt, ngay trong điều kiện trái vụ của các cây trồng.
Công ty Giống cây trồng Hà Nội đã xây dựng khu công nghệ cao rau quả với số
vốn khoảng 24 tỷ đồng. Với diện tích khoảng 7,5 ha, hệ thống tưới nhỏ giọt, các công
nghệ nhập hoàn toàn từ Israel. Các quy trình kỹ thuật từ pha chế dinh dưỡng, chế độ
tưới, điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, pH, EC... đều ñược tự động hoá. Nơi đây áp dụng
trồng chủ yếu là cà chua, dưa chuột, ớt.
Một số cơ sở như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Rau Quả, Xí
nghiệp Dinh dưỡng Thăng Long - Hà Nội, Trường Trung cấp Nông nghiệp- Hà Nội,
Trung tâm Giống cây trồng Phú Thọ... cũng đang triển khai nghiên cứu, sản xuất
RAT theo công nghệ này. Hải Phòng cũng xây dựng khu công nghệ cao để sản xuất
RAT theo kiểu công nghiệp, tại đây đã xây dựng khoảng 7.000 m2 nhà kính hiện đại
nhập hoàn toàn từ Israel trồng cà chua, dưa chuột, xà lách.



24


Năm 2002, Bắc Ninh triển khai dự án “Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
rau, hoa chất lượng cao theo phương pháp công nghiệp”, đầu tư lắp đặt nhiều trang
thiết bị hiện đại như hệ thống điều khiển tự ñộng, lưới phản quang... ñưa tổng diện
tích nhà lưới lên 2800 m2. Lần đầu tiên ở các tỉnh phía Nam, rau được trồng theo
phương pháp thuỷ canh hoàn toàn tự động ñược tiết kế bởi Phân viện Sinh học Đà
Lạt cùng trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp này hứa
hẹn sẽ đem lại nguồn rau sạch thật sự cho người tiêu dùng (dẫn theo Vy Vy (2007)).
Mô hình trồng cà chua bằng hệ thống nhỏ giọt hoàn toàn tự động của ông

Nguyễn Văn Bẩy ở tỉnh Bình Dương là mô hình ứng dụng đầu tiên của tỉnh này. Theo
ông Bẩy các giống cà chua trồng tốt là TN148, TN115 của Công ty Trang Nông,
T300 của Công ty Xanh và một số giống nước ngoài, sản xuất 1 kg cà chua hết 2.500
VNĐ, thu lãi trên 600 triệu đồng/ha, sau 2 năm có thể cho thu hồi vốn (VTV2- Đài
truyền hình Việt Nam, 2008).
Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giá thể và các vật liệu của
công nghệ trồng rau không dùng đất, trong cũng như ngoài nước nhằm mục đích nhân
rộng các mô hình trong nghiên cứu ra ngoài xã hội. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn,
nhưng các cấp lãnh đạo, các ban ngành, các nhà khoa học ñang hằng ngày học hỏi để
ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật mới vào nước ta nhằm dần cung cấp các
sản phẩm chất lượng, an toàn có công nghệ và đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng
cũng như toàn xã hộị.



25


×