Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiệu quả của chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm có quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn TP HCM (điển hình tại quận tân bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.99 MB, 68 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Ngày 22/04/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐTTg về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Bản Kế hoạch đã đề ra mục tiêu đến năm 2007, xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm 4 điểm ô nhiễm do hậu quả chiến tranh, 15 kho
thuốc bảo vệ thực vật, 52 bãi rác, 84 bệnh viện và 284 cơ sở sản xuất kinh doanh với các
hình thức như phải di chuyển địa điểm, đóng cửa, đình chỉ sản xuất, đầu tư đổi mới công
nghệ thân thiện môi trường hay đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Trong giai đoạn
5 năm tiếp theo (2008 - 2012), trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm, tiến hành đồng bộ
các biện pháp tiếp tục xử lý triệt để 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
còn lại và các cơ sở mới phát sinh.
Việc xây dựng danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải
xử lý triệt để là kết quả của quá trình điều tra, khảo sát, rà soát mà Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường trước đây và sau đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành trong
thời gian dài. Việc thực hiện thành công Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 64) sẽ góp phần thiết thực vào việc xử lý các điểm nóng
về môi trường trên phạm vi toàn quốc, tạo tiền đề quan trọng cho các Bộ, ngành và địa
phương tiến hành mạnh mẽ và kiên quyết hơn nữa việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, hạn chế tối đa tác động của các vấn đề môi trường tới quá trình phát triển kinh tế
xã hội và đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước.
Tuy nhiên, tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
trên phạm vi cả nước đến nay còn chậm, đạt tỷ lệ thấp so với mục tiêu mà Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa
được xử lý đang tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khỏe và đời sống nhân
dân, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương



Luận văn thạc sỹ

1


Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trên đây và nâng cao hiệu quả thực hiện kế
hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được phê duyệt,
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện phấn đấu đến năm 2012 đạt
được các mục tiêu sau:
a) Hoàn thành dứt điểm việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng trên phạm vi cả nước; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm,
tiến tới kiểm soát và hạn chế sự phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự
phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế;
b) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách về hỗ
trợ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tháo gỡ về căn bản các
khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh tiến hành xử lý triệt để ô nhiễm;
c) Chấm dứt hoạt động và xử lý nghiêm đối với tất cả các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng tiến độ các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm theo quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
d) Tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy
Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội đối với công tác phát
hiện, lập danh sách và quyết định biện pháp xử lý triệt để đối với các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.

1.1.1. Chương trình di dời các cơ sở sản xuất gạch ngói ra khỏi nội đô thành
phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai cũng có chính sách tương tự cho việc di dời các cơ sở sản xuất gạch
ngói ra khỏi nội đô thành phố Biên Hòa, theo quyết định số 311/QĐ-UBT ngày
01/02/2001.

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

2


Kết quả của chương trình này cho đến nay đã di dời hoàn toàn các cơ sở sản xuất
nêu trên ra khỏi thành phố, góp phần giảm thiểu đánh kể ô nhiễm môi trường do các cơ
sở này gây ra.
1.1.2. Chương trình di dời các cơ sở sản xuất gốm sứ, gạch ngói ra khỏi khu
đông dân cư tỉnh Bình Dương
Tỉnh Bình Dương cũng có chính sách tương tự cho việc di dời các cơ sở sản xuất
gốm sứ, gạch ngói ra khỏi khu đông dân cư theo Quyết định số 115/2001/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Bình Dương ngày 25/07/2001. Quyết định này đã chỉ ra đối tượng phải di
dời, địa điểm di dời, kèm theo đó là các chính sách ưu đãi về đất đai, thủ tục đầu tư, ưu
đãi đầu tư: thuế, công nghệ, tín dụng… Kết quả thực hiện đến nay cho thấy đã di dời,
chấm dứt hoạt động hoặc chuyển sang ngành nghề khác 237 cơ sở sản xuất gốm sứ trong
các đô thị, khu dân cư tập trung, lập danh sách 184 cơ sở gạch ngói thủ công phải chấm
dứt hoạt động do nằm trong khu dân cư theo quy định của Quyết định số 15/2000/QĐBXD của Bộ Xây dựng ngày 24/07/2000, trong đó đã buộc ngưng hoạt động 172 cơ sở,
di dời 12 cơ sở. Đến hết năm 2005, trên địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An,
Dĩ An, các thị trấn thuộc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bến Cát và Phú Giáo không còn các cơ
sở sản xuất gạch thủ công hoạt động. Đây là thành công cơ bản làm động lực cho việc
đưa ra áp dụng nhiều chương trình, đề án về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm trên

địa bàn tỉnh Bình Dương.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã áp dụng các chính sách hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ đầu tư, ưu đãi
về thuế, hỗ trợ vốn đầu tư, hỗ trợ chuyển đổi công nghệ lò nung, tối đa 30 triệu đồng/cơ
sở sản xuất, chính sách về đất đai, hỗ trợ người lao động tuyển dụng mới (300 ngàn
đồng/người), hỗ trợ tài chính từ 25 triệu đến 50 triệu/cơ sở…theo Quyết định số
18/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương ngày 05/02/2007 ban hành quy định về
chính sách hỗ trợ di dời hoặc chuyển đổi ngành nghề khác của các cơ sở sản xuất gốm sứ
ra khỏi khu đông dân cư và đô thị.

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

3


1.1.3. Chương trình di dời CSSX công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô
thị và khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội
Theo số liệu rà soát của các quận, huyện, hiện nay tại khu vực đô thị khu dân cư
trên địa bàn thành phố Hà Nội có 422 cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc 17 ngành nghề có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang hoạt động; trong tổng số 422 cơ sở có 209 cơ sở
đang hoạt động tại các quận nội thành. Theo kết quả đánh giá của cơ quan quan trắc môi
trường thì việc tồn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội thành và khu dân cư là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ồn.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Thông báo
số 184/TB-VPCP ngày 23/6/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc đánh giá tình hình
thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, UBND
Thành phố đã có Quyết định số 5971/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 thành lập Ban Chỉ đạo
công tác di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không còn phù

hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Để triển khai thực hiện, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban
Chỉ đạo di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp
với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội
a. Đối tượng thực hiện di dời
Các tổ chức kinh tế sản xuất công nghiệp thuộc 17 ngành nghề sản xuất gây ô
nhiễm môi trường nguy hại hoặc không phù hợp với quy hoạch buộc phải di dời ngay ra
khỏi khu vực đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hóa chất; tái chế, mua bán chất phế
thải; tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan; luyện cán cao su; thuộc
da; xi măng mạ điện; gia công cơ khí; in, tráng bao bì kim loại; sản xuất bột giấy; sản
xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gốm sứ, thủy tinh; chế biến gỗ (trừ điêu khắc gỗ và mộc
gia dụng); chế biến thực phẩm tươi sống, nước chấm các loại, muối, dầu ăn; sản xuất
bánh mứt kẹo, cồn, rượu, bia, nước giải khát (trừ nước uống tinh khiết); sản xuất thuốc
lá; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp; giết mổ gia súc; chế biến than.

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

4


b. Nội dung thực hiện
Từ tháng 10 năm 2010 đến hết quý IV năm 2010 các Sở ngành hoàn thành cơ chế,
chính sách và trình UBND Thành phố ban hành.
Từ nay đến hết quý II năm 2011 rà soát, tổng hợp danh sách các đơn vị đang sử
dụng đất gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch cần phải di dời
Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì phối hợp với các Sở ngành rà soát các cơ sở sản
xuất công nghiệp không phù hợp với quy hoạch; phân tích, đánh giá diện tích hiện trạng
sử dụng đất; tổng hợp kết quả và đề xuất lộ trình di dời từ nay đến 2015.

1.2.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

1.2.1. Khu công nghiệp NgaGel, Indonesia
Trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ 20 có rất nhiều quốc gia đã nghiên cứu về
chương trình di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư nhằm quy hoạch lại đô thị cho
đất nước. Tại khu vực Đông Nam Á, vào năm 1978, Surabaya đã hoàn tất một quy hoạch
tổng thể di dời khu công nghiệp NgaGel (Indonesia) có tên “Quy hoạch tổng thể 2000”.
Dựa trên quy hoạch này, khu vực NgaGel, nơi quen thuộc là khu công nghiệp được
chuyển hành khu thương mại. Khu công nghiệp mới được bố trí tại Rungkut ở phía Đông
Surabaya và tại khu công nghiệp mới Tandes ở phía Tây Surabaya. Việc tái bố trí công
nghiệp từ trung tâm thành phố đến các vùng phụ cận đã làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại các khu vực trung tâm thành phố.
1.2.2. Thành Phố Thượng Hải, Trung Quốc
Quá trình phát triển đặc khu kinh tế, thành phố mở tại Trung Quốc chủ trương phát
triển các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp gắn liền với chủ trương cải cách mở cửa của
Trung Quốc, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước.
Từ quan điểm phát triển Thành phố Thượng hải và khu vực đồng bằng Trường
Giang, theo mật độ dân cư và mối quan hệ công nghiệp nhằm sắp xếp các ngành công
nghiệp hợp lý và phát triển một cách tập trung. Có 3 cấp bố trí ngành công nghiệp tại
Thành phố:

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

5



Cấp 1: khu vực đô thị bên trong nằm bên trong vành đai trong.
Khu vực đô thị bên trong vành đai trong. Ngành công nghiệp thứ 3 chủ yếu là công
nghiệp loại hình thành phố. Để đẩy mạnh phạm vi ngành công nghiệp thứ 3, nâng cấp,
hoàn chỉnh chức năng, mở rộng khu vực và đổi mới mô hình. Nhằm phát triển bảo hiểm,
tài chính, an ninh, hàng hải và vận tải, thông tin, thương mại, bất động sản, ngành du lịch
thành phố, dịch vụ công cộng...
Cấp 2: Khu vực thành phố ở giữa các vành đai trong và vành đai ngoài.
Đó là những ngành công nghiệp công nghệ cao, ngành có giá trị gia tăng cao,
ngành không ô nhiễm… Nhằm bố trí lại, nâng cấp và cải thiện lại khu công nghiệp hiện
tại. Giữa vành đai trong và ngoài sẽ chủ yếu là ngành công nghiệp loại hình thành phố,
ngành công nghệ cao và phụ hỗ trợ.
Cấp 3: khu vực bên ngoài vành đai ngoài
Phát triển ngành công nghiệp 1 và 2 là chính. Khu vực này dành để di dời các ngành
công nghiệp gây ô nhiễm từ thành phố. Để tăng mức độ phát triển kinh tế, tập trung xây
dựng KCN cấp Thành phố và phát triển nông nghiệp hiện đại và du lịch ngoại ô. Bên
ngoài vành đai sẽ là công nghiệp thép, hóa dầu và chế tạo ô tô.
1.2.3. Thành Phố Đại Liên, Trung Quốc
Cũng ở Trung Quốc, kể từ 1995, chính quyền thành phố Đại Liên quyết định di dời
và thay đổi tất cả các đơn vị sản xuất đang hoạt động gây ô nhiễm, tiêu thụ nhiều năng
lượng, hiệu quả kinh tế thấp để giải quyết vấn đề ô nhiễm. Thông qua công tác hoạch
định được xem xét cẩn thận, chính quyền thành phố đã di dời và chuyển đổi ngành nghề
tòan bộ các CSSX công nghiệp gây ô nhiễm. Cho đến nay, hơn 130 CSSX được di dời ra
ngoài khu trung tâm rộng hơn 3,7 triệu km2. Tổng chi phí lên đến 4 tỷ Nhân dân tệ gồm
tiền bán đất 1,3 tỉ và tiền đền bù di dời 1,2 tỉ. Nhờ đó, 21,6 triệu tấn nước thải công
nghiệp giảm đi mỗi năm, 4,74 tỉ m3 khí thải công nghiệp.
Chính quyền thành phố đã thực hiện 5 biện pháp dựa trên cơ sở qui hoạch tổng thể
của thành phố:
 Chuyển đổi địa điểm mới và kỹ thuật mới đối với những cơ sở hứa hẹn lợi nhuận
cao, làm ăn thành công.
Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương


Luận văn thạc sỹ

6


 Đóng cửa những CSSX không khả quan.
 Hợp nhất một số CSSX nhỏ có sản phẩm tương tự.
 Thu gọn CSSX qui mô lớn, chiếm nhiều đất đai, một số phần của CSSX này sẽ
bị đóng cửa và thay thế hay di dời.
Để việc di dời và chuyển đổi công nghệ tiến triển tốt, chính quyền Thành phố đưa ra
nhiều chính sách ưu đãi đối với CSSX. Văn bản về qui định liên quan công tác di dời và
chuyển đổi ngành nghề của các CSSX ở Đại liên, đề xuất tất cả các sở ban ngành, cơ
quan liên quan đến công tác di dời và chuyển đổi công nghiệp xem xét các dự án dựa trên
nghĩa vụ của từng đơn vị, đơn giản hóa thủ tục thẩm định và tăng tốc công tác di dời và
chuyển đổi công nghiệp. 40%-70% phí di dời và quỹ bán đất được chuyển cho các
CSSX, tương ứng với với khoảng cách mà các CSSX này di dời đến. Theo điều kiện tiên
quyết là phải tuân theo qui hoạch chung của thành phố, các CSSX di dời có thể hưởng
các chính sách ưu đãi của địa phương như miễn giảm thuế thu nhập trong một thời gian
nhất định, một vài điều kiện nhất định. Điều này động viên rất nhiều các CSSX di dời.
Những điều này hỗ trợ mạnh mẽ cho việc di dời và chuyển đổi công nghiệp.
Đại Liên là một thành phố công nghiệp năng và lâu đời. Do quy hoạch thành phố,
cơ cấu công nghiệp không hợp lý và việc xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp
xen lẫn trong các khu dân cư, thương mại đã dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Kể từ 1995, chính quyền thành phố Đại Liên quyết định di dời và thay đổi tất cả
các đơn vị sản xuất đang hoạt động gây ô nhiễm, tiêu thụ nhiều năng lượng, hiệu quả
kinh tế thấp để giải quyết vấn đề ô nhiễm. Qua việc quy hoạch lại thành phố, các đơn vị
sản xuất buộc phải di dời ra khỏi trung tâm thành phố. Sự thay đổi này đã làm cho chất
lượng môi trường thành phố cải thiện rõ rệt. Kể từ đó, Đại Liên trở thành thành phố đứng
thứ nhất trong 10 thành phố về kiểm soát toàn diện môi trường, là thành phố điển hình

bảo vệ môi trường và đạt danh hiệu thành phố xanh. Năm 2001, Đại liên được Tổ chức
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) công nhận danh hiệu “Thành phố toàn
cầu thứ 500”.

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

7


Chương trình di dời:
Chính quyền Thành phố Đại Liên thành lập một Ban lãnh đạo điều chỉnh cơ cấu
công nghiệp và Ban lãnh đạo di dời. Chính phủ ban hành một số văn bản liên quan đến di
dời và chuyển đổi ngành nghề và kế hoạch di dời. Thông qua công tác hoạch định được
xem xét cẩn thận, chính quyền thành phố đã di dời và chuyển đổi ngành nghề toàn bộ các
CSSX công nghiệp gây ô nhiễm. Cho đến nay, hơn 130 CSSX được di dời ra ngoài khu
trung tâm rộng hơn 3,7 triệu km2. Tổng chi phí lên đến 4 tỷ Nhân dân tệ gồm tiền bán đất
1,3 tỉ và tiền đền bù di dời 1,2 tỉ. Nhờ đó, 21,6 triệu tấn nước thải công nghiệp giảm đi
mỗi năm, 4,74 tỉ m3 khí thải CN.
Phương pháp thực hiện:
Chính quyền Thành phố đã thực hiện 5 biện pháp dựa trên cơ sở qui hoạch tổng thể
của Thành phố:
- Chuyển đổi địa điểm mới và kỹ thuật mới đối với những cơ sở hứa hẹn lợi nhuận
cao, làm ăn thành công.
- Đóng cửa những CSSX không khả quan.
- Hợp nhất một số CSSX nhỏ có sản phẩm tương tự.
- Thu gọn CSSX qui mô lớn, chiếm nhiều đất đai, một số phần của CSSX này sẽ bị
đóng cửa và thay thế hay di dời.
Để việc di dời và chuyển đổi công nghệ tiến triển tốt, chính quyền Thành phố đưa ra

nhiều chính sách ưu đãi đối với CSSX. Văn bản về qui định liên quan công tác di dời và
chuyển đổi ngành nghề của các CSSX ở Đại liên, đề xuất tất cả các sở ban ngành, cơ
quan liên quan đến công tác di dời và chuyển đổi công nghiệp xem xét các dự án dựa trên
nghĩa vụ của từng đơn vị, đơn giản hóa thủ tục thẩm định và tăng tốc công tác di dời và
chuyển đổi công nghiệp. 40%-70% phí di dời và quỹ bán đất được chuyển cho các
CSSX, tương ứng với với khoảng cách mà các CSSX này di dời đến. Theo điều kiện tiên
quyết là phải tuân theo qui hoạch chung của thành phố, các CSSX di dời có thể hưởng
các chính sách ưu đãi của địa phương như miễn giảm thuế thu nhập trong một thời gian
nhất định, một vài điều kiện nhất định. Điều này động viên rất nhiều các CSSX di dời.
Những điều này hỗ trợ mạnh mẽ cho việc di dời và chuyển đổi công nghiệp.

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

8


1.3.

NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn
a. Những thuận lợi
- Di dời các CSSX gây ô nhiễm ra khỏi địa bàn thành phố để quy hoạch lại đô thị
trong quá trình phát triển là quá trình tất yếu để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển công
nghiệp và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, chương trình di dời CSSX gây ô nhiễm ra
khỏi thành phố cũng được chính quyền thành phố ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát
triển, qui hoạch thành phố và được sự ủng hộ từ người dân. Thủ tướng Chính phủ cũng
đã có Chỉ thị số 17/2008/CT-TTg, ngày 05/06/2008 về một số giải pháp cấp bách đẩy

mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
- Để việc di dời và chuyển đổi công nghệ tiến triển tốt, hầu hết chính quyền các
thành phố đều đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với CSSX như chính sách hỗ trợ phí di
dời và địa điểm di dời được chuyển cho các CSSX, tương ứng với với khoảng cách mà
các CSSX này di dời đến. Theo điều kiện tiên quyết là phải tuân theo qui hoạch chung
của thành phố, các CSSX di dời có thể hưởng các chính sách ưu đãi của địa phương như
miễn giảm thuế thu nhập trong một thời gian nhất định, chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn
để đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ lao động nghỉ việc... Những điều này hỗ trợ
mạnh mẽ cho việc di dời và chuyển đổi công nghiệp.
b. Những khó khăn
- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình di dời, hầu hết các thành phố
đều gặp phải một số khó khăn như địa điểm di dời của nhiều cơ sở, nhà máy chưa hợp lí
gây ra một số vấn đề tái ô nhiễm trong các khu dân cư. Một số vùng đất còn lại dùng để
quy hoạch, xây dựng laị cũng có nhiều yếu tố tiềm ẩn sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
- Một số Bộ, ngành, địa phương còn thiếu tích cực, chủ động trong việc tổ chức
thực hiện kế hoạch, các giải pháp triển khai còn thiếu đồng bộ, cụ thể, thiếu sự phối hợp

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

9


chặt chẽ, hiệu quả với chính quyền địa phương; phân định trách nhiệm chưa rõ ràng giữa
một số Bộ, ngành chủ quản với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ

sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động.
- Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc xử lý triệt để ô nhiễm mặc dù đã được
lồng ghép vào trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan song trên thực tế vẫn còn
thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể nên việc tổ chức triển khai còn gặp nhiều khó khăn, bất cập;
Tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ di dời đối với CSSX còn gặp nhiều khó khăn
- Việc bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ về công nghệ, đất đai và tài chính cho
các cơ sở, đặc biệt là những cơ sở ô nhiễm chất độc hóa học tồn lưu do chiến tranh để lại,
các cơ sở hoạt động trước năm 1994 thuộc khu vực công ích còn thiếu kịp thời;
- Nhận thức về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, thậm chí của một số cơ
quan, chính quyền các cấp vẫn còn yếu kém.
- Một số sản phẩm mới gặp khó khăn về thị trường.
- Áp dụng công nghệ kỹ thuật cao gây ra nạn thất nghiệp đối với người lao động
chân tay.
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm
- Khi thực hiện di dời công nghiệp cần lưu ý rằng chương trình phát triển sẽ không
thành công được nếu không có sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư. Do đó, cần
phải nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng dân cư… đặc biệt là chủ sở hữu các
nhà máy và dân cư sống xung quanh khu công nghiệp trước đó cũng như dân cư sống
xung quanh các khu công nghiệp mới.
- Để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển kinh tế, cần phải đưa ra kế
hoạch cụ thể, thực tế cho việc di dời (địa điểm, máy móc công nghệ, vốn…) cũng như kế
hoạch sau khi di dời (thị trường, người lao động…), và những tác động xã hội của
chương trình di dời. Hơn nữa cần phải có phương án định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ
cho những hộ kinh doanh không đủ điều kiện di dời vào khu công nghiệp, hỗ trợ công
việc cho những lao động bị thất nghiệp…

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ


10


- Thời gian di dời CSSX của các nước trên thế giới thường kéo dài 10 – 20 năm.
Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian chỉ có 3 – 4 năm, nên chương trình gặp phải
nhiều khó khăn khi thực hiện
- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về yêu cầu bảo vệ môi trường. Cần phải có
những chính sách và chế tài rõ ràng, phù hợp với thực tế của các CSSX. Xây dựng hệ
thống tổ chức và năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường một cách đồng bộ,
không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ…

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

11


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ
NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ -XÃ HỘI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích : 2.095,239 km2 phía Bắc giáp tỉnh Bình
Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam
giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện.
2.1.2. Đặc điểm dân cư
Dân số : 7.123.340 người (2009). Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không

đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người;
Trong đó chủ yếu là các dân tộc : Việt , Hoa , Khơme , Chăm…
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao đi đầu trong cả nước. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành
phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của
thành phố là 11,8%. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước .
Hoạt động sản xuất công nghiệp
Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều hoạt động của các CSSX vừa và
nhỏ ngày và đêm đang làm suy thoái chất lượng môi trường trong thành phố.
 Quận Tân Bình
Đây là quận tập trung nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp phân bố trên hầu hết các
phường. Các kênh rạch trên địa bàn đều bị ô nhiễm nghiêm trọng như kênh Tham Lương,
Nhiêu Lộc, Tân Hóa... Tại khu vực nhóm thực hiện nghiên cứu, hoạt động sản xuất công
nghiệp có hiện trạng như sau:
Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

12


- Phường 9: có tới 33 cơ sở sản xuất, chủ yếu là các cơ sở thuộc da, sản xuất thuỷ
tinh, xị mạ, cửa sắt, cơ khí, sản xuất bia…
- Phường 15: có 27 cơ sở sản xuất, ngành nghề chủ yếu là nấu nhôm, xị mạ, nhuộm,
giặt tẩy, đúc gang, sản xuất dầu ăn, hoá chất…
Ngoài ra còn có một số cụm cơ sở tiểu thủ công nghiệp khác như nấu chì và tái chế
nilon ở phường 16, sản xuất inox phường 4, sơn tĩnh điện, nhuộm vải tại phường 12 và
chế biến nông sản, cao su, gia công cơ khí tại phường 14...

 Quận 11
Đây là quận tập trung nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp thuộc nhiều ngành nghề
như: tẩy nhuộm, xeo giấy, chế biến thực phẩm, xi mạ, thuộc da, thủy tinh, gia công cơ
khí... Đặc biệt phường 5 tập trung hơn 80 cơ sở tẩy nhuộm với đa số trang bị máy móc
thiết bị cũ, lạc hậu nằm xen kẽ trong khu dân cư đông đúc. Phường 14 tập trung các cơ sở
thuộc da, thủy tinh. Phường 15 và 16 tập trung các cơ sở nhựa tái sinh...
 Tại quận 4
Tình hình đất hẹp người đông; các kho tàng, nhà máy trực thuộc Trung ương chiếm
gần 1/3 diện tích. Phần lớn các nhà máy này đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường
khu vực như: Nhà máy thuốc lá Khánh Hội, Công ty Cổ phần chế biến thủy sản 4, Nhà
máy đường Khánh Hội, Xí nghiệp Nước mắm Liên Thành...
 Quận 5
Tập trung các cơ sở dịch vụ buôn bán gỗ có trang bị các máy cưa xẻ gỗ tại phường
5, 7, 9, 14, 15 và dệt vải thủ công tại Phường 15.


Quận 6

Tập trung nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phân bố đều trên địa bàn 14
phường (hơn 40% là gia công cơ khí); ngoài ra còn có một số ngành gây ô nhiễm nước
thải như: giấy tái sinh, xi mạ, tẩy nhuộm... tập trung tại các Phường 4, 6, 8 và một số đơn
vị lớn như sản xuất thuộc da (Phường 9), chế biến thực phẩm (Phường 6, 7).

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

13



Quận 8



Các kênh rạch trên địa bàn quận bị ô nhiễm như kênh Tàu Hủ, kênh Đôi....Tổng số
23 kênh rạch lớn nhỏ chia cắt Quận 8 đều bị ô nhiễm. Đặc biệt tại các Phường 1, 2, 3 tập
trung các cơ sở nấu, cán nhôm; Phường 6, 7 tập trung các cơ sở dệt bao.
Các địa bàn khác tập trung các đơn vị sản xuất công nghiệp qui mô vừa và nhỏ ít
hơn mà chủ yếu là các khu công nghiệp như các quận Thủ Đức, quận 12, quận Hóc
Môn… và các quận có ít các CSSX như quận 9, quận 7, Nhà Bè….
2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN – TỰ NHIÊN –KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN
TÂN BÌNH
2.2.1. Vị trí địa lý
Ngày 30 tháng 04 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng , thống nhất Tổ quốc;
Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định được mang tên Thành phố Hồ Chí Minh, quận
Tân Bình là quận ven nội thành với số dân là 280.642 người ( đầu năm 1976); diện tích
30,32 km2 trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 13,98 km2 được chia thành 26 đơn vị hành
chính cấp phường.
Đến cuối năm 2003, thực hiện Nghị định 130/2003/ NĐ – CP ngày 5 tháng 11 năm
2003 của Chính phủ, quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới, tách ra thành hai quận Tân
Bình và Tân Phú.
+ Diện tích 22,38 km2 , trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 8,44 km2.
Phía Đông giáp Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 10.
Phía Bắc giáp Quận 12, quận Gò Vấp.
Phía Tây giáp Quận Tân Phú.
Phía Nam giáp Quận 11.
+ Có 15 phường trực thuộc Ủy ban Nhân dân quận, mang số : từ phường 1 đến
phường 15 ( riêng phường 14 và 15 phải điều chỉnh địa giới hành chính ở 2 quận).

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương


Luận văn thạc sỹ

14


Hình 2.1. Bản đồ Quận Tân Bình

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

15


2.2.2. Đặc điểm dân cư
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của quận Tân Bình, do tốc độ
đô thị hóa, sự biến động dân số tác động khá lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội. Dân
số quận có khoảng 430.559 ngàn người (năm 2009).
Về đặc điểm dân cư tại Quận Tân Bình, đa số là người Việt có gốc Bắc sinh sống
(chiếm 40% dân số quận và tập trung trong 13 phường). Họ đa số di cư từ các vùng: Bắc
Ninh, Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Thái Bình, Thanh
Hóa, Vinh... Còn tại Phường 9, chiếm đa số dân cư lại là người Hoa
Về dân tộc : dân tộc Kinh chiếm 93,33%; Hoa 6,38%; Khơme 0,11%; còn lại là các
dân tộc khác. Phường có nhiều người Hoa là phường 9, phường 10.
2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Giai đoạn từ ngày 30/4/1975 giải phóng Miền Nam đến năm 1985 trong nền kinh tế
tập trung kế hoạch hóa, thì cơ cấu kinh tế Tân Bình là sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
nông nghiệp và thương nghiệp.
Giai đoạn từ 1985 trở đi Nhà nước bắt đầu đổi mới, thì Tân Bình xác định cơ cấu

kinh tế là công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp.
Giai đoạn 1991 cho đến năm 2003 chưa tách quận, cơ cấu kinh tế là công nghiệp,
Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại, dịch vụ. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh
nhất, nhanh nhất kể cả về kinh tế, xây dựng phát triển đô thị hóa và biến động tăng dần số
cơ học. Là quận có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất thành phố, chiếm tỷ trọng từ
15% đến 19% và có mức tăng bình quân hàng năm trên 15%. Doanh thu thương mại dịch
vụ mức tăng là 18 % năm.
Năm 2004 sau khi tách quận, hiện trạng phần lớn cơ sở hoạt động kinh doanh
thương mại dịch vụ nằm trên địa bàn Tân Bình, nên cơ cấu kinh tế quận Tân Bình đã xác
định chuyển đổi là : Thương mại, dịch vụ - Sản xuất công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp.
Với trên 3.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 23.700 cơ sở hộ cá thể hoạt động
sản xuất kinh doanh.

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

16


2.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA ĐỊA ĐIỂM TIẾP
NHẬN.
2.3.1. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Địa chỉ: 260/4 Kinh Dương Vương ( 93/8B Hùng Vương ), Thị trấn An Lạc, Huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Có diện tích 100 ha, trong đó đất xây dựng nhà
máy, xí nghiệp là : 66,23 ha, còn lại là đất dành cho dịch vụ, đất cây xanh và đường giao
thông…

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí KCN Lê Minh Xuân
Ngành nghề thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp

- Công nghiệp may mặc, giày da, công nghiệp chế biến, cán kéo đúc kim loại màu,
công nghiệp nhựa, chất dẻo, công nghiệp dệt, nhuộm, thuộc da, xi mạ, công nghiệp chế
biến thực phẩm, công nghiệp lắp ráp điện tử, điện gia dụng, công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng, trang trí nội thất, công nghiệp gốm sứ, thủy tinh…
Hạ tầng kỹ thuật trong Khu công nghiệp
- Hệ thống đường giao thông nội bộ khu công nghiệp bằng bê tông nhựa. Hệ thống
điện trung thế 15KV phục vụ cho sản xuất. Hệ thống cấp nước của thành phố, hệ thống
nước ngầm của KCN, hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Ngoài ra còn có nhà máy xử lý

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

17


nước thải công nghiệp trong khu công nghiệp, hệ thống kho ngoại quan, trạm y tế, đội
bảo vệ, hệ thống cây xanh, nhà trọ cho công nhân…
Giá thuê lại đất tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân: Từ 29,03USD/m2/20 năm 35,58 USD/m2/40 năm
Giá cho thuê và bán nhà xưởng trả chậm:
- Diện tích nhà xưởng xây dựng sẵn cho thuê, bán: 20m x 63m = 1.260m2
Khu tiểu thủ công nghiệp
- Diện tích thuê tối thiểu: 120 m2. Thời gian thuê : 05 năm.
- Đơn giá cho thuê lại đất: 158.100 đ/m2 – 05 năm (chưa bao gồm thuế VAT ).
2.3.2. Khu công nghiệp Hiệp Phước
Khu công nghiệp Hiệp Phước có quy mô mặt bằng lên đến 2.000 ha, tọa lạc tại xã
Long Thới và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh trên trục đường
Bắc Nam của thành phố bên bờ sông Soài Rạp. Do đó, đất ở Khu công nghiệp Hiệp
Phước chủ yếu là đất lún.


Hình 2.3. Sơ đồ Khu công nghiệp Hiệp Phước
Về cơ sở hạ tầng: Tại đây có hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước (Công suất
tối đa: 6.000m3/ngày), và có nhà máy xử lý nước thải (Công suất : 3000 m3/ ngày)
Giá thuê đất: 100 USD/ m2/ 50 năm . Với diện tích tối thiểu từ 1.000 đến 2.000 m2
Ngành nghề ưu tiên đầu tư: Hóa chất, Cơ khí, Điện tử, Đóng và sửa chữa tàu,

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

18


Ngành nghề hạn chế đầu tư: Thuộc da, Dệt nhuộm, Xi mạ, May mặc, Chế biến
thực phẩm, Thực phẩm,
2.3.3. Khu công nghiệp Tân Tạo
Địa chỉ tại xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh,Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.4. Sơ đồ vị trí KCN Tân Tạo
Về cơ sở hạ tầng trong KCN Tân Tạo có hệ thống đường giao thông nội bộ.
Ngoài ra còn có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải, hệ thống cung cấp
điện với trạm biến áp 110/15 KV Chợ Lớn, trạm biến áp Phú Lâm và hệ thống điện cung
cấp riêng cho các Khu công nghiệp.
Cung cấp nước
Là khu công nghiệp đầu tiên trong thành phố được cung cấp từ hệ thống nước máy
của Thành phố. Hai nhà máy cung cấp nước chính : Nhà máy nước ngầm Bình Trị Đông
với lưu lượng 12.000m3/ngày và Nhà máy nước ngầm Hóc Môn.
Nhà máy xử lý nước thải tập trung cùng với hệ thống cống dẫn nước thải với
tổng công suất 12.000m3/ngày đêm, đến năm 2007 đã đưa vào vận hành giai đoạn 1 công
suất 6.000 m3/ngày đêm. Hệ thống thoát nước thải là hệ thống cống kín, hướng thoát

chính là rạch Nước Lên và kênh Lương Bèo. Rạch Nước Lên thoát nước ra sông Chợ
Ðệm tại Ngã ba Phú Ðịnh.
Ngoài ra còn có hệ thống thông tin liên lạc, khoa ngoại quan, ngân hàng, bảo hiểm,
trạm phòng cháy chữa cháy, trạm y tế, trung tâm kho vận, trạm biến áp, trạm xử lý vật
phế thải công nghiệp, nhà ăn cho công nhân, hồ bơi, sân tenis…
Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

19


Các ngành nghề tiếp nhận
- Công nghiệp cơ khí, điện máy, điện công nghiệp, điện gia dụng, điện tử…
- Công nghiệp thép xây dựng, thép ống
- Công nghiệp phục vụ khai thác dầu khí
- Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh.
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.
- Công nghiệp dệt, nhuộm, may, giầy, nhựa và cao su.
Giá thuê đất (năm 2001)
- Diện tích đất cho thuê tối thiểu : 3.000m2. Với giá cho thuê đất và thời gian cho
thuê từ 59USD/m2/46năm - 79USD/m2/46 năm
2.3.4. Nhận xét chung về địa điểm tiếp nhận (KCN)
Cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp về cơ bản là khá hoàn chỉnh: có hệ thống giao
thông, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, kho chứa hàng, trạm y tế. Ngoài
ra còn có các dịch vụ như: hải quan, ngân hàng, bưu chính viễn thông…
Tuy nhiên, nhiều khu công nghiệp đến cuối năm 2004 vẫn chưa hoàn thiện về cơ sở
hạ tầng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, công suất vận hành của các nhà máy xử lý

nước thải đã xây dựng thường đạt thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế.
Giá thuê đất tại các khu công nghiệp cũng có sự khác nhau. Việc cạnh tranh không
lành mạnh về giá thuê đất của một số KCN trong và ngoài địa bàn thành phố dẫn đến việc
thu hút đầu tư của một số KCN bị hạn chế; bên cạnh đó còn kéo theo cả một số doanh
nghiệp sản xuất gây ô nhiễm vào khu vực không đúng quy hoạch. Tại khu công nghiệp
Lê Minh Xuân, giá thuê đất là 36,79USD/m2/47 năm. Diện tích nhà xưởng tối thiểu
1260m2 với tiền thuê 20.500 đồng/m2/tháng, thời gian thuê trong 60 tháng. Còn đối với
khu tiểu thủ công nghiệp, diện tích nhà xưởng tối thiểu là 120m2, giá thuê 150.100
đồng/m2, thời gian thuê trong vòng 5 năm. Bên cạnh đó, tại Khu công nghiệp Hiệp
Phước, giá thuê đất lên tới 100USD/m2/50 năm, với diện tích nhà xưởng từ 1000 –

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

20


2000m2. Còn khu công nghiệp Tân Tạo, giá thuê đất trung bình là 68USD/m2/46 năm.
Diện tích nhà xưởng tối thiểu 2000m2, giá thuê 3,4 USD/m2/tháng.
Như vậy, diện tích đầt cho thuê trong khu công nghiệp quá lớn so với quy mô của
một cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, đặc biệt các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Trong
khi đó, các khu công nghiệp chỉ tiếp nhận cơ sở có quy mô sử dụng đất trên 2000 m2.
Trong khi đó các cơ sở sản xuất chỉ cần khoảng 300 - 500m2 . Như vậy, giá thuê đất tại
KCN thực tế còn quá cao đối với một số doanh nghiệp khi họ muốn di dời vào KCN để
sản xuất, thêm vào đó họ phải trả các chi phí dẫn đến giá thành sản phẩm của họ tăng lên
không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề nhưng địa điển sản xuất ở
địa bàn khác hoặc ngoài KCN.

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương


Luận văn thạc sỹ

21


CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG DI DỜI CÁC CƠ SỞ
SẢN XUẤT GÂY Ô NHIỄM TẠI QUẬN TÂN BÌNH
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CSSX VỪA VÀ NHỎ
3.1.1. Định nghĩa cơ sở sản xuất vừa và nhỏ
Theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa doanh nghiệp nhỏ
và vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có
đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc
số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”
3.1.2. Đặc điểm chung của cơ sở sản xuất vừa và nhỏ
CSSX vừa và nhỏ là khu vực phát triển kinh tế rất nhanh, năng động của nền kinh
tế. Năm 2001, trung bình 964 người dân có một doanh nghiệp được thành lập thì năm
2008 là 243 người. Khu vực này đã đóng góp trên 40% GDP và chiếm trên 50% tổng số
lao động trong các doanh nghiệp và có vai trò quan trọng bảo đảm an sinh xã hội. Đặc
điểm chung của các CSSX vừa và nhỏ như sau:
Thứ nhất, phần lớn các doanh nghiệp mới thành lập và phát triển mạnh mẽ từ khi có
Luật Doanh nghiệp năm 2000, nền tảng ý thức bảo vệ môi trường và sự hiểu biết về pháp
luật Bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế và mờ nhạt.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ, nhân lực làm công tác vệ sinh môi trường và an toàn lao
động trong các doanh nghiệp vừa thiếu, vừa yếu, hầu hết các CSSX vừa và nhỏ không có
cán bộ chuyên trách về an toàn - vệ sinh lao động, không thuê chuyên gia tư vấn về vệ
sinh môi trường để hỗ trợ thường xuyên cho doanh nghiệp.
Thứ ba, các CSSX vừa và nhỏ đa phần là doanh nghiệp tư nhân, phát triển một cách
tự phát, được hình thành tại các vùng, miền (nông thôn, làng nghề, thành thị), quy hoạch
còn hạn chế, vì vậy, khi đi vào sản xuất - kinh doanh rất dễ ảnh hưởng đến cộng đồng dân

cư xung quanh.
Thứ tư, trên 90% các CSSX vừa và nhỏ hiện nay đang sử dụng máy móc, thiết bị
công nghệ lạc hậu. Tuy tình trạng gây ô nhiễm môi trường của từng doanh nghiệp không
cao nhưng lại diễn ra trên diện rộng, đa dạng về thành phần và tích tụ cao. Đặc biệt, hầu
Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

22


hết các doanh nghiệp lại nằm xen kẽ giữa các khu dân cư nên việc giải quyết ô nhiễm rất
phức tạp và tốn kém.
Thứ năm, các CSSX vừa và nhỏ luôn trong tình trạng thiếu vốn, năng lực tài chính
hạn chế, do đó, không có điều kiện để đầu tư trang, thiết bị công nghệ xử lý, bảo vệ môi
trường hiện đại.
Có thể nói, mặc dù hoạt động của các CSSX vừa và nhỏ góp phần vào sự tăng
trưởng kinh tế của đất nước nhưng hiện khâu yếu nhất của loại hình doanh nghiệp này là
năng lực đổi mới công nghệ. Việc chạy theo công nghệ rẻ (cũ) đòi hỏi phải sử dụng nhiều
năng lượng đầu vào làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến không ít CSSX vừa và nhỏ nảy
sinh tư tưởng “hy sinh” lợi ích về môi trường nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm chủ yếu là để
đối phó với cơ quan chức năng, chưa trở thành ý thức tự giác của doanh nghiệp.
3.2. CHƯƠNG TRÌNH DI DỜI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Từ năm 1992, thành phố đã hỗ trợ tích cực cho các cơ sở gây ô nhiễm để thực hiện
các biện pháp xử lý chất thải và đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng sản xuất sạch hơn,
nhưng kết quả thực hiện của các cơ sở sản xuất còn rất hạn chế. Điều này đã gây nên tình
hình ô nhiễm rất trầm trọng. Do vậy, việc thực hiện chương trình di dời, đình chỉ sản
xuất, yêu cầu phục hồi lại môi trường là hết sức cần thiết để thành phố có thể phát triển
với một môi trường trong lành hơn.
Chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm không những chỉ giải quyết vấn

đề môi trường, đổi mới công nghệ sản xuất mà còn kết hợp qui hoạch lại dân cư, chuyển
đổi cơ cấu sản xuất lao động ngoại thành, đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị. Chính
quyền Thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng chương trình có ích lợi trên nhiều mặt của
đời sống kinh tế – xã hội của thành phố, đòi hỏi tinh thần vượt khó, chịu tốn kém, cần
thiết phải chấp nhận tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại trong một giai đoạn nhất định để sau
đó, sản xuất đạt được hiệu quả cao hơn. Các ngành, các cấp và các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế cần quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa nêu trên để chủ động
khắc phục trở ngại, thực hiện công tác di dời với tinh thần năng động, quyết liệt tạo
chuyển biến thực sự trong vòng 2 năm, rút ngắn tiến độ thực hiện trong năm 2004.

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

23


3.2.1. Mục tiêu chương trình
- Quy hoạch sắp xếp lại hoạt động sản xuất các ngành nghề ô nhiễm; tổ chức lại
việc cấp phép kinh doanh cho các dự án đầu tư mới thuộc các ngành nghề ô nhiễm nhằm
cải thiện chất lượng môi trường trong khu dân cư, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
hướng tới sự phát triển bền vững;
- Kết hợp di dời các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công để hình thành các cơ sở lớn hoạt
động ổn định, có khả năng cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới;
- Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố phù hợp với yêu cầu quy
hoạch. Thông qua chương trình, kết hợp, tổ chức sắp xếp lại hoạt động sản xuất kinh
doanh tại địa phương, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng thương mại –
dịch vụ.
3.2.2. Yêu cầu
- Cải thiện và khăc phục tình trạng ô nhiễm về không khí, nước thải, tiếng ồn, rung,

chất thải rắn trong khu vực dân cư;
- Thực hiện kết hợp bố trí lại dân cư, hợp lý hoá nhu cầu đi lại, chuyển nhanh cơ
cấu công – nông nghiệp ngoại thành và chỉnh trang đô thị;
- Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư hợp lý, tạo điều kiện để các doanh nghiệp
đổi mới thiết bị, công nghệ, thay đổi ngành hàng sản xuất, nâng chất lượng sản phẩm, đáp
ứng yêu cầu mở rộng thị trường trong xu thế hội nhập.
3.2.3. Thời hạn thực hiện di dời
Phấn đấu đến hết năm 2004 (sau được gia hạn đến tháng 6/2006) di dời toàn bộ các
cơ sở sản xuất ô nhiễm nghiêm trọng không có khả năng khắc phục tại chỗ vào khu công
nghiệp và vùng phụ cận thành phố
Ngay từ đầu năm 2002, thành phố đã tổ chức triển khai thí điểm di dời 10 doanh
nghiệp điểm để kịp thời rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ chương
trình di dời cho các doanh nghiệp;
+ Trong giai đoạn 2003 – 2004 thành phố tập trung
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích di dời;

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

24


- Phổ biến quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vực làng
nghề, tiểu thủ công nghiệp;
- Công bố danh sách các doanh nghiệp phải di dời, thời hạn di dời để cộng đồng dân
cư cùng tham gia, kiểm tra giám sát.
Chương trình đã phải gia hạn đến năm 2006, tuy nhiên, đến năm 2008, vẫn còn
khoảng 143 doanh nghiệp chưa chịu di dời mặc dù Ban chỉ đạo chương trình đã chính
thức giải thể từ năm 2006.

3.2.4. Về tổ chức
- Thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
theo Quyết định số 28/QĐ-UB ngày 03 tháng 01 năm 2002 của UBND Thành phố Hồ
Chí Minh với các thành viên sau:
+ Trưởng ban: Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp của UBND Thành phố Hồ Chí
Minh.
+ Phó Trưởng ban thường trực: Phó Giám đốc Sở Công nghiệp
+ Phó Trưởng ban: Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường.
+ Thành viên: Giám đốc hoặc phó giám đốc của 18 Sở, ngành khác và 22 thành
viên là Phó Chủ tịch các quận – huyện có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường có tên
trong danh sách di dời.
- Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban chỉ đạo do Trưởng phòng Quản lý môi trường,
Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường làm tổ trưởng.
- Cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo gồm có 3 nhóm
+ Nhóm điều tra cơ bản: do Sở Công nghiệp làm nhóm trưởng.
+ Nhóm quy hoạch di dời: do Kiến trúc sư trưởng thành phố làm nhóm trưởng.
+ Nhóm chính sách tài chính: do Sở Tài chính làm nhóm trưởng.
3.2.5. Đối tượng thực hiện chương trình
Trên toàn địa bàn Thành phố có khỏang 31.000 cơ sở sản xuất, trong đó có khoảng
1.400 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng phải di dời theo Quyết định của Thành phố (trong
đó có tới 42 doanh nghiệp thuộc Trung Ương), 1.182 cơ sở gây ô nhiễm có khả năng
khắc phục tại chỗ. Số lượng ban đầu theo đề án tính đến 27/5/2002) kế hoạch từ năm

Học viên thực hiện: Nguyễn Việt Hương

Luận văn thạc sỹ

25



×