Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH QUA các TRÒ CHƠI và HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT CHỦ NHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 33 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ


Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
QUA CÁC TRÒ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG TIẾT CHỦ NHIỆM”

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục: ……………………….. 
- Phương pháp dạy học bộ môn: …………
- Lĩnh vực khác:
Có đính kèm:
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)

Phương pháp giáo dục

 Phim ảnh





 Hiện vật khác

Năm học: 2016 - 2017

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

1


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thị Minh Tửu
2. Ngày tháng năm sinh: 13/03/1984
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 19/1- Ấp Thọ Bình – Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai.
5. Điện thoại:

(CQ): 0613731769

6. Fax:
7. Chức vụ:

ĐTDĐ: 01285572880

E-mail:

Giáo viên Tin học

8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Tin học lớp 12B6 – 12B10 và 10C1
và kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp 12B8.
9. Đơn vị công tác: THPT Xuân Thọ
II.

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin

III.

KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Tin học
- Số năm có kinh nghiệm: 6 năm

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

2


MỤC LỤC
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:........................................................................................5
1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................................5
2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................................6
2.1 Thuận lợi:..........................................................................................................................6
2.2. Khó khăn:.........................................................................................................................6
3. Khảo sát thực tế:.....................................................................................................................6

- Qua 4 năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy các em chưa có được những kỹ
năng sống cần thiết cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường. Hầu hết các em đều rất khó
khăn mỗi khi đưa ra một quyết định nào đó hoặc khi rơi vào một tình huống khó xử các em
lại không biết cách để thoát ra. Thậm chí trong giao tiếp hằng ngày các em cũng gặp phải
nhiều mâu thuẫn không đáng có đôi khi lại dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như: vì cùng có
cảm tình với một bạn gái mà hai nam học sinh từng chơi thân với nhau lại đánh nhau, hay
như trường hợp của lớp 12C7 mà tôi chủ nhiệm năm 2015 – 2017: khi tôi giao nhiệm vụ
chuẩn bị và tập tiết mục văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân cho một nhóm học sinh, khi đến
thời điểm duyệt tiết mục thì có 2 em không tham gia nữa với lí do em bận việc không thể
tham gia được, thực sự thì 2 em đó đã không có tinh thần trách nhiệm và kỹ năng làm việc
nhóm nên khi tham gia tập luyện có vài điểm không vừa ý nên 2 em đã quyết định rút khỏi
nhóm và đã ảnh hưởng đến kết quả là tiết mục văn nghệ đó không ít do đội hình thay đổi
đột ngột.v.v...............................................................................................................................6
- Từ thực tế đó tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài: ”Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua
các trò chơi và hoạt động nhóm trong tiết chủ nhiệm” vào thực tế công tác chủ nhiệm lớp
12B8 năm học 2016 – 2017 với đối chứng là lớp 12B8 trước khi áp dụng đề tài đầu năm
học 2016 – 2017.......................................................................................................................7
III. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA TRÒ CHƠI VÀ
HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM:........................................7
2. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng sống đối với từng học sinh:.................7
3. Tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm:...........................................................8
3.1 Cho học sinh xem một số video “hạt giống tâm hồn”.......................................................9
3.2 Giáo dục kỹ năng sống qua việc tổ chức các trò chơi và hoạt động nhóm........................9
3.3 Thực hiện giáo dục kỹ năng quản lý thời gian thông qua việc lập kế hoạch...................17
3.4 Rèn luyện kỹ năng đứng trước đám đông bằng cách tổ chức cuộc thi tài năng “ai sẽ
thành sao”..............................................................................................................................18
4. Cho học sinh xem các video về những tình huống thoát hiểm:.............................................20
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:.......................................................................................................23
* Kết quả đạt được về giáo dục tri thức:................................................................................23
* Kết quả giáo dục về thái độ:..............................................................................................24

* Kết quả giáo dục về kĩ năng, hành vi:.................................................................................24
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG..........................................................25
............................................................................................................................................................25
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................27

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

3


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CÁC TRÒ CHƠI VÀ
HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT CHỦ NHIỆM”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế đã dẫn đến sự biến đổi về nhiều
mặt của xã hội, con người chúng ta nhận được nhiều cơ hội để phát triển bản thân
nhưng đồng thời cũng kéo theo các rủi ro và thách thức mới. Với sự dung nạp văn
hóa phương Tây của giới trẻ cùng sự bùng nổ của các tệ nạn, ... khiến chúng ta cần
phải nhìn nhận lại các giá trị trong cuộc sống con người, về vai trò của giáo dục
trong quá trình định hướng phát triển nhân cách con người trong hoàn cảnh hiện
tại. Kỹ năng sống được ví như một chiếc cầu đưa con người đến với chất lượng
cuộc sống. Sự thiếu hụt kỹ năng sống chính là nguyên nhân cơ bản khiến con
người mà nhất là các em ở lứa tuổi học sinh, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống hiện đại.
Học sinh trường THPT Xuân Thọ hầu hết là con em gia đình nông dân ở xã
Xuân Thọ và Xuân Bắc thuộc vùng sâu – vùng cao của tỉnh Đồng Nai nên việc học
tập của các em chưa được sự quan tâm, đầu tư đúng mực từ gia đình. Đa số các em
phải tham gia lao động phụ giúp gia đình ngoài giờ đi học trong đó có một số em
được trang bị đầy đủ điều kiện sinh hoạt như xe máy, điện thoại thông minh, ... mà
không hề có sự kiểm soát của gia đình cũng chính là một trong những áp lực đối

với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường chúng
tôi.
Hoạt động dạy và học tại trường trong những năm qua, ngoài hoạt động
chuyên môn còn có hoạt động ngoài giờ lên lớp do GVCN đảm nhiệm thông qua
hoạt động ngoại khóa và lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các
môn học cũng đã mang lại kết quả đáng kể. Tuy vậy, việc tổ chức thực hiện các
hoạt động này cũng còn nhiều bất cập vì nhiều lý do khác nhau. Và trên thực tế
hiện nay tình trạng học sinh trên cả nước nói chung và ở đơn vị nói riêng kỹ năng
sống của các em rất thấp, tình trạng bạo lực học đường, nghiện game, lười học,
không có mục tiêu phấn đấu cho tương lai .... đang ngày càng gia tăng, thậm chí đã
có trường hợp học sinh do mâu thuẫn nhỏ với gia đình mà bỏ học và bỏ nhà đi bụi.
Qua nhiều năm làm công tác GVCN, bản thân tôi đã nhiều lần thực hiện
công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục
kỹ năng sống với các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Và với thực trạng học sinh như
trên tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho các em là vấn đề cấp thiết nên đưa vào
hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm. Tôi chọn đề tài: “ Kết hợp giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh thông qua các trò chơi và hoạt động nhóm trong tiết sinh hoạt chủ
nhiệm” bởi nó vừa khiến cho tiết sinh hoạt chủ nhiệm sôi động hơn vừa giúp các
em chuẩn bị được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tự lập sau khi ra trường
với đối tượng học sinh lớp 12B8 của nhà trường.
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

4


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận
Kỹ năng sống là gì?
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống như:
Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (Unesco) coi kỹ

năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào
cuộc sống hằng ngày, gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là:
+ Học để biết (Learning to know).
+ Học để tự khẳng định (Learning to be).
+ Học để chung sống với người khác (Learning to live together).
+ Học để làm (Learning to do).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ góc độ sức khỏe cho rằng đó là những kỹ
năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Rộng
hơn, kỹ năng sống là những năng lực mang tính tâm lí xã hội và kỹ năng về giao
tiếp để tương tác hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề,
những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếp
cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân
bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.
Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật giáo dục năm 2005.
Như vậy, mục tiêu của giáo dục nói chung và kỹ năng sống nói riêng đều là
chuẩn bị những năng lực cần thiết để tạo ra những công dân tự tin, có trách nhiệm,
có khả năng tự lập, tự chủ, tích cực, nhiệt huyết, có sức khỏe, hạnh phúc và thành
công.
Trong quá trình giáo dục, ngoài việc trang bị cho học sinh tri thức thông qua
các giờ học trên lớp, giáo viên chủ nhiệm còn có nhiệm vụ giúp các em vượt qua
những vấn đề về tâm lý tuổi mới lớn, giáo dục các em về nhân cách sống, giúp các
em có những nhận định đúng đắn về cuộc sống, về môi trường xung quanh, có các
hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ
xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật….
Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên

số học sinh tiếp thu được những kỹ năng đó vẫn còn thấp, các em không được thực
hành nhiều do số lượng tham gia lớn mà thời gian lại ngắn. Khi đưa vào trong hoạt
động sinh hoạt chủ nhiệm có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào mục tiêu chung là
giáo dục con người của toàn xã hội.
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

5


2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Thuận lợi:
Bản thân làm công tác chủ nhiệm từ khi mới về trường công tác đến nay đã
được 5 năm kinh nghiệm.
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ: sân bãi rộng, mỗi phòng
học đều có trang bị tivi …nên việc sử dụng các phim ảnh, âm thanh phục vụ cho
các hoạt động có nhiều thuận lợi.
Đa số các em học sinh trong lớp chủ nhiệm ngoan hiền, có ý thức, rất hưởng
ứng và năng nổ trong các hoạt động nên việc triển khai khá thuận lợi.
2.2. Khó khăn:
* Nhà trường:
+ Tài liệu cho giáo dục kỹ năng sống còn ít, chưa phong phú.
* Giáo viên:
+ Thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa thể đi vào tìm hiểu chuyên sâu hơn.
+ Tuổi nghề còn trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều.
* Học sinh:
+ Học sinh ở trường đa số năng lực không cao thuộc loại trung bình và yếu
nhiều.
+ Do đặc thù vùng núi, các em là con gia đình nông dân, dân tộc thiểu số
nhiều.
+ Học sinh đa số chưa nhận thức đúng về bản thân, kỹ năng lựa chọn và

phân tích thông tin chưa tốt
Trong lớp vẫn còn tồn tại một số em không muốn hợp tác, chỉ chú trọng vào
việc học và rất ít khi tham gia vào các hoạt động của lớp.
Nhiều em rất ngại biểu lộ tình cảm, thái độ ...
Một số em thiếu thốn tình cảm do ba mẹ ly hôn hoặc ba mẹ đi làm ăn xa
(Chỉ ở với ba hoặc mẹ, thậm chí có em còn sống một mình).
3. Khảo sát thực tế:
- Qua 4 năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy các em chưa có được
những kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường. Hầu
hết các em đều rất khó khăn mỗi khi đưa ra một quyết định nào đó hoặc khi
rơi vào một tình huống khó xử các em lại không biết cách để thoát ra. Thậm
chí trong giao tiếp hằng ngày các em cũng gặp phải nhiều mâu thuẫn không
đáng có đôi khi lại dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như: vì cùng có cảm tình
với một bạn gái mà hai nam học sinh từng chơi thân với nhau lại đánh nhau,
hay như trường hợp của lớp 12C7 mà tôi chủ nhiệm năm 2015 – 2017: khi
tôi giao nhiệm vụ chuẩn bị và tập tiết mục văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân
cho một nhóm học sinh, khi đến thời điểm duyệt tiết mục thì có 2 em không
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

6


tham gia nữa với lí do em bận việc không thể tham gia được, thực sự thì 2
em đó đã không có tinh thần trách nhiệm và kỹ năng làm việc nhóm nên khi
tham gia tập luyện có vài điểm không vừa ý nên 2 em đã quyết định rút khỏi
nhóm và đã ảnh hưởng đến kết quả là tiết mục văn nghệ đó không ít do đội
hình thay đổi đột ngột.v.v...
- Từ thực tế đó tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài: ”Giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh qua các trò chơi và hoạt động nhóm trong tiết chủ nhiệm” vào
thực tế công tác chủ nhiệm lớp 12B8 năm học 2016 – 2017 với đối chứng là

lớp 12B8 trước khi áp dụng đề tài đầu năm học 2016 – 2017.
III. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA TRÒ
CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT SINH HOẠT CHỦ
NHIỆM:
1. Cần phát huy vai trò của ban cán sự lớp.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm bầu ra Ban cán sự lớp nhằm trợ
giúp cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lý cũng như thực hiện các hoạt
động của lớp theo chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm nhằm thực hiện tốt kế hoạch
năm học của lớp được đề ra.
Cùng với việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm học, giáo viên chủ nhiệm
tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào trong
tiết sinh hoạt chủ nhiệm và cụ thể hoá thành kế hoạch từng học kì, từng tháng, từng
tuần phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, phù hợp với lớp chủ nhiệm và
đảm bảo mục tiêu giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh; bao gồm: Kế
hoạch chủ nhiệm tháng, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kế
hoạch tổ chức hoạt động nhóm – trò chơi …. qua sự phối hợp của Ban cán sự lớp:
ban chấp hành chi đoàn lớp, lớp trưởng, lớp phó, lớp phó văn thể mỹ.
2. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng sống đối với từng
học sinh:
Giáo dục kỹ năng sống là giúp học sinh nâng cao năng lực để tự lựa chọn
giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ học sinh. Vì thế nội
dung phải hết sức gần gũi với cuộc sống hoặc ngay trong cuộc sống, phải xuất phát
từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của học sinh. Học sinh cần có điều kiện để cọ xát
các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, áp dụng. Học sinh
phải tham gia chủ động vì có thế học sinh mới thay đổi hành vi.
Nếu chỉ suy ngẫm và thảo luận các giá trị thôi thì chưa đủ, cần có các kỹ
năng để ứng dụng giá trị vào thực tế. Ngày nay, thanh niên rất cần trải nghiệm cảm
giác tích cực có được từ giá trị, hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động
đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn.
“Việc hiểu được cảm xúc sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc kiểm soát bản thân, tập

trung và ổn định vững chắc về tâm lý. Cách làm này củng cố khả năng học tập
chuyên môn của học sinh trong bất kỳ lĩnh vực, bộ môn nào. Học viên trải qua
chương trình xây dựng năng lực cảm xúc và xã hội, thì có điều kiện phát triển
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

7


được loại hình trí tuệ xúc cảm (Emotional intelligence) (Goleman, 1995). Những
chương trình như vậy bao hàm cả việc học tập những kỹ năng xã hội, thấu cảm,
giải quyết mâu thuẫn và những chiến lược hướng dẫn mường tượng.”
Trên cơ sở giáo dục đạo đức, lối sống giáo viên chủ nhiệm tập trung vào
những vấn đề, những giá trị sống xảy ra hàng ngày để tạo hứng thú và sự quan tâm
của các em, từ đó có thể giúp các em nhận ra tầm quan trọng của những kỹ năng
sống đối với bản thân trong một số hoạt động sau ở những tuần học đầu tiên:
- Cho học sinh xem một số video “Hạt giống tâm hồn”; sau đó cho các em
suy ngẫm về những giá trị có được từ các câu chuyện ấy.
- Cho học sinh xem một số video về các tình huống xảy ra trong trường học
và trong cuộc sống hàng ngày. Cho các em suy nghĩ về những hành động đó, đưa
ra ý kiến của mình và cả lớp cùng thảo luận.
- Mỗi học sinh suy ngẫm về thời điểm khi mình đánh giá một ai đó vì sự thật
thà của người đó, và khi được đánh giá vì sự thật thà của chính mình. Chia sẻ suy
nghĩ ấy.
- Suy ngẫm và kể các trường hợp mà các em muốn hợp tác và đã nhận được
sự hợp tác, và những thời điểm khác khi em không nhận được nó; nhận biết những
cảm xúc ở những thời điểm ấy, các kết quả của nó và đặc điểm của mỗi tình huống
mang lại.
- Suy ngẫm về những thời điểm hạnh phúc trong cuộc sống của bản thân và
nhận biết các giá trị sống nằm sau những hạnh phúc ấy.


Tập thể lớp 12B8
3. Tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm:
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

8


Để giáo dục cho các em những kỹ năng sống cần thiết nhất giáo viên chủ
nhiệm cần lập ra một trình tự giáo dục các kỹ năng sao cho khoa học nhất có thể.
Các kỹ năng cần thiết nhất đó là những kỹ năng sẽ giúp ích cho các em trong hiện
tại và sau đó là những kỹ năng có thể giúp ích cho các em trong thời gian sau này.
3.1 Cho học sinh xem một số video “hạt giống tâm hồn”
Những video hạt giống tâm hồn sẽ giúp các em nhận thấy được tầm quan
trọng của những kỹ năng sống hàng ngày, từ đó các em ý thức hơn với việc tham
gia rèn luyện các kỹ năng.
Giáo viên chuẩn bị một số video “Hạt giống tâm hồn” về các tình huống
giáo dục kỹ năng sống, sau đó sử dụng tivi được gắn ở phòng học chiếu cho học
sinh xem.
Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra cảm nghĩ của mình sau khi xem video, cả
lớp cùng thảo luận.

Các em đang xem những clip hạt giống tâm hồn.
3.2 Giáo dục kỹ năng sống qua việc tổ chức các trò chơi và hoạt động nhóm
3.2.1 Giáo dục kỹ năng giao tiếp:
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

9


Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu của mỗi chúng ta. Bạn

muốn thành công thì tiêu chí đầu tiên là bạn phải giao tiếp tốt. Khi giao tiếp tốt thì
ta sẽ biết được đối phương là một người thế nào, khi làm việc chung sẽ kết hợp ăn
ý hơn từ đó sẽ mang lại một kết quả tốt hơn.
GVCN kết hợp với quản trò (Bí thư chi Đoàn) tổ chức trò chơi “Hiểu ý
nhau”
Chuẩn bị dụng cụ: Một số từ khóa do GVCN và ban cán sự lớp chuẩn bị.
Chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm chọn ra 1 bạn để làm người truyền thông
tin.
Bắt đầu chơi:
- Lần lượt từng bạn của 4 nhóm lên phía trên bục giảng
-

Quản trò cho bạn truyền tin đọc 5 từ khóa bằng mắt, sau đó bằng
cách sử dụng lời nói và hành động diễn tả từng từ khóa sao cho
không được dùng từ diễn tả trùng với từ có trong từ khóa, các bạn
còn lại trong nhóm đoán từ khóa và trả lời.

- Nhóm nào trả lời đúng được nhiều từ khóa hơn thì nhóm đó chiến
thắng.
3.2.2 Giáo dục kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm:
Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng vô cùng quan trọng . Muốn làm việc
nhóm tốt thì bạn phải có kỹ năng hợp tác, tất cả thành viên trong nhóm phải cùng
hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác là một người biết tôn trọng
ý kiến của người khác, biết lắng nghe, sẵn sàng đưa ra ý tưởng của mình để đóng
góp cho cả nhóm.
Ví dụ trò chơi áp dụng:
GVCN kết hợp với quản trò (Bí thư chi Đoàn) tổ chức trò chơi “Nào ta cùng
đếm”
Chuẩn bị dụng cụ: mỗi bạn 5 que tính
- Chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm 4 thành viên)

- Mỗi bạn giữ 5 que tính.
- 1 tờ giấy và 1 cây bút cho người quản trò
Bắt đầu chơi:
- Người quản trò đọc lên 1 con số nào đó từ 1 đến 20
- Sau khi người quản trò đếm 1, 2, 3! Các thành viên của nhóm phải
đồng loạt giơ lên các que trên tay sao cho tổng số que cả nhóm cộng
lại đúng bằng số người quản trò đã đọc.
- Chính xác sẽ được 5 điểm, thiếu hay thừa thì mỗi số sẽ trừ đi 1 điểm
- Sau một loạt số, nhóm nào điểm cao nhất sẽ thắng.
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

10


Trò chơi này giáo dục cho các em kỹ năng làm việc nhóm là phải có những
quy luật của nhóm như: phân chia công việc, đưa ra quyết định, đánh giá …
Hình ảnh về đội múa dân vũ của lớp

3.2.3 Giáo dục kỹ năng rèn luyện trí nhớ
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

11


Với những loại trò chơi này sẽ giúp học sinh rèn luyện trí nhớ, từ đó các em
học tập dễ dàng hơn và đạt được kết quả tốt hơn
Ví dụ trò chơi áp dụng:
GVCN kết hợp với quản trò (Bí thư chi Đoàn) tổ chức trò chơi “Con thỏ ăn cỏ”
Địa điểm chơi: ngoài sân trường
Cả lớp xếp thành vòng tròn, người quản trò đứng ở giữa

Thời gian chơi: 5 7 phút
Cách chơi
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “Ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: Đưa tay lên vỗ tai hô “Chui vô hang”, chấp tay lại hô “Thỏ
ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò, nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò làm
với tốc độ nhanh dần và có thể nói và làm khác nhau.
3.2.4 Giáo dục kỹ năng khéo léo, quyết định nhanh
Kỹ năng khéo léo là một kỹ năng thiên về tài năng, với trò chơi này học sinh
thể hiện được tài năng khéo léo của mình để giúp các bạn còn lại trong nhóm đoán
và đưa ra quyết định nhanh nhất
Ví dụ trò chơi áp dụng: Trò chơi nhìn hình đoán chữ
Bí thư hoặc lớp trưởng dẫn dắt trò chơi
Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm chọn ra một bạn vẽ đẹp nhất lên bảng
thực hiện công việc vẽ theo đề tài mà người dẫn đưa ra
- Cả 4 bạn được chọn ra cùng lên bảng, chia bảng ra làm 4 phần
- Người dẫn đưa cho 4 bạn xem một từ khóa tên địa danh hoặc tên một
tác phẩm văn học, …
- 4 bạn cùng vẽ lên bảng để thể hiện từ khóa, không được viết chữ
- Tất cả các thành viên còn lại quan sát và đưa ra từ khóa trả lời. Nhóm
nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được 1 điểm
- Sau một số từ khóa, nhóm nào được nhiều điểm nhất là nhóm chiến
thắng.

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu


12


Hình ảnh các em đang tham gia chơi trò chơi nhìn hình đoán chữ

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

13


Hình báo tường lớp 12B8 đạt giải nhì
3.2.5 Giáo dục kỹ năng tự chủ
Tự chủ là một kỹ năng khá quan trọng, khi ta làm chủ được hành vi của
mình thì ta sẽ tránh được một số sai lầm không đáng có.
Ví dụ trò chơi áp dụng:
Người dẫn tổ chức trò chơi “Vua hài”
- Chọn ra 4 bạn tự nguyện làm người thách đấu lên bảng.
- Những thành viên còn lại trong lớp mỗi người sẽ nghĩ ra một câu
nói, vở kịch hoặc một hành động nào đó để làm cho 4 bạn thách đấu
phải cười.
- Bạn nào nhịn cười được lâu nhất thì bạn đó thắng cuộc.
3.2.6 Giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

14


Với kỹ năng tự nhận thức học sinh sẽ biết mình là ai, sống trong hoàn cảnh
nào, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, … từ đó có thể xác định được

lĩnh vực mà mình có thể thành công trong tương lai. Học sinh có thể điều chỉnh
cảm xúc và suy nghĩ của mình theo hướng tích cực.
Ví dụ trò chơi áp dụng:
* Học sinh sẽ tiếp nhận đánh giá, nhận xét của người khác về mình.
Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy, 1 cây bút và 1 mẫu băng dính , mỗi
người tự ghi tên mình vào góc trên của tờ giấy, hoặc vẽ 1 biểu tượng nào đó tượng
trưng cho mình vào giữa từ giấy, rồi dán vào sau lưng mình (thời gian chuẩn bị là 2
phút)
Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, thì tất cả di chuyển nhanh đến sát những bạn
khác để ghi lên tờ giấy sau lưng họ những lời nhận xét của mình về họ.
Khi hiệu lệnh “hết giờ” thì kết thúc trò chơi và về vị trí của mình.
Tất cả mọi người gỡ tờ giấy sau lưng mình để xem người khác nhận xét về
mình như thế nào, có thể đọc nhận xét về mình cho cả lớp nghe nếu muốn.
Học sinh phát biểu về cảm xúc/ suy nghĩ của mình về những lời nhận xét đó.
Nếu có những nhận xét về nhược điểm, hay nhận xét chưa chính xác thì giáo
viên chủ nhiệm hãy gợi ý học sinh đến những suy nghĩ tích cực như: mình sẽ cố
gắng để hoàn thiện hơn, hay chẳng lẽ mình lại như thế sao? Mình sẽ tự tin và
khẳng định rằng mình không phải như bạn nghĩ, …
* Giáo viên chủ nhiệm đọc một câu chuyện liên quan đến vấn đề nhận thức
bản thân và cho lớp thảo luận vấn đề đặt ra
3.2.7 Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột
Trong giới trẻ hiện nay và học sinh nói riêng, xung đột rất thường xuyên
diễn ra. Đôi khi chỉ vì một lí do nhỏ nhưng với cách cư xử của mình các em đã dẫn
nó tới một sự xung đột lớn. Đặc biệt hiện nay facebook là kênh xã hội đang được
giới trẻ sử dụng rộng rãi, chỉ vì một câu trạng thái vu vơ cũng khiến các em suy
diễn và dẫn đến mâu thuẫn, giận hờn, …
Để hạn chế tình trạng xung đột ngày càng tăng như hiện nay, các em cần có
kỹ năng giải quyết những vấn đề xung đột. Các em cần biết xác định vấn đề và
nguyên nhân gây nên sự xung đột. Từ đó tìm cách thương thuyết và giải quyết
xung đột.

Khi rèn luyện được kỹ năng giải quyết xung đột đồng thời các em cũng rèn
được tư duy phê phán, sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp và thiện
chí khi nhìn nhận vấn đề và có đánh giá về người khác. Các em sẽ học được cách
kiềm chế bản thân khi tức giận.
Ví dụ hoạt động nhóm áp dụng:

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

15


- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm tự chuẩn bị trước một tình
huống xảy ra xung đột giữa 2 người hoặc 2 nhóm bạn với nhau. Mỗi nhóm sẽ thực
hiện sánh vai và diễn lại tình huống trước lớp.
- Sau mỗi vở diễn giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các nhóm còn lại thảo luận
và đưa ra phân tích vấn đề và phương án giải quyết cho tình huống đó.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét các phương án giải quyết của từng nhóm và
gợi ý thêm các phương án giải quyết khác.
3.4.8 Giáo dục kỹ năng vượt qua Stress
Stress là một cảm xúc tiêu cực mà bất cứ người nào trong chúng ta đều đã
một lần trải qua. Đặc biệt với các em học sinh lớp 12, áp lực về việc học rất lớn khi
kỳ thi THPT Quốc gia đổi mới với 2 tổ hợp môn tự chọn là KHTN và KHXH, kiến
thức các em phải chuẩn bị rất nhiều nên khả năng tình trạng Stress diễn ra là khá
cao. Các tình huống gây stress luôn tồn tại trong cuộc sống, tác động đến con
người và gây ra các cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể
chất.
Sau đây là một số cách giúp ta vượt qua Stress khi gặp phải:
- Học cách suy nghĩ tích, làm chủ cảm xúc.
- Trò chuyện với người lớn hoặc với một người bạn mà mình tin tưởng.
- Ngủ thật nhiều mỗi đêm.

- Tích cực tham gia các hoạt động thể thao cũng giúp giải tỏa căng
thẳng một cách hiệu quả.
- Hít thở sâu 10 lần mỗi khi cảm thấy căng thẳng.
- Độc thoại tích cực
Một số hoạt động nhóm:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu triệu chứng của Stress
Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu mỗi học sinh đưa ra các triệu chứng gây căng
thẳng mà mình cho là đúng.
Mỗi học sinh nêu ý kiến của mình và tiến hành thảo luận chung cả lớp.
Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp ý kiến của học sinh và nhấn mạnh một số
triệu chứng như: hành vi, cảm xúc, dấu hiệu cơ thể. Ngoài ra còn nhấn mạnh cho
các em biết điều tiết cảm xúc tiêu cực thành tích cực và học cách kiềm chế cảm
xúc của mình.
* Hoạt động 2: giúp học sinh tìm cách giải tỏa cảm xúc, lựa chọn cách ứng
phó và đưa ra phương án phòng ngừa Stress.
Chia lớp thành 4 nhóm.
Giáo viên chủ nhiệm đưa ra một số tình huống gây căng thẳng. Yêu cầu mỗi
nhóm hãy thảo luận và cho biết:
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

16


a. Những cách ứng phó khi ở trong hoàn cảnh đó.
b. Để hạn chế xảy ra căng thẳng chúng ta làm thế nào?
Tình huống 1: Trong giờ kiểm tra học kỳ, giám thị coi thi buộc tội em sử
dụng tài liệu và dọa lập biên bản. Tuy nhiên thủ phạm chính là đứa bạn thân ngồi
cạnh em. Em sẽ ứng xử thế nào cho đúng?
Tình huống 2: Ba mẹ biết em đang chơi thân với một bạn khác giới trên
mức tình bạn và cấm không cho em chơi với bạn nữa. Nhưng với em đó là một tình

cảm trong sáng, cả hai không những không làm gì ảnh hưởng tới việc học mà còn
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em hiểu rằng ba mẹ do lo lắng cho em, không hiểu thực
chất vấn đề, còn bản thân em không muốn mất một người bạn như vậy. Mỗi lần ba
mẹ bắt gặp em gặp gỡ hoặc đi cùng bạn đó thì tỏ thái độ khó chịu ra mặt và mắng
mỏ em rất nặng lời, làm cho em rất ức chế và cảm thấy căng thẳng. Em sẽ xử lý
tình huống đó như thế nào?
Tình huống 3: Ở 2 bàn cuối dãy lớp A1, bạn Lan luôn có cảm giác khó chịu
đối với bất cứ hành động nào của bạn Trung. Không khí luôn căng thẳng mỗi khi 2
bạn chạm mặt nhau. Hai bạn thường xuyên xảy ra xung đột. Nhóm bạn ở 2 dãy
bàn không biết lí do vì sao họ lại như vậy. Lan cũng không hiểu lí do vì sao mình
lại ghét Trung như vậy. Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Lan và nếu ở
trong hoàn cảnh đó em sẽ xử lý như thế nào?
Với những kết luận, cách ứng phó và phòng ngừa mà học sinh đưa ra, giáo
viên chủ nhiệm hướng dẫn các em lựa chọn phương án tốt nhất, nhất là tránh
những trường hợp lựa chọn phương án tiêu cực và hướng các em tới những suy
nghĩ tích cực.

Các nhóm đang thảo luận để đưa ra ý kiến chung của nhóm mình
3.3 Thực hiện giáo dục kỹ năng quản lý thời gian thông qua việc lập kế hoạch
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

17


Việc lập ra một kế hoạch tổ chức hoạt động sẽ giúp các em rèn luyện kỹ
năng quản lý thời gian cùng với kỹ năng hoạch định công việc. Đồng thời khi làm
việc nhóm sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng hợp tác.
Đây là những kỹ năng rất cần thiết cho các em trong cuộc sống hiện đại,với kỹ
năng này các em có thể áp dụng vào việc lập ra kế hoạch học tập phù hợp cho
riêng mình để nâng cao hiệu quả học tập.

Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm lập ra một kế hoạch
cho hoạt động cho cuộc thi tài năng “Ai sẽ thành sao” khoảng 15 phút trong mỗi
tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Cuộc thi có 2 vòng sơ khảo và chung kết.
Sau 2 tuần các nhóm nộp lại bản kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên chủ nhiệm cùng với cả lớp thảo luận xét duyệt để chọn ra bản kế hoạch tốt
nhất.
3.4 Rèn luyện kỹ năng đứng trước đám đông bằng cách tổ chức cuộc thi tài
năng “ai sẽ thành sao”
Cuộc thi nhằm rèn luyện cho các em kỹ năng đứng trước đám đông và giúp
các em tự nhận biết sở trường cũng như năng khiếu của mình.
Giám khảo: GVCN.
Nội dung tham gia gồm: hát, múa, diễn kịch, chơi nhạc cụ, vẽ tranh.
Thể lệ:
- Cuộc thi có 2 vòng là vòng sơ khảo và chung kết.
- Các em có thể tự do lựa chọn lĩnh vực tham gia tùy theo sở trường
cũng như năng khiếu của mình. Mỗi em có thể tham gia nhiều tiết
mục.
- Vì thời gian có hạn nên ở vòng loại đầu tiên các em chỉ trình bày
một đoạn ngắn nội dung mà mình tham gia trong khoảng 2 phút. Sau
đó chọn ra mỗi lĩnh vực 3 tiết mục xuất sắc nhất vào vòng chung kết
- Ở vòng chung kết mỗi em biểu diễn tiết mục hoàn chỉnh của mình.
Giải thưởng: gồm 5 giải thưởng dành cho người xuất sắc nhất tương ứng vơi
5 nội dung thi, 1 giải dành cho người tài năng nhất và một số giải thưởng khác do
GVCN chuẩn bị
Một số hình ảnh về cuộc thi học sinh thanh lịch của trường thể hiện kết quả
của việc rèn luyện kỹ năng đứng trước đám đông

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

18



Đội tuyển tham dự cuộc thi học sinh thanh lịch của lớp

Kết quả cuộc thi 1 cặp đạt giải nhì thanh lịch và giải cặp đôi tài năng nhất
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

19


4. Cho học sinh xem các video về những tình huống thoát hiểm:
Hiện nay, với tình trạng thiệt mạng do không biết cách thoát hiểm xảy ra rất
nhiều cụ thể như sau:
- Năm 2016 có 3006 vụ cháy trong đó 1290 vụ cháy nhà dân, 1229 vụ cháy
tại các cơ sở, 169 vụ cháy phương tiện giao thông và 318 vụ cháy rừng, số người
chết là 98 người, số người bị thương là 180 người. Trong đó số người thiệt mạng
chủ yếu là do ngột thở vì hít phải khí độc.
- Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi
năm cả nước có khoảng 6400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em, học
sinh, sinh viên mà lí do chủ yếu là không biết bơi mà vẫn đi bơi và cứu bạn bị đuối
nước không đúng cách.
- Những nguy hiểm khi đi trên đường phố luôn rình rập chúng ta như nạn
cướp giật mà hiện nay có chiêu thức mới là dàn cảnh để cướp, tai nạn giao thông,
…. V.v….
Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị một số video về các tình huống hướng dẫn
thoát hiểm trên đường phố, khi hỏa hoạn, khi bơi lội, tắm biển, ….
Yêu cầu mỗi học sinh viết ra giấy những cách thoát hiểm của mình khi rơi
vào trường hợp nguy hiểm mà giáo viên chủ nhiệm nêu ra.
Sau khi học sinh nêu phương án của mình thì GVCN nhận xét và cho học
sinh xem các video hướng dẫn thoát hiểm liên quan.

Tổ chức cho học sinh thực hành những gì có thể. Khi suy nghĩ thì chúng ta
có thể nghĩ đến được những cách thoát hiểm tối ưu, nhưng khi rơi vào hoàn cảnh
tương tự chúng ta lại rất khó thực hiện được do tâm lý hoảng sợ. Vì vậy mà nếu
được thực hành và rèn luyện nhiều thì khả năng thoát khỏi nguy hiểm sẽ cao hơn
rất nhiều.

Hình ảnh về vùng nước triều xe ra nguy hiểm

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

20


Các em đang xem video clip hướng dẫn các kỹ năng ứng phó khi gặp tình
huống nguy hiểm trên đường phố.
* Một số hình ảnh sinh hoạt tập thể ngoài trời

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

21


Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

22


IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Bằng một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào tiết sinh hoạt
chủ nhiệm thông qua trò chơi, hoạt động nhóm như đã trình bày ở trên cùng với sự

kết hợp rèn luyện trong khi tham gia các phong trào của Đoàn trường, đến nay đã
đạt được một số kết quả tương đối tốt của một số cá nhân cũng như tập thể lớp
như: giải nhì báo tường, giải nhì cuộc thi cắm hoa, giải khuyến khích cuộc thi dân
vũ, giải nhì cuộc thi học sinh thanh lịch, giải nhất phần thi tài năng của cuộc thi
học sinh thanh lịch.
97% học sinh tham gia nhiệt tình các hoạt động. Sau đây là bảng kết quả
thống kê về kỹ năng sống của học sinh lớp 12B8 với sĩ số 34 học sinh trước và sau
khi áp dụng đề tài:
* Trước khi áp dụng đề tài
STT

Nội dung

Số lượng

Phần trăm

1

Kỹ năng sống tốt

0

0%

2

Nhìn nhận được vấn đề nhưng chưa biết cách
11
giải quyết


32.3%

3

Kỹ năng thiên về giao tiếp, quan hệ xã hội
4
chưa tốt nhưng kỹ năng khác khá tốt

11.8%

4

Kỹ năng thiên về giao tiếp, quan hệ xã hội tốt,
10
những kỹ năng khác chưa tốt

29.4%

5

Kỹ năng sống kém

9

26.5%

* Sau khi áp dụng đề tài
STT


Nội dung

Số lượng

Phần trăm

1

Kỹ năng sống tốt

17

50%

2

Nhìn nhận được vấn đề nhưng chưa biết cách
3
giải quyết

8.8%

3

Kỹ năng thiên về giao tiếp, quan hệ xã hội
2
chưa tốt nhưng kỹ năng khác khá tốt

5.9%


4

Kỹ năng thiên về giao tiếp, quan hệ xã hội tốt,
12
những kỹ năng khác chưa tốt

35.3%

5

Kỹ năng sống kém

0%

0

* Kết quả đạt được về giáo dục tri thức:
Cùng với hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động giáo dục kỹ năng sống
giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện kiến thức đã học trên lớp, đồng thời
giúp các em có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội
cũng như vận dụng tri thức đã học vào hoạt động hàng ngày, biết tự điều chỉnh
Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

23


hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Cụ thể là sau khi
tôi áp dụng đề tài:
- Học sinh có những hiểu biết cơ bản về các kỹ năng tự bảo vệ mình khi gặp
các tình huống xấu trong cuộc sống. Ví dụ như là các em biết các kỹ năng cần thiết

khi đi bơi lội để tránh đuối nước, hay những kỹ năng để thoát khỏi hỏa hoạn v.v…
- Học sinh biết được những kỹ năng cần thiết để giao tiếp, tự chủ, giải quyết
những xung đột có thể xảy ra trong cuộc sống.
- Học sinh có thể tự xây dựng kế hoạch cho các hoạt động trong cuộc sống
hiện tại và có thể trong tương lai. Các em biết cách tự xây dựng kế hoạch học tập
để ôn thi hợp lí cho mình
- Học sinh biết cách vượt qua Stress khi gặp phải. Tình trạng Stress ở các em
giảm xuống rõ rệt, tinh thần học tập phấn chấn không còn giảm sút như đầu năm
học.
* Kết quả giáo dục về thái độ:
Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống được áp dụng đã từng bước hình thành
ở học sinh thái độ tích cực trong các hoạt động giao tiếp, tự tin, làm chủ được bản
thân, có thái độ cảnh giác và bình tĩnh giải quyết vấn đề trong những tình huống
xấu có thể xảy ra trong cuộc sống đang ngày càng gia tăng. Không khí lớp học
luôn vui vẻ, tích cực, tinh thần tập thể vững mạnh.
* Kết quả giáo dục về kĩ năng, hành vi:
- Học sinh biết tự xây dựng kế hoạch cho cuộc sống cá nhân cụ thể là kế
hoạch ôn thi THPT Quốc Gia.
- Các em biết kiềm chế bản thân, vượt qua Stress và giao tiếp văn minh hơn,
vui vẻ hòa đồng cũng tập thể hơn trước như trường hợp em Kim Hương trước đây
rất khó chịu với mọi hành động của em Thành Huấn nhưng sau khi áp dụng đề tài
thì 2 em đã có thể ngồi nói chuyện vui vẻ và Kim Hương không còn thấy khó chịu
nữa.
- Khi cần làm việc nhóm các em phối hợp làm việc rất nhịp nhàng và đã
mang lại những kết quả đáng khen như giải nhì báo tường, giải nhì cắm hoa và giải
khuyến khích múa dân vũ.
- Các em cũng tự tin thể hiện những tài năng vốn có, phối hợp nhịp nhàng
với các thành viên khác khi cần thiết và đã mang lại giải nhì cuộc thi học sinh
thanh lịch, giải cặp đôi tài năng nhất cuộc thi học sinh thanh lịch.
- Các em luôn sẵn sàng thoát hiểm khi gặp tình huống xấu xảy ra như cướp

giật, hỏa hoạn v.v...

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

24


V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Khả năng áp dụng:
Sau khi áp dụng đề tài vào trong công tác chủ nhiệm lớp 12B8 và thu được
kết quả khá tốt, tôi nhận thấy khả năng áp dụng của đề tài cho những lớp khác
thành công là tương đối cao vì cách thức thực hiện cũng tương đối đơn giản.
Việc tổ chức các hoạt động và trò chơi càng phong phú, mới mẻ, đa dạng và
càng gần gũi với những tình huống có thể xảy ra hằng ngày với các em sẽ thu hút
được sự chú ý tham gia của các em nhiệt tình hơn, giúp các em vừa phát huy được
những khả năng của mình cũng như rèn luyện được những kỹ năng cần thiết cho
cuộc sống của các em.
2. Khuyến nghị, đề xuất
Trước hết mỗi giáo viên chủ nhiệm muốn áp dụng đề tài vào công tác chủ
nhiệm cần phải thực hiện một cách khoa học từ khâu xây dựng kế hoạch cho đến
thành lập ban tổ chức hoạt động trong đó có phân công công việc cụ thể, ban tổ
chức cũng có nhiệm vụ tư vấn cho giáo viên chủ nhiệm những thay đổi phù hợp,
có như thế thì việc thực hiện mới hiệu quả nhất.
Nhà trường cần tạo điều kiện cho các giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt bằng
việc khuyến khích và trang bị những dụng cụ cần thiết cho một số hoạt động.
Giáo viên chủ nhiệm cũng phải thực sự gần gũi với các em, quan tâm tới các
em như với con em của mình, nhất là đối với những em học sinh còn chưa ngoan
hay vi phạm nội quy. Thường xuyên tâm sự với các em, tùy theo từng trường hợp
mà tâm sự riêng hoặc tâm sự cùng tập thể lớp. Hãy đứng ở vị trí các em và suy
nghĩ trước, không nên quá cứng nhắc, có như vậy mới tạo được sự tin tưởng và gần

gũi giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh.
Xuân Thọ , ngày 15 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện

Lê Thị Minh Tửu

Người thực hiện: Lê Thị Minh Tửu

25


×