Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Bài thu hoạch y học gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.66 KB, 26 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

Y HỌC GIA ĐÌNH

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
MSSV: 125272029

Tp HCM, 8/2017
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy cô đã dành thời gian quý báo
của mình để đến giảng dạy mang đến cho chúng em những bài giảng hết sức thú vị và


thực tế. Trước khi học Module này, em đã từng nghĩ mình chắc chỉ học cho biết thôi
chứ không biết ứng dụng vào thực tế như thế nào vì trong em vẫn nghĩ vấn đề này còn
xa vời đối với một sinh viên y như em. Nhưng qua những bài giảng, những câu
chuyện dẫn chứng bằng chính kinh nghiệm của các thầy cô, em đã nhận ra rất nhiều
điều không những giúp ích và nghề nghiệp sau này mà còn trong giao tiếp, quản lý
cuộc sống của chính mình. Qua module, em tự thấy một sự thay đổi trong tư tưởng
của chính mình về quản lý bệnh viện, về bảo hiểm y tế, luật y tế, về bác sĩ gia đình…
những điều này trước đây vốn xa lạ với một sinh viên trước đây chỉ chăm lo học khoa
học và lâm sàng y học.
Em xin gửi lời biết ơn đến thầy Nguyễn Thế Dũng, thầy đã sắp xếp những công việc
bận rộn để đến dạy cho chúng em những bài học mà em nghĩ có lẽ em không thể tìm


ở một nguồn tài liệu nào cả. Đó là những câu chuyện thực tế mà thầy đã trải qua và
rút kinh nghiệm, thầy không những cho chúng em những bài học về quản ly bệnh
viện, về kinh tế y tế mà còn giúp tư tưởng, suy nghĩ của em trưởng thành hơn, biết
cách quan hệ, giao tiếp với đồng nghiệp, mọi người xung quanh mình ôn hòa, tư
tưởng khi làm quản lý, và cách phản ứng khi gặp những khó khăn trong ngành mà em
nghĩ một ngày nào đó chúng em cũng sẽ vấp phải.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới đã cung cấp cho chúng em
những cơ sở vật chất, tạo điều kiện để module kết thúc tốt đẹp.
Em xin cám ơn Khoa Y-ĐHQG HCM và Ban điều phối Module Quản lý bệnh viện và
Kinh tế Y tế đã thiết kế cho chúng em một môn học thú vị và sẽ là những bài học quý
báo cho chúng em khi sau này hành nghề cũng như ứng dụng trong cuộc sống thường
nhật hiện tại.
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp, bài báo cáo của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi
nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự thông cảm và góp ý sửa chữa từ các thầy cô.
Trân trọng
Long An, ngày 04-08-2017
Nguyễn Thị Thúy Hằng
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN……………………………………………………………………..i
DANH SÁCH HÌNH ẢNH………………………………………………………iii
iii


DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT………………………………….iv
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1 Định nghĩa BSGĐ (Family physician) và YHGĐ (Family medicine)
1.2 Tổ chức BSGĐ thế giới (WONCA)
1.2.1 Giới thiệu về WONCA [3]
1.2.2 Cây WONCA- Thể hiện những đặc điểm của YHGĐ/BSGĐ [4]

1.2.3 Quan điểm, nguyên tắc hoạt động của YHGĐ theo WONCA 2011 [4]
1.3 Lịch sử phát triển chuyên ngành y học gia đình tại Việt Nam [5]
1.4 Sự cần thiết của việc phát triển mô hình Bác sĩ gia đình ở nước ta [6]
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NƯỚC TA VỀ
YHGĐ
3.1

Thực trạng YHGĐ tại nước ta

3.2

Khó khăn của nước ta trong việc phát triển BSGĐ

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1

Kết luận

4.2

Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………

iii


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Danh sách hình
Hình ảnh 01 Cây WONCA 2011


Trang
5

iii


DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BSGĐ: Bác sĩ gia đình
YHGĐ: Y học gia đình
BYT: Bộ Y tế
WHO: World Health Organization- Tổ chức Y tế thế giới
AAFP: American Academy of Family Physicians- Hiệp hội Bác sĩ gia đình Mỹ
WONCA: World Organization of Family Doctors- Tổ chức BSGĐ thế giới

iii


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Ngày nay, thực trạng ngành y tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập nổi trội tình trạng
quá tải bệnh viện ở các bệnh viện lớn trong khi các bệnh viện ở các địa phương lại
thưa thớt bệnh nhân. Bộ y tế phối hợp cùng các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều
biện pháp khắc phục nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện. Một trong những giải
pháp được đưa ra là xây thêm bệnh viện để đáp ứng để giảm tải, nhưng liệu đó có
phải là giải pháp? Trong khi đó số bệnh viện của nước ta vốn không ít hơn các nước.
Ngành y tế Việt Nam cũng như thế giới đã có nhiều tiến bộ, người ta đã trị được nhiều
bệnh nặng và tuổi thọ trung bình của người VN cũng tăng lên tuy nhiên điều này lại
không xảy ra với tất cả mọi người, vẫn còn một bộ phận người dân vẫn chưa tiếp cận
được với các dịch vụ y tế.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đã có nhiều tiến bộ trong công nghệ, ky

thuật y sinh đã giúp cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên dễ dàng hơn, nhưng vì thế
các nhà lâm sàng ngày càng tập trung về điều trị các bệnh, quan tâm đến từng chuyên
khoa riêng lẻ mà thiếu đi sự chăm sóc theo dõi liên tục và toàn diện đối với người
bệnh.
Từ những vấn đề trên đặt ra cần phải có một giải pháp để giải quyết để người dân
được chăm sóc toàn diện và liên tục với một dịch vụ y tế mà họ có thể tiếp cận được,
nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân đồng thời giải áp quá tải cho các bệnh viện lớn,
các bác sỹ giảm bớt gánh nặng khám chữa bệnh tập trung nghiên cứu các chuyên khoa
sâu. Để đạt được những điều này, em nghĩ chúng ta cần mạnh dạng phát triển bộ phận
Y học gia đình (YHGĐ), mà cụ thể là bộ phận bác sĩ gia đình (BSGĐ).
Trong giới hạn bài viết này,em xin trình bày sơ lược ngành YHGĐ và sự phát triển
của nó ở VN, thực trạng và những khó khăn gặp phải trong việc phát triên YHGĐ,
cuối cùng là kiến nghị đưa ra.

6


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa BSGĐ
2. Tổ chức BSGĐ thế giới WONCA, cây WONCA
3. Lịch sử phát triển của YHGĐ tại Việt Nam
4. Sự cần thiết của việc phát triển YHGĐ tại Việt Nam

7


1.1 Định nghĩa BSGĐ (Family physician) và YHGĐ (Family medicine)
Hiệp hội các Bác sĩ gia đình Mỹ (American Academy of Family Physicians)
định nghĩa BSGĐ và YHGĐ lần lượt như sau:
- “Family physicians, through education and residency training, possess

distinct attitudes, skills, and knowledge which qualify them to provide
continuing and comprehensive medical care, health maintenance and
preventive services to each member of the family regardless of sex, age,
or type of problem, be it biological, behavioral, or social. These
specialists, because of their background and interactions with the family,
are best qualified to serve as each patient's advocate in all health-related
matters, including the appropriate use of consultants, health services, and
community resources. (1975)” [1]
 Có thể tạm dịch là : Các BSGĐ, thông đào tạo và học nội trú ở bệnh
viện, có những quan điểm, những kỹ năng và kiến thức thích hợp để có
thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục, duy trì sức
khỏe và các dịch vụ phòng ngừa đến từng cá thể trong gia đình không
phân biệt giới tính, tuổi hoặc loại vấn đề gì, nó có thể là vấn đề về sinh
học, hành vi, hay xã hội. Những BS chuyên khoa (specialists) y học gia
đình này, với vốn kiến thức và thông quan tương tác với hộ gia đình,
được cho là thích hơp nhất để chăm sóc từng người bệnh trong tất cả các
vấn đề liên quan đến sức khỏe, bao gồm đưa ra những lời khuyên, dịch
vụ sức khỏe ,và các nguồn lực cộng đồng thích hợp”
- “Family medicine is the medical specialty which provides continuing,
comprehensive health care for the individual and family. It is a specialty
in breadth that integrates the biological, clinical and behavioral sciences.
The scope of family medicine encompasses all ages, both sexes, each
organ system and every disease entity. (1984) (2016 COD)” [2]
 Tạm dịch: YHGĐ là chuyên khoa y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe toàn diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình. Nó là một chuyên
ngành rộng bao gồm cả về sinh học, lâm sàng và khoa học hành vi. Đối
tượng phục vụ của y học gia đình bao gồm người dân ở tất cả mọi lứa
tuổi, giới tình, bệnh tật và các bộ phận của cơ thể. (1984).
1.2 Tổ chức BSGĐ thế giới (WONCA)


8


1.2.1 Giới thiệu về WONCA [3]
WONCA -World Organization of Family Doctors
WONCA là từ viết tắt của 5 từ: – World – Organization of – National – Colleges, –
Academies and Academic Associations
Tên khác Global Family Doctor
Tên đầy đủ là World Organization of National Colleges, Academies and Academic
Associations of General Practitioners/Family Physicians.
WONCA là một tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 1972 bởi các thành viên từ 17
quốc gia. Hiện nay WONCA có hơn 118 tổ chức thành viên và khoảng 500.000
BSGĐ ở hơn 130 quốc gia và khu vực trên thế giới. Giám đốc hiện hành là Giáo sư
Michael Kidd, quốc tịch Úc.
Hoạt động chính:
Sứ mệnh của WONCA là cải thiện chất lượng cuộc sống người dân trên khắp thế giới
thông qua khẳng định và nâng cao các giá trị của nó, cũng như bởi thúc đẩy và duy trì
dịch vụ cs sức khỏe tiêu chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn cao trong thực hành gia đình/ y
học gia đình. Thực hiện bởi:
- Nâng cao sức khỏe cá nhân, chăm sóc toàn diện và liên tục cho cá nhân
trong bối cảnh gia đình và cộng đồng.
- Khuyến khích và ủng hộ sự phát triển của các tổ chức hàn lâm về
BSGĐ/BS tổng quát.
- Cung cấp một diễn đàn để trao đổi thông tin và kiến thức giữa các
BSGĐ/BS tổng quát của các tổ chức thành viên.
- Công bố chiến lược, giáo dục, nghiên cứu và các hoạt động cung cấp
dịch vụ về BSGĐ/BSTQ trước các tổ chức và diên đàn thế giới khác liên
quan đến sức khỏe và dịch vụ y tế.
Liên quan đến vấn đề khủng hoảng lực lượng lao động y tế:
Mục tiêu của WONCA là:

- Phát triển đào tạo và cung cấp dịch vụ về y học gia đình ở những khu
vực cần thiết nhất trên tinh thần công bằng (in the spirit of equity).
- Khuyến khích nghiên cứu các nội dung lý thuyết căn bản và lâm sàng.
- Nâng cao vai trò của BSGĐ.
- Đơn giản hóa/tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo BSGĐ/YHGĐ.
- Tiếp tục phát triển các mối quan hệ công việc hiệu quả (effective
working relationships) ở mọi cấp độ.

9


1.2.2 Cây WONCA- Thể hiện những đặc điểm của YHGĐ/BSGĐ [4]

Hình ảnh 01: Cây WONCA 2011
-

-



Nhìn tổng thể từ trên xuống, cây WONCA thể hiện 12 đặc trưng (cũng
như kỹ năng của BSGĐ), 6 nhóm kỹ năng nền tảng, 3 lĩnh vực/kỹ năng
cở bản của BSGĐ, và 3 đặc trưng nền tảng
Gốc rễ của cây WONCA: 3 đặc trưng nền tảng
o Thái độ
o Khoa học
o Bối cảnh
Nền tảng ứng dụng vào giảng dạy, học tập và ứng dụng lâm sàng.
o Thái độ: BSGĐ nhận biết được tiềm năng và giá trị của từng cá
thể, xác định lĩnh vực thực hành lâm sàng hợp lý, hiểu thái độ và

cảm xúc của mỗi cá thể, nhận biết sự tác động lẫn nhau giữa công
việc, đời sống và sự nỗ lực để cân bằng chúng
o Khoa học: BSGĐ có cách tiếp cận khoa học phù hợp. được đào tạo
liên tục, chuyên nghiệp hóa

10


Bối cảnh: Chăm sóc người bệnh trong bối cảnh gia đình, cộng
đồng, văn hóa, có trách nhiệm về chuyên môn đối với cộng đồng
của họ.
Kỹ năng căn bản của BSGĐ:
o Thực hành lâm sàng: Khả năng xử trí hầu hết các than phiền, các
vấn đề và bệnh lý của bệnh nhân; quản lý theo dõi lâu dài; sử dụng
kinh nghiệm, y học chứng cứ một cách hiệu quả.
o Giao tiếp với bệnh nhân: khả năng bố trí thời gian để tư vấn, tham
vấn; cung cấp thông tin một cách dễ hiểu, giải thích các can thiệp
và xét nghiệm cho bệnh nhân, hiểu và đối phó hợp lý với các cảm
xúc khác nhau của người bệnh.
o Quản lý công việc (quản lý phòng khám): Đảm bảo sự tiếp cận
hợp lý cho bệnh nhân khi cần thiết; tổ chức và cung cấp trang thiết
bị hợp lý, ít tốn kém cho thực hành lâm sàng và cộng tác với đồng
nghiệp trong nhóm; cộng tác với các bác sĩ ban đầu khác và các
chuyên khoa.
Sáu nhóm kỹ năng nền tảng được thể hiện qua 6 nhánh của cây
WONCA và những đặc điểm của nó được thể hiện ở lá của nhánh. Gồm
có:
o Chăm sóc hướng về bệnh nhân
o Hướng về cộng đồng
o Kỹ năng giải quyết vấn đề chuyên biệt

o Tiếp cận một cách tổng thể
o Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu
o Mô hình chăm sóc toàn diện
o

-

-

11


1.2.3 Quan điểm, nguyên tắc hoạt động của YHGĐ theo WONCA 2011 [4]
-Là nơi tiếp xúc ban đầu trong hệ thống y tế, cung cấp cấp dịch vụ y tế mở, không
giới hạn tiếp cận đến người dùng, giải quyết tất cả các vấn đề sức khỏe không phân
biệt tuổi, giới tính, hoặc bất kì vấn đề gì khác mà bệnh nhân lo lắng.
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực y tế thông qua phối hợp, làm việc với các bác sĩ
khác trong hệ thống chăm sóc ban đầu (primary care setting), và bởi việc kiểm soát
hợp tác với các bác sĩ chuyên khoa khác góp phần hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của bệnh
nhân.
- Phát triển tiếp cận bệnh nhân làm trung tâm, quan tâm đến cá nhân, gia đình họ và
cộng đồng nơi họ sinh sống.
- Khuyến khích trao quyền quản lý sức khỏe cho bệnh nhân.
- Có quá trình tham vấn riêng biệt, được tạo nên do mối quan với bệnh nhân theo thời
gian, thông quan giao tiếp hiệu quả giữa bác sĩ và bệnh nhân.
- Có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc dọc liên tục thông qua xác định rõ các
nhu cầu của bệnh nhân.
- Có kỹ năng đưa ra quyết định chuyên biệt dựa vào độ tần suất và tỉ lệ mắc bệnh
trong cộng động bệnh nhân đang sống.
- Quản lý đồng thời các vấn đề sức khỏe cấp tính và mãn tính của từng cá thể.

- Quản lý bệnh từ giai đoạn sớm chưa biến chứng, có biện pháp can thiệp thích hợp,
kịp thời.
- Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần (promote health and well being) thông quan
can thiệp hiệu quả phù hợp.
- Có trách nhiệm riêng biệt cho sức của cộng đồng.
- Giải quyết các vấn đề về thể chất, tâm thần, xã hội, văn hóa và các vấn đề tồn tại
xung quanh bệnh nhân.

1.3 Lịch sử phát triển chuyên ngành y học gia đình tại Việt Nam [5]
12


Có thể nói lịch sử phát triển chuyên ngành Y học gia đình tại Việt Nam được bắt đầu
rất sớm từ năm 1995 bằng việc Bộ y tế tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu chăm sóc
sức khỏe ban đầu tại Việt Nam. Tiếp theo đó, Bộ y tế đã phát triển dự thảo nhằm kiện
toàn mạng lưới chăm sóc tuyến ban đầu trên cơ sở phát triển chuyên ngành y học gia
đình củng cố cho trạm y tế.
Năm 1996, với sự ủng hộ của bộ y tế, một đoàn chuyên gia Mỹ của trung tâm bác sĩ
gia đình Maine đã đến làm việc với các trường đại học y dược. Trong đó, GS TS
Phạm Huy Dũng của trường đại học Y Hà Nội là người tiếp xúc đầu tiên.
Năm 1999, 2 hội thảo khác nhau được tổ chức dưới sự hỗ trợ của Bộ y tế, trung tâm Y
khoa Maine-Mỹ tại trường ĐH Y Hà Nội với chủ đề “Triết lý và khái niệm Y học gia
đình” và tại trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Giới thiệu Y học gia
đình”.
Năm 2000, thông qua chương trình học bổng cung cấp bởi các đối tác Mỹ, đã có 4
giảng viên từ 3 trường y được tham gia đào tạo tại Mỹ trong đó 1 người từ đại học Y
Hà Nội (BS Phạm Nhật A), 1 người từ đại học Y Thái Nguyên (BS Hạc Văn Vinh) và
2 người từ đại học Y Dược TP HCM (BS Lê Hoàng Ninh và BS Phạm Lê An).
Tháng 3 năm 2001, Bộ y tế công nhận chương trình đào tạo Y học gia đình hệ chuyên
khoa 1. Ngay trong năm đó, cả 3 trường Y thành viên đều đồng loạt tuyển sinh khóa

chuyên khoa 1 đầu tiên. Học viên theo học các khóa đầu tiên này đều được hưởng các
ưu đãi do trợ cấp của các đối tác của Mỹ.
Đến năm 2002, dưới sự hỗ trợ của trường ĐH Y dược TP HCM, đại học Y Cần Thơ
bắt đầu thành lập bộ môn hệ sau đại học.
Năm 2004, trong chuyến công tác của đoàn chuyên gia thuộc ĐH Liège – Bỉ tiếp xúc
với lãnh đạo Sở y tế TP HCM, GS Didiet GIET nhận ra nhu cầu về đào tạo và phát
triển mô hình bác sĩ gia đình tại Việt Nam. Kết quả của chuyến công tác là dự án WBI
– Bỉ nhằm tiến hành các khóa đào tạo ngắn hạn cho các thành viên chủ chốt – còn gọi
là nhóm tiên phong G9 – đến từ Sở y tế, các bệnh viện và giảng viên trường ĐH Y
Phạm Ngọc Thạch. Nhóm G9 được kỳ vọng sẽ là nồng cốt phát triển chương trình về
sau.
Tháng 7 năm 2007, Đại học Y Huế kết hợp với các chuyên gia đối tác của Mỹ (Trung
tâm Y học Maine) để triển khai dự án hợp tác đào tạo bác sĩ chuyên khoa I YHGĐ cho
tỉnh Khánh Hòa
Năm 2007: Đại học Y Hải Phòng mở trung tâm Y học gia đình
Tháng 11 năm 2008, đại học Y Dược TP HCM đăng cai tổ chức hội thảo WONCAASIA PACIFIC.
13


Năm 2009, Bệnh viện Bộ nông nghiệp (Hà Nội) tham gia vào mạng lưới hợp tác Y
học gia đình thông qua dự án WBI tài trợ bởi chính phủ Bỉ.
Năm 2010: Đại học Y Hà Nội mở mã ngành đào tạo thạc sĩ Y học gia đình.
Tháng 3 năm 2011: thành lập bộ môn YHGĐ tại trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc
Thạch.
Tháng 9 năm 2011: hội thảo tại Huế đánh dấu kỷ niệm 10 năm dự án phát triển Y học
gia đình tại Việt Nam.
Tính đến thời điểm năm 2013, cả nước đã có 6 trường tham gia đào tạo hệ sau đại học
về Y học gia đình (chủ yếu là chuyên khoa cấp I) bao gồm ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Thái
Nguyên, ĐH Y Hải Phòng, ĐH Y Dược TP HCM, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y
Cần Thơ. Đa phần các trường đã mở bộ môn riêng (4 trường).

Đa phần giảng viên được đào tạo tại Mỹ và Philipine theo dự án tài trợ bởi các đối tác
của Mỹ. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Bỉ, đã có 3 bác sĩ theo học dài hạn
tại Bỉ.

14


1.4 Sự cần thiết của việc phát triển mô hình Bác sĩ gia đình ở nước ta [6]
Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người
bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn
với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng
người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người
bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Mô
hình bác sĩ gia đình đã phát triển và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới từ Thế kỷ
XX. Năm 1960, Y học gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước, đã đáp ứng kịp thời
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật trên
toàn cầu. Năm 1995, có 56 nước đã phát triển và áp dụng chương trình đào tạo Y học
gia đình. Hiệp hội Bác sĩ gia đình toàn cầu (WONCA) đã được thành lập năm 1972 và
đến nay đã có gần 100 quốc gia thành viên. Hiện nay, mô hình bác sĩ gia đình đã được
phát triển rộng rãi không chỉ ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Australia,
Canada mà cả ở các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia, đặc biệt Cu Ba là
quốc gia được coi là một hình mẫu về phát triển mô hình bác sĩ gia đình ở các nước
đang phát triển. Tại Việt Nam, từ ngàn năm nay nhân dân ta có một mạng lưới y tế
phục vụ chăm sóc sức khỏe một cách tự phát. Các ông lang, bà mế, bà đỡ, các phòng
chẩn trị y học cổ truyền, thầy thuốc tư…đã hình thành mạng lưới chăm sóc sức khỏe
gần nhất với người dân tại cộng đồng. Năm 1998, Dự án phát triển đào tạo bác sĩ gia
đình tại Việt Nam với sự tài trợ bởi quĩ CMB (China Medical Board of New York)
được Bộ Y tế phê duyệt. Dự án triển khai đào tạo chuyên ngành Y học gia đình tại các
trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y
Thái Nguyên. Tháng 3 năm 2000, Bộ Y tế chính thức công nhận chuyên ngành Y học

gia đình và cho phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I Y học gia đình. Năm 2002,
Trung tâm đào tạo bác sĩ gia đình được thành lập tại Trường Đại học Y Hà Nội, Đại
học Y- Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Thái Nguyên và bắt đầu triển
khai đào tạo chuyên khoa cấp I Y học gia đình. Đến nay đã có thêm các PGS.TS.
Alain J. Mongtegut, MD, FAAFP Chủ tịch Hiêp hội Bác sĩ gia đình Bắc Mỹ, Trưởng
Trung tâm sức khỏe toàn cầu, chăm sóc ban đầu- Bộ môn YHGĐ - Viện ĐH Boston,
Hoa Kỳ . 2 Trường Đại học Y Hải phòng, Trường Đại học Y- Dược Huế, Trường Đại
học YDược Cần Thơ triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I Y học gia đình. Hiện nay
các cấp đào tạo Y học gia đình tại Việt Nam gồm có: 2 đơn vị học trình Y học gia đình
cho bác sĩ đa khoa 6 năm tại trường đại học chuyên ngành y, chuyên khoa định
hướng, chuyên khoa cấp I và cao học. Tháng 6 năm 2002 bệnh án Y học gia đình đã
được xây dựng; năm 2005 hình thành bệnh án điện tử y học gia đình đầu tiên và áp
15


dụng tại phòng khám y học gia đình Bệnh viện Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí
Minh. Đến nay có hơn 500 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 70 bác sĩ định hướng Y học gia
đình đã được đào tạo. Phần lớn các bác sĩ chuyên khoa Y học gia đình sau khi tốt
nghiệp trở về làm việc ở tuyến y tế cơ sở. Hoạt động bác sĩ gia đình đã bước đầu được
tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ với các mô hình khác nhau:
Trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình là cơ sở thực hành của các
trường đại học chuyên ngành y, phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, trạm y tế có hoạt
động bác sĩ gia đình…Các trung tâm, phòng khám bác sĩ gia đình đã tổ chức khám
chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế tại đơn vị hoặc tại nhà theo yêu cầu của người
bệnh, thực hiện quản lý theo dõi sức khoẻ cho cả hộ gia đình theo nguyên tắc bác sĩ
gia đình. Tại nhiều phòng khám bác sĩ gia đình, người bệnh được tiếp đón ân cần, tư
vấn chu đáo, hướng dẫn chuyển tuyến phù hợp, được theo dõi toàn diện cập nhật liên
tục diễn biến sức khỏe, bệnh tật, phần lớn người bệnh đến phòng khám bác sĩ gia đình
được giải quyết mà không phải đến bệnh viện nên đã góp phần giảm quá tải bệnh viện

2 . Các trạm y tế tại Khánh Hòa có bác sĩ gia đình hoạt động, đã xây dựng và thực
hiện quy chế chuyển tuyến có kết nối giữa tuyến huyện và tuyến xã, có phản hồi
thông tin bệnh nhân, góp phần đảm bảo theo dõi và điều trị liên tục, điều trị toàn diện,
phối hợp trong chẩn đoán và điều trị,… Hoạt động bác sĩ gia đình ở nước ta hiện nay
là mô hình mới, chưa được quan tâm đầu tư tương xứng, chưa có chức danh bác sĩ gia
đình ở các cơ sở y tế, hoạt động còn tản mạn, nhiều hạn chế, bất cập, chưa có đầy đủ
cơ sở pháp lý và hiệu quả chưa cao. Năm 2012, Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Y
tế đã tiến hành tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày
22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế
cơ sở. Kết quả tổng kết cho thấy đến nay tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ đạt 72%, tỷ lệ
trạm y tế xã có nữ hộ sinh/Y sĩ sản nhi đạt trên 95%, tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế
hoạt động đạt trên 86%, khoảng 78,8% trạm y tế xã đã thực hiện khám, chữa bệnh
bằng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, hoạt động của trạm y tế và y tế thôn bản chưa đáp ứng
yêu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của nhân dân3 , tình trạng vượt tuyến khá phổ biến,
nhiều người đến cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh thậm trí tuyến trung ương để khám,
2 Báo cáo về hoạt động bác sĩ gia đình 2012 của SYT TP.HCM 3 Báo cáo sơ kết công
tác y tế 9 tháng đầu năm 2012 của Bộ Y tế 3 chữa các bệnh thông thường mà đáng lẽ
có thể được điều trị hiệu quả ngay ở tuyến khám, chữa bệnh ban đầu, gây quá tải tại
các bệnh viện tuyến trên. Năm 2003, thực hiện Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân,
mạng lưới y tế tư nhân đã chính thức hình thành, đóng góp một phần quan trọng trong
việc chăm sóc ban đầu tại cộng đồng, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho
người dân thuận lợi, dễ dàng ngay tại cộng đồng, góp phần chia sẻ nhiệm vụ khám
16


bệnh, chữa bệnh với hệ thống khám bệnh, chữa bệnh công lập. Tuy nhiên, cho tới nay
hầu hết phòng khám tư nhân chưa được tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y
tế. Bên cạnh đó việc khám bệnh, chữa bệnh của các phòng khám tư nhân mới chỉ đáp
ứng tức thời nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân mà chưa có theo dõi điều
trị bệnh một cách toàn diện, liên tục, chưa tham gia vào hệ thống chuyển tuyến người

bệnh, vì vậy hiệu quả chưa cao và chưa góp đóng góp nhiều vào việc giảm tải bệnh
viện. Nếu các phòng khám tư nhân tham gia hoạt động theo nguyên tắc phòng khám
bác sĩ gia đình thì hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân sẽ cao hơn và sẽ góp phần
giảm quá tải bệnh viện tốt hơn. Hiện nay, mô hình bệnh tật ở nước ta là mô hình bệnh
tật kép, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các
bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh dẫn đến nhu cầu khám, chữa
bệnh của người dân ngày càng tăng; việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh
mạn tính tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến
cơ sở ngày càng trở nên cấp bách. Xuất phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình
bác sĩ gia đình ở nước ta và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy nếu phát
triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo
hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần
giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.

17


CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NƯỚC TA VỀ
YHGĐ
3.1 Thực trạng YHGĐ tại nước ta
Ngành YHGĐ đã và đang được ngành y tế đánh giá cao vai trò tích cực đối với hệ
thống y tế VN và sức khỏe người dân. Ngành YHGĐ tại VN được bắt đầu rất sớm từ
năm 1995 bằng việc Bộ Y tế tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe
ban đầu tại VN. Tiếp đó, Bộ y tế đã phát triển dự thảo nhằm kiện toàn mạng lưới
chăm sóc y tế tuyến đầu trên cơ sở phát triển chuyên ngành YHGĐ củng cố cho trạm
y tế. Một số đại học có đào tạo về y tế cũng mở chương trình đào hệ sau đại học về Y
học gia đình, và tính đến năm 2013, cả nước đã có 6 trường tham gia đào tạo hệ sau
Đại học về YHGĐ.
Hoạt động bác sĩ gia đình đã bước đầu được tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà
Nội, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh với các mô hình khác nhau:

Trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình, trạm y tế có hoạt động bác sĩ
gia đình… Mô hình hoạt động bác sĩ gia đình tại nước ta hiện nay là mô hình mới,
chưa được quan tâm, đầu tư tương xứng, hoạt động còn tản mạn, nhiều hạn chế, bất
cập và hiệu quả chưa cao.
Ngày 22 tháng 3 năm 2013 Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án: “Xây dựng và phát
triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 20132020” tại Quyết định số 935/2013/QĐ-BYT. Mục tiêu của Đề án là: xây dựng và phát
triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế Việt Nam nhằm cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục, thuận lợi cho cá nhân, gia
đình và cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện. Đề án có hai giai đoạn trong đó
gồm :Giai đoạn 2013-2015: Xây dựng thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ gia đình
và GIAI ĐOẠN 2016-2020 Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 20132015, triển khai nhân rộng mô hình chuẩn về phòng khám bác sĩ gia đình trong cả
nước.
Theo số liệu từ Thông cáo báo chí Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình
và xây dựng Đề án nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình giai đình 2016-2020 [7] tổ
chức tại Hà Nội, ngày 04/8/2015 cho biết Các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang đã kiện toàn, thành lập
được 240 phòng khám bác sĩ gia đình.Theo báo cáo của 6/8 tỉnh, năm 2013-T6/2014,
tại các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện được 353.000 lượt khám bệnh, chữa
18


bệnh, 2.743 lượt khám, chữa bệnh cấp cứu, 7.002 ca thủ thuật và chuyển tuyến 11.514
ca, khám bệnh tại nhà: 2.391 ca và tư vấn 9.879 cuộc, phục hồi chức năng: 87 ca. Một
số phòng khám BSGĐ có hoạt động rất tốt như phòng khám đa khoa tư nhân Thành
Công, Phòng khám BSGĐ tại BV quận 2 TP. HCM. Các phòng khám này đã sử dụng
bệnh án điện tử, phần mềm quản lý phòng khám, tổ chức hội chẩn trực tuyến…Ngoài
hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám, các phòng khám bác sĩ gia đình thực
hiện quản lý sức khỏe, thực hiện công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu,
tham gia truyền thông phòng bệnh, vận động tiêm chủng…
Đây là những kế quả đáng ghi nhận, đánh giá sự khởi đầu đúng hướng, phù hợp

nhu cầu xã hội, góp phần giảm quá tải bệnh viện, giải quyết bức xúc của xã hội. Để
tiếp tục tăng cường y tế cơ sở, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, mô hình
BSGĐ rất cần thiết được nhân rộng.
Bên cạnh các ưu điểm, việc triển khai hoạt động bác sỹ gia đình ở nước ta hiện
nay còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nguồn nhân lực có chuyên môn về y học gia
đình còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia
đình còn gặp khó khăn. Việc thành lập Phòng khám BSGĐ còn chưa hấp dẫn đối với
tư nhân, nên các phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân còn quá ít. Bên cạnh đó, cần
tuyên truyển rộng rãi để người dân hiểu đầy đủ về mô hình phòng khám bác sĩ gia
đình; hiện nay, người dân vẫn hiểu bác sĩ gia đình là bác sĩ đến nhà thăm khám, chữa
bệnh.
Đến năm 2016, tại Hội nghị trực tuyến Triển khai kế hoạch phát triển mô hình
phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016-2020 [8] diễn ra ngày 15/7/2016, Bộ
trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện đã đào tạo được 2.000 bác sỹ gia
đình. Theo thống kê tháng 6/2016, đã phát triển được 332 cơ sở phòng khám BSGĐ.
Tại các phòng khám BSGĐ cũng đã thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế.
Còn trong giai đoạn 2016-2020, mô hình BSGĐ sẽ được tích hợp vào hoạt động của
gần 14.000 TYT xã phường, không chỉ khám chữa bệnh mà còn chăm sóc sức khỏe
ban đầu, quản lý hồ sơ bệnh nhân.
“Mục tiêu đến năm 2020 mô hình BSGĐ sẽ được triển khai trên 80% các tỉnh, thành
phố trên cả nước. Nhân lực của BSGĐ là các bác sĩ đa khoa được tập huấn 3 tháng về
BSGĐ và có quyền chuyển tuyến đến nơi thích hợp điều trị với người bệnh”, bà Tiến
nói.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, việc phát triển mô hình BSGĐ còn khó
khăn, người dân chưa mặn mà với mô hình này bởi 1 số lý do, trong đó danh phục
thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) tại đây chưa tốt bằng tuyến huyện.
19


“Tại các nước, 70% nhu cầu khám chữa bệnh đã được giải quyết tại phòng khám gia

đình. Vì thế, tôi đề nghị phải điều chỉnh nhanh danh mục thuốc và những quyền lợi
của khám BHYT ở những nơi thực hiện BSGĐ thì mới thu hút được người bệnh”, Bộ
trưởng Tiến đề nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng hiện một số cơ sở triển
khai mô hình BSGĐ mới tăng được 15-20% lượt khám là quá ít, không thể tạo ra sự
chuyển biến.
3.2 Khó khăn của nước ta trong việc phát triển BSGĐ

Về những khó khăn của nước ta trong việc phát triện mạng lưới bác sĩ gia đình, các
lãnh đạo ngành Y tế cũng như nhà nước đã nhận ra và đưa ra những biện pháp khắc
phục, tuy nhiên ngành YHGĐ của nước ta phát triển chậm hơn của thế giới, kinh phí
đầu tư cho ngành y tế nói chung cho việc phát triển YHGĐ của nước ta nói riêng vẫn
còn thấp. Ở những nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada,.. họ nhận thức được vai trò
của YHGĐ từ rất sớm nhưng cũng phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian để có thể
phát triển được nó. Ngành YHGĐ vẫn còn mới đối với người dân, cơ chế và chính
sách cho ngành chưa hoàn thiện ở VN nên không thể tránh khỏi nhiều khó khăn.
Ngành YHGĐ/BSGĐ ngày càng được quan tâm nhiều hơn, báo chí cũng có viết một
số bài báo để thông tin về BSGĐ đến người dân cũng như nêu lên những thực trạng
và khó khăn tồn tại.
Báo Giao thông, ngày 28/07/2016 “Thoi thóp mô hình phòng khám bác sĩ gia
đình” [9]có mục viết “ Gian nan phát triển bác sĩ gia đình”:
“Thành lập cách đây 5 năm, Trung tâm BSGĐ Hà Nội (tư nhân) được đánh giá hoạt
động có hiệu quả với lượng bệnh nhân ngày càng tăng. Chia sẻ với Báo Giao thông,
BS. Nguyễn Tá Dũng, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Để tồn tại được trong suốt thời
gian dài với một đơn vị tư nhân là vô cùng gian khó. Đội ngũ y, bác sĩ của trung tâm
luôn phải đảm bảo từ chất lượng chuyên môn, dịch vụ, kỹ thuật rộng mà còn cần sự
tận tâm với nghề, với bệnh nhân”. Ông Dũng cho hay, điện thoại của ông luôn hoạt
động 24/7, bất kể giờ giấc, thời tiết ra sao, bệnh nhân gặp vấn đề gì gọi hay nhắn tin
đều được ông sẵn sàng tư vấn, xếp lịch thăm khám.
Mỗi ca khám được trung tâm quy định đón tiếp bệnh nhân không dưới 30-45 phút.

BS. Dũng cho biết: “Đó là một ưu điểm khi tìm đến với BSGĐ mà hầu hết các bệnh
viện công đều không thể đáp ứng do tình trạng quá tải. Ngoài việc thăm khám, BSGĐ
luôn dành thời gian tư vấn cho bệnh nhân”. Do vậy, có trường hợp người bệnh tìm
đến trung tâm sau khi nhiều lần đi khám và điều trị tại các khoa chuyên môn Thần
kinh, rồi Tâm thần ở các bệnh viện lớn, bệnh không hết mà sức khỏe người bệnh suy
giảm nhiều hơn.
20


Khi BS. Dũng được mời tới nhà khám, qua thời gian tìm hiểu gia cảnh, trò chuyện với
người nhà bệnh nhân, ông phát hiện ra nguyên nhân là do áp lực sinh con trai từ gia
đình nhà chồng. Với việc tư vấn tâm lý không chỉ cho bệnh nhân mà cả người nhà
nên trường hợp này “không cần đến thuốc, bệnh cũng tự đi”.
BSGĐ có thể đạt được như kỳ vọng. Nhiều người dân chưa thực sự đánh giá đúng
chuyên môn của BSGĐ. Bên cạnh đó, mặc dù được áp dụng thanh toán BHYT nhưng
lại bị hạn chế như tiền viện phí, thuốc chỉ trong giới hạn khoảng dưới 180 nghìn
đồng/người hoặc không thanh toán chi phí sử dụng các dịch vụ “công nghệ cao” như
siêu âm đầu dò, chụp X-quang… Hay như việc chuyển tuyến còn rất gian nan.
“Hầu hết các bệnh nhân nặng, cần phẫu thuật, trung tâm chuyển lên tuyến trên đều
nhờ “mối quan hệ riêng”. Rồi sau đó, chúng tôi chủ động tự liên hệ với bệnh nhân,
bác sĩ điều trị để theo dõi, cập nhật thông tin của người bệnh. Rất khó khăn”, ông
Dũng nói và chia sẻ thêm, mục đích lớn nhất của mô hình là quản lý khám, chữa Mặc
dù có những thành công nhất định, nhưng BS. Dũng cho rằng, còn rất nhiều hạn chế
để mô hình bệnh theo hộ dân cư thì trung tâm chưa thực hiện được.
Đồng tình với ý kiến về những khó khăn trên, BS. CKII Trương Như Sơn, Giám đốc
Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) chia sẻ thêm, với các cơ sở công
lập thì cơ chế chính sách, nhân lực cũng là yếu tố gây hạn chế. Ông Sơn cho biết,
trên địa bàn huyện hiện có hai phòng khám BSGĐ do một bác sĩ được đào tạo chuyên
khoa BSGĐ phụ trách. Tuy nhiên, hiện nay cũng chưa có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chủ
yếu là vận động bác sĩ sinh ra, lớn lên từ địa bàn. Do vậy, “việc giữ chân đội ngũ bác

sĩ này gắn bó với phòng khám BSGĐ cũng chưa ổn định”, ông Sơn nói.”
Trong bài Bác sĩ gia đình: Phát triển mạnh trên thế giới, ì ạch ở Việt Nam [10] của
báo Dân Trí ngày , 04/08/2015 cũng có nêu lên một số khó khăn của nước ta trong
việc phát tiển BSGĐ như sau:
“GS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho
biết: “Nguồn nhân lực có chuyên môn về y học gia đình còn thiếu, chưa đáp ứng
được nhu cầu hiện tại, một số phòng khám bác sĩ y học gia đình còn phải kiêm nhiệm
nhiều nhiệm vụ khác.
Bên cạnh đó, việc cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình còn gặp khó khăn nên các
đơn vị triển khai bác sĩ gia đình cán bộ tham gia chưa có chứng chỉ hành nghề dẫn
đến chưa được cấp phép thành lập phòng khám”.
Về mặt cơ chế chính sách, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa xây dựng được quy chế phối hợp
chuyển tuyến và trao đổi thông tin giữa các phòng khám bác sĩ gia đình và hệ thống
khám bệnh chữa bệnh trong quá trình quản lý bệnh nhân; chưa có văn bản quy định
21


danh mục dịch vụ; phí khám chữa bệnh tại nhà còn tự phát, bệnh nhân chưa được
thanh toán bảo hiểm y tế ngay cả trường hợp có thẻ bảo hiểm...
Những phòng khám bác sĩ gia đình lồng ghép với trạm y tế đang gặp nhiều khó khăn
do cơ sở vật chất còn thiếu, thuốc phục vụ điều trị hạn hẹp về cả số lượng lẫn chủng
loại, người dân chưa hiểu về mô hình phòng khám bác sĩ gia đình và hoài nghi vào
chất lượng chuyên môn của bác sĩ nên không đến khám chữa bệnh.
Bộ trưởng Kim Tiến thẳng thắn nhìn nhận, mô hình bác sĩ gia đình ở nước ta còn mới
nên chưa được quan tâm, đầu tư tương xứng, hoạt động còn tản mạn, nhiều hạn chế
bất cập, hiệu quả chưa cao.”
Ngoài những khó khăn về cơ chế, chính sách, việc phát triển BSGĐ ở VN còn khó
khăn nguyên nhân quan trọng là tư tưởng người dân cũng như tư tưởng người bác sĩ.
Ở Việt Nam, rất nhiều người không cảm thấy có nhu cầu về BSGĐ. Chủng ngừa? Đã
có trạm y tế! Bệnh nhẹ một tí? Ra nhà thuốc sẽ được anh dược tá xử lý đến nơi đến

chốn, đủ loại kháng sinh mạnh nhất, giảm đau tốt nhất, thêm vào vài viên thuốc dexa
cho mau lành. Bệnh nặng một tí? Vô số bác sĩ, giáo sư hàng đầu của cả nước, hàng
loạt bệnh viện tuyến cao nhất. Mệt mỏi trong người? - Rất nhiều y tá sẵn sàng đến nhà
“vô nước biển” cho mau khỏe. Người dân không hiểu ý nghĩa của BSGĐ và vẫn giữ
thói quen đến bệnh viện hay tìm đến các bác sĩ chuyên khoa dù chỉ là những bệnh nhẹ
thông thường. Bác sĩ cũng không muốn thành BSGĐ. Cũng cùng học 6 năm, chỉ cần
xin vào bệnh viện, vào khoa tim thì nghiễm nhiên trở thành bác sĩ tim mạch. Vào
khoa ngoại, lập tức có cái mác bác sĩ phẫu thuật. Cái sự chuyên khoa ở Việt Nam gắn
liền với danh vọng, địa vị và tiền bạc, mà lại đơn giản thế, nên chẳng ai muốn thành
BSGĐ cả. Vì vậy mà thực trạng nước ta mới có cảnh phòng khám gia đình “thiếu
bệnh nhân lẫn bác sĩ”.
Ngoài những khó khăn trên, ngành Y tế VN còn gặp khó khăn trong việc tài chính để
phát triển YHGĐ. Nguồn tài chính đầu tư cho phát triển phòng khám BSGĐ còn
nhiều bất cập chưa thu hút được người dân và bác sĩ, thu nhập của BSGĐ chưa ổn
định nên dẫn đến việc tại một số phòng khám tại trạm Y tế đã không giữ được Bác sĩ,
càng làm nghiêm trọng tình trạng thiếu nhân lực cho phòng khám BSGĐ tại VN.

22


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Với hiện trạng sự quá tải ở các bệnh viện lớn, tình trạng bệnh nhân “chầu chực”
ở các hành lang đợi “ba tiếng khám ba phút”, cùng với tình trạng không tiếp
cận được với hệ thống y tế đến tất cả bệnh nhân. Thêm nữa, nước chúng ta là
nước nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm là một trong những nguyên nhân đầu gây
bệnh tật và tử vong (đặc biệt là ảnh hưởng đến trẻ em, tăng tỉ lệ tử vong trẻ emnhũ nhi), và kinh tế phát triển, dân số ta ngày một già hơn, béo phì, áp lực, biến
đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường dẫn đến tăng tần suất các bệnh mãn tính không
lây, là nguyên nhân tử vong bệnh tật hàng đầu ở người trưởng thành, người già.
Các bác sĩ lâm sàng ở nước ta phải đối mặt với gánh nặng bênh tật của trẻ em

và sự già hóa dân số với sự tăng các bệnh mãn tính. Những sự thay đổi này đòi
hỏi sự cung ứng kịp thời dịch vụ y tế và nâng cao vai trò của phòng bệnh. Đặc
biệt với địa hình đa dạng của nước ta, dịch tễ bệnh ở mỗi vùng có sự đăc trưng
khác nhau. Những sự thay đổi và thực trang hiện nay, cần có sự chú trọng cung
cấp dịch vụ chăm sóc y tế toàn diện, liên tục, chú trọng phòng ngừa và nâng
cao nhận thức của người dân về phòng ngừa bệnh, cũng như người bác sĩ
không những hiểu rõ bệnh tật của bệnh nhân mà còn nắm được môi trường, xã
hội, văn hóa, những đặc thù tại cộng đồng bệnh nhân đang sống. Bác sĩ gia đình
là bác sĩ chuyên khoa duy nhất được đào tạo để chăm sóc người dân ở mọi lứa
tuổi. Và bởi vì họ có khả năng cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc toàn diện cho tât
cả bệnh nhân với chi phí hiệu quả (cost effectiveness), kết hợp được phòng và
chữa bệnh, phát triển YHGĐ/BSGĐ là vô cùng thích hợp để phát triển chăm
sóc y tế ban đầu toàn diện cho nước ta nói riêng cũng như cho y tế thế giới nói
chung.
Ngành YHGĐ vẫn còn mới ở VN, người dân vẫn chưa rõ và chưa tin tưởng vào
BSGĐ ở nước ta. Trước những khó khăn hiện tại trong việc phát triển YHGĐ,
cần có sự phối hợp đầu tư của các ban ngành chứ không riêng gì ngành y tế vì
đây là một vấn đề quốc gia ảnh hưởng đến toàn dân. YHGĐ là cần thiết cho sự
phát triển của hệ thống y tế và sức khỏe người dân.
4.2 Kiến nghị
Qua tiết học về YHGĐ và những tài liệu đã tham khảm, em xin đưa ra một số
kiến nghị về phát triển YHGĐ ở nước ta như sau:
1. Cần có cơ chế, chính sách và đầu tư thích hợp để phát triển mạng lưới phòng
khám BSGĐ mà bệnh nhân có thể tiếp cận được.
2. Hợp nhất dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và dịch vụ sức khỏe lâm
sàng: Giáo dục sức khỏe cộng đồng là một trong những biện pháp hoạt động
hiệu quả của chăm sóc sức khỏe ban đầu. Gồm có giáo dục các thành viên
trong cộng đồng về phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh, các vấn đề sức khỏe
thường gặp, và khi nào và làm thể nào để tiếp cận hệ thống y tế. Những việc
này ngoài việc được thực hiện bởi nhân viên y tế công cộng, để hiệu quả

23


3.
4.
5.

6.

7.

8.
9.

hơn nên có sự phối hợp với BSGĐ người được đào tạo sâu hơn và rộng về
các vấn đề sức khỏe.
Nâng cao chất lượng của BSGĐ: thông qua đào tạo liên tuc và cấp chứng
chỉ phù hợp.
Phát triển khoa đào tạo YHGĐ.
Đưa YHGĐ tiếp cận với chương trình học đại học: Các sinh viên khối Y đại
học nên được cung cấp kiến thức về các vấn đề sức khỏe cộng đồng và tiếp
cận với hệ thống phòng khám, điều trị ngoại trú trong quá trình đào tạo.
Điều này sẽ cung cấp một số kỹ năng cần thiết sau khi ra trường, và tăng số
lượng sinh viên chọn chuyên ngành BSGĐ khi lựa chọn chuyên khoa để học
tiếp.
Chương trình học đại học khoa Y cần chú ý nhấn mạnh vai trò của chăm sóc
ban đầu, làm quen với YHGĐ trong quá trình đào tạo, cung cấp những cơ
hội đào tạo sau đại học và những cơ hội nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn
để tăng số lượng BS chọn chuyên ngành YHGĐ.
Đưa ra những tiêu chuẩn cho đào tạo, những yêu cầu để được cấp bằng cấp.

Điều này không những đảm bảo về chất lượng mà còn tạo dựng lòng tin, sự
chấp nhận của bệnh nhân và các BS khác.
Sự đầu tư của chính phủ trong việc đào tạo, tăng số lượng BSGĐ qua tài trợ
tài chính cho đào tạo BSGĐ.
Dần hoàn thiện và tăng số lương phòng khám YHGĐ chất lượng, lấy được
lòng tin của người dân, qua thông qua báo chí, mạng xã hội, truyền thông để
giáo dục người dân về BSGĐ, những lợi ích khi chăm sóc sức khỏe ở phòng
khám BSGĐ. Theo em chúng ta nên phát triển phòng khám BSGĐ ở các
thành phố lớn, nơi nhu cầu khám chữa bệnh cao, dễ truyền thông, và là vị trí
dễ dàng thu hút nguồn nhân lực. Sau đó sẽ đánh giá lại, phát triển dần, và
tiến tới mở rộng phòng khám BSGĐ đến những tỉnh, vùng khác với đầu tư
và cơ hội phát triển kinh tế và chuyên môn phù hợp để thu hút nguồn nhân
lực.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] AAFP (1975) Family Physician, Definition
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />[2] AAFP (1984) Definition of Family Medicine
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />[3] WHO WONCA - World Organization of Family Doctors
Truy
cập
ngày
03-08-2017
/>
từ

[4] THE EUROPEAN DEFINITION OF GENERAL PRACTICE/FAMILY
MEDICINE. WONCA EUROPE 2011 Edition

[5] An PL. Y học gia đình. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản y học; 2012.
[6] BYT (2013) Đề án Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình
giai đoạn 2013-2020
[7] Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (2015). Bài “Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ
gia đình và xây dựng Đề án nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình giai đình 2016-2020”
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />ItemID=1345
[8] Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (2016). Bài “Bộ Y tế tiếp tục nhân rộng mô hình
phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016-2020”
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />ItemId=1788
[9] Báo giao thông (2016). Bài báo “Thoi thóp mô hình phòng khám bác sĩ gia đình”
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />
25


×