Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Lễ hội Lồng tồng trong đời sống văn hóa của dân tộc Tày - Nùng miền núi phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.7 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*************

LÊ THỊ LAN ANH

LỄ HỘI LỒNG TỒNG
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA DÂN TỘC TÀY - NÙNG
MIỀN NÚI PHÍA BẮC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đã
truyền đạt những kiến thức chuyên ngành, chỉ dạy tôi trong suốt quá trình
học tập tại trƣờng ĐHSP Hà Nội 2. Đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Tính đã
định hƣớng đề tài và hƣớng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Với vốn kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân còn
nhiều hạn chế, khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong
nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận
đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Người thực hiện

Lê Thị Lan Anh




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Tính. Các nội dung nghiên cứu
trong đề tài này là trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kì hình thức
nào. Nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Người thực hiện

Lê Thị Lan Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 6
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG ............................................................... 7
1.1. Khái niệm lễ hội ......................................................................................... 7
1.2. Lễ hội truyền thống .................................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm lễ hội truyền thống............................................................... 10

1.2.2. Phân loại lễ hội truyền thống ................................................................ 12
1.2.3. Đặc trƣng của lễ hội truyền thống ......................................................... 15
1.3. Lịch sử hình thành lễ hội Lồng tồng ........................................................ 18
1.4. Vài nét về lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam ........... 20
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 21
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI LỒNG TỒNG ........................................ 23
CỦA DÂN TỘC TÀY, NÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC ................................ 23
2.1. Đối tƣợng thờ phụng ................................................................................ 23
2.2. Thời gian và không gian tổ chức lễ hội.................................................... 23
2.2.1. Thời gian tổ chức .................................................................................. 23
2.2.2. Không gian tổ chức ............................................................................... 24
2.3. Các hoạt động của lễ hội .......................................................................... 24
2.3.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................. 24


2.3.2. Hoạt động nghi thức trong lễ hội .......................................................... 25
2.3.3. Hoạt động vui chơi, trò diễn trong lễ hội .............................................. 28
2.4. Tín ngƣỡng đặc trƣng của lễ hội .............................................................. 30
2.5. Những nét tƣơng đồng trong lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày - ........... 34
Nùng và lễ hội Xuống đồng của ngƣời Kinh ở Duy Tiên - Hà Nam .............. 34
2.5.1. Tƣơng đồng về diễn biến lễ hội ............................................................ 34
2.5.2. Tƣơng đồng về ý nghĩa lễ hội ............................................................... 36
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 36
CHƢƠNG 3. VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI LỒNG TỒNG .................................. 38
TRONG ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG .................................... 38
3.1. Vai trò của lễ hội Lồng tồng trong đời sống vật chất và tinh thần .......... 38
3.1.1. Trong đời sống vật chất ......................................................................... 38
3.1.2. Trong văn hoá tinh thần ........................................................................ 39
3.2. Thực trạng và một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội Lồng
tồng .................................................................................................................. 42

3.2.1. Thực trạng ............................................................................................. 42
3.2.2. Một số giải pháp giữ gìn nét văn hoá trong lễ hội Lồng tồng .............. 42
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 44
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống luôn mang trong mình những đặc trƣng của tự nhiên
và xã hội; thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, đa dạng và phong phú; là
một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần
của các tộc ngƣời. Nó có một vai trò, vị trí khá quan trọng trong đời sống văn
hóa xã hội cộng đồng đặc biệt là cộng đồng làng xã.
Từ xƣa đến nay lễ hội là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với
mỗi ngƣời dân Việt. Đến với bất kì vùng miền nào trên đất nƣớc Việt Nam
vào bất kì một khoảng thời gian nào trong năm đều thấy sự xuất hiện và tồn
tại của các lễ hội. Lễ hội là nơi lƣu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc
về nhiều mặt của đời sống (chính trị, văn hóa xã hội, tôn giáo tín ngƣỡng…)
của cƣ dân vùng lúa nƣớc. Đa phần các lễ hội đều diễn ra trong khoảng thời
gian vào mùa xuân. Đó là mùa chuyển giao thời vụ, cũng là thời điểm giao
mùa hết đông sang xuân, khi tiết trời đẹp, ngày tháng nông nhàn, cƣ dân có
điều kiện về thời gian cũng nhƣ về tinh thần để tổ chức lễ hội. Lễ hội ngoài
mục đích tƣởng nhớ ngƣời có công, tri ân các vị thần để cầu một năm mới
may mắn, mƣa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, còn là nơi để ngƣời dân giải
trí, nghỉ ngơi sau một vụ mùa, một năm lao động vất vả.
Mỗi lễ hội đều mang những nét đặc trƣng và những nét riêng biệt. Lễ
hội Lồng tồng “Xuống đồng” là một lễ hội nhƣ vậy. Hằng năm, cứ vào dịp
sau tết Nguyên Đán, ở khắp các bản làng của tộc ngƣời Tày, Nùng ở các tỉnh

miền núi phía Bắc lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của lễ hội
Lồng tồng (Lồng thồng, Lùng tùng…), hay còn gọi là Oóc tồng, nghĩa là
Xuống đồng (lồng là xuống, tồng là đồng). Do vậy, lễ hội Lồng tồng là lễ hội
Xuống đồng. Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xƣa, mở
đầu cho một mùa sản xuất mới; trong lễ hội còn có lễ tạ Thành Hoàng, Thần
1


Nông, cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con ngƣời khỏe mạnh,
bản làng yên vui, mọi ngƣời, mọi nhà ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Lồng tồng là
một sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng dân gian mang bản sắc văn hóa tộc ngƣời
Tày, Nùng ở các bản làng địa phƣơng rất độc đáo. Sau một năm lao động vất
vả, lễ hội mở ra mang lại những giờ phút nghỉ ngơi, thanh thản, mọi ngƣời có
điều kiện gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau; đồng thời cũng là dịp giao lƣu
tình cảm giữa các cô gái, chàng trai bằng những lời hát then sli, lƣợn. Lễ hội
Lồng tồng là một lễ hội dân gian giàu bản sắc và sinh động, mang nhiều ý
nghĩa trong ngày xuân và trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc
miền núi phía Bắc.
Là một sinh viên của ngành Việt Nam học cùng với tình yêu văn hóa lễ
hội, phong tục tập quán của dân tộc Tày, Nùng; tôi đã chọn đề tài: “Lễ hội
Lồng tồng trong đời sống văn hóa của dân tộc Tày - Nùng miền núi phía Bắc”
làm đề tài khóa luận để có thể hiểu thêm về con ngƣời, văn hóa và lễ hội của
họ.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu lễ hội không chỉ góp phần lý giải nhiều vấn đề khoa học về
những đặc điểm văn hoá tộc ngƣời Việt, về lịch sử và văn hoá làng xã, cũng
nhƣ về lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta mà còn góp phần tìm
hiểu những tác động xã hội của lễ hội, những mặt tích cực cũng nhƣ những
hạn chế qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Chính vì vậy nghiên cứu lễ hội
đã góp phần đắc lực cho hoạt động thực tiễn. Với những ý nghĩa khoa học và

thực tiễn trên từ lâu đề tài lễ hội đƣợc nhiều thế hệ học giả trong và ngoài
nƣớc lƣu tâm.
Trƣớc khi thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, lễ hội làng quê đƣợc ghi
chép trong các sách địa chí nhƣ: Đại Nam nhất thống chí, Sơn Tây tỉnh chí.

2


Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên đất nƣớc ta, các học giả ngƣời
Pháp đã có một số chuyên khảo về lễ hội nhƣ Une Fête religieuse annamite au
village de Phù Đổng của Đuymuchiê.
Một số nhà nghiên cứu, nhà nho, nhà báo ngƣời Việt cũng công bố các
chuyên khảo có đề cập đến một phần hay toàn bộ lễ hội nhƣ: Việt nam phong
tục của Phan Kế Bính [2], hay các bài báo giới thiệu các lễ hội trên các báo
Phong hoá, Trung Bắc chủ nhật, Ngày nay…
Tác giả Toan Ánh đã giới thiệu các hội hè làng quê miền Bắc trong
cuốn Nếp cũ - Hội hè đình đám [1]. Ngoài ra còn có các chuyên khảo về làng
xã, phong tục, trong đó có đề cập đến lễ hội nhƣ: Đất lề quê thói, Nếp cũ làng
xóm Việt Nam.
Từ giữa thập kỷ 80 trở đi việc nghiên cứu lễ hội đƣợc chú trọng hơn;
nhiều bài báo về lễ hội đƣợc đăng trên các Tạp chí Dân tộc học, Văn hoá
nghệ thuật, Văn hoá dân gian (ra mắt năm 1984), đáng lƣu ý là hai tác giả
Đặng Văn Lung và Thu Linh với Lễ hội truyền thống và hiện đại [12]. Đây là
chuyên luận đầu tiên bàn đến lý luận về mối quan hệ giữa lễ hội truyền thống
và xã hội hiện đại. Ngoài ra còn có các lễ hội ở các địa phƣơng đƣợc giới
thiệu trên các sách địa chí nhƣ: Địa chí Hà Bắc, Địa chí thành phố Hồ Chí
Minh, Địa chí Minh Hải, Địa chí Vĩnh Phú, Văn hoá dân gian vùng đất Tổ…
Từ năm 1988 đến nay, các chuyên khảo về lễ hội xuất hiện ngày càng
nhiều nhƣ : Lễ hội dân gian Huế (1988), Hội hè Việt Nam (1990), Hội xứ
Bắc (1989), Bảo tàng di tích - lễ hội (1992)…

Cho đến nay đề tài liên quan đến lễ hội Lồng tồng nói chung có một số
công trình nghiên cứu nhƣ: Phan Đăng Nhật với tác phẩm Lễ hội cổ truyền
[14]. Đáng lƣu ý có trang tác giả cho rằng: “Lễ hội là một pho lịch sử khổng
lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tín ngƣỡng, văn hoá, nghệ thuật
và cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc” và “Lễ hội còn là
3


bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần của ngƣời Việt. Chúng
đã sống, đang sống và với đặc trƣng của mình, chúng tạo nên sức cuốn hút và
thuyết phục mạnh mẽ nhất”.
Cuốn Mùa xuân và phong tục Việt Nam, của Trần Quốc Vƣợng, Lê
Văn Hảo, Dƣơng Tất Từ [23; tr.167-tr.178] các tác giả đã viết về “Hội Lồng
Tồng: Những ngày hội xuân tiêu biểu của Việt Bắc” trong những trang này
khi viết về hội Lồng tồng các tác giả cũng đã trình bày về nguồn gốc của hội
qua một số truyền thuyết ở Lạng Sơn, ở Cao Bằng… và đề cập đến một số
nghi lễ và trò chơi trong ngày hội.
Các tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sỹ Giáo, Lâm Bá Nam
với cuốn Lễ hội cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam [4; tr.42], các tác giả đã
viết về Hội Xuống Đồng (Hội Lồng Tồng). Đây là lễ hội truyền thống của cƣ
dân nông nghiệp, một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc ở
vùng Việt Bắc.
Tác giả Lê Văn Kỳ trong Lễ hội nông nghiệp Việt Nam [8; tr.161tr.167], đã viết về Lễ hội Lồng tồng của người Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc
Việt Nam và đã trình bày về thời gian, địa điểm mở hội, cách thức mở hội,
những nghi lễ và các trò chơi dân gian của lễ hội cũng đƣợc tác giả trình bày
khá cụ thể.
Tác giả Hoàng Văn Páo với Lễ hội Lồng Tồng của người Tày bản Chu
xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn [15], tác giả đã trình bày sâu sắc
về lễ hội Lồng tồng của ngƣời Tày ở xã Hƣng Đạo huyện Bình Gia.
Trong cuốn Lễ hội Việt Nam, tác giả Vũ Ngọc Khánh - Vũ Thuỵ An đã

viết về Lễ hội Lồng Tồng ở huyện Na Rì tỉnh Bắc Cạn [7], với các nghi lễ
cúng Thần nông và một số trò chơi, trò diễn trong lễ hội.
Ngoài ra, còn rất nhiều tƣ liệu khác cũng nghiên cứu về đề tài này
nhƣng nói rất chung về lễ hội. Các bài báo, bài viết chủ yếu trình bày tóm tắt
4


nội dung của lễ hội thông qua một số hình ảnh minh họa cho lễ hội. Một số
bài viết khác chỉ khai thác lễ hội ở khía cạnh hẹp, chỉ mang tính chất liệt kê
các trò chơi, trò diễn trong lễ hội mà chƣa đi sâu vào khai thác để làm nổi bật
những nét văn hóa đặc trƣng và giá trị văn hóa của lễ hội cũng nhƣ nét văn
hóa đặc sắc trong đời sống của dân tộc Tày, Nùng miền núi phía Bắc.
Do đó, dựa trên những thành tựu đã đạt đƣợc của ngƣời đi trƣớc, cùng
với sự tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân về lễ hội. Tôi mong muốn đƣợc góp
phần nào đó công sức của mình vào việc giới thiệu và lƣu giữ giá trị của lễ
hội Lồng tồng trong đời sống văn hóa của dân tộc Tày, Nùng miền núi phía
Bắc thông qua bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát về lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, Nùng miền núi phía
Bắc.
Tìm hiểu những đặc điểm, đặc trƣng, tín ngƣỡng trong lễ hội Lồng tồng
của dân tộc Tày, Nùng miền núi phía Bắc.
Tìm hiểu và chỉ ra những nét văn hóa đặc sắc tƣơng đồng trong lễ hội
Lồng tồng của dân tộc Tày, Nùng miền núi phía Bắc với lễ hội Xuống đồng
của ngƣời Kinh ở Duy Tiên, Hà Nam.
Tìm hiểu về vai trò của lễ hội Lồng tồng trong đời sống các dân tộc
Tày, Nùng; thực trạng và một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa của lễ hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là lễ hội Lồng tồng trong đời sống văn hóa của

dân tộc Tày, Nùng miền núi phía Bắc.

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, Nùng miền núi phía Bắc
- Mở rộng so sánh với lễ hội Xuống đồng của ngƣời Kinh ở Duy Tiên Hà Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điền dã và tổng kết thực tiễn: thực hiện quan sát,tìm
hiểu,nghiên cứu trong quá trình điền dã thực tế.
- Phƣơng pháp liên ngành.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
6. Đóng góp của khóa luận
Góp phần vào việc giới thiệu, giúp nâng cao hiểu biết về lễ hội Lồng
tồng của đồng bào dân tộc miền núi.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc học tập và nghiên cứu lễ hội Lồng tồng của các dân tộc miền
núi Việt Nam.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Khóa luận tốt nghiệp
đƣợc chia làm 3 chƣơng. Cụ thể đó là:
Chƣơng 1: Khái quát chung.
Chƣơng 2: Đặc điểm lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, Nùng miền núi
phía Bắc.
Chƣơng 3: Vai trò của lễ hội Lồng tồng trong đời sống các dân tộc Tày,
Nùng.

6



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Khái niệm lễ hội
Lễ hội của ngƣời Việt cũng nhƣ của nhiều dân tộc anh em là một bộ
phận của văn hoá Việt Nam. Lễ hội đã trở thành truyền thống từ lâu đời của
thôn quê Việt Nam, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội đã đáp ứng đƣợc
nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân trƣớc tiên là nhu cầu về tín
ngƣỡng tôn giáo.
Thuật ngữ Lễ hội cho đến nay đã đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra nhiều
cách gọi và giải thích khác nhau. Nó có thể là “hội lễ”, hay “hội hè” hoặc “hội
hè đình đám”… Khi nghiên cứu những đặc tính và ý nghĩa của lễ hội ở nƣớc
Nga, M.Bachie cho rằng: Thực chất, lễ hội là cuộc sống đƣợc tái hiện dƣới
hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng
đồng cƣ dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội đƣợc nếu
nhƣ chính nó không đƣợc thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của
tâm linh, tƣ tƣởng của các biểu tƣợng, vƣợt lên trên thế giới của những
phƣơng tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly
tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới hiện thực lý tƣởng mà ở đó, mọi thứ đều trở
nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả [9; tr.23].
Ở Việt Nam, Lễ hội là khái niệm chỉ mới xuất hiện khoảng hơn chục
năm trở lại đây. Trƣớc đó chỉ có khái niệm lễ hoặc hội. Cả hai khái niệm lễ và
hội đều là từ gốc Hán đƣợc dùng để gọi một nhóm loại hình phong tục. Lễ hội
là sinh hoạt tập thể, là hoạt động tinh thần của cộng đồng. Dân tộc nào cũng
có lễ hội riêng của dân tộc mình, các dân tộc khác nhau có lễ hội khác nhau.
Lễ hội của các dân tộc thƣờng là sự phản ánh nhận thức liên quan đến tập
quán sản xuất, đến các hoạt động tập thể của cộng đồng. Cƣ dân trồng trọt
thƣờng tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến gieo trồng, đến cầu mùa, đến thu
7



hoạch. Cƣ dân sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và hái lƣợm thƣờng tổ chức
các lễ hội hoá trang, các động tác tƣợng trƣng cho pháp thuật săn bắn, các
hình tƣợng tƣợng trƣng cho việc săn bắn kết quả. Lễ hội còn là dịp để nhớ về
lịch sử, nhớ về cội nguồn của dân tộc, lễ hội đƣợc tổ chức có thể gắn với các
danh lam thắng cảnh, các truyền thuyết liên quan đến sự hình thành, phát triển
phồn vinh của vùng quê, ngƣời đi lễ hội vừa là để thay đổi không khí cuộc
sống là dịp gặp gỡ vui vẻ, là dịp tìm tòi sự may mắn qua nguyện ƣớc thắp
hƣơng ở nơi dự lễ.
Ngày lễ hội cũng chính là dịp để họ hàng và bè bạn gần xa tới thăm hỏi
chúc tụng nhau, mời nhau ăn uống. Mùa lễ hội là mùa vui của tất cả mọi
ngƣời dân trong bản từ cụ già đến em nhỏ đều háo hức lễ hội để họ có dịp
diện những bộ quần áo mới nhất đi chơi hội và đƣợc xem những trò vui, trò
diễn trong lễ hội. Trong lễ hội bao gồm hai phần chính là lễ và hội:
“Lễ” trƣớc hết đƣợc hiểu là nghi thức, là mở đầu cho hội làng. “Lễ là
những nghi thức nhằm đánh dấu kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào
đó” [18; tr.450]. Theo quan niệm của Khổng Tử (ngƣời sáng lập ra Nho giáo)
khi ông nói về lễ (bàn trong Lễ - Nhạc) thì lễ trƣớc hết là trật tự, nhạc là sự
hài hòa. Lễ mang ý nghĩa là mọi nghi thức ứng xử của con ngƣời với tự nhiên
và xã hội. Lễ vốn là phép ứng xử văn hoá, trong ứng xử xã hội, bao gồm ứng
xử giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng và ngƣợc lại, giữa các
thiết chế nhỏ trong cộng đồng lớn với nhau… Thƣờng đƣợc bắt đầu và phải
bắt đầu từ lễ, tức là từ nghi thức trƣớc khi đi vào một nội dung giữa hai quan
hệ hoặc các quan hệ trong xã hội. Từ những nghi thức mang tính xã giao đời
thƣờng là lễ, phép tắc để phân biệt trên, dƣới, sang, hèn, thân, sơ… dần dần
đƣợc “thiêng hóa” để trở thành những nghi lễ mang tính tôn giáo, về sau
chúng trở thành những nghi thức mở đầu cho lễ hội. Các nghi thức của lễ toát
lên sự cầu mong các vị thần linh đem đến cho họ mùa màng bội thu, cuộc
8



sống hạnh phúc, thanh bình… có thể nói “Lễ là phần đạo, tâm linh của cộng
đồng” [21; tr.12]. Lễ là linh hồn của lễ hội. Tuy nhiên, lễ không thể trở thành
hội nếu nó chỉ gồm những nghi thức xã hội, nhất là nghi thức tôn giáo, trong
sinh hoạt tôn giáo cũng có rất nhiều thứ lễ chẳng hạn: trong các làng xã ngƣời
Việt trƣớc đây một năm có đến hàng chục thứ lễ nhƣ: lễ cầu mƣa, lễ hạ điền,
thƣợng điền, lễ cơm mới… Mặc dù là những nghi thức đƣợc chuẩn bị chu
đáo và thực hiện nghiêm túc với sự tham gia của nhiều ngƣời, nhƣng đó chỉ là
lễ, chƣa phải là hội.
“Hội” trƣớc hết là những hoạt động, những trò diễn thƣờng có tính lễ
nghi theo một khuôn mẫu mang tính ổn định với sự tham gia của một khối
đông ngƣời có tính cộng đồng cao. Tuy nhiên phải là những hoạt động tiếp
theo lễ hoặc đan xen với lễ có những đặc điểm vừa nêu mới trở thành hội của
lễ, sau đó mới trở thành lễ hội. Nói một cách khác, hội là các hoạt động, các
trò diễn có tính lễ nghi, có nhiệm vụ bổ sung cho lễ, hoàn chỉnh ý nghĩa và
nội dung của một sinh hoạt cộng đồng vào thời điểm đó và tại những nơi thờ.
Chẳng hạn ở hội Tam Thanh ở Thành phố Lạng Sơn sau phần tế lễ là đến
phần hội với các trò chơi nhƣ ném còn, kéo co,... các trò chơi trong phần hội
này đã góp phần bổ sung cho lễ và trở thành lễ hội Tam Thanh.
Nhƣ vậy, “Hội là cuộc vui cho đông đảo ngƣời dự theo phong tục hoặc
dịp đặc biệt” [3; tr.43]. Hội bao gồm các yếu tố: Đƣợc tổ chức nhân một dịp
quan trọng liên quan đến cộng đồng nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi
thành viên của cộng đồng. Nhƣ vậy hội là từ dùng để chỉ thành phần ngoài lễ
của những ngày kỷ niệm linh thiêng từ quy mô cộng đồng làng bản trở lên.
Do hội là thành phần ngoài lễ nên khi cuộc lễ nào không có hội kèm theo đều
không phải là hội.
Có thể nói lễ và hội là một thể thống nhất không thể chia tách trong
hoạt động tín ngƣỡng và tôn giáo của con ngƣời. Lễ là phần “đạo”, phần tín
9



ngƣỡng, phần thế giới tâm linh sâu lắng của con ngƣời, là cơ sở để mọi ngƣời
vui hội. Còn hội là tập hợp các trò diễn có tính lễ thức, các cuộc vui chơi, giải
trí tại một địa điểm nhất định, thƣờng trong khuôn viên các công trình tôn
giáo hay ở sát chúng, có đông ngƣời tham gia, là đời sống văn hoá thƣờng
nhật và một phần đời của một cá nhân và cả cộng đồng nhân kỷ niệm một sự
kiện quan trọng đối với một cộng đồng xã hội. Không khí vui vẻ, tƣng bừng
mang đậm màu sắc tôn giáo nguyên thuỷ của hội lại là biểu hiện cho sự thành
công của lễ. Hội làm cho lễ càng thêm trang trọng, uy nghiêm và thần bí hơn,
cấu thành lễ hội, không có lễ hội nào có thể thiếu một trong hai thành phần
đó.
1.2. Lễ hội truyền thống
1.2.1. Khái niệm lễ hội truyền thống
Với nền văn minh lúa nƣớc lâu đời ở xứ sở nhiệt đới, lễ hội cổ truyền
Việt Nam với nhiều hình thức phong phú đa dạng và độc đáo. Lễ hội là một
sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam là nền
văn hóa nông nghiệp. Vậy lễ hội truyền thống Việt Nam là lễ hội nông
nghiệp. Cội nguồn sâu xa nhất là tín ngƣỡng phồn thực trong nông nghiệp của
dân tộc Việt Nam luôn cầu mong mƣa thuận gió hòa vạn vật sinh sôi nảy nở.
Theo GS. Trần Quốc Vƣợng thì lễ hội nông nghiệp không chỉ bao hàm
những lễ hội gắn một cách trực tiếp với nghề nông mà ta có thể gọi là ghi thức
hay nghi lễ nông nghiệp nhƣ: lễ hội “Lồng tồng” của ngƣời Tày, Nùng; lễ tế
Thần Nông, lễ Hạ Điền (Xuống Đồng của ngƣời Mƣờng), lễ hội Thƣợng Điền
của ngƣời Việt - mà bao gồm cả những hội săn chim, đuổi cuốc, săn hổ, bắt
cáo, hội đánh bắt cá ở suối, ao, hồ, hội hái lá, hái măng, hội chùa, hội đình…
Tất cả chúng đều đƣợc gọi là lễ hội nông nghiệp vì chúng diễn ra trong không
gian thôn dã với một thời gian thôn dã (mang tính chất chu kì). Chủ nhân của
những lễ hội này chủ yếu là nông dân, là thợ thủ công, địa chủ, quan lại, sống
10



ở vùng quê và có lối sống thôn dã. Bản sắc văn hóa Việt Nam đƣợc thể hiện
đậm nét nhất ở văn hóa làng. Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa dân
gian truyền thống - thành tố làm nên bản sắc văn hóa làng đó.
GS.TS Nguyễn Duy Quý - nguyên Viện trƣởng Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam từng phát biểu trong Hội thảo Khoa học “Lễ hội truyền thống trong
đời sống xã hội hiện đại” (tổ chức vào tháng 3 năm 1993): “Lễ hội truyền
thống là một sinh hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn
giáo, tín ngƣỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thƣờng…” [17].
Lễ hội truyền thống xuất phát từ nhu cầu nội tại của con ngƣời. Lễ hội
bao giờ cũng hƣớng tới một đối tƣợng Thiên nhiên cần suy tôn: các vị tiên,
Phật, thần thánh, những vị Nhiên thần và Nhân thần mà xét đến cội rễ thì đó
chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của những anh hùng
có công khai phá và xây dựng, những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những
ngƣời có công dạy dỗ, truyền nghề, chống thiên tai, trừ ác thú, chữa bệnh cứu
ngƣời hoặc những đấng thiên nhiên giúp con ngƣời hƣớng thiện, tạo dựng
một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống chính là dịp để con ngƣời giao lƣu, cộng cảm và
trao truyền những đạo lí, tình cảm, mĩ tục và những khát vọng cao đẹp, còn là
cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, củng cố tinh thần cố kết dân tộc và tình yêu
quê hƣơng đất nƣớc cùng niềm tự hào về nguồn gốc của mình.
“Dù ai đi ngƣợc về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mƣời tháng ba”
Chính vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng thu hút, mời gọi kì lạ
đối với nhiều ngƣời, nhiều lứa tuổi. Ngƣời đến với lễ hội là đến với chốn linh
thiêng cao cả, với tâm thức chân thành và thanh thản với khát vọng, ƣớc
mong tốt lành.

11



1.2.2. Phân loại lễ hội truyền thống
1.2.2.1. Lễ hội gắn với tín ngưỡng cầu mùa
Theo Từ điển tiếng Việt thì tín ngƣỡng là tin theo một tôn giáo nào đó.
Nhƣ vậy, tín ngƣỡng chỉ là một niềm tin tôn giáo. Mỗi tín đồ của một tôn giáo
nào đó đều có niềm tin riêng của mình, khác với niềm tin của tôn giáo khác.
Lâu nay, có một số ngƣời hiểu không đúng về thuật ngữ này, thƣờng coi tín
ngƣỡng cũng là tôn giáo (tín ngƣỡng dân gian cũng là một tôn giáo sơ khai).
Tín ngƣỡng không có ý chỉ là một tôn giáo, mà chỉ là một niềm tin có tính
chất tôn giáo. Đại đa số nhân dân Việt Nam đều tin theo tôn giáo sơ khai mà
ngành dân tộc học gọi là đa thần giáo xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu
linh.
Cầu mùa là một tín ngƣỡng có từ lâu đời trong đời sống của nhiều dân
tộc trên đất nƣớc Việt Nam. Nó ra đời gắn liền với nền văn minh nông nghiệp
và đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cầu mùa ở mỗi dân tộc có một
cách thể hiện khác nhau nhƣng cùng giống nhau ở một mục đích cuối cùng đó
là cầu cho một năm mƣa thuận gió hòa, ngƣời ngƣời khỏe mạnh, mùa màng
thắng lợi, vạn vật tốt tƣơi, sinh sôi nảy nở… Đó là một nét đẹp văn hóa cần
đƣợc bảo tồn và phát huy.
Đây là loại lễ hội phổ biến ở tất cả các dân tộc. Tuy ở mỗi địa phƣơng
mỗi dân tộc có những nghi thức, nghi lễ khác nhau, nhƣng đều cùng chung
một nội dung là cầu mùa. Những nội dung đó đƣợc thể hiện một cách sinh
động ở các lễ thức sau:
Lễ thức liên quan đến chu trình sản xuất nông nghiệp bao gồm lễ hội
tái hiện các sinh hoạt kinh tế tiền nông nghiệp nhƣ sắn bắn, hái lƣợm, lễ mở
cửa rừng, hồ đánh cá…và những lễ thức tái hiện hoạt động sản xuất nông
nghiệp nhƣ cây cối, hội tầm tang, trình nghề nông, thờ ông Điền…

12



Lễ thức cầu đảo: cầu mƣa, cầu tạnh, mƣa thuận gió hoàn, sóng yên biển
lặng (rƣớc, cúng tứ pháp, lễ cầu mƣa ở các dân tộc, thờ cá Ông)…
Lễ thức biểu dương, dâng cúng các thành phẩm nông nghiệp (rƣớc lợn,
xôi, lễ ăn cơm mới…)
Lễ rước thờ cúng hồn lúa (còn phổ biến ở nhiều dân tộc thiểu số).
Các lễ thức trên đều mang tính chất tín ngƣỡng cầu mùa, mong sao mùa
màng tốt tƣơi, ngƣời an vật thịnh, ngành nghề phát triển, mang lại cuộc sống
ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
Ví dụ nhƣ lễ hội Lồng tồng: Là một lễ hội truyền thống đặc trƣng của
cộng đồng ngƣời Tày, Nùng. Lễ hội này đƣợc tổ chức hàng năm vào tháng
Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phƣơng, mang ý nghĩa cầu phúc, cầu
mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm. Trong lễ hội thƣờng diễn ra
các trò chơi dân gian cổ truyền, nhƣ: Ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lƣợn….
Lễ hội hoa ban: Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái và lễ hội này
còn có tên gọi khác là hội Xên bản, Xên mƣờng. Lễ hội thƣờng đƣợc tổ chức
vào tháng Hai âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. Hội hoa ban là
ngày hội của tình yêu đôi lứa; ngày hội của hạnh phúc gia đình; hội cầu mùa,
no ấm nơi bản mƣờng, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, hát giao duyên
trong những đêm trăng sáng…
1.2.2.2. Lễ hội tưởng nhớ người có công
Lễ hội truyền thống ở nƣớc ta rất đa dạng, phong phú và trải rộng khắp
đất nƣớc. Tại mỗi vùng miền, lễ hội tuy mang một nét tiêu biểu và giá trị
riêng, nhƣng bao giờ cũng hƣớng tới một đối tƣợng tâm linh cần đƣợc suy
tôn, nhƣ: Những vị anh hùng chống ngoại xâm, những ngƣời có công trong
việc dạy dỗ hay truyền nghề hoặc những ngƣời có nhiều công lao đóng góp
cho việc chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Đây là

13



những lễ hội liên quan đến việc tƣởng niệm công lao các vị danh nhân văn
hóa, anh hùng lịch sử, các vị Thành Hoàng và chƣ vị Thánh, chƣ vị Phật…
Loại lễ hội này đều thờ cúng, diễn tích liên quan đến các vị nhiên thần
và nhân dân đã có công khai sơn phá thạch, xây dựng, giữ gìn, bảo vệ làng
xóm, đất nƣớc và chƣ vị Thánh, Phật có công khai minh, khai mang, xây
dựng đền chùa, giúp dân giệt ác trừ tà, bảo vệ cái thiện… Điều đáng lƣu ý ở
đây là sự thờ cúng ở các dân tộc miền núi chủ yếu là các lực lƣợng nhiên
thần, còn ở đồng bằng thì chủ yếu lại thờ cúng các lực lƣợng nhân thần. Đó
là:
Các nghi thức thờ cúng các thần thổ địa, thần rừng, thần sông nƣớc (ở
miền núi), thờ thần cây đa, bến nƣớc nhƣ Sơn Thần, Giang Thần, Đông Hải
Đại Vƣơng (ở miền xuôi)…
Lễ rƣớc các vị danh nhân văn hóa, anh hùng lịch sử nhƣ Tản Viên Sơn
Thánh, chƣ vị Phật, chƣ vị Thánh, lễ hội thờ Trƣơng Hống, Trƣơng Hát, Hai
Bà Trƣng, Thánh Gióng, Vua Hùng, Bố Cái Đại Vƣơng, Đức Thánh Trần…
Diễn lại các tích liên quan đến các vị anh hùng có công với dân và
nƣớc: Thánh gióng các vị Thành Hoàng, hội Gía, hội đền vua Lê, hội vật Hồi
Quan, hội đấu kiếm Phù Lão…
Các nghi thức trên đã thể hiện rõ đạo lí “uống nƣớc nhớ nguồn” của
nhân dân ta. Từ đạo lý đó đã đƣợc khái quát hóa và thần Thánh hóa những
ngƣời đã có công với dân với nƣớc. Vì vậy, vị trí của ngƣời có công đối với
cộng đồng quốc gia, cộng đồng làng xã đã chiếm phần quan trọng trong tâm
linh của ngƣời dân Việt.
Một số lễ hội tƣởng nhớ ngƣời có công tiêu biểu nhƣ: Lễ hội Gò Đống
Đa là một lễ hội chiến thắng, đƣợc tổ chức hàng năm để tƣởng nhớ những
chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung – ngƣời anh hùng áo vải trong lịch
sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nhiều trò chơi vui khỏe đƣợc tổ chức
14



trong lễ hội để thể hiện tinh thần thƣợng võ. Đặc biệt, trò rƣớc Rồng lửa
Thăng Long đƣợc cho là độc đáo, ấn tƣợng nhất trong toàn lễ hội.
Hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 Tết tại khu vực gò Đống Đa,
phƣờng Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Lễ hội đền Gióng đƣợc khai hội ngày 6/1 âm lịch hàng năm và tổ chức
tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết, vùng đất này là
nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trƣớc khi cởi bỏ áo giáp bay về
trời. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với các nghi lễ truyền thống nhƣ: lễ khai
quang, lễ rƣớc, lễ dâng hƣơng, dâng hoa tre lên đền Thƣợng, nơi thờ Thánh
Gióng thu hút sự quan tâm của ngƣời dân địa phƣơng và du khách quốc tế.
1.2.3. Đặc trưng của lễ hội truyền thống
1.2.3.1. Tính cộng đồng
Lễ hội chỉ đƣợc sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự
nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn.
Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả
nƣớc. Trong lễ hội con ngƣời có những quan hệ thân mật và sự giao tiếp
phóng khoáng; con ngƣời đƣợc tái sinh bằng việc tái hòa nhập cộng đồng.
Những quan hệ tƣởng nhƣ đã cũ đƣợc đổi mới trong những ngày lễ hội. Lễ
hội xóa đi sự xa lạ, lạnh lùng, trơ mòn bởi cái thƣờng ngày lặp đi lặp lại trong
quan hệ giữa con ngƣời với nhau. Bởi vậy, nhiều cung bậc tình cảm, nhƣ tình
làng xóm, tình đồng bào, tình phƣờng hội, tình thân tộc và tình cảm bạn bè,
nhờ vào không khí hội hè, cũng có thêm sắc thái mới. Nhờ vậy, dƣờng nhƣ
mỗi con ngƣời đều tự cảm thấy mình đang đƣợc trở về với chính mình, mình
đích thực là con ngƣời giữa cộng đồng.
Chúng ta vẫn thƣờng nói đi xem hát nhƣng lại nói đi dự hội, có nghĩa
khi đi hội, mọi ngƣời đều sống trong lễ hội. Trong lễ con ngƣời cảm thấy
đƣợc sự tái sinh và sự đổi mới của thiên nhiên và thời vụ, của cuộc đời và con
15



ngƣời, các quan hệ làng nƣớc và của chính mình. Ở đây con ngƣời đƣợc sống
theo quy luật tự do hội hè.
Không gian lễ hội thực chất là sự đổi mới từ không gian thông thƣờng
thành một không gian con đƣờng làng với những lều quán quen thuộc, nhƣng
trong những ngày lễ hội, bỗng trở nên mới mẻ, tƣng bừng náo nức, trở nên
thiêng liêng và cao cả.
Ví dụ, lễ hội Yên Tử. Mỗi độ xuân sang, du khách thập phƣơng lại về
Yên Tử, thành tâm chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm, thăm Khu Di tích lịch
sử - thắng cảnh nổi tiếng vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Hằng năm, từ những
ngày đầu tháng Giêng, du khách thập phƣơng lại tấp nập về Hội xuân Yên Tử
lễ Phật, du xuân “cầu may vạn phúc”. Ngày 10 tháng Giêng, lễ khai mạc Hội
xuân truyền thống đƣợc tổ chức với nhiều hoạt động nhƣ: Lễ dâng hƣơng
cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm; văn nghệ diễn xƣớng tái hiện sự tích lịch sử, văn
hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính;
Lễ khai ấn “Dấu Thiêng Chùa Đồng” đầu năm rất quan trọng và các hoạt
động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân
gian,..… tƣng bừng, nhộn nhịp.
Yên Tử gắn liền với diễn biến lịch sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam
trong công cuộc chiến đấu và chiến thắng lẫy lừng quân xâm lƣợc phƣơng
Bắc, phƣơng Tây và xây dựng đất nƣớc. Yên Tử trở thành một trong những
biểu tƣợng rực rỡ của tinh thần độc lập tự chủ, tự cƣờng của dân tộc Việt
Nam. Hội Yên Tử là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hƣng thịnh của dân tộc, thể
hiện rõ nét tinh thần cộng đồng.
1.2.3.2. Tính cộng cảm
Lễ hội truyền thống chính là dịp để con ngƣời giao lƣu, cộng cảm, trao
truyền những giá trị tốt đẹp. Khi làng mở hội, ngƣời đi dự hội đƣợc trải
nghiệm một không gian văn hóa vừa thân quen, vừa mới mẻ. Tình cảm đó sẽ
16



đem lại cho ngƣời đi dự lễ hội những tình cảm mới, một sự cân bằng sinh thái
và tâm lý quan trọng.
Lễ hội không chỉ là dịp giúp con ngƣời truyền đạt tình cảm, đạo lý và
khát vọng cho nhau mà còn là dịp để con ngƣời giao hòa với quá khứ và hiện
tại, qua đó con ngƣời củng cố thêm sức mạnh cộng đồng và thể hiện sự tôn
kính của mình đối với tạo hóa và tổ tiên cội nguồn của mình.
Ví dụ, Giỗ Tổ Hùng Vƣơng là các làng xung quanh lại chuẩn bị thi
kiệu. Cỗ kiệu nào đoạt giải nhất của năm nay thì đến kì hội sang năm sẽ đƣợc
đại diện tất cả các cỗ kiệu khác, rƣớc lên đền Thƣợng để cử hành quốc lễ. Vì
thế mà các cỗ kiệu đẹp lộng lẫy đều đƣợc dân làng chuẩn bị công phu và chu
đáo từ nhiều tháng trƣớc. Dân làng không cho đó là vất vả, bởi với họ, cỗ kiệu
là vật thể hiện lòng thành kính với vua cha, kiệu đoạt giải nhất là niềm tự hào
và vinh dự lớn lao không gì so sánh đƣợc. Họ cho rằng làm vậy sẽ đƣợc các
vua Hùng cùng chƣ vị thần linh phù hộThực ra, đây vừa là trò
chơi, vừa là phần nghi lễ. Để mở màn cuộc ném còn, ông mo khấn trƣớc cột
còn “mo con vong” rồi ông Mo cầm lấy quả còn trên mâm cúng tung vào
giữa đám thanh niên nam nữ đứng xung quanh. Theo tục lệ, bao giờ nam giới
cũng phải bắt đƣợc quả còn của thầy cúng, và ngƣời đó sẽ là ngƣời đầu tiên
ném lên vòng còn. Sau đó đến lƣợt mọi ngƣời thi nhau ném còn. Cuộc thi chia
làm hai bên nam nữ. Bên nam đứng phía mặt vòng còn dán giấy đỏ (phía
Đông) và bên nữ đứng bên ngƣợc lại. Nếu ai ném thủng vòng còn sẽ đƣợc
thƣởng 3 vuông vải đỏ và quả còn ném thủng vòng còn sẽ đƣợc ông Mo rạch
ra lấy hạt bỏng hay hạt thóc nhồi trong quả còn trộn với thóc rang “khau tọc
tẹc” (bỏng) rồi tung vào đám ngƣời dự hội. Mọi ngƣời giơ vạt áo ra hứng lấy
vài hạt thóc đó, ai hứng đƣợc càng nhiều càng tốt, cả năm sẽ phát đạt, ấm no.
Ngoài ra, ngƣời ném thủng vòng còn đƣợc sự chú ý của mọi ngƣời và
nếu ngƣời đó chƣa vợ sẽ đƣợc các cô gái để mắt tới và tìm cách làm quen và
mong nên vợ nên chồng. Nhƣ vậy, tục ném còn vòng đậm đà ý nghĩa phồn
thực, cầu mong cho mọi ngƣời, mọi nhà no đủ, sinh sôi, phát triển.

28


Gái trai chia làm hai phe để hát sli, lƣợn, là hai hình thức đối ca giao
duyên nam nữ, thể hiện tục cầu mùa, còn trò chơi kéo co giữa các cô gái
chàng trai Tày, Nùng vừa mang tính chất cầu mùa, cầu mƣa, cầu nƣớc nhƣ
một nghi lễ tín ngƣỡng nông nghiệp lâu đời. Đặc biệt các điệu hát Sli (Nùng),
Lƣợn (Tày) quen thuộc đƣợc biểu diễn một cách tự nhiên trong làng, ở khe
suối hay ở các cánh rừng. Là lễ hội quan trọng nhất của vùng Đông Bắc nên
mọi ngƣời đều mặc y phục sắc tộc đẹp nhất, các bà, các cô đƣợc tô điểm bằng
đồ trang sức quý nhất. Điệu múa tiêu biểu của hội Lồng tồng là múa sƣ tử.
Những điệu múa lễ hội khác của ngƣời Tày, Nùng là xòe chiêng, múa then.
Khi trời tối cũng là lúc không khí hội chuyển sang sự hấp dẫn khác. Lửa trại
đƣợc nhóm bùng lên. Những làn hát cọi vang lên. Câu ca “Gốc cọi ở mƣờng
trời, tổ cọi ở xứ tiên” từ miệng hoa của ngƣời con gái thƣờng đƣợc mở đầu
cho các làng hát cọi đối đáp nhau. Ngoài ra, hội còn tổ chức thi hát lƣợn, hát
sli, thu hút đông ngƣời tham gia.
Các hoạt động vui chơi khác nhƣ: Múa Sƣ tử, có múa chào Thần thánh,
múa vui hội, múa báo đông, múa trò vui của khỉ… Múa võ (oóc quyền), múa
gậy, múa côn, đoản đao, đinh ba chạc (Slamsla), múa đàn, múa quạt… Ném
còn, kéo co, đấu gậy, cờ tƣớng, chọi chim, bắn nỏ, cau quay, đánh yến, đánh
đáo, đánh bi, đánh khăng, đi cà kheo… đã mang lại không khí vui tƣơi, náo
nức cho lễ hội.
Trong các trò vui chơi của ngƣời Tày, Nùng, trò hát then, Sli, lƣợn thu
hút nhiều khách thập phƣơng hơn cả. Các trò này đƣợc kéo dài từ lúc bắt đầu
cho đến lúc kết thúc lễ hội, đƣợc đƣa vào nhà và khắp thôn bản đều hát; nội
dung hát chủ yếu là hát giao duyên, hát chúc tụng, hát mừng xuân mới, đặc
biệt các đôi trai gái thanh niên tìm hiểu nhau sau này trở thành vợ chồng...
Lễ hội Lồng tồng là một Lễ, Hội dân gian giàu bản sắc và sinh động
trong các dạng thức biểu hiện, tuy nhiên trƣớc nguy cơ đồng nhất về văn hóa

29


cần có sự phục dựng và bảo tồn kịp thời để không mất đi một lễ, hội đầy ý
nghĩa trong ngày xuân và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở các
tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong những năm gần đây, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân
ngày càng đƣợc nâng cao, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà Nƣớc lễ hội
Lồng tồng diễn ra sôi nổi, phong phú hơn, đảm bảo các yếu tố văn hoá dân
gian, đã thu hút du khách cả nƣớc đến thăm quan, dự hội ngày một đông. Lễ
hội Lồng tồng luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng những ai đã từng tham
dự, khiến họ khi trở về luôn mang theo nỗi nhớ khó quên hoặc sự tiếc nuối để
hẹn lại mùa xuân năm sau.
2.4. Tín ngƣỡng đặc trƣng của lễ hội
Hội Lồng tồng của ngƣời Tày, Nùng là một lễ hội cầu mùa điển hình.
Cả phần lễ lẫn phần hội đều tập trung phản ánh ƣớc nguyện của dân làng là
mong ƣớc đƣợc mùa, ngƣời ngƣời khoẻ mạnh, sinh nhiều con cháu. Mục đích
chỉ có vậy, nhƣng hội Lồng tồng tập trung cả một hệ thống tín ngƣỡng để
phản ánh ƣớc vọng này. Các tín ngƣỡng đan xen, hoà nhập vào nhau khó mà
tách bạch. Các tín ngƣỡng thƣờng bao quanh các yếu tố ảnh hƣởng đến nông
nghiệp nhƣ: sinh sản, nƣớc, mặt trời, cây lúa.
Có thể nói lễ hội Lồng tồng là hội mở đầu một chu kỳ sản xuất, nên nó
luôn phản ánh ƣớc mong sinh sản. Sinh sôi nảy nở là yêu cầu hàng đầu của
hội, vì vậy tín ngƣỡng phồn thực đƣợc thể hiện bằng các lễ thức ma thuật,
diễn xƣớng, luôn xuyên suốt các hoạt động lễ hội.
Một số nhà nghiên cứu đã lý giải trò ném còn là hành động tƣợng trƣng
diễn lại ý niệm nam nữ giao phối. Quả còn tƣợng trƣng cho nam tính, ném
vào phông còn, phá vỡ phông còn (màng trinh) sẽ đƣợc mùa. Quả còn mang
nam tính nên trong nghi lễ trao còn, ông Mo trao quả còn, để trên mâm cúng
(nam tính đƣợc nạp thêm năng lƣợng thiêng) cho các trai tráng. Và tất nhiên,

30


khi ném còn nghi lễ, mở đầu cuộc ném là nam giới, bên nhận còn là nữ giới.
Khi ném trúng phông còn, ông Mo còn tung hạt giống (có năng lƣợng thiêng,
có sự sinh sản mạnh) cho mọi ngƣời tranh cƣớp. Đó là trao truyền tính chất
thiêng của hành động nam nữ giao hợp sang hạt giống, nhằm chia thêm chất
thiêng cho thành viên cộng đồng.
Đặc biệt tính phồn thực còn thể hiện rõ nhất ở điệu múa kiếm và mộc ở
Văn Bàn. Khi tiếng trống “tùng” trong nhịp trống thì mọi ngƣời lại chọc thanh
kiếm vào mộc, khi đó ngƣời cầm mộc cũng ƣỡn nửa thân dƣới ra phía trƣớc.
Có một số ngƣời (kể cả dân bản) đều cho rằng đây là điệu múa kiếm mang
tính chất thƣợng võ. Nhƣng thực ra cốt lõi của điệu múa kiếm là diễn tả lại
hành động giao hợp. Kiếm là biểu tƣợng của dƣơng vật, còn mộc là biểu
tƣợng của âm vật. Én cũng là biểu tƣợng của nam tính (theo tín ngƣỡng cổ
của ngƣời Tày đăm). Do đó đánh én cũng là hành động giao hoà nam nữ.
Trƣớc đây, thời điểm tổ chức hội Lồng tồng vào khoảng tháng 3, tháng
4 Âm lịch, là thời điểm đón những cơn mƣa đầu mùa. Về sau do ăn Tết
Nguyên đán, hội mới mở vào tháng Giêng. Nƣớc là yếu tố quyết định của nền
nông nghiệp ruộng nƣớc, vì vậy dấu vết cầu mƣa phản ánh khá đậm nét trong
hội Lồng tồng.
Nƣớc để cúng trong ngày hội phải là nƣớc nguồn mang tính chất tinh
khiết chảy mãi không cạn. Nƣớc đƣợc ngƣời dân đánh chiêng rƣớc về, đặt
trên bản thờ ông Mo (thêm phần thiêng). Trong các thần linh về dự hội, bên
cạnh những thần núi (nam thần) còn có thần mỏ nƣớc (nữ thần) - biểu hiện
của âm dƣơng hoà hợp. Đặc biệt, ngay sau lễ cúng, ông Mo còn niệm chú
(nhằm tăng chất thiêng) rồi ngậm nƣớc phun 4 hƣớng. Đó là hành động mô
phỏng cầu mƣa, mong mƣa tƣới khắp trần gian. Ngay lúc đó, một hồi trống đổ
vang rền nhƣ sấm đổ hội, trống bịt da chiêng. Theo Giáo sƣ Tô Ngọc Thanh
(2007), các nhạc cụ thiêng là hiện thân của thần sông. Trong trò kéo co có

31


×