Tải bản đầy đủ (.doc) (214 trang)

LỄ HỘI ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.66 KB, 214 trang )

1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu luận án tiến sỹ với đề tài: “LỄ HỘI
ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG” là do tôi viết và
chưa công bố. Trong quá trình viết luận án này, tôi đã kế thừa những nguồn tư liệu
của các tác giả đi trước và đã có trích dẫn đầy đủ
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2011
Tác giả

Trần Thị Tuyết Mai


2
MỤC LỤC
Mở đầu
Bảng chữ viết tắt
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐẶC ĐIỂM
KHÔNG GIAN VĂN HOÁ TIỂU VÙNG PHÚ THỌ, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2. Đặc điểm không gian văn hóa tiểu vùng Phú Thọ
1.3. Cơ sở lý thuyết về đời sống văn hóa cộng đồng
Tiểu kết chương 1
Chương 2: LỄ HỘI ĐỀN HÙNG XƯA VÀ NAY
2.1. Giới thiệu khái quát về Đền Hùng, không gian thiêng diễn ra lễ hội
2.2. Nguồn gốc và bản chất của lễ hội Đền Hùng
2.3. Lễ hội Đền Hùng xưa
2.4. Lễ hội Đền Hùng ngày nay
2.5. Sự vận động và lan tỏa của tín ngưỡng thờ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng


Tiểu kết chương 2
Chương 3: LỄ HỘI ĐỀN HÙNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY
3.1. Lễ hội Đền Hùng trong bối cảnh tổng thể lễ hội Việt Nam
3.2. Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hóa của cộng đồng
3.3. Lễ hội Đền Hùng trong tình cảm bạn bè quốc tế
3.4. Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hóa cộng đồng qua phiếu trưng
cầu ý kiến
3.5. Hình ảnh Vua Hùng trong tiềm thức nhân dân qua những câu chuyện
dân gian
3.6. Lễ hội Đền Hùng là nguồn cảm xúc trong sáng tác thơ ca và nhạc

Tiểu kết chương 3

Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT
HUY LỄ HỘI ĐỀN HÙNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
4.1. Định hướng
4.2. Nghiên cứu một số quan điểm về bảo tồn di sản văn hóa

Trang
2
3
9
9
28
38
46
48
48

61
69
72
93
99
101
101
102
114
117
131
138
145
147
147
153

4.3. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Đền Hùng trong thời kỳ hội
nhập quốc tế

159

4.4. Một số giải pháp bảo tồn, phát huy lễ hội Đền Hùng trong thời kỳ hội
nhập quốc tế

170

Tiểu kết

193


KẾT LUẬN

195

TÀI LIỆU THAM KHẢO

200

PHỤ LỤC

213


3
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CTQG

Chính trị Quốc gia

2


Âl

Âm lịch

3

DSVH

Di sản Văn hóa

4

ĐSVH

Đời sống văn hóa

5

GS

Gáo sư

6

KHXH

Khoa học Xã hội

7


NCNT

Nghiên cứu Nghệ thuật

8

Nxb

Nhà xuất bản

9

PGS

Phó Giáo sư

10

PL

Phụ lục

11

PT

Phú Thọ

12


TS

Tiến sĩ

13

VHDG

Văn hóa dân gian

14

VHNT

Văn hóa Nghệ thuật

15

VHTT

Văn hóa Thông tin

16

VH, TT & DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

17


VH, TT & TT

Văn hóa, Thông tin và Thể thao

18

VP

Vĩnh Phú

19

VNDG

Văn nghệ Dân gian

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới hiện nay, vấn đề bảo vệ Di sản văn hoá phi vật thể là nhiệm vụ
quan trọng và cần thiết mang tính nhân loại toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên từ


4
năm 2003, Đại hội đồng tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp
quốc (UNESCO) đã đề ra Công ước về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể nhằm kêu
gọi cộng đồng quốc tế cùng với các Quốc gia thành viên của Công ước phải có trách
nhiệm tham gia nhằm bảo vệ loại hình di sản này, trong đó có “tập quán xã hội, tín
ngưỡng và các lễ hội”. Trên thực tế đã có nhiều di sản văn hoá phi vật thể của các
nước được đưa vào danh sách bảo vệ khẩn cấp trong đó có Hội Gióng (Sóc Sơn-Hà
Nội) của Việt Nam.

Ở nước ta, trong gần ba mươi năm qua kể từ năm 1986 đến nay đất nước ta bước
vào thời kỳ đổi mới toàn diện, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Việc nghiên cứu, kế thừa và phát huy tinh hoa lễ hội truyền
thống của dân tộc phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trở
thành nhiệm vụ cấp bách đối với những người hoạt động văn hóa cả về phương diện lý
luận cũng như thực tiễn. Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật
cộng đồng bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn của xã hội. Nội dung lễ hội hàm chứa khát
vọng cụ thể cũng như những cầu mong về tâm linh, vừa trần tục, vừa thiêng liêng của
cộng đồng dân cư cả ở vùng nông thôn và thành thị. Cùng với nhịp độ phát triển của
đời sống xã hội, nhu cầu tham gia lễ hội của nhân dân ngày càng cao, số lượng du
khách hàng năm tăng rất nhanh nhất là những lễ hội lớn, thực tiễn này đòi hỏi cần có
nghiên cứu sâu về hội nhằm đề ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội
truyền thống nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Bởi vậy, vấn đề
nghiên cứu lễ hội truyền thống là nhiệm vụ cần thiết để xác định trách nhiệm kế thừa
và phát huy nguồn văn hóa phi vật thể, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Tỉnh Phú Thọ xưa là “ tam đỉnh cấm sơn” của Phong Châu Bạch Hạc-vùng đất
Phong Châu, cố đô thời kỳ Hùng Vương-đã trở thành đất Tổ Hùng Vương. Phú Thọ có
vị trí địa lý đặc biệt và có nhiều di chỉ văn hoá của thời đại Hùng Vương dựng nước.
Từ rất sớm, trên mảnh đất này đã có dấu tích cuộc sống của con người, cho nên Phú
Thọ còn giữ được nhiều lễ hội dân gian cùng với nhiều tục cổ trong sinh hoạt hàng
ngày thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp nghề trồng lúa nước của người Việt trong đó có


5
lễ hội Đền Hùng. Từ lâu đời lễ hội Đền Hùng đã là một biểu tượng linh thiêng đồng
hành trong tiềm thức tâm linh của nhân dân ta cùng bài ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Đến nay, trong hệ thống các lễ hội Việt Nam, lễ hội Đền Hùng ngày nay là một
lễ hội quan trọng, thiêng liêng và đông vui nhất trên cả nước. Song sự vận động chuyển
hóa mạnh mẽ của lễ hội Đền Hùng từ lễ hội mang tính cộng đồng làng, xã thành lễ hội
của các vùng, miền, quốc gia, dân tộc là một quá trình lịch sử lâu dài. Chính vì vậy, cần
có sự nghiên cứu một cách toàn diện, thấu đáo để đưa ra những kết quả nghiên cứu
khoa học đối với một biểu tượng văn hoá độc đáo này. Lễ hội Đền Hùng là một di sản
văn hóa phi vật thể tiêu biểu, độc đáo của nước ta. Trong lịch sử cũng như hiện nay, lễ
hội Đền Hùng không chỉ được cộng đồng cư dân vùng đất tổ Phú thọ quan tâm, mà
đồng bào dân tộc, các lãnh đạo nhà nước của nhiều thời đại luôn quan tâm tổ chức, coi
đó là những nghi lễ báo hiếu tổ tiên, hướng về cuội nguồn dân tộc. Đặc biệt trong
những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, cùng với tấm lòng của
mỗi người dân Việt lễ hội Đền Hùng đã có một sức sống mới, có sự ảnh hưởng lan tỏa
trong phạm vi cả nước. Một giá trị văn hóa phi vật thể luôn sống trong cộng đồng được
bảo tồn trong đời sống văn hóa của cộng đồng sẽ trường tồn và tỏa sáng mãi mãi. Trên
thực tế, việc nghiên cứu khoa học toàn diện, sâu sắc về lễ hội Đền Hùng và ảnh hưởng
của lễ hội này đến đời sống của người dân. Đồng thời nó còn là mảng đề tài còn bỏ ngỏ
chưa có một công trình nào tiếp cận nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa
chọn đề tài: “Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hóa cộng đồng” trở nên cấp thiết,
có giá trị cả về khoa học, lý luận và thực tiễn cao.
2. Mục đích, ý nghĩa của luận án
Nghiên cứu đời sống sinh hoạt tôn giáo-tín ngưỡng trong lễ hội của
vùng văn hóa đặc thù Phú Thọ Đất Tổ Hùng Vương. Tìm hiểu làm rõ quá


6
trình hình thành, vận động, biến đổi, phát triển của lễ hội. nhận diện vai trò,
vị trí quan trọng của lễ hội này với đời sống văn hóa cộng đồng cư dân.
Nghiên cứu, tìm hiểu, nhận diện bản chất, những giá trị độc đáo của Lễ hội
Đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng và tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong

không gian tâm linh linh thiêng để thấy được vai trò của nó trong đời sống văn hoá
cộng đồng.
Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng hy vọng tìm ra được quá
trình vận động, biến đổi và phát triển của lễ hội và vai trò của nó trong xã hội
hiện nay. Qua đó, hy vọng sẽ có thể bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu lễ hội
truyền thống cũng như sinh hoạt văn hóa tôn giáo-tín ngưỡng vùng trung du và
đồng bằng Bắc Bộ.
Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc, giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội
Đền Hùng phù hợp với đời sống thực tại.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu lễ hội Đền Hùng trong đời
sống văn hoá cộng đồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Kế thừa nghiên cứu nguồn tư liệu của các
học giả đi trước. Nghiên cứu tổng thể từ truyền thuyết đến đền thờ (điện thờ,
khu di tích, khu tưởng niệm…) và lễ hội trong mối quan hệ với môi trường tự
nhiên - kinh tế - xã hội, từ đó tìm ra bản chất đặc trưng, giá trị của lễ hội.
Xác định những biểu hiện của lễ hội đền Hùng trong tâm thức người
dân hiện nay. Một số vấn đề quản lý lễ hội truyền thống nhằm bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa truyền thống trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Phạm vi không gian: Vùng đất Tổ Phú Thọ bao gồm các địa bàn Việt Trì,
Lâm Thao, Phù Ninh… là nơi diễn ra lễ hội đền Hùng. Mở rộng nghiên cứu đến một số


7
các tỉnh, thành phố trong nước: TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Ninh, Càu Mau… để nhận
diện sự ảnh hưởng và lan tỏa của tín ngưỡng thờ Hùng Vương và lễ giỗ quốc tổ.
* Phạm vị thời gian: Quá trình vận động, biến đổi và phát triển của lễ hội

Đền Hùng trong lịch sử tại vùng trung tâm là tỉnh Phú Thọ. Luận án tập trung
nghiên cứu lễ hội Đền Hùng xưa và nay. Lễ hội đền Hùng xưa được nghiên cứu qua
các nguồn tư liệu của các nhà nghiên cứu và tư liệu khảo cứu trong dân gian. Lễ hội
Đền Hùng nay - nghiên cứu lễ hội diễn ra vào năm 2010, lần đầu tiên được tổ chức
theo nghi thức quốc lễ. Chủ tịch nước đứng ra làm nghi thức nghi lễ.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về kế thừa vốn văn hóa
truyền thống, vận dụng đường lối của Đảng và Nhà nước trong bảo tồn và phát huy
vốn di sản văn hóa truyền thống để xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử học, dân tộc
học, văn hóa dân gian, xã hội học…
- Luận án sử dụng phương pháp điền dã khoa học Folklore để sưu tầm các
tư liệu, tham dự, quan sát và miêu thuật, giới thiệu Lễ hội Đền Hùng trong quá khứ
và hiện tại tỉnh Phú Thọ.
- Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu nghiên
cứu ý nghĩa trong các hoạt động của đối tượng nghiên cứu.
- Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, để phân tích, đánh giá nhận
thức cũng như nhu cầu của nhân dân với lễ hội truyền thống đặc trưng tiêu biểu này.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến lĩnh vực của đề tài nghiên cứu sự
hình thành và phát triển của lễ hội Đền Hùng và tín ngưỡng thờ Hùng Vương tại tỉnh
Phú Thọ.
5.2. Làm rõ quá trình tồn tại, vận động, biến đổi và phát triển của tín ngưỡng
thờ Vua Hùng và Lễ hội Đền Hùng.


8

5.3. Phác thảo lễ hội Đền Hùng xưa và mô tả toàn cảnh lễ hội Đền Hùng năm
2010 được tổ chức quy mô cấp Quốc gia hoành tráng nhất trong lịch sử tổ chức Giỗ
Tổ Hùng Vương-lễ hội Đền Hùng từ trước đến nay.
5.4. Rút ra một số nét bản chất đặc trưng và giá trị của Lễ hội Đền Hùng và
tín ngưỡng thờ Hùng Vương, cho thấy sự phục hồi vận động và phát triển, vai trò
tích cực của Lễ hội này trong đời sống văn hoá cộng đồng của xã hội đương đại và
sự đóng góp của nó đối với đời sống văn hóa cơ sở.
5.5. Đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp và tổ chức để bảo tồn, phát huy
và phát triển lễ hội này.
5.6. Bổ sung tư liệu cho nghiên cứu về Lễ hội Đền Hùng và tín ngưỡng thờ
Hùng Vương trong tâm thức người Việt.
6. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung luận án sẽ được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứư, đặc điểm không gian văn
hoá tiểu vùng Phú Thọ, cơ sở lý thuyết về đời sống văn hoá
cộng đồng
Chương 2: Lễ hội Đền Hùng xưa và nay
Chương 3: Lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng
Chương 4: Giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội đền Hùng trong thời kỳ
hội nhập Quốc tế

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN


9
VĂN HOÁ TIỂU VÙNG PHÚ THỌ, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những cuốn sách đã xuất bản

Từ lâu đời, vùng đất Tổ Hùng Vương-nơi hình thành lễ hội Đền Hùng được coi
là “vùng văn hoá dân gian đặc sắc, cái nôi của văn hoá dân tộc đã trở thành đề tài hấp
dẫn đối với những người làm công tác khoa học và xã hội”[99, tr.2]. Nghiên cứu về
văn hoá thời đại Hùng Vương đặc biệt là lễ hội Đền Hùng đã có nhiều nguồn tài liệu
được công bố, xuất bản. Tác phẩm quan trọng đầu tiên phải kể đến là cuốn sách
“Lịch sử Việt Nam”, tập 1, [167] do Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam chủ biên.
Trong đó có phần giới thiệu một cách khái quát nhất về nhà nước Văn Lang, quá
trình hình thành, tồn tại và phát triển. Ở đây có đề cập tới tất cả các lĩnh vực từ kinh
tế, chính trị, văn hoá và quân sự… Hùng Vương là những thủ lĩnh của thời kỳ Việt
Nam bắt đầu dựng nước, lãnh thổ sinh trưởng đầu tiên của tổ tiên ta là miền Bắc Việt
Nam. Những nhóm dân cư quan trọng nhất trên lãnh thổ đó là người Việt Cổ [tr.4562]. Tiếp đó là cuốn Địa chí Vĩnh Phú-Văn hoá dân gian vùng đất Tổ do Ngô Quang
Nam và Xuân Thiêm chủ biên [99]. Các tác giả đã kiến giải và nhận định rằng, vùng
đất Tổ là một vùng văn hoá dân gian đặc sắc trong đó lại chia nhỏ thành ba khu vực
phôncơlo và những điểm phôncơlo tiêu biểu. Đó là khu vực Hùng Vương, khu vực
Thánh Tản và khu vực Hai Bà Trưng. Đặc điểm nổi bật ở khu vực Hùng Vương là
sinh hoạt văn hoá dân gian thực sự đã diễn ra theo một quy mô lớn. Khu vực này xuất
hiện dày đặc những truyền thuyết, thần tích, cổ tích về 18 đời Vua Hùng. Ở đây còn
có nhiều hình thức hát, múa, lễ thức và phong tục gắn với cuộc sống xa xưa nhất như
múa tùng rí, rước tiếng hú, rước ông Khiu bà Khiu, tiệc trâu tiệc bánh dày, bánh mật,
hát ví, hát xoan, hát trống quân… và những trò diễn nổi tiếng như trò Trám, trò trình
nghề… [tr.57]. Cùng nghiên cứu về văn hoá Đất Tổ, tác giả Ngô Đức Thịnh với tác
phẩm “Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam” [142]. Trong phần phác thảo
về phân vùng văn hoá ở nước ta, tác giả đã xác định tiểu vùng đất Tổ-Vĩnh Phú thuộc


10
vùng văn hoá đồng bằng Bắc bộ. Trong nội dung đề cập đến vùng văn hoá đất Tổ-Vĩnh
Phú, tác giả nhận định đây cũng là vùng đất giàu có những huyền thoại và truyền
thuyết lịch sử, đó là các truyền thuyết về Hùng Vương gắn liền với các địa danh, nghi
lễ và phong tục. Các câu chuyện Hùng Vương chọn đất đóng đô, Hùng Vương dạy dân

cấy lúa, trồng khoai lang, sự tích bánh trôi, bánh oóc, sự tích hát Xoan. Nét độc đáo của
tiểu vùng đất Tổ-Vĩnh Phú ngoài cốt cách lịch sử của nó, còn phải kể tới các sinh hoạt
lễ hội, các nghi thức và tập tục vừa cổ sơ vừa độc đáo, tiêu biểu nhất cho sinh hoạt lễ
hội ở đây là hàng năm có trảy hội Đền Hùng. Ngoài nghi thức long trọng là lễ dâng
hương ở đền Thượng mang tính quốc lễ, còn có các đám rước, trò diễn mang tính tái
hiện lại lịch sử, các cuộc thi tài, các trò vui giải trí [142, tr.170-172].
Vấn đề Lễ hội Đền Hùng được rất nhiều người tham gia, song hầu như đều xuất
hiện thời gian muộn vào nửa sau thế kỷ XX. Có lẽ đến nay bài viết sớm nhất được biết đến
là: “ Hội đền Hùng” của Đạm Quang, đăng trong văn hóa nguyệt san 1959-Sài Gòn. Song
tác giả không đi sâu nghiên cứu vượt lên trên bài viết này.
Trong cuốn Thời đại Hùng Vương (1973) của PGS. Lê Văn Lan có viết một số
trang viết về hội lễ thời kỳ này. Song tác giả chỉ miêu tả một cách đơn giản một số trò
diễn sau đó đưa ra nhận xét: Hội lễ ở thời Hùng Vương đã là “những ngày hội làng”.
Tiếp sau đó, tác giả Toan Ánh trong tác phẩm Hội hè đình đám (Nhà xuất bản
Sài Gòn, 1974) đã viết bài “Hội Bạch Hạc” (Bạch Hạc chính là đất Phong Châu
kinh đô Nhà nước Văn Lang đời Hùng Vương).
Và một số các bài viết tác giả dẫn luận sau đây đều là miêu thuật hội, mức độ nông
sâu tùy từng tác giả, song tất cả nội dung đều dừng lại là miêu tả hội, có một số tác giả
chỉ bàn thảo thêm một vài ý kiến nhỏ xung quanh chuyện lễ hội. Đó là các tác phẩm:
1. Lễ hội Đền Hùng: Thạch Phương-Lê Trung Vũ “60 Lễ hội truyền thống
Việt Nam”-Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H, 1995.
2. Hội đền Hùng: Lê Hồng Lý “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam”-Nhà
xuất bản Văn hoá dân tộc, H, 2000, tr.52.
3. Tổng tập văn nghệ dân gian Đất Tổ, tập 1, Sở Văn hoá Thông tin và Thể
thao- Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ, 2000 đã có một số bài viết:


11
* Mấy ý kiến về Lễ hội Hùng Vương của Nguyễn Khắc Xương, tác giả đề
nghị giữ lại các trò chơi, trò diễn cổ như một giá trị văn hóa truyền thống.

* Lễ hội Đền Hùng của Dương Huy Thiện, tác giả điểm lại văn hóa Đền Hùng qua
các giai đoạn lịch sử và ở phần cuối bài cũng đề nghị lưu giữ các tục cổ.
* Lễ hội Đền Hùng, đỉnh cao của tâm thức Việt Nam, tác giả Đặng Đình
Thuận có quan điểm cho là đây là tín ngưỡng truyền thống cần được coi trọng, bởi
đó là truyền thống văn hóa Việt Nam.
* Lễ hội Hùng Vương và lễ hội thời Hùng Vương, Nguyễn Khắc Xương
khẳng định đó là hội xuân và đồng thời là ngày giỗ, giỗ tổ. Nội dung cổ là ở lễ còn
hội là phần thực.
* Tục thờ thần và lễ hội Hùng Vương, tác giả Nguyễn Thị Hạnh xác định là
tục thờ thần núi và không bàn sâu lễ hội ngày nay.
* Thời đại Hùng Vương-Hội lễ (Tổng thuật), tác giả Lê Trung Vũ giới thiệu các
trò trong hội và khẳng định hội thời đại Hùng Vương là hội về nông nghiệp.
* Lễ hội Hùng Vương thời đất Tổ, Lê Trung Vũ tiếp tục nhấn mạnh các trò
trong lễ hội là các trò diễn về nông nghiệp.
* Lễ hội đất Tổ và văn hóa cội nguồn, tác giả Nguyễn Khắc Xương có nhận
định: Đó là văn hóa dân tộc cần bảo lưu các nghi lễ cổ, ở đây tìm được văn hóa Văn
Lang.
* Lễ hội vùng đất Tổ qua trống đồng Phú Thọ, tác giả Nguyễn Anh Tuấn
quan sát và miêu thuật: Sinh hoạt hội được ghi nhận trên mặt trống đồng là lễ hội
mùa nghề nông.
* Sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy lễ hội trò Trám của Trần Phù Tiêu:
Tác giả nêu các tục cổ và giá trị cần bảo lưu.
Có thể thấy Lễ hội Đền Hùng mang một ý nghĩa sâu sắc đối với tâm thức
nhiều thế hệ người Việt Nam. Những bài viết liên tục trong nhiều năm về lễ hội
của nhiều tác giả đã nói rõ tâm huyết của người cầm bút đối với vùng đất Tổ, lễ
hội Đền Hùng và tín ngưỡng Hùng Vương. Song đến nay còn rất cần những
công trình nghiên cứu toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của lễ hội


12

Đền Hùng và tín ngưỡng thờ Hùng Vương. Trong bối cảnh ấy, việc nghiên cứu
Lễ hội đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng, hiểu rộng hơn là người dân
Việt Nam hiện nay vừa có ý nghĩa bảo tồn di sản đồng thời góp phần nâng cao
đời sống văn hoá lành mạnh cho cộng đồng. Được kế thừa nguồn tư liệu phong
phú của các học giả, các nhà khoa học đi trước, với mục đích nghiên cứu sâu để
làm rõ ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng để từ đó có cơ sở đề xuất những vấn đề cần
thiết cho việc bảo tồn và phát huy những ưu điểm của lễ hội Đền Hùng và tín
ngưỡng thờ Vua Hùng. Vốn đã có 20 năm công tác tại tỉnh Phú Thọ và hiện tại
làm công tác quản lý nếp sống văn hoá trong đó có hoạt động lễ hội, tác giả
chọn đề tài lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng để nghiên cứu.
Năm 2005, Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã
phát hành cuốn “Những di tích thờ Vua Hùng ở Việt Nam” [41], là một tập hợp giới
thiệu về các di tích thờ Vua Hùng ở nước ta, trong đó có các tỉnh như Phú Thọ, Bắc
Ninh, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Khánh Hoà, miền Tây Nam Bộ, Hải Phòng, Nghệ
An, Bình Phước, Đắc Lắc, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đồng Nai, Hà Nội,
Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Nguyên. Đây là những tư liệu rất quan trọng để
có thể nhận thấy rằng thời đại Hùng Vương và tín ngưỡng thờ quốc tổ đã có ảnh
hưởng rất lớn trong đời sống văn hoá của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Việc
lập đền thờ vua Hùng tại các tỉnh như đã nêu ở trên đã chứng minh rằng, tín ngưỡng
thờ tổ tiên đã có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân ta từ xưa đến nay và
đặc biệt trong những năm gần đây việc phát triển tín ngưỡng thờ Hùng Vương là một
biểu hiện của nhu cầu trở về với cội nguồn dân tộc. Tư liệu còn giới thiệu một số các
công trình kiến trúc tiêu biểu để giúp cho người đọc nhận diện được đặc trưng kiến
trúc và điện thờ của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tiêu biểu là quốc tổ Hùng Vương.
Ngoài ra, trong cuốn sách này còn thống kê được 1.417 di tích thờ Vua Hùng và các
nhân vật có liên quan đến thời đại Hùng Vương ở nước ta [41, tr.163-217]. “Đền
Hùng nơi hội tụ văn hoá tâm linh” [92]. Cuốn sách đã giới thiệu 25 bài viết của các
nhà khoa học. Những bài viết có những nội dung liên quan đến đề tài như: Đền Hùng
cõi thiêng của người Việt của tác giả Lê Lựu; Tâm thức cội nguồn cuả người Việt qua



13
lễ hội Đền Hùng của tác giả Chu Huy; Đền Hùng giỗ tổ xưa và nay của tác giả Nguyễn
Khắc Xương; Lễ hội đền Hùng và tục thờ cúng tổ tiên của tác giả Phan Khanh; Đền
Hùng trong tâm linh của người hành hương của hai tác giả Phạm Khiêm và Nguyễn
Thị Hạnh; Về với đất tổ Vua Hùng của tác giả Hồng Vinh; Khu di tích lịch sử đền
Hùng trong tương lai của tác giả Nguyễn Lê Anh. Những bài viết trên đã nói đến tình
cảm thiêng liêng của dân tộc ta hướng về cội nguồn và biểu hiện cao nhất là ngày thực
hành nghi lễ trong giỗ tổ Hùng Vương, một trong những biểu hiện của nghi lễ trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đó là đời sống văn hoá tâm linh của những người hành hương
về với đất tổ Vua Hùng và khu di tích lịch sử Đền Hùng quá khứ - hiện tại - tương lai
sẽ là một điểm hội tụ và toả sáng tinh thần truyền thống uống nước nhớ nguồn, khẳng
định cội nguồn riêng của dân tộc Việt Nam.
“Lễ hội truyền thống vùng Đất Tổ” [121] của nhiều tác giả đã tập hợp 34 các
bài viết và phần phụ lục ảnh về các hội làng tiêu biểu của vùng Phú Thọ, trong đó
phần lớn các bài viết tập trung ở vùng Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh là khu vực
Đền Hùng như bài viết: Tổng quan về lễ hội truyền thống trên quê hương Đất Tổ
của tác giả Trần Quang; các bài Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa ở Minh NôngViệt Trì, Lễ hội cướp cầu, đánh phết ở Sơn Vi, Lâm Thao, Lễ hạ điền và tín ngưỡng
phồn thực xã Hy Cương - Lâm Thao, Lễ hội rước ông Khiu, Bà Khiu xã Thanh
Đình - Lâm Thao, Lễ rước kiệu xã Hùng Lô - huyện Phù Ninh… của tác giả Phạm
Bá Khiêm; Lễ hội đánh phết ở Hiền Quan-Tam Nông, Lễ hôi trình nghề và cướp
kén làng Dị Nậu-Tam Nông của tác giả Nguyễn Mai Thoa; Lễ hội giã bánh dày làng
Trúc Phê, Thị trấn Hưng Hoá - Tam Nông của tác giả Lưu Thị Phát… phản ánh
những tín ngưỡng truyền thống cổ xưa - tín ngưỡng phồn thực, các lễ tục thờ cúng
và các trò diễn dân gian của văn hoá thời Hùng Vương dựng nước.
“Nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng” [159] dựa trên những kết quả nghiên
cứu và kết luận của Hội thảo khoa học, nhóm tác giả đã hệ thống hoá những thông
tin để giới thiệu về nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng. Nội dung cuốn sách
gồm 3 chương: chương 1 Nguồn gốc; chương 2 Kinh tế nước Văn Lang; chương 3
Thể chế chính trị; chương 4 Đời sống văn hoá; chương 5 Lời kết. “Đền Hùng, Di



14
tích lịch sử văn hoá đặc biệt quốc gia” [160]. Nội dung cuốn sách đã giới thiệu Khu
Di tích lịch sử Đền Hùng qua 8 phần nội dung gồm: Khái quát về đặc điểm tự
nhiên, môi trường và hệ sinh thái động, thực vật rừng quốc gia Đền Hùng, Đền
Hùng - lịch sử kiến trúc và thờ tự, Hoành phi câu đối ở Đền Hùng, Lịch sử tín
ngưỡng và lễ hội Đền Hùng xưa, nay, Bảo tàng Hùng Vương, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thăm Đền Hùng, Đền Hùng trong tâm thức của người Việt Nam và bạn bè
Quốc tế, Truyền thuyết về thời đại Hùng Vương. Tác giả Vũ Kim Biên chủ biên
cuốn sách “Truyền thuyết Hùng vương, thần thoại vùng Đất Tổ” [32]. Nội dung
cuốn sách gồm 2 phần: Phần 1 là tập hợp những câu truyện truyền thuyết Hùng
Vương như Họ Hồng Bàng, Kinh Dương Vương chọn đất đóng đô, Bánh dày bánh
chưng, Trầu cau, Cung sở của Vua Hùng, Tản viên Sơn Thán, Tiên Dung công
chúa... Phần 2 là truyền thuyết các thời đại sau gồm các chuyện như Ấp Nang đại
vương, Bát Nàn đại tướng quân, Thập bát tướng, Thần núi thiết sơn…
Cùng nằm trong chủ đề giới thiệu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng, các tác
phẩm như: Di tích và Danh thắng vùng Đất Tổ [106]. Khu Di tích lịch sử và rừng
Quốc gia Đền Hùng [83]. Giới thiệu Khu Di tích lịch sử Đền Hùng [26] đã hướng
độc giả về vùng đất linh thiêng: Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng không chỉ là đề tài cho giới nghiên cứu văn hoá
mà còn là một không gian linh thiêng hấp dẫn tạo nguồn cảm xúc mạnh mẽ đối với
các thế hệ thi sĩ, nhạc sĩ để sáng tác. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã chủ biên tác phẩm “Đền
Hùng thơ” [142]. Tập thơ gồm 120 bài thơ của trên 100 tác giả viết về Đền Hùng và
lễ hội Đền Hùng và thời kỳ các Vua Hùng dựng nước. Đây là một tập hợp thơ tương
đối đầy đủ nhất của các tác giả viết về Đền Hùng bao gồm cả thơ chữ Hán, thơ chữ
Nôm và quốc ngữ. Tập thơ gồm 3 phần: Phần 1 thơ chữ Hán gồm 9 bài, phần 2 thơ
chữ Nôm gồm 15 bài, phần 3 thơ chữ Quốc ngữ gồm gồm 96 bài. Mỗi bài thơ đều là
những nguồn cảm xúc mạnh mẽ thể hịên tình cảm chân thành của các tác giả đối với
miền đất Tổ linh thiêng này, trong đó Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng luôn là chủ đề

chủ đạo tạo nguồn cảm hứng cho sáng tác của các tác giả. Có thể kể đến bài thơ Thu
nguyệt dâng Hùng Vương tự (Ngày thu thăm Đền Hùng) của tác giả Nguyễn Quang


15
Bích, Lên hội Đền Hùng của Ngô Quang Đoan, Hùng Vương kỷ niệm hội của Dương
Tự Như, Lời Tiên Dung của Xuân Cường, Chim lạc bay của Phạm Tiến Duật, Bài ca
chim lạc của Viễn Phương, Cảnh chùa Tiên Dung và Trở lại Đền Hùng của Ngô Văn
Phú, Bánh chưng bánh dày của Bằng Việt, Mỵ Châu của Vương Trọng, Qua Thậm
Thình của Bùi Vợi… Đó là những bức tranh hoài cổ và hiện thực sinh động về không
gian hội lễ Đền Hùng và truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
Tuyển tập ca khúc “Phú thọ một khúc ca xanh” [111] chọn lọc gồm 100 bài
hát viết về vùng Đất Tổ Phú Thọ của các thế hệ nhạc sỹ trong cả nước. Trong đó có
nhiều ca khúc sáng tác về Đền Hùng như: Đêm hành hương về huyền thoại của
Hồng Đăng, Đón em về hội Đền Hùng nhạc của Hùng Khanh và thơ Kim Dũng,
Hành quân qua Đất Tổ của An Thuyên, Hát trên vùng Đất cổ của Cao Khắc Thuỳ,
Hẹn em về Phong Châu của Đặng Nhất Mai, Kinh đô Văn Lang xưa - Việt Trì của
Thanh Giang, Nhớ thuở Hùng Vương của Dân Huyền, Về miền quê Đất Tổ của
Đặng An Nguyên, Phong Châu mở hội của Phó Đức Phương, Tháng Ba vui hội
Đền Hùng của Trần Tiến, Phú Thọ quê hương tôi của Thanh Phúc, Phú Thọ một
khúc ca xanh của Thuận Yến… đều viết về không gian lễ hội Đền Hùng và ca ngợi
quê hương Phú Thọ, nơi mảnh đất cội nguồn dân tộc.
1.1.2. Những bài viết trên các tạp chí
Bên cạnh những công trình đã tổng hợp thành những cuốn sách, Đền
Hùng và lễ hội Đền Hùng là mảng đề tài thu hút tập trung nhiều nhà khoa học,
các nhà quản lý văn hoá trong nước, đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn hoá dân
gian quan tâm nghiên cứu. Bởi vậy số lượng bài viết đăng tải trên các tạp chí
tương đối phong phú.
Xác định vị trí lịch sử của Phú Thọ trong thời kỳ Hùng Vương dựng nước,
với bài viết “Phú Thọ, vị thế địa chính trị và bản sắc địa văn hoá” [181, tr.14-32],

trong cách nhìn “địa văn hoá” GS Trần Quốc Vượng dẫn luận rằng Việt Trì - Bạch
Hạc nơi 3 dòng sông hội tụ cùng với miền trung du Phong Châu nói chung… Đó
cũng là xuất phát điểm địa lý của sự hình thành Nhà nước đầu tiên của người Việt
Cổ, là trung tâm địa chính trị của Nhà nước Việt Nam cổ với điện thờ Cách mạng


16
“luyện kim đồng sắt”. Đây là Nhà nước sớm nhất của Nhà nước Việt Nam, nảy sinh
từ trung du và sẽ triển khai xuống đồng bằng các châu thổ ở những thế kỷ sau này.
Cũng từ góc nhìn khảo cổ học, tác giả Trịnh Sinh đã nghiên cứu để kiến giải về lễ
hội thời Hùng Vương với bài viết “Lễ hội đền Hùng qua tài liệu khảo cổ học”. Mở
đầu bài viết tác giả đã thống kê có tới 450 di tích thờ Vua Hùng, các tướng lĩnh và
vợ con cùng các sự tích có liên quan. Thông qua hiện vật trống đồng Đông Sơn, tác
giả giới thiệu dựng lại một số lễ hội xưa ở vùng Đất Tổ, đó là: Lễ hội cầu nước với
tục đua thuyền; lễ hội cầu mùa; lễ hội đúc trống đồng; lễ hội đâm trâu; lễ hội đi săn.
Tác giả nhấn mạnh lễ hội đi săn của người Phú Thọ đã có từ cách đây khoảng 2000
năm, trên mặt rìu đồng Làng Cả (Việt Trì) có cảnh chó săn hươu vô cùng sinh động
[128, tr.20-21]. Tác giả Nguyễn Xuân Kính với bài viết “Ý nghĩa và giá trị của
truyền thuyết về thời đại Hùng Vương” [85, tr.40-42], bài viết đã nhấn mạnh đến ý
nghĩa và giá trị của truyền thuyết, khẳng định sự tồn tại của một thể loại văn học
dân gian; góp phần chứng tỏ thời kỳ này là một quá trình lịch sử lâu dài; phản ánh
sức sống của người Việt cổ; là một trong những nguồn tài liệu quý báu để chúng ta
tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, rõ ràng rằng truyền thuyết về thời đại Hùng Vương
là một trong những nguồn tài liệu quý báu để giới khoa học tìm hiểu về thời kỳ đầu
tiên, xa xưa của lịch sử dân tộc.
Đi theo dấu chân của Bác Hồ, ghi nhớ lại những kỷ niệm của Bác với Đền
Hùng, tác giả Nguyễn Công Hoan với bài viết “Bác Hồ với Đền Hùng” [66, tr.1123], trong bài viết tác giả đã đề cập đến những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Phú Thọ và
đặc biệt nhấn mạnh 2 lần Bác về thăm đền Hùng: lần 1, vào năm 1954 sau khi chiến
thắng Điện Biên Phủ và ký kết hiệp định Giơnever, khi về đến Phú Thọ Bác đã lựa
chọn địa điểm đền Hùng làm nơi gặp gỡ đại đoàn quân tiên phong 308 và có lời căn

dặn trước khi họ về tiếp quản thủ đô “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lần 2, Bác tới thăm và viếng mộ tổ tại đền
Hùng nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mồng 2 tháng 9 năm
1962. Nhớ Bác với “Lời Người năm ấy” của tác giả Phạm Bá Khiêm đã ghi lại theo
lời kể của đại tá Tống Xuân Đài - một cán bộ đã nghỉ hưu tại Hà Nội, tháng 10 năm


17
1997. Nội dung bài viết đề cập đến cuộc viếng thăm lần 1 của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với Đền Hùng vào năm 1954 và nội dung, địa điểm cuộc nói chuyện của
Người với đại đoàn quân tiên phong 308 trước khi về tiếp quản thủ đô [78, tr.12].
Dưới góc độ nghiên cứu về tín ngưõng thờ cúng tổ tiên, tín ngưõng thờ Hùng
Vương, tác giả Phan Khanh với bài viết “Lễ hội Đền Hùng và tục thờ cúng tổ tiên”
[73, tr.10-13]. Theo tác giả, thờ cúng tổ tiên của gia đình, dòng họ, nghề nghiệp, làng
được xem là một phong tục hệ trọng, dẫn đến việc tôn thờ tổ tiên của cả nước - Quốc
Tổ Hùng Vương, thực chất đó là tín ngưỡng nguyên thuỷ - một truyền thống tốt đẹp
của văn hoá Việt Nam. Tác giả cũng đã liên hệ tới việc phụng thờ các vị thành hoàng
có liên quan đến thời đại Hùng Vương ở các làng xã thuộc Hà Nội. Từ đó khẳng định
rằng, thờ cúng tổ tiên mà cao hơn là lễ hội tưởng nhớ Vua Hùng là một nét đẹp trong
văn hoá của cộng đồng cư dân Việt Nam. Tác giả Vũ Ngọc Khánh với bài viết “Vua
Hùng trong đời sống tâm linh người Việt” [76, tr.17-19]. Mở đầu bài viết tác giả đã
có những lý giải và lập luận khá sâu sắc về đời sống tâm linh, về thực tế các địa
phương phụng thờ Hùng Vương và những người có liên quan đến triều đại này, về
những nội dung được ghi lại trong Lĩnh Nam chích quái về nguồn gốc của vua
Hùng. Tác giả cũng nhấn mạnh việc phụng thờ Hùng Vương là một dạng tín
ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nhưng chưa hề được nâng lên thành một thứ đạo. Bài
viết cũng nói lên vai trò của tín ngưỡng thờ Vua Hùng có ảnh hưởng khá sâu rộng
đến đời sống tâm linh và đời sống văn hoá của cộng đồng cư dân không chỉ một
vùng mà có tính chất cả nước. Tác giả Nguyễn Thị Hạnh với bài viết “Tục thờ thần
và lễ hội Hùng Vương” [61, tr.22-23]. Bài viết giới thiệu khái quát về địa danh Đền

Hùng, về các công trình kiến trúc trên địa danh đó, về tục thờ thần tự nhiên trước
khi thờ Hùng Vương, về việc phụng thờ Hùng Vương tiếp đó. Bài viết cũng đưa ra
những tư liệu về việc tổ chức nghi lễ thờ cúng dưới các triều đại phong kiến Đinh,
Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn được thực hiện khá nghiêm ngặt từ nghi thức, nghi lễ đến
trò chơi, trò diễn. Ngày nay việc phụng thờ các Vua Hùng ngày càng được quan
tâm và đã trở thành ngày kỷ niệm quốc lễ hàng năm”. Bài “Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương” [58, tr.20-21]. Tác giả Tạ Huy Đức: mở đầu bài viết tác giả cho biết


18
thờ cúng thánh thần, tổ tiên và những người có công với nước với làng là tập quán
cổ truyền của nhân dân Việt Nam, việc thờ các Vua Hùng của nhân dân Việt Nam
là hình thức đặc biệt phải cầu cúng tế lễ với nghi thức trang trọng, thành kính, các
đình đền miếu thờ Vua Hùng ở Vĩnh Phú cũng đều tiến hành như vậy.
Tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội Đền Hùng trong đời sống văn hoá cộng đồng,
dung lượng các bài viết chiếm tỷ lệ khá lớn. Trong bài viết “Hội với đời sống” [89,
tr.26-35] của tác giả Thu Linh đã giới thiệu cơ sở lý thuyết và cách lý giải biện
chứng về hội, đưa ra hai quy trình vận động trình tự ngược nhau đó là hội nguyên
hợp và hội tổng hợp, những yếu tố mới xuất hiện trong lễ hội. Ở phần cuối bài viết,
tác giả đã đưa ra lễ hội đền Hùng như một minh chứng cho nhận định trên. Tác giả
khẳng định rằng, các địa điểm di tích cùng với các hiện vật của thời đại Hùng
vương được gìn giữ đã trở thành nơi thưởng thức và diễn ra các hoạt động văn hoá
hiện nay. Sự đan xen giữa các trò diễn truyền thống như đánh trống đồng, hát Xoan
trên thuyền, việc dựng lại các cảnh sinh hoạt với những trang phục của người Việt
cổ với các trò diễn hiện đại như chiếu phim, kịch nói…đang được diễn ra trong lễ
hội đền Hùng… Tác giả Lê Hồng Lý với bài viết “Tản mạn xung quanh hội đền
Hùng”. Bài viết đề cập đến lễ hội Đền Hùng vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng
năm và coi đó là cuộc hành hương lớn về cội nguồn, là phong tục thờ cúng của toàn
dân tộc Việt Nam. Tác giả đã đưa ra thông tin về việc phân định trách nhiệm đối với
dân sở tại trong việc phụng thờ các Vua Hùng. Giới thiệu không gian thiêng - nơi diễn

ra lễ hội, đặc tả các sinh hoạt văn hoá diễn ra trong ngày lễ như hát Xoan, đánh trống
đồng, đâm đuống, đồng thời nói lên ý nghĩa và triết lý nhân sinh thông qua lễ hội Đền
Hùng [96, tr.26-28]. Tác giả Trần Ngọc Tăng với bài viết “Lễ hội Đền Hùng với
người đất Tổ” [129, tr.22-23]. Bài viết khẳng định vai trò của Đền Hùng và lễ hội
Đền Hùng trong đời sống nhân dân cả nước nói chung, đồng thời cũng cho biết
thông tin, hiện nay có khoảng trên 600 di tích thờ vua Hùng và các bộ tướng và có
hơn 100 câu chuyện vừa mang tính huyền thoại lại vừa mang nét truyền thống về
thời đại Hùng Vương. Lễ hội Đền Hùng cũng được tác giả đi sâu miêu thuật và
phân tích từ nghi thức, nghi lễ đến các trò chơi, trò diễn. Ngoài ra, bài viết cũng giới


19
thiệu các địa phương phụng thờ cũng tiến hành tổ chức lễ hội để hướng về đất tổ
như: di tích đình Hùng Lô, ở Tứ Xã, ở Phú Lộc, ở Hy Cương.v.v.. Tuy quy mô,
hình thức lễ hội có khác nhau song tựu chung lại là mang ý nghĩa giáo dục truyền
thống uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công ơn của tổ tiên…
Nói tới văn hoá Đất Tổ, văn hoá Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng, người
Phú Thọ không thể không nhắc tới các nhà nghiên cứu dân gian nổi danh có nhiều
đóng góp cho Phú Thọ như Nguyễn Khắc Xương, Lê Tượng, Vũ Kim Biên, Dương
Huy Thiện…Các tác giả đã dành nhiều tâm huyết và để lại nhiều công trình đặc biệt
là những bài viết về Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng, Trước tiên phải kể đến tác giả
Nguyễn Khắc Xương, trong chùm bài viết như: Lễ hội Hùng Vương và lễ hội thời
Hùng Vương [188, tr.72-79], nội dung bài viết từ việc mô tả các tín ngưỡng và khái
quát các trò diễn “rước tiếng hú và múa tùng rí” của làng Vi Cương, “rước chúa trai
chúa gái” của làng Trẹo tác giả cho biết có Vĩnh Phú có 30 làng xã có dấu tích tín
ngưỡng phồn thực lễ hội Đền Hùng xưa, từ đó tác giả đã nhận định: lễ hội của người
Việt cổ trong buổi đầu dựng nước là lễ hội phồn thực. Đây là cội nguồn lễ hội sau này
ra đời vào thời kỳ Đại Việt trong đó có lễ hội Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng. Khi
bàn thảo đến “Mấy ý kiến về Lễ hội Đền Hùng” từ tiếp cận và kiến giải, tác giả
Nguyễn Khắc Xương nhận định Đền Hùng và hội Đền Hùng không giống với các lễ

hội truyền thống khác. Đây là biểu tượng cội nguồn dân tộc. Hội Đền Hùng là hội lễ
Giỗ Tổ của cả nước cho nên cần phải xây dựng được chiều sâu của lễ hội, từ đó tác
giả đề xuất nên phục hồi các hình thức diễn xướng cổ truyền của địa phương vào
trong hội. Các trò chơi, các diễn xướng truyền thống và dân tộc phải là thành phần
chủ đạo trong vui chơi [189, tr.47-50]. Bài viết “Đền Hùng - Điểm tựa tâm linh”, tác
giả Nguyễn Khắc Xương đã đi sâu mô tả tổng thuật không gian Đền Hùng để thấy
được tình cảm của đồng bào trong và ngoài nước hướng về Đền Hùng, tác giả gửi
gắm thông điệp chung cho mọi người: Người Việt Nam dù đi đâu về đâu, dù ở nơi
nào trên đất nước, dù ở phương trời nào trên hành tinh đều có một điểm tựa chung
cho tâm linh: Đền Hùng mộ Tổ, điểm tựa gắn bó người Việt với nhau, điểm tựa giúp
chúng ta tự tin vững bước tiến lên phía trước [187, tr.58-61].


20
Bài viết“Đền Hùng, một vùng đất lịch sử thiêng liêng của dân tộc”, do hai tác giả
Dương Huy Thiện và Nguyễn Văn Nguyên trình bày bằng những nhận định có tính chất
suy luận, tác giả phân tích để đi đến làm rõ “Đền Hùng trung tâm kinh đô của Phong
Châu” - Đền Hùng có vị trí như thế nào trong cái kinh đô cổ kính đó. Từ đó suy nghĩ về
Đền Hùng hôm nay và mai sau. Tác giả mong muốn Di tích này phải biểu hiện sức sống
trường tồn, anh hùng và có văn hiến. Đền Hùng phải là toàn bộ lịch sử của một dân tộc vĩ
đại [140, tr.38-46]. Khi viết về “Lễ hội Đền Hùng” tác gỉả Dương Huy Thiện đã nhấn
mạnh vai trò của lễ hội Đền Hùng có tầm quan trọng đặc biệt của phức hệ tâm linh Việt
Nam, là biểu hiện của tâm thức dân gian. Tác giả mô tả giới thiệu tổng quát lễ hội Đền
Hùng xưa. Ngoài ý nghĩa thiêng liêng là ngày Giỗ Tổ chung của cả nước, còn mang đầy
đủ ý tứ hội đám, có rước sách, có các trò vui của các hội làng…náo nhiệt và linh thiêng, từ
đó tác giả suy nghĩ “lễ hội Đền Hùng phải và cần phải là một tác động hướng con người
đến chân thiện mỹ để xây dựng một xã hội phồn vinh công bằng văn minh [139, tr.51-55].
Cũng trong tư duy nghiên cứu về “Lễ hội Đền Hùng, đỉnh cao tâm thức Việt Nam” tác giả
Đặng Đình Thuận nhận diện và cho biết: Lễ hội Đền Hùng là một loại lễ hội mang tính
chất lịch sử, có thể nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề này qua các hoạt động của lễ hội làng

He (lễ hội Đền Hùng xưa), từ mô tả khái quát lễ hội Đền Hùng xưa và phân tích tác giả
khẳng định: “Lễ hội Đền Hùng là một sinh hoạt văn hoá dân gian vô cùng quý báu của lịch
sử dựng nước và giữ nước truyền lại. Đó là một lễ hội mang bản sắc văn hoá đặc biệt Việt
Nam và phản ánh khá rõ truyền thống, cốt cách, tinh thần của người Việt Nam, là đạo đức,
là bản sắc văn hoá, là đỉnh cao của tri thức, tâm linh của mỗi người Việt Nam [153, tr.8-9].
Tác giả Vũ Kim Biên trong bài viết “Lễ hội Đền Hùng xưa” đã tái hiện lại toàn bộ không
gian và khung cảnh của lễ hội Đền Hùng xưa. Từ miêu thuật sơ bộ phần lễ, đặc biệt là hát
Xoan - một loại hình nghệ thuật điển hình của Phú Thọ, đến phần hội gồm lễ thức, trò
chơi, văn nghệ, mua bán hàng hoá ăn uống và kể cả con người, vào ban ngày có đấu vật,
ném còn, kéo lửa thổi cơm thi, cờ người… ban đêm bao giờ cũng có hát tuồng chèo ở các
bãi đất rộng [30, tr.14-15].
Về không gian hội, các trò chơi trò diền trong lễ hội đã được đề cập đến
trong một số bài viết của các tác giả như: bài viết“Thời đại Hùng Vương - Hội lễ”,


21
tác giả Lê Trung Vũ đã tổng thuật mô tả tục đánh trống đồng, tục đánh cồng chiêng,
hát đối đáp nam nữ, tục giã cối, hát kể chuyện, nhảy múa, tín ngưỡng nguyên
thuỷ… Sau khi mô tả các tín ngưỡng này, tác giả đã nhấn mạnh: tín ngưỡng thời
Hùng Vương thuộc nhiều hệ thống phức hợp, pha trộn mà không bài bác nhau, còn
biểu hiện ở những hình thức tản vụn, song ý nghĩa và mục đích thì rõ ràng phục vụ
cho hoạt động nông nghiệp [177, tr.85-94]. Tác giả Đặng Hoài Thu với bài viết
“Một số trò diễn mang dấu ấn thời đại Hùng Vương” đã giới thiệu rất kỹ từ công tác
chuẩn bị cho đến cách thức tiến hành ở một số trò diễn trong lễ hội Đền Hùng như:
múa gà phủ ở xã Phú Lộc (Phong Châu); trò Hất phết ở Đông Lai, Bàn Giản (Lập
Thạch); trò Đánh tráo gạo, trò Chạy kem (Cầu kem) ở Chu Khống, Chu Hoá; trò
rước Chúa gái - một loại hình cổ xưa của người Việt cổ. Tìm hiểu sâu sắc hơn về lễ
hội Đền Hùng, tác giả Phạm Khiêm còn giới thiệu “Trò rước chúa gái trong lễ hội
Đền Hùng” [79, tr. 29]. Đó là việc diễn lại tích truyện công chúa Ngọc Hoa về nhà
chồng hay còn gọi là tích Tản Viên đón vợ, nghi lễ được diễn ra vào ngày 25 tháng

Chạp hàng năm, đây là nghi lễ cổ sơ nhất trong lễ hội Đền Hùng. Bài viết đã giới
thiệu khá kỹ về quy trình cũng như cách thức diễn ra các nghi thức, nghi lễ bắt
buộc, đặc biệt là trò rước mang tên Chúa Gái vào ngày 28 tháng Chạp.
Bài viết “Đền Hùng, Lễ hội Hùng Vương - Một di sản văn hoá dân tộc đặc
sắc” của tác giả Trần Kim Thau đã nhấn mạnh về truyền thống uống nước nhớ nguồn,
là người Việt Nam không ai là không biết đến tổ tiên mình là các Vua Hùng… Trong
hội Đền Hùng-Giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 tháng ba hàng năm đã trở thành ý thức
tâm linh mỗi người Việt hướng về tổ tiên cội nguồn của mình. Qua bài viết, tác giả đã
nhấn mạnh: Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương còn là một hiện tượng lịch sử độc
đáo hiếm có so với nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới [135, tr.33-37]. Từ đó tác giả
Trần Kim Thau đưa ra định hướng trong bài viết “Xây dựng đền Hùng và lễ hội Hùng
Vương thành một di sản và vùng văn hoá dân tộc đặc sắc”. Mở đầu bài viết nhấn mạnh
vai trò và sự ảnh hưởng của lễ hội đền Hùng đối với cộng động dân cư, đề cao giá trị
lịch sử - văn hoá tinh thần ẩn chứa bên trong các công trình kiến trúc và lễ hội đền
Hùng. Trong đó, tác giả có giới thiệu các hạng mục công trình kiến trúc và bước đầu


22
đưa ra đề án xây dựng lễ hội đền Hùng thành các khu vực sinh hoạt văn hoá cộng đồng
như: Viện bảo tàng sống; hội văn hoá cổ truyền; hội nghệ thuật dân gian; hội thi diễn
xướng dân gian; hội thi trò chơi dân gian. Từ đó tạo lên một hình ảnh “sống” về vùng
văn hoá dân tộc đặc sắc, nó chứa đựng nội dung ý nghĩa lịch sử, văn hoá, xã hội của
ngày giỗ tổ Hùng Vương [133, tr.3-5].
Nhìn về tương lai, tác giả Trần Kim Thau đã nhìn nhận một cách biện chứng
về “Mối quan hệ đền Hùng - Việt Trì quá khứ - hiện tại và tương lai”, tác giả đã
nhấn mạnh đến mối quan hệ đặc biệt của chốn Tổ Hùng Vương trong quá khứ hiện tại - tương lai. Về vị thế địa linh của các con sông, những ngọn núi nơi Đền
Hùng tồn tại, đó là núi Hùng, núi Vặn và núi Trọc cùng các con sông như sông
Hồng, sông Lô, sông Đà. Đồng thời cũng nhấn mạnh tới các nền văn hoá khảo cổ
như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn nơi đền Hùng tồn tại. Mặt
khác, mối quan hệ Đền Hùng - Việt Trì còn là mối quan hệ folklore về tên đất tên

làng, truyền thuyết, tín ngưỡng, tâm linh mà đền Hùng cũng là trung tâm. Tác giả
cũng khẳng định rằng, Đền Hùng không phải là của riêng một làng, một tỉnh, một
vùng nào đó mà là của cả dân tộc Việt Nam [134, tr.13-14]. Chính vì tầm quan
trọng đặc biệt của đền Hùng, tác giả Trần Kim Thau và Lê Tượng đã thống nhất
quan điểm “Về việc quy hoạch khu di tích đền Hùng” với các nội dung hướng tới sự
phát triển nâng tầm Khu Di tích lịch sử Quốc gia… Bài viết đã tập trung giới thiệu
quy hoạch chung về đền Hùng với những vấn đề như sau: 1/xác định tính chất, ý
nghĩa của khu vực đền Hùng; 2/xác định thời gian tưởng niệm lịch sử; 3/xác định
quy mô và tầm cỡ xây dựng, cụ thể được chia làm 03 khu vực I, II, III, các khu vực
này có chức năng bổ trợ và thống nhất với nhau thành khối liên hoàn không chỉ để
phục vụ đắc lực cho quốc lễ mà còn tạo ra một quy hoạch mang tính toàn diện và
lâu dài trong hiện tại và tương lai [137, tr.5-7]. Cũng đề cập đến kiến trúc Đền
Hùng, tiếp cận từ góc nhìn di sản văn hoá, tác giả Nguyễn Quốc Hùng với bài viết
“Quanh di tích và lễ hội Đền Hùng”. Bài viết giới thiệu khái quát về quy mô và mặt
bằng bố cục của các đơn nguyên kiến trúc ở Đền Hùng, tác giả cũng đề cập đến vai trò
của Đền Hùng dưới con mắt của các triều đại phong kiến trước đây. Dự án tu bổ, tôn


23
tạo cũng được tác giả viết khá kỹ từ không gian cảnh quan cho đến bố cục các đơn
nguyên công trình, đề cập đến thực trạng trong quá trình tu bổ. Bài viết cũng nhấn
mạnh đến vai trò giáo dục các thế hệ người Việt qua lễ hội đền Hùng…[69, tr.24-25].
Trong bài viết “Để xứng đáng với vị thế vùng đất Tổ”, tác giả Phạm Dụ đã
nhấn mạnh Phú Thọ - Đền Hùng có vị trí đặc biệt trong tâm thức mọi người dân
Việt bởi “đây là cái nõi, là cái cội nguồn của đất nước, của dân tộc”. Dù sinh sống
ở đâu trên đất nước này, người Việt đều có chung ý thức nhớ về cội nguồn tổ tiên,
cây sinh nghìn nhánh từ gốc, nước chảy muôn dòng phát tại nguồn. Bài viết cũng đã
đề cập đến những tâm sự của những người dân khi nói về đất tổ như: Di cư hai chục
năm tròn, đường xa trở ngại chỉ còn ước mơ, ngày mai thống nhất ta chờ, về thăm
mộ tổ như xưa những ngày. Hay khi sống tôi muốn được thờ đất nước, thờ tổ tiên

tôi. Khi chết tôi muốn được có một phần đất và nước của tổ tiên đắp điểm cho phàn
mộ của tôi ở xứ người [50, tr.15-16]. Vị thế của đất tổ cũng được cố tổng bí thư Lê
Duẩn nhấn mạnh: Cả nước nhìn về Đền Hùng, từ Đền Hùng nhìn ra cả nước, phải
làm sao cho đồng bào khắp nơi cả nước thiết tha đến viếng thăm đất tổ Hùng
Vương, ai đến đây cũng thấy cái mới…
1.1.3. Tư liệu Hội nghị hội thảo liên quan đến đề tài luận án
Hội thảo “Quy hoạch xây dựng Thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về
với cội nguồn dân tộc Việt Nam” do Uỷ ban nhân dân Thành phố Việt Trì tổ chức
tháng 9 năm 2009. Hội thảo đã có 34 bản tham luận của các nhà nghiên cứu khoa học
và quản lý văn hoá Trung ương và tỉnh Phú Thọ. Các bài tham luận tập trung hướng
vào các nội dung kiến trúc, xây dựng, phảt triển cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch…
trong đó có nhiều bài viết về chủ đề lễ hội như Quy hoạch xây dựng Thành phố lễ hội
của Nguyễn Thế Khải, Lễ hội truyền thống của Phạm Sỹ Liêm, Phát huy giá trị văn
hoá của các di tích thời Hùng Vương của Trịnh Sinh, Âm nhạc và múa trong thành phố
lễ hội của Đào Đăng Hoàn… các bài tham luận từ các góc nhìn khác nhau nhưng nội
dung trình bày đều đề cập đến nội dung phục hưng văn hoá thời đại Hùng Vương.
Hội thảo “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (nghiên cứu
trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam)” do Bộ Văn hoá, Thể thao và


24
Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức tháng 4 năm 2011 đã có 130 bản
tham luận của các nhà nghiên cứu khoa học và quản lý văn hoá trong nước và các
học giả đến từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ… trong đó có 61 bài tham
luận về tín ngưỡng thờ Hùng Vương như: Tín ngưỡng thờ Hùng Vương với sự phát
triển của Nguyễn Ngọc Ân, Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú
Thọ của Nguyễn Chí Bền, Hùng Vương, tục thờ Hùng Vương như là thuỷ tổ người
Việt và tục thờ cúng tổ tiên của Đặng Việt Bích, Sự biến đổi của tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương trong xã hội đương đại của Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt của

Nguyễn Tiến Khôi, Tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong hệ thống tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt của Từ Thị Loan… đêu tập trung nghiên cứu về tín
ngưỡng thờ Hùng Vương trong mối quan hệ thờ cúng tổ tiên của người Việt và lễ
hội Đền Hùng.
1.1.4. Các Văn bản, đề tài, đề án, dự án, về xây dựng quy hoạch Đền Hùng
và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng
Nghiên cứu và bảo vệ Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng có nhiều đề tài khoa học,
đề án, dự án đã triển khai thực hiện.
1.1.4.1. Văn bản, đề án Thủ tướng Chính phủ ban hành và phê duyệt
Về xây dựng quy hoạch và phát triển Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
- Đề án quan trọng nhất thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước về
việc đầu tư tôn tạo khu Di tích xứng tầm Quốc gia là Đề án Quy hoạch phát triển
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 48/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 đã định hướng phân khu chức
năng để bảo vệ và phát huy công trình lịch sử hiếm có này gồm các khu: Khu Trung
tâm lễ hội, Khu Làng du lịch văn hoá thời Hùng Vương, Khu Tháp Hùng vương và
làng Du lịch sinh thái đặc trưng các vùng miền đất nước, Khu rừng phía Bắc, Rừng
phía Nam, Khu trồng cây lưu niệm, Khu Trung tâm văn hoá thanh thiếu niên Hùng
Vương. Để thực hiện Quy hoạch này, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho xây dựng


25
các nhóm dự án thành phần gồm 7 nhóm dự án tương ứng với các khu chức năng
trên.
- Quyết định số 277/2005/QĐ-TTg ngày 2 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Việt Trì.
- Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ
đến năm 2015 đạt đô thị loại I.
Về tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-lễ hội Đền Hùng

- Lệnh của Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Luật
sửa đổi, bổ sung điều 73 của Bộ luật lao động ngày 11 tháng 4 năm 2007 cho phép
người lao động được nghỉ 01 ngày làm việc nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội
Đền Hùng (ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch) hàng năm.
- Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về Nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài Quy định ngày Giỗ
Tổ Hùng Vương là một trong 4 ngày lễ lớn của đất nước được tổ chức theo nghi lễ
năm lẻ, năm tròn, năm chẵn. Riêng năm chẵn do Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch
phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội cấp Quốc gia.
- Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Dự án Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2005.
- Quyết định số 2069/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2010. Phê
duyệt tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2010 Quy mô cấp Quốc gia.
- Văn bản số 512/TTg-ĐP ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về một số đề nghị của tỉnh Phú Thọ: Đồng ý về chủ trương, giao Uỷ
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án tổ chức Giỗ
Tổ Hùng Vương hàng năm và đóng góp nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di tích
trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng.


×