Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển Miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 64 trang )

b

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HỢI

LỄ HỘI CẦU NGƢ CỦA
CƢ DÂN VEN BIỂN MIỀN TRUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, khoa
Ngữ Văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, đặc biệt là cô
giáo - TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Khóa luận được hoàn thành, song không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất
mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hợi



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận
này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của cô
giáo - TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong
khóa luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hợi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6.Cấu trúc của khóa luận ................................................................................. 4Z
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1 ......................................................... Error! Bookmark not defined.
ĐẶC ĐIỂM LỄ HỘI CẦU NGƯ CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN ........................ 6
MIỀN TRUNG .................................................................................................. 6
1.1. Đối tượng thờ phụng .................................................................................. 6
1.1.1. Thờ cá ...................................................................................................... 6
1.1.2. Thờ người có công .................................................................................. 8
1.2. Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội cầu ngư................................................ 9
1.2.1 Thời gian tổ chức ..................................................................................... 9

1.2.2. Địa điểm tổ chức .................................................................................. 11
1.3. Các hoạt động của lễ hội cầu ngư ............................................................ 12
1.3.1. Các hoạt động diễn ra trước lễ hội ........................................................ 12
1.3.2. Các hoạt động có tính chất nghi thức.................................................... 13
1.3.3. Các hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí ......................................... 18
Chương 2 ......................................................... Error! Bookmark not defined.


NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG LỄ HỘI CẦU NGƯ CỦA CƯ
DÂN VEN BIỂN MIỀN TRUNG .................................................................. 24
2.1. Tục thờ cá Ông – tín ngưỡng cổ xưa của cư dân ven biển ...................... 24
2.1.1. Nguồn gốc tục thờ cá Ông .................................................................... 24
2.1.2. Đặc điểm thờ cúng ............................................................................... 28
2.2. Hát bả trạo – hình thức diễn xướng đậm chất văn hóa vùng biển ........... 34
2.2.1. Về tên gọi "Hát bả trạo" ........................................................................ 34
2.2.2. Đặc điểm diễn xướng ............................................................................ 35
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những vùng đất giàu tài nguyên trên đất nước Việt Nam, miền
Trung là vùng đất nhiều sắc màu văn hóa, đa dạng mà vẫn riêng biệt về
cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, lối sống, ngôn ngữ, ẩm thực và con
người. Đó là di sản bằng đá Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) – tòa thành kiên cố
với kiến trúc độc đáo có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, duy nhất còn lại ở
Đông Nam Á và là một trong những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới;
Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) – kiệt tác của thiên nhiên với

nhiều kỷ lục thế giới như hang có kích thước lớn nhất, dài nhất, cửa hang cao
và rộng nhất, hồ ngầm đẹp nhất… Huế với sự tinh tế của Nhã nhạc cung
đình, sự thâm nghiêm của Quần thể di tích cố đô Huế – di sản được
UNESCO xem là “một thí dụ điển hình về đô thị hóa và kiến trúc của một
kinh đô phòng thủ, thể hiện quyền lực của vương quốc phong kiến cổ của
Việt Nam ở thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XIX”. Không chỉ vậy nhân dân
miền Trung, trải qua lịch sử, đã xây dựng được một bản sắc văn hóa vùng
miền đáng ngưỡng mộ và tự hào, điển hình là các lễ hội dân gian trong đó có
lễ hội cầu ngư.
Lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển miền Trung là một hoạt động văn
hóa có từ lâu đời, được duy trì qua nhiều thế hệ. Ở đó, không chỉ duy trì
những vấn đề tín ngưỡng, các nghi thức cúng tế mà còn có nhiều trò chơi,
các hình thức vui chơi giải trí, các trò diễn… được trình diễn trong lễ hội, tạo
nên nét đặc trưng trong đời sống văn hóa của ngư dân vùng biển rất sôi nổi,
vui tươi và cũng rất trang trọng, linh thiêng.
Lễ hội cầu ngư được tổ chức hàng năm mang màu sắc tâm linh trong ý
thức của cộng đồng ngư dân vùng biển, thể hiện tính nhân văn sâu sắc đáng
phát huy và giữ gìn.

1


Là sinh viên ngành Việt Nam học, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu về
văn hóa của dân tộc mình, đặc biệt là lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển
miền Trung để nâng cao kiến thức và góp phần bổ sung thông tin tư liệu cho
việc bảo tồn những giá trị truyền thống.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lễ hội cầu ngư là một trong những sinh hoạt văn hóa độc đáo của ngư
dân ven biển. Đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu.

Có thể kể đến một số bài viết về nguồn gốc tục thờ cá Ông như Giao
lưu văn hóa Việt - Chăm nhìn từ tục thờ cá Ông của tác giả Nguyễn Thanh
Lợi [7]; Từ đền thờ Đức Ông, Đức Bà ở Cảnh Dương nghĩ về tục thờ cá voi
của người Việt của Nguyễn Xuân Đức [2]. Trong bài viết của mình, tác giả
Nguyễn Xuân Đức đã phản bác lại một số ý kiến về nguồn gốc tục thờ cá Ông
mà Nguyễn Thanh Lợi đã trình bày. Không đồng tình, sau đó tác giả Nguyễn
Thanh Lợi tiếp tục có bài viết Nói thêm về tục thờ cá Ông [10], để nói rõ và lý
giải kỹ hơn về vấn đề này. Có thể thấy, những ý kiến trao đổi của các nhà
nghiên cứu về nguồn gốc của tục thờ cá Ông của người Việt, đã có những gợi
ý nhất định cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận đề tài.
Trên trang điện tử baoquangngai.vn, tác giả Trịnh Phương có bài Tín
ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân. Theo đó “Tương truyền cá Ông được gắn
với những ngày đầu lập quốc của vua Gia Long. Khi Nguyễn Ánh bị Tây Sơn
truy đuổi, thủy quân của Nguyễn Ánh tháo chạy ra biển và gặp phải sóng to
gió lớn, trong lúc nguy khốn bỗng có một con cá Ông to lớn ghé đưa thuyền
vào bờ. Sau này khi thắng quân Tây Sơn và lên ngôi, nhớ ơn cứu mạng, vua
Gia Long đã phong tặng cá Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho lập lăng
miếu thờ cúng” [13]. Tác giả cho rằng tục thờ cá Ông được biết đến từ thời
Nguyễn.

2


Lễ hội cầu ngư được giới thiệu như một nét văn hóa độc đáo của cư dân
ven biển miền Trung, có thể kể đến công trình Các lễ hội vùng biển miền
Trung của Trần Hồng [5]. Trong đó, tác giả đã giới thiệu về lễ hội cầu ngư và
các hình thức sinh hoạt văn hóa nổi bật của lễ hội nhưng mới chỉ dừng lại ở
những đánh giá khái quát mà chưa đi sâu phân tích các biểu hiện cụ thể của lễ
hội này.
Đề cập đến lễ hội cầu ngư ở một số địa phương ven biển miền Trung, có

bài viết của Hoàng Minh Tường, Tục thờ cá Ông ở làng Diêm Phố - Ngư Lộc,
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa [15]. Gần đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Vũ trong công trình Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi, đã
dành toàn bộ chương 2 để giới thiệu về Tín ngưỡng – lễ hội, trong đó Tín
ngưỡng thờ cúng cá Ông được nhìn nhận là một hình thức tín ngưỡng tiêu
biểu trong đời sống văn hóa của cư dân ven biển Quảng Ngãi [18]...
Một trong những biểu hiện độc đáo, làm nên bản sắc riêng của lễ hội
cầu ngư của cư dân ven biển miền Trung, là múa hát bả trạo. Tác giả Thùy
Trang trong bài viết Miền Trung tưng bừng khai hội cầu ngư trên báo điện tử
vnexpress.net đã nhấn mạnh: “Hình thức múa hát đặc trưng của lễ hội cầu ngư
là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các
thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa
bội thu cho ngư dân. Hát múa bả trạo, vừa là nghi thức tế lễ, vừa là hoạt động
nghệ thuật” [16].
Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thế thấy đề tài “Lễ hội cầu ngư của
cư dân ven biển miền Trung”, bước đầu đã được tiếp cận ở những mức độ
khác nhau. Đó là cơ sở khoa học, là gợi ý quan trọng để chúng tôi tiếp tục tìm
hiểu về tục thờ cá Ông với các biểu hiện văn hóa dân gian đặc sắc, dưới góc
nhìn của một sinh viên ngành Việt Nam học.

3


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu: Thấy được những nét văn hóa nổi bật của lễ
hội cầu ngư của cư dân ven biển miền Trung; Góp phần quảng bá hình ảnh
văn hóa, du lịch của các tỉnh n sâu sắc đến vị nhân thần “cứu
hộ độ sinh” này. Đồng thời bài này cũng mang một ý nghĩa thiết thực đó là
“cầu mùa”, cầu mong cho sự phù hộ của Ông Ngư để mùa màng được bội thu,
cuộc sống được ấm no, hạnh phúc. Với kịch bản “Âm linh bả trạo ca” được

diễn ra trên bãi biển, mang ý nghĩa chèo đưa những hoang hồn về miền cực
lạc bằng con thuyền tế độ trong màn diễn xướng. Bài chèo này cũng thường
dùng để chèo vào ngày Tiết thanh minh (ngày 28.02 âm lịch) tại các vạn,
làng,…
Ở các địa phương khác như: làng Tùng (Quảng Trị), “chèo cạn” được
tổ chức như một lễ hội cầu mùa (tính chất của văn hóa phồn thực) thường
diễn ra vào ngày 15 (âm lịch), dưới sông thì chèo thuyền, trên bờ thì tiến hành
“chèo cạn”. Ở làng Cảnh Dương (Quảng Bình), loại hình diễn xướng này chỉ
dùng để phục vụ cho tế lễ cá Ông (Voi), nên tên gọi cho loại hình này ở Cảnh
Dương là “hò Đức Ông”. Xét về mục đích, ý nghĩa thì hát “chèo cạn” ở
Quảng Trị, nhìn chung có nét giống với hát bả trạo ở các địa phương ven biển
Quảng Nam trong lễ cúng cá Ông (gọi là hò Hầu Ông); nhưng xét về tính

39


chất, thì hát “chèo cạn” là thể loại diễn xướng tâm linh, hát nhằm để lên đồng,
ít nhiều mang tính Saman giáo.
Sân khấu hóa hình ảnh con thuyền tế độ là phương thức diễn xướng
đặc hữu cho loại hình diễn xướng dân gian này, một phương thức diễn xướng
đặc thù trong các lễ hội văn hóa miền biển Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ. Về
phương thức diễn xướng, con thuyền biểu tượng trong màn diễn xướng được
dàn dựng ước lệ như con thuyền thật dưới nước, có bốn ông Tổng: Tổng tiền
được bố trí ở mũi, Tổng thương ở giữa khoang, Tổng lái ở đuôi thuyền, Tổng
khậu (riêng nhân vật này có hoặc không tùy theo bố trí ở mỗi địa phương,
vùng miền) ở dưới khoang thuyền; hai bên là con Trạo, lúc đứng chèo hoặc
quỳ để kéo neo. Đó là cách thức diễn xướng chung cho hầu hết các vùng
miền, địa phương về loại hình diễn xướng dân gian này. Riêng trong “Chèo
cạn” ở làng Tùng (Quảng Trị), con thuyền chỉ là biểu tượng trong màn diễn
được dàn dựng, không mang hình tượng tính ước lệ cao như các vùng miền

khác. Cho nên đòi hỏi người chèo khi chèo cần phải có óc tưởng tượng cao,
động tác thể hiện phải chính xác, nhịp nhàng để giữ đúng đội hình cũng như
tạo giúp cho người xem liên tưởng như một con thuyền thực đang chèo.
Thể thức diễn như một vở tuồng trong nghệ thuật sân khấu tuồng truyền
thống là phương cách chung cho loại hình diễn xướng dân gian hát bả trạo
trong lễ hội cầu ngư.
Ngày 25/02/2016, tại cảng cá Tam Giang, xã Tam Giang, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam đã đón nhận Hát bả trạo là Di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia. Hát bả trạo là một thể loại dân ca độc đáo trong kho tàng văn hóa
dân gian xứ Quảng. Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp, một hình thức diễn
xướng nghi lễ của không chỉ các nghệ nhân mà còn của cả cộng đồng cư dân
vạn chài tham gia. Hát bả trạo ở các xã ven biển Quảng Nam sử dụng các lối
“nói - hát” có nguồn gốc của nghệ thuật sân khấu tuồng truyền thống, trong

40


âm nhạc Phật giáo, các làn điệu dân ca xứ Quảng,… và vận dụng phương
thức nghi lễ truyền thống trong văn hóa dân tộc và múa dân gian Việt Nam.
Trong nội dung kịch bản bả trạo, các lối “hát - nói”, sử dụng phần lớn âm
nhạc tuồng truyền thống, nhưng về tính chất, giai điệu trong các lối “hát nói” đều có màu sắc thán, vãn, cầu khấn,… kết hợp phương thức diễn (động
tác “chèo” luôn gắn kết trong các lối “hát”), tạo nên sự khác biệt so với nghệ
thuật tuồng truyền thống. Ngày nay, ở mỗi xã vùng biển tỉnh Quảng Nam nói
chung và huyện Núi Thành nói riêng đều có ít nhất một đội hát bả trạo để
phục vụ trong các dịp lễ, dịp Tết, lễ tế cá Ông, lễ cầu ngư đầu năm mới của cư
dân vạn chài.
Các dân tộc Việt Nam nói chung, cư dân ven biển nói riêng còn bảo
lưu được khá đậm nét yếu tố văn hóa cội nguồn từ tín ngưỡng tục thờ cá Ông
trong lễ hội cầu ngư - hát bả trạo. Suốt quá trình tồn tại và phát triển, họ đã
sáng tạo cho mình những giá trị văn hóa phi vật thể chứa đầy “chất biển” luôn

phù hợp với mọi điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, đó là: các thế ứng xử,
lối sống, phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng... mang đậm sắc thái
đặc trưng của văn hóa vùng, miền. Từ giá trị nội dung nghệ thuật của lời ca
trong từng lối hát - nói, tạo tính “thống nhất cao trong tính đa dạng” của ngôn
ngữ, được kết hợp từ các kiểu nói lối, lối hát: Nam, Thán, Phú… trong nghệ
thuật sân khấu tuồng truyền thống; các kiểu: hò kéo neo, lý… của dân ca;
cũng như sử dụng các làn điệu: tán, kệ… trong âm nhạc Phật giáo, được tiếp
biến, kế thừa, sáng tạo và vận dụng, tạo nên sự cá biệt cho một loại hình.
Đồng thời mang lại cho nghệ thuật diễn xướng dân gian - hát bả trạo trong Lễ
hội cầu Ngư có một phong cách khác biệt, một giá trị nghệ thuật riêng biệt.
Có thể nói rằng, hát bả trạo là một màn diễn xướng, một loại hình nghệ
thuật mang ý nghĩa tâm linh kết hợp với những yếu tố sôi nổi, kịch tính và cao

41


trào của những lời ca, động tác múa. Trong suốt bao nhiêu năm qua, hát bả
trạo vẫn được duy trì, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các lễ
hội cầu Ngư của ngư dân.
Tiểu kết:
Nằm trong dòng chảy của tục thờ thần biển nước ta, tục thờ cá Ông của
cư dân ven biển miền Trung có những nét độc đáo riêng biệt. Tục thờ này
thoả mãn nhu cầu tâm linh của ngư dân và mang đậm giá trị nhân văn, thể
hiện văn hoá ứng xử của ngư dân trước biển cả.
Cùng với đó, hát bả trạo trong lễ hội cầu ngư cũng là một biểu hiện độc
đáo, vừa có tính chất trò diễn, lại vừa có tính chất diễn xướng nghi lễ, đáp ứng
nhu cầu tâm linh và nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân. Hát bả trạo hàm
chứa trong nội dung và ngôn ngữ ở đó chúng ta cảm nhận được tinh thần lạc
quan, yêu nghề nghiệp, yêu cuộc sống và nguyện vọng của người dân vùng
sông nước. Lời ca trong hát bả trạo như một triết lý chứa đựng một giá trị

nhân văn cao cả, để lại cho con cháu các thế hệ sau thừa hưởng những giá trị
văn hóa tinh thần đầy ý nghĩa cần được giữ gìn.

42


KẾT LUẬN
Lễ hội cầu ngư, lưu giữ trong mình tín ngưỡng dân gian, phong tục tập
quán cùng mối quan hệ mật thiết với đời sống sinh hoạt, văn hóa của cư dân
ven biển miền Trung. Tất cả những mối quan hệ ấy gắn bó chặt chẽ và hòa
quyện vào nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại
cho đến ngày nay vẫn mang đậm những đặc trưng văn hóa biển.
Với những đặc điểm nổi bật về đối tượng thờ phụng, về thời gian, địa
điểm tổ chức, về các hoạt động nghi thức và vui chơi giải trí, lễ hội cầu ngư
của cư dân ven biển miền Trung, đã thể hiện rõ nét tương đồng cũng như khác
biệt với lễ hội cầu ngư của cư dân ven biển ở các vùng miền khác trên cả
nước.
Tín ngưỡng thờ cá Ông và hát bả trạo là những biểu hiện văn hóa, văn
nghệ dân gian khá đặc trưng, ở đó ẩn chứa những lớp nghĩa sâu sắc, cho thấy
sự phong phú mà không kém phần tinh tế trong đời sống sinh hoạt của đồng
bào ven biển miền Trung. Không chỉ thể hiện tâm lí cầu mong mưa thuận gió
hòa, người an vật thịnh, mà còn thể hiện ý thức "uống nước nhớ nguồn",
tưởng nhớ công đức của các vị tiền hiền, có công lập làng, dựng nghề và
thông qua lễ hội thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó giữa các ngư dân làng
chài ven biển.
Những năm gần đây, đời sống cư dân ngày càng được cải thiện, công
việc làm ăn xuôi chèo mát mái, lễ hội cầu ngư được chuẩn bị khá công phu
trên cơ sở duy trì tập quán cổ truyền của cha ông và có những biến đổi cho
phù hợp với hoàn cảnh đời sống mới. Có thể nói “di phong hoán tục”, là việc
cần làm, song phải giữ cho được thần thái của lễ hội và nhất là giữ gìn, bồi

đắp ý nghĩa nhân văn cao cả thể hiện ý thức tri ân, khát vọng no đủ, thanh
bình của người dân vùng biển.

43


Bên cạnh đó lễ hội cầu ngư cũng cho thấy ý nghĩa to lớn về mặt bảo vệ
hệ sinh thái. Ngày nay, khi các quốc gia trên thế giới kêu gọi tham gia công
ước bảo vệ cá voi, thì từ hàng thế kỷ trước, những ngư dân đã có cách làm của
riêng mình để tham gia bảo vệ loài cá này trước nguy cơ tuyệt chủng.

44


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Quốc Dụng (1944), Thối thực ký văn, Nxb Tân Việt
2. Nguyễn Xuân Đức (2007), Từ đền thờ Đức Ông, Đức Bà ở Cảnh
Dương nghĩ về tục thờ cá voi của người Việt, Tạp chí Văn hóa dân
gian, số 4
3. Trịnh Hoài Đức (2005), Gia Định thành thông chí, Nxb Tổng hợp
Đồng Nai
4. Ngọc Hà (2015), Đặc sắc văn hóa tâm linh miền biển,

5. Trần Hồng (2014), Các lễ hội vùng biển miền Trung, Nxb văn hóa
thông tin.
6. Hương Lan (2015), Lễ hội cầu ngư nét đẹp văn hóa của các cư dân làng
chài ven biển,
7. Nguyễn Thanh Lợi (2003), Giao lưu văn hóa Việt- Chăm, nhìn từ tục
thờ cá Ông, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2
8. Nguyễn Thanh Lợi (2006) Tục thờ cá Ông ở ven biển Nam Trung

Bộ, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4
9. Nguyễn Thanh Lợi (2007), Về tục thờ cá Ông tại Việt Nam ,Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4
10. Nguyễn Thanh Lợi (2007), Nói thêm về tục thờ cá Ông, Tạp chí
Nghiên cứu và Phát triển, số 5
11. Nguyên Thanh Lợi (2014), Tín ngưỡng dân gian – những góc nhìn,
Nxb Thời đại.
12. Quốc sử quán triều Nguyễn (1962), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Nha
Văn hóa – Bộ Quốc gia Giáo dục
13. Trịnh Phương (2015), Tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân,



14. Tiểu Sinh (2017), Hát bả trạo-nghệ thuật độc đáo cư dân vùng biển,
/>15. Hoàng Minh Tường (2015), Tục thờ cá Ông ở làng Diêm Phố - Ngư
Lộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Nxb Khoa học xã hội.
16. Thùy Trang (2014), Miền Trung tưng bừng khai hội cầu ngư,

17. Vô Danh Thị (1961), Ô châu cận lục, Nxb Văn hóa Á châu
18. Nguyễn Đăng Vũ (2016), Văn hóa dân gian của cư dân ven biển
Quảng Ngãi, Nxb Văn hóa dân tộc
19.
20.
21.


PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về lễ hội cầu ngư

Cá ông trôi vào bờ đang được người dân chuẩn bị chôn cất

(Nguồn ảnh: News.zing)

Lễ cầu an, cầu ngư diễn ra tại lễ đài chính
(Nguồn ảnh: baodanang.vn)


Các bô lão cúng và đọc văn tế trong lễ nghinh thần
(Nguồn ảnh: baodanang.vn)

Vạn Thủy Tú, nơi thờ vị thần biển cùng hơn 100 bộ xương cá
(Nguồn ảnh: news.zing)


Thuyền, ghe được trang hoàng lộng lẫy tham gia lễ rước
(Nguồn ảnh: News.zing)

Lễ hội cầu ngư - Rước Lễ Nghinh thần, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng
(Nguồn ảnh: sites.google.com)


Lễ hội cầu ngư
(Nguồn ảnh: dulichdanang123.com)

Lễ hội cầu ngư làng Thái Dương Hạ
(Nguồn ảnh: timhieuvietnam.com)


Cầu ngư với mong ước một năm ra khơi mùa màng bội thu
(Nguồn ảnh: dantri.com)


Thuyền ghe được trang hoàng lộng lẫy tham gia lễ rước
(Nguồn ảnh: sites.google.com)


Đua thuyền thúng
(Nguồn News.zing)

Đua ghe truyền thống trên phá Tam Giang
(Nguồn: Thuathienhue.gov.vn)


Hội đua thuyền tại lễ hội cầu ngư làng An Xuân - Thừa thiên Huế
Nguồn: baogialai.com.vn

Phần thi kéo co thu hút đông đảo người dân và du khách tới xem
(Nguồn: dulich.dantri.vn)


Hội thi kéo co
(Nguồn: danangexplorer.com)

Thi kéo co
(Nguồn : baodanang.vn)


Thi đẩy gậy
(Nguồn: baodannang.vn)

Thi đan lưới
(Nguồn: baodanang.vn)



×