Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Hoài niệm tuổi thơ trong hồi kí Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.17 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
===o0o===

TRẦN THỊ OANH

HOÀI NIỆM TUỔI THƠ
TRONG HỒI KÍ TUỔI THƠ IM LẶNG
CỦA DUY KHÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo
khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh - ngƣời trực tiếp hƣớng
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện Khóa luận của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong quý thầy cô và bạn đọc góp ý để Khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Oanh




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự
hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Kết quả trong đề tài này là trung
thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào.
Những tài liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác
giả thu thập từ những nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kì sự sai lệch nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Bố cục của Khóa luận ................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ................................................................ 7
1.1. Một số vấn đề lý thuyết về thể loại hồi kí .............................................. 7
1.1.1. Khái niệm hồi kí ............................................................................... 7
1.1.2. Đặc trƣng của thể loại hồi kí ........................................................... 8
1.1.3. Phân biệt hồi kí với các tiểu loại khác của kí................................ 10
1.2. Thể loại hồi kí trong đời sống văn xuôi Việt Nam đƣơng đại ............. 13

1.3. Tác giả Duy Khán và hồi kí Tuổi thơ im lặng ...................................... 15
1.3.1. Nhà văn Duy Khán......................................................................... 15
1.3.2. Hồi kí Tuổi thơ im lặng .................................................................. 17
TIỂU KẾT ....................................................................................................... 19
Chƣơng 2. SỰ THỂ HIỆN HOÀI NIỆM TUỔI THƠ TRONG TUỔI THƠ
IM LẶNG CỦA DUY KHÁN ......................................................................... 20
2.1. Kí ức về gia đình .................................................................................. 20
2.2. Kí ức về cảnh sắc thiên nhiên làng quê ................................................ 24
2.3. Kí ức về phong tục của một làng quê giàu bản sắc văn hóa ................ 26
2.4. Kí ức về những năm tháng nhọc nhằn của đất nƣớc ............................ 29


TIỂU KẾT ....................................................................................................... 33
Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HOÀI
NIỆM TUỔI THƠ TRONG TUỔI THƠ IM LẶNG CỦA DUY KHÁN ........ 36
3.1. Nghệ thuật kể chuyện ........................................................................... 36
3.2. Ngôn ngữ .............................................................................................. 38
3.3. Giọng điệu ............................................................................................ 40
TIỂU KẾT ....................................................................................................... 43
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ai trong cuộc đời này cũng có một tuổi thơ. Đó là cái nôi hình thành và
nuôi dƣỡng tâm hồn lẫn nhân cách của mỗi ngƣời. Tuổi thơ cho ta biết bao kỉ
niệm đẹp, nâng đỡ tâm hồn ta mỗi khi mệt nhoài bởi cuộc sống hiện tại. Tuy
nhiên, không phải tuổi thơ nào cũng là “thần tiên”. Với những tuổi thơ không
may mắn, con ngƣời chỉ muốn trốn tránh và lãng quên. Song khi nói tới tuổi

thơ, nó vẫn là thời gian đƣợc hầu hết mọi ngƣời tìm về trong nỗi nhớ để khắc
ghi và trân trọng. Trong sáng tác văn học, nhiều nhà văn, nhà thơ cũng hƣớng
ngòi bút về đề tài này. Họ tìm kiếm trong tâm trí mình những kí ức về một
tuổi thơ đã qua và làm nó sống dậy trên từng trang sách. Từ những kỉ niệm
tuổi thơ, con ngƣời biết trân trọng quá khứ và có ý thức sống tốt hơn.
Văn học thế giới và văn học Việt Nam đều có những tác phẩm viết về đề
tài tuổi thơ. Văn học Việt Nam sau 1975 có những thuận lợi của tình hình lịch
sử - xã hội nên đổi mới toàn diện từ nội dung đến nghệ thuật, từ đề tài đến thể
loại. Các đề tài mang cảm hứng thế sự đƣợc quay trở lại với đúng quỹ đạo của
nó, trong đó đề tài tuổi thơ cũng đƣợc nhiều ngƣời viết hƣớng đến. Họ viết về
tuổi thơ qua các bài thơ, những truyện ngắn hay những thể loại nhƣ hồi kí, tự
truyện… Qua những tác phẩm viết về tuổi thơ, ngƣời đọc có thể cảm nhận
phần nào hiện thực xã hội trong những năm tháng gắn liền với tuổi thơ ngƣời
viết. Và quan trọng hơn, qua tác phẩm của mình, ngƣời viết muốn gửi tới bạn
đọc những thông điệp, suy tƣ, chiêm nghiệm về cuộc đời và con ngƣời. Với ý
nghĩa nhƣ vậy, việc tìm đọc và nghiên cứu các sáng tác về đề tài tuổi thơ cũng
rất cần thiết và bổ ích với ngƣời đọc.
Duy Khán là một trong những nhà văn thành công ở đề tài tuổi thơ với
hồi kí Tuổi thơ im lặng đƣợc nhận giải thƣởng của Hội Nhà văn năm 1987.
Tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ từng đốt cháy tấm lòng nhà văn, Tuổi thơ im

1


lặng chính là tâm huyết của Duy Khán, là món quà ông dành tặng quê hƣơng,
tặng các con, các bạn nhỏ, và đặc biệt là tặng những ai đã từng nghèo khó.
Với ý nghĩa đó, hồi kí Tuổi thơ im lặng là tác phẩm ngƣời đọc không thể bỏ
qua khi nghiên cứu các sáng tác về đề tài tuổi thơ trong văn học sau 1975.
Hiện nay, xu thế mở cửa và hội nhập giữa các quốc gia ngày càng đƣợc
đẩy mạnh. Nó thúc đẩy xã hội phát triển mọi mặt, mức sống của con ngƣời

nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống vật chất, xu
thế mở cửa và hội nhập cũng đem lại nhiều mặt trái. Trong đó, vấn đề nổi
cộm là sự xuống dốc của những giá trị tinh thần và truyền thống văn hóa lâu
đời. Con ngƣời sống trong xã hội ngày càng tiện nghi nhƣng đạo đức lại suy
thoái. Không phải nguyên nhân duy nhất, nhƣng toàn cầu hóa là yếu tố quan
trọng dẫn tới hệ quả này. Một trong những đạo lí cần đƣợc giữ gìn và phát
huy là tinh thần “uống nƣớc nhớ nguồn”, ghi nhớ những đóng góp và hi sinh
của thế hệ đi trƣớc đối với sự phát triển của dân tộc. Góp phần phát huy
những truyền thống tốt đẹp đó, việc thông qua các tác phẩm văn chƣơng để
giáo dục đạo đức, giúp con ngƣời thấu hiểu quá khứ, từ đó trân trọng hiện tại
và có ý thức sống tốt hơn là điều rất cần thiết. Hồi kí Tuổi thơ im lặng là một
trong nhiều tác phẩm văn học cung cấp những tƣ liệu xác thực về một thời kì
đã qua trong lịch sử. Tìm hiểu những tác phẩm nhƣ vậy là rất cần thiết và bổ
ích với ngƣời đọc.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Hoài niệm tuổi
thơ trong hồi kí Tuổi thơ im lặng của Duy Khán làm đề tài của Khóa luận,
với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé vào sự phát triển của hoạt động
nghiên cứu khoa học hiện nay, đồng thời qua đó góp phần gìn giữ những giá trị
tinh thần tốt đẹp của dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Hồi kí Tuổi thơ im lặng xuất bản năm 1986 là tác phẩm quan trọng trong
sự nghiệp sáng tác của Duy Khán, đánh dấu sự chuyển hƣớng của nhà văn từ

2


một ngƣời làm thơ chuyển sang sáng tác văn xuôi, từ một ngƣời dễ dãi chạy
theo các đề tài thời sự trở lại tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ nằm sâu trong
tâm trí. Năm 1987, tác phẩm này đƣợc nhận giải thƣởng của Hội Nhà văn.
Với thành công đó, Tuổi thơ im lặng đã nhận đƣợc sự quan tâm chú ý của giới

nghiên cứu.
Nhận xét về Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, nhà văn Nguyễn Khải cho
rằng: “Cái tài để trở thành con trẻ, giữ nguyên đƣợc cặp mắt trong veo của
ba đứa trẻ không bị biến dạng, bị gãy khúc, bị vẩn đục bởi bao nhiêu tháng
năm chồng chất thì không ai dám ganh với Duy Khán” [8, tr.7].
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong tiểu luận Kỷ niệm về một tầng văn
hóa làng quê nhận xét: “Tuổi thơ im lặng là những mẩu chuyện nhỏ về làng
quê. Những mẩu chuyện, đúng hơn là những mẩu hồi tƣởng của tuổi thơ. Ở
đây tƣởng chừng vặt vãnh, rời rạc, chẳng có cốt truyện gì, và khó còn có gì
bình thƣờng hơn thế đƣợc nhƣng đã làm sống dậy thế giới làng quê vô cùng
thân thiết. Không chỉ riêng làng quê của riêng tác giả, mà còn là làng quê
Việt Nam lâu đời. Đặc sắc của tập truyện không chỉ là tình yêu thiên nhiên
nồng nàn, ở chất thơ thấm đƣợm trong chữ, trong lời, mà chủ yếu tái hiện lại
cái môi trƣờng văn hóa làng quê đã nuôi dƣỡng tâm hồn thơ bé Việt Nam từ
nghìn xƣa… T ổi thơ im lặng là đóng góp đáng kể vào tủ sách viết cho tuổi
thơ” [17, tr.674].
Tác giả Bùi Công Minh cho rằng: “Với T ổi thơ im lặng của Duy Khán,
tôi chắc khó ngăn đƣợc nhiều độc giả thiên vị với anh, không nỡ chê trách
anh ở chỗ này, chỗ nọ vì anh yêu quê hƣơng say đắm quá, cái tình anh đối với
quê hƣơng mặn nồng nhân hậu quá. Tình yêu ấy có lúc làm cho anh cƣờng
điệu đôi chút, cái gì cũng độc đáo, cũng “khổng lồ”. Nhƣng không sao, ngƣời
ta thấy yêu quê hƣơng anh hơn và từ đó càng thêm yêu quê mình, cố nghĩ ra
cách để nói về quê hƣơng mình nhƣ thế” [14, tr.15].

3


Nhà văn Triệu Bôn nhận xét: “Không những Duy Khán kêu gọi đƣợc
lòng trắc ẩn cho đồng loại, kêu gọi con ngƣời hãy trân trọng hơn nữa với quá
khứ của mình, hãy độ lƣợng, thƣơng yêu những ngƣời xung quanh mình, mà

còn khắc họa đƣợc khá nhiều về một xã hội đen tối trƣớc Cách mạng Tháng
Tám và những bạn đọc nhỏ tuổi, cả với những ngƣời có ý định cầm bút viết
văn mà ít từng trải sự đời, còn có thể xem đây là một mảng tƣ liệu, một mảng
kiến thức về nông thôn ta cách đây hơn bốn mƣơi năm, khá bổ ích” [2, tr.11].
Tác giả Trần Bảo Hƣng viết về Tuổi thơ im lặng nhƣ sau: “Với những
tình cảm chân thành và một lối văn giàu chất tạo hình, những trang viết của
Duy Khán đã tạo nên đƣợc sự đồng cảm, đồng điệu trong tâm hồn ngƣời đọc.
Nỗi buồn trong văn anh thực thấm thía và niềm vui cũng không phải dễ
dãi…” [6, tr.9].
Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét: “Duy Khán đã dùng một lối văn chắt
chiu, ngắn gọn, độc đáo (…). Đọc văn Duy Khán, ta nhƣ đƣợc xối những gầu
nƣớc của những cái giếng khơi, càng xối càng thấy mát, mát từ ngoài da vào
tận trong ngƣời theo dòng cảm xúc, ở nhiều chỗ, Duy Khán cũng tìm ra đƣợc
cách diễn đạt gợi cảm, đúng và thích hợp với tâm lý tuổi thơ” [1, tr.24].
Trong Giáo trình Văn học trẻ em, Lã Thị Bắc Lý khi nói về quá trình
hình thành và phát triển của văn học trẻ em Việt Nam từ 1986 đến nay đã
đánh giá khái quát: “Khi chiến tranh đã đi qua, đƣợc sống với riêng mình, ý
thức về “cái tôi” thức dậy, con ngƣời ta bỗng có cảm hứng tìm lại mình. Đó
cũng là lúc Đảng kêu gọi đổi mới tƣ duy. Từ chỗ lấy điểm nhìn của xã hội làm
hệ quy chiếu, văn học chuyển sang cái nhìn đời tƣ, thế sự, lấy số phận con
ngƣời để đánh giá hiện thực, và nhìn nhận lại quá khứ” [13, tr.15]. Chính trên
cơ sở đó, tác phẩm Tuổi thơ im lặng ra đời.
Khóa luận tốt nghiệp của Trƣơng Thanh Huyền (2012, Trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2) đã đi sâu nghiên cứu: Hiệ q ả nghệ th ật phương thức

4


hoán dụ trong hồi kí T ổi thơ im lặng của nhà văn D y Khán. Khóa luận
tốt nghiệp của Chu Thị Thắm (2016, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2) lại

đi sâu tìm hiểu: Hình tượng con người và làng q ê trong tác phẩm T ổi thơ
im lặng của D y Khán.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về hồi kí Tuổi thơ im lặng chủ
yếu là những đánh giá, nhận định chung mang tính khái quát, gợi mở cho việc đi
sâu tìm hiểu tác phẩm. Một vài khóa luận đại học đi sâu tìm hiểu một số khía
cạnh trong nội dung hoặc nghệ thuật của hồi kí. Vì vậy, tiếp thu gợi ý của những
công trình đi trƣớc, trong khóa luận này, chúng tôi triển khai đề tài Hoài niệm
t ổi thơ trong hồi kí T ổi thơ im lặng của D y Khán. Khóa luận mong muốn
tiếp tục lí giải về thể loại hồi kí và những đóng góp của nhà văn Duy Khán đối
với thể loại hồi kí trong đời sống văn xuôi Việt Nam đƣơng đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi là hồi kí Tuổi thơ im lặng do nhà
xuất bản Kim Đồng ấn hành.
-Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung làm rõ hoài niệm tuổi thơ
trong hồi kí Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán ở các phƣơng diện:
+ Kí ức về gia đình
+ Kí ức về cảnh sắc thiên nhiên làng quê
+ Kí ức về phong tục của một làng quê giàu bản sắc văn hóa
+ Kí ức về những năm tháng nhọc nhằn của đất nƣớc
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Khóa luận là tập trung nghiên cứu về hoài niệm tuổi thơ
của nhà văn Duy Khán trong hồi ki Tuổi thơ im lặng. Từ đó, nhận diện về đặc
trƣng của thể loại hồi kí. Đồng thời, Khóa luận tiếp tục khẳng định đóng góp
của Duy Khán đối với thể loại hồi kí trên văn đàn Việt Nam đƣơng đại.

5


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của Khóa luận bao gồm:
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết của thể loại hồi kí: khái niệm, đặc
trƣng cơ bản, phân biệt hồi kí với các tiểu loại khác của thể kí.
- Lí giải kí ức của nhà văn Duy Khán về gia đình, quê hƣơng, đất nƣớc
trong những năm tháng tuổi thơ. Từ đó, thấy đƣợc tình cảm sâu nặng mà nhà
văn dành cho con ngƣời và quê hƣơng của mình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp liên ngành
6. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của Khóa
luận gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Giới thuyết chung
Chƣơng 2. Sự thể hiện hoài niệm tuổi thơ trong hồi kí Tuổi thơ im lặng
của Duy Khán
Chƣơng 3. Một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện hoài niệm tuổi thơ
trong hồi kí Tuổi thơ im lặng của Duy Khán

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Một số vấn đề lý thuyết về thể loại hồi kí
1.1.1. Khái niệm hồi kí
Hồi kí là một thể loại thuộc loại hình kí - loại hình văn học trung gian
nằm giữa báo chí và văn học. Hồi kí ra đời rất sớm, từ thời cổ Hi Lạp. Hồi ức
của Kxê-nô-phôn và Xô-cơ-rát và những ghi chép của ông về các cuộc hành
quân của ngƣời Hi Lạp (thế kỉ V TCN) thƣờng đƣợc coi là những tác phẩm

hồi kí cổ xƣa nhất.
Giải thích khái niệm hồi kí, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã căn cứ
vào nhiều góc độ khác nhau. Có tác giả dựa vào nội hàm nghĩa của từ “hồi kí”
để nêu khái niệm, có ngƣời dựa vào đặc trƣng thể loại, hoặc dựa vào cách kể
chuyện của thể loại này để nêu ra khái niệm. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu
khá thống nhất ở điểm cơ bản: hồi kí là tái hiện quá khứ gắn với ngƣời thật,
việc thật, tác giả chính là ngƣời trong cuộc hoặc chứng kiến...
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê): “Hồi kí là thể văn ghi lại những
điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc” [16, tr.591].
Từ điển văn học (bộ mới) quan niệm: “Hồi kí là sáng tác thuộc nhóm
thể tài kí, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực
xảy ra trong quá khứ mà tác giả chứng kiến” [3, tr.646 - 647].
Các tác giả cuốn Lí luận văn học (nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm) cho
rằng: “Hồi kí là thể loại ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua do đƣơng sự
thực hiện, cũng là một hình thức văn học riêng tƣ, mình nói về mình, một
dạng tự truyện của tác giả” [18, tr.379 - 380].
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: hồi kí là “một thể loại thuộc loại
hình kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là ngƣời
tham dự hoặc chứng kiến [4, tr.152].

7


Nhƣ vậy, những quan niệm trên về cơ bản đều dựa theo hình thức chiết
tự từ Hán Việt: hồi là quay trở lại, kí là ghi chép những điều chứng kiến. Đây
là cách lý giải ngắn gọn, dễ hiểu cho số đông ngƣời đọc.
Để thuận lợi cho nghiên cứu, trong Khóa luận này, chúng tôi thống nhất
theo quan niệm về hồi kí của Từ điển thuật ngữ văn học: hồi kí là “một thể
loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác
giả là ngƣời tham dự hoặc chứng kiến” [4, tr.152].

1.1.2. Đặc trưng của thể loại hồi kí
Hồi kí ghi chép sự việc diễn ra trong quá khứ nên một trong những đặc
trƣng cơ bản nhất là tính xác thực của đối tƣợng miêu tả và tính trung thực
của ngƣời hồi tƣởng. Chính yêu cầu cao về tính xác thực trong hồi kí nên
ngƣời viết hồi kí hay ngƣời trần thuật phải là ngƣời trong cuộc, kể lại những
việc đã xảy ra trong quá khứ mà bản thân đã tham dự hoặc chứng kiến, thậm
chí lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình. Tác giả là ngƣời tham dự hoặc chứng
kiến nên xét về bản chất, thông tin trong hồi kí đều mang tính xác thực cao,
rất ít yếu tố hƣ cấu. Ở phƣơng diện này, hồi kí hấp dẫn ngƣời đọc bởi những
tƣ liệu có giá trị về bản thân ngƣời viết, về không khí thời đại, các sự kiện lịch
sử trong quá khứ mà cuốn hồi kí đó dựng lên. Bởi vậy, viết hồi kí không phải
là sự lựa chọn của số đông nhà văn, viết hồi kí là sự “đấu tranh để viết ra”, là
“một cuộc mổ xẻ toàn diện” mà ngƣời viết phải thật sự dũng cảm.
Hồi kí mang tính chủ quan của ngƣời kể chuyện quá khứ. Vì sự thật xảy
ra đã có độ lùi vào quá khứ, cho nên ngƣời chứng kiến hoặc tham dự không
thể nhớ lại tƣờng tận, không thể bao quát hết mọi diễn biến sự việc, nhất là sự
việc đã xảy ra quá lâu. Đồng thời, bản thân ngƣời viết hồi kí luôn đƣợc trình
bày mô tả ở bình diện thứ nhất. Vì thế, hồi kí thƣờng khó tránh khỏi tính chủ
quan của ngƣời viết. Có nghĩa là, trong hồi kí cũng có yếu tố hƣ cấu. Tuy
nhiên, hƣ cấu ở đây đƣợc hiểu với nghĩa là nhà văn có thể sử dụng những

8


hình thức không xác định. Nghĩa là không phải bịa đặt hay thêm thắt vô căn
cứ mà là cả một quá trình lựa chọn, sắp xếp và tổ chức các tƣ liệu, chi tiết dữ
kiện, với mục đích trình bày hiện thực một cách chân thực, đúng với bản chất
của nó. Hơn nữa, tính chủ quan của hồi kí còn do sự nhìn nhận, đánh giá của
ngƣời viết. Hiện thực phản ánh trong hồi kí là hiện thực đƣợc lựa chọn, và
gây ấn tƣợng sâu sắc với ngƣời kể nên nó luôn ám ảnh, buộc phải viết ra, phải

giải tỏa. Hiện thực ấy đƣợc tái hiện với một trạng thái cảm xúc riêng, đƣợc
nhìn nhận, đánh giá lại bằng nhận thức chủ quan và bằng kinh nghiệm sống
của ngƣời viết. Do vậy, ngƣời viết hồi kí khi tái hiện hiện thực không giữ thái
độ khách quan nhƣ các sử gia. Hiện thực trong hồi kí cũng không thể so với
các tƣ liệu gốc, các chứng tích mang tính lịch sử mà nó chỉ là một phần cơ sở
để xác minh hiện thực trên phƣơng diện lịch sử. Điều quan trọng nhất, thông
qua các sự kiện, các chi tiết liên quan đến tiểu sử, cũng nhƣ qua cách đánh
giá, nhìn nhận, thái độ tình cảm trƣớc những gì đƣợc kể đến, tác giả hồi kí
gián tiếp bộc lộ mình trong tính khuôn khổ của sự thật lịch sử, qua đó làm
tăng thêm ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Xét ở phƣơng diện nghệ thuật, một trong những đặc trƣng nổi bật nhất
của thể hồi kí là cách kể chuyện theo dòng hồi tƣởng, nhớ đến đâu kể đến đó
và thƣờng không sử dụng thủ pháp cốt truyện. Tác giả có thể hồi tƣởng lại
quá khứ theo trật tự thời gian tuyến tính, từ quá khứ xa đến quá khứ gần. Tuy
nhiên, trong tác phẩm hồi kí, dòng hồi ức cũng có thể bị đảo lộn không theo
một quy luật khách quan mà chịu sự tác động của ý thức - tác giả. Có nghĩa
là, sự phản ánh hiện thực trong hồi kí đƣợc tuân theo quy luật riêng của dòng
hồi tƣởng. Quy luật dòng hồi tƣởng này còn gọi là “dòng ý thức”. Nhìn từ đặc
trƣng thể loại, “dòng ý thức” là một thuật ngữ chỉ một xu hƣớng tiểu thuyết
khởi điểm từ đầu thế kỉ XX ở phƣơng Tây, có khả năng tái hiện trực tiếp đời
sống nội tâm, xúc cảm và liên tƣởng ở con ngƣời. Ở Việt Nam, sau 1986, kỹ

9


thuật dòng ý thức trở nên phổ biến ở nhiều thể loại. Riêng với hồi kí, thủ pháp
này không đƣợc sử dụng nhƣ một kỹ thuật mà là cơ chế tự nhiên của dòng hồi
tƣởng, xuất phát từ cách kể tự thân, vốn có của hồi kí. Trong quá trình vận
động, phát triển của hồi kí, các tác giả đã ý thức phát huy cơ chế này, góp
phần tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời đọc trong nghệ thuật trần thuật của

tác phẩm hồi kí.
1.1.3. Phân biệt hồi kí với các tiể loại khác của kí
Về hồi kí và nhật kí, theo nhóm tác giả Từ điển thuật ngữ văn học: “xét
về phƣơng diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện đƣợc ghi lại về tính chính
xác của sự kiện, về góc độ và phƣơng thức diễn đạt, hồi kí có nhiều chỗ gần
với nhật kí” [4, tr152]. Từ điển Văn học (bộ mới) quan niệm: “Hồi kí gần nhật
kí ở hình thức giãi bày, ở chỗ không dùng thủ pháp cốt truyện, ở cách kể
thƣờng theo thứ tự thời gian, ở việc chú ý đến các sự kiện mang tính tiểu sử”
[3, tr.646-647].
Có thể khẳng định rằng, giữa hai thể tài này có đƣờng biên gần nhau ở
hình thức giãi bày, ở việc không dùng các thủ pháp cốt truyện và đều chú ý
đến các sự kiện mang tính tiểu sử. Song, nhật kí là dạng trần thuật từ ngôi thứ
nhất số ít dƣới hình thức những ghi chép sự kiện đang diễn ra hàng ngày, có
đánh số ngày tháng, không hƣ cấu; ghi lại các sự kiện đời tƣ đồng thời bộc lộ
những cảm xúc, suy tƣ của bản thân chứ không chủ đích viết cho công chúng;
trong khi hồi kí có thể bao gồm sự tái cấu trúc, sắp xếp sự kiện rời rạc không
liền mạch trong trí nhớ của tác giả, và có thể có hƣ cấu. Hồi kí và nhật kí đều
là những chuyện đời tƣ, nhƣng hồi kí đƣợc viết theo chiều nghịch của thời
gian, hƣớng về dĩ vãng với cảm hứng hồi cố, còn nhật kí đƣợc viết theo chiều
thuận, ghi lại những sự kiện và cảm xúc hàng ngày. Hồi kí có tính tổng kết và
lý giải còn nhật kí có tính thời sự và thƣờng dang dở, ít khái quát, bởi thời
gian sống và viết gần nhƣ đồng thời. Nếu hồi kí viết ra nhằm giãi bày, thú

10


nhận với ngƣời khác, thiên về hƣớng ngoại thì nhật kí là lối viết thầm kín cho
riêng mình, có tính riêng tƣ và hƣớng nội.
Về hồi kí và tự truyện, nội hàm hai khái niệm này rất gần nhau nhƣng
không hoàn toàn trùng khít. Từ điển Văn học (bộ mới) phân biệt: “Hồi kí có

thể chỉ ghi lại những sự kiện về một thời kì lịch sử, mà tác giả không phải là
nhân vật chính; còn tự truyện kể chuyện của cái “tôi” tác giả. Tự truyện
không phải một tập hợp những kỉ niệm tản mạn, mà đƣợc bố trí nhƣ một
truyện, một tiểu thuyết” [3, tr.1906]. Nhƣ vậy, hồi kí và tự truyện đều đề cập
đến những gì thuộc về quá khứ. Cơ chế của ngƣời viết hồi kí và tự truyện đều
hƣớng về dĩ vãng, đều có cảm hứng tổng kết và lý giải, đều đƣợc viết ra cho
ngƣời khác đọc để bộc bạch cái tôi, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Xét về bản
chất, tự truyện mang đặc trƣng của truyện, giàu tính miêu tả, chú ý đến nghệ
thuật kể, còn hồi kí mang đặc trƣng của kí, nặng về tính sự kiện, tính xác
thực. Tự truyện xuất phát từ nhu cầu lý giải bản thân nhiều hơn, từ nhu cầu đó
để tập trung vào quá trình hình thành nhân cách và lịch sử thế giới nội tâm
của mình trong sự tƣơng tác với thế giới bên ngoài, còn hồi kí chỉ xuất hiện
khi ngƣời ta có cảm hứng hồi cố, có nhu cầu trục vớt quá khứ khi nó đòi đƣợc
hiện diện trong hiện tại, thỏa mãn mong muốn xét lại lịch sử. Do vậy, tự
truyện có cái tôi hiện tại, hồi kí không có cái tôi hiện tại và thông thƣờng hồi
kí cần có độ lùi thời gian hơn, đủ cho kí ức sống lại, đong đầy một niềm tiếc
nuối, hiện thực bị khuất lấp đƣợc trình ra.
Về hồi kí và các dạng thức tự thuật. Tiểu thuyết tự thuật là dạng tiểu
thuyết sử dụng những “câu chuyện cuộc đời” có thật để làm chất liệu sáng tạo
nghệ thuật. Trong tiểu thuyết tự thuật, ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” đồng nhất
với tác giả, kể chuyện về đời mình, kể cả chuyện riêng tƣ, trong đó có cả sự
hƣ cấu về những câu chuyện liên quan đến đời mình. Nhƣ vậy, đƣờng biên
giữa tiểu thuyết tự thuật với hồi kí thật nhạt nhòa. Hồi ức và sáng tạo, sự thật

11


và hƣ cấu, cái riêng và cái chung luôn có nguy cơ lẫn vào nhau, thâm nhập
vào nhau ở hai thể loại này. Tuy nhiên, dựa vào những nét khu biệt, ta vẫn
nhận ra ranh giới giữa tiểu thuyết tự thuật và hồi kí. Tiểu thuyết tự thuật tuy

dựng lại cuộc đời của ngƣời đó, trong thời đại đó nhƣng đã hƣ cấu hóa, còn
hồi kí là dựng lại gƣơng mặt quá khứ trong đó có cuộc đời của mình với
những chi tiết tiểu sử, đời tƣ không có sự hƣ cấu. Bản chất sự thật trong tiểu
thuyết tự thuật ở đây là cái giống, có khi là “phiên bản” của sự thật, tác giả là
ngƣời không chịu trách nhiệm về điều đó. Còn hồi kí, nếu có hƣ cấu thì đó
cũng chỉ là cách để chuyển tải sinh động cái sự thật. Xuất phát điểm của hồi
kí không phải sáng tạo nghệ thuật mà cốt để nhớ lại, viết lại quá khứ và cuộc
đời của tác giả, còn tiểu thuyết tự thuật là sự sáng tạo của nhà văn.
Ngoài ra, xét về phƣơng diện tƣ liệu, tính xác thực và không có hƣ cấu,
hồi kí lại gần với văn xuôi lịch sử, tiểu thuyết khoa học. Song, nếu các thể
loại này hƣớng vào tính nghiêm ngặt của sự thực và nghiên cứu, phân tích các
tƣ liệu một cách toàn diện, thì ngƣời viết hồi kí chỉ tiếp nhận và ghi chép phần
hiện thực mà tác giả nhìn rõ hơn trên cơ sở những ấn tƣợng và hồi ức riêng
trực tiếp của mình. Vì vậy, trong toàn bộ tác phẩm hồi kí có sự nổi trội của
bản thân ngƣời viết hoặc cái nhìn của bản thân ngƣời viết vào tất cả những gì
đƣợc kể lại, miêu tả lại.
Nhìn chung, trong sự phát triển của thể hồi kí, đƣờng biên thể loại
không tuyệt đối, bản thân tác phẩm hồi kí luôn có sự xâm nhập, dung hợp các
thể tài, thể loại khác. Chính sự giao thoa giữa các thể loại khiến tác phẩm hồi
kí càng đƣợc chắp thêm đôi cánh vƣơn ra những chân trời mới của việc tái
hiện hiện thực. Nó đồng thời cũng thể hiện tính hiện đại, năng động, linh hoạt
của thể loại kí nói chung trong thời kì mở rộng và đổi mới tƣ duy nghệ thuật
của những năm sau 1975. Tuy vậy, văn bản hồi kí dù có tính tự do (do tính
chủ quan của hồi ức) hoặc dẫu khó xác định đƣờng biên thể loại thì cũng
không thể nằm ngoài khung đặc trƣng thể loại.

12


1.2. Thể loại hồi kí trong đời sống văn xuôi Việt Nam đƣơng đại

Sau 1975, hồi kí thực sự góp phần đáng kể trong việc tạo lập một diện
mạo riêng trên văn đàn Việt Nam. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự
phát triển của hồi kí là điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam đƣơng đại. Nhìn từ
bối cảnh xã hội - văn hóa, trong xu thế hội nhập toàn cầu, đời sống văn học có
nhiều chuyển đổi, hồi kí cũng không đứng ngoài lề. Đất nƣớc hòa bình, xã hội
có nhiều biến đổi, tâm tƣ, tình cảm, suy nghĩ của con ngƣời, đặc biệt là của
ngƣời nghệ sĩ cũng đổi khác. Bên cạnh vấn đề vận mệnh dân tộc, vấn đề số
phận cá nhân đƣợc đặt ra gay gắt. Ý thức cá nhân thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ.
Những vấn đề thuộc về cá nhân, riêng tƣ từ trƣớc bị kìm nén, bị giấu đi trong
cái chung, trong nhân danh cái cộng đồng đƣợc chú ý khai thác và đào sâu. Ý
thức của con ngƣời cá nhân với những nhu cầu, khát vọng đời thƣờng mang
tính bản năng đƣợc đánh thức. Văn học hƣớng đến cảm hứng thế sự, đời tƣ để
thỏa mãn thị hiếu, nhu cầu cấp thiết của độc giả. Đặc biệt, văn nghệ sĩ vốn
nhạy cảm với những biến thiên của cuộc đời, hành trình sáng tạo cũng nhiều
thay đổi, họ có nhu cầu nhìn lại chính mình, khẳng định vai trò, vị thế cá nhân
trong xã hội, trong văn chƣơng. Trƣớc những nhu cầu này, sức mạnh của một
tác phẩm văn học không còn ở chỗ khối lƣợng hiện thực đƣợc ghi chép, phản
ánh mà còn đòi hỏi nhà văn phải thể hiện đƣợc những nghiền ngẫm, tình cảm
và chiều sâu tƣ tƣởng của mình. Đòi hỏi này là thế mạnh của hồi kí, nhất là
hồi kí văn học. Hồi kí vốn là sự hồi cố lại những gì nhà văn đã trải qua trong
quá khứ, thế nhƣng, tất cả những hồi ức đó chỉ là đƣờng viền, là cái cớ để đƣa
ra những nhận xét, đánh giá, trăn trở, suy ngẫm và bộc lộ những quan điểm tƣ
tƣởng của chính nhà văn. Nói đúng hơn, hồi kí viết về cái hôm qua để suy xét
cái hôm nay, để ngƣời đọc nhận ra bao bộn bề của thế sự đời thƣờng…
Bên cạnh sự phát triển của truyện ngắn, tiểu thuyết với những bứt phá
trong cách tân thể loại, hồi kí cũng đi tìm cho mình mảnh đất để dụng võ với

13



cả số lƣợng đông đảo về tác giả, tác phẩm cũng nhƣ những dấu ấn về nội
dung và nghệ thuật của thể tài trong hành trình phát triển. Hồi kí đã đáp ứng
đƣợc nhu cầu cần hiểu, cần đánh giá lại một thời đại đã qua của lịch sử văn
học, chiêm nghiệm lại quá khứ của bản thân ngƣời viết và độc giả. Sự chuyển
biến của tƣ duy văn học sau 1975 đƣợc thể hiện ở khuynh hƣớng “phi sử thi
hóa”, đƣa văn học trở lại với “quỹ đạo” đời thƣờng. Các thể loại văn học phát
triển mạnh mẽ và đều có vị trí trọng yếu. Nằm trong dòng mạch đó, hồi kí
phát triển đáp ứng nhu cầu vận động tự thân của văn học. Hơn thế nữa, văn
học giai đoạn từ 1975 đến nay đã có một đội ngũ sáng tác trải nghiệm từ thời
chiến bƣớc vào thời đổi mới với bao va đập qua những bƣớc ngoặt lịch sử.
Nhu cầu viết về mình, về thế hệ mình, về những vinh quang thăng trầm quá
khứ trở nên bức thiết. Hồi kí ra đời nhƣ một tổng kết cuộc đời mình, để sống
lại một lần nữa cuộc đời đã sống, để khách quan nhìn nhận, đánh giá lại chính
cuộc đời mình bằng sự trải nghiệm của bản thân. Nói cụ thể hơn, viết hồi kí là
nhu cầu để nhà văn giải tỏa những ẩn ức bởi sự giục giã, thôi thúc từ bên
trong. Tất cả điều này đã khiến cho hồi kí phát triển mạnh mẽ.
Diện mạo hồi kí sau 1975 khá phong phú với nhiều phong cách, với sự
tập hợp nhiều thế hệ. Đóng góp lớn cho thành tựu hồi kí giai đoạn này là thế
hệ các nhà văn tiền chiến, từng sáng tác trƣớc Cách mạng, thuộc các khuynh
hƣớng. Tham dự với vai trò chủ đạo trong nhiều chặng đƣờng văn học, có mặt
trong những sự kiện trọng đại của đất nƣớc qua những biến thiên lịch sử, nhu
cầu viết hồi kí trở nên bức thiết đối với thế hệ này. Đây là thế hệ trải qua
nhiều thăng trầm trong cuộc đời cũng nhƣ sáng tác văn chƣơng. Thế hệ này
cũng đến độ “tri thiên mệnh”, có nhiều đóng góp cho văn học nƣớc nhà, muốn
nhìn lại chính mình và thế hệ của mình qua những biến đổi lớn lao. Nhiều
thiên hồi kí tái hiện các giai đoạn lịch sử - xã hội - văn học qua các thời kì,
giàu tính thẩm mỹ, đƣợc cộng đồng văn học đón nhận.

14



Nhắc tới thành tựu của thể loại hồi kí sau 1975 là nhắc tới các tác phẩm
tiêu biểu nhƣ Miền thơ ấu (Vũ Thƣ Hiên), Tuổi thơ im lặng (Duy
Khán), Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Cát bụi chân ai, Chiều chiều
(Tô Hoài), Đặng Thai Mai hồi ký (Đặng Thai Mai), Từ bến sông
Thƣơng (Anh Thơ), Hồi ký song đôi (Huy Cận), Nhớ lại một thời (Tố
Hữu)…Với những tác phẩm này, cái tôi của ngƣời viết hiện diện rất sắc nét
qua cảm hứng nhận thức, đánh giá lại những gì đã trải nghiệm bằng điểm nhìn
từ hiện tại. Những chi tiết tự truyện, thái độ chủ quan của ngƣời trần thuật
chứa đựng nhu cầu khẳng định giá trị của kinh nghiệm cá nhân.
Trong thành tựu chung của hồi kí sau 1975, số lƣợng tác giả của phong
trào Thơ mới tham gia khá nhiều. Những tác phẩm hồi kí ra đời ghi lại cả một
khoảng trời về tuổi thơ, về quê hƣơng, gia đình, về những sự kiện lịch sử in
đậm trong hồi ức nhƣ Nửa đêm sực tỉnh (Lƣu Trọng Lƣ), Những gƣơng mặt
đáng yêu (Nguyễn Xuân Sanh), Hồi ký Song Đôi (Huy Cận). Đặc biệt các nhà
thơ nữ cũng làm mới diện mạo hồi kí bằng những tác phẩm đậm tính nữ nhƣ
Hồi ký Anh Thơ, hồi kí Núi Mộng Gƣơng Hồ (Mộng Tuyết)… Nhìn chung,
sau năm 1975, thể loại hồi kí có những điều kiện thuận lợi để phát triển và đạt
nhiều thành tựu rực rỡ, góp phần không nhỏ vào việc thay đổi diện mạo của
văn xuôi Việt Nam đƣơng đại.
1.3. Tác giả Duy Khán và hồi kí T ổi thơ im lặng
1.3.1. Nhà văn D y Khán
Duy Khán là nhà văn gốc Bắc Ninh, trƣởng thành trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Trong sự nghiệp cầm bút của
mình, Duy Khán viết báo nhiều hơn sáng tác văn học. Tuy vậy, nhà văn cũng
có vị trí nhất định trong văn xuôi Việt Nam sau 1975.
Nhà văn Duy Khán tên khai sinh là Nguyễn Duy Khán, sinh ngày 6 tháng
8 năm 1934, tại thôn Sơn Trung, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh,

15



trong một gia đình nông dân nghèo. Thời niên thiếu, ông đi học trong vùng
Pháp kiểm soát. Năm 15 tuổi ông bỏ dở việc học, theo hai anh trai là Nguyễn
Đình Thƣ và Nguyễn Đình Thả trốn ra vùng Việt Minh kiểm soát để nhập ngũ.
Do có nền tảng học vấn tốt so với thời bấy giờ, thay vì tham gia chiến đấu, Duy
Khán đƣợc đơn vị phân công dạy học, rồi làm phóng viên chiến trƣờng cho
chƣơng trình Phát thanh Quân đội. Năm 1972, ông làm biên tập viên ở Tạp chí
Văn nghệ Quân đội. Sau khi nghỉ hƣu với cấp bậc Đại tá, Duy Khán về Hải
Phòng sống cùng gia đình ở phố Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân. Ông từng là
Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Duy
Khán mất ngày 29 tháng 1 năm 1993 tại thành phố Hải Phòng.
Ở cƣơng vị nào, Duy Khán cũng năng nổ hoạt động. Những năm chiến
tranh, nhà văn có mặt hầu hết trên các chiến trƣờng lớn, từ Điện Biên đến
đƣờng 9 - Nam Lào. Nhà văn Nguyễn Đức Mậu kể rằng: “Gặp Duy Khán, lúc
nào cũng thấy anh đeo súng ngắn, và cái máy ghi âm, cái sắc cốt cứ kè kè bên
ngƣời” [9, tr.6]. Duy Khán còn có thời gian khá dài công tác ở quần đảo
Trƣờng Sa. Vì đi nhiều, lại làm biên tập viên tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội
nên Duy Khán viết ít. Tác phẩm văn chƣơng vẻn vẹn chỉ có mấy tập thơ
mỏng, chủ yếu đƣợc viết những năm chống Mỹ, trong khi đồng nghiệp ở cơ
quan “sáng tác bằng máy rào rào”.
Duy Khán sống cả tin và dễ gần. Bạn bè trong cơ quan, ai cũng yêu quý
nhà văn. Ông không ganh đua với ai mà thƣờng mừng vui trƣớc những thành
công của bạn và chịu nhận thiệt thòi về mình. Căn phòng của Duy Khán ở
Tạp chí Văn nghệ Quân đội chƣa đầy sáu mét vuông nhƣng luôn đông khách
và đầy ắp kỉ niệm. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đến thăm phòng Duy Khán có
ngẫu hứng đọc mấy câu thơ: “Một nhà thơ đi sáu nghìn cây số biển/ Về ở căn
phòng sáu mét vuông…”
Trong sự nghiệp văn học của mình, Duy Khán đã để lại những tác phẩm
tiêu biểu: Trận mới (thơ - 1972), Một tiếng Xa - Ma - Khi (thơ, 1981), Tâm sự


16


ngƣời đi (thơ, 1984), nổi bật nhất là hồi kí Tuổi thơ im lặng (1986). Tuổi thơ
im lặng ghi dấu bƣớc ngoặt lớn trên con đƣờng sáng tác của Duy Khán. Tác
phẩm đƣợc nhận giải thƣởng của Hội Nhà văn năm 1987. Năm 2012, Duy
Khán đƣợc truy tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật.
1.3.2. Hồi kí T ổi thơ im lặng
Trong đời văn Duy Khán, Tuổi thơ im lặng là tác phẩm có vị trí quan
trọng. Tuy là “đứa con ngoài kế hoạch” nhƣng tác phẩm này là tâm huyết của
nhà văn. Nó đã mang lại cho ông giải thƣởng cao quý trong sự nghiệp cầm
bút của mình.
Nguồn cảm hứng lớn lao thôi thúc Duy Khán viết về những kí ức tuổi
thơ đã nằm sâu trong tâm trí chính là nguyện vọng, là sự mong đợi đầy nhiệt
tình từ các con ông. Trong lời tựa Tuổi thơ im lặng, ông viết: “Các con sinh
ra ở một thành phố lao động. Ấy thế mà vì sao các con lại đồng cảm đến mức
vậy. Ví thử các con sinh ra ở những làng quê lam lũ thì sao? Các con giục bố
viết ra, viết nhanh để các con đọc lại nhiều lần” [9, tr.12]. Chính nguyện
vọng chính đáng và da diết của các con, cùng với tình yêu quê hƣơng sâu
nặng, nỗi nhớ tuổi thơ khôn nguôi đã trở thành nguồn cảm hứng thôi thúc
Duy Khán hƣớng ngòi bút đang chạy theo xu hƣớng chung trở về tái hiện
những kỉ niệm tuổi thơ đã nằm sâu và bền chặt trong tâm trí. Vì vậy, Tuổi thơ
im lặng tuy không nằm trong kế hoạch sáng tác của Duy Khán nhƣng nó chứa
đựng tâm huyết của nhà văn, là món quà ông dành tặng các con, các bạn nhỏ
và đặc biệt là tặng những ai đã từng nghèo khó. Những kỉ niệm tuổi thơ trong
tác phẩm đƣợc tính từ thời điểm cậu bé Khán biết nhận thức đến tuổi mƣời
lăm. Tất cả đƣợc tái hiện chân thực và đầy cảm xúc.
Tuổi thơ im lặng xuất bản năm 1986. Vừa mới ra mắt, tác phẩm đã nhận
đƣợc lời khen của những cây bút cùng thời. Nhà thơ Đỗ Trung Lai công tác ở

báo Quân đội nhân dân gọi tập sách là “Văn chiêu hồn” của một thời, của một

17


vùng. Nhà văn Nguyễn Đức Mậu bình luận về Tuổi thơ im lặng: “Lời văn mộc
mạc và cổ nhƣng cốt truyện thì hay, thú vị lắm” [9, tr.8]. Đáng quý hơn, năm
1987, tác phẩm này đã đƣợc nhận giải thƣởng của Hội Nhà văn. Những thành
quả trên thực sự xứng đáng với tâm huyết và công sức mà Duy Khán dành
cho Tuổi thơ im lặng. Cuốn sách nhỏ bé nhƣng nó nhƣ máu thịt của nhà văn,
là lời giãi bày, thủ thỉ chân tình ông dành cho các con và bạn đọc.
Tuổi thơ im lặng tái hiện chân thực những kí ức tuổi thơ nhiều cung bậc
của Duy Khán. Đó là kí ức về gia đình, về thiên nhiên, phong tục làng quê…
Qua những kỉ niệm tuổi thơ đó, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc bức tranh con
ngƣời và thiên nhiên làng quê Bắc Ninh trong những năm tháng khó nhọc của
đất nƣớc, đồng thời thấy đƣợc tình cảm sâu nặng mà Duy Khán dành cho quê
hƣơng xứ sở. Những nội dung đó đƣợc thể hiện qua nghệ thuật kể chuyện hấp
dẫn, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và một giọng điệu nhiều sắc thái. Tất cả đã
tạo nên thành công cho cuốn hồi kí.

18


TIỂU KẾT
Trong văn xuôi Việt Nam sau 1975, cũng nhƣ truyện ngắn, tiểu thuyết,
thể loại hồi kí có sự phát triển mới. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự
phát triển của hồi kí là tình hình lịch sử xã hội Việt Nam sau 1975. Những
thuận lợi của giai đoạn này đã tạo điều kiện cho văn học nói chung, thể loại
hồi kí nói riêng đi sâu khai thác các vấn đề thế sự - nhân sinh, hƣớng tới số
phận cá nhân, bộc lộ tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời mà trƣớc đó không có

điều kiện nói ra. Hồi kí sau 1975 đƣợc đánh dấu bằng những tác phẩm mang
đề tài thế sự, với cảm hứng chiêm nghiệm của ngƣời viết. Thành tựu của hồi
kí đã góp phần thay đổi diện mạo văn học giai đoạn đất nƣớc hòa bình, bƣớc
vào Đổi mới và hội nhập.
Duy Khán là nhà văn gốc Bắc Ninh, trƣởng thành trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Với hồi kí Tuổi thơ im lặng đƣợc
nhận giải thƣởng của Hội Nhà văn năm 1987, Duy Khán đã góp phần vào sự
phát triển của hồi kí giai đoạn sau 1975.
Tuổi thơ im lặng đánh dấu thành công trong sự nghiệp sáng tác của Duy
Khán. Nghiên cứu tác phẩm giúp ngƣời đọc nhận ra những đóng góp của nhà
văn đối với thể loại hồi kí và đánh giá đúng đắn vị trí của ông trong sự phát
triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975.

19


Chƣơng 2. SỰ THỂ HIỆN HOÀI NIỆM TUỔI THƠ
TRONG TUỔI THƠ IM LẶNG CỦA DUY KHÁN
2.1. Kí ức về gia đình
Con ngƣời sinh ra trong cuộc đời này, ai cũng có một tuổi thơ. Tuổi thơ
là khoảng thời gian ta đƣợc sống bên cha mẹ, bên những ngƣời thân yêu với
một tâm hồn vô ƣu, đầy thơ ngây và thuần khiết. Vì thế, khi đã trƣởng thành,
ngƣời ta không nguôi hoài nhớ kí ức tuổi thơ. Tuổi thơ cho ta bao kỉ niệm
đẹp, nâng đỡ tâm hồn ta mỗi khi mệt nhoài bởi cuộc sống hiện tại. Nhƣng
không phải tuổi thơ nào cũng là “thần tiên”. Với những tuổi thơ không may
mắn, con ngƣời chỉ muốn trốn tránh và lãng quên. Song tuổi thơ vẫn là miền
kí ức luôn đƣợc ghi nhớ và trân trọng. Nhà văn Duy Khán cũng vậy. “Đang từ
một ngƣời dễ dãi chạy theo các đề tài thời sự, Duy Khán trở lại với cái phần
kí ức tuổi thơ nằm sâu và đã trở nên bền chặt trong tâm trí”(Vƣơng Trí
Nhàn). Những kỉ niệm tuổi thơ trong mƣời lăm năm đầu đời đƣợc nhà văn

làm sống dậy qua hồi kí Tuổi thơ im lặng. Tác phẩm là món quà tinh thần ông
dành tặng quê hƣơng, tặng các con thân yêu, các bạn nhỏ và đặc biệt là tặng
những ai đã từng nghèo khó.
Tuổi thơ im lặng chứa đựng biết bao kí ức đẹp đẽ của Duy Khán, với nỗi
nhớ da diết, tình thƣơng yêu xen lẫn sự ngậm ngùi, xót xa... Mảng kí ức nào
cũng đầy ắp tình cảm nhƣ vừa mới diễn ra. Trƣớc tiên là kí ức về những
ngƣời thân yêu trong gia đình: bà nội, cha mẹ, anh Thƣ, anh Thả, em Bảng.
Ngƣời đầu tiên phải nhắc tới trong nỗi nhớ của nhà văn là bà nội. Bà nội gần
bảy mƣơi tuổi nhƣng cái nghèo đói, cái vất vả vẫn đeo bám và hằn hiện trên
đôi vai mỏng manh của bà. Bà làm đủ mọi việc, đã vậy còn nuôi em Lĩnh con
chú Chà vì chú thím mất sớm. Trong ánh mắt các cháu, bà hiền hậu nhƣ một
bà tiên. Bà mang đến kho tàng văn học dân gian với biết bao câu ca, lời ru,
câu chuyện cổ tích đầy kì thú. Lời ru ngọt ngào, trầm bổng của bà đã nuôi

20


×