Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thân phận con người trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.34 KB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NG

V N

VŨ THỊ BÍCH HẢI

THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NG

V N

VŨ THỊ BÍCH HẢI

THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:



Th.S NGUYỄN PHƢƠNG HÀ

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Ths.Nguyễn Phương Hà đã
tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam
khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận

Vũ Thị Bích Hải


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận Thân phận con người trong tập truyện
ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư được hoàn thành bời sự cố
gắng, nỗ lực cảu bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths.
Nguyễn Phương Hà cũng như các thầy, cô trong tổ Văn học Việt Nam.
Khóa luận của tôi không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả
khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận

Vũ Thị Bích Hải



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................... 4
3.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 5
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
Chƣơng 1. TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ TRONG ĐỜI
SỐNG V N HỌC ĐƢƠNG ĐẠI ................................................................... 7
1.1 Cuộc đời ...................................................................................................... 7
1.2 Sự nghiệp văn học. ...................................................................................... 8
Chƣơng 2. SỰ THỂ HIỆN THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG TẬP
TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN ............................................................ 17
2.1 Những người đàn ông sống cuộc sống du mục ......................................... 17
2.2 Những người phụ nữ sống cuộc đời bất hạnh ........................................... 22
2.3. Những đứa trẻ bơ vơ, bất hạnh................................................................ 30
Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN
THÂN PHẬN CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN NGỌC TƢ.................................................................................... 36
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 36
3.1.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ............................................................... 36
3.1.2 Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật ...................................................... 39
3.2.1 Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ..................................................... 44
3.2.2 Ngôn ngữ chính xác, giàu hình ảnh. ...................................................... 48
3.3 Giọng điệu ................................................................................................. 51
3.3.1 Giọng điệu lạnh lùng, tỉnh táo ................................................................ 52
3.3.2 Giọng điệu cảm thông, xót thương. ....................................................... 54

KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học sau 1975 cho đến nay, sau hơn bốn mươi năm đã có
những bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu trên nhiều phương diện.
Trong đó thể loại văn xuôi được xem là có thành tựu nổi trội hơn cả, đặc biệt
đây được coi là giai đoạn được mùa của truyện ngắn. Bên cạnh những nhà
văn nổi tiếng như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,… giai
đoạn này có sự góp mặt của nhiều cây bút có thể kể đến những tác giả như:
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh,… gần đây nhất là Nguyễn
Ngọc Tư. Với một sức viết dồi dào và có nhiều sáng tạo, thể nghiệm trong
sáng tác. Nguyễn Ngọc Tư đã tìm được tiếng nói, giọng điệu riêng trên văn
đàn và được công chúng đón nhận.
1.2 Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ xuất hiện trên bầu trời văn học
Việt Nam trong những năm gần đây. Sự xuất hiện của chị đã đem đến cho văn
học đương đại Việt Nam một luồng sinh khí mới. Sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư ghi dấu ấn khó phai trong lòng độc giả ở cách tác giả thể hiện hình ảnh
con người trong tác phẩm. Tác giả không trực tiếp lên án hay bênh vực ai, mà
dùng cách “dìm” nhân vật của mình - những con người bé nhỏ, nghèo khổ
xuống tận đáy cùng của sự bất hạnh. Từ đó mở ra cho họ những con đường
mới, những số phận mới,… Nói cách khác, Nguyễn Ngọc Tư luôn dành sự
quan tâm đặc biệt về thân phận con người. Vấn đề này cho đến nay không
phải là mới song dưới sự quan sát nhạy bén, tinh tế của mỗi nhà văn, thân
phận con người lại hiện lên với nhiều biểu hiện khác nhau.
1.3 Hầu hết nhân vật trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đều
mang số phận khổ cực, bất hạnh, luôn đi tìm chính mình và khao khát cuộc
sống mới nhưng không dễ tìm thấy: “Họ có nhà để về chúng tôi thì không. Họ

sống giữa chòm xóm đông đúc, chúng tôi thì không. Họ ngủ với những giấc

1


mơ đep, chúng tôi thì không…”. [22; 178]. Đóng góp này cho thấy chân dung,
thân phận con người trong thời đại mới hiện lên chân thực và sâu sắc hơn.
Qua đó khắng định vị trí, tài năng và phong cách riêng của nhà văn Nam Bộ
được coi là “Đặc sản miền Nam”.
Đó là những lí do khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Thân
phận con người trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư thực sự xuất hiện và được chú ý trên văn đàn Việt
Nam năm 2000, sau khi đạt giải nhất cuộc thi “Văn học tuổi 20” (lần thứ hai)
của Nhà xuất bản Trẻ, Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Tuổi Trẻ.
Từ đó đến nay chị đã cho ra đời nhiều tác phẩm và gây được tiếng vang lớn
đối với bạn đọc.
Báo Văn nghệ số 39, ngày 24/09/2005, tác giả Hoàng Thiên Nga với
bài viết: Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận, tác giả cho rằng:
“Điều đáng nói là truyện quá hay và độc giả nào cũng thèm, cũng tha thiết cần
cái sự hay ấy”. Hoàng Thiên Nga đánh giá cao tài năng, phẩm chất của nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư và đưa ra nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư: “Các nhân vật trong truyện đầy tính thiện nhưng cái vòng
luẩn quẩn của đói nghèo, dốt nát, lam lũ và điều kiện sống nghèo túng, ngộ
ngạt, xô đẩy, người này là nạn nhân của người kia,…” [8; 1]
Trong bài Cánh đồng bất tận lệ rơi sau những khuôn hình, tác giả Hồ
Kiên Giang đánh giá truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư viết về “cuộc sống trôi dạt
trên sông nước với những cảnh đời vươn lên từ nghịch cảnh đói nghèo của
con người miền Tây Nam Bộ mộc mạc chân quê” [3; 1]. Đồng thời tác giả

còn nhấn mạnh: Trong tác phẩm cuộc sống và văn hóa của con người Nam Bộ

2


hiện lên với tất cả vẻ nguyên sơ, chân thực mà không có chút hư cấu, gọt rũa
của người viết.
Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhà nghiên cứu Phạm Xuân
Nguyên cho rằng: “Cánh đồng bất tận là một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực
của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện cuộc sống, khơi sâu vào
thân phận con người. Viết được một truyện như thế chứng tỏ Tư có tài năng
văn chương và có lòng thương người. Đúng vậy, thương người bằng những
nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối
chồng chéo lên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người” [14;
1]. Quả là Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào thân phận con người, khai thác tình
người. Ở đó, chị bộc lộ cái nhìn nhân văn về con người, về cuộc sống. những
điều chị viết không mới nhưng “đã bắt đầu chạm vào những vỉa tầng cuộc
sống của vùng đất cô sống và viết văn. Dữ dội và nhân tình, văn Tư bắt đầu là
như thế” [15; 1].
Tác giả Trần Hữu Dũng nhận xét về văn của Nguyễn Ngọc Tư: “Cái
mới trong văn Nguyễn Ngọc Tư chính là cái cũ, cái lạ ở cô là tài khui mở
những sinh hoạt thân thuộc trước mắt. Nguyễn Ngọc Tư không “vén màn”
cho người đọc thấy cái chưa từng thấy, cô không dẫn dắt ta khám phá những
ngõ ngách của nội tâm mà ta chưa từng biết (một điều cũng rất cần, nhưng để
những nhà văn khác). Cô chỉ đưa ra một tấm gương rất trong, thật sáng, để
chúng ta nhìn thấy những sinh hoạt tình tự rất thường. Và qua đó lạ thay như
một tiếng đàn cộng hưởng, ta khám phá cái phong phú của chính đời ta” [2;1].
Nhà văn Nguyên Ngọc cũng có chung nhận xét Nguyễn Ngọc Tư thuộc
về “một cái gì đó đã cũ, một thế giới tinh thần và giá trị đã ổn định”. Ông cho
rằng nếu muốn xếp loại các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thì cũng phải khó

lắm, bởi vì: “Đã có một thứ thang bậc tương đối ổn định để xếp cây bút này

3


vào đó…” [25; 1]. Nét nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính
là cái nhìn nhân ái về con người.
Điểm lại các nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn Dạ Ngân còn
gọi đó là “quặng” Ngọc Tư. Nghĩa là thế mạnh để chị khai thác, là nguồn
năng lượng dồi dào, là bản sắc làm nên thành công tác giả, là yếu tố hấp dẫn
người đọc.
Tìm hiểu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn Nguyễn Hữu Quý
nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư cũng viết về cái xấu. Nhưng sau những dòng văn
quằn quại ấy là thông điệp mà Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi đến chúng ta:
Trong cuộc sống này những người tốt, những người vô tội chưa chắc đã được
sống đàng hoàng, được đền đáp xứng đáng, được hưởng hương vị ngọt ngào
của cuộc đời. Xã hội phải thiết lập sự công bằng, và phải biết bảo vệ nâng niu
cái tốt. Cũng cần nhớ rằng kẻ xấu, cái ác vẫn còn nhởn nhơ, có mặt mọi nơi”.
Thời gian gần đây, tác giả Hoàng Đăng Khoa có bài viết: “Cánh đồng
bất tận - từ góc nhìn nữ quyền” (đăng trên Vanvn.net - 14/03/2012). Dưới
góc nhìn này tác giả cho rằng tác phẩm là khúc bi ca về thân kiếp đàn bà và là
khúc tụng ca về nhân vật nữ chính tận thiện tận mỹ. Từ góc nhìn nữ quyền
chúng ta thêm nhận diện đầy đủ tính hiện đại của Cánh đồng bất tận.
Nhìn chung đa số đều khẳng định: truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ẩn sâu
nỗi niềm của một con người đất Mũi với cái nhìn nhân ái về con người. Tuy
các bài viết phần đa tác giả dù ít nhiều đề cập đến vấn đề thân phận con người
ở một số phương diện như người nông dân, số phận người phụ nữ,… Riêng
vấn đề thân phận con người thì cho đến nay những bài nghiên cứu chỉ dừng
lại khảo sát lẻ tẻ hoặc mang tính chất gợi mở. Kế thừa những người đi trước
chúng tôi quyết định chọn đề tài: Thân phận con người trong tập truyện

ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

4


3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ quan niệm nghệ thuật về con người, chúng tôi hướng tới tìm hiểu
Thân phận con người trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của
Nguyễn Ngọc Tư. Qua đó khẳng định giá trị tác phẩm, đặc biệt là những đóng
góp của nhà vawntrong việc khám phá, phát hiện, thể hiện thân phận con
người,… Từ đó giúp người đọc thấy được chiều sâu tư tưởng và tấm lòng
nhân đạo sâu sắc của tác giả
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận hướng tới nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu thân phận con người ở phương diện nội dung (những người
đàn ông sống cuộc sống du mục; những người phụ nữ sống cuộc đời bất hạnh;
những đứa trẻ bơ vơ, bất hạnh).
Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện thân phận con người
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: nghệ thuật miêu tả ngoại hình; nghệ
thuật khắc họa tâm lí nhân vật; ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ; ngôn
ngữ chính xác, giàu hình ảnh; giọng điệu lạnh lùng, tỉnh táo; giọng điệu cảm
thông, xót thương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Thân phận con người
trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.
4.2 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: tập trung nghiên cứu trong
phạm vi của tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Nhà xuất bản Trẻ,
năm 2005.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.

5


- Phương pháp khái quát tổng hợp.
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong đời sống văn học Việt
Nam đương đại.
Chương 2: Sự thể hiện thân phận con người trong tập truyện ngắn
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thể hiện thân phận con
người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.

6


Chƣơng 1. TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ
TRONG ĐỜI SỐNG V N HỌC ĐƢƠNG ĐẠI
1.1 Cuộc đời
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Xuất thân trong một gia đình lao động mang truyền thống Cách mạng, từ thế
hệ nội, ngoại, ba mẹ của Nguyễn Ngọc Tư đều là bộ đội trong kháng chiến
chống Mỹ. Nguyễn Ngọc Tư là con út nên cả nhà thường gọi là Bé Tư.Từ
nhỏ, chị đã ảnh hưởng từ cha mình - một người hay làm thơ, viết báo. Vì thế

mà máu văn chương, nghiệp báo chí đã ngấm sâu trong máu thịt Nguyễn
Ngọc Tư. Không những thế, quê hương Cà Mau nhiều sông, lắm rạch, phong
cảnh hữu tình với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những rừng tràm ngào
ngạt. Cảnh sắc hữu tình ấy của quê hương đã góp phần quan trọng trong việc
hình thành văn phong Nguyễn Ngọc Tư. Bên cạnh đó, mảnh đất Cà Mau còn
đậm đà bản sắc văn hóa Miền Tây sông nước, những câu hò, những câu vọng
cổ khoan thai theo nhịp mái chèo cũng đã thổi hồn vào trang văn của Nguyễn
Ngọc Tư đầy ấn tượng và dư vị ngọt ngào.
Tuổi thơ Nguyễn Ngọc Tư không may mắn như các bạn cùng trang lứa.
Vì hoàn cảnh gia đình (ông ngoại bệnh năng, kinh tế gia đình lại khó khăn)
nên chị chỉ học hết cấp II, sau đó xin nghỉ rồi học bổ túc tự tích lũy vốn sống
và trau dồi kinh nghiệm viết văn. Vốn là một học sinh giỏi văn nhưng chị
chưa bao giờ nghĩ mình có thể trở thành một nhà văn. Ban đầu thích viết lách
và mục đích kiếm tiền phụ giúp gia đình, Nguyễn Ngọc Tư xin làm việc tại cơ
quan Văn nghệ báo chí Cà Mau. Những năm tháng sống cùng với ông ngoại,
sớm lao vào cuộc sống mưu sinh và từ đó trở thành cái duyên cớ khiến
Nguyễn Ngọc Tư bước chân vào con đường viết văn. Công việc này đã rèn
cho chị một lối viết sắc sảo, gọn chắc và chính môi trường làm việc đã tạo cơ
hội để chị phát triển tài năng và đam mê của mình. Những lúc thấy con gái

7


ngồi trầm tư, suy nghĩ trước trang giấy, cha của Nguyễn Ngọc Tư phát hiện ra
tài năng thiên phú của con mình. Ông không ngừng khuyến khích: “Viết điều
gì con đã trải qua”. Phải vất vả, bươn trải kiếm sống từ rất sớm nhưng bù lại,
Nguyễn Ngọc Tư lại có cái nhìn đằm thắm, sâu sắc hơn với con người, với
cuộc đời. Phải chăng đó là lí để sau này chị viết nhiều, viết hay về thân phận
những con người nghèo khổ.
Có thể thấy, ở Nguyễn Ngọc Tư con người văn chương và con người

đời thường là một. Nhà văn sáng tạo cho độc giả nhiều trang viết độc đáo,
mới lạ và đầy tài hoa. Dưới ngòi bút của nhà văn, mọi thứ đều sống động, lạ
thường, người đọc cứ ngỡ như đã gặp những nhân vật của chị đâu đó ngoài
đời. Văn phong của Nguyễn Ngọc Tư hấp dẫn người đọc ở lối viết nồng hậu,
hiền hòa, nó như một thứ duyên cuốn hút độc giả bởi cái vẻ đằm thắm, đậm
đà trong từng câu chữ. Vì vậy, chị sớm gặt hái được nhiều giải thưởng văn
học cao quý.
1.2 Sự nghiệp văn học.
Nguyễn Ngọc Tư sáng tác ở rất nhiều thể loại như: truyện ngắn, tạp
văn, ký,… Ở thể loại nào chị cũng đạt được những thành công nhất định.
Từ khi trình làng với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, tác phẩm
đạt giải nhất cuộc vận động sáng tác “Văn học tuổi 20” (lần II) năm 2000, giải
B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001, tặng thưởng dành cho tác giả trẻ - Ủy
Ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật năm 2000. Nguyễn
Ngọc Tư đã đều đặn giới thiệu với độc giả nhiều tập truyện ngắn đặc sắc khác
như: Ông ngoại (2001), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004),
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận - những truyện
hay và mới nhất (2005), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008), Khói trời lộng
lẫy (2010), Đảo (2014), Không ai qua sông (2016).

8


Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính là bức tranh đời sống và tâm
hồn của con người Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ được khả năng bao
quát và phát hiện những góc khuất, những điều tưởng chừng như đơn giản
nhưng hệ trọng đối với đời sống con người. Bằng những truyện ngắn dung dị
về đề tài nông thôn, thân phận và đời sống tình cảm của người nông dân Nam
Bộ thời hiện đại, tác giả đã đóng góp cho khuynh hướng văn học hiện thực
một cái nhìn hồn hậu, với lối viết chân tình, thẳng thắn nhưng lại cũng rất hồn

nhiên và nhẹ nhàng. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ngọc Tư ở địa hạt truyện
ngắn chính là một văn phong Nam Bộ giản dị, thuần phác với sự điêu luyện
trong việc sử dụng chất liệu ngôn ngữ Nam Bộ giàu giá trị biểu đạt và ẩn chứa
tiềm lực sáng tạo đến vô tận. Đánh giá những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư,
nhà văn Dạ Ngân cho rằng: “Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có
gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, rất nhân hậu. Đọc cái nào xong
cũng phải nhoẻn cười sung sướng, sung sướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước
mắt của mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ, ấy là cái đáng giá mà Tư cho người
đọc hôm nay” [6; 1].
Bên cạnh truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư còn gặt hái được những thành
công ở thể loại ký, tản văn và tạp bút. Cuối tháng 12 năm 2005, Nhà xuất bản
Trẻ phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã trình làng cuốn tạp văn đầu
tiên của Nguyễn Ngọc Tư mang tên Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, với mục đích
giới thiệu một “món ăn” mới của tác giả trẻ này, bên cạnh những thành công
nhất định mà chị đã gặt hái được ở địa hạt truyện ngắn. Bên cạnh những bài
viết khá sắc sảo và tỉnh táo Nguyễn Ngọc Tư cũng rất nhẹ nhàng, trầm tĩnh
trong những bài viết chở nặng những trăn trở, suy tư hết sức nghiêm túc của
chị về cuộc đời, về lẽ sống mà có lẽ không phải người trẻ nào cũng có thể trải
nghiệm và nắm bắt được. Ngoài ra, ở thể loại ký, tản văn, tạp bút, Nguyễn
Ngọc Tư còn có những tác phẩm xuất sắc như: Sống chậm thời @ (2006),

9


Ngày mai của những ngày mai (2007), Biển của mỗi người (2008), Yêu
người ngóng núi (2009), Sông (2012), Đong tấm lòng (2015).
Những trang tạp văn ấy không chỉ để giải trí mà còn để người miền
khác hiểu biết về đời sống của một vùng đất, và để cho chính những người
sống ở vùng đất đó kịp nhận ra được dù không đi đâu đất cũng hóa tâm hồn.
Nhờ những tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta hiểu thêm về nỗi cực khổ

vất vả của những người nông dân, thấu hiểu những tâm tư tình cảm của họ,
biết thương yêu, thông cảm cho những gian khổ của họ trong việc mưu sinh,
để thêm khâm phục và ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, yêu đời, để sống vui và
vượt lên hoàn cảnh của họ. Và đằng sau những trang viết ấy, chúng ta dễ dàng
nhận ra tấm lòng của một người con Đất Mũi, tấm lòng của một công dân lúc
nào cũng đau đáu với quê hương.
Trong các tập truyện, bút kí và tạp văn thì Cánh đồng bất tận là tập
truyện nổi bật nhất. Tác phẩm ra đời thực sự tạo dấu ấn trên văn đàn Việt
Nam đương đại. Chưa bao giờ có quyển sách nào bán chạy mấy năm gần đây
và thu hút sự quan tâm nhiều như Cánh đồng bất tận, số lần tái bản của tập
truyện này đã lên tới hai mươi tư lần với hàng nghìn bản. Tập truyện là tập
hợp của mười bốn truyện ngắn xuất sắc: Cải ơi!, Thương quá rau răm, Hiu
hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Cái nhìn khắc khoải, Nhà cổ, Mối Tình năm
cũ, Cuối mùa nhan sắc, Biển người mênh mông, Nhớ sông, Dòng nhớ,
Duyên phận so le, Một trái tim khô, Cánh đồng bất tận. Mười bốn truyện
ngắn là mười bốn bức tranh xoay quanh cuộc sống của con người Nam Bộ với
những mảnh đời và số phận khác nhau. Cuộc sống của con người nơi đây hiện
lên một cách chân thực và sinh động qua lối kể chuyện hấp dẫn và giọng kể
hiền hậu của Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả đã khéo léo trong việc sử dụng ngôn
ngữ Nam Bộ khi viết về chính con người ở mảnh đất này khiến cho những tác
phẩm của chị rất gần gũi và quen thuen thuộc như chính cuộc sống hàng ngày.

10


Trong mười bốn tác phẩm trên thì truyện ngắn Cánh đồng bất tận được đánh
giá là truyện ngắn xuất sắc nhất. Tác phẩm đã đưa người đọc đến một thế giới
của những mảnh đời bất hạnh trên những cánh đồng trải dài bất tận. Đó là
cuộc sống du mục với nhiều bất trắc và hiểm nguy, là cuộc sống cô đơn, bất
hạnh của người nông dân. Trong thế giới tàn khốc ấy con người là nạn nhân

của nghèo đói, của hoàn cảnh. Ở đó có người phụ nữ vì nghèo mà bỏ lại
chồng con để theo người đàn ông khác, có người lại chấp nhận nghề “làm đĩ”
chấp nhận bị người ta đánh ghen để đổi lấy miếng cơm, manh áo; có người
đàn ông bị vợ phản bội, cả đời sống trong hận thù, đem nỗi đau ấy trả thù
những người đàn bà khác và gây tổn thương cho những người xung quanh; có
hai đứa trẻ theo cha đi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác để mưu sinh khi
tuổi còn quá nhỏ, thiếu tình yêu thương, sự chăm sóc của người mẹ lại phải
sống trong sự lạnh lùng, thờ ơ, tàn nhẫn của người cha. Câu chuyện là những
nỗi đau trong tâm hồn, là những bi kịch mà nhân vật phải chịu trong cuộc
sống nhưng vẫn lấp lánh tình người và khát khao yêu thương đến cháy bỏng.
Đó chính là giá trị nhân văn mà Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện trong tác phẩm.
Qua tìm điểu ta thấy với số lượng sáng tác khá lớn chứng tỏ Nguyễn
Ngọc Tư là một cây bút trẻ, khỏe và rất có tiềm năng. Với những thành công
ấy, Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều giải thương cao quý:
- Giải nhất cuộc vận động sáng tác “Văn học tuổi 20” (lần II), năm 2000.
- Giải B Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2000.
- Tặng thưởng dành cho các tác giả trẻ - Ủy Ban toàn quốc Liên hiệp các
Hội Văn học và Nghệ thuật Việt Nam, năm 2001.
- “Một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003” do Trung ương
Đoàn trao tặng.
- Giải nhất Hội nhà văn Việt Nam, năm 2006.
- Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á, năm 2008.

11


Xuất hiện trên văn đàn một cách đầy ấn tượng với hương vị mặn mòi
của ruộng đồng Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư ngay lập tức làm ngỡ ngàng người
đọc, lôi cuốn họ vào một “vùng văn chương Nam Bộ” đặc sệt từ phương diện
nội dung cho tới ngôn ngữ sáng tác. Bằng tất cả tài năng, lòng nhiệt huyết và

nỗ lực lao động của “người thư kí trung thành của thời đại” những tác phẩm
của Nguyễn Ngọc Tư ngay từ khi ra đời đã được giới chuyên môn đánh giá
cao, là những đầu sách ăn khách của nhà xuất bản, lọt vào tầm ngắm của
những nhà đạo diễn điện ảnh. Bấy nhiêu đó cũng đủ để Nguyễn Ngọc Tư vượt
qua nhiều cây bút khác trở thành gương mặt sáng giá và triển vọng nhất trong
đội ngũ các nhà văn đương đại.
1.3 Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện
khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của
nhà văn. Có thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi
mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi
người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nói riêng.
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người
là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm
nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của
mình” [19; 15]. Tiêu biểu quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện ở việc
đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học của tác
giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật
trong đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật
trong các tác phẩm.

12


Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một
cách nhìn khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm
nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm” [16].
Đề cập đến quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển thuật ngữ văn
học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức

bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm. Nó gắn với các
phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm
thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật” [4].
Đối với Nguyễn Ngọc Tư, chị nhìn con người ở chiều sâu nội tâm.
Hiểu con người từ nội tâm, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc,
một tấm lòng khoan dung, độ lượng. Đây là một quan niệm nghệ thuật hết sức
nhân bản. Chính từ quan niệm nghệ thuật nay, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng
nhân vật từ phương diện tâm lí đa diện, tính cách nhân vật có chiều sâu và dễ
đi vào lòng độc giả. Bằng sự trải nghiệp của bản thân và sự kế thừa quan niệm
nghệ thuật về con người của thế hệ đi trước, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ra “cái
nhìn” và “cách lí giải” về con người theo cách riêng của mình.
Trước hết, theo quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, con người sống trên
đời phải biết yêu thương và trân trọng nhau, điều đó với chị đã thành lẽ sống,
niềm vui và hạnh phúc. Chị luôn biết cách hóa giải những bi kịch bằng tình
yêu thương, bằng thái độ trân trọng con người, đặc biệt là sự nâng niu nỗi
đau, những khát vọng và những cảnh ngộ làm con người tha hóa. Bởi thế cho
nên hầu hết các nhân vật trong truyện ngắn của chị đều biết yêu thương và
khao khát yêu thương. Ông Chín Vũ trong truyện Cuối mùa nhan sắc luôn
dành tình yêu và sẵn sàng dang rộng vòng tay che chở cho mẹ con đào Hồng
dù biết trái tim bà không đặt nơi ông, dù khi tuổi đã xế chiều ông vẫn muốn
đỡ đần bà một đoạn đời. Nhân vật Nương trong truyện Cánh đồng bất tận dù
phải trải qua bao cay đắng, nhọc nhằn thế nhưng những suy nghĩ của Nương ở

13


phần cuối tác phẩm lại gửi đến cho bạn đọc một thông điệp: Hãy sống bằng
tình yêu thương và tha thứ cho mọi người “Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt
nước mắt, trời ơi, có thể mình sẽ sinh con. Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù
phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen). Đứa bé đó nhất định sẽ

đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hương,…Đứa bé không cha
nhưng nhất định sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và sống đến hết đời, là trẻ
con đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn” [22; 212-213]. Với Nguyễn
Ngọc Tư tha thứ và yêu thương là đường duy nhất để cứu vớt con người khỏi
khổ đau, bất hạnh. Trên tất cả, văn chương của chị nói lên cái tình người sâu
thẳm “Ai cũng cần được yêu thương. Mà muốn như vậy phải biết chia sẻ lòng
nhân từ, sự quan tâm từ trái tim mình trước nhất” [23; 1]
Thứ hai, Nguyễn Ngọc Tư quan niệm con người sống là luôn hi vọng.
Nguyễn Ngọc Tư đặt niềm tin vào con người và luôn biết tìm trong họ những
đốm lửa tinh thần để thắp sáng lên tình yêu. Trong các tác phẩm của Nguyễn
Ngọc Tư chúng ta thấy con người tuy phải chịu nhiều bất hạnh, oan trái
nhưng trong từng lời nói và sâu thẳm trong suy nghĩ của họ vẫn luôn ánh lên
một niềm tin: những khó khăn, vất vả cùng những đau khổ nhất định rồi sẽ
qua đi. Người đọc không khó để nhận ra thông điệp này xuất hiện trong nhiều
truyện ngắn như: Cải ơi!, Cuối mùa nhan sắc, Thương quá rau răm, Biển
người mênh mông, Nhà cổ, Cánh đồng bất tận,… Hi vọng giúp con người
có thêm niềm tin để sống, vượt qua những khó khăn, thử thách, vượt qua
những đau buồn để hi vọng tương lai sẽ hạnh phúc. Ta thấy rõ quan niệm này
của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện qua các nhân vật của chị. Nhân vật chị Hảo
trong truyện ngắn Hiu hiu gió bấc vẫn “Chờ người ta xức dầu Nhị Thiên
Đường của chị mà hết đau, chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông”
[22; 36]. Với tấm lòng như vậy người đọc tin sẽ đến một ngày anh Hết mở
lòng đón nhận tình cảm của chị. Đọc truyện ngắn Cánh đồng bất tận, kết thúc

14


tác phẩm không phải là nỗi đau bất tận mà là sức sống bất tận sẽ được hồi
sinh từ sau nỗi đau của Nương. Đứa con của Nương sau khi sinh ra sẽ không
có cuộc đời buồn như mẹ nó, nó sẽ được đến trường trong tình yêu thương

của mọi người. Dường như chính mảnh đất khó khăn, vất vả góp phần tạo nên
tính cách và nghị lực sống phi thường của người dân Nam Bộ và hi vọng một
ngày mai với tương lai tốt đẹp đã cho những con người nơi đây thêm sức
mạnh để sống.
Thứ ba, Nguyễn Ngọc Tư quan niệm con người sống trên đời là phải
biết hết mình vì người khác. Chính vì thế khi đi vào các tác phẩm của chị,
chúng ta thấy các nhân vật của chị đều là những con người sẵn sàng hi sinh
hạnh phúc của bản thân mình để cho tương lại hạnh phúc của người mình yêu.
Nhân vật ông Chín Vũ trong truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc bởi yêu thương
đào Hồng mà bỏ nhà, bỏ phú quý đi theo gánh hát, long đong lận đận cả đời
nhưng hạnh phúc của ông là mỗi ngày được nhìn thấy đào Hồng, yêu và sống
vì cô. Nhân vật Hết trong truyện Hiu hiu gió bấc vì yêu chị Hoài và không
muốn chị phải khổ nên tự biến mình thành một kẻ xấu để chị yên tâm ra đi….
Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cho rằng sống thành thật với chính
mình và người khác là sự ý thức rõ địa vị và thân phận của mình trong đời
sống xã hội. Nhưng trong truyện ngắn của mình, chị lại thể hiện quan niệm
này qua những con người sống nhẫn nhẫn nhịn và ít khi phản kháng. Điều đó
là niềm hi vọng để cho cuộc sống của mình êm đềm và không làm tổn thương
người khác đồng thời cũng là để cho tâm hồn mình được thanh thản. Tiêu
biểu cho thái độ sống, quan niệm sống này là hai chị em Nương và Điền trong
truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Ý thức được thân phận mình nên hai chị em
đã nhẫn nhịn và lặng lẽ sống, không muốn ai phải vì mình để rôi cuộc đời họ
cũng toàn đau khổ bất hạnh. Quan niệm này của Nguyễn Ngọc Tư rất khác so
với quan niệm con người vô nghĩa lí trong văn học hiện thực 1930 - 1945.

15


Như vậy, từ quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư
ta có thể thấy được đó chính là biểu hiện của cái nhìn, cách lí giải về con

người - một kiểu tư duy nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong sự kế thừa và
phát triển từ những thế hệ đi trước. Nói cách khác, đây chính là một phương
diện cho thấy một phong cách rất riêng mang tên Nguyễn Ngọc Tư mà không
lẫn với các nhà văn khác.

16


Chƣơng 2. SỰ THỂ HIỆN THÂN PHẬN CON NGƢỜI
TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
2.1 Những ngƣời đàn ông sống cuộc sống du mục
Hình ảnh người nông dân chiếm một số lượng lớn trong sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư. Họ đi vào trang văn của chị là những con người hiền lành,
chăm chỉ nhưng lận đận bởi gánh nặng cơm áo. Đặc biệt hình ảnh những
người đàn ông sống cuộc sống du mục trở thành hình ảnh quen thuộc trong
những trang văn của chị. Họ lênh đênh trên sông nước, sống cuộc đời nay dây
mai đó trên mọi nẻo đường để mưu sinh. Dù có ở cố định một chỗ nhưng từ
sâu xa nhân vật vẫn nghĩ về một cuộc ra đi, vẫn chịu ám ảnh về sự chia ly,
phiêu dạt. Đó là ông già Sáu Đèo (Biển người mênh mông ), ông già Năm
Nhỏ (Cải ơi! ), ông Chín (Nhớ sông ), người đàn ông (Cái nhìn khắc khoải ),
người cha (Cánh đồng bất tận ),… Đây là những nhân vật tiêu biểu tượng
trưng cho những người đàn ông sống cuộc sống du mục trong sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư. Những người đàn ông này vì một lẽ nào đó mà họ phải rời
bỏ quê hương của mình để đi kiếm kế sinh nhai hoặc trốn tránh thực tại phũ
phàng. Điều đó khiến họ phải lang bật như những con thuyền vô định, không
bờ bến.
Người đàn ông trong Cái nhìn khắc khoải được nhà văn kể bằng cuộc
sống lang bạt “Ông làm nghề nuôi vịt đẻ chạy đồng. hôm nay ở Rạch Mũi,
ngày mai ở Nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại dạt đến Cái Bát không chừng ông đậu
ghe, dựng lều, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng

chừng lên những cánh đồng khác lúa vừa no đòng đòng. Đời của ông là một
cuộc đời lang bạt. Một cuộc sống đồng khơi (…). Ông đi dăm ba tháng về một
lần, về đúng vụ đồng sau vừa chín” [22; 50]. Không gian sống của ông cũng
rất quạnh quẽ, cô độc: “Căn chòi đầy khói. Cái mẻ un chất đầy vỏ dừa khô.

17


Những sợi khói trắng ngui ngút. Ngồi trên cái sạp ghe đóng thưa bằng tre chẻ
thẻ, một người đàn ông ngồi nhìn ra cửa. Cô độc. Và gió vụt vụt vô chòi” [22;
50]. Vóc dáng cô đơn tự nó gợi lên những bất định nổi trôi của cuộc sống, sự
bấp bênh của hạnh phúc đời người. Người đàn ông ấy đã từng trải qua biết
bao buổi tối buồn: “Buổi tối buồn lắm. Đêm nào như đêm nấy, lùa vịt vô
chuồng, tắm táp qua loa, ông khom lưng thổi phù phù vô cái bếp un cho căn
chòi đầy khói rồi nằm đưa võng. Gió vụt vụt vô chòi” [22; 51].
Chàng công tử Bạc Liêu (ông già Chín Vũ) trong truyện Cuối mùa
nhan sắc vì mê đào Hồng, mê hát cải lương mà quyết định bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ
cuộc sống giàu sang, bỏ cả phú quý để đi theo gánh hát “Ăn cơm quán, ngủ
sàn diễn” để ngày ngày “được nhìn thấy đào Hồng đi ra, đi vô, đào Hồng
hát” [22; 90]. Sau này khi tuổi đã xế chiều, ông vẫn đi bán vé số, phiêu bạt
trên những con đường, kiếm chút tiền phụ thêm thịt cá cho bữa ăn.
Nhân vật Văn trong truyện Thương quá rau răm cũng có một cuộc đời
trôi dạt. Sau nỗi đau bị phụ tình, anh đã lang bạt về tận cù lao Mút Cà Tha xa
lắc. Cuộc sống quá khó khăn khiến mọi người dần dần bỏ cù lao mà đi hết thì
văn xuất hiện. Anh được đặc phái tới làm trạm xá của cù lao. Ông Tư Mốt và
Nga cố tìm cách để chiều chuộng người xứ lạ “Phải làm cho anh chàng hiểu
đời anh có ý nghĩa với đất nầy như thế nào, thiếu anh người cù lao sống
không nổi chớ chơi à” [22; 21]. Nga “Thường được ông Tư sai bưng thức ăn
đến trạm xá cho Văn, dọn dẹp lăng xăng, quét trên quét dưới, bắc nồi cơm lên
bếp, làm cá nấu canh chua trái giác, sung sướng thấy mình bận rộn giống hệt

mấy đứa nhỏ mới lấy chồng” [22; 22]. Nhưng sự ân cần chăm sóc của cha
con họ cũng không giữ chân Văn được, con cá, lá rau, hạt gạo mến thương
của người cù lao cũng không ràng buộc được con người. Văn đã bỏ cù lao mà
ra đi, lẳng lặng không nói một lời từ giã. Rốt cuộc thì cù lao Mút Cà Tha cũng
chỉ là một điểm dừng chân trong cuộc đời anh mà thôi.

18


Trong truyện ngắn Biển người mênh mông, cuộc đời của ông già Sáu
Đèo là cuộc sống lênh đênh, phiêu dạt, bất định của kiếp người. Khi hai vợ
chồng sống hạnh phúc, cuộc sống của họ lênh đênh trên sông nước“Hai vợ
chồng lang thang xứ này xứ nọ. Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặp vịt bầy đổi
đồng thì chở thuê, gặp rẫy bí, rẫy khóm thì mua về bán lại chợ nổi Cà Mau,
nước ngược cắm sào đậu lại thổi cơm, bìm bịp kêu, nước bò lên bãi ông cho
ghe ra bến” [22; 108]. Đó là cuộc đời của những du mục nay đây mai đó,
không biết đâu là bến bờ, không có điểm dừng, không có điểm kết thúc. Gia
đình không con, dễ sinh buồn bực trong lòng. Ông nhậu say, hai vợ chồng cãi
cọ nên cô vợ đã bỏ đi. Từ đó ông sống lang thang hết nơi này đến nơi khác.
Nhân vật Phi cũng là một người đàn ông, một nghệ sĩ lang thang, phiêu bạt
khắp nơi. Đam mê ca hát, anh sống bơ vơ giữa biển người mênh mông “Mùa
nắng thì đi hát nông thôn, mưa ở lại thị xã, bạn đồng nghiệp rủ Phi đi hát
rong ở mấy quán nhậu, nhà hàng, chạy show đám tang, đám cưới” [22; 108].
Nhận vật Thàn và ông già Năm Nhỏ trong truyện Cải ơi! Đều chịu
cảnh có nhà mà không về được. Thàn vì yêu ca hát, muốn được trở thành ca sĩ
nổi tiếng nên đã bỏ nhà đi hát “Hôm đi ba Thàn còn cầm cây rượt nó chạy
ngời ngời, nhảy xuống đò, nó ngoái lại nói để con làm ca sĩ nổi tiếng cho ba
coi, thấy ông dứ cây lên trời” [22; 8]. Nhưng số phận không mỉm cười với
anh, hai năm sau “Ông già đã chỏng đầu cây xuống đất, tựa vào đó để bước
đi” mà tên tuổi Thàn vẫn mờ mịt, Thàn muốn về nhà nhưng lại sợ ông già

cười “thúi mũi”. Rồi Thàn đi theo ông già Năm Nhỏ vừa đi hát vừa đi bán
kẹo kéo, xe kẹo kéo của ông nổi tiếng cũng nhờ giọng ca của Thàn. Vì yêu
thương Diễm Thương - một tiếp viên nhà hàng, Thàn phải tiếp tục kiếm sống,
phiêu dạt nay đây mai đó. Hoàn cảnh của ông già Năm Nhỏ lại khác. Ông
phải chịu tiếng oan là giết con riêng của vợ khi đó Cải (đứa con gái riêng của
vợ) vì mải chơi à nó làm mất đôi trâu, sợ đòn nó trốn đi và không quay lại

19


nữa. Ông bị vợ ghẻ lạnh, ngờ vực, bị mọi người xung quang bàn tán, quy kết
“Đã đau quá trời đất rồi, cái cánh bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ở
xa còn thuê đò dọc lại nhà, ngó nghiêng, đâu thằng cha giết con đâu? Đâu,
con nhỏ bị trôn chỗ nào? Đã đau quá chừng đau, khi ông nhìn sâu đôi mắt
của vợ mình thấy không còn lấp lánh yêu thương, chỉ tối tăm những ngờ vực,
hoài nghi” [22; 9]. Vừa thương con, vừa muốn minh oan cho mình ông đã bỏ
xứ mà đi, lang thang khắp các hang cùng ngõ hẻm mong tìm được con.
Nhưng cuối cùng thì khắp mọi nẻo đường trên hành trình dài bất tận ấy ông
vẫn không sao tìm được đứa con. Chính điều đó khiến ông vẫn luôn canh
cánh, day dứt trong lòng không lúc nào nguôi.
Nhân vật Út Vũ - cha của hai đứa trẻ Nương và Điền trong truyện ngắn
Cánh đồng bất tận đã trở thành nỗi ám ảnh về người đàn ông du mục trên
những cánh đồng. Út Vũ vốn là một thợ mộc, cuộc sống quanh năm trôi nổi
trên ghe để tìm công việc. Ngay từ ban đầu cuộc sống của anh ta đã không cố
định, cộng thêm sự phản bội của người vợ khiến anh ta thêm phần đau đớn
hơn. Vậy là cái gia đình vốn yên ấm trước đây đã tan vỡ cùng với sự ra đi của
người đàn bà “có nụ cười lấp lánh cả khúc sông”.
Tình yêu tan vỡ, trong lòng Út Vũ chỉ còn lại những oán hận, thù ghét.
Nó đã trở thành nỗi đau ám ảnh suốt cuộc đời nhân vật này và còn gây đau
khổ cho nhiều nhân vật khác như hai đứa con và những người phụ nữ trong

cuộc đời ông ta sau này. Nỗi đau quá lớn khiến Út Vũ không thể chấp nhận
được nên nó đã biến thành lòng hận thù. Anh ta căm ghét tất cả những gì liên
quan đến người vợ bội bạc. Anh ta đốt tất cả quần áo, đốt trụi căn nhà đã từng
là mái ấm gia đình để trốn chạy hiện thực. Út Vũ đau đớn dắt hai đứa con nhỏ
xuống ghe và bắt đầu cuộc hành trình lưu lạc, bắt đầu cuộc sống du mục trên
những cánh đồng rộng lớn, dài bất tận như không có điểm dừng. Đàn vịt trở
thành cái cớ cho cuộc ra đi, trốn chạy hiện thực của người đàn ông này “Đàn

20


×