Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học phận môn học vần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.23 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ THU HÀ

THIẾT KẾ TRÕ CHƠI HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN
HỌC VẦN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S. VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu đã tận tình giúp đỡ em trong
quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện đƣợc khóa luận
tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo – Th.S. Vũ
Thị Tuyết – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để
đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời thực hiện



Nguyễn Thị Thu Hà


DANH MỤC VIẾT TẮT
HS

Học sinh

GV

Giáo viên

SGK

Sách giáo khoa

GDTH

Giáo dục tiểu học


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4

NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ......... 6
TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN ............................ 6
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 6
1.1.1. Cơ sở tâm sinh lí học sinh Tiểu học ........................................................ 6
1.1.2. Cơ sở nhận thức học sinh Tiểu học ......................................................... 8
1.1.3. Khái quát về trò chơi ............................................................................. 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17
1.2.1. Mục tiêu dạy Học vần ........................................................................... 17
1.2.2. Chƣơng trình, nội dung dạy học vần ..................................................... 18
Tiểu kết chương 1: ........................................................................................ 21
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 23
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRÒ CHƠI HỌC TẬP ................. 23
TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN .............................................. 23
2.1. Biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Học vần ..................... 23
2.1.1. Nguyên tắc tổ lựa chọn, tổ chức trò chơi trong dạy học học vần ......... 23
2.1.2. Điều kiện sử dụng biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học
Học vần ........................................................................................................... 24
2.1.3. Quá trình tổ chức trò chơi dạy học Học vần ......................................... 25


2.2. Thiết kế các trò chơi học tập .................................................................... 27
2.2.1. Hệ thống trò chơi nhận diện âm mới .................................................... 27
2.2.2. Hệ thống trò chơi ôn tập âm.................................................................. 29
2.2.3. Hệ thống trò chơi nhận diện vần mới.................................................... 31
2.2.4. Hệ thống trò chơi ôn tập vần ................................................................. 33
2.2.5. Hệ thống trò chơi mở rộng vốn từ......................................................... 36
Tiểu kết chƣơng 2: .......................................................................................... 39
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 41

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................................... 41
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 41
3.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 41
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................ 41
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ....................................................................... 42
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................. 42
3.5.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................... 42
3.5.2. Kết quả thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm ........................ 43
3.6. Giáo án thực nghiệm ................................................................................ 48
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo “ Luật Phổ cập giáo dục”, “GDTH là bậc học nền tảng của hệ
thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo
đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu
cho sự phát triển nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Nhƣ
vậy, có thể nói GDTH chính là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền
móng vững chắc cho hệ thống giáo dục quốc dân.
Học sinh khi bƣớc vào lớp 1, các em phải làm quen với nhiều sự biến đổi
nhƣ: môi trƣờng mới, thầy cô mới, bạn bè mới đặc biệt là các môn học mới.
Trong đó, có môn tiếng Việt với rất nhiều các phân môn nhƣ học vần, chính
tả, tập đọc, luyện từ và câu… Ở độ tuổi này, các em muốn tiếp thu đƣợc tri
thức các môn học thì phân môn Học vần có ý nghĩa rất quan trọng.
Nếu nhƣ ở mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo thì lên tiểu
học, hoạt động học là hoạt động chủ đạo. Nhƣng đối với học sinh lớp 1, các
em vẫn đang quen với hoạt động vui chơi thì sự chuyển biến này là rào cản rất
lớn. Các em thƣờng khó tập trung trong một thời gian dài và học tập theo cảm

hứng. Chính vì vậy, kết quả học tập của các em chƣa cao.
Với phân môn Học vần, các em có thể ghi nhớ dễ dàng các mặt chữ, âm,
vần nhƣng cũng rất dễ quên. Bởi vậy, GV phải có biện pháp giúp trẻ hứng
thú, say mê với môn học và có thể ghi nhớ đƣợc những âm, vần đó. Để làm
đƣợc điều này, GV có thể kết hợp nhiều phƣơng pháp dạy học, hình thức dạy
học, các công cụ, phƣơng tiện dạy học khác nhau để lôi cuốn trẻ vào bài học.
Trò chơi là một giải pháp có tính hiệu quả cao.
Trên thực tế, các tiết học Học vần vẫn còn đơn điệu, nhàm chán, chƣa có
hiệu quả cao do GV chú trọng tới việc dạy kiến thức mà chƣa quan tâm đến
học sinh có thích thú hay không? Nhiều GV đã xây dựng và tổ chức trò chơi

1


trong dạy học Học vần để gây hứng thú cho học sinh nhƣng nhìn chung vẫn
thiếu tính hấp dẫn và hiệu quả mang lại chƣa cao.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Thiết kế trò
chơi học tập trong dạy học phân môn Học vần”
2. Lịch sử nghiên cứu
Trò chơi là một vấn đề không còn quá xa lạ trong dạy học tiểu học.
Các vấn đề lí luận về trò chơi đã đƣợc nhiều nhà sƣ phạm trên thế giới cũng
nhƣ trong nƣớc quan tâm, nghiên cứu. Trò chơi đƣợc nghiên cứu theo nhiều
khuynh hƣớng khác nhau:
 Khuynh hướng thứ nhất: Các nhà sƣ phạm nghiên cứu trò chơi và sử
dụng nó với mục đích giáo dục – phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Tiêu
biểu cho khuynh hƣớng này là N.K. Crupxkaia, I.A. Komenxki, Đ. Lokk, J.J.
Rutxo, Saclơ Phuriê, Robert Owen, A.X. Macarenco, E.I. Chikhieva, …
Các nhà sƣ phạm này cho rằng trò chơi có vai trò quan trọng trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. “Trò chơi học tập đẩy mạnh
sự phát triển chung của trẻ, nó giúp trẻ xích lại gần nhau, phát huy tính độc

lập của chúng. Nếu cô giáo biết cách tổ chức, hƣớng dẫn loại trò chơi này một
cách khéo léo và sinh động thì trẻ sẽ rất thích thú và tràn ngập niềm vui” (
Theo E.I. Chikkieva).
 Khuynh hướng thứ hai: Với các đại diện tiêu biểu là I.B. Bazedora, Ph.
Phroebel, X.G. Zalxmana, …, họ nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập
trong phạm vi dạy học. Ở đây, trò chơi đƣợc xem nhƣ là một hình thức dạy
học sinh động có tác dụng lớn trong việc kích thích hứng thú cũng nhƣ xây
dựng động cơ học tập cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói
riêng.
Nhà sƣ phạm nổi tiếng A.I Xôrôkina đã đƣa ra một luận điểm vô cùng
quan trọng về đặc thù của dạy học kết hợp với trò chơi: “ Trò chơi học tập là

2


một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò
chơi … Khi các mối quan hệ chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và
khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập”.
 Khuynh hướng thứ ba: Nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập vào
mục đích giáo dục và phát triển một số năng lực , phẩm chất trí tuệ cho học
sinh mà tiêu biểu là các nhà sƣ phạm nổi tiếng nhƣ T.M. Babunova, A.K.
Bodarenco, … với khuynh hƣớng này, trò chơi học tập đƣợc xem nhƣ là một
phƣơng pháp dạy học hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc nâng cao tính
tích cực, độc lập trong quá trình nhận thức của học sinh.
Ở nƣớc ta, các nhà tâm lí cũng dành một sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề
này. Trong một số giáo trình giảng dạy trong các trƣờng đại học nhƣ “ giáo
dục học”, “ giáo dục học Tiểu học”, trò chơi đƣợc đề cập đến là một trong
những phƣơng pháp tích cực, kích thích hứng thú học tập cho học sinh. “Trò
chơi là một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh
vào học tập tích cực, vừa chơi, vừa học và học có hiệu quả”. Trong cuốn giáo

trình Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt cũng nhấn mạnh rằng trò chơi là một
phƣơng pháp dạy học Học vần hiệu quả. Nó giúp giờ học trở nên sinh động,
duy trì đƣợc hứng thú của học sinh. Qua trò chơi, các em đƣợc tham gia học
tập một cách chủ động và tích cực. Các tài liệu tham khảo khác nhƣ “ Trò
chơi học âm – vần tiếng Việt”, “Dạy và học môn tiếng Việt ở tiểu học theo
chƣơng trình mới” cũng đã nghiên cứu một số vấn đề lí luận về trò chơi học
tập ở tiểu học. Một số tài liệu đã xây dựng đƣợc hệ thống trò chơi Học vần –
“Vui học tiếng Việt”, “Trò chơi học âm – vần tiếng Việt”, “ Trò chơi thực
hành tiếng Việt”.
Tuy đã có đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ nghiên cứu của các nhà tâm lí học,
các nhà biên soạn sách nhƣng phƣơng pháp trò chơi mới chỉ dừng lại ở lí
thuyết. Hệ thống trò chơi đƣợc xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế. Nội dung,

3


hình thức trò chơi chƣa phong phú, hấp dẫn, phần hƣớng dẫn trò chơi còn sơ
sài. Điều đó dẫn đến kết quả mong muốn đạt đƣợc thông qua trò chơi không
cao. Vì vậy, việc thiết kế hệ thống trò chơi Học vần choHS lớp 1 có ý nghĩa
quan trọng về cả mặt lí luận lẫn thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về xây dựng hệ thống trò chơi học tập trong dạy học
phân môn Học vần nhằm giúp HS nhanh chóng nhận diện mặt chữ, tích cực
hóa quá trình học tập của HS, nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Học
vần.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các trò chơi học tập sử dụng trong phân môn Học vần
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống trò chơi trong dạy học phân môn Học vần của học sinh lớp 1

Trƣờng Tiểu học Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
- Phƣơng pháp tổng hợp- phân tích dữ liệu
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp quan sát
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung khóa luận gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng trò chơi trong
dạy học phân môn Học vần

4


Chƣơng 2: Thiết kế và tổ chức thực hiện trò chơi học tập trong dạy học phân
môn Học vần
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
TRÕ CHƠI TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở tâm sinh lí học sinh Tiểu học
1.1.1.1. Cơ sở sinh lí

Sinh lí học trẻ em là một vấn đề phức tạp. Ở bậc tiểu học, các em có
những sự biến đổi lớn về sinh lí. Đặc điểm của hệ cơ, hệ xƣơng, hệ vận động,
hệ thần kinh,… phát triến một cách nhanh chóng.
Hệ xƣơng: Còn nhiều mô sụn, xƣơng sống, xƣơng hông, xƣơng chân,
xƣơng tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hóa) nên dễ bị cong vẹo,
gấp dập,… Vì thế mà trong các hoạt động học tập, vui chơi của các em cha
mẹ và thầy cô hay các nhà giáo dục cần phải chú ý quan tâm, hƣớng các em
đến hoạt động học tập, vui chơi lành mạnh, an toàn.
Hệ cơ: Đang trong thời ký phát triển mạnh mẽ nên các em rất thích các
hoạt động nhƣ chạy, nhảy, nô đùa,… Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đƣa các
em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự
an toàn cho trẻ.
Hệ thần kinh cấp cao: Đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy
của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng, tƣ
duy trừu tƣợng. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ nhƣ đố vui
trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,… Dựa vào đặc điểm sinh lý này mà các nhà giáo
dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tƣ duy của các em.
Chiều cao của HS tiểu học mỗi năm tăng thêm khoảng 4 cm, trọng
lƣợng cơ thể mỗi năm tăng khoảng 2kg. Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có
chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104 cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và

6


15,1 kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể
xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1-2 kg. Tim của trẻ đập
nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tƣơng đối mở rộng, áp huyết động
mạch thấp, hệ tuần hoàn chƣa hoàn chỉnh.
Ở bậc tiểu học, các em có những sự biến đổi lớn về sinh lí. Vì vậy, để tổ
chức các hoạt động học tập cho các em có hiệu quả thì GV phải nắm vững

những đặc điểm chung nhất, cơ bản nhất về đặc điểm sinh lí lứa tuổi trẻ em để
từ đó tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với mục đích dạy học và đặc điểm
của HS.
1.1.1.2. Cơ sở tâm lí
Nói đến đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học thì vấn đề đầu tiên đó là
quá trình nhận thức của các em. Quá trình nhận thức giúp các em có những
hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó thể hiện
thái độ và có những hành vi, hoạt động tham gia vào các mối quan hệ xã hội
trong việc nhận thức thế giới, con ngƣời có thể đạt tới các mức độ nhận thức
khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ thấp là nhận
thức cảm tính, mức độ cao là nhận thức lý tính. Hai quá trình này có quan hệ
chặt chẽ với nhau, bổ sung , chi phối lẫn nhau. Ở lứa tuổi các em thì nhận
thức cảm tính chiếm ƣu thế hơn nhận thức lý tính. Các em dễ tiếp thu qua tri
giác và những tác động trực tiếp đƣợc trẻ quan sát. Tuy nhiên, trẻ vẫn thích
quan sát cái gì sặc sỡ, hấp dẫn và có khả năng ghi nhớ tốt. Trẻ dễ nhớ những
gì các em có thể tác động trực tiếp trên đối tƣợng đó. Do đó, trẻ thích tham
gia các hoạt động mang tính thực tiễn.
Ở lứa tuổi này nhu cầu học tập của các em không chỉ đơn thuần là hoạt
động nhận thức mà còn gắn liền với nhu cầu vui chơi.
Nhu cầu vui chơi của các em chiếm vị trí rất lớn. Đặc biệt ở các em xuất
hiện nhu cầu lớn về tự đánh giá mình và đánh giá ngƣời khác trong học tập,

7


trong cuộc sống. Mặc dù, ban đầu việc đánh giá của trẻ chỉ mang tính bề
ngoài, đánh giá bạn chỉ thông qua các hoạt động tập thể hoặc qua sự đánh giá
của cô giáo. Về sau, việc đánh bạn còn đƣợc dựa trên dƣ luận của tập thể.
Điều này có ý nghĩa lớn trong sự phát triển nhân cách của trẻ.
Về hứng thú, ở lứa tuổi này các em có hứng thú riêng biệt về từng bộ

môn. Tuy nhiên, nếu khéo lồng ghép các nội dung dạy học vào các trò chơi
thì dễ lôi kéo các em vào quá trình học tập một cách tích cực, tự giác mà
chính các em cũng không nhận thấy điều đó. Đối với các trò chơi các em
thƣờng hứng thú với trò chơi có quy tắc, đòi hỏi sự cố gắng, khéo léo nhất
định, giàu trí tƣởng tƣợng, nhất là các trò chơi đƣợc tính điểm.
Tóm lại, ở bậc Tiểu học, các em có những sự biến đổi sâu sắc về tâm lí.
Nó mang đặc trƣng riêng cho lứa tuổi này. Vì vậy, để tổ chức các hoạt động
học tập cho các em có hiệu quả thì ngƣời giáo viên phải nắm vững những đặc
điểm chung nhất, cơ bản nhất về tâm lí lứa tuổi trẻ em để từ đó mà tổ chức
các trò chơi học tập tƣơng thích với mục đích dạy học. Đây là cả một vấn đề
không đơn giản đòi hỏi một quá trình công phu và sáng tạo.
1.1.2. Cơ sở nhận thức học sinh Tiểu học
1.1.2.1. Tri giác
Tri giác của học sinh Tiểu học nói chung và của học sinh lớp 1 nói riêng
gắn liền với hành động và hoạt động thực tiễn, mang nặng tính cảm xúc. Học
sinh lớp 1 hình thành hoạt động quan sát , nhờ đó mà tri giác các em có mục
đích.
Trò chơi là một dạng hoạt động thực hành thú vị, hấp dẫn, nó có thể kích
thích tri giác của học sinh. Do vậy, khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần hƣớng
dẫn học sinh quan sát ( có thể sử dụng tranh hƣớng dẫn, chơi thử…). Các trò
chơi cần phong phú, đa dạng để tránh nhàm chán.
1.1.1.2. Chú ý

8


Chú ý của học sinh tiểu học chủ yếu vẫn là chú ý không chủ định , học
sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 thƣờng chỉ chú ý đến những cái mà
các em thấy thích thú, nổi bật. Chú ý của các em không bền, thƣờng các em
chỉ tập trung trong khoảng 30- 35 phút. Sự chú ý của học sinh còn phụ thuộc

vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ nhịp độ bài học, tính khó dễ của bài, môi
trƣờng xung quanh. Khi sử dụng trò chơi, giáo viên cần chú ý không nên đƣa
những trò chơi có cách chơi phức tạp, thời gian chơi cũng không nên kéo dài.
1.1.2.2. Trí nhớ
Học sinh lớp 1 không xác định đƣợc mục đích , nội dung và cách thức để
ghi nhớ. Do vậy, các em ghi nhớ theo ý thích của bản thân. Đối với học sinh
lớp 1, ghi nhớ trực quan – hình tƣợng tốt hơn ghi nhớ từ ngữ - logic. Các em
có khuynh hƣớng ghi nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trò chơi học tập là một hoạt động hấp dẫn và qua hoạt động này học
sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn, nhớ một cách bền vững nội dung của bài học.
1.1.2.3. Tưởng tượng
Tƣởng tƣợng của học sinh lớp 1 là tƣ duy cụ thể, mang tính hình thức
bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tƣợng, hiện
tƣợng cụ thể. Do vậy, giáo viên cần dựa vào những đặc điểm này để lựa chọn,
xây dựng trò chơi phù hợp và chuẩn bị tranh ảnh trực quan kích thích tƣ duy
cho học sinh.
1.1.2.3. Tư duy
Tƣ duy của học sinh lớp là tƣ duy cụ thể , mang tính hình thức bằng cách
dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tƣợng, hiện tƣợng cụ thể.
Do vậy, giáo viên cần dựa vào những đặc điểm này để lựa chọn, xây dựng trò
chơi phù hợp và chuẩn bị tranh ảnh trực quan kích thích tƣ duy cho học sinh.
1.2.2.4. Ngôn ngữ

9


Ngôn ngữ của học sinh đƣợc hình thành thông qua giao tiếp và hoạt
động. Ngôn ngữ của học sinh lớp 1 còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ngôn ngữ
viết. Do đó, khi tổ chức trò chơi, giáo viên nên tổ chức cho học sinh chơi
nhóm để tăng cƣờng giao lƣu giữa các học sinh và chú ý tạo cơ hội để học

sinh phát triển ngôn ngữ viết.
1.1.3. Khái quát về trò chơi
1.1.3.1. Trò chơi
1.1.3.1.1. Khái niệm trò chơi
Trò chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tự thân
của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phƣơng tiện dạy học hiệu
quả, kích thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của ngƣời học.
Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn.
1.1.3.1.2. Đặc điểm trò chơi
Chơi là một hoạt động. Ngoài những đặc điểm giống với các hoạt động
khác nhƣ phƣơng hƣớng, có mục đích, có sự tham gia tích cực của cả cá nhân
cách thì nó còn có những đặc điểm chuyên biệt sau:
- Động cơ của trò chơi không nằm ở kết quả mà nằm ngay trong bản thân
hành động chơi. Trong trò chơi, trẻ không bị ảnh hƣởng bởi nhu cầu thực tiễn
mà xuất phát từ nhu cầu , hứng thú của trẻ.
- Trò chơi là hoạt động tự lập của trẻ và mang tính tự do, tự nguyện.
Tính tự do, tự nguyện ở các trò chơi khác nhau sẽ có những biểu hiện khác
nhau.
- Trong trò chơi, trẻ em luôn có những sáng kiến và đó chính là sự hiện
diện của mầm mống sáng tạo.
- Trò chơi luôn mang lại sự thỏa mãn và niềm vui cho ngƣời chơi.
1.1.3.1.3. Phân loại trò chơi

10


Trò chơi rất phong phú, đa dạng. Mỗi một loại trò chơi có tác động
đến sự phát triển trí tuệ của trẻ khác nhau. Ngƣời ta đã chia trò chơi thành các
loại chủ yếu sau:
 Trò chơi với đồ vật

Trẻ thƣờng chơi với những vật đơn giản nhƣ cát, các hình khối, các
mảnh gỗ, nhựa … hoặc với những đồ chơi chuyển động nhƣ tàu hỏa, ô tô.
 Trò chơi theo chủ đề
Trò chơi theo chủ đề rất đa dạng. Trong các chủ đề về cuộc sống muôn
hình muôn vẻ thì các sự kiện xã hội chiếm một vị trí quan trọng. Các trò chơi
theo chủ đề bao gồm: trò chơi sắm vai, trò chơi đạo diễn, trò chơi đóng kịch.
 Trò chơi vận động
Đây là loại trò chơi có sự vận động cơ bắp. Trò này đƣợc trẻ em mọi lứa
tuổi yêu thích. Các trò chơi vận động cũng có nội dung trí tuệ phong phú, đòi
hỏi ở ngƣời chơi sự chú ý, nhanh nhẹn , phản ứng mau lẹ , linh hoạt. Đặc biệt,
do trò chơi vận động có sự phối hợp một cách tự nhiên cả thể chất lẫn trí tuệ
của trẻ.
 Trò chơi trí tuệ
Đây là trò chơi dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo của trẻ. Nội dung của
các trò chơi này thƣờng là sự thi đấu về một hoạt động trí tuệ nào đó nhƣ: sự
chú ý, sự nhanh trí, sự ghi nhớ, tƣởng tƣợng, tƣ duy, sáng tạo .. Trò chơi trí
tuệ sẽ giúp trẻ hoàn thiện các năng lực trên, phát triển trình tự lập, tinh thần
hoạt động tập thể, tính kỉ luật , đồng đội, …
 Trò chơi học tập
Đây là trò chơi gắn liền với hoạt động học tập. Loại trò chơi này sẽ đƣợc
trình bày cụ thể trong phần sau.
1.1.3.1.4. Ý nghĩa trò chơi

11


Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với trẻ. Nó vừa thỏa mãn nhu
cầu đƣợc vui chơi, giải trí vừa góp phần hình thành và phát triển nhân cách,
các chức năng tâm lí, kĩ năng cho trẻ.
Trò chơi nếu đƣợc tổ chức hợp lí sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ cho

trẻ. Thông qua hoạt động chơi sẽ hình thành nhiều kĩ năng cần thiết cho trẻ,
đó là kĩ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Với những trò chơi tập thể,
trẻ rèn đƣợc kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tiếp thu ý kiến
của ngƣời khác, kĩ năng bày tỏ quan điểm cá nhân… Thông qua những trò
chơi này, tính kỉ luật, tính mục đích cũng đƣợc hình thành. Tình cảm , ngôn
ngữ của học sinh cũng đƣợc phát triển.
Nhƣ vậy, có thể thấy trò chơi là một hoạt động rất bổ ích, có tác dụng
phát triển học sinh một cách toàn diện. Chính vì vậy, chúng ta cần áp dụng
phƣơng thức “ học mà chơi, chơi mà học” trong giáo dục trẻ em.
1.1.3.2. Trò chơi học tập
1.1.3.2. Khái niệm trò chơi học tập
Trò chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tự thân
của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phƣơng tiện dạy học hiệu
quả, kích thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của ngƣời học.
Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn.
Trò chơi học tập khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và
luật chơi trong trò chơi đòi hỏi ngƣời chơi phải huy động trí óc làm việc thực
sự nhƣng chúng lại đƣợc thực hiện dƣới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là
phƣơng tiện, học là mục đích). Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội
tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và
giảm thiểu sự căng thẳng cho học sinh.
Trò chơi học tập có thể hiểu là trò chơi có luật và nội dung cho trƣớc, là
trò chơi của sự nhận thức, hƣớng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống

12


hóa các biểu tƣợng đã có, nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng
ham hiểu biết cho trẻ - trong đó có nội dung học tập đƣợc kết hợp với hình
thức chơi.

1.1.3.2.2. Đặc điểm trò chơi học tập
A.I Xôrôkina đã đƣa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù của
dạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó
là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi…Khi các mối quan hệ
chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành
tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập.”
Trò chơi học tập khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và
luật chơi trong trò chơi đòi hỏi ngƣời chơi phải huy động trí óc làm việc thực
sự nhƣng chúng lại đƣợc thực hiện dƣới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là
phƣơng tiện, học là mục đích). Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội
tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và
giảm thiểu sự căng thẳng cho học viên. Trò chơi học tập là trò chơi có luật
chơi cố định.
Trên thực tế, có nhiều GV nhầm lẫn giữa trò chơi học tập và các bài tập
đƣợc tổ chức dƣới dạng trò chơi. Chúng tôi xin đƣa ra bảng so sánh bài tập
đƣợc tổ chức dƣới dạng trò chơi với trò chơi học tập nhƣ sau:
Tiêu chí

Bài tập

Trò chơi học tập

Nhiệm vụ nhận thức đƣợc Nhiệm vụ nhân thức không đƣợc
đƣa ra trực tiếp, cụ thể, rõ đƣa ra trực tiếp mà nằm trong
ràng thông qua yêu cầu của nhiệm vụ chơi, trong luật chơi
Nhiệm
nhận thức

vụ bài tập. Việc giải quyết nhu và hành động chơi. Việc giải
cầu nhận thức chính là mục quyết nhiệm vụ nhận thức chỉ là

tiêu của hoạt động.

cách thức, con đƣờng đi đến
đích cuối cùng là “ thắng” chứ

13


không phải mục tiêu của hoạt
động.
Động cơ của hoạt động giải Động cơ của hoạt động chơi
Động cơ

bài tập nằm ở kết quả của nằm ở ngay bản thân hành động
hoạt động – nhận thức đúng. chơi.
Động cơ này xuất phát từ
nhu cầu nhận thức.
Là hoạt động bắt buộc, học Là hoạt động độc lập của trẻ,

Đặc

điểm, sinh không muốn cũng phải mang tính tự do, tự nguyện.

tính

chất thực hiện.

của

hoạt Hành động giải bài tập diễn Trẻ hành động theo thứ tự, theo


động

ra độc lập ở mỗi học sinh, lƣợt phù hợp với luật chơi, biết
không chịu chi phối bởi tính đến mong muốn của ngƣời
mong muốn của ngƣời khác. khác.
So sánh kết quả với đáp án So sánh các kết quả với nhau để

Kết quả

để xác định “ đúng sai”

xác định” thắng thua”

( không có yếu tố thi đua)

(có yếu tố thi đua)

1.1.3.2.3. Cấu trúc trò chơi học tập
 Nhiệm vụ nhận thức
Đây chính là nội dung chơi có tính chất nhƣ một bài toán mà học sinh
phải giải dựa trên các điều kiện đã cho. Nhiệm vụ nhận thức là thành phần cơ
bản của trò chơi học tập. Nó khơi gợi hứng thú của học sinh, kích thích tính
tích cực và nguyện vọng chơi của các em. Mỗi một trò chơi học tập có nhiệm
vụ nhận thức của mình, chính điều đó làm cho trò chơi này khác trò chơi
khác.

14



 Hành động chơi
Các hành động chơi là thành phần chính của trò chơi học tập, thiếu
chúng thì không còn là trò chơi nữa. Các hành động chơi nhƣ là họa tiết của
chủ đề chơi. Những hành động ấy càng nhiều bao nhiêu thì bản thân trò chơi
càng lí thú bấy nhiêu.
 Luật chơi
Luật chơi là những quy định sẵn có mà nhất thiết ngƣời chơi phải tuân
thủ trong khi chơi. Luật chơi quyết định trò chơi và nếu phá vỡ chúng thì trò
chơi học tập cũng bị phá vỡ theo.
 Kết quả
Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc kết
thúc trò chơi, ngƣời học giải quyết thành công một nhiệm vụ nhận thức nào
đó mà trò chơi yêu cầu. Kết quả của trò chơi thƣởng thỏa mãn nhu cầu nhận
thức cũng nhu cầu chơi của học sinh.
1.1.3.2.4. Phân loại trò chơi học tập
Xét theo phƣơng diện phát triển các chức năng tâm lí của học sinh, trò
chơi học tập đƣợc chia thành các loại sau:
 Trò chơi học tập nhằm phát triển các giác quan
Đây là trò chơi nhằm phát triển sự tinh nhạy của mắt, tai, chân, tay, … ở
học sinh.
 Trò chơi học tập nhằm phát triển trí tưởng tượng
Đây là loại trò chơi học sinh sử dụng vốn sống của bản thân, dựa vào
những biểu tƣợng đã có sẵn để hực hiện các thao tác, nội dung chơi. Nhờ óc
tƣởng tƣợng , các em thực hiện đƣợc thao tác chơi, nội dung chơi và nhập vai
thực sự vào trong trò chơi ấy.
 Trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy

15



Trò chơi này giúp học sinh phân tích, so sánh, khái quát về sự vật, hiện
tƣợng theo dấu hiệu bề ngoài. Trong quá trình phân loại, trẻ phát hiện những
dấu hiệu giống nhau và khác nhau để đi đến sự sắp xếp của sự vật, hiện tƣợng
theo những dấu hiệu chung. Nhƣ vậy, khả năng khái quát của trẻ đƣợc hình
thành và phát triển.
 Trò chơi học tập nhằm phát triển trí nhớ
Đây là loại trò chơi rèn luyện và phát triển trí nhớ của học sinh về những
tri thức, khái niệm,biểu tƣợng mà các em đã lĩnh hội trƣớc đó.
 Trò chơi học tập nhằm phát triển ngôn ngữ
Sự phân loại này chỉ mang tính chất tƣơng đối, giúp chúng ta nhận ra ý
nghĩa, mục đích của trò chơi với sự phát triển trí tuệ của học sinh. Trên thực
tế, nhiều trò chơi mang ý nghĩa tổng hợp. Nó vừa có ý nghĩa phát triển các
giác quan vừa có ý nghĩa đối với sự phát triển các thao tác trí tuệ …
Nhƣ vậy, xét theo phƣơng diện phát triển các chức năng tâm lí của học
sinh, trò chơi học tập có thể chia thành rất nhiều loại. Trong phạm vi nghiên
cứu đề tài của chúng tôi có đề cập đến tất cả các loại hình nhƣ trên để có thể
giúp HS phát triển một cách toàn diện nhất.
1.1.3.2.5. Vai trò của trò chơi học tập đối với sự phát triển của học sinh tiểu
học
Học trong quá trình vui chơi là quá trình lĩnh hội tri thức một cách tự
nhiên, nhẹ nhàng, không bị gò ép, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
của học sinh tiểu học. Học tập qua trò chơi sẽ khơi dậy hứng thú của học sinh,
tự nguyện học hỏi, làm giảm sự căng thẳng của các em.
Trong quá trình chơi, để giải quyết nhiệm vụ chơi, học sinh phải sử dụng
các giác quan để tiếp nhận thông tin, phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại ,
khái quát hóa các nguồn thông tin đó. Nhƣ vậy, làm cho các giác quan của trẻ
nhanh nhạy hơn, ngôn ngữ và tƣ duy của trẻ đều phát tiển mạnh hơn đặc biệt

16



là các thao tác trí tuệ đƣợc hình thành. Qua trò chơi học tập, học sinh đƣợc
lĩnh hội, tiếp thu nhiều tri thức, nhiều khái niệm và hình thành đƣợc những
biểu tƣợng rõ rệt về các sự vật, hiện tƣợng xung quanh. Trên cơ sở đó, các
phẩm chất trí tuệ của các em đƣợc hình thành và phát triển nhƣ : sự nhanh trí,
tính linh hoạt, sáng tạo, kiên trì, ….
Trò chơi học tập còn là phƣơng tiện rất tốt để khắc phục những mặt khó
khăn trong quá trình tƣ duy của học sinh. Trong quá trình chơi, học sinh bộc
lộ những sai lầm trong những tình huống mới, giáo viên hoặc bạn bè sẽ phát
hiện và giúp đỡ các em giải quyết các tình huống đó. Qua đó, các em sẽ đƣợc
tích lũy kinh nghiệm, kịp thời sửa chữa sai sót trong tƣ duy.
Trò chơi học tập đƣợc coi là một phƣơng tiện quan trọng trong quá trình
dạy học tiểu học nói chung và dạy học lớp 1 nói riêng bởi trò chơi học tập
giúp học sinh lĩnh hội tri thức mới và rất nhiều kĩ năng khác nhau. Trò chơi
học tập có sự tự nguyện và bình đẳng giữa các học sinh. Mọi HS đều có vị trí,
nhiệm vụ nhƣ nhau khi tham gia trò chơi. Ngoài ra, HS còn cảm nhận đƣợc
một cách trực tiếp kết quả hành động của mình: đúng- sai, phát hiện ra cái
mới, … Điều này có ý nghĩa to lớn đối với các em, nó thúc đẩy tính tích cực,
củng cố và mở rộng vốn hiểu biết của các em.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Mục tiêu dạy Học vần
Môn tiếng Việt có mục tiêu quan trọng là rèn cho học sinh bốn kĩ năng sử
dụng tiếng Việt là: nghe, nói, đọc, viết thông qua bảy phân môn: Học vần,
Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong
đó, Học vần là môn học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh, làm chủ một công
cụ mới để giao tiếp và học tập. Đó chính là chữ viết– một phƣơng tiện biểu
đạt lời nói đặc biệt hiệu quả. Vì vậy, Học vần là phân môn rất quan trọng
trong môn tiếng Việt ở Tiểu học.

17



Mục tiêu của dạy học phân môn Học vần cũng giống nhƣ các phân môn
khác là rèn luyện bốn kĩ năng: nghe , nói, đọc, viết, nhƣng kĩ năng đọc và viết
đƣợc đặc biệt ƣu tiên. Quá trình đọc, viết chữ phải thông qua âm, do vậy giữa
âm và chữ có mối quan hệ chặt chẽ. Vì chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm cho
nên ở lớp 1 phải kết hợp cả dạy chữ và dạy âm. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em
ngƣời Việt học tiếng Việt thì vấn đề cơ bản đầu tiên là học cách dùng kí hiệu
(chữ viết) để mã hóa ngôn ngữ âm thanh với hệ thống âm tiết mà các em đã
sử dụng khá thành thạo trƣớc khi đến trƣờng. Bởi vậy, nội dung, chƣơng
trình, sách giáo khoa phải thỏa mãn yêu cầu bằng cách nhanh nhất giúp học
sinh làm quen với hệ thống tín hiệu mới là chữ viết để các em mau chóng sử
dụng hệ thống tín hiệu này một cách hiệu quả trong giao tiếp, học tập. Với
yêu cầu này, có thể coi mục tiêu đặc biệt cần đạt đƣợc của phân môn Học vần
chính là chữ viết.
Việc chú trọng đến mục tiêu dạy chữ đƣợc thể hiện ở những điểm chính
sau:
Một là, sách cung cấp vừa đủ lƣợng con chữ để thể hiện các đơn vị âm
thanh và cách ghép các con chữ này thành các tiếng có thực trong tiếng Việt.
Hai là, hệ thống chữ đƣợc đƣa vào bài học theo đặc điểm chữ viết và
theo nguyên tắc đi từ chữ có cấu tạo đơn giản tới chữ có cấu tạo phức tạp dần.
Ba là, những khác biệt thể hiện trên chữ viết đều lấy làm căn cứ để xây
dựng bài học.
Với mỗi đơn vị chữ, sách đều kèm theo một tiếng thực làm tiếng khóa
cho nó. Qua việc nhận diện tiếng, học sinh hiểu đƣợc âm mà chữ thể hiện,
đồng thời cũng học đƣợc cách đọc các âm hay tiếng đó. Điều này đảm bảo
việc dạy chữ không tách rời việc dạy âm.
1.2.2. Chương trình, nội dung dạy học vần
1.2.2.1. Chƣơng trình


18


Chƣơng trình Học vần ở lớp 1 đƣợc học trong 21 tuần, bao gồm 103 bài
ứng với 206 tiết dạy, đƣợc phân bố trong hai tập sách: 83 bài thuộc tập 1, 20
bài thuộc tập 2. Có thể chia nội dung dạy học Học vần làm 3 phần:
- Phần thứ nhất 96 bài đầu có nội dung là quen với chữ cái e, b, các dấu
thanh.
- Phần thứ 2 gồm 25 bài tiếp theo dành cho các chữ cái và âm (cấu trúc
âm tiết có vần là 1 nguyên âm)
- Phần thứ 3 gồm 72 bài giới thiệu vần phức tạp và các tiếng có vần phức
tạp dần.
- Nếu lấy mục đích của bài học làm tiêu chí phân loại, có thể chia các bài
Học vần thành 3 nhóm: nhóm bài Làm quen với chữ cái (và dấu thanh), nhóm
bài dạy học Âm vần mới và nhóm bài Ôn tập.
1.2.2.2. Nội dung
Nội dụng cụ thể các bài học Học vần trong SGK nhƣ sau:
Tiêu chí

Nội dung cụ thể

Nhóm bài học Bài 1: e

Bài 4: ? .

giới thiệu chữ cái Bài 2: b

Bài 5: ` ~

và các dấu thanh


Bài 3: /

Bài 6: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ

Bài 7: ê, v

Bài 18: x, ch

Nhóm bài học Bài 8: l, h

Bài 19: s, r

giới thiệu chữ cái Bài 9: o, c

Bài 20: k, kh

và âm (cấu trúc Bài 10: ô, ơ

Bài 21: Ôn tập

âm tiết có vần là Bài 11: Ôn tập

Bài 22: p- ph, nh

1 nguyên âm)

Bài 12: i, a

Bài 23 : g, gh


Bài 13: n, m

Bài 24: q – qu, gi

Bài 14: d, đ

Bài 25: ng, ngh

19


Nhóm bài học
giới thiệu vần có
cấu trúc tiếng có
2 âm trở lên

Bài 15: t, th

Bài 26: y, tr

Bài 16: Ôn tập

Bài 27: Ôn tập

Bài 17: u, ƣ

Bài 28: Chữ thƣờng, chữ hoa

Bài 29: ia


Bài 66: uôm, ƣơm

Bài 30: ua, ƣa

Bài 67: Ôn tập

Bài 31: Ôn tập

Bài 68: ot, at

Bài 32: oi, ai

Bài 69: ăt, ât

Bài 33: ôi, ơi

Bài 70 : ôt, ơt

Bài 34: ui, ƣi

Bài 71 : et, êt

Bài 35: uôi, ƣơi

Bài 72: ut, ƣt

Bài 36: ay, â – ây

Bài 73: it, iêt


Bài 37: Ôn tập

Bài 74: uôt, ƣơt

Bài 38: eo, ao

Bài 75: Ôn tập

Bài 39: au, âu

Bài 76: oc, ac

Bài 40: iu, êu

Bài 77: ăc, âc

Bài 41: iêu, yêu

Bài 78: uc, ƣc

Bài 42: ƣu, ƣơu

Bài 79: ôc, uôc

Bài 43: Ôn tập

Bài 80: iêc, ƣơc

Bài 44: on, an


Bài 81: ach

Bài 45: ân, ă – ăn

Bài 82: ich, êch

Bài 46: ôn, ơn

Bài 83: Ôn tập

Bài 47: en, ên

Bài 84: op, ap

Bài 48: in, un

Bài 85: ăp, âp

Bài 49: iên, yên

Bài 86: ôp, ơp

Bài 50: uôn, ƣơn

Bài 87: ep, êp

Bài 51: Ôn tập

Bài 88: ip, up


20


×