TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------&-------
PHÙNG THỊ LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Hoàng Thị Thanh Huyền
HÀ NỘI - 2017
LỜI CẢM ƠN
Sau quãng thời gian cố gắng làm việc, tơi đã hồn thành khóa luận tốt
nghiệp với đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt thành phần
trạng ngữ và chủ ngữ trong câu tiếng Việt”. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy
cô giáo trong khoa Giáo dục tiểu học cùng các thầy cô và các em học sinh
trường Tiểu học Hùng Vương, Phúc Yên, Vĩnh Phúc và đặc biệt cảm ơn sâu sắc
cô giáo – TS. Hồng Thị Thanh Huyền đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành khóa
luận này.
Vì điều kiện thời gian có hạn nên khóa luận này khơng tránh khỏi những
hạn chế nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ
và các bạn để khóa luận này được hồn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Phùng Thị Lý
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này được hồn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cơ giáo TS. Hồng Thị Thanh Huyền.
Tơi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tơi.
- Những tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kì cơng trình nghiên cứu
của tác giả nào đã được cơng bố trước đó.
Nếu sai tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Phùng Thị Lý
QUY ƢỚC VIẾT TẮT
TN
Trạng ngữ
CN
Chủ ngữ
SGK
Sách giáo khoa
SGV
Sách giáo viên
VD
Ví dụ
Nxb
Nhà xuất bản
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Bố cục khóa luận .......................................................................................... 5
NỘI DUNG........................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........ ...Error! Bookmark not
defined.6
1.1.Cơ sở lí luận ................................................................................................ 6
1.1.1. Khái quát về câu tiếng Việt ..................................................................... 6
1.1.2. Thành phần trạng ngữ và chủ ngữ trong câu tiếng Việt .................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 23
1.2.1. Mục đích của phân mơn Luyện từ và câu ........................................... 23
1.2.2. Thực trạng việc dạy về thành phần câu cho học sinh lớp 4 ............... 24
CHƢƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 PHÂN BIỆT
THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ VÀ CHỦ NGỮ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
............................................................................................................................. 25
2.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ............................................................ 26
2.1.1. Nguyên tắc giao tiếp .............................................................................. 26
2.1.2. Nguyên tắc trực quan ........................................................................... 27
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình .......... 29
2.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học
sinh ................................................................................................................... 30
2.2. Những sai lầm thƣờng gặp khi xác định thành phần trạng ngữ và chủ
ngữ của học sinh tiểu học. ............................................................................. 34
2.2.1. Không xác định được thành phần........................................................ 34
2.2.2. Nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ ................................................. 35
2.3. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt thành phần
trạng ngữ và chủ ngữ trong câu tiếng Việt. ................................................. 38
2.3.1. Cung cấp kiến thức về hai thành phần trạng ngữ và chủ ngữ .......... 38
2.3.2. Cung cấp các tiêu chí xác định ............................................................ 42
2.3.3. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa trạng ngữ và chủ ngữ .......... 44
2.3.4. Rèn luyện kĩ năng nhận biết và đặt câu hoàn chỉnh .......................... 45
2.3.5. Tạo ra những tình huống có vấn đề..................................................... 47
2.3.6. Xây dựng hệ thống bài tập .................................................................... 49
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 55
3.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm ...................................................... 55
3.2. Tổ chức quá trình thực nghiệm ............................................................. 55
3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm .......................................................................... 55
3.2.2. Mô tả các giai đoạn tiến hành thực nghiệm ........................................ 62
3.3. Kết quả thực nghiệm............................................................................... 63
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trị nền tảng cho học sinh rèn luyện,
trau dồi, phát huy vốn ngôn ngữ mẹ đẻ. Mơn Tiếng Việt có ý nghĩa to lớn trong
việc bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam XHCN.
Một trong những mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học là hình
thành và phát triển bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh (nghe, nói, đọc,
viết) để các em có thể học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của
lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác
tư duy cho học sinh. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho các em các kiến thức sơ
giản về tiếng Việt, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và
nước ngồi.
Khi học Tiếng Việt, ngữ pháp ln là một khía cạnh được chú trọng và nó
rất cần thiết trong học tập tiếng Việt nói riêng và trong đời sống xã hội nói
chung. Ngữ pháp là một bộ phận quan trọng của môn Tiếng Việt, ngữ pháp chi
phối việc sử dụng các đơn vị ngơn ngữ để tạo thành lời nói làm ngơn ngữ thực
hiện được chức năng là công cụ giao tiếp. Nếu như “từ” được xem là đơn vị nhỏ
nhất trực tiếp để tạo câu thì chương trình ngữ pháp ở tiểu học lấy câu làm trung
tâm dạy học, dạy cho học sinh những kiến thức sơ giản, cơ bản về thành phần
câu, về cấu tạo ngữ pháp của câu.
Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5, việc học ngữ pháp, các
thành phần của câu đã mang tính khái quát, trừu tượng cao, tuy nhiên vẫn còn
một số những hạn chế nhất định. Thực tế hiện nay vẫn cho thấy rằng thực trạng
học sinh tiểu học còn nhiều lúng túng trong phân tích cấu tạo ngữ pháp, nhận
1
diện chưa đúng các thành phần câu, phân biệt thành phần câu này với thành
phần câu kia và trong đó việc phân biệt thành phần trạng ngữ và chủ ngữ trong
câu Tiếng Việt là một trong những minh chứng điển hình. Vì vậy, tìm biện pháp
giúp các em giảm bớt hạn chế đó là một việc cần thiết, nhưng cũng là một việc
khơng dễ dàng gì đối với giáo viên, bởi giáo viên dạy học có nhiều trình độ khác
nhau. Bởi vậy, vấn đề đặt ra để nâng cao hiệu quả dạy học phân biệt tốt thành
phần trạng ngữ và chủ ngữ trong câu Tiếng Việt, giáo viên cần có những biện
pháp để khai thác một cách hiệu quả để giúp ích cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn và triển khai đề tài “ Một số
biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt thành phần trạng ngữ và chủ ngữ trong
câu Tiếng Việt” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Ngữ pháp là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành cơ cấu tổ
chức của một ngôn ngữ, được nhiều nhà Việt ngữ học đặc biệt quan tâm. Điều
này được thể hiện qua hàng loạt các cơng trình nghiên cứu của các tác giả.
Trong ngữ pháp, những vấn đề được đề cập nhiều nhất đó là thành phần
câu và các kiểu câu. Chẳng hạn, hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn
Văn Hiệp đã dành hẳn một chuyên luận về thành phần câu Tiếng Việt, trong đó
thể hiện một cách sâu sắc và toàn diện về hai thành phần trạng ngữ và chủ ngữ
trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt cũng như đưa ra cụ thể các tiêu chí xác định.
Đây là một cơng trình có ý nghĩa to lớn và có tính thuyết phục cao. Cơng trình
này của hai tác giả dừng lại ở việc nghiên cứu về câu, nịng cốt câu và các thành
phần chính và thành phần phụ của câu như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, khởi ngữ,
trạng ngữ,...
Hay cơng trình “Nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng Việt” của trung tâm học
liệu Thái Nguyên đã nghiên cứu một cách sâu sắc, tồn diện, có hệ thống về từ
và cú pháp. Lần đầu tiên hệ thống từ loại tiếng Việt được khảo sát tỉ mỉ, phân
chia cụ thể và miêu tả đầy đủ những đặc trưng cơ bản của từng từ loại. Một số
2
hiện tượng đặc biệt của từ loại tiếng Việt như hiện tượng chuyển từ loại đã được
nghiên cứu sâu và có hệ thống, có cơ sở lí luận vững chắc. Câu trong tiếng Việt
cũng được phân loại đầy đủ dựa trên những tiêu chuẩn phân định có sức thuyết
phục. Từng kiểu loại câu được miêu tả, phân tích kĩ đặc điểm cấu tạo, chức
năng, vai trò của các thành phần câu cụ thể. Điều đặc biệt cần ghi nhận ở cơng
trình này là tất cả những đặc điểm của hiện tượng ngữ pháp tiếng Việt được đề
cập đều được minh họa bằng nhiều ví dụ, dẫn chứng rút ra trong nhiều tác phẩm
văn học, nghệ thuật mà tác giả đã dày cơng thu thập và phân loại. Điều đó càng
đảm bảo cho chất lượng khoa học cao của cơng trình này.
Cũng có thể kể tới luận văn thạc sĩ ngành ngơn ngữ học của Tiêu Thị
Thanh Bình _ Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn: “Khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt từ góc độ kết học, nghĩa học,
dụng học (trên cứ liệu một số tác phẩm văn học giai đoạn 1930 – 1945)”. Luận
văn đã đề cập đến vấn đề câu và thành phần câu, câu gồm nòng cốt câu và các
thành phần phụ và khẳng định “trạng ngữ” là một thành phần phụ cần được bàn
nhiều trong câu.
Các cơng trình nghiên cứu trên của các tác giả đã đi sâu vào nhiều khía
cạnh của tiếng Việt như từ loại, câu, ngữ pháp tiếng Việt của câu. Tuy nhiên,
trong các công trình đó, các tác giả chưa từng đề cập đến vấn đề phân biệt giữa
các thành phần câu với nhau, đặc biệt là phân biệt thành phần trạng ngữ và chủ
ngữ trong câu tiếng Việt.
Do đó, đề tài mà tơi nghiên cứu là một đề tài khá mới mẻ và có tính khả
thi cao, là khoảng chống mà các nhà nghiên cứu chưa khai thác. Và để giúp
mình có thêm những hành trang cần thiết cho việc giảng dạy sau này tơi đã tiến
hành tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5
phân biệt thành phần trạng ngữ và chủ ngữ trong câu tiếng Việt”.
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thành phần trạng ngữ và chủ ngữ
trong câu tiếng Việt. Vì thế, nguồn ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát sẽ tập trung ở
hai thành phần này.
Ở bậc Tiểu học, những vấn đề về câu, đặc biệt là các thành phần ngữ pháp
của nó chủ yếu được phân bố trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. Vì thế, những
biện pháp để phân biệt hai thành phần trạng ngữ và chủ ngữ sẽ được ứng dụng
cho đối tượng học sinh lớp 5.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm giúp học sinh có kiến thức về câu, thành phần câu. Từ đó giúp các
em phân biệt được thành phần trạng ngữ và chủ ngữ trong câu tiếng Việt.
Giúp học sinh nói và viết câu đúng ngữ pháp.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về thành phần trạng ngữ và chủ ngữ
trong câu tiếng Việt.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giúp học sinh lớp 5 phân biệt
thành phần trạng ngữ và chủ ngữ trong câu tiếng Việt.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của một số
biện pháp đã đề xuất.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm, đọc, phân tích các tài liệu có
liên quan đến lịch sử vấn đề, nhiệm vụ dạy học các biện pháp giúp học sinh lớp
5 phân biệt thành phần trạng ngữ và chủ ngữ trong câu tiếng Việt.
Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, khảo sát thực trạng để làm cơ sở
thực tiễn cho đề tài.
Phương pháp phân tích, miêu tả: Tiến hành phân tích các ngữ liệu để
chứng minh.
4
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Soạn một số tiết dạy theo hướng thực
nghiệm.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Những biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt thành phần trạng ngữ
và chủ ngữ trong câu tiếng Việt.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái quát về câu tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm câu
Trong hoạt động giao tiếp, đơn vị thông báo nhỏ nhất có thể sử dụng là
câu. Trong lịch sử ngôn ngữ học, đã tồn tại nhiều quan niệm về câu. Có thể nêu
một số định nghĩa tiêu biểu sau:
Theo tác giả Diệp Quang Ban: “Câu là đơn vị nghiên cứu ngơn ngữ có
cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một
ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói hoặc có thể
kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện,
truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng
ngôn ngữ”.
(Nguồn: Internet)
Tác giả Cao Xuân Hạo trong cuốn “Sơ thảo ngữ pháp chức năng Tiếng
Việt” cho rằng: “Câu được coi là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất trong mối quan hệ
ngữ pháp (hình thức), hồn tồn khơng lệ thuộc vào tình huống và ngữ cảnh.
Mỗi câu nói là một hoạt động do một nhu cầu nhất định của sự giao tiếp thúc ép
hay kích thích nên và bao giờ cũng mang một ý nghĩa biểu hiện và logic nhất
định nhằm gây nên một tác dụng nhất định đối với người nghe, và trong thực tế
của hoạt động ngơn ngữ khơng có câu độc lập với tình huống giao tiếp”.
(Nguồn: Internet)
Ví dụ:
Trăng đã lặn.
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều.
6
Hãy nhớ lấy lời tôi.
Đề tài mà tôi nghiên cứu đã quyết định lấy khái niệm về câu của tác giả
Diệp Quang Ban là cơ sở để nghiên cứu và giúp ích cho đề tài của mình.
1.1.1.2. Đặc điểm của câu
Hình thức, cấu trúc ngữ pháp: Mỗi câu có một hình thức riêng, mỗi câu sẽ
mang trọn vẹn một cấu trúc riêng biệt, không phụ thuộc lẫn nhau.
Chức năng: Câu thực hiện hành vi ngôn ngữ (thông báo, cấm, mời, đề
nghị, cho phép).
Nội dung:
+ Mỗi câu biểu đạt ít nhất một sự việc.
+ Bản thể: Câu là đơn vị ngôn ngữ khơng có sẵn, hình thành từ sự kết hợp
của các đơn vị nhỏ hơn (từ, cụm từ) theo quy tắc ngữ pháp nhất định của một
ngôn ngữ.
+ Câu bao giờ cũng có một ngữ điệu kèm theo nhất định: mỗi một thể loại
câu sẽ thể hiện một cảm xúc, một thái độ nhất định phụ thuộc vào từng tình
huống giao tiếp cụ thể.
+ Câu mang nội dung thông báo: mỗi một câu đều truyền đạt tới người
đọc, người nghe một thơng tin nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của
người đọc, người nghe.
+ Câu thể hiện một tình thái nhất định. Đó là thái độ chủ quan của người
nói đối với hiện thực khách quan và đối tượng giao tiếp.
1.1.1.3. Thành phần câu
Trong Tiếng Việt thành phần câu đóng vai trị quan trọng. Được chia làm
các thành phần chính, thành phận phụ và các thành phần biệt lập.
- Thành phần chính của câu: Là những thành tố bắt buộc phải có mặt
tham gia vào nịng cốt câu, không thể bị lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính
trọn vẹn của câu. Thành phần chính trong câu tiếng Việt bao gồm chủ ngữ và vị
ngữ.
7
Chủ ngữ
Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc
điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai
/ con gì, cái gì?
Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm
tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.
Ví dụ: Lão nhà giàu ngu ngốc ngồi khóc.
CN: là cụm danh từ
Vị ngữ
Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan
hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì? Như thế nào?, hoặc là gì?
Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ
hoặc cụm danh từ.
Ví dụ 1: Một buổi chiều, tơi ra đứng đầu làng xem hồng hơn xuống.
VN1: cụm động từ
VN2: cụm động từ
Ví dụ 2: Chợ Rồng nằm sát bên quốc lộ 183, ồn ào, đông vui, tấp nập.
VN1: cụm động từ
VN2
VN3
VN4 đều là tính
từ
Ví dụ 3: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.
VN: cụm danh từ
- Thành phần phụ trong câu: Là những thành tố không bắt buộc phải
tham gia vào cấu trúc câu, có thể bị lược bỏ nhưng khơng ảnh hưởng đến tính
trọn vẹn của câu. Thành phần phụ trong câu tiếng Việt bao gồm trạng ngữ, định
ngữ, bổ ngữ, khởi ngữ.
Trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ
nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian,
8
địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức,... để biểu thị các ý nghĩa
tình huống, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,...
Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Định ngữ
Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt. Nó giữ nhiệm vụ bổ
nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm
chủ vị.
VD:
- Chị tơi có mái tóc đen.(đen là từ, làm rõ nghĩa cho danh từ “tóc”. Đen là định
ngữ)
- Chị tơi có mái tóc đen mượt mà. (đen mượt mà là ngữ, làm rõ nghĩa cho danh
từ “tóc”. Đen mượt mà là định ngữ)
- Quyển sách mẹ tặng rất hay.(mẹ / tặng là cụm C-V, làm rõ nghĩa cho danh từ
“quyển sách”, mẹ tặng là định ngữ)
Bổ ngữ
Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ
nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành cụm động từ hay cụm
tính từ.
VD:
- Cơ ấy rất xinh đẹp.(rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ “xinh đẹp”, rất xinh
đẹp được gọi là Cụm tính từ)
- Gió đơng bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ “thổi”,
thổi mạnh được gọi là Cụm động từ)
Khởi ngữ
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được
nói đến trong câu.
- Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng sau chủ ngữ, trước
vị ngữ (đứng giữa câu).
9
- Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với với ý nhấn mạnh.
- Khả năng kết hợp: đứng sau quan hệ từ: về, mà, còn, với, đối với,...
VD:
- Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-Xi-Păng ba nghìn một trăm
bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
- Đối với tôi, điều này thật quá sức tưởng tượng!
- Các thành phần biệt lập trong câu: Là những bộ phận không tham gia
vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Bao gồm:
* Thành phần tình thái:
- Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong
câu.
- Từ nhận biết: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu
như, có vẻ như,...
VD:
- Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm
đến nỗi khơng khóc được nên anh phải cười vậy thơi.
* Thành phần cảm thán:
- Bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...)
- Từ nhận biết: ôi, chao ôi, than ơi, chà, trời ơi,...
VD: Trời ơi, chỉ cịn có năm phút!
* Thành phần gọi đáp:
- Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
- Từ nhận biết: này, thưa, dạ,...
* Thành phần phụ chú:
Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
VD:
- Việt Nam – một đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên – đang cố
gắng để thoát nghèo.
10
- Anh Sơn (vốn dân Nam Bộ gốc) làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng
cổ.
1.1.1.4. Phân loại câu
Trong tiếng Việt câu có thể phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau:
* Theo cấu trúc ngữ pháp:
+ Câu đơn: Là câu chỉ có một vế câu (1cụm C-V)
VD: Ngày mai, em / lên đường.
+ Câu đặc biệt: Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo
thành mà khơng xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt.
VD:
- A ! Mưa.
Ơi. Đau
+ Câu ghép: Là câu có từ 2 vế trở lên mỗi vế câu thường có cấu tạo
giống câu đơn (có đủ cụm Chủ - Vị). Chia làm hai loại:
Câu ghép đẳng lập: các vế độc lập không phụ thuộc vào nhau về mặt ý
nghĩa, giữa các vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm,...
VD:
- Anh trai là sinh viên còn em là học sinh.
- Trái cây rất tươi và bánh rất ngon.
Câu ghép chính phụ: chỉ có hai vế câu. Vế chính và vế phụ có quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.
VD:
- Vì đường trơn nên xe phải đi chậm lại.
- Nếu em thi đậu đại học thì bố mẹ sẽ thưởng cho em một chiếc xe máy.
* Theo mục đích phát ngơn:
+ Câu trần thuật (hay cịn gọi là câu kể)
- Mục đích sử dụng: Dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự
việc
11
- Dấu hiệu nhận biết: Cuối câu kể thường ghi dấu chấm (.)
VD:
- Hôm qua, trời mưa như trút nước.(kể)
- Chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm trông lại rất bắt mắt.(tả)
- Đây là bác Nam. Bác ấy là một họa sĩ rất tài hoa.(giới thiệu, nhận định)
+ Câu nghi vấn (hay cịn gọi là câu hỏi)
- Mục đích sử dụng: Chủ yếu dùng để hỏi (hỏi người và hỏi chính mình).
Đơi khi, dùng vào mục đích khác (cảm thán / cầu khiến).
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Có các từ nghi vấn: có... khơng (làm) sao, hay (nối các vế có quan hệ
lựa chọn).
+ Cuối câu có dấu chấm hỏi. (?)
VD:
- Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tim trong nhà ?(hỏi người khác)
- Hình như gương mặt này mình đã từng gặp ở đâu đó rồi ?(tự hỏi mình)
- Sao bạn học văn giỏi thế ?(cảm thán)
+ Câu cầu khiến
- Mục đích sử dụng: Dùng để:
+ Cầu khiến
+ Khẳng định hoặc phủ định
+ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, nhé,... đi, thôi, nào,... hay
ngữ điệu cầu khiến.
+ Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than (!), nhưng khi ý cầu khiến
không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.).
VD:
12
- Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm !
(khuyên)
- Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. (khuyên)
- Học bài đi, sắp thi rồi đấy ! (yêu cầu)
- Ngày mai chúng ta đi nộp hồ sơ thi đại học nhé ! (đề nghị)
+ Câu cảm thán
- Mục đích sử dụng: Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói
(người viết)
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi,...
+ Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)
VD:
- Ôi chiếc cặp sách đẹp quá !
1.1.2. Thành phần trạng ngữ và chủ ngữ trong câu tiếng Việt
1.1.2.1. Thành phần trạng ngữ trong câu tiếng Việt
Thuật ngữ trạng ngữ rất quen thuộc trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng
Việt. Tuy nhiên, vạch rõ phạm vi của trạng ngữ cũng như nêu được tiêu chí hình
thức để nhận diện nó khơng phải là công việc dễ dàng. Điều này được thể hiện
qua sự khác biệt về quan niệm cũng như giải pháp cụ thể của các nhà nghiên
cứu. Vấn đề trạng ngữ trong câu tiếng Việt thường được các tác giả nghiên cứu
ở các mặt sau:
- Vai trò của trạng ngữ đối với tổ chức cấu trúc của câu.
- Các phạm vi ý nghĩa mà trạng ngữ biểu thị.
- Vị trí của trạng ngữ trong mơ hình tổ chức câu.
- Cấu tạo hình thức của trạng ngữ.
Các tác giả chỉ tạm thống nhất ý kiến với nhau ở mặt về cấu tạo hình thức
của trạng ngữ, khi cho rằng bất kì ngữ đoạn nào (có quan hệ tường thuật, chi
13
phối hay dẫn tiếp), có giới từ hay khơng có giới từ đi kèm đều có khả năng đóng
vai trị của trạng ngữ trong câu.
Về vai trò của trạng ngữ đối với tổ chức cấu trúc của câu, đa số các tác giả
đều cho rằng trạng ngữ là một thành phần phụ của câu [10, 7]. Tuy nhiên, tư
cách thành phần phụ của trạng ngữ trong tổ chức của câu không phải không gây
tranh cãi. Chẳng hạn, Hồng Dân từng cho rằng nên xếp các câu như:
Vì anh nên việc ấy hỏng.
Vì anh làm ẩu nên việc ấy hỏng.
Vì khơng cẩn thận nên việc ấy hỏng.
Trong lúc mọi người ngủ, anh ta lại thức dậy đọc sách.
Lúc anh ta bước vào (thì) phịng họp đã đơng đủ.
vào một kiểu câu duy nhất, có cấu tạo là X – Y. Tác giả cho rằng đây là một
kiểu câu ghép, giữa hai vế X và Y có quan hệ tương liên và định nghĩa: “Quan
hệ tương liên là quan hệ giữa hai thành tố; trong đó một thành tố biểu thị sự việc
hay q trình, một thành tố biểu thị hồn cảnh; hai thành tố ấy quan hệ qua lại
lẫn nhau, hô ứng với nhau, bổ sung cho nhau, dựa vào nhau mà tồn tại; trật tự
trước sau của hai thành tố đó tương đối tự do.” [6, tr. 34]
Trước đó, M.B. Emeneau cũng có chủ trương tương tự. Tác giả này dùng
thuật ngữ cấu tạo vị ngữ đơn giản để chỉ câu đơn. Cấu tạo vị ngữ đơn giản
thường do một cụm chủ - vị đảm nhiệm. Khi bên cạnh một cấu tạo vị ngữ đơn
giản có một thực thể từ (danh từ) hay phức cấu thực thể từ (cụm danh từ), một
động từ hay phức cấu động từ (cụm động từ) hoặc một cấu tạo vị ngữ đơn giản
khác thì ta sẽ có một cấu tạo vị ngữ phức hợp – tức là câu phức hợp (câu ghép).
Chẳng hạn:
Hôm nay, trời nóng.
Nếu tơi khơng lầm thì hơm nay chị làm nhiều thức ăn ngon. [6, tr.30]
Cương vị của trạng ngữ trong câu được nhìn nhận một cách hồn tồn
khác biệt theo quan niệm của Cao Xuân Hạo. Tác giả cho rằng tổ chức cú pháp
14
hình thức của tiếng Việt chỉ có một mơ hình duy nhất là Đề - Thuyết với các
biến thể của nó. Đề có hai loại là Chủ đề và Khung đề. Mặc dù “Khung đề
không phải là trạng ngữ của vị từ hay của câu” nhưng xét về chức năng ngữ
nghĩa, hiểu theo nghĩa hẹp thì Khung đề cũng có khi giống như chủ ngữ. Và xét
về hình thức, Khung đề có thể là một chủ ngữ hay giới ngữ, tức một ngữ đoạn có
một giới từ làm trung tâm kèm theo một danh ngữ hay một động ngữ làm bổ ngữ
cho nó, khơng khác gì trạng ngữ. [4, tr.86]. Thực chất Cao Xuân Hạo đã xem
một bộ phận của trạng ngữ truyền thống có cương vị là thành tố cơ bản của tổ
chức câu. Tác giả đã dẫn ra một số ví dụ về các Khung đề như sau:
Mai tôi đi chơi.
Dạo này trời tối.
Tám giờ tôi mới làm việc.
Ở đây mọi người đều làm việc. [4, tr. 86 – 162]
Trần Ngọc Thêm không phủ nhận những tên gọi của cú pháp truyền thống
như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ,... Nhưng tác giả quan niệm rằng:
“Trong tiếng Việt, chúng tơi xác định được bốn cấu trúc nịng cốt như sau (dấu
mũi tên phân biệt phần Đề và phần Thuyết):
I. Nòng cốt đặc trưng: C → V
II. Nòng cốt quan hệ: C → Vq – B
III. Nòng cốt tồn tại: TR → Vt – B
IV. Nòng cốt qua lại: xV → yV’.
Như vậy là tác giả đã thừa nhận vai trò làm thành phần nòng cốt của trạng
ngữ trong kiểu câu có nịng cốt tồn tại TR → Vt – B.
Mặt phạm vi ý nghĩa của trạng ngữ là lĩnh vực mà ý kiến của các nhà
nghiên cứu lộ rõ nhiều khác biệt. Mỗi tác giả, tùy theo quan điểm của mình, đã
xếp nhiều hiện tượng khác nhau vào phạm vi trạng ngữ. Chẳng hạn, các tác giả
của Giáo trình về Việt ngữ chỉ xếp vào trạng ngữ những ngữ đoạn biểu thị ý
nghĩa thời gian, không gian và cách thức kiểu như:
15
a) Hiện nay, đế quốc Mĩ không thể làm mưa làm gió được.
b) Trên cái sân gạch vừa mới xây, các xã viên đang đổ lúa ra phơi.
c) Bằng một sự cố gắng phi thường, con ngựa ấy đã nhảy qua cái hào
rộng.
d) Một cách sỗ sàng, nó xơng vào phịng tơi.
[10, tr. 367 – 379]
Nguyễn Kim Thản, trong Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), đã
liệt kê một danh sách các loại trạng ngữ gồm:
- Trạng ngữ thời gian
- Trạng ngữ địa điểm
- Trạng ngữ nguyên nhân (Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công.)
- Trạng ngữ mục đích
- Trạng ngữ phương tiện (Khách tồn đến bằng xe hơi.)
- Trạng ngữ tình thái (“Bước lên sàn điếm, lí tưởng quăng tạch cuốn xổ
xuống bàn.”, “Cốp, cốp, cốp, bộ đội chạy trên đường goong.”)
[7, tr. 212 – 221]
Trong một cơng trình xuất bản sau đó, tác giả bổ sung thêm cái gọi là
trạng ngữ chuyển tiếp (làm nhiệm vụ chuyển từ câu nọ sang câu kia) và lấy ví
dụ:
“Tóm lại, việc đã giải quyết xong.”
“Nói cách khác, ý nghĩa của chị ấy rất lớn.”
[8, tr. 49]
Các tác giả sách Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt
Nam dùng tên gọi “thành phần tình huống” thay cho “trạng ngữ” và quan niệm :
“Thành phần tình huống có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, hay về
phương tiện, mục đích, hay về cách thức, trạng thái,... nói chung là nghĩa “tình
huống”. [11, tr. 193]. Trong các ví dụ về thành phần tình huống mà sách này dẫn
ra có các câu sau đây:
16
“Mỏi mệt, con trâu dừng bước.”
“Một cây súng Mát với ba viên đạn, Kơ Lơng bám gót giặc từ tờ mờ sáng
đến trưa.”
“Người suy nghĩ vấn vương.”
[11, tr. 193 – 196]
Diệp Quang Ban thì dùng thuật ngữ “bổ ngữ của câu” thay cho tên gọi
trạng ngữ và phân ra các loại:
- Bổ ngữ của câu chỉ thời gian
- Bổ ngữ của câu chỉ không gian ( “Đỉnh đồi, một anh đứng giữa đường,
tu bi đông nước ừng ực.”
- Bổ ngữ của câu chỉ nguyên nhân
- Bổ ngữ của câu chỉ mục đích
- Bổ ngữ của câu chỉ điều kiện ( “Nếu rán thì cá này ngon.”, “Cá này
ngon, nếu rán.”)
- Bổ ngữ của câu chỉ tình hình, gồm hai loại :
+ Bổ ngữ của câu chỉ phương tiện – cách thức (“Đánh xoảng một cái, cái
bát ở mâm lí cựu bay thẳng sang mâm lí đương và đánh “chát” một cái, cái
chậu ở chiếu lí đương cũng đập ln vào cây cột bên cạnh lí cựu.”)
+ Bổ ngữ của câu chỉ tình huống (“Đến trụ sở thì một cán bộ ra tiếp.”,
“Tới cổng phủ, các quần áo ướt vừa khô.”)
Những gì trình bày trên đây cho thấy bức tranh về trạng ngữ đã được vẽ ra
rất phong phú, đa dạng. Những khái niệm như cách thức, trạng thái, tình
huống,... được các tác giả hiểu rất khác nhau nên họ đã xếp vào phạm vi trạng
ngữ những hiện tượng hết sức khác nhau.
Vị trí của trạng ngữ trong câu cịn liên quan đến một số vấn đề về liên kết
và mạch lạc của văn bản. Khi bàn đến liên kết chủ đề trong một đoạn văn hay
một đoạn hội thoại, các nhà nghiên cứu đã dựa trên cấu trúc thông báo Đề Thuyết của các câu để nêu ra ba trường hợp cơ bản: a) Câu đi sau trùng chủ đề
17
với chủ đề của câu đi trước (liên kết đồng chiếu: Đề 2 = Đề 1); b) Câu đi sau
dùng Thuyết của câu đi trước hoặc một phần Thuyết của câu đi trước làm chủ đề
(liên kết móc xích: Đề 2 = Thuyết 1); c) Chủ đề của câu đi sau với chủ đề của
câu đi trước có những mối liên hệ từ vựng nào đó, ví dụ quan hệ toàn thể/bộ
phận, cùng chung phạm trù phân loại,... (liên kết liên tưởng: Đề 2 ↔ Đề 1). Xét
trường hợp b. Chẳng hạn, ta có hai cách sắp xếp trật tự trạng ngữ trong câu như
sau:
1. Nhà tơi có vườn. Ba tơi trồng một cây hồng bì ở cuối vườn.
2. Nhà tơi có vườn. Ở cuối vườn, ba tơi trồng một cây hồng bì.
Rõ ràng cách sắp xếp trạng ngữ ở (2) là hợp lí hơn, vì nó đảm bảo cho sự
liên kết và mạch lạc về chủ đề giữa hai câu.
Tóm lại, trạng ngữ trong hệ thống thành phần phụ câu tiếng Việt là:
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu thường dùng để bổ sung ý nghĩa cho nòng
cốt câu về: địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện, hồn cảnh,... nhằm làm
rõ thêm nội dung cần thơng báo cho nòng cốt câu.
Trạng ngữ thường trả lời cho câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?
Ví dụ:
Năm nay, thời tiết khơng bình thường.
Bằng đơi tay này, chúng ta sẽ làm ra tất cả.
Về cấu tạo, trạng ngữ thường có cấu tạo là từ và cụm từ (cụm danh từ,
cụm tính từ, cụm động từ, cụm đẳng lập, cụm chủ vị).
Về vị trí, trạng ngữ có vị trí khá linh hoạt, nó có thể đứng đầu, đứng cuối
hoặc đứng giữa câu, thường gặp nhất là trạng ngữ đứng đầu câu.
Phân loại trạng ngữ:
- Trạng ngữ chỉ thời gian: thời gian mà hành động xảy ra.
Ví dụ:
Chiều nay, tơi về Đà Nẵng.
Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.(TV4, t2, tr. 126)
18
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn chỉ địa điểm mà hành động xảy ra. Trạng ngữ
chỉ nơi chốn có quan hệ từ: ở, giữa, trên, dưới, tại, trong, ngoài,... đứng trước
danh từ hoặc cụm danh từ.
Ví dụ :
Trên cành cây, chim hót líu lo.
Trong vườn, mn lồi hoa đua nở.(TV4, t2, tr. 126)
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: nêu nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp
làm nảy sinh điều muốn nói trong nịng cốt câu. Thường dùng các quan hệ từ mở
đầu: vì, do, bởi,...
Ví dụ:
Vì mải chơi, Tuấn khơng làm bài tập.(TV4, t2, tr. 141)
- Trạng ngữ chỉ mục đích: chỉ mục đích mà hành động hướng đến.
Thường dùng các quan hệ từ: để, để cho,...
Ví dụ:
Để học tốt, chúng ta phải làm bài tập đầy đủ.
Để tìm điều bí mật đó, Xi-ơn-cơp-xki đọc khơng biết bao nhiêu là sách.
- Trạng ngữ chỉ điều kiện: chỉ điều kiện để thực hiện hành động. Thường
dùng các quan hệ từ: nếu, hễ, giá, mà,...
Ví dụ:
Nếu ăn nóng, món này sẽ ngon tuyệt.
- Trạng ngữ chỉ nhượng bộ: Thường dùng các quan hệ từ: dù, mặc dù, dù
cho,...
Ví dụ:
Mặc cho mưa bão, chúng tôi vẫn lên đường theo kế hoạch.
- Trạng ngữ chỉ cách thức, tình huống, phương tiện,...
Ví dụ:
Bằng giọng nói dịu dàng, chị mời tơi vào nhà.
Vũ khí trong tay, họ xông vào đồn địch.
19