Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

chuong 3 thiet bi mang wan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.89 KB, 12 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

Chương 3
CÁC THIẾT BỊ VÀ CÁP SỬ DỤNG TRONG MẠNG WAN
I. THIẾT BỊ
1. Hub
Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng.
Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều
hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử
dụng trong các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T.
Hình 3.1: Hub
Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub
đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được
đưa đến tất cả các cổng khác.
Nếu phân loại hub theo phần cứng thì có 3 loại hub:
 Hub đơn (stand alone hub).
 Hub modem (Modular hub): loại này rất phổ biến cho các hệ thống mạng vì nó có
thể dễ dàng mở rộng và luôn có chức năng quản lý, modular có từ 4 đến 14 khe cắm,
có thể lắp thêm các modun Ethernet 10BASET.
 Hub phân tầng (stackable hub): đây là loại lý tưởng cho những cơ quan muốn đầu tư
tối thiểu ban đầu nhưng có kế hoạch phát triển LAN sau này
Nếu phân theo khả năng ta có hai loại
 Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần được cấp nguồn khi hoạt động,
được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những cổng còn lại, đảm
bảo mức tín hiệu cần thiết.
 Smart Hub (Intelligent Hub): loại này có chức năng tương tự như Active Hub,
nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong trường
hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng
2. Repeater


Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là
100m (cho loại cáp mạng CAT 5 UTP - là cáp được
dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên
đường truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có
thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng cần các thiết bị
để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu
Hình 3.2: Repeater
có thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn này.
Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò
khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 64


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin
qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater.
3. Router
Router là một thiết bị mạng thông minh, đóng vai
trò rất quan trong trong hoạt động của hệ thống
mạng.
Router điều khiển việc truyền dữ liệu trên mạng,
lựa chọn hướng tốt nhất để truyền dữ liệu giữa hai
hoặc nhiều hệ thống mạng khác nhau.
Router có thể coi như một máy vi tính vì có đầy

đủ các thành phần cơ bản của máy tính (vd: CPU,
BIOS, OS, I/O port...)

Hình 3.3: Router

Các lý do sử dụng Router :
 Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn đi qua Router
cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua nó. Router thường
được sử dụng trong khi nối các mạng thông qua các đường dây thuê bao đắt tiền do nó
không truyền dư lên đường truyền.
 Router có thể dùng trong một liên mạng có nhiều vùng, mỗi vùng có giao thức riêng
biệt.
 Router có thể xác định được đường đi an toàn và tốt nhất trong mạng nên độ an toàn của
thông tin được đảm bảo hơn.
Trong một mạng phức hợp khi các gói tin luân chuyển các đường có thể gây nên tình
trạng tắc nghẽn của mạng thì các Router có thể được cài đặt các phương thức nhằm tránh
được tắc nghẽn.
4. Bridge
Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình
OSI (Data Link Layer). Bridge được sử dụng để
ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy
nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối
giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin
(packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một
Hình 3.4: Bridge
máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính
trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích.

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng


SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 65


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

Ưu điểm của Bridge là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau
vẫn có thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự “can thiệp” của
Bridge.
Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan… cũng
như là địa chỉ IP cùng một lúc. Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối những mạng cùng loại
và sử dụng Bridge cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm
gần nhau về mặt vật lý.
5. Switch
Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có
nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để
liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch
lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với
Hình 3.5: cisco 2960 switch
nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch. Cũng
giống như Bridge, Switch cũng “học” thông tin của mạng thông qua các gói tin (packet) mà
nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên
bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ.
Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển
các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc
độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo
mạng LAN ảo (VLAN).
6. Modem

Modem là từ ghép của Modulator/ DEModulator
(Điều chế/ giải điều chế), chuyển tín hiệu digital từ
máy tính thành tín hiệu analog để có thể truyền qua,
đường điện thoại. Còn modem ở đầu nhận thì chuyển
tín hiệu analog trở lại thành tín hiệu digital cho máy
Hình 3.6: Cisco WAN modem
tính tiếp nhận có thể hiểu được.
Modem truyền số liệu theo tốc độ chuẩn, biểu hiện bằng đơn vị bit truyền trong một
giây (bits per second - bps) hoặc đo bằng bốt (baud rate). Về mặt kỹ thuật thì bps và baud
khác nhau, nhưng việc dùng baud thay cho bps đã quá phổ biến nên hai đơn vị này có thể
thay thế cho nhau.
Nếu xét về tốc độ thì càng nhanh càng tốt. Ví dụ truyền một file 300K qua modem có
tốc độ là 2400 bps thì mất khoảng 22 phút, còn với modem 9600 bps chỉ mất 5,5 phút. Ưu
thế về tốc độ càng thể hiện rõ khi truyền hoặc nhận thông tin khoảng cách xa. Tại Việt
Nam, nhất là ở các thành phố lớn chất lượng đường truyền rất tốt nên thường đạt được tốc
độ cao nhất upload là 33.6 Kbps, download là 56 Kbps.
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 66


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

Vào thời điểm hiện nay, modem có khá nhiều thương hiệu như Origo, Pine, Intel, Acorp,
Vern, GVC, Creative, Prolink, Creative và US Robotics, phổ biến nhất là hai chuẩn V90 và
V92.
Modem loại gắn trong (Internal) là một vỉ dùng để cắm vào một khe(slot) trong máy

PC.
Loại dùng cho modem tích hợp trên mainboard, là bản mạch được thiết kế tích hợp luôn
trên PC, do đó PC có cổng cắm line điện thoại vào.
Loại modem gắn ngoài (External) thông qua cổng COM hoặc USB khá phong phú về
chủng loại, các thương hiệu có tiếng như US Robotics (56K, V90,Voice, dùng chip
3COM), Creative (USB, V90/92), Hayes Accura 56Kbps V92 - External (Com Port).
Modem loại PCMCIA (3COM, CNET, XIRCOM) dùng cho máy tính xách tay cắm qua
cổng PCMCIA.

Hình 3.7: Các loại modem
7. CSU/DSU
CSU/DSU ( Channel Service Unit/ Data Service
Unit ) là thiết bị phần cứng tại các điểm đầu cuối
của các kênh thuê riêng. Nó làm nhiệm vụ chuyển
dữ liệu trên đường truyền thông WAN sang dữ liệu
trên LAN và ngược lại. Thiết bị này dùng để kết nối
WAN khi dùng các kênh thuê riêng. CSU/DSU dùng Hình 3.8: Card network device cisco
CSU/DSU
các giao diện chuẩn RS-232C, RS-449, hay V.xx
Thông thường CSU/DSU được tích hợp trong modem hoặc router. Cũng có khi
CSU/DSU là những thiết bị tách rời nhau và được lắp đặt tại các điểm thu và phát tín hiệu.
8. WAN Switch:
Thiết bị chuyển mạch WAN(WAN switch) là thiết
bị nhiều cổng liên mạng (multiport internetworking
device) dùng trong các mạng viễn thông như Frame
Relay, X.25, và SMDS, nó hoạt động ở tầng data link.
Chẳng hạn chuyển mạch WAN đa dịch vụ B-STDX
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân

Trang 67

Hình 3.9: WAN switch


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

của Lucent sử dụng công nghệ Fram Relay, IP và cácdịch vụ ATM. Hay bộ chuyển mạch
DSLAM dùng trong công nghệ ADSL, G.SHDSL.
• Lý do dùng chuyển mạch WAN
Chuyển mạch WAN được dùng để cùng một lúc duy trì nhiều cầu nối giữa các thiết bị
mạng, do vậy tức thời tạo được loại đường truyền xương sống (backbone) nội tại tốc độ cao
theo yêu cầu. Chuyển mạch WAN có nhiều cổng, mỗi cổng có thể hỗ trợ một tuyến thuê
bao riêng với tốc độ theo yêu cầu.
9.

A
c
c
e
s
s

Hình 3.10: Vị trí của WAN switch trong mạng WAN
Server
a. Khái niệm
Access server là điểm tập trung cho phép kết nối
WAN qua các mạng điện thoại công công

cộng(PSTN), mạng đa dịch vụ số(ISDN), hay mạng
dữ liệu công cộng (PDN).
Người dùng từ xa, hay mạng LAN xa qua modem
nối vào một trong các mạng trên đều có thể truy nhập
vào mạng của mình qua access server.
Access server làm nhiệm vụ chờ kết nối từ xa đến, và
tự nó có thể quay số để kết nối với access server
khác. Khi người dùng từ xa, hay mạng xa kết nối vào
access server , nếu được phép thì có thể dùng các tài
Hình 3.11: Cisco AS5800 Series

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 68


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

nguyên mạng đang kết nối với access server này, hay access server nay là một trạm
chuyển tiếp để kết nối đi tiếp.
b. Lý do phải dùng Access Server:
Kết nối WAN, truy nhập từ xa dùng access server là giải pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí
nhất.
II.

Hình 3.12: Vị trí của Access Sever trong mạng WAN


CÁC CHUẨN CÁP KẾT NỐI
1. Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu UTP (Unshielded Twisted- Pair):
 Gồm nhiều cặp xoắn như cáp STP
nhưng không có lớp vỏ đồng chống
nhiễu. Cáp UTP được sử dụng trong
mạng
Ethernet
10BaseT
hoặc
100BaseT. Do giá thành rẻ nên đã
nhanh chóng trở thành loại cáp mạng
cục bộ được ưu chuộng nhất.
 Không có vỏ bọc chống nhiễu nên dễ bị
nhiễu khi đặt gần các thiết bị và cáp
khác do đó thông thường dùng để đi
Hình 3.13: Cáp UTP (4 pares)
dây trong nhà. Đầu nối dùng RJ-45.
Cáp UTP được phân thành các loại sau :
 Loại 1: có 2 cặp dây xoắn, dùng truyền tín hiệu âm thanh, tốc độ < 4Mbps, ứng
dụng trong mạng PSTN.
 Loại 2: có 4 cặp dây xoắn, tốc độ lên đến 4 Mbps, ứng dụng trong mạng Token Ring
over UTP.
 Loại 3: có 4 cặp dây xoắn, 3 mắt xoắn trên mỗi foot, tốc độ lên đến 10 Mbps, dùng
truyền tín hiệu thoại rất tốt.
 Loại 4: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ đạt được 16Mbps có thể lên
đến 20Mbps, ứng dụng cho mạng Token Ring tốc độ cao.
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 69



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

 Loại 5: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ 100 Mbps có thể đạt 1Gbps,
ứng dụng trong mạng Fast Ethernet.
 Loại 5e: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ 1Gbps, giá thành cao hơn
loại 5, ứng dụng trong mạng Giga Ethernet.
 Loại 6: có 4 cặp dây xoắn, dùng truyền dữ liệu, tốc độ từ 1Gbps đến 10Gbps, được
chỉ địng thay thế cho loại 5e, ứng dụng trong mạng Super Ethernet.
Đặc điểm của cáp UTP:
 Khoảng cách tối đa cho phép truyền tín hiệu : 100m.
 Lắp đặt : dễ dàng.
 Khắc phục lỗi: tốt.
 Quản lý: dễ dàng.
 Chi phí : thấp.
 Ứng dụng : mạng LAN.
Ngoài cáp STP và UTP còn có cáp xoắn có vỏ bọc ScTP-FTP ( Screened Twisted-Pair):
FTP là loại cáp lai tạo giữa cáp UTP và STP, nó hỗ trợ chiều dài tối đa 100m. Cáp UTP và
STP sử dụng đầu nối RJ-11, RJ-45

Hình 3.14: Cấu tạo cáp ScTp-FTP. Và đầu nối RJ11, RJ45

Các kỹ thuật bấm cáp mạng:
Chuẩn kết nối cáp của đầu nối RJ-45 được chia thành 2 chuẩn: T-568A và T-568B, được
phân chia theo mã màu trên cáp UTP và cáp STP

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng


SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 70


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

Hình 3.15: Chuẩn cáp T-568A và T-568B

a. Cáp thẳng (Straight- Through cable):
Là cáp dùng để nối PC và các thiêt bị mạng như Hub, Switch…. Cáp thẳng theo chuẩn
10/100 Base-T dùng 2 cặp cáp xoắn nhau và dùng chân 1,2,3,6 trên đầu RJ-45. Cặp dây
xoắn thứ nhất nối vào chân 1,2, cặp dây xoắn thứ hai nối vào chân 3,6. Đầu cáp còn lại dựa
vào màu nối vào chân của đầu RJ-45 ban đầu và nối tương tự.

Hình 3.16: Đấu cáp thẳng và sơ đồ chân
b. Cáp chéo (Crossover cable):
Là cáp dùng nối trực tiếp giữa hai thiết bi giống nhau như PC-PC, Hub - Hub, Switch Switch. Cáp chéo trật tự dây cũng giống như cáp thẳng nhưng đầu dây còn lại phải chéo cặp
dây xoắn sử dụng.

Hình 3.17: Đấu cáp chéo và sơ đồ chân
c. Cáp Console:
Dùng để nối PC vào các thiết bị mạng chủ yếu dùng để cấu hình các thiết bị. Thông
thường khoảng cách dây Console ngắn nên chúng ta không cần chọn cặp dây xoắn, mà
chọn theo màu từ 1- 8 sao cho dễ nhớ và đầu bên kia theo thứ tự ngược lại từ 8-1.
2. Cáp quang (Fiber-Optic cable):
Cáp quang có cấu tạo gồm day dẫn trung tâm là sợi thuỷ tinh hoặc plastic đã được tinh
chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp

nhằm phản chiếu các tín hiệu . Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 71


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

điện) với băng thông cực cao nên không gặp các sự cố về nhiễu hay bị nghe trộm. Cáp dùng
nguồn ánh sáng lasers, diode phát xạ ánh sáng. Cáp rất bền và độ suy tần tín hiệu rất thấp
nên đoạn cáp có thể dài đến vài km. Băng thông cho phép đến 2Gbps. Nhưng cáp quang có
khuyết điểm là giá thành cao và khó lắp đặt.
Các loại cáp quang :
 Loại lõi 8.3 micron, lớp lót 125 micron, chế độ đơn.
 Loại lõi 50 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ.
 Loại lõi 62.5 micron, lớp lót 125 micron, đa chế độ.
 Loại lõi 100 micron, lớp lót 140 micron, đa chế độ.
Hộp đấu nối cáp quang: do cáp quang không thể bẻ cong nên khi nối cáp quang vào
các thiết bị khác chúng ta phải thông qua hộp đấu nối.
Đầu nối cáp quang : đầu nối cáp quang rất đa dạng thông thường trên thị trường có các
đầu nối như sau : FT , ST , FC …

Hình 3.18: Đầi nối cáp quang

3. Cáp serial
Cáp serial DTE và DCE
Cáp Serial: là cáp thông tin (data cable) có

2 đầu nối với giao tiếp DB-60. Một đầu của
cáp được dùng để nối với thiết bị DCE; đầu
còn lại nối với thiết bị DTE. Trong đó Serial
Cable DTE: cáp đầu đực ( male ) còn Serial
Cable DCE: cáp đầu cái ( female ).
Cáp này được dùng để nối hai cổng
Serial của hai thiết bị định tuyến Router.
Tình huống này được dùng nhiều trong môi
trường lab. Cable Serial cũng được dùng để
nối thiết bị định tuyến router với các modem
Hình 3.19: Cáp serial DTE - DCE
hoặc tổng đài số, ....
Các chuẩn V.35, RS-232 (EIA-232), RS-449 (EIA-449)... chính là các kiểu "đầu nối"
của thiết bị DCE đến DTE, và họ đã "chuẩn hóa" chúng rồi, tức là kiểu đầu nối nào thì sẽ
đáp ứng được với tốc độ nào, phù hợp với loại mạng nào? VD: RS-232 là chuẩn kết nối
serial tốc độ thấp, kiểu đầu nối DB-25 or DB-9, phù hợp cho con DCE là modem dialup
chẳng hạn :D, hay giả sử bác kết nối lease line, T1, E1 tốc độ cao đòi hỏi DCE phải chơi
cổng HSSI nối tới cổng V.35 của router v..v...
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 72


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

Sơ đồ chân của cáp DTE và DCE
III.


CÁCH THỨC ĐẤU NỐIHình
CÁC3.20:
THIẾT
Sơ đồBỊ
chân DTE và DCE
Cáp thẳng UTP

Cáp chéo UTP

Hình trên minh họa cách sử dụng cáp
Trong
đấu
thiếtkếtbịnối
củagiữa
mạng
Hình
3.21:
Sơnối
đồ cáp
cácEthernet
thiết bị sử dụng cáp UTP
Cáp thẳng dùng trong các trường hợp sau:
• Switch nối router
• Switch nối PC hoặc server
• Hub nối PC hoặc server
Cáp chéo dùng trong các trường hợp sau:
• Switch nối switch hoặc hub
• Hub nối hub
• Router nối router

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 73


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN

• Nối cổng Ethernet và PC
• PC nối PC
Ngoài sử dụng cáp thẳng ta còn có thể sử dụng cáp Serial DTE/DCE để kết nối các thiết
bị trên mạng WAN.

Hình 3.22: Kết nối 2 router trong mạng
: WAN bằng cáp serial

TÓM TẮT CHƯƠNG 3
1. Thiết bị
• Hub, switch, bridge là các thiết bị sử dụng nhiều trong mạng LAN
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 74


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CÔNG NGHỆ MẠNG WAN


• Router, Switch WAN, Access server, CSU/DSU là các thiết bị thường được sử dụng
trong kết nối WAN.
2. Cáp kết nối
• Để đấu nối các thiết bị lại với nhau trong mạng ta thường dùng UTP, STP hoặc FTP.
Và để kết nối các thiết bị liên mạng thông qua router ta thường sử dụng cáp serial
DTE/DCE.
• Các chuẩn này bao gồm: V.35, RS-232 (EIA-232), RS-449 (EIA-449)...
3. Các thức đấu nối
Các thiết bị mạng được chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: Hub, Switch
Nhóm 2: Các thiết bị còn lại ( Router, Computer,.....)
Khi đấu nối 2 thiết bị cùng nhóm----> dùng cáp chéo
Khi đấu nối 2 thiết bị khác nhóm----> dùng cáp thẳng
Ta có thể có một số trường hợp sử dụng:
• NIC ( pc) - NIC (pc) : dùng Cáp chéo
• NIC ( pc) - Hub/ Switch : dùng Cáp thẳng
• NIC ( pc) - Router (Ethernet/ Fast Ethernet): Dùng Cáp chéo
• COM1 (pc)- Switch (console) : Dùng Cáp Console
• COM1 (pc)- Router (console) : Dùng Cáp console
• Modem External - Router (AUX): Dùng Cáp console
• Hub/ switch - Hub/ switch: Dùng Cáp chéo
• Hub/ switch - Router ( Ethernet/ Fast Ethernet): Dùng Cáp thẳng
• Router ( Ethernet/ Fast Ethernet) - Router ( Ethernet/ Fast Ethernet): Dùng Cáp chéo

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Dũng

SVTH: Nguyễn Thanh Bình - Võ Duy Nhân
Trang 75




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×