Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Yếu tố sex trong Rừng Na-uy của Haruki Murakami

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.99 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

DƯ THỊ TUYẾT NHUNG

YẾU TỐ SEX TRONG RỪNG NA-UY
CỦA HARUKI MURAKAMI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

ha
HÀ NỘI - 2017

HÀ NỘI – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: Ngữ văn
**************

DƯ THỊ TUYẾT NHUNG

YẾU TỐ SEX TRONG RỪNG NA-UY
CỦA HARUKI MURAKAMI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học


T.S: NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG

HÀ NỘI - 2017

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Bích Dung,
người đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để
tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơm quý thầy cô khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ,
khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình viết khóa luận.
Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong
nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên
Dư Thị Tuyết Nhung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép bất kì tài liệu nào và
chưa công bố nội dung này ở bất kì đâu.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên
Dư Thị Tuyết Nhung


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
1.1. Lý do khoa học ....................................................................................... 1
1.2. Lý do sư phạm ........................................................................................ 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
2.1. Thế giới nghiên cứu về Haruki Murakami............................................. 2
2.2. Việt Nam nghiên cứu về Haruki Murakami .......................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát .............................................. 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4
4.2. Phạm vi khảo sát .................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
6. Bố cục ........................................................................................................ 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ SEX VÀ RỪNG NAUY ....................... 6

1.1. Quan niệm về sex ................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm sex ...................................................................................... 6
1.1.2. Quan niệm về sex của giới trẻ Nhật Bản và Việt Nam hiện nay ........ 6
1.1.2.1. Ở Nhật Bản ....................................................................................... 6
1.1.2.2. Ở Việt Nam ...................................................................................... 8
1.1.3. Yếu tố sex trong văn học Nhật Bản .................................................... 9
1.2. Haruki Murakami và tiểu thuyết Rừng nauy ....................................... 13
1.2.1. Haruki Murakami và hành trình sáng tạo nghệ thuật........................ 13
1.2.2. Tiểu thuyết Rừng Na-uy.................................................................... 19
1.3. Tiểu kết ................................................................................................24


CHƯƠNG 2. YẾU TỐ SEX TRONG RỪNG NA-UY - MỘT PHẦN
TẤT YẾU CỦA CUỘC SỐNG ................................................................ 23
2.1. Sex trong Rừng Na-uy - một quá trình khám phá bản thân ................. 23
2.1.1. Toru Watanabe và hành trình tìm kiếm bản ngã đích thực ............... 23
2.1.2. Naoko và hành trình tìm kiếm câu trả lời cho bản thể ...................... 25
2.1.3 Reiko và hành trình tìm lại chính mình ............................................. 28
2.2. Sex trong Rừng Na-uy - một nhu cầu tất yếu của tình yêu .................. 30
2.2.1. Mối quan hệ giữa Kizuki và Naoko .................................................. 31
2.2.2. Mối quan hệ giữa Toru Watanabe và Naoko .................................... 32
2.2.3. Mối quan hệ giữa Toru Watanabe với Midori .................................. 34
2.2.4. Các mối quan hệ khác ....................................................................... 35
2.3. Sex - nơi con người trốn tránh nỗi cô đơn ........................................... 35
2.4. Sex trong Rừng Na-uy - một phần tất yếu của bản năng ..................... 38
2.5. Nghệ thuật thể hiện yếu tố sex trong Rừng Na-uy............................... 42
2.5.1. Miêu tả ngoại hình ............................................................................ 42
2.5.2. Sex thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật ................................................. 48
2.5.3. Sex thể hiện qua hành động nhân vật................................................ 53
2.5.4. Diễn biến nội tâm nhân vật ............................................................... 55

2.6. Tiểu kết................................................................................................. 57
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Nhật Bản là một quốc gia được gắn liền với các mỹ danh như: "xứ sở hoa
anh đào", xứ sở Phù Tang", "đất nước mặt trời mọc",... Nhắc đến Nhật Bản, ta
không thể không nhắc đến một nền văn học dân tộc lâu đời với những tên tuổi như
Murasaki Shikibu, Ihara Saikaku, Yasunary Kawabata,... đó là những thế hệ đi
trước. Và không thể thiếu cái tên Haruki Murakami khi nói đến nền văn học đương
đại Nhật Bản. Murakami là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng của Nhật,
là một nhà văn tầm cỡ thế giới, người có thể mở to con mắt nhìn và dám mạo hiểm.
Tác phẩm của ông thu hút được nhiều độc giả trên thế giới và đã được dịch ra
khoảng 38 thứ tiếng. Ông đã đạt nhiều giải thưởng danh dự về văn chương và là
một trong những ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel văn học. Ở Việt Nam,
Murakami và tác phẩm của ông được đánh giá khá cao và để lại những ấn tượng sâu
sắc trong lòng độc giả. Vì vậy trong quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa hiện nay,
việc tìm hiểu Murakami và tác phẩm của ông là một sự cần thiết khách quan để
chúng ta có được cái nhìn chung về xã hội, văn hóa và con người Nhật trong thời kì
hiện đại.
Murakami sáng tác ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Nhưng
Murakami lại đặc biệt thành công và được biết đến nhiều hơn ở thể loại tiểu thuyết.
Hầu hết các tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Đây là
một điều hiếm thấy đối với một nhà văn nước ngoài có văn phong được đánh giá là
"khó nuốt" như ông. Mỗi trang viết của ông đều mang lại cho độc giả cảm giác hấp
dẫn và lôi cuốn. Bởi đằng sau những con chữ ấy là những tầng lớp sâu kín, đầy bí
ẩn; những câu chuyện của ông thường quanh co trong những địa tầng của thể xác và

tâm lý. Ông đã tạo ra những tiểu thuyết kì lạ, đậm chất triết học và hậu hiện đại,
khiến người ta đọc thì thích thú. Đọc tác phẩm của Murakami, ta dường như thấy
bóng dáng của mình thấp thoáng sau những khung cảnh, những con người sống

1


động. Bở thế mà nó chạm tới cõi lòng sâu kín của bạn đọc, nó lay động tâm hồn
nhân sinh.
Trong hầu hết tiểu thuyết của Murakami, chúng ta sẽ thấy ít nhiều nói đến
yếu tố sex, mà Rừng Na-uy là một ví dụ điển hình. Đây cũng chính là tác phẩm
mang đến cho Haraki Murakami những thành công rực rỡ ngoài mong đợi. Với
cuốn tiểu thuyết này, Murakami đã trở thành hình tượng văn hóa đại chúng. Tác
phẩm cũng là một minh chứng cụ thể cho những tầng ý nghĩa ẩn sâu. Và việc tìm
hiểu yếu tố sex là một trong những cách để khám phá những tầng sâu ý nghĩa đó.
Sex trong Rừng Na-uy không đơn thuần chỉ mang tính giải trí mà nó mang trong
mình là nỗi đau, nỗi cô đơn khắc khoải, là tuyệt vọng, là bế tắc và hơn thế còn là sự
giải thoát. Nó đem đến cho chúng ta những bài học sâu sắc về cuộc sống, về tình
cảm gia đình, bạn bè, người thân,... Yếu tố sex cũng đóng vai trò quan trọng trong
thi pháp của Murakami khi chi phối tác giả trong cách xây dựng nhân vật, xây dựng
hình tượng không gian, thời gian. Và với đề tài này, người viết mong muốn sẽ làm
nổi bật được giá trị của tiểu thuyết Rừng nauy từ khía cạnh yếu tố sex.
1.2. Lý do sư phạm
Bên cạnh ý nghĩa khoa học, đề tài "Yếu tố sex trong Rừng Na-uy của Haruki
Murakami" còn có ý nghĩa sư phạm, đó là nó phục vụ thiết thực cho công việc
giảng dạy những tác phẩm của văn học Nhật bản trong chương trình Ngữ văn Trung
học phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Haruki Murakami là một nhà văn mới, một nhà văn của nền văn học đương
đại, cho nên tác phẩm của ông chưa có sự thử thách của thời gian bởi vậy mà các

công trình nghiên cứu về Haruki Murakami còn khá hạn chế so với các tác gia văn
học lớn của thế hệ trước.
2.1. Ở thế giới
Sự xuất hiện của Haruki Murakami trên văn đàn thế giới được xem là một
hiện tượng văn học. Các tác phẩm của ông được xem như là một sự phá cách đầy
táo bạo, là một thách thức cho các nhà nghiên cứu không chỉ riêng ở Nhật Bản mà

2


còn ở trên toàn thế giới. Tạp chí New Statesman đã có lần đánh giá "Murakami cách
này hay cách khác, chính là hình vóc của văn chương thế kỷ XXI... Văn ông không
thuộc trường phái nào nhưng lại có chất gây nghiện của loại văn chương tuyệt hảo
nhất".
Trên thế giới đã có sự xuất hiện các bài viết, bài nghiên cứu về Haruki
Murakami của các tác giả khác nhau. Từ Katherine Knorr với Một tiểu thuyết gia
Nhật Bản trong hành trình tìm kiếm lý tưởng đã mất đăng trên diễn đàn Người đưa
tin quốc tế đến Khoảng không gian tinh thần - Những điều kì lạ bên trong những thế
giới của Haruki Murakami đăng trên Báo thành phố Philadelphia, Mĩ, tháng
12/1999. Nhưng đáng kể nhất phải nói tới Haruki Murakami và Nhật Bản ngày nay
của Aoki Tamotsu xuất bản tại Đại học Hawaii,... Tất cả đều hướng đến việc công
nhận tài năng của Murakami.
Tính đến thời điểm hiện nay có khoảng hơn mười cuốn sách có giá trị viết về
Haruki Murakami và tác phẩm của ông. Từ Tiểu thuyết mới Nhật Bản: Văn hóa đại
chúng và văn học truyền thống trong sáng tác của Haruki Murakami và Banana
Yoshimoto của Gior Amitrano (Nxb Cheng & Tsui, 1/1996), Khiêu vũ với cừu: Đi
tìm sự đồng nhất trong tiểu thuyết của Haruki Murakami của Matthew Carl Strecher
(Trung tâm Nhật Bản, Đại học Michigan, 3/2002), những bài nghiên cứu của
Matthew Strecher chủ yếu đi vào tìm hiểu yếu tố ma ảo và hình tượng nhân vật của
tiểu thuyết Haruki Murakami. Và đến công trình Haruki Murakami and the Music

of words (Haruki Murakami và âm nhạc của ngôn từ) của Jay Rubin (Nxb Vintage,
1/2005), công trình này chủ yếu trình bày cuộc đời tác giả và vấn đề dịch tác phẩm
của Murakami. Các bài viết này chỉ tìm hiểu những đặc trưng nghệ thuật trong tác
phẩm Murakami chủ yếu dưới góc độ thi pháp học.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu về Murakami kể trên vẫn chưa thật sự
đánh giá sâu sắc về yếu tố sex cũng như giá trị của nó đối với tiểu thuyết của
Murakami. Và viết về đề tài này hầu như chỉ có các bài viết ngắn được đăng trên
các báo và tạp chí.
2.2. Ở Việt Nam

3


Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết Rừng Na-uy của Haruki
Murakami ta có thể kể đến một số bài viết như: Rừng nauy, sex thuần túy hay nghệ
thuật đích thực của Phan Quý Bích đăng trên báo Văn nghệ số 34 năm 2006, Rừng
nauy chân thật và gợi cảm của Nhật Chiêu. Năm 2007, bài viết Rừng Na-uy và dấu
nối quá khứ với hiện tại của Kiều Phong ra đời với chủ đề "Thế giới của Haruki
Murakami và Banana Yshimoto". Cũng trong năm 2007, nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên với bài viết Tản mạn về Rừng Na-uy và Haruki Murakami. Đến năm 2008,
Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã cho xuất bản cuốn Truyện ngắn
Murakami - nghiên cứu và phê bình, của tác giả Hoàng Long. Cuốn sách giới thiệu
14 truyện ngắn đầu tiên của nhà văn Haruki Murakami và 5 truyện ngắn của
Kawabata nhằm so sánh một cách tương đối về sự thay đổi của văn học Nhật Bản.
Cũng trong năm này, Vũ Thị Thu Hà công bố khảo sát Phản ứng của giới trẻ về yếu
tố sex trong Rừng Na-uy của Murakami trên Tạp chí Văn học số 12. Bài viết cho
thấy sự nhận thức tích cực của giới trẻ hiện nay đối với yếu tố sex trong Rừng Nauy. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu về tác phẩm Rừng Na-uy như: Yếu tố
tình dục trong tiểu thuyết của Murakami, Luận văn thạc sĩ 2010 của Phạm Phương
Mai, Nhận vật Naoko trong tiểu thuyết Rừng Na-uy của Haruki Murakami của Trần
Thị Minh Trang, Khóa luận tốt nghiệp Đại học năm 2011,...

Các bài viết trên tuy có đề cập đến yếu tố sex song không phải là những công
trình nghiên cứu hoàn chỉnh và sâu sắc về riêng tác phẩm Rừng Na-uy, việc bàn
luận đến vấn đề này cũng chỉ tản mạn và rải rác. Với đề tài này, chúng tôi mong
muốn được đóng góp một phần công sức vào việc nghiên cứu thi pháp của
Murakami nói riêng và khẳng định giá trị của yếu tố sex trong tiểu thuyết Rừng Nauy.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn
hướng những quan niệm mới mẻ của Haruki Murakami về con người, về cuộc sống.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu

4


Yếu tố sex trong Rừng nauy của Murakami.
4.2. Phạm vi khảo sát
Với đề tài này chúng tôi khảo sát dựa trên tiểu thuyết Rừng Na-uy của Haruki
Murakami.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp thi pháp học
- Phương pháp lịch sử xã hội
- Phương pháp tiếp cận phân tâm học
- Phương pháp so sánh
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Quan niệm về sex và Rừng nauy - Haruki Murakami.
Chương 2: Yếu tố sex trong Rừng Na-uy - một phần tất yếu của cuộc sống.

5



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ SEX VÀ RỪNG NAUY
1.1. Quan niệm về sex
1.1.1. Khái niệm sex
Theo Từ điển giải nghĩa sinh học Anh - Việt do Ban từ điển nhà xuất bản
Khoa học và kĩ thuật ấn hành thì "sex có nghĩa là giới tính, nó chỉ toàn bộ các đặc
điểm cấu trúc và chức năng để phân biệt cá thể đực cá thể cái, đặc biệt là bộ phận
liên quan đến sinh sản"[1, 494], bên cạnh đó còn một quan niệm khá thông dụng
cho rằng sex là quan hệ tình dục: "Sex là tập hợp các phản ứng, trải nghiệm có thái
độ và hoạt động tâm lí có liên quan đến sự xuất hiện và thỏa mãn ham muốn tình
dục"[22, 20]. Hiện nay trên các phương tiện truyền thông hay thậm chí là trên các
đề mục của các bài nghiên cứu cũng sử dụng trực tiếp từ sex thay vì từ tình dục, ví
dụ như bài viết của Phan Qúy Bích Rừng nauy, sex thuần túy hay nghệ thuật đích
thực đã sử dụng trực tiếp từ sex chứ không sử dụng từ thuần Việt.
Tóm lại, có thể hiểu sex là một cơ chế hoạt động sinh học tình dục, là những
hành vi, xung lực, cảm xúc, thái độ và sự thỏa mãn gắn liền với cơ quan sinh dục.
Và sex là từ được dùng như một từ đồng nghĩa thay thế từ tình dục.
1.1.2. Quan niệm về sex của giới trẻ Nhật Bản và Việt Nam hiện nay
1.1.2.1. Ở Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nước có tư tưởng tình dục tương đối thoáng và
tự do trên thế giới và hầu như không có bất cứ hạn chế nào.
Thập niên 60, Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi cuộc "Cách mạng tình dục" ở
phương Tây, đây là cụm từ được dùng để chỉ một phong trào xã hội từ thập niên
1960 đến thập niên 1970. Tuy nhiên, cụm từ này đã từng được dùng từ cuối thập
niên 1920, nó chỉ những thay đổi trong quan niệm xã hội và những quy tắc biểu
hiện liên quan đến tình dục. Xét về phương diện lý thuyết, cuộc Cách mạng này
trước tiên từ bản chất mang tính triết học, nhân chủng học, đạo đức và xã hội. Xét


6


về phương diện phong tục, nó là một sự lật đổ hoàn toàn đạo đức học tình dục. Cái
nôi của cuộc cách mạng tình dục thường được xem là được tập trung vào các trường
đại học, do các sinh viên và thế hệ thanh niên cầm đầu. Và cuộc cách mạng này có
ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới, Nhật Bản là một trong những nước bị ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, tại thời điểm này ở Nhật Bản diễn ra cuộc khủng
hoảng của thế hệ trẻ vào cuối thập niên 60. Lúc này văn hóa và giới trẻ Nhật Bản
đứng giữa hai luồng văn hóa Đông và Tây. Một thế hệ trẻ mơ màng, cô đơn và chới
với coi tình dục như một phương pháp giải thoát nhưng bị sa lầy. Chính vì thế mà
họ có quan điểm rất thoáng về vấn đề sex hay tình dục, đối lập hoàn toàn với Việt
Nam trong cùng thời điểm đó còn đang trong thời kì chiến tranh. Ở Nhật Bản thởi
kỳ này, rất nhiều "khách sạn tình yêu" ra đời nhằm phục vụ ham muốn tình dục ở
giới trẻ Nhật Bản nói riêng và người dân Nhật Bản nói chung, những người đàn ông
tìm đến "khách sạn tình yêu" nhằm giải tỏa ham muốn xác thịt và xua đi những khó
khăn trong cuộc sống, với họ tình dục tự do phóng khoáng như thuở hồng hoang.
Cũng trong thập niên 60, về mặt văn hóa, mọi tiêu chuẩn kiểm duyệt nghệ thuật
nhất là về điện ảnh đều biến mất. Những thước phim về sex ra đời và phát triển
mạnh mẽ. Tất cả dẫn đến một hệ quả: tỉ lệ ly hôn tăng nhanh, tỉ lệ nạo phá thai rất
lớn, tỉ lệ sinh sản giảm mạnh; con người được hưởng thụ, được giải trí, trong hoàn
cảnh các giá trị gia đình lỏng lẻo, tình cảm nhạt nhoà, sự bảo tồn nòi giống trở nên
đáng báo động. nền văn minh xuống dốc từ sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng tình
dục - cái mà họ cứ tưởng mình đang làm cách mạng giải phóng con người. Thoả
mãn tình dục một cách quá đáng chỉ đưa đến trống rỗng và bế tắc.
Cho đến thời điểm hiện tại, quan điểm về vấn đề sex hay tình dục ở Nhật
Bản vẫn rất thoáng và hầu như không có bất kì hạn chế nào. Giới trẻ Nhật Bản đang
bị hút vào ngành công nghiệp tình dục và bám lấy nghề này để sống, trang trải cho
bản thân, thậm chí là các em học sinh Trung học cũng bị cuốn vào. Cũng giống như
các nước phương Tây, họ cho rằng sex là một bản năng tự nhiên của con người nên

họ đề cập đến vấn đề này một cách thoải mái, cởi mở và có phần táo bạo. Tuy
nhiên, ở Nhật Bản hiện nay lại có một bộ phận giới trẻ quan niệm: không tình dục,

7


không tình yêu, không hôn nhân. Bởi họ cho rằng bị gắn vào những mối quan hệ
như thế rất phiền phức và mất thời gian. Họ phải dành thời gian cho những việc
khác như phát triển sự nghiệp...
Nhưng suy cho cùng, vấn đề sex ở Nhật Bản và các nước phương Tây hiện
nay đều được giới trẻ nhìn nhận một cách phóng khoáng, và thoải mái không bị hạn
chế bởi bất cứ một nguyên tác hay một khuôn phép nào.
1.1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, quan điểm của giới trẻ về tình dục có nhiều thay đổi khi trải qua
những thời kì khác nhau.
Trước đây, do ảnh hưởng của chế độ phong kiến, người Việt xưa không được
nói nhiều về tình dục, bởi đó là điều cấm kị, đàn ông đàn bà phải tuân thủ nề nếp
"nam nữ thụ thụ bất thân", trinh tiết của người phụ nữ rất được coi trọng. Chính vì
thế mà quan hệ trước hôn nhân là điều cấm kị và không được xã hội chấp thuận.
Ở thế kỉ XX, những định kiến về sex vẫn tồn tại, mặc dù các nước phương
Tây hay các nước ở Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan... đã có những sự
thay đổi rõ rệt trong quan điểm về sex. Họ cho rằng Sex là một nhu cầu, một phần
tất yếu của cuộc sống, vì thế họ có cái nhìn rất thoáng và không có sự dè dặt, kín
đáo về vấn đề sex như ở Việt Nam.
Và cho đến nay, khi chính sách mở cửa được áp dụng, văn hóa phương Tây
được du nhập, giới trẻ nói riêng hay người dân Việt Nam nói chung đã có những
suy nghĩ khá thoáng về sex. Tuy vậy vẫn còn một số bộ phận giữ nguyên quan
điểm, tư tưởng thời phong kiến.
Đa phần giới trẻ Việt Nam hiện nay đều có cái nhìn thoáng về sex. Qua một
vài khảo sát nhỏ cho thấy tỉ lệ quan hệ trước hôn nhân là 74%, và dự tính sau năm

năm nữa con số này sẽ tăng lên tới 77%. Tỉ lệ nạo phá thai ngày càng tăng và tỉ lệ
mắc các bện lênh qua đường tình dục cũng trong tình trạng ngày càng tăng. Có thể
thấy rằng, tư tưởng của giới trẻ Việt Nam về vấn đề này đã cởi mở hơn rất nhiều.
Cũng trong một cuộc phỏng vấn các bạn ở độ tuổi 15 đến 20 về vấn đề sex
hiện nay. Một bạn gái 15 tuổi khẳng định: "Giờ là thế kỷ XXI rồi, việc yêu hay

8


quan hệ tình dục là chuyện bình thường, nếu không xảy ra chuyện đó thì đâu có gọi
là tình yêu mà là tình đồng chí". Một bạn nam 18 tuổi cũng thể hiện quan điểm của
mình: "Chuyện yêu có gì đâu mà phải quan trọng. Nó chẳng khác gì nhu cầu ăn
uống và các nhu cầu khác. Ở bên nước ngoài chuyện này bình thường như cơm bữa
ấy mà".
Có thể thấy hiện nay, các bạn trẻ ở Việt Nam đã có cái nhìn rất thoáng về
sex. Tuy nhiên, kiến thức cơ bản về nó, một số bộ phận vẫn chưa nắm được nên dẫn
đến những hậu quả ngoài ý muốn.
1.1.3. Yếu tố sex trong văn học Nhật Bản
Trong Văn học Nhật Bản từ thời khởi thủy đến 1863 (2000), Câu chuyện văn
chương phương Đông (2001) nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã khẳng định rằng: Văn
học Nhật không có sự cấm kị đối với bất cứ đề tài nào, đó là nền văn học gắn liền
với sự tín ngưỡng, tôn thờ cái đẹp. "Lòng sùng tín cái đẹp của thơ văn Nhật nhiều
khi đi ngược lại những điều cấm kị của tôn giáo và luận lí. Điều đó đã từng gây ngộ
nhận là văn chương ấy tràn đầy sự vô luân"[3, 9]. Nếu tình dục trong văn chương ở
một số quốc gia khác là đề tài khiên cưỡng, còn chịu nhiều sự cấm đoán, kiểm duyệt
thì đối với văn học Nhật, tình dục hay còn gọi là sex cũng là một trong những nét
đẹp của đời sống con người. Yếu tố sex trong văn chương Nhật Bản xuất hiện từ rất
sớm. Từ bộ huyền sử Kojiki đến tiểu thuyết Genji đều chứa yếu tố nhục cảm. Đến
thời trung đại, yếu tố này lại được thể hiện qua tập thơ Kyonushu của một nhà sư,
nhục cảm ở đây lại đóng vai trò như con đường giác ngộ, nhận thức chân lý. Đặc

biệt ở thời Edo, các tiểu thuyết của Saikaku có thể xem là những tiểu thuyết đẫm
màu sắc tính dục thể hiện khao khát hưởng lạc thú trần thế của tầng lớp thị dân
đương thời. Điều này thể hiện rất rõ trong 2 tiểu thuyết nổi bật đó là Hiếu sắc nhất
đại nam và Hiếu sắc nhất đại nữ. Sang thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi xã hội Nhật
mở cửa giao lưu và tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây. Văn chương Nhật cũng
chịu ảnh hưởng từ các trào lưu Tây hóa. Tanizaki Ynichiro với nhiều tác phẩm đầy
ắp những yếu tố nhục cảm. Ông viết về chủ đề tình dục cùng với sự háo hức bệnh
hoạn của các nhân vật, bên cạnh đó ông còn đưa vào tác phẩm của mình những yếu

9


tố của chủ nghía Freud mà ông đã tiếp thu được từ phương Tây hồi đầu thế kì XX.
Với giọng văn đầy lôi cuốn, ông đã cho người đọc thấy được những hoạt động tình
dục thẳng thắn trong tác phẩm của mình. Yukio Mishima lại đề cập đến tình dục
đồng giới, những tác phẩm của ông đầy rẫy những yếu tố đồng tính luyến ái, nó
phản ánh sự vô vị của thế giới thời hậu chiến. Karahashi Yumiko (1935 - 2005) xuất
hiện đã đem đến cho độc giả những tác phẩm với những vấn đề tình dục như tội
loạn luân. Kawabata miêu tả vẻ đẹp nhục cảm của người phụ nữ với niềm bi cảm
sâu sắc trước cái đẹp vô thường. Trong hầu hết các tác phẩm của mình, Kawabata
đều nói về vẻ đẹp của người phụ nữ và nổi bật là bộ ba tác phẩm giúp Kawabata đạt
giải Nobel văn học đó là Xứ tuyết, Ngàn Cánh Hạc và Cố đô. Trong Xứ Tuyết, vẻ
đẹp của người phụ nữ Nhật Bản hiện lên yêu kiều, quyến rũ dưới ngòi bút tài hoa và
tinh tế của Kawabata. Trong tác phẩm, Komako có "một vẻ đẹp gợi tình đằm thắm",
một vẻ đẹp nhục cảm, nồng nàn rực cháy như lửa khiến cho Shimamura luôn khao
khát đụng chạm "đúng ra đó là một giấc mơ hơn là sự thèm muốn thân xác, trở
thành nỗi niềm thương nhớ nảy ra trong anh, như nỗi niềm thương nhớ huyền bí về
những đỉnh núi cao". Và trong cơn thèm khát rạo rực cháy bỏng "anh tưởng như cô
đang khỏa thân trước mặt anh". Từ đó có thể thấy vẻ đẹp của Komako là một vẻ đẹp
của sự quyến rũ và gợi cảm mạnh mẽ.

Hay vẻ đẹp của tuổi thanh xuân căng tràn nhựa sống của Chieko trong Cố đô
"Mặt và cổ Chieko ửng hồng. Sắc đỏ hồng đã tạo thêm cho cái cổ tươi trẻ, trắng
muốt, không tì vết của nàng vẻ đáng yêu đặc biệt". Vẻ đẹp của Chieko là vẻ đẹp
tràn trề nữ tính của xứ sở Phù Tang. Rồi đến vẻ đẹp của bà Ota trong Ngàn cánh
hạc, đó là một người phụ nữ trung niên nhưng lại mang vẻ đẹp của một người thiếu
nữ "vẫn cái cổ trắng trẻo, thon dài, vẫn đôi vai tròn lẳn xứng hợp với cái cổ thanh
tú". Vẻ đẹp ấy của bà Ota khiến cho cha Kikuji say đắm và cuốn hút cả chính bản
thân Kikuji.
Có thể nói, trong những tác phẩm của mình Kawabata đã miêu tả những
người phụ nữ với vẻ những đẹp nhục cảm, quyến rũ và nóng bỏng. Đó là những vẻ
đẹp điển hình của người phụ nữ xứ sở hoa anh đào.

10


Hay Banana Yoshimoto (1964 - ) bà là bậc thầy kể chuyện về vấn đề này.
Những nỗi đam mê tình dục đã được mô tả một cách tinh tế, kín đáo đầy sức mạnh
qua một lớp ngôn ngữ tưởng chừng giản dị.
Tiếp nối dòng chảy văn học Nhật bản, ta đến với văn chương Nhật Bản
đương đại, ở thời kì văn chương này Haruki Murakami nổi lên như một hiện tượng
với những mĩ danh như: "nhà văn được yêu thích", "nhà văn best-seller", "nhà văn
của giới trẻ". Một trong những chủ đề quan trọng khiến tiểu thuyết của Murakami
có độ lan tỏa rộng lớn và có sức hút kì diệu trong làng tiểu thuyết đương đại thế giới
đó là chủ đề về sex. Công bằng mà nói, sex không phải là vấn đề mới mẻ và
Murakami càng không phải là người đầu tiên đề cập tới. Tuy nhiên, sex trong các
tác phẩm của ông không phải là sự mô tả trần trụi các hành vi tình dục mà là sự
khám phá trải nghiệm khía cạnh tinh thần của nhân vật, và làm cho những ai khi đã
đọc khó có thể cưỡng lại bởi sự hấp dẫn của nó.
Như vậy, văn chương Nhật Bản xét từ khởi thủy đã chấp nhận yếu tố sex như
một nhu cầu bức thiết của con người cũng như nhu cầu về cái đẹp. Mỗi một giai

đoạn, yếu tố sex hay tình dục trong văn chương Nhật lại gắn liền với một quan niệm
khác tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội, thời đại.
Bước rộng ra nền văn học thế giới, và ngược thời gian trở về với thế kỉ XIX.
Ta có thể thấy nhà văn Pháp Gustave Flaubert (1821 - 1880) được coi là một trong
những tiểu thuyết gia lớn nhất phương Tây thế kỉ XIX. Trong kiệt tác Madame
Bovary (Bà Bovary), Flaubert đã miêu tả một cách tài tình nhu cầu tình dục của
người phụ nữ Pháp luôn bị những cái mặt nạ của thói đạo đức giả của giới quý tộc
Pháp đương thời che đậy, khiến bà nhiều lúc phát điên lên và muốn phá bỏ tất cả để
trở về với con người tự nhiên nguyên khởi của mình.
Đến Knut Hamson (1859 - 1952), một nhà văn Na Uy, trong một truyện ngắn
của mình có tên là Tiếng gọi đời thường với chưa đầy 1700 chữ viết về sex đã đưa
ông đến vinh quang của sự nghiệp văn chương với giải Nobel văn học năm 1920.
Câu chuyện chỉ xoay quanh tâm trạng của người thiếu phụ ngoài 20 tuổi, tên là
Ellen, sau khi người chồng xấu số hơn cô đến 30 tuổi lâm bệnh nặng vừa mới qua

11


đời. Nhưng Ellen không thể tiếp tục sống mãi với người chồng không còn nữa, mà
cô cần phải sống như một người bình thường. Khát vọng tình dục là chuyện bình
thường đối với một người phụ nữ mới ngoài 20 như Ellen. Và cô đã tìm được nó
ngay giữa cuộc sống thường nhật một cách hết sức tự nhiên.
Hay như cuốn The cusual vacancy (Khoảng trống) của J.K. Rowling - một
tiểu thuyết gia người Anh. Đây là cuốn sách viết về quá trình cảm hóa trẻ vị thành
niên cùng những nghĩa cử cao đẹp của một nhà hoạt động xã hội, yếu tố sex của The
cusual vacancy dù được miêu tả khá táo bạo, u tối nhưng vẫn nhận được những lời
khen ngợi bởi một lý do đơn giản, sex không phải điều mà tác giả muốn hướng đến,
cao hơn cả là sự tôn vinh giá trị con người, giá trị xã hội.
Và trong nền văn học thế giới rộng lớn, chúng ta thấy còn vô vàn những tác
phẩm lớn của các nhà văn nổi tiếng đề cập đến yếu tố sex, và lấy đó làm phương

tiện để thể hiện những quan điểm về xã hội, con người ở các thời đại khác nhau.
Trong văn chương Việt đương đại cũng không thiếu các yếu tố sex trong
nhiều truyện ngắn của các nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban, Nguyễn Ngọc
Tư,... Đặc biệt trong Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, sex là quá trình khám phá
con người tự nhiên của một ông Vua, nhằm chống lại việc thần thánh hóa con
người, biến nó thành một cái gì đó không có các nhu cầu ăn, ngủ, đi lại và sex như
những người bình thường khác. Điều này rất phổ biến trong dòng văn học thời kỳ
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kéo dài suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ
cho đến trước đổi mới. Hay như Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư cũng có
nhiều đoạn nói về sex, nhưng độc giả vẫn thấy chị không cố tình dùng nó như là
một mốt thời thượng để đánh vào sự tò mò của độc giả mà trái lại, sex trong tác
phẩm này là sự khám phá tính cách vừa bỗ bã, bặm trợn, trực tính và hằn học muốn
trả thù đời của người đàn ông vùng sông nước Cà Mau một cách khá chân thực và
thành công.
Có thể nói, sex là vấn đề rất nhạy cảm, viết về nó rất khó và chỉ dành cho
những nhà văn có tài năng thực thụ có tầm văn hóa cao, hoàn toàn có thể làm chủ
được ngòi bút của mình mới mong đem lại thành công thực sự.

12


1.2. Haruki Murakami và tiểu thuyết Rừng nauy
1.2.1. Haruki Murakami và hành trình sáng tạo nghệ thuật
Nếu như nhà văn vĩ đại của nước Nhật Yashunari Kawabata đem đến với thế
giới vẻ đẹp văn chương tinh khiết và cao quý như tuyết sáng trên đỉnh núi Phú sĩ,
thì Haruki Murakami là dòng chảy của tinh thần Nhật Bản cuồn cuộn đến mọi ngóc
ngách của đời sống đương đại , tắm gội những suy tư của con người bằng tư tưởng
nhân đạo và tự do. Và đề cập đến thời đại lắm bão tố hiện nay, Matsuda Tetsuo của
Nhật báo Yomiuri có số in lớn nhất ở Nhật, viết: "Trong bất cứ trận bão lớn nào
cũng có những nhà văn giương cao ngọn đèn soi cho quần chúng. Haruki Murakami

đang và sẽ lãnh vai trò đó".
Haruki Murakami sinh ngày 12 tháng 01 năm 1949 tại Kyoto. Thuở ấu thơ
ông sống chủ yếu ở Kobe. Cha ông là giáo viên dạy văn học Nhật nhưng bản thân
ông lại có niềm đam mê riêng với văn học phương Tây. Ngay từ nhỏ, Haruki
Murakami đã có khuynh hướng phản kháng vắn hóa văn học truyền thống.
Murakami đã từng thừa nhận rằng: Tôi đắm mình trong văn hóa phương Tây cũng
một phần là do ý muốn nổi loạn chống lại cha tôi (ông là thầy dạy văn chương Nhật
Bản) và các giáo điều khác của Nhật Bản [25, 2]. Ông tìm đến các tác phẩm của các
tác giả Châu Âu thế kỉ XIX. Sau đó ông tự học tiếng Anh, tìm đọc nguyên tác
những tác phẩm của những nhà văn Mỹ như Kurt, Vonnegut, Truman Capote,...
Ông ham mê âm nhạc Châu Âu và Châu Mỹ với những thần tượng là Elvis Presley,
The Beatles... Và nhạc Jazz. Chính những tiền đề này đã tạo nên một phong cách rất
riêng của Haruki Murakami, giúp người đọc nhận ra một Haruki Murakami đặc biệt
hơn so với những nhà văn Nhật Bản khác. Dù đặc biệt, nhưng Murakami vẫn là một
nhà văn của nước Nhật, viết về nước Nhật bằng cả trái tim của mình. giả cũng đã
từng thừa nhận nó: "Trước đây, tôi muốn làm một nhà văn ngoài lề Nhật Bản.
Nhưng tôi vẫn là một nhà văn Nhật. Đây là đất nước tôi và gốc rễ của tôi. Tôi không
thể chạy khỏi Tổ quốc của mình" [29, 1].
Năm 1968, Murakami theo học ngành nghệ thuật sân khấu tại đại học
Waseda và chịu sự ảnh hưởng đặc biệt của cuộc nổi dậy của sinh viên năm. Điều

13


này được thể hiện rõ trong các tác phẩm của ông. Cũng tại nơi đây, ông đã gặp
người bạn đời của mình. Năm 1971, ông kết hôn. Năm 1974 ông mở quán cà phê
chơi nhạc Jass có tên là Peter Cat tại Kokubunji, Tokyo và quản lý nó từ 1974 1982. Trước đó ông đã từng làm thêm tại quầy bán băng đĩa để kiếm sống và chính
khoảng thời gian làm việc tại đây phần nào giúp ông có cái nhìn đặc sắc hơn trong
ngòi bút khi miêu tả công việc của Watanaba Toru, nhân vật chính trong Rừng
Nauy. Năm 1978, ông mới bắt đầu viết tác phẩm đầu tay của mình, có nhan đề là

Lắng nghe gió hát. Tác phẩn kể lại những cuộc tranh đấu phản kháng của sinh viên
mà ông đã từng tham gia với sự hoài nghi nhất định. Tác phẩm này đã đem lại cho
ông giải thưởng "Tác giả Mới - Gunzô" ngay năm đó. Sự thành công này khuyến
khích ông tiếp tục sự nghiệp sáng tác. Năm 1981, ông bán quán cà phê của mình và
chuyên tâm vào công việc sáng tác. Cùng với thời gian này ông bắt đầu việc dịch
các tác phẩm Raymond Carver, Truman Capote, F. Scott Fitzerald,... sang tiếng
Nhật.
Tháng 12 năm 1986, Murakami rời Nhật Bản cùng vợ chuyển sang sinh sống
ở Roma, Ý, điều này nhằm mục đích tránh xa lối sống đua đòi vật chất tầm thường
hãnh tiến của Nhật Bản đương thời. Chính tại đây, Murakami đã tạo được một sự
đột phá mạnh mẽ và được công nhận như một siêu sao với tác phẩm Rừng Na-uy
viết năm 1987.
Năm 1990, ông cùng vợ trở về Nhật vào đúng cao điểm của nền "kinh tế
bong bóng". Nhưng chỉ sau một năm, ông lại một lần nữa rời nước Nhật. Lần này
Murakami sang Mỹ và làm giảng viên văn học tại Đại học Princeton ở Princeton,
bang New Jersey trong vòng 2 năm. Và trong 2 năm tiếp theo ông là giảng viên
thường trú tại Đại học Tufts ở Medford, bang Masschusetts. Qúa trình sống ở nước
ngoài đã tác động đến thế giới quan của Murakami. Có thể nói yếu tố sex trong tác
phẩm của ông là sự tổng hòa của cả hai nền văn hóa, tư tưởng phương Đông và
phương Tây. Cuộc cách mạng tình dục ở phương Tây đã có sự ảnh hưởng nhất định
ở Nhật Bản. Chính vì vậy mà khi Murakami viết về xã hội Nhật trong những năm
sau thế chiến thứ 2 không thể không sử dụng yếu tố sex như một cách sống mới của

14


giới trẻ Nhật Bản. Nhưng Murakami không viết về sex theo kiểu như một nhu cầu
sinh lí tất yếu theo kiểu phương Tây. Murakami nhìn thấy yếu tố sex từ góc độ nghệ
thuật đầy sáng tạo, chính yếu tố này sẽ giúp tạo ra một thế giới kì ảo và đầy sức
đam mê, huyễn hoặc đối với người đọc. Nó chính là một trong những chiếc chìa

khóa mở vào những tầng sâu của tác phẩm Murakami.
Tháng Giêng năm 1995, xảy ra thảm kịch động đất ở Kobe; hai tháng sau lại
xảy ra vụ tín đồ Chân lý giáo Aum thả hơi độc sarin trong tàu điện ngầm ở Tokyo.
Hai thảm kịch này đánh dấu sự chuyển biến căn bản của xã hội Nhật Bản. Đó cũng
là một cú sốc lớn đối với người dân của vương quốc Mặt Trời. Và hai cơn lốc ấy
cũng đã đưa H. Murakami trở về Nhật Bản. Murakami quyết định "đối mặt với
bóng ma quá khứ của Nhật Bản thông qua nhiều tác phẩm mà qua đó tác giả suy sét
về những khoảng rỗng văn hóa của thời đại" [29, 4]. Lại một lần nữa ông cảm nhận
việc vận dụng yếu tố bạo lực và sex trong tác phẩm của mình là một lẽ hiển nhiên,
khách quan. Các nhân vật của ông thời gian này thường chứa đựng nhiều cảm nhận
sâu sắc về sự trống rỗng của mình, mất niềm tin vào sự an định của đời sống gia
đình...
Hơn một phần tư thế kỉ Murakami sống, hoạt động và viết văn, các tác phẩm
của Haruki Murakami đã được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng trên thế giới. Ông đã trở
thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với nhưng mỹ danh" nhà văn
được yêu thích nhất", nhà văn best - seller", nhà văn của giới trẻ... Murakami luôn
hướng đến ước mơ của cuộc đời mình, không phải giải Nobel văn học, không phải
một giải thưởng nhằm tôn vinh những đứa con tinh thần của ông, mà là sáng tác
được một tác phẩm để đời.
Rất nhiều nhà nghiên cứu và phê bình đánh giá cao tác phẩm của Murakami,
đặc biệt là các bộ tiểu thuyết của ông. Và Murakami được xem là một trong những
ứng cử viên sáng giá của giải Nobel văn học. Điều này cho thấy công chúng đón
nhận Murakami với tư cách một nhà văn chân chính với những tác phẩm nghệ thuật
chân chính.

15


Murakami bắt đầu sáng tác vào năm ông 29 tuổi. Ông đã từng phát biểu:
"Đến năm 29 tuổi tôi mới bắt đầu viết. Trước thời gian đó tôi chẳng có gì để viết.

Đôi khi bạn phải sống cuộc đời của chính mình cho hết sức hết lòng, hết mực chân
thành, sau đó bạn mới tìm thấy một cái gì đó của riêng mình để viết". Và ông nhận
ra khả năng sáng tác của mình khi xem một trận đấu bóng chày giữa hai đội Yakult
Swallows và Hiroshima Carp ở Sân vận động Jingu. Lúc này đây, ý nghĩ mình sẽ
viết văn đột nhiên rơi xuống lòng ông nhẹ nhàng mà dữ dội khi quả bóng được một
cầu thủ đánh bay lên không trung. Lòng ham muốn chưa bao giờ nghiêm túc trước
đây, giờ bỗng trở nên cháy bỏng trong ông. Ngay sau trận đấu, Murakami đi mua
một cây bút, một tập giấy và trong vòng vài tháng tiếp theo, truyện vừa Hear the
wind sing (Lắng nghe gió hát) đã ra đời. Tác phẩm đầu tay đã mang lại cho
Murakami một giải thưởng "Nhà văn mới Gunzo lần thứ 22", đây là một giải
thưởng văn học dành cho tác giả trẻ, điều này đã trở thành động lực để ông tiếp tục
con đường sáng tác của mình. Tuy Lắng nghe gió hát là một tác phẩm đầu tay
nhưng nó đã phần nào định hình phong cách sáng tác của ông sau này: đó là phong
cách đậm nét phương Tây, nét hài hước thâm thúy và phảng phất nỗi buồn rất Nhật
Bản.
Sau thành công của Lắng nghe gió hát, Murakami chuyên tâm vào công việc
viết lách, và một năm sau ông cho ra đời cuốn Pinball, 1973, có thể xem là phần
tiếp theo của cuốn Lắng nghe gió hát. Vào năm 1982, ông xuất bản cuốn Săn cừu
hoang (A wild sheep chase) và giành giải thưởng "Nhà văn mới văn nghệ Noma lần
thứ tư". Ba cuốn sách Lắng nghe gió hát, Pinball,1973 và Săn cừu hoang tạo thành
Bộ ba chuột với nhân vật trung tâm là người dẫn chuyện vô danh và bạn anh tên là
Chuột. Lúc này ông đã được các nhà phê bình danh tiếng chú ý nhờ văn phong độc
đáo và có một lượng khán giả nhiệt tình ủng hộ. Sự nghiệp văn chương của
Murakami bắt đầu phát triển, những năm sau đó ông cho ra đời những tác phẩm làm
nên tên tuổi của mình trên văn đàn thế giới.
Năm 1985, Murakami viết tiểu thuyết Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng
thế giới, một câu chuyện tưởng tượng và mơ mộng cùng những yếu tố ma thuật

16



trong tác phẩm đã đưa ông lên một tầm cao mới với "Giải thưởng Tanizali Junichiro
lần thứ 21", giải thưởng chỉ dành cho các nhà văn đứng tuổi với các tác phẩm ưu tú.
Giải thưởng này đã khẳng định được tài năng của Murakami.
Năm 1987, ông gây được tiếng vang lớn và được độc giả thế giới công nhận
rộng rãi với tiểu thuyết Rừng Na-uy, "một câu chuyện xúc động đến ngạt thở". Nó
"Dịu dàng, quyến rũ như thơ, căng thẳng như bi kịch và gợi dục một cách mê đắm.
Một cuốn tiểu thuyết có âm hưởng hướng đạo và tự truyện". Là một bản tình ca
ngọt ngào, lãng mạn và hầu như là tác phẩm duy nhất không chứa đựng yếu tố kì
ảo. Nó lặng lẽ lôi cuốn người đọc và lay động đến tận tâm can. Rừng Na-uy ra đời
đã thổi bùng lên tên tuổi của Haruki Murakami, biến ông trở thành thần tượng của
hàng triệu người Nhật. Trong thời gian ông công tác tại đại học Princeton, ông
chuyên tâm vào công việc sáng tác hơn và đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết Nhảy,
nhảy, nhảy và Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời.
Năm 1994, Murakami cho xuất bản tác phẩm Biên niên kí chim vặn dây cót.
Cuốn tiểu thuyết này là sự hợp nhất hai khuynh hướng: hiện thực và tưởng tượng,
và chứa đựng cả yếu tố bạo lực. Nội dung của nó phản ánh một vấn đề nhạy cảm
của người Nhật, tội ác chiến tranh ở Mãn Châu. Cách nhìn của Murakami trong tiểu
thuyêt này là cái nhìn của một người Nhật biết nhận trách nhiệm của dân tộc mình
trong cuộc chiến. Và tác phẩm này đã đem lại cho Murakami giải thưởng
"Yomiuri". Và người trao giải cho ông chính là bậc tiền bối Oe Kenzaburo, người
đoạt giải Nobel Văn học

năm 1994, và là một trong những người phê bình

Murakami gay gắt nhất. Ngay thời điểm này, cả đất nước Nhật Bản bàng hoàng với
vụ động đất ở Kobe và vụ tín đồ Aun Shinrikyo tấn công xe điện ngầm bằng khí
gas. Haruki Murakami trở về Nhật Bản và đẫ đề cập đến sự kiện này trong tập hợp
truyện ngắn trong Sau cơn động đất và Đường xe điện ngầm.
Năm 1999. Murakami viết tiểu thuyết Người tình Sputnik khai thác đề tài

người đồng tính với những cảm xúc sâu lắng nhưng mạnh mẽ.
Năm 2002, tiểu thuyết Kafka bên bờ biển được xuất bản. Tác phẩm đi sâu
khai thác thế giới bí ẩn của đạo Shinto.

17


Năm 2004, tiểu thuyết Sau nửa đêm được xuất bản ở Nhật, tác phẩm xoay
quanh vấn đề sự xa lánh cuộc sống hiện đại và thái độ phê phán đối với xã hội Nhật
Bản đương thời.
Cuối năm 2005, Murakami đã xuất bản tập truyện ngắn có tựa đề Hợp tuyển
Bí ẩn Tokyo. Tháng 8 năm 2006, một tập truyện ngắn bằng tiếng Anh với 24 truyện
ngắn, tựa đề Cây liễu mù, người đàn bà ngủ (Blind willow, sleeping woman) được
xuất bản.
Năm 2006, Murakami nhận được giải thưởng Frank Kafka của cộng hào Séc
cho tác phẩm Kafka trên bờ biển (2002). Đây là giải thưởng danh giá nhằm tôn vinh
những tác phẩm vượt qua sự khác biệt trong nền văn hóa của các dân tộc khác nhau.
Năm 2007, ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Liege.
Năm 2009, Murakami vừa cho xuất bản tiêu thuyết 1Q84, một tác phẩm
chứa đựng nhiều yếu tố bạo lực và tình dục nhằm đưa độc giả khám phá thế giới
tâm linh bí ẩn của con người và là tác phẩm dài nhất của Murakami tính đến thời
điển này. Bên cạnh tiểu thuyết Murakami cũng sáng tác rất nhiều truyện ngắn xuất
sắc. Các truyện ngắn đã được dịch ra tiếng Việt bao gồm: Hợp tuyển ngày đẹp trời
để xem Kanguru, Đom đóm, Người tivi, Bóng ma ở Lexington, và Sau cơn động đất.
Các truyện ngắn của ông mang văn phong hài hước nhẹ nhàng nhưng ẩn sâu dưới
mạch ngầm văn bản là những quan điểm, những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc.
Trong phần lớn các tiểu thuyết trừ Lắng nghe gió hát và Pinball 1973,
Murakami đều sử dụng yếu tố bạo lực và sex. Theo nhà văn, bạo lực là yếu tố nhằm
lột tả cái ác ở dạng thuần túy nhất của nó. Còn sex, lại là yếu tố mặc nhiên, là tất
yếu bởi "tình dục là một phần rất quan trọng của cuộc sống" và Murkami muốn để

nó xuất hiện tự nhiên nhưng bên cạnh đó tác giả lại muốn nó thực hiện một chức
năng nghệ thuật. "Tình dục như một chìa khóa quan trọng để mở ra

cánh cửa đi

vào thế giới tâm linh của con người. Yếu tố này có thể gây khó chịu cho một số
người nhưng nó thực sự cần cho một câu chuyện"[25, 18].
Là một nhà văn đương đại, Haruki Murakami mang nhiều nét mới lạ cả trong
phong cách văn chương lẫn phong cách sống. Tất cả góp phần tạo nên phong cách

18


nghệ thuật mang bản sắc rất riêng của Murakami - một giọng nói hấp dẫn, được bắt
chước nhiều nhất ở trong và ngoài nước Nhật.
1.2.2. Tiểu thuyết Rừng Na-uy
Rừng Na-Uy (tiếng Nhật: ノルウェイの森, Noruwei no mori) được xuất bản
lần đầu năm 1987. Murakami Viết Rừng Na-uy khi đang sinh sống và làm việc tại
Roma, Ý. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc sống của tầng lớp thanh niên sinh
viên Nhật bản trong những năm 60 của thế kỉ XX khi mà thanh niên Nhật Bản cũng
như thanh niên nhiều nước khác đương thời, đấu tranh chống lại những định kiến
tồn tại trong xã hội. Murakami miêu tả những sinh viên cải cách này như những
tên đạo đức giả và thiếu sự kiên định. Qua cuộc sống của họ, người đọc có thể hiểu
được phần nào xã hội Nhật bản đương thời.
Nói về tiểu thuyết Rừng Na-uy, Có rất nhiều những đánh giá thể hiện sự khen
ngợi từ các tờ tạp chí nổi tiếng trên thế giới như:
- "Được chạm trổ tuyệt vời và tràn đầy những điều tuyệt diệu (...) Nhân vật
kể chuyện đọc Núi thiêng và tiểu thuyết ưa thích nhất của chàng ta là Gatsby vĩ đại.
Trong Rừng Na-uy, Murakami đã cập nhật hai tác phẩm kinh điển ấy thành một
dạng ca khúc pop tuyệt hảo nhất: lãng mạn, buồn, tưởng như đơn giản và không thể

nào lãng quên" (Nicholas Jose, The Age).
- "Đọc Rừng Na-uy điều ngạc nhiên lớn nhất là ta cảm giác rằng ta đang gặp
không phải chỉ một tuyệt tác văn chương, hay một sự khởi đầu cho sự nghiệp. Nó là
một tác phẩm mở đầu không những chỉ rõ mà hiển hiện thiên tài của tác giả" (Justin
Coffin, Chicago Tribune).
- "Ở trong câu chuyện tình giản dị và buồn này - câu chuyện xứng đáng đem
lại cho Murakami số lượng độc giả lớn lao mà ông có ở Nhật bản - là bức chân
dung văn hóa mê đắm của một Summer of Love mang phong cách Nhật Bản"
(Jonathan Levi, The Los Angeles Times).
- "Khêu gợi, thú vị, sexy và hài hước, nếu không Murakami đã chẳng phải là
những nhà văn hay nhất" (Time Out).

19


×