Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Thế giới nhân vật trong vở kịch Borix Godunov của A.X.Puskin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.84 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

HOÀNG THỊ THU

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG VỞ KỊCH BORIX GODUNOV CỦA
A.X.PUSKIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học:

TS. LÊ THỊ THU HIỀN

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triểu khai thực hiện đề tài Thế giới nhân vật trong vở
kịch Borix Godunov của A.X.Puskin, em đã thường xuyên nhận được sự chỉ
bảo giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ
văn học nước ngoài, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn trực tiếp – Tiến sĩ Lê Thị
Thu Hiền.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới cô
giáo Lê Thị Thu Hiền, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ văn học nước
ngoài, khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017


Sinh viên
Hoàng Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết
quả nghiên cứu của bản thân, dưới sự giúp đỡ của cô giáo Lê Thị Thu Hiền.
Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của
mình.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TRONG VỞ KỊCH BORIX
GODUNOV CỦA A.X.PUSKIN ..................................................................... 7
1.1. Nhân vật quý tộc, quan lại ......................................................................... 7
1.2. Nhân vật quần chúng nhân dân ................................................................ 13
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG VỞ
KỊCH BORIX GODUNOV CỦA A.X.PUSKIN ......................................... 22

2.1. Xây dựng nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột .......................................... 22
2.2. Khắc họa nhân vật thông qua hành động kịch ......................................... 41
2.3. Xây dựng nhân vật qua đối thoại ............................................................. 44
2.4. Tạo tình huống li kì trong xây dựng nhân vật .......................................... 49
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, từ xa xưa nền văn hóa, nghệ thuật
Nga được hình thành tạo nên một món ăn tinh thần phong phú. Bắt nguồn từ
đây văn học Nga được nhân loại biết đến với nhiều thành tựu rực rỡ gắn liền
với những thiên tài văn chương sáng chói như Nicôlai Vaxilievich Gôgôn,
Lep Tônxtôi, Feđor Mikhailôvich Đôxtôiepxki trong đó phải kể đến tài năng
Puskin. Puskin tên gọi đầy đủ là Alêxanđrơ Xexgâyevich Puskin (1799-1837),
một nhà thơ, nhà viết kịch đa tài, nhà cải cách lớn của văn học Nga. Ông được
coi là một hiện tượng đặc biệt và có thể nói là hiện tượng duy nhất của tinh
thần Nga, là mặt trời của thi ca Nga soi sáng văn chương dân tộc sáng mãi.
Mỗi sáng tác của Puskin giống như “Một đại dương mênh mông tiếp nước cho
trăm sông ngàn suối tưới đẫm cho cánh đồng văn học Nga phì nhiêu trong
suốt hai thế kỉ qua" (Nguyễn Hải Hà) [4]. Với vai trò là là người khởi đầu,
Puskin đã mở đường cho nền văn học Nga vươn xa tầm thế giới và đưa nền
văn học ấy thực sự trở thành một trong những nền văn học lớn của nhân loại.
Con người ấy đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương phong phú
và đồ sộ, trong đó ta phải kể đến 900 bài thơ trữ tình nồng nàn, đằm thắm,
những thiên trường ca hùng tráng đầy chất trí tuệ, những truyện ngắn cô đọng,
súc tích, một tiểu thuyết bằng thơ Epgheghi Onheghin được xem là “Bộ bách
khoa toàn thư về cuộc sống Nga đầu thế kỉ XIX” (Bêlinxki) [3; 84] và đặc biệt
là kịch. Puskin tuy không viết nhiều về thể loại này nhưng nó lại có một ý

nghĩa to lớn trong sự nghiệp cầm bút của ông và thu hút được đông đảo bạn
đọc nhất là những vở kịch lịch sử được thể hiện một cách chu đáo, xuất sắc.
Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp có vai trò tích cực trong việc
tiếp cận đời sống với các vấn đề mang tính chất thời sự. Từ lâu nó được xem
là một trong ba phương thức cơ bản của văn học cùng với tự sự và trữ tình để
phản ánh cuộc sống. Mặc dù ra đời muộn hơn so với các loại hình nghệ thuật

1


khác, song với đặc trưng của mình, kịch đã nhanh chóng chiếm được ưu thế
và tác động trực tiếp đến người đọc, khơi dậy những giá trị nhân văn, nhân
đạo sâu sắc. Puskin là người viết cuốn tiểu thuyết hiện thực Nga đầu tiên cũng
là người viết vở bi kịch hiện thực Nga đầu tiên Borix Godurov (1825). Một
trong những yếu tố đặc biệt quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của bi
kịch Borix Godunov chính là thế giới nhân vật được thể hiện trong đó, những
nhân vật lịch sử đã được Puskin xây dựng trên những trang viết của mình.
Được sáng tác theo bút pháp hiện đại, Borix Godunov phản ánh một cách đa
diện, nhiều chiều tình hình chính trị, xã hội Nga thế kỉ XVII, đề cập đến
những vẫn đề nóng hổi trong mối quan hệ giữa nhân dân với Nga hoàng. Với
sự thành công của vở kịch này Puskin được cả thế giới biết đến như một nhà
biên niên sử của nước Nga, bên cạnh đó tác phẩm còn mang tư tưởng thời đại,
đậm dấu ấn tác giả.
Theo chúng tôi việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp bạn đọc thấy được
hệ thống các nhân vật cũng như nét đặc sắc nghệ thuật trong xây dựng nhân
vật kịch và giá trị tư tưởng mà Puskin muốn gửi gắm. Bởi những lý do trên
chúng tôi quyết định chọn đề tài Thế giới nhân vật trong vở kịch Borix
Godunov của A.X.Puskin.
2. Lịch sử vấn đề
Nhắc đến Puskin người ta không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ vì “Puskin

thuộc về một hiện tượng vĩnh viễn sống (Bêlinxki) [3; 51]. Sự nghiệp sáng tác
cũng như tác phẩm của ông để lại là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó, nó
luôn có sức vang mạnh mẽ tới mọi thế hệ bạn đọc. Là một thiên tài, một nhà
lao động vĩ đại, A.X.Puskin được cả thế giới biết đến như một hiện tượng kì
lạ. Sự ảnh hưởng của các tác phẩm Puskin đến nhân loại có sức lan tỏa mãnh
liệt. Trước chúng tôi đã có nhà nghiên cứu tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp
của con người vĩ đại ấy, ở đây chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên

2


cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài Thế giới nhân vật trong vở
kịch Borix Godunov của A.X.Puskin.
Đỗ Hồng Chung trong tuyển tập Puskin – Nhà thơ Nga vĩ đại có phần
viết đề cập đến tác phẩm Borix Godunov. Tác giả đi vào giới thiệu vở kịch
một trong những kiệt tác của đại thi hào A.X.Puskin và tóm lược một phần
nội dung các tác phẩm cùng với những nhận định về hoàn cảnh mà tác phẩm
phải đối diện với sự kiểm duyệt gát gao của cơ quan chính phủ. Ông cho rằng
“Nếu đây chỉ là một vở kịch lịch sử “thuần túy” thì có lẽ đã “được phép”ra
mắt khán giả sớm hơn nhưng Borix Godunov lại là kịch lịch sử có tính thời
đại sâu sắc, những vấn đề đang được những người quý tộc tiến bộ lúc bấy giờ
đặc biệt quan tâm. Vấn đề chế độ nông nô, vấn đề Nga hoàng với nhân dân,
vấn đề vị trí của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng ở
nước Nga những là những vấn đề cấp thiết của đời sống hiện đại” [2; 110].
Tác giả còn nhấn mạnh, nhà văn đã có mười năm để viết văn xuôi (1827 1837), trong những sáng tác của mình Puskin đòi hỏi văn xuôi phải “Chính
xác và ngắn gọn, đó là những phẩm chất đầu tiên của văn xuôi. Văn xuôi đòi
hỏi tư tưởng, không có nó thì lối biểu hiện hào nhoáng không có ích gì” [2;
133].
Năm 2006, tiếp tục công trình nghiên cứu về tác phẩm Borix Godunov,
Đỗ Hồng Chung – Nguyễn Kim Đính – Nguyễn Hải Hà cho ra đời cuốn Lịch

sử văn học Nga. Với công trình nghiên cứu này, Đỗ Hồng Chung tiến hành
nghiên cứu về tác phẩm Borix Godunov với nhiều đánh giá sâu sắc, rõ nét.
Tác giả đi vào tìm hiểu về vở kịch chi tiết hơn cùng những nhận định về nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm. Về nội dung, tác giả đưa ra nhiều nhận xét
khi nhìn thấy những vấn đề trọng tâm mà A.X.Puskin thể hiện trong vở kịch
“Trong lịch sử nước nhà, Puskin đặc biệt chú ý đến số phận thăng trầm của
nhân dân trải qua bao triều đại thịnh suy, bao lần phế lập, những cuộc ly
loạn. Puskin suy nghĩ về tác động của những biến cố lịch sử, nguyên nhân và

3


kết quả của những thay đổi mà mỗi cuộc “bể dâu” đều có vai trò nhất định
của nhân dân. Trong vở kịch này, Puskin đã đề cập sâu sắc vấn đề chế độ
chuyên chế và chế độ nông nô ở nước Nga, hơn nữa Puskin còn đặt ra lần
đầu tiên vai trò quyết định của nhân dân trong tiến trình của lịch sử” [3; 70].
Bên cạnh đó tác giả còn đề cập đến cách nhìn nhận về hiện thực nước Nga của
A.X.Puskin trong tác phẩm Borix Godunov. Một cách nhìn nhận của con
người từng trải, hiểu người, hiểu đời “Trong cuộc tranh chấp ngai vàng của
cá nhân, trong cuộc đấu tranh giành quyền vị của các phe phái, Puskin biết
tìm ra bề sâu của sự việc, tìm ra vai trò nhân dân, quyết định mọi thành bại,
hưng vong và nhà soạn kịch biết cách “soạn” cho vở kịch thể hiện được vai
trò quan trọng ấy của nhân dân" [3; 71]. Về nghệ thuật, Đỗ Hồng Chung
nhấn mạnh vào những cách tân nghệ thuật của A.X.Puskin trong tác phẩm,
đem lại cho văn học Nga những bước tiến mới “Nội dung mới đòi hỏi hình
thức mới. Puskin phải phá vỡ “những hình thức lỗi thời của sân khấu” để
“cải tạo hệ thống kịch”. Puskin phải đổi mới nghệ thuật, tạo điều kiện phát
triển cho kịch… Puskin mạnh bạo và khéo léo kết hợp đầy sáng tạo “bi” và
“hài”, “thơ” và “văn xuôi” trong một vở kịch, là những điều mà kịch truyền
thống cấm kị” [3; 72].

Đến với Puskin trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI (Trung tâm khoa học
xã hội và nhân văn quốc gia viện thông tin khoa học xã hội), công trình
nghiên cứu có đi vào tiếp cận tác phẩm Borix Godunov với vai trò là vở kịch
lịch sử của mọi thời đại trong mục “Puskin và lịch sử”. A.X.Puskin khai thác
lịch sử với ý thức độc lập rằng “Borix Godunov tuyệt nhiên không phải là sự
minh họa bằng văn học cho lịch sử mà là cách nhìn nhận lịch sử theo kiểu
Secxpia thực thụ” [11; 133].
Năm 2003, Nhà xuất bản thế giới cho ra đời Từ điển bộ mới với nhiều
nghiên cứu về những tác phẩm nổi tiếng của Nga, trong đó có kiệt tác Borix
Godunov. Với bài nghiên cứu này chúng ta lại bắt gặp tác giả Đỗ Hồng

4


Chung với cái nhìn khách quan, nhiều chiều khi tiếp cận tác phẩm “Tên vở
kịch là Borix Godunov nhưng nội dung không hạn chế ở năm phần Borix
Godunov hoặc ở việc tranh giành ngai vàng của cá nhân. Đằng sau bộ ba đó
là các phe phái đối lập, là bọn phong kiến trong và ngoài nước và sau hết là
nhân dân, động lực chủ yếu làm quay bánh xe lịch sử và thúc đẩy sự phát
triển của vở kịch. Đây là vở kịch về một thời đại lịch sử một đất nước đang
biến động với đầy đủ mọi tầng lớp từ vua quan đến dân thường. Nội dung vở
kịch theo Puskin là “con người và nhân dân”, “số phận con người và số phận
nhân dân” [2; 49]. Bên cạnh đó, tác giả còn làm sáng tỏ luận điểm quan trọng
trong tác phẩm Borix Godunov “nhân dân quyết định sự tiến hóa của lịch sử”
[7; 49], đây là nhân tố quyết định thành bại, hưng vong của triều đại.
Năm 1998, NXB Đại học quốc gia Hà Nội đã cho ra đời cuốn Lịch sử
văn học Nga thế kỷ XIX với nhiều phát hiện và khám phá về một số kiệt tác
văn xuôi của A.X.Puskin, những đứa con tuyệt vời về cả nội dung lẫn nghệ
thuật, đạt đến đỉnh cao rực rỡ về mảng văn học hiện thực Nga. Trong đó, các
tác giả cho rằng Borix Godunov cùng với Epghenhi Onheghin là những tác

phẩm đầu tiên đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực, là những tác phẩm
xuất hiện sớm, đi trước một bước trên con đường phát triển tác phẩm hiện
thực của thế giới.
Vở kịch Borix Godunov đã được một số nhà nghiên cứu, phê bình giới
thiệu tóm tắt tác phẩm và nêu lên một số nhận định khái quát về hệ thống
nhân vật qua đó còn thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đó cũng
chính là những cơ sở để chúng tôi kế thừa khi triển khai đề tài Thế giới nhân
vật trong vở kịch Borix Godunov của A.X.Puskin. Thông qua kết quả nghiên
cứu chúng tôi muốn hiểu biết rõ hơn về tác phẩm cũng như đóng góp một
phần nhỏ của mình vào quá trình nghiên cứu văn học Nga tại Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận nhằm tìm hiểu, khám phá thế giới nhân vật phong phú đa
dạng trong tác phẩm kịch Borix Godunov của Puskin tiến hành phân loại nhân

5


vật thành các hệ thống với tiêu chí nhất định, chỉ ra những vấn đề độc đáo,
đặc sắc trong nghê thuật xây dựng thế giới nhân vật trong kịch. Đồng thời
khẳng định vị trí và những đóng góp quan trọng to lớn của A.X.Puskin đối
với văn học Nga nói riêng và nền văn học thế giới nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung vào việc tìm hiểu thế giới
nhân vật trong kịch của Puskin qua khảo sát một số tác phẩm kịch của tác giả
- Phạm vi nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến khảo sát,
phân tích và lí giải hệ thống nhân vật, vấn đề trong phạm vi vở kịch Borix
Godunov từ đó khẳng định vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của
A.X.Puskin.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên

cứu khoa học sau:
- Phương pháp thống kê: cung cấp dữ liệu và số liệu chính xác, tạo cơ
sở tin cậy cho những kết luận của bài viết.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: nhằm phân tích lý giải các khía
cạnh thuộc vấn đề nhân vật kịch Puskin, từ đó tổng hợp lại và rút ra những kết
luận cần thiếu yêu cầu của khóa luận.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Nhằm làm rõ đặc trưng của các kiểu
loại nhân vật cũng như sự đa dạng của thế giới nhân vật kịch Puskin.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của bài khóa luận tốt nghiệp của chúng tôi được triển khai theo hai chương:
Chương 1: Các kiểu loại nhân vật trong vở kịch Borix Godunov của
A.X.Puskin.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong vở kịch
Borix Godunov của A.X.Puskin.

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TRONG VỞ KỊCH
BORIX GODUNOV CỦA A.X.PUSKIN
Nhân vật kịch được chia thành nhiều loại có thể là nhân vật chính, phụ,
nhân vật chính diện, phản diện. Thông qua xung đột, hành động, lời thoại thể
hiện chủ đề của vở kịch. Nhân vật là yếu tố quan trọng của tác phẩm kịch bên
cạnh vai trò bộc lộ nội dung, tư tưởng nó còn giữ vai trò quyết định hình thức
nghệ thuật của tác phẩm thông qua nhân vật của mình nhà văn muốn gửi gắm
bộc lộ tư tưởng, những cảm nhận đánh giá của mình với cuộc sống hiện thực.
Có thể nói, một quá trình chiếm lĩnh tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng bắt
đầu từ việc tiếp cận hệ thống nhân vật.

Qua khảo sát các vở kịch của Puskin ta có thể thấy thế giới nhân vật
trong tác phẩm của ông khá đa dạng nó bao gồm nhiều hạng người, nhiều
tầng lớp xã hội vì vậy ngòi bút của tác giả bị chi phối bởi đề tài, quan điểm và
đặc biệt là bối cảnh thời đại. Trong bối cảnh đó, văn chương nói chung, kịch
nói riêng nhân vật hầu như mang tính điển hình, đại diện cho tiếng nói của
giai cấp mình. Tác giả đã rất thành công khi để nhân vật của mình thể hiện xứ
mệnh, cá tính, phẩm chất tiêu biểu mà không dễ bị trộn lẫn với ctrước “Muốn trừ hậu
họa đã ra lệnh giết tất cả những đứa con trai mới đẻ trong cả nước vì sợ
trong đám trẻ có đứa lớn lên sẽ cướp ngôi vua” [8 ; 120]. Hai tội ác ở hai
triều đại, thời gian khác nhau nhưng lại được đồng nhất là những hành động
vô cùng dã man, độc ác. Qua những từ ngữ tưởng chừng như vu vơ, điên rồ
của một nhân vật nhỏ bé, bình thương, không đáng nói đến nhưng chúng ta lại
nhận ra bao vấn đề, dụng ý hàm ngôn của A.X.Puskin.
2.4. Tạo tình huống li kì trong xây dựng nhân vật
Borix Godurov cũng giống như nhiều tác phẩm khác của Puskin có
chứa đựng tình huống li kì, kì ảo. Bạn đọc Việt Nam hẳn chưa quên được Ông
lão đánh cá và con cá vàng mang đậm yếu tố hoang đường kì ảo bởi nó được
dựa trên một cốt truyện cổ tích dân gian. Ngay cả khi viết truyện ngắn như tác
phẩm Con đầm Pích khi nói về xã hội Nga, Puskin cũng đã ít nhiều thể hiện
trong đó yếu tố li kì hấp dẫn. Không phải tự nhiên mà tác giả lại dụng công
đến vậy khi xây dựng nên nhưng sự vật, hiện tượng phi thường kì ảo, tất cả
dều nhằm dụng ý nghệ thuật của Puskin và vở kịch Borix Godurov cũng
không phải ngoại lệ.
Xưa nay có rất nhiều cách định nghĩa, cách hiểu về tình huống li kì, có
thể nói đây là một phương thức tư duy độc đáo, là động mạch cảm xúc nhận

49


thức của dòng văn học truyền thống nó trở thành vấn đề hấp dẫn được quan

tâm, được phân tích ở nhiều nền văn học trên thế giới. Thuật ngữ li kì ta có
thể hiểu đó là cái lạ lùng, cái không có thật khó có thể bắt gặp giữa cuộc đời
trần thế này, là cái siêu nhiên không tồn tại trên đời. Những tình huống li kì là
sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, được hình dung qua lăng kính suy
tưởng của tác giả, đó là cái không mang tính chân thực mà nó tuân theo quy
luật tưởng tượng của người sáng tác.
Trong văn học tình huống li kì là một phạm trù của tư duy nghệ thuật
độc đáo và sắc sảo, nó có mặt trong nhiều trong dòng văn học dân gian, ngay
cả văn học viết nó vẫn được tiếp tục thể hiện qua các thời đại thành văn của
văn chương. Các nhà văn đã khai thác sự li kì như một lẽ tự nhiên để đưa vào
tác phẩm của mình. Trong vở kịch Borix Godurov chúng ta dễ dàng nhận thấy
rằng Puskin đã ít nhiều thể hiện tình huống li kì trong đó điều này hoàn toàn
dựa vào chí tưởng tượng sắc sảo và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Sự li kì này
được cả người viết và người đọc nhận thức một cách rõ ràng về nó, nhưng vẫn
có tác động đưa họ đến một cảm xúc rất khác, một suy ngẫm mới mẻ với giá
trị nghệ thuật cao. Tình huống li kì trong vở kịch Borix Godurov của Puskin
đã trở thành một phương tiện đắc dụng trong việc phản ánh lối suy nghĩ của
đời sống nhân dân Nga cũng như đời sống tâm linh của con người đất nước
này. Ngoài ra nó còn là phương tiện để tác giả thuyết minh, gửi gắm quan
niệm của mình về xã hội về con người. Ta có thể thấy rõ ràng nhất điều này
thông qua các nhân vật kì ảo tạo sự li kì trong tác phẩm.
Tình huống li kì mà người đọc cũng nhận ra rõ ràng nhất trong vở kịch
Borix Godurov của Puskin chính là hình ảnh hoàng thái tử bé bỏng Đimitri
yếu mệnh từ khi mới bảy tuổi. Hoàng tử ra đi để lại một nỗi tiếc thương và
niềm xót xa vô hạn không chỉ đối với giới quý tộc mà còn đối với cả toàn thể
đất nước Nga lúc bấy giờ khi họ rất mong chờ có một người đứng đầu đất
nước cầm quyền để họ tin tưởng, để họ yên ổn sinh sống “Tiếng ồn ào hô

50



hoán kêu ran. Mọi người đổ tới cung hoàng hậu. Thành phố cũng đổ về đây
đủ hết cả rồi. Ta thấy hoàng thái tử hài nhi bị giết chết sóng sượt nằm đấy.
Hoàng hậu ngất đi bên cạnh. Người vú nuôi khóc than thê thảm. Còn dân
chúng xô vào…Túm lấy quân phản nghịch vô thần dứt tóc, dần đầu” [8; 28].
Cái ngày đau thương tang tóc đó xảy ra đúng vào dịp lễ Mi truyền thống của
Nga, ngày lễ đó lẽ ra cả đất nước vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng cũng vào đúng
ngày lễ trong năm ấy lại trở thành một ngày tăm tối đau thương cho cả đất
nước Nga. Xác vị vua tương lai của họ còn chưa khô máu, thấy cảnh đó
nhân dân đã biến đau thương thành niềm hận thù đối với kẻ sát nhân “Và
chỉ trong một chớp mắt thôi hắn đã tan tành. Rồi dân chúng đuổi theo ba
tên giết người khác định chuồn” [8; 29]. Nhưng kì lạ thay khi mà nhân dân
cũng quân lệnh bắt được những quân hung bạo đó “Họ mang đến bên cái
xác hài nhi còn chưa đọng máu” [8; 29] thì ai nấy chứng kiến đều khôi
khỏi ngạc nhiên “Ôi kì lạ thay các xác chết bỗng rùng mình” [8; 29]. Đúng
là một hiện tượng kì lạ, nó khiến cho đám người mất hết nhân tính kia kinh
hãi, rùng mình. Nhân dân ở đó chứng kiến cảnh này ắt hẳn càng thương xót
thay cho hoàng tử hài nhi bé bỏng, xót xa cho cái chết nghiệt ngã oan uổng
đã đặt dấu chấm hết cho một cuộc đời mới – một cuộc đời tối cao của
người sắp lên cầm quyền trị vì cả đất nước Nga đầy bạch dương, tuyết
trắng.
Nhìn thấy xác hoàng tử bé rùng mình như hiện về oán trách vạch trần,
như muốn kể lại cho toàn thể triều đình và dân chúng biết rõ âm mưu bị sát
hại. Nhìn thấy cơn giận dữ sục sôi trong huyết quản của quần chúng lũ gian ác
đó đã phải mở miệng ra thú tội “Trong lúc run sợ dưới lưới rìu đao phủ.
Hung đồ đã xin chịu thú. Chúng nêu tên Borix chủ mưu” [8; 29]. Như vậy,
Puskin đã để tình huống li kì xuất hiện như một điềm báo, một lời vạch tội kẻ
đang bày sẵn âm mưu cướp ngai vàng để lên nắm quyền, một kẻ sẵn sàng ra
tay với một đứa trẻ bé thương khi mới bảy tuổi, một kẻ mà ngay cả một đứa


51


trẻ chết đi rồi cũng căm phẫn không tha thứ cho tội ác, cho những mưu kế
hiểm độc của y. Kẻ đó không ai khác chính là Borix Godurov, ông ta sẽ bằng
mọi giá dọn hết những trở ngại trên đường để tiến tới ngôi vị cao nhất cho dù
phải xuống tay với một đứa trẻ đang tập nói, tập cười. Qua chi tiết “rùng
mình” của xác chết, Puskin lên án cái xấu xa tàn ác của kẻ tội đồ, đồng thời
cũng thể hiện được tình cảm của nhân dân đối với đất nước với vị Sa hoàng
tương lai của họ. Puskin đã nhìn thấy sức mạnh nhân dân trên con đường tìm
ra công đạo. Và nếu không có sự li kì kia thì liệu những tên hung bạo kia có
chịu khai ra kẻ chủ mưu làm việc ác hay không? Rất nhẹ nhàng mà cũng rất
đỗi tinh tế khéo léo khi Puskin đã lồng ghép tình huống hư cấu này xen vào
những yếu tố chân thực để làm sáng tỏ ra chân lí một dụng tâm nghệ thuật đặc
sắc.
Chưa dừng lại ở đó việc tạo ra sự li kì trong cái chết của hoàng thái tử
bé Đimitri hãy còn được Puskin tiếp tục khai thác. Tác giả đã để cho cái tên
Đimitri một lần nữa sống dậy trong lòng dân chúng. Hẳn đến đây người đọc
đã hiểu Puskin làm vậy đều có nguyên do của nó. Khi đã giải quyết xong hài
nhi bé bỏng đã chuẩn bị lên ngôi, Borix Godunov hả hê khi mưu đồ tàn ác đã
hoàn thành và nghiễm nhiên trở thành đức Nga hoàng mới trị vì dân chúng và
cả đất nước Nga hùng hậu. Thế nhưng con người ấy đã phụ lòng nhân dân tin
tưởng mà phó thác, khiến cho hoàng thái tử hi sinh vô ích. Hắn không làm
tròn trách nhiệm của mình dưới cương vị một đấng tối cao, vì thế cho nên
lòng dân căm phẫn oán hờn. Trong số đó có một chàng trai tên Grigori sau khi
mơ môt giấc mơ kì lạ “Ma quỷ trêu ngươi, kẻ thù khuấy động bất an” [8; 24]
và chàng được cha Pimen kể cho nghe ngọn ngành về cái chết của hoàng tử
bé Đimitri mà kẻ thù gây ra chính là Borix Godunov. Grigori đã lên sẵn kế
hoạch để mạo danh hoàng tử lúc bấy giờ. Chàng hiểu lúc này trong lòng dân
chúng đang sẵn mối oán hờn về chế độ nông nô Godunov đặt ra lúc bấy giờ.

Vị vua tương lai yểu mệnh kia còn sống trở về để kể lại toàn bộ tội ác của Sa

52


hoàng đương nhiệm đồng thời hứa hẹn mang lại cho nhân dân một cuộc sống
tốt đẹp hơn, khi đó quần chúng sẽ đi theo, tin tưởng mà nhiệt thành làm cách
mạng.
Nếu tác giả giả sử không đưa vào tác phẩm của mình chi tiết Đimitri
hoàng tử bị thảm sát ngày nào nay sống lại mà thực tế là Grigori mạo danh thì
liệu nhân dân, quần thần, cả đất nước Nga lúc bấy giờ sẽ lấy cớ gì mà xử tội
kẻ sát nhân Borix Godunov? Mặc dù trong máu người thanh niên đầy nhiệt
huyết, căm thù đầy ý chí chống lại xã hội mục nát mà dưới danh nghĩa một
người dân lương thiện bình thường hoặc một nhà tu hành ẩn dật thì liệu có làm
nên được điều gì lớn lao lay động lòng dân hay không? Bởi vậy cho nên việc
tác giả tạo ra tình huống li kì trong vở kịch có vai trò rất cần thiết ở việc để
nhân vật của mình làm tròn xứ mệnh, để hành động của anh ta hợp lý, hợp tình.
Có thể nói qua việc mạo danh hoàng tử, Puskin đã xây dựng nên một
nhân vật thông minh đầy bản lĩnh. Grigori hiểu được đạo lý ở đời đúng sai,
xấu xa hay tốt đẹp, nắm được thời thế. Tình thế xã hội, biết chớp lấy thời cơ
và quan trọng hơn cả là cảm thấu được lòng dân. Bàn chân của tên mạo danh
đó đã đặt đến nhiều nơi để chiêu mộ lực lượng, tập hợp sức mạnh của nhân
dân để chống lại vua Borix, đập tan ách nông nô hà khắc. Grigori là một con
người hiện thực được Puskin thổi vào đó ánh sáng của huyền thoại, của sự li
kì hấp dẫn. Với tư duy nghệ thuật này việc làm cho Đimitri sống lại trong bản
thân của Grigori như một cái cớ để hiệu triệu quần chúng nhân dân đứng lên
đấu tranh chống lại chế độ Nga hoàng cổ hủ bất công và mang lại cho họ một
cuộc sống khác, một cuộc sống tốt đẹp đầy kiêu hãnh hơn.
Trở lại vở kịch Borix Godunov, Puskin đã tỏ ra là người vô cùng am
hiểu văn hóa Nga bao gồm cả thế giới tâm linh của con người nơi đây. Người

nắm bắt được tinh thần ấy trong tác phẩm của mình nên đã để cho Chúa xuất
hiện với mật độ dày ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh, mọi nhân vật thông qua hành
động, lời nói của mình. Đó là cha Pimen nhờ Chúa ban phước lành “Lạy

53


Chúa tôi xin ngài ban phước lành. Ban phước lành cho con, cho cả hôm nay,
cả hôm mai, cả muôn đời mãi mãi” [8; 30]. Một chú bé nông dân nào đó đang
nguyện cầu Chúa trời hằng có mặt khắp bốn phương và xin người lắng nghe
tiếng nguyện cầu của đám con chiên nô lệ. Ngay cả Grigori, kẻ mạo danh kia
cũng lấy Chúa trời ra để khẳng định hành động của mình là hợp với lòng dân
mang lại niềm tin tưởng trong dân chúng. Đức Chúa trời là hiện thân của sự
công bằng, nhân ái, người hiện lên trong vở kịch sáng ngời soi thấu cho đám
con chiên nô lệ đang quằn quại trong nỗi khổ đau. Chúa là một yếu tố kì ảo
như Puskin đã xây dựng lên hình ảnh của người mang trong đó một tầm quan
trọng lớn lao. Dường như ở đấng tối cao ấy có một sức mạnh phi thường,
người có mặt ở khắp mọi nơi dù con người không nhìn thấy nhưng vẫn cảm
nhận được sức mạnh ấy. Mỗi nhân vật dù là tàn bạo và tanh tưởi như Borix
Godunov, một kẻ mạo danh như Grigôri hay những người dân bình thường
nhỏ bé thì ở họ tất cả đều có môt niềm tin tuyệt đối vào đấng thiêng liêng. Họ
tin tưởng vào sức mạnh của người, tin rằng mọi việc làm, hành động của họ
Chúa đều hay biết. Có lẽ chính vì vậy mà Puskin đã đưa Chúa vào trong tác
phẩm của mình để mỗi lần nhân vật nói ra đều mang tính chân thực. Khi nhân
vật của Puskin đã nhắc đến Chúa trong từng suy nghĩ thì ắt hẳn trong họ sẽ
không có chút dối trá. Tác giả đã để cho Chúa là tấm gương soi sáng trong xã
Nga lúc bấy giờ, Chúa còn soi tỏ lòng người thiện ác mang đến cho tác phẩm
giá trị tôn giáo tâm linh đậm đà bản sắc của đất nước, của nhân dân Nga.
Ngay cả khi cuộc sống hỗn tạp nhất, con người điêu đứng nhất toàn thể xã hội
vẫn có một niềm tin yêu bất diệt vào Chúa trời họ tin họ đã đúng khi còn đấng

linh thiêng sẽ giúp đỡ cho hành động của họ tốt đẹp hơn.
Puskin đã xây dựng hình ảnh của Chúa như biểu tượng của tôn giáo
đến từ cõi tâm linh chính chất hư tưởng đậm đặc này đã giúp cho vở kịch
thêm trữ tình, nhân ái, giàu triết lí sâu sắc, đồng thời cũng vạch ra tội lỗi đáng
gườm. Phải chăng chính cuộc sống hiện thực đương thời không đủ lớn và tốt

54


đẹp để gửi gắm những khát khao mơ ước nên con người phải nhờ đến Chúa
để ban phước lành may mắn hi vọng vào một xã hội tốt đẹp hơn. Qua chi tiết
này người đọc thấm thía hơn giá trị mà Puskin gửi gắm. Hẳn là tác giả đã có
những chiêm nghiệm hết sức sâu sắc về con người, về cuộc đời, về dân tộc
mình để gửi gắm những tia sáng của ngày mai đó cũng là một cách thức thể
hiện riêng và độc đáo trong kịch của Puskin. Nhắc đến đây chúng ta lại liên
tưởng đến kịch của Nguyễn Đình Thi ở Việt Nam khi tác giả cũng sáng tác ra
những nhân vật biểu tượng, nhân vật kì ảo để tạo ra tình huống li kì trong các
sáng tác của mình đó là Phật, là Bụt… cũng giống như Puskin đó là những
sáng tạo đầy tâm huyết của tác giả là nơi nghệ thuật được dụng công mài dũa,
thêu dệt sự lạ thường nhằm truyền tải ý đồ tư tưởng sâu sắc.
Trong vở kịch này còn một tình huống li kì nữa chúng tôi khai thác
được đó là hình ảnh vị thần tối cao, vị thần của người dân Cozac tôn sùng
kính trọng nhất đó là thần sông Đông. Thần như một người mẹ hiền hòa cũng
có lúc dữ dội như bản tính của người dân vùng thảo nguyên xanh đầy nắng
Cozac. Bạn đọc đã từng biết đến dòng sông đông hùng vĩ gắn bó với con
người đôi bờ trong tác phẩm của Sôlôkhôp. Khi đọc đến vở kịch này ta lại bắt
gặp thần sông Đông mặc dù Puskin chỉ miêu tả ở một chi tiết một khía cạnh
rất nhỏ qua lời kể của Carela một người Cozac. Thần được sông Đông tiến cử
đến đây. Hình ảnh dòng sông Đông hay chính là biểu tượng của người dân
nơi vùng thảo nguyên này. Dòng sông hùng vĩ ấy muôn đời nay vẫn được mọi

người nơi đây tôn thờ kính mến. Đồng thời qua việc xây dựng một dòng sông
biểu tượng thiêng liêng ấy Puskin đã thể hiện được tính cách của nhân dân nơi
đây: quả cảm, quyết chiến, đầy nghĩa khí “Ta biết dân sông Đông. Không
chút nào hoài nghi vương vấn. Sẽ được thấy những tay kị binh Cozac của
mình thẳng tiến” [8; 71]. Phải chăng sông Đông hùng tráng kia đỡ hun đúc
nên khí cách của con người nơi đây, thần như một nguồn sức mạnh to lớn để
già trẻ gái trai hai bên bồi tin tưởng? Ngay cả Grigori trong vai trò một kẻ

55


mạo danh cũng đã không hề sai lầm khi đặt niềm tin ở thần sông Đông, đặt
niềm tin vào người dân Cozac “Xin có lời đa tạ quân hữu của chúng ta ở
sông Đông. Ta biết được ngày nay người Cozac chịu nhiều bất công. Bị truy
lùng chèn ép. Nhưng nếu rồi đây ta đã được thượng đế ra tay phù giúp. Trở
lại ngai vàng của tổ phụ cha ông. Ta sẽ thương yêu sông Đông tự do trung
thành của chúng ta như thuở xa xăm” [8; 72]. Dòng sông hùng vĩ, dòng sông
anh hùng nơi đây đã chứng kiến biết bao nhiêu nỗi mất mát của nhân dân và
giờ đây một kẻ tự xưng là người sẽ xứng đáng trị vì đứng trước thần sông
Đông dám mạnh mẽ tuyên bố sẽ giúp nơi đây thoát khỏi khổ đau, xây dựng
một cuộc sống tốt đẹp không phụ lòng của thần soi sáng, không phụ lòng các
đấng Sa hoàng đi trước. Như vậy việc xây dựng nên một dòng sông huyền
thoại đầy cổ tích tác giả cũng đồng thời khắc họa đậm nét hình ảnh người dân
nơi đây với đức tính đáng trân trọng: trung thành, quả cảm, kiên cường. Dù
sống trong sóng gió nhưng họ vẫn được thần sông Đông bảo trợ, nâng đỡ đưa
họ tìm đến ánh sáng của chân lí tốt đẹp.
Có thể nói, qua những phân tích ở trên ta thấy không phải ngẫu nhiên
mà tác giả dụng công đến vậy khi xây dựng nên những tình huống li kì độc
đáo, nó giống như một phương tiện, một biện pháp nghệ thuật để Puskin khắc
họa nhân vật của mình. Tình huống li kì chính là một điểm sáng mà Puskin

xây dựng nên trong của vở kịch này.
Tiểu kết
“Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả
năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững của nhân vật. Điều này
đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém
phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao có sức
thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc” [14; 1]. Trong vở kịch Borix
Godunov, nghệ thuật xây dựng nhân vật được A.X.Puskin chọn lọc và miêu tả
phù hợp với từng tuyến nhân vật, bởi vậy mỗi nhân vật xuất hiện đều mang

56


tâm huyết của tác giả. Với sự từng trải hiểu biết cuộc sống và tâm hồn con
người, Puskin đã xây dựng thành công nhiều tính cách, mỗi tính cách đều suy
nghĩ, nói năng, hành động theo cách riêng của mình, không lặp lại và có tính
lịch sử cụ thể. Bởi thế, các nhân vật trong vở kịch dù là quý tộc, quan lại hay
quần chúng nhân dân qua bàn tay nghệ thuật của thi hào đều hiện sinh động,
đặc sắc. Hơn thế nữa, vở kịch ngoài xây dựng nhân vật còn thể hiện cả bối
cảnh lịch sử, miêu tả thành công quá trình phát triển của biến cố thời đại. Với
kiệt tác của mình, Puskin đã sáng tạo nên một kiểu mẫu của kịch hiện thực
Nga.

57


KẾT LUẬN
A.X.Puskin đã vẽ nên bức tranh Nga thế kỷ XVII đầy màu sắc, xã hội
Nga với đầy đủ giai cấp, tầng lớp người. Tác giả nhìn thấy được những quan
niệm khác nhau của quý tộc, quan lại đặc biệt là nhân dân, xem nhân dân là

nạn nhân là tầng lớp bị trị, đối tượng chiếm đoạt nhưng lại cần đến họ để đi
trên con đường chiến đấu. Những phát hiện, tư tưởng về số phận nhân dân của
A.X.Puskin, những điều tưởng chừng như đơn giản lại khiến nhiều người ngỡ
ngàng, chua xót. Thông qua các nhân vật của mình A.X.Puskin đã phản ánh
thời đại một cách trung thành, sâu sắc.
Bên cạnh đó thành công của vở kịch còn phải kể đến nghệ thuật xây
dựng nhân vật, ở đây Puskin đã có sự kế thừa những nghệ thuật kịch truyền
thống song cũng có những sáng tạo mới mẻ . Các nhân vật được thể hiện với
tính cách đa chiều đặt cạnh nhau tạo nên những mâu thuẫn, xung đột càng
tăng thêm kịch tính của vở kịch. Mặt khác hành động cùng ngôn ngữ đối thoại
cùng góp phần đắc lực trong việc khắc họa nhân vật. Đặc biệt việc xây dựng
nhân vật qua tình huống li kì một lần nữa để nhân vật trong Borix Godunov
của A.X.Puskin hiện lên sinh động và đặc sắc.
Vở kịch Borix Godunov đã đánh dấu tên tuổi vĩ đại của Puskin, xứng
đáng là vở bi kịch lịch sử xuất sắc đầu tiên của nền văn học nước Nga, đưa
nghệ thuật nơi đây xích lại gần hơn bạn đọc thế giới. Xứ bạch dương phủ đầy
tuyết trắng xứng đáng là một trong những cây đại thụ của nền văn học nhân
loại. Với công trình nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ
của mình vào việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của A.Puskin cũng như
kiệt tác Borix Godunov. Những khám phá, phát hiện trong Thế giới nhân vật
trong vở kịch Borix Godunov của A.X.Puskin sẽ làm nền tảng, góp phần đáng

58


kể cho những công trình nghiên cứu sau đi sâu hơn nữa, tiếp bước trên con
đường nghiên cứu về văn học Nga, về A.X.Puskin và về vở kịch Borix
Godunov.

59



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thời Chính (2011), Tinh hoa văn học Nga, Nxb Thanh niên.
2. Đỗ Hồng Chung (1979), Puskin nhà thơ Nga vĩ đại, Nxb Đại học và Trung
học chuyên nghiệp.
3. Đỗ Hồng Chung – Nguyễn Kim Đính – Nguyễn Hải Hà (2006), Lịch sử
văn học Nga, Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Hải Hà (chủ biên) (1998), Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2011), Bài giảng Nguyên lí lí luận văn học, Khoa
Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ.
7. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2003), Từ điển bộ mới, Nxb Thế giới.
8. Dương Thu Hồng – Hoàng Thúy Toàn (chịu trách nhiệm sản xuất) (1999),
Alêcxanđrơ Puskin – Tuyển tập tác phẩm kịch, tiểu luận, thư từ, Nxb Văn
học trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
9. Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
10. Đỗ Hải Phong (2011), Giáo trình văn học Nga, Nxb Đại học sư phạm.
11. Lê Sơn (chủ biên) (2002), Puskin trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI,
Nxb Thông tin khoa học xã hội – chuyên đề.
12. Hồ Sĩ Vịnh (2008), Con người năm tháng và những hoài niệm, Nxb
Chính trị quốc gia.
13. Nước Nga thế kỷ XVII
ky-XVII.htm.
14. Nhân vật trong tác phẩm văn học

61



ve-nhan-vat-trong-tac-pham-van-hoc.html.

62



×